Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.65 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

CAO HÙNG CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ
CHỨC VỚI SỰ THAY ĐỔI MƠI TRƯỜNG ĐẾN KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - MỘT NGHIÊN
CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

CAO HÙNG CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ
CHỨC VỚI SỰ THAY ĐỔI MƠI TRƯỜNG ĐẾN KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - MỘT NGHIÊN
CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
(Hướng nghiên cứu)
Mã số:


60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ THỊ QUÝ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Q thầy cơ, kính thưa Q độc giả,
Tôi tên là Cao Hùng Cường, sinh ngày 12/09/1987 tại Hà Nam,
Là học viên Cao học khóa 21 – Lớp Quản trị Kinh Doanh đêm 7 – Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (MSSV: 7701220125).
Tơi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện.
Cơ sở lý luận là tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo, các nghiên
cứu đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là
thơng tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến những lãnh đạo các
doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Tơi cam đoan đề tài này khơng hề sao chép từ các cơng trình nghiên cứu khoa học
nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2015.
Học viên

Cao Hùng Cường



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nỗ lực, tôi đã hoàn thành đề tài “Ảnh hưởng của khả năng
phản ứng của tổ chức tới sự thay đổi của môi trường kinh doanh đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”. Trong suốt q trình
thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thơng tin nhiệt tình từ q
thầy cơ, bạn bè, người thân. Vì vậy, tơi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- P G S . TS. Võ Thị Quý, là giáo viên hướng dẫn luận văn cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề cương cho đến khi hoàn tất luận văn.
- Cảm ơn những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học và quản
trị mà các thầy cô đã truyền dạy và cung cấp nhiều tài liệu bổ ích có liên quan
trực tiếp đến đề tài của tơi trong chương trình cao học tại Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh.
- Cảm ơn một số bạn đồng môn thân hữu cũng là các chuyên gia trong lĩnh vực
đã nhiệt tình hỗ trợ dịch thuật và tư vấn giúp tôi trong việc điều chỉnh phiếu khảo
sát để thu thập dữ liệu được hiệu quả và chính xác hơn.
- Cảm ơn các bạn bè, học viên, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập dữ liệu để phân tích từ nhiều cơng ty khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh.
- Và cuối cùng, cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn kịp thời hạn quy định.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN 
LỜI CẢM ƠN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 

TĨM TẮT 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 
1.1 

Vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................1 

1.2 

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 

1.3 

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu............................................3 

1.4 

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................4 

1.5 

Cấu trúc luận văn ............................................................................................4 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6 
2.1 

Các lý thuyết liên quan đến đề tài ...................................................................6 

2.1.1  Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường ........6 
2.1.1.1 


Vấn đề về định nghĩa khả năng thích ứng với sự thay đổi mơi trường .
.............................................................................................................6 

2.1.1.2 

Định nghĩa khả năng thích ứng ...........................................................7 

2.1.1.3 

Định nghĩa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường ..8 

2.1.1.4 

Các thành phần của OA ....................................................................10 

2.1.1.5 

Mơ hình về OA..................................................................................11 

2.1.2  Lý thuyết kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................15 


2.2 

2.1.2.1 

Định nghĩa về đo lường kết quả hoạt động kinh doanh ....................15 

2.1.2.2 


Hệ thống đo lường kết quả hoạt động kinh doanh ............................16 

2.1.2.3 

Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh........................18 

2.1.2.4 

Cơ sở lựa chọn các tiêu chí đo lường kết quả hoạt động trong nghiên

cứu

...........................................................................................................22 

Mối quan hệ giữa các thành phần của OA và kết quả hoạt động kinh doanh ...
.......................................................................................................................22 

2.2.1  Giới thiệu nghiên cứu có liên quan ...........................................................23 
2.2.2  Kết quả nghiên cứu của Habib Ebrahimpour ............................................24 
2.3 

Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..............................................25 

2.3.1  Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................25 
2.3.2  Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................26 
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28 
3.1 

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................28 


3.1.1  Bảng câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự
thay đổi mơi trường ...............................................................................................29 
3.1.2  Bảng câu hỏi khảo sát kết quả hoạt động kinh doanh ...............................33 
3.1.3  Quá trình xây dựng bảng câu hỏi ..............................................................34 
3.2 

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................36 

3.2.1  Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ...................................36 
3.2.2  Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo .....................................................36 
3.2.3  Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................39 
3.2.4  Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................41 
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................45 
4.1 

Thống kê mơ tả mẫu ......................................................................................45 

4.1.1  Mẫu ...........................................................................................................45 
4.1.2  Tóm tắt các bước xử lý dữ liệu .................................................................46 


4.2 

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo .........................................................47 

4.3 

Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................47 

4.4 


Tương quan giữa các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức và kết quả

hoạt động kinh doanh ................................................................................................49 
4.5 

Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu...........................50 

4.5.1  Kiểm định giả thuyết H1 ...........................................................................50 
4.5.2  Kiểm định giả thuyết H2 và H3 ................................................................52 
4.5.3  Thảo luận kết quả ......................................................................................53 
4.6 

Tóm tắt các kết quả kiểm định ......................................................................55 

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................57 
5.1 

Kết quả nghiên cứu .......................................................................................57 

5.2 

Hàm ý quản trị ...............................................................................................58 

5.3 

Hạn chế của nghiên cứu và những đề xuất cho nghiên cứu khác .................60 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 1 

PHỤ LỤC 2 
PHỤ LỤC 3 
PHỤ LỤC 4 
PHỤ LỤC 5 
PHỤ LỤC 6 
PHỤ LỤC 7 


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ
viết tắt
BSC

Nghĩa tiếng Anh
Balanced Scorecard

EFA

Thẻ điểm cân bằng
Công nghệ thông tin

CNTT
COM

Nghĩa tiếng Việt

Competency
Exploratory Factor
Analysis


Năng lực
Phân tích nhân tố khám phá

FER

Firm Performance

Kết quả hoạt động kinh doanh

FLE

Flexibility

Sự linh hoạt

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

LSD
OA

Hệ số kiểm định độ phù hợp của mơ hình
trong EFA

Least Significant

Kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa tối

Difference


thiểu

Organizational

Khả năng thích ứng tổ chức với sự thay

Agility

đổi môi trường

Principal Component Phương pháp phân tích mơ hình thành
PCA
QUI

Analysis

phần chính

Quickness

Sự nhanh chóng

Research and
R&D

Development
Significance of

Sig


Testing (p-value)

Mức ý nghĩa của phép kiểm định (còn
được gọi là xác suất chống lại giả thuyết
H0)
Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM
Variance Inflation
VIF

Nghiên cứu và phát triển

Factor

Nhân tố phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khảo sát chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp ...................22 
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả kiểm định ........................................................................24 
Bảng 2.3: Các định nghĩa về biến thành phần trong mơ hình nghiên cứu ................26 
Bảng 3.1: Thang đo sự linh hoạt ...............................................................................30 
Bảng 3.2: Thang đo sự nhanh chóng .........................................................................31 
Bảng 3.3: Thang đo sự phản hồi ...............................................................................32 
Bảng 3.4: Thang đo năng lực ....................................................................................33 
Bảng 3.5: Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................34 
Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả độ tin cậy trong nghiên cứu sơ bộ ..................................39 

Bảng 3.7: Tóm tắt kết quả EFA trong nghiên cứu sơ bộ chạy lần đầu .....................39 
Bảng 3.8: Tóm tắt kết quả EFA trong nghiên cứu sơ bộ ..........................................40 
Bảng 3.9: Tóm tắt kết quả độ tin cậy trong nghiên cứu sơ bộ sau EFA ...................41 
Bảng 3.10: Thang đo sự nhanh chóng chính thức.....................................................42 
Bảng 3.11: Thang đo năng lực chính thức ................................................................42 
Bảng 3.12: Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh chính thức ..............................43 
Bảng 4.1: Thông tin mô tả mẫu khảo sát ..................................................................46 
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả độ tin cậy ........................................................................47 
Bảng 4.3: Tóm tắt kết EFA cho thang đo khả năng thích ứng tổ chức chạy lần đầu48 
Bảng 4.4: Tóm tắt kết EFA cho thang đo khả năng thích ứng tổ chức .....................48 
Bảng 4.5: Tóm tắt kết EFA cho thang đo kết quả hoạt động kinh doanh .................49 
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tương quan ...................................................................50 
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy .........................................................................51 
Bảng 4.8: Kết quả ANOVA cho Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp................53 
Bảng 4.9: Kết quả T-test cho Loại hình doanh nghiệp .............................................53 
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định ......................................................................55 
Bảng 5.1: Hệ số beta chuẩn hóa ................................................................................59 


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Mơ hình của Sharifi và Zhang (1999) .......................................................12 
Hình 2.2: Mơ hình của Sharp et al. (1999)................................................................13 
Hình 2.3: Mơ hình của Crocitto and Youssef (2003) ................................................14 
Hình 2.4: Mơ hình giả thuyết biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng
thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh ...............................................25 
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt q trình chọn mẫu trong nghiên cứu định tính .................34 
Hình 3.2: Quy trình thực hiện các bước trong đề tài nghiên cứu ..............................35 
Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng
thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh ...43 



TĨM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích: (a) Đo lường khả năng thích
ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh. (b) Đo lường kết quả hoạt động
kinh doanh. (c) Xem xét và so sánh sự tác động của các thành phần của khả năng
thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh. (d)
Xác định xem có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi
trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực
khác nhau hay khơng. (e) Xác định xem có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng
tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại
hình doanh nghiệp hay khơng.
Mơ hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết về khả năng thích
ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường kinh doanh của Charlene A. Yauch (2011)
và kết quả hoạt động kinh doanh của Kaplan & Norton (1992, 1996). Nghiên cứu
định lượng với một mẫu gồm giám đốc/quản lý của 149 doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để đánh giá thang đo và phân tích các mơ hình
hồi quy được thiết lập. Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS v22.0 được sử dụng để phân
tích.
Kết quả kiểm định cho thấy thang đo của khả năng thích ứng tổ chức với sự
thay đổi của mơi trường kinh doanh của Charlene A. Yauch (2011) và thang đo kết
quả hoạt động kinh doanh (khía cạnh tài chính sử dụng Balanced Scorecard) là phù
hợp trong nghiên cứu này. Dữ liệu thống kê cho thấy các thành phần của khả năng
thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường và kết quả hoạt động kinh doanh của
mẫu chỉ ở mức độ trung bình. Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh là khơng có
sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường đến kết quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau cũng như
khơng có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp là khác nhau.



Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ khả năng thích
ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường kinh doanh, cũng như thấy được các tác
động bằng con số định lượng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi
trường kinh doanh đối với khía cạnh tài chính của kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài liệu tham khảo về nghiên cứu hành vi tổ
chức trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này sẽ giới thiệu ngắn gọn các phần chính như vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp, phạm vi, những hạn chế,
và những tác động của nghiên cứu.
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Sự hình thành thế giới và qua thời gian chỉ ra rằng tất cả mọi thứ đều nằm
trong sự chuyển động. Đây chính là bản chất của thế giới. Sự cần thiết của khả năng
tương thích với thế giới thay đổi này là con người mà theo đó có thể thay đổi trong
chính bản thân nó. Chấp nhận sự thay đổi là điều cần thiết cho đổi mới, sáng tạo, cải
thiện đời sống, cải thiện tổ chức và cho sự phát triển của con người nói chung. Vì
thế, chấp nhận sự thay đổi là một phần không thể tách rời của mỗi tổ chức và nó
được biết đến là hiện tượng ổn định và liên tục. Khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều
tổ chức lựa chọn chiến lược tái cấu trúc và tái cơ cấu để đáp ứng với những thách
thức và sự thay đổi của môi trường. Nhưng dường như, những phương pháp tiếp
cận và các giải pháp này đã mất dần khả năng của nó để giúp tổ chức vượt qua
những thách thức và sự tác động của mơi trường bên ngồi và nó tốt hơn nên được
thay thế bằng những cách tiếp cận và quan điểm mới hơn. Một phương pháp đáp
ứng sự thay đổi tổ chức là khả năng thích ứng tổ chức. Trong thực tế, khả năng

thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường kinh doanh (Organizational Agility) là
một mơ hình mới đối với các cơng ty. Một tổ chức có khả năng thích ứng cao ln
sẵn sàng cho việc học hỏi những điều mới để gia tăng lợi nhuận từ việc nắm bắt các
cơ hội mới.
Trong những năm gần đây, mơi trường kinh doanh thay đổi liên tục, cạnh
tranh tồn cầu ngày càng tăng, công nghệ được cập nhật nhanh chóng, chu kỳ sống
của sản phẩm được giảm nhanh và các u cầu của khách hàng ln thay đổi. Do
đó, để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong các tình huống và mơi trường
năng động này, khơng thể phủ nhận thực tế rằng hiệu quả của đo lường kết quả hoạt
động là một trong những yếu tố quan trọng nhất để nâng cao khả năng sống sót của


2

cơng ty (Parida và Kumar, 2006). Bởi nó được kết nối với việc ra quyết định của
các nhà quản lý, nâng cao kết quả hoạt động công ty, quản lý bồi thường, thiết lập
mục tiêu và chiến lược. Ngoài ra, theo H. James Harrington (1987, p. 43), “Đo
lường là bước đầu tiên dẫn đến việc kiểm soát và cuối cùng là để cải thiện. Nếu bạn
không thể đo lường một cái gì đó, bạn khơng thể hiểu được nó. Nếu bạn khơng thể
hiểu được nó, bạn khơng thể kiểm sốt nó. Nếu bạn khơng thể kiểm sốt nó, bạn
khơng thể cải thiện nó”. Zairi (1996, p. 31) cũng lưu ý rằng “các biện pháp đo lường
kết quả hoạt động giống như máu của tổ chức, vì nếu như khơng có chúng sẽ khơng
có quyết định nào có thể được thực hiện”. Nó cũng được trích dẫn “Đo lường có thể
biến đổi tổ chức của bạn. Nó khơng chỉ cho bạn thấy nơi bạn đang ở, mà còn giúp
bạn đến bất cứ nơi nào bạn muốn đi” (Spitzer, 2007, p. 1).
Hệ thống đo lường kết quả hoạt động công ty bao gồm hai nhóm đó là hệ
thống các chỉ số tài chính, và hệ thống các chỉ số phi tài chính. Theo hệ thống đo
lường tài chính hoặc hệ thống đo lường truyền thống, kết quả hoạt động công ty
được đánh giá bằng các tỷ số tài chính như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE),
lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên đầu tư (ROI), thu nhập trên mỗi cổ

phiếu (EPS), thị phần... Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lập luận rằng các quan điểm
của kết quả hoạt động công ty không được thể hiện đầy đủ khi sử dụng các tỷ số này
(Neely, 2007). Ngoài ra, các chỉ số của hệ thống đo lường phi tài chính như sự hài
lòng của khách hàng, lòng trung thành khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, năng
suất lao động… cũng rất quan trọng với sự tiến triển của kết quả hoạt động công ty
trong tương lai. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các phép đo tài chính, kế tốn không
thể đo lường chúng.
Kết quả là, một số lượng lớn các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm một mơ
hình tối ưu đánh giá kết quả hoạt động của cơng ty để đạt được một bức tranh tồn
bộ cơng ty. Hơn nữa, họ cũng tranh luận rằng các công ty phải áp dụng có hiệu quả
và chiến lược đo lường hiệu quả hoạt động trong khn khổ để có được sự phát
triển bền vững trong tương lai.


3

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi quyết định triển khai thực
hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TỔ CHỨC VỚI SỰ
THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH –
MỘT NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Với mong muốn giúp
các doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả hoạt động trong môi trường luôn thay đổi
và cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này hy vọng chứng minh được ảnh hưởng của khả năng thích ứng
tổ chức với sự thay đổi mơi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên
cứu tại thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt mục tiêu cơ bản trên, đề tài hướng vào vấn
đề: kiểm định mối quan hệ giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi
trường và kết quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu của nghiên cứu này tập trung vào trả lời câu hỏi sau:
Các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường ảnh

hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động kinh doanh?
1.3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, là một
trong những trung tâm Kinh tế – Văn hóa – Xã hội lớn nhất ở Việt Nam, nơi tập
trung rất nhiều doanh nghiệp dưới nhiều loại hình sở hữu và ngành nghề đa dạng
cùng với lực lượng lao động đông đảo.
Đối tượng nghiên cứu là các các cơng ty trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Vì nghiên cứu chỉ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh nên kết quả
nghiên cứu khơng mang tính đại diện cho các vùng miền, khu vực khác trong cả
nước do bởi mỗi một vùng miền có những phong tục tập quán và các quan niệm
sống riêng biệt, mang tính đặc thù địa phương do đó sẽ cho các kết quả khác nhau.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng


4

cách thảo luận các biến quan sát của các nghiên cứu trước đó, từ đó xây dựng thang
đo nháp, nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ thực hiện phỏng vấn 50
người quản lý thuộc 50 tổ chức/công ty theo cách lấy mẫu thuận tiện để hiệu chỉnh
thang đo.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện dựa trên phương pháp
định lượng tiến hành sau khi bảng câu hỏi được hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu sơ
bộ. Bảng câu hỏi các quản lý của các công ty đang làm việc tại các công ty trả lời là
cơng cụ chính để thu thập dữ liệu. Dữ liệu được cập nhật và xử lý bằng phần mềm
SPSS.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu về tác động của khả năng
thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh được

thể hiện qua các điểm sau:
- Thông qua kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý các công ty xác định
được thành phần nào của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường
kinh doanh tác động tích cực đén thành phần nào của kết quả hoạt động kinh doanh
của cơng ty. Từ đó, giúp các nhà quản trị đưa ra định hướng phát triển cho doanh
nghiệp để nâng cao kết quả hoạt động.
- Đề tài đóng vai trò như một nghiên cứu khám phá và cung cấp bằng chứng
về ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết
quả hoạt động kinh doanh, bên cạnh một loạt các kết quả khác như thỏa mãn nghề
nghiệp, xu hướng ở lại hay rời bỏ tổ chức và năng suất làm việc của nhân viên trong
tổ chức.
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn này được chia thành các chương sau:
- Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: tóm lược lý do, mục
tiêu, ý nghĩa, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cũng như cấu trúc và tóm tắt dành
cho các nhà quản trị.


5

- Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự
thay đổi môi trường, kết quả hoạt động kinh doanh, thẻ điểm cân bằng, mối quan hệ
giữa khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường với kết quả hoạt động kinh
doanh; từ đó, xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
- Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu đã đề ra. Đồng thời cũng trình bày các kiểm định như độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo về khả năng
thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường, kết quả hoạt động kinh doanh theo
khía cạnh tài chính của phương pháp thẻ điểm cân bằng.
- Chương 4 trình bày phương pháp phân tích thơng tin và các kết quả nghiên

cứu.
- Cuối cùng, chương 5 tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những
đóng góp, hàm ý của nghiên cứu cho các nhà quản trị cũng như trình bày những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Cuối cùng, bằng cách đọc chương này, các độc giả đã phần nào hiểu được
mục đích cũng như ý nghĩa của nghiên cứu này. Trong chương tiếp theo, các khái
niệm, định nghĩa, lý thuyết liên quan sẽ được trình bày.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu, mối
tương quan giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả
hoạt động kinh doanh của tổ chức. Mục đích của chương này là trình bày các vấn đề
về lý thuyết và những nghiên cứu liên quan trước đây trên thế giới. Trên cơ sở đó,
xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu.
Chương này gồm có các phần chính như sau: Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ
chức với sự thay đổi mơi tường (Organizational Agility); Lý thuyết về kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty (Firm Performance); Mối liên hệ giữa các thành phần
của khả năng thích ứng tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh; Mơ hình nghiên
cứu (conceptual framework) và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài cũng sẽ được
trình bày cụ thể trong chương này.
2.1 Các lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1 Lý thuyết về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường
2.1.1.1 Vấn đề về định nghĩa khả năng thích ứng với sự thay đổi mơi trường
Khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường (Agility, sau đây sẽ gọi tắt là
khả năng thích ứng), là một khái niệm kinh doanh, được đặt ra trong các doanh
nghiệp sản xuất - đặc biệt là liên quan đến khả năng thích ứng của hệ thống các
doanh nghiệp sản xuất (Christopher và Towill 2002). Sau đó, ý tưởng về khả năng

thích ứng trong sản xuất đã được mở rộng vào một bối cảnh kinh doanh rộng hơn
(Nagel và Dove 1991). Các khái niệm về khả năng thích ứng và ảnh hưởng của nó
lên q trình phát triển sản phẩm như một đặc điểm tổ chức được sinh ra.
Năm 1991, một báo cáo của Iacocca khuyến nghị việc thơng qua một mơ hình
sản xuất linh hoạt liên quan đến nền tảng của cạnh tranh, những đặc tính, các yếu tố
của khả năng thích ứng. Một số học giả cho rằng Báo cáo quan niệm về khả năng
thích ứng cịn mập mờ, và khuyến khích làm rõ và hoàn thiện các khái niệm về khả


7

năng thích ứng. Họ khẳng định rằng khái niệm về khả năng thích ứng cần có căn cứ
tốt hơn trong lý thuyết quản trị (Yusuf et al. 1999).
Tuy nhiên, báo cáo này dường như đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu về khả năng
thích ứng trong các doanh nghiệp sản xuất (Goldman và cộng sự năm 1995). Cùng
với nhau, các nghiên cứu học thuật này đã thúc đẩy phát triển của mơ hình sản xuất
linh hoạt (AM – agile manufacturing diagram). Vượt qua các doanh nghiệp sản
xuất, các nhà nghiên cứu thực hiện mở rộng mơ hình, nhấn mạnh khía cạnh khác
nhau và phác thảo ra quan điểm khác nhau của khả năng thích ứng.
2.1.1.2 Định nghĩa khả năng thích ứng
Từ cuối những năm 1980 cho đến giữa những năm 1990, bùng nổ sự phát triển
kinh tế khắp thế giới, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để hiểu được nguồn gốc và
các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Năm 1991, một số nhà khoa học
phát hiện ra rằng sự tăng trưởng của những thay đổi trong môi trường kinh doanh là
nhanh hơn so với khả năng đáp ứng và khả năng thích ứng với những thay đổi này
của các tổ chức truyền thống. Các tổ chức này không thể sử dụng những lợi thế của
các cơ hội mà họ đã có. Và tình trạng này có thể dẫn đến phá sản và thất bại trong
dài hạn (Hormozi, 2001; Dove, 1994). Trong thời gian này, công nghệ, điều kiện thị
trường, nhu cầu khách hàng thay đổi theo các hướng khác nhau và nó khiến tổ chức
ngày nay gặp phải các vấn đề như những thay đổi nhanh chóng và khơng thể dự

đốn được. Ngày nay, tổ chức đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do
thiếu tính tổ chức và sự hỗn loạn trong mơi trường đổi mới công nghệ và những
thay đổi trong nhu cầu khách hàng. Do đó, các tổ chức có xu hướng tìm tới các hình
thức khác nhau để tồn tại và duy trì vị trí của họ. Một trong những hình thức mới
nhất của tổ chức là hình thức tổ chức linh hoạt (agile organization). Một mơ hình
mới được đưa ra trong một cáo cáo của tổ chức Iacocca được giới thiệu tới công
chúng (Goldman và cộng sự., 1991).
Khả năng thích ứng là tập hợp các khả năng và năng lực duy trì sự tồn tại và
phát triển của tổ chức trong môi trường kinh doanh và điều chỉnh công nghệ thông


8

tin, nhân sự, và quy trình kinh doanh trong một hệ thống đồng nhất và linh hoạt
(Jafarnejad và Shahabi, 2008).
Như vậy chúng ta có thể nói, khả năng thích ứng là khả năng của tổ chức có
thể hiểu và dự đốn thay đổi trong mơi trường kinh doanh (Sharifi và Zhang, 1999).
Những khả năng này là để phản ứng một cách nhanh chóng với những thay
đổi đột ngột và khơng thể đoán trước và đáp ứng một cách hiệu quả cho khách hàng
(Katayama, 1999).
Xem chi tiết tóm tắt các định nghĩa về khả năng thích ứng của các tác giả trên
thế giới tại PHỤ LỤC 6.
2.1.1.3 Định nghĩa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường
Định nghĩa về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường
(Organizational Agility, sau đây sẽ gọi tắt là OA hay khả năng thích ứng tổ chức)
được xác định bởi bốn nhà nghiên cứu tại đại học Lehigh (Goldman, Preiss, Nagel,
& Dove, 1991), những người mà Quốc hội Mỹ đã yêu cầu viết một báo cáo về chiến
lược của các công ty công nghiệp trong thế kỷ 21. Báo cáo này đã xác định rằng hệ
thống hiện tại của sản xuất hàng loạt không đủ để đảm bảo cải thiện trong sự gia
tăng của cạnh tranh, vốn đã phát triển ở một mức độ cao của sự linh hoạt, đặc biệt là

tại Châu Á. Báo cáo kết luận rằng, một hệ thống sản xuất mới phải được ra đời, một
trong đó sẽ dựa vào OA, nhằm để đáp ứng nhu cầu tạo ra bởi các yếu tố mới của
cạnh tranh. Ngay sau khi báo cáo, AMEF (Agile Manufacturing Enterprise Forum)
được tạo ra để khuyến khích và truyền bá quan điểm này trong các doanh nghiệp tại
Mỹ. Trong thực tế, các công ty lớn nhất của Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực IT và
điện thoại, đã được thông qua các khái niệm về OA giữa những năm 1990. Tới đầu
những năm 2000, Microsoft đã tự tô vẽ mình rộng rãi trong khẩu hiệu quảng cáo
như một “Doanh nghiệp linh hoạt (agile business)”, áp dụng mơ hình OA cho cả
cơng ty và cả khách hàng của mình. Các cơng ty như IBM và Google cũng dựa vào
mơ hình này để tăng khả năng cạnh tranh (Dyer & Shafer, 1999). Mặc dù các nhóm
cơng nghệ và dịch vụ lớn thường sử dụng các từ ngữ “agile” hay “agility” trong


9

giao tiếp, những hiếm khi có sự nhất trí giải thích ý nghĩa của các từ này (Shafer,
1997; Sherehiy, et al, 2007).
Các học giả đã định nghĩa OA nói chung như khả năng thích ứng tổ chức để
đáp ứng lại nhanh chóng với những thay đổi của mơi trường (Breu, et al., 2001;
Gunasekaran, 1999; Yusuf, et al., 1999). OA luôn liên quan tới mơi trường và thị
trường. Trên hết, nó tương ứng với khả năng của một tổ chức để đối phó hiệu quả
với sự thay đổi của điều kiện thị trường và môi trường hỗn loạn. Theo Goldman và
cộng sự (1995), nó là một phản ứng có chủ ý mà cho phép các công ty phát triển
mạnh và thịnh vượng trong một mơi trường cạnh tranh có cơ hội thị trường thay đổi
liên tục khơng thể đốn trước. Khi chúng ta nhìn vào khả năng vốn có của khả năng
thích ứng, xuất hiện ở vị trí đầu tiên là khả năng thích ứng một cách nhanh chóng và
hiệu quả tới những thay đổi môi trường (sự phát triển công nghệ, mong muốn của
khách hàng, hay chiến lược của đối thủ cạnh tranh…). Vài tác giả nhấn mạnh mặt
chủ động của khả năng thích ứng, bởi vì nó cho thấy khả năng khai thác sự thay đổi
như một cơ hội (Dove, 2001; Doz & Kosonen, 2007; Kidd, 1994; Sharifi & Zhang,

1999). Thật vậy, nó là một câu hỏi của dự đoán và nắm bắt những cơ hội mới hoặc
khởi nguồn cho những đổi mới mang tính đột phá (Breu, et al., 2001; Dyer &
Shafer, 2003; Yusuf, et al., 1999). “Như vậy các khái niệm về OA trở thành những
mô tả của một mơ hình tổ chức cho phép khơng chỉ cải thiện thời gian phản ứng
(trong chuỗi “quan sát + quyết định”), mà còn khả năng linh hoạt và thậm chí nhiều
hơn, dự đốn và đổi mới liên tục, đặc biệt là thông qua một sự hiểu biết đặc biệt với
tất cả các tác nhân, cả bên trong và bên ngồi các cơng ty” (Yusuf, 1999). Một số
tác giả lưu ý tầm quan trọng của sức mạnh tổng hợp, kết quả từ sự hợp tác nội bộ và
bên ngoài, trong sự phát triển của OA (Goldman, et al, 1991, 1995; Sharp, Irani, &
Desai, năm 1999; Sanchez & Nagi, 2001).
Nghiên cứu của Audrey (2011) đưa ra định nghĩa về OA như là khả năng đáp
ứng được tìm kiếm và phát triển một cách có chủ đích bởi tổ chức cho phép nó phản
ứng lại một cách có hiệu quả những sự thay đổi của môi trường bởi sự phức tạp, bất
ổn, và khơng chắc chắn. Khả năng thích ứng tương ứng với sự thích ứng lâu dài của


10

tổ chức, đạt được không chỉ bằng phản ứng một cách nhanh chóng tới sự thay đổi
mà cịn thơng qua tiềm năng hoạt động của nó trong việc dự đốn và nắm bắt cơ hội
trong sự thay đổi, đặc biệt thơng qua dự đốn, đổi mới và học hỏi.
Như vậy, OA xuất hiện như một cấu trúc tiềm ẩn và đa chiều (Goldman, et al,
1991, 1995; Tsourvelousdis & Valavanis, 2002) mà nội dung của nó là rõ ràng hơn
để đưa ra một cơng cụ đo lường có thể cung cấp đầy đủ những khía cạnh đại diện
khác nhau của nó. (Xem chi tiết các định nghĩa về OA ở PHỤ LỤC 6)
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đưa ra khái niệm OA đó là khả năng
của một tổ chức có sự nhìn nhận và đáp ứng một cách nhanh chóng với sự thay đổi
mơi trường thơng qua năng lực dự báo của mình.
2.1.1.4 Các thành phần của OA
Các thành phần của OA là các thuộc tính của tổ chức được tạo ra để phát triển

các khả năng của tổ chức để đáp ứng với những tình huống thay đổi nhanh chóng.
Những thành phần này bao gồm: Sự linh hoạt (Flexibility), Sự nhanh chóng
(Quickness), Sự phản hồi (Responsiveness), Năng lực (Competency).
Sự linh hoạt (Flexibility): Bao gồm khả năng sản xuất, cung cấp các sản
phẩm và đạt được các mục tiêu khác nhau với cùng thiết bị và nguồn lực. Tính linh
hoạt bao gồm bốn lĩnh vực như sau (Kanet et al, 1999;. Arif Khan & Pillania,
2008):
 Linh hoạt trong sản lượng
 Linh hoạt trong chủng loại sản phẩm
 Linh hoạt của cơ cấu tổ chức
 Linh hoạt của cá nhân
Sự nhanh chóng (Quickness): Khả năng thực hiện các hoạt động một cách
nhanh chóng, trong đó bao gồm:
 Nhanh chóng trong việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường
 Phân phối sản phẩm nhanh chóng và đúng thời gian
 Nhanh chóng trong thời gian hoạt động


11

 Nhanh chóng trong sản xuất nguyên mẫu
 Tập trung tạo ra sản phẩm
 Nhanh chóng trong R&D
Sự phản hồi (Responsiveness): Khả năng nhận ra và đáp ứng với những thay
đổi nhanh chóng, trong đó bao gồm:
 Cảm nhận, hiểu và dự đoán được những sự thay đổi
 Phản ứng ngay lập tức và nhanh chóng đối với những sự thay đổi
 Tạo ra, điều chỉnh và hoàn thiện sự thay đổi
 Cập nhật sản phẩm
 Phản hồi của khách hàng

Năng lực (Competency): bao gồm một loạt các khả năng, năng suất của các
hoạt động được cung cấp để đạt được mục tiêu của tổ chức. Những yếu tố này bao
gồm những điều sau đây:
 Một quan điểm chiến lược
 Phần mềm và phần cứng công nghệ phù hợp
 Chất lượng sản phẩm
 Hiệu quả chi phí
 Mức độ cao của giới thiệu sản phẩm mới
 Quản trị sự thay đổi
 Khả năng kiến thức và năng lực của các cá nhân
 Ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động
 Phối hợp nội bộ và bên ngồi
 Hội nhập
2.1.1.5 Mơ hình về OA
Một số mơ hình đã được đề xuất cho OA đó là mơ hình của Sharifi và Zhang
(1999), Sharp et al. (1999) và Crocitto và Youssef (2003), sẽ được thảo luận dưới
đây:
Mơ hình của Sharifi và Zhang (1999)


12

Mơ hình khái niệm này được đề xuất để thiết lập OA trong các công ty sản
xuất và bao gồm ba giai đoạn (Hình 2.1) (Sharifi & Zhang, 1999):
Điều khiển (Agility drivers): trong đó bao gồm các biến mơi trường kinh
doanh và áp lực bắt buộc các công ty để tìm kiếm những cách thức mới của doanh
nghiệp để giữ lợi thế cạnh tranh của mình.
Thành phần (Agility capabilities): trong đó bao gồm các khả năng cơ bản mà
các cơng ty cần thiết để đáp ứng với những thay đổi một cách thích hợp và đạt được
lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh.

Cung cấp (Agility providers): liên quan đến các công cụ và thiết bị hỗ trợ.
Những công cụ này được phân loại thành bốn khía cạnh: tổ chức, cá nhân, sự đổi
mới và công nghệ.
Điều khiển

Cần trở nên thích ứng

Thành phần

Cung cấp

Phản hồi

Thực hành
Ngun lý
Cơng cụ

Năng lực
Mục tiêu chiến lược
để trở nên thích ứng

Linh hoạt
Tốc độ

Chiến lược thích ứng

Tổ chức
Cá nhân
Sự đổi mới
Cơng nghệ


Hình 2.1: Mơ hình của Sharifi và Zhang (1999)
Mơ hình của Sharp et al. (1999)
Mơ hình này cung cấp một khn khổ lý thuyết cho sản xuất linh hoạt và có
ba thành phần (Hình 2.2) (Sharp et al., 1999):
 Mơ hình cơ sở
 Mơ hình cho quyền


13

 Mơ hình kết quả đầu ra

SẢN XUẤT NHANH NHẸN
Đáp ứng nhanh
Toàn cầu
Tùy chỉnh khối lượng
Cải thiện năng suất chất lượng

Cho phép/Cột trụ

Tập trung
vào năng
lực lõi

Nhân

Quản trị

Doanh


Tạo mẫu

Kỹ thuật

viên đa

Liên tục

Làm việc

rủi ro và

nghiệp ảo

nhanh

đồng thời

năng và

cải tiến

nhóm

sự thay

linh hoạt

CNTT


Trao
quyền

đổi

Thay đổi liên tục, Đáp ứng nhanh, Cải thiện chất lượng,
Trách nhiệm xã hội, Tập trung vào khách hàng
Sản xuất tinh gọn

Hình 2.2: Mơ hình của Sharp et al. (1999)
Mơ hình của Crocitto and Youssef (2003)
Trong một mơ hình OA trình bày bởi Crocitto và Youssef (2003), lợi thế công
nghệ thông tin và lợi thế sản xuất dẫn đến việc tạo ra tính linh hoạt trong sản xuất
mang lại OA bằng cách giảm chi phí và tăng cường sự nhanh chóng (quickness) và
chất lượng. Theo mơ hình này, tạo ra sự phản hồi (responsiveness) và sự linh hoạt
(flexibility) có một liên kết chặt chẽ với OA. Bên cạnh đó, điều quan trọng là lãnh
đạo như là một phần của tổ chức hỗ trợ nhân viên xây dựng mối quan hệ với nhà
cung cấp và khách hàng. Ngoài ra, những người quản lý có thể tiếp cận các lợi thế
của cơng nghệ thông tin và công nghệ sản xuất, cần phải nhận thức của các hiệu ứng
và ảnh hưởng việc sử dụng của lợi thế này trong tổ chức. Điều này có thể gây ra sự
chấp nhận những thay đổi cần thiết và việc áp dụng đào tạo nhân viên cần trong kế
hoạch quản lý. Các lãnh đạo chiến lược có thể sử dụng hiệu quả của văn hóa tổ chức
để đạt được lợi thế cạnh tranh (Hình 2.3).


×