Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hướng dẫn cách làm những món chè ngon cho ngày Tết gia đình bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 12 trang )

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM NHỮNG MÓN CHÈ NGON CHO
NGÀY TẾT GIA ĐÌNH BẠN
Sau những bữa tiệc hay bữa cơm gia đình ngày Tết, chị em có thể đãi gia đình các loại chè mát
ngày tết vừa ngon lại vừa chống ngấy hiệu quả nữa. Nào là chè rau câu nhãn nhục, chè vải hạt
sen, chè khúc bạch trái cây… đều là những món chè thanh mát, hãy cùng nhau tham khảo cách
làm cũng như biết thêm nhiều món chè ngày tết hay ho nhé!

1. Chè rau câu nhãn nhục đường phèn
Đây là loại chè khá mới lạ bởi biến tấu của chè nhãn nhục cùng những sợi rau câu giòn sần sật.
Đặc trưng của chè với đường phèn mát ngọt cùng nhãn nhục dai thơm nay lại có thêm rau câu
nhai vui miệng. Bảo đảm món chè này mà được nấu trong mùa Tết năm nay sẽ được đón nhận rất
lớn, khơng chỉ bởi vì độ dinh dưỡng của chè mà còn do sự mới lạ.
Nguyên liệu nấu Chè rau câu nhãn nhục đường phèn




25g Bột rau câu giòn
250g Long nhãn khô
2 lá Lá dứa




200g Đường phèn

Hướng dẫn cách nấu Chè rau câu nhãn nhục đường phèn







Ngâm bột rau câu giịn với 1,2 lít nước trong 20 phút. Đặt nồi lên bếp đun lửa vừa, thêm
đường, khuấy cho bột rau câu và đường tan hết. Đổ rau câu vào khuôn chờ đông. Khi rau
câu đơng, các bạn cắt sợi như hình.
Nhãn nhục rửa sạch, ngâm nước ấm 20 phút. Sau đó, cho nhãn nhục và nước ngâm vào
nồi, thêm lá dứa (buộc lại thành bó), đường phèn (Đường nhiều hay ít tùy khẩu vị nhé!).
Đun 1 lúc là tắt bếp. Không nấu quá lâu, nhãn nhục bị mềm mất ngon.
Chờ nhãn nguội các bạn cho rau câu sợi và nhãn nhục vào chén thưởng thức nhé! Chè rau
câu nhãn nhục ngon hơn khi dùng lạnh. Nếu muốn dùng lạnh bạn có thể đợi chè nguội cho
vào ngăn lát tủ lạnh khoảng vài tiếng hoặc có thể thêm trực tiếp đá viên vào chè. Chè nhạt
thì thêm nước đường vào cho vừa miệng.

2. Chè vải hạt sen thơm ngon
Chè vải hạt sen có vẻ như quá quen thuộc với nhiều người rồi, nhân lúc Tết ngập trái cây thì bạn
có thể tận dụng ln vải để nấu chè. Thịt trái vải mọng nước, hương thơm đặc trưng, bao bọc hạt
sen bùi thơm, hòa quyện cho ra hương vị mát lạnh, vừa bổ dưỡng lại rất hấp dẫn. Đặc biệt món
chè vải hạt sen này khá tốt cho những người bị mất ngủ đấy nhé!
Nguyên liệu nấu Chè vải hạt sen thơm ngon




200g Hạt sen tươi
350g Vải
50g Đường trắng


Hướng dẫn cách nấu Chè vải hạt sen thơm ngon








Hạt sen loại bỏ tâm hạt sen rồi rửa sạch, cho lên bếp nấu khoảng 10 phút (không nên nấu
kĩ quá hạt sen sẽ bị nát). Nếu dùng hạt sen khô thì phải tốn thời gian ngâm 2-3 tiếng, thời
gian đun cũng kéo dài khoảng 15-20 phút.
Trước khi tắt bếp khoảng 4 phút, cho đường vào để hạt sen ngấm vị ngọt rồi vớt khoảng
1/2 số lượng hạt sen ra. Vải tươi bóc vỏ rồi khéo léo bỏ hạt (nên chọn vải thật tươi để dễ
tách và không làm nát quả).
Nhét từng hạt sen vào từng quả vải đã tách. Cho vải nhồi hạt sen vào nồi chè cho sôi lăn
tăn 2 phút rồi tắt bếp. Thêm đường hoặc tùy theo khẩu vị nhé.
Chè vải hạt sen có thể dùng nóng hay lạnh đều được. Nếu thích ăn ăn bạn có thể thêm đá
viên và nước đường.

3. Chè khúc bạch trái cây
Chè khúc bạch trước đây một thời làm mưa làm gió, khiến nhiều người mê mẩn, nhưng nó vẫn
khơng hết hot với mùa Tết năm nay đâu. Chè khúc bạch là món ăn mát lạnh mà bạn khơng nên bỏ
qua, từng miếng khúc bạch mịn mượt, mát lịm lại dẻo thơm khi vừa đưa vào thêm. Hơn hết còn
được kết hợp cùng trái cây tươi thanh mát điểm xuyết thêm vài lát hạnh nhân rang thơm khiến
món chè trở nên hấp dẫn hơn hết.
Nguyên liệu nấu Chè khúc bạch trái cây





500ml Kem whipping

500ml Sữa tươi không đường
8 lá Lá Gelatine
10ml Nước cốt dừa





180g Đường trắng
15g Hạnh nhân

Hướng dẫn cách nấu Chè khúc bạch trái cây







Lấy 2 bát tô, mỗi bát cho 4 lá gelatin vào bát nước ngâm cho mềm. Cho sữa tươi, kem tươi
và đường vào nồi, bật bếp, khuấy cho tan đường.
Khi đường tan hết thì cho 4 lá gelatin vào. Khuấy đều cho gelatin tan hồn tồn. Ln để
lửa nhỏ. Khi gelatin tan hết, thì tắt bếp, đổ nước lá dứa vào khuấy đều. Nước lá dứa có thể
gia giảm cho đậm màu hoặc nhạt màu tùy bạn, nếu bạn muốn đậm màu hơn thì giảm bớt
sữa tươi xuống và tăng lượng nước cốt lá dứa lên.
Đổ hỗn hợp kem sữa ra khuôn khay, để nguội rồi đặt vào tủ lạnh ngăn mát ít nhất 5 giờ để
hỗn hợp đơng hồn tồn. Thực hiện tương tự với phần khúc bạch trắng.
Cho đường và 1 lít nước vào nồi đun sơi. Để nguội thì bỏ vào tủ lạnh cho mát. Bạn có thể
nấu đường phèn để tăng độ thanh mát cho món chè khúc bạch.
Sau khi khúc bạch đơng, lấy ra cắt miếng vừa ăn. Hạnh nhân rang cho vàng. Cho khúc

bạch vào bát, thêm trái cây cắt nhỏ, sau đó chan nước đường ướp lạnh lên. Cuối cùng rắc
hạnh nhân là có thể thưởng thức được rồi.

4. Chè nha đam đường phèn
Chè nha đam chắc chắn cũng là một trong những lựa chọn hồn hảo của chị em khơng chỉ riêng
dịp Tết đúng không? Chè nha đam đường phèn khơng những thơm ngon mát lạnh mà nó cịn có
tác dụng thanh nhiệt cơ thể và làm đẹp da được nhiều chị em u thích. Vậy nấu món này trong
dịp Tết cũng vừa giúp cho sức khỏe của chính bạn vừa giúp người thân trong gia đình khỏe mạnh
hơn nữa.


Nguyên liệu nấu Chè nha đam đường phèn





500g Nha đam
250g Đường phèn
15ml Nước cốt chanh
1 bó Lá dứa

Hướng dẫn cách nấu Chè nha đam đường phèn








Cắt khúc và gọt bỏ 2 hàng gai, lọc lấy phần thịt bên trong và ngâm ngay vào nước muối
khoảng 2 – 3 phút để loại bỏ phần mủ độc, giảm nhớt. Sau đó xả lại với nước sạch 3 lần.
Tiếp tục ngâm và xả nước thêm 1 lần nữa.
Cắt nha đam thành hình hạt lựu vừa ăn. Sau đó ướp với 15ml nước cốt chanh khoảng 3 – 5
phút để loại bỏ nhớt hoàn toàn rồi xả sạch.
Đặt một chiếc nồi lên bếp. Cho nước khoảng 1/2 chiều cao nồi vào, mở lửa lớn. Khi nước
sôi già, thả nha đam vào nấu trong 30 giây rồi vớt ra. Ngâm nha đam vừa nấu vào một tô
nước đá lạnh.Rửa sạch lá dứa.
Bắt một chiếc nồi lớn lên bếp, cho 2.5 lít nước cùng đường phèn và lá dứa vào, mở lửa lớn.
Khi đường phèn tan hết, thả nha đam ướp lạnh vào nấu thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp. Chè
nha đam đường phèn là món ngon có cơng dụng thanh nhiệt cơ thể và làm đẹp da được
nhiều chị em tin dùng và hiệu quả.

5. Chè đậu đen nước cốt dừa
Món chè tiếp theo chính là chè đậu đen nước cốt dừa, thay vì được nấu kiểu bình thường thì chè
đậu đen nước cốt dừa được nấu bằng đường thốt nốt nên sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều. Và khi


nấu món chè đậu đen cũng khơng cần q nhiều nguyên liệu cầu kỳ, vừa thanh mát, giải nhiệt lại
có lợi cho sức khỏe của cả nhà trong mùa Tết này.
Nguyên liệu nấu Chè đậu đen nước cốt dừa








200g Đậu đen

200g Đường thốt nốt
2 Lá dứa
1 lon Nước cốt dừa
1,5 muỗng cà phê Bột bắp
30g Đường trắng
1/4 muỗng cà phê Muối

Hướng dẫn cách nấu Chè đậu đen nước cốt dừa







Đậu đen rửa sạch, ngâm qua đêm, sau đó cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước, chút muối và
là dứa, bắc lên bếp nấu lửa vừa. Trong khi nấu hớt bỏ bọt.
Khi hạt đậu chín mềm (cần phải mềm và bùi) thì cho đường thốt nốt vào nấu thêm 10 phút
cho đậu ngấm đường. Cố gắng quan sát nồi chè có lượng nước khơng q lỏng thì mới
ngon.
Cho hết phần nước cốt dừa, nước lạnh, đường trắng vào nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu với
lửa nhỏ. Hòa tan bột bắp với 50ml nước. Khi nước dừa sơi thì cho chén nước bột bắp vào
khuấy đều, tạo độ sánh là tắt bếp, để nguội.
Cho đá vào ly, múc chè cho lên trên, cuối cùng rót vào nước cốt dừa cho vừa ăn là được.
Khi ăn khuấy đều lên nhé!

6. Chè bánh lọt


Có phải rất nhiều chị em khơng làm thành cơng được món chè bánh lọt này khơng? Hãy tham

khảo ngay công thức chuẩn này, những sợi bánh lọt màu xanh xanh, có mùi thơm đặc trưng lại
mềm mềm, dai dai quyện cùng với nước cốt dừa beo béo khiến bạn mê mẩn hồi thơi. Thường
món này ăn đá mới ngon nên bạn cho thêm vài viên đá mát lạnh nhé!
Nguyên liệu nấu Chè bánh lọt








80g Bột gạo
40g Bột sắn dây
15g Bột năng
300ml Nước lá dứa
400ml Nước cốt dừa
2 lá Lá dứa
200g Đường trắng

Hướng dẫn nấu Chè bánh lọt
Cho 3 loại bột vào nồi, cùng với nước lạnh và nước lá dứa hịa tan bột. Sau đó bắc lên bếp khuấy
đều với lửa nhỏ. Bạn phải khuấy đều cho đến khi bột quyện lại thành 1 khối dẻo dẻo là tắt bếp.
Chuẩn bị 1 âu nước đá lạnh. Cho bột vào khn ép bánh lọt hay cái rổ có lỗ to. Ép bánh lọt xuống
âu nước đá, bạn cứ thế làm hết phần bột còn lại. Khi ép hết bạnh lọt vào âu nước đá, bạn để 5
phút.
Cho nước cốt dừa, nước lạnh, muối, lá dứa và đường bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nước cốt
dừa hơi sôi, đường tan là tắt bếp. Sau đó vớt bánh lọt ra cho vào nồi nước cốt dừa trộn đều là
xong.
Chè bánh lọt với những sợi bánh lọt màu xanh lá dưa, hương thơm đặc trưng, mềm mềm, dai dai

hòa quyện cùng nước cốt dừa béo béo, mát lạnh, hấp dẫn.


7. Xơi chè
Xơi chè là món ăn bổ dưỡng, ngon mát thích hợp cho những dịp lễ, tết đặc biệt là lễ tết trung thu.
Xôi chè là sự kết hợp tinh tế giữa xơi vị và nước đường, nhờ sự kết hợp này mà hương vị của
món chè như càng thanh hơn, vị xôi trong chè càng đậm đà hơn, hương vị hịa quyện làm nên cái
dư vị khó qn khi thưởng thức món xơi chè. Đây là một món chè khơng thể bỏ sót trong danh
sách những món chè ngon cho tết trung thu này.
Nguyên liệu nấu Xôi chè







Gạo nếp cái hoa vàng : 600gr
Đậu xanh tách vỏ: 1kg
Bột sắn hoặc bột năng
Hạt sen: 300gr
Đường cát trắng
Dầu ăn + muối

Hướng dẫn nấu Xôi chè
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu






Hạt sen rửa sạch cho vào nồi nấu với lửa nhỏ đến khi hạt sen mềm vừa.
Đậu xanh được vo sạch rồi ngâm qua đêm (nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì khơng
cần ngâm qua đêm). Sau đó đem chia đậu xanh thành 2 phần: 1 phần để rắc vào chè phần
còn lại giã nhuyễn rồi vò thành từng nắm vừa lòng bàn tay.
Gạo nếp ngâm nước cho nở, vo cho sạch và để cho thật ráo nước

Bước 2: Chế biến





Cho gạo nếp vào nồi đun sôi rồi cho gạo nếp vào nấu chín
Khi xơi đã chín đổ ra một cái tô to rồi trộn đều với phần đậu xanh cịn ngun . Trộn đều
cho đến khi hạt xơi tơi ra ta tiếp tục cho hạt sen vào. (Khi hạt xôi chưa tôi không nên cho
hạt sen vào ngay)

Bước 3: Chuẩn bị nước chè


Chúng ta bắt một nồi nước, cho lượng đường vừa đủ. Sau đó ta từ từ bỏ bột năng vào
khuấy đều cho sánh. Khi thấy bột đã tan hết và chuyển sang màu trong thì ta rắc phần đậu
xanh vào.

Bước 4: Thưởng thức


Ta cho phần nước chè vào từng chén, sau đó lấy phần xơi vừa đủ khơng q nhiều hay q
ít, lượng xơi và chè ở mức cân bằng. Vậy là ta đã có món chè xôi thơm ngon, ngọt bùi rồi

đấy

8. Chè trôi nước
Chè trôi nước có thể được làm từ những nguyên liệu khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và mong
muốn của người nấu. Chúng ta có thể sử dụng hạt bột báng để viên trôi nước dai dai, hay làm
bằng gạo tẻ có sẵn trong nhà. Nhưng có lẽ để làm ra những viên trơi nước căng dẻo, thơm ngon
đúng chất thì bột nếp vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Bột nếp được nhồi nặn cho đến khi thật
dẻo và mềm, thêm vào đó là nhân đậu xanh ngọt bùi hòa quyện cùng nước đường thốt nốt nấu


cùng với gừng ngọt thanh nồng ấm. Món chè rất phù hợp để dùng trong những ngày tết trung thu
vui vẻ như thế này. Quả thật là một món chè khơng thể bỏ sót trong danh sách những món chè
ngon cho tết trung thu đúng không nào.
Nguyên liệu nấu Chè trôi nước








Đậu xanh tách vỏ: 200gr
Bột nếp: 400gr
Đường thốt nốt: 300gr
Mè trắng: 10gr
Gừng: 1 củ
Hành tím.
Dầu ăn


Hướng dẫn nấu Chè trôi nước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu




Đậu xanh vo sạch rồi để cho thật ráo nước. Sau đó cho vào nồi nấu chín với mực nước vừa
phải.
Hành tím được cắt nhỏ rồi băm cho thật nguyễn
Củ gừng chúng ta sẽ rửa sạch bụi bẩn, cạo sạch vỏ và cắt thành từng lát mỏng hoặc từng
sợi nhỏ.

Bước 2: Chế biến












Đậu xanh sau khi được nấu chín mềm ta đem đi tán nhuyễn.
Cho khoảng 300ml nước sôi vào 350gr bột nếp, trộn đều cho nước ngấm vào bột.
Chúng ta dùng 1 cái chảo bắt trên bếp với lửa vừa phải rồi cho 4 muỗng dầu ăn cùng với
hành đã được băm nhuyễn. Khi thấy hành đã bắt đầu vàng màu ta cho tiếp đậu xanh đã tán
nhuyễn vào và trộn đều các nguyên liệu khoảng 5 phút.

Sau khi đậu xanh đã nguội ta vo thành từng viên vừa ăn.
Lấy bột nếp nhồi cho thật thật mịn, trong lúc nhồi nếu thấy bột q ướt thì rắc thêm bột
khơ vào, nếu thấy bột q khơ thì cho thêm nước vào. Lưu ý bước này cần phải cẩn thận
gia giảm cho phù hợp để bột được mịn đều.
Chia bột ra từng viên bằng cỡ viên nhân chúng ta đã nặn từ trước và ấn cho viên bột dẹt
xuống.
Chúng ta cho nhân vào giữa viên bột dẹt gói kín lại. Phần nhân và phần bột phải khít sát
nhau, khơng được để có khoảng hở nếu không khi nấu viên chè sẽ bị vỡ trông không đẹp
mắt. Phần bột dư ta vo thành từng viên nhỏ (viên chè khơng có nhân bên trong).
Chúng ta bắt một nồi nước để cho thật sôi rồi thả từng viên trơi nước vào. Khi các viên trơi
nước nổi lên có nghĩa là nó đã chín, chúng ta cần vớt ra và cho vào một tô nước lạnh.

Bước 3: Chế biến phần nước đường


Nấu 300gr đường cùng với 400ml nước, nấu cho đường tan hết, chúng ta lần lượt cho gừng đã
cắt nhuyễn và những viên trôi nước vào nồi và nấu cho sơi nhẹ để đường có thể thấm vào viên
chè. Để lửa nhỏ nấu riêu riêu trên bếp khoảng 5 phút thì tắt.
Bước 4: Thưởng thức
Ta cho chè vào từng chén và rắc chút mè vàng cho thơm. Ta cũng có thể cho thêm gừng tươi đã
cắt nhuyễn vào nếu ta muốn chén chè có độ ấm nồng hơn nữa.

9. Chè hạt sen nhãn nhục
Chè hạt sen là món chè dễ chế biến nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, xứng đáng để dành
một vị trí trong danh sách những món chè ngon cho tết trung thu. Hãy cùng xem qua cách làm
nhé.
Nguyên liệu nấu Chè hạt sen nhãn nhục





Hạt sen khô (hoặc tươi): 500gr
Nhãn nhục khô: 250gr
Đường phèn: 200gr

Hướng dẫn nấu Chè hạt sen nhãn nhục
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu


Hạt sen khô ngâm trong nước khoảng 2 giờ, sau đó đem đi rửa sạch. Nếu sử dụng hạt sen
tươi, ta chỉ cần tách vỏ rửa sạch rồi đem đi nấu.




Nhãn nhục khô rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 30 phút.

Bước 2: Chế biến





Cho hạt sen vào nồi, đổ ngập nước chờ sôi khoảng 5 phút rồi đổ ra rửa sạch lại bẳng nước
lạnh. Sau đó ta cho lượng nước vừa đủ tiến hành nấu hạt sen cho tới khi hạt sen chín tới.
Khơng nấu hạt sen q nhừ. (Có thể hấp cách thủy trước khi nấu, hạt sen sẽ bùi và thơm
hơn).
Tiếp đến chúng ta cho đường phèn vào nồi khuấy đều cho tới khi đường hòa tan hết.
Cuối cùng chúng ta cho nhãn nhục đã rửa sạch vào nồi, khuấy đều. Đợi nước sôi chúng ta
tắt bếp và đậy nắp lại.


Bước 3: Thưởng thức


Chè hạt sen khi dùng nóng hay lạnh đều vẫn rất thơm ngon, thanh mát. Tùy theo sở thích
mà chúng ta sẽ có cách dùng chè phù hợp.

Các ngày lễ lớn đang đến rất gần rồi, vậy thì cịn chần chờ gì mà khơng cùng vào bếp và trổ tài
ngay để nấu những món chè ngon hồnh tráng dành cho gia đình u thương của chúng ta nào.
Chúc các bạn sớm thành công nhé!



×