Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 121 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên” được hoàn thành ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân tác giả cịn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ,
cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Cơ giáo hướng dẫn: PGS TS. Vũ
Hoàng Hoa, người đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu,
thơng tin khoa học cần thiết cho luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo Phịng đào tạo Đại học và Sau đại học,
khoa Môi trường- Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Cục Khí tượng thủy văn và Biến
đổi khí hậu; Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ, cung
cấp tài liệu để luận văn được chính xác và có tính cấp thiết.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên
khích lệ thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và
ngoài lớp cao học 20MT.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Trần Thu Huyền

Mã số học viên: 128440301006

Lớp: 20MT


Chun ngành: Khoa học mơi trường

Mã số: 60-85-02

Khóa học: K20 (2011 - 2014)
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Vũ Hoàng Hoa với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu,
đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
thải rắn tỉnh Hưng Yên”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm theo quy định./.
Hà Nội, tháng 12/2014
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Trần Thu Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH


:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH

:

Chất thải rắn nguy hại

BCL

:

Bãi chôn lấp

PHN

:

Phân hủy nhanh

PHC

:

Phân hủy chậm

PLCTRTN


:

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

BOD

:

Nhu cầu ôxy sinh hóa

TN&MT

:

Tài ngun và Mơi trường

URENCO

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
:

Môi trường Đô thị Hà Nội

KTXH

:

Kinh tế Xã hội

UBND


:

Ủy ban nhân dân

NN&PTNN

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KCN

:

Khu công nghiệp

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TP


:

Thành phố

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

BCLHVS

:

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

CHC

:

Chất hữu cơ


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN...............................................................................................................4
1.1. Chất thải rắn................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 4

1.1.2. Nguồn gốc phát sinh, phân loại, và thành phần chất thải rắn...................4
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng chất thải rắn.........6
1.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn...................................................... 9
1.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn................................................................. 9
1.2.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn.................................................................. 12
1.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới.............................................. 13
1.3.1. Mơ hình phân loại và thu gom rác......................................................... 13
1.3.2. Xử lý chất thải rắn trên thế giới............................................................. 14
1.4. Quản lý và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam............................................. 15
1.4.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam........................................ 15
1.4.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn tại Việt Nam................................ 18
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH
HƯNG YÊN............................................................................................................ 28
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.......................................................... 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................... 31
2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên.......................33
2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn.................33
2.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp và làng nghề...................39
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp........................................44
2.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải đô thị................45
2.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế......................................................49
2.3. Các tồn tại trong quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên...........................51
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TỈNH HƯNG YÊN...............................................................56


3.1. Các giải pháp quản lý chất thải rắn nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
của tỉnh Hưng Yên............................................................................................. 56
3.1.1. Phương pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn...................................... 56

3.1.2. Phương pháp thu gom chất thải rắn....................................................... 69
3.1.3. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn................................... 74
3.1.4. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.........................75
3.1.5. Các giải pháp đầu tư khác...................................................................... 76
3.2. Giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên77
3.2.1. Phương pháp xử lý đối với chất thải nông nghiệp................................. 77
3.2.2. Phương pháp xử lý đối với chất thải sinh hoạt mang đi chôn lấp tại bãi
rác Đại Đồng.........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 108
1. Các kết quả đã thực hiện được của luận văn............................................. 108
2. Kiến nghị...................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 109


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp khác nhau ở một số nước................14
Bảng 2.1 Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Hưng Yên...................31
Bảng 2.2 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các huyện/thành phố.................33
Bảng 2.3 Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt đô thị tại các huyện/thành phố..............34
Bảng 2.4 Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..............36
Bảng 2.5 Số lượng BCL CTR sinh hoạt quy mô thôn, xã tại các huyện..................38
Bảng 2.6 Hệ số phát thải CTR làng nghề................................................................43
Bảng 2.7 Hiện trạng phát sinh CTR công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2012...........44
Bảng 2.8 Khối lượng CTR xây dựng phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...........46
Bảng 2.9 Thành phần CTR xây dựng phát sinh tại các vị trí đổ bỏ của các đơ thị. .47
Bảng 2.10 Hiện trạng khối lượng bùn thải phát sinh tại các đô thị tỉnh Hưng Yên .48
Bảng 2.11 Khối lượng CTR y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..................49
Bảng 3.1 Dân số của tỉnh Hưng Yên qua các năm..................................................85
Bảng 3.2 Điều kiện của bãi chôn lấp.......................................................................94

Bảng 3.3 Thời gian thực hiện thiết kế ô chôn lấp 2A và thu hồi diện tích các ơ chơn
lấp đã đóng cửa.....................................................................................................103
Bảng 3.4 Thời gian hoạt động của 4 ô chôn lấp thuộc 2 ô chôn lấp 1A và 1B đã thu
hồi......................................................................................................................... 104
Bảng 3.5 Bảng so sánh các phương pháp chôn lấp chất thải.................................107


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Sơ đồ tổng qt của q trình lên men mêtan...........................................18
Hình 1.2 Các giai đoạn trong quá trình lên men mêtan...........................................19
Hình 1.3 Hầm biogas xây bằng gạch có nắp cố định...............................................19
Hình 1.4 Hầm biogas chất liệu composit.................................................................20
Hình 1.5 Hầm biogas dạng túi nilong HDPE..........................................................21
Hình 1.6 Đống ủ xây bằng xi măng gay gỗ cố định................................................24
Hình 1.7 Đống ủ dạng lưới hay gỗ rời.....................................................................25
Hình 1.8 Thùng ủ kín..............................................................................................25
Hình 3.1 Mơ hình phân loại CTR sinh hoạt tại các đơ thị và nơng thơn..................60
Hình 3.2 Mơ hình phân loại CTR nơng nghiệp.......................................................63
Hình 3.3 Mơ hình phân loại CTR làng nghề tại tỉnh Hưng n..............................64
Hình 3.4 Mơ hình phân loại CTR cơng nghiệp tại nguồn........................................66
Hình 3.5 Mơ hình phân loại CTR xây dựng............................................................68
Hình 3.6 Mơ hình phân loại CTR y tế.....................................................................69
Hình 3.7 Mơ hình thu gom rác thải đề xuất cho một khu vực.................................73
Hình 3.8 Thùng ủ phân compost.............................................................................80
Hình 3.10 Cấu trúc của các loại bãi chơn lấp..........................................................91
Hình 3.11 Cấu tạo của bãi chơn lấp bán hiếu khí....................................................93
Hình 3.12 Vai trị của các ống thu gom nước thải...................................................93
Hình 3.13 Lysimeter lớn mô phỏng một bãi chôn lấp BHK và một bãi chơn lấp kị
khí........................................................................................................................... 94

Hình 3.14 Phương pháp đo lượng nước bốc hơi và khí sinh ra...............................95
Hình 3.15 Sự thay đổi chỉ số BOD và pH theo các tháng trong nước rỉ rác từ 2
lysimeter.................................................................................................................. 96


Hình 3.16 Sự thay đổi BOD trong nước ỉ rác theo thời gian...................................97
Hình 3.17 Sự thay đổi dư lượng bốc hơi theo chu kì 2 tháng..................................97
Hình 3.18 Sự phát sinh khí ga từ các bãi chơn lấp..................................................98
Hình 3.19 Lượng khí gas và chất ô nhiễm phát sinh từ các bãi chơn lấp.................99
Hình 3.20 Tổng mặt bằng khu xử lý chất thải Đại Đồng.......................................100


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường luôn là nội dung không thể tách rời
trong mọi hoạt động nhằm bảo đảm phát
triển bền vững. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ đã giúp hơn 20 triệu người dân Việt Nam
thoát được cảnh nghèo đói trong vịng chưa
đầy một thập kỷ qua. Tuy nhiên, tăng trưởng
kinh tế một cách nhanh chóng sẽ tạo nên
những thách thức về mơi trường mà trong đó
chất thải rắn (CTR) đã và đang trở thành một
trong những vấn đề cấp bách ở Việt Nam.
Thực tế hiện nay, nhiều đơ thị nước ta
chưa có khu xử lý tổng hợp chất thải rắn

bao gồm tái chế chất thải, lò đốt rác, bãi chôn
lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải nguy hại, chất
thải xây dựng, chế biến phân vi sinh, biến
chất thải thành năng lượng…
Để đảm bảo phát triển các đô thị bền
vững và ổn định, vấn đề quản lý và xử lý
chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách
tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ
chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh
cho một đơ thị mà cịn phải được nhìn nhận
một cách tồn diện như vùng, liên đô thị…
Mặt khác việc quản lý và xử lý chất thải rắn
muốn đạt được hiệu quả tốt cũng phải đón
đầu được sự phát triển chứ khơng phải là
chạy theo sự phát triển của các đô thị như
hiện nay. Nói một cách khác cần phải lập
quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn
cho các vùng đô thị và nông thôn phù hợp
với các quy hoạch phát triển, đáp ứng các
mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn và ứng dụng các công
nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm xử lý an
toàn, triệt để và bền vững chất thải rắn.


10

Tỉnh Hưng Yên
nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, có

diện
tích
khoảng
2
926,03m . Với điều kiện
địa lý thuận lợi có quốc
lộ 5 chạy qua, nối Hà
Nội- Hải Phòng, nằm
trong khu vực trọng
điểm tam giác kinh tế
Bắc Bộ, Hưng Yên có
nhiều ưu thế để phát
triển công nghiệp và
dịch vụ. Tuy nhiên, bên
cạnh q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa
mạnh mẽ, Hưng n
cũng đang phải đối mặt
với các thách thức về
bảo vệ môi trường, đặc
biệt là vấn đề quản lý và
xử lý chất thải rắn.
Để góp phần phát
triển kinh tế-xã hội bền
vững, Nghiên cứu,
đánh giá hiện trạng và
đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải rắn
tỉnh Hưng Yên là cần

thiết và có ý nghĩa khoa
học, thực tiễn to lớn
trong việc đưa ra các giải
pháp thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả quản
lý và xử lý của tỉnh
Hưng Yên.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất
thải rắn tỉnh Hưng Yên
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, và xử
lý CTR sinh hoạt tại bãi rác Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng chính sách về phát triển kinh tế-xã hội cho
nước ta nói chung và cho địa phương nói riêng, các văn bản pháp quy về quản lý,
xử lý chất thải rắn, lý luận của các môn chuyên ngành như: Quy hoạch và quản lý
chất thải rắn…cùng với tình hình thực tế quản lý và xử lý chất thải rắn của tỉnh
Hưng Yên.
Đề tài sử dụng các phương pháp chính để nghiên cứu, cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê tổng hợp: phân tích tổng hợp những thông tin số liệu
thu thập làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu của luận văn.
Phương pháp kế thừa tài liệu : Việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng
quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có một số cơ quan thực
hiện trong thời gian qua. Việc thừa kế các kết quả, đánh giá các kết quả đã có để tìm
ra những vấn đề cần bổ sung nâng cao là cần thiết.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn áp dụng
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên để xác định nhu cầu cấp thiết về quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp và khả thi nhằm quản lý
tốt chất thải rắn, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử
dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, phù hợp, hạn chế tối
đa lượng chất thải phải chôn lấp, nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô
nhiễm môi trường.
6. Những kết quả đạt được
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã tổng hợp, phân tích và có những
đánh giá cơ bản về tình hình quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên, các kết quả đạt
được của luận văn như sau:


- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên: hiện trạng
phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Đánh giá được những tồn tại, hạn chế trong quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng
Yên
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn: khâu thu gom, phân loại chất
thải rắn.
- Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn đối với khu vực nông thôn, xử lý
chất thải sinh hoạt tại bãi rác Đại Đồng.
7. Cấu trúc của luận văn
Với nội dung như trên, cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, nội
dung sẽ gồm 4 chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn và quản lý chất thải rắn
- Chương 2: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
tỉnh Hưng Yên
- Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh

hoạt cho khu xử lý chất thải Đại Đồng


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm
Chất thải rắn (Solid Waste) là thuật ngữ dùng để chỉ các chất thải thơng
thường dạng rắn được phát sinh trong q trình sinh hoạt, sản xuất và các hoạt
động khác của con người. CTR có thể bao gồm cả cặn bùn, nếu tỷ lệ nước trong cặn
bùn ở mức độ cho phép, xử lý được cặn bùn như xử lý CTR.
Chất thải rắn là những thành phần được thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hay
trong quá trình sản xuất của con người. Chất thải rắn là một thuật ngữ để chỉ những
chất tồn tại ở dạng rắn.
Vật chất mà con ngưởi thải bỏ trong khu vực đơ thị mà khơng địi hỏi được
bồi thường cho sự vứt bỏ đó được gọi là chất thải rắn. Chất thải đó được coi như
chất thải rắn đơ thị nếu như xã hội nhìn nhận nó là một thứ mà thành phố có trách
nhiệm thu gom và phân hủy.
Chất thải rắn mặc dù có tác động tiêu cực đến môi trường sống, nhưng ngày
nay, một phần đáng kể trong CTR có thể thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại được.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh, phân loại, và thành phần chất thải rắn
1.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở
quan trọng trong việc thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các biện pháp
QLCTR. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau, nhưng phân
loại theo cách thông thường nhất là:
Rác hộ dân: Phát sinh từ hoạt động sản xuất của xí nghiệp, hộ gia đình, các
biệt thự. Thành phần rác thải bao gồm: thực phẩm, giấy Carton, plastic, gỗ, thủy
tinh, can thiếc, các kim loại khác….ngồi ra các hộ gia đình cịn có thể chứa một

phần chất thải độc hại.
Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui chơi giải trí
và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc


hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các loại như cành cây và
lá cây, giấy vụn bao nilon, xác động vật chết.
Rác khu thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của cửa hàng bách
hóa, nhà hàng khách sạn, siêu thị văn phịng, giao dịch, nhà máy in. Các loại chất
thải từ khu thương mại bao gồm: giấy carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh. Ngồi
ra rác thương mại cịn chứa một phần chất thải độc hại.
Rác cơ quan công sở: Phát sinh từ cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phịng
làm việc. Thành phần rác ở đây giống như rác ở khu thương mại.
Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là
rác hữu cơ bao gồm: rau, quả, quả hư hỏng.
Rác xà bần từ các cơng trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây
dựng và tháo dỡ các cơng trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao
gồm như gỗ, thép, bê-tông, gạch, thạch cao.
Rác bệnh viện: Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động
khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế
có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc,
các lọ thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại đối với sức khỏe
cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom hợp lý, vận chuyển và xử lý
riêng.
Rác công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, nhà máy
sản xuất xuất cơng nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy
lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm). Thành phần của chúng bao gồm chất
thải độc hại và khơng độc hại. Phần rác thải khơng độc hại có thể đổ chung với rác
hộ dân.
Rác nông nghiệp: Các hoạt động thu hoạch trên đồng ruộng, trang trại, nông

trường các vườn cây ăn quả, các lò giết mổ gia súc.
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn
Tùy theo mục đích nghiên cứu, chất thải rắn được phân chia theo các hình
thức khác nhau:
Nguồn gốc phát sinh: Chất thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh được
trình bày trong phần 1.1.2.1 bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp, chất thải rắn xây dựng, chất thải từ các nhà máy xử lý, chất thải rắn nông
nghiệp và chất thải rắn y tế...


Thành phần hóa học: Chất thải được chia thành rác hữu cơ, rác vơ cơ. Trong
đó rác vơ cơ được chia thành rác vơ cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chế:
- Rác hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa...
- Rác vơ cơ có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh…
- Rác vô cơ: cao su, sỉ than, đất đá, sành sứ vỡ.
Theo mức độ nguy hại: chất thải được phân chia thành các loại sau:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các hóa chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ...
- Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và hợp chất
có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Chất thải y tế nguy hại: là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà
nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến mơi trường và sức khỏe cộng
đồng bao gồm bông băng, gạc, kim tiêm, các bệnh phẩm và mô bị cắt bỏ...
1.1.2.3. Thành phần của CTR
Thành phần chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dịng chất thải, thơng thường được tính bằng phần trăm
theo khối lượng bao gồm: giấy, chất dẻo, hữu cơm kim loại đen, kim loại màu, thủy
tinh, xa bần, nguy hại tiềm tàng... Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai
trị rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý,
các q trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế

hoạch quản lý CTR.
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại
chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50-75%. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự mở
rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành
phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều
kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng chất thải rắn
1.1.3.1. Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Việc giảm thiểu chất thải tại nguồn có thể được thực hiện qua các bước thiết
kế, sản xuất và đóng sản phẩm sao cho lượng chất thải nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử
dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài nhất. Việc giảm chất thải cũng


có thể xảy ra ở các gia đình và khu thương mại hoặc công nghiệp thông qua khuynh
hướng mua một cách chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm và vật liệu. Hiện nay, giảm
thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên
khó có thể ước tính được ảnh hưởng thực sự của chương trình giảm thiểu chất thải
tại nguồn đến tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm thiểu chất thải tại nguồn
trở thành yếu tố quan trọng của việc giảm thiểu khối lượng chất thải rắn trong tương
lai.
Ví dụ:
- Giảm thiểu đóng gói khơng cần thiết hoặc đóng gói quá thừa;
- Phát triển và sử dụng các sản phẩm có tính bền vững khả năng phục hồi cao hơn;
- Thay thế các loại sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phẩm có khả năng
tái sử dụng được
- Sử dụng ít nguyên liệu hơn;
- Tăng lượng vật liệu có thể tái sinh được trong sản phẩm;
- Phát triển các chương trình khuyến khích nhà sản xuất tạo ra ít chất thải;
Việc giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn nằm trong khn khổ hoạt động
khuyến khích các hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn, tạo cơ sở tăng khối

lượng tái chế, đồng thời giúp giảm áp lực xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp.
Tại Hà Nội năm 2007, dự án “Thực hiện sang kiến 3R tại Hà Nội góp phần
phát triển xã hội bền vững” do công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà
Nội (URENCO) kéo dài trong 3 năm tại 4 quận Hồng Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Đống Đa đã mang lại những hiệu quả tích cực. Dự án này tuyên truyền,
khuyến khích người dân phân loại rác thải ngay tại nhà: rác hữu cơ (rau, củ quả,
thức ăn thừa…) và rác vô cơ (chai lọ, gạch vỡ, kim loại…) trước khi đưa vào xe thu
gom rác thải. Sau đó rác thải thay vì chơn lấp sẽ được tận dụng trong một số hoạt
động có lợi về kinh tế lớn như chăn nuôi lợn, sản xuất phân compost. Kêt quả mà
dự án mang lại là giảm một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh và mang đi chôn
lấp.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của pháp luật và quan điểm của quần chúng
Cùng với chương trình giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn, quan điểm
của quần chúng và pháp luật cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng chất thải sinh ra.


Vai trò của quần chúng: Khối lượng chất thải sinh ra sẽ giảm đáng kể nếu
người dân sẵn lòng thay đổi ý muốn của họ, thay đổi cách sống để bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lý CTR. Để có
thể thay đổi quan điểm của quân chúng cần thực hiện chương trình giáo dục cộng
đồng. Có thể nói yếu tố con người quyết định đến việc giảm thiểu CTR tại nguồn.
Việc thải bỏ chất thải sinh hoạt xảy ra mọi lúc, mọi nơi với khối lượng ngày càng
tăng. Cũng vì lý do đó mà việc giảm thiểu chất thải từ nguồn có thể thực hiện được
hiệu quả khi tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu được những tác hại của việc
khơng phân loại và lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.
Vai trò của pháp luật: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhất đến sự phát sinh của
một số loại chất thải là quy định của địa phương về sử dụng các loại vật liệu đặc
biệt, nhất là vật liệu đóng gói và chất thải sinh hoạt hàng ngày. Cũng có thể áp dụng
biện pháp như khuyến khích mua và bán vật liệu tái sinh bằng cách giảm giá bán từ
5-10%.

1.1.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế vùng đến sự phát sinh
chất thải
Các yếu tố địa lý tự nhiên như vị trí, mùa trong năm, chu kỳ thu gom và đặc
điểm của khu vực có thể ảnh hưởng đến lượng chất thải sinh ra và lượng chất thải
thu gom.
Vị trí địa lý: khí hậu có thể ảnh hưởng đến khối lượng, thời gian phát sinh của
một số loại chất thải. Ví dụ, sự biến thiên khối lượng rác vườn sinh ra từ những nơi
khác phụ thuộc vào khí hậu. Ở những vùng ấm áp, mùa trồng trọt sẽ kéo dài hơn
những nơi khác, do đó rác vườn thu gom được khơng những có khối lượng lớn hơn
đáng kể mà thời gian phát sinh cũng lâu hơn. Do tính biến thiên khối lượng của một
số thành phần của CTR theo khí hậu, nên cần phải thực hiện nghiên cứu trong từng
trường hợp cụ thể nếu các giá trị này ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thiết kế.
Mùa trong năm: khối lượng của một số thành phần chất thải rắn cũng bị ảnh
hưởng của mùa trong năm. Ví dụ, khối lượng rác thực phẩm liên quan đến mùa
trồng rau và trái cây.
Tần suất thu gom: nhìn chung nếu dịch vụ thu gom khơng bị hạn chế, CTR sẽ
được thu gom nhiều hơn. Tuy nhiên kết luận này không cho phép áp dụng để suy
luận ra chất thải rắn sẽ nhiều hơn. Ví dụ nếu hộ gia đình bị giới hạn 1 hoặc 2 thùng
chứa rác thì người chủ nhà chỉ có thể chứa giấy báo hay các vật liệu khác. Còn khi


dịch vụ thu gom khơng bị hạn chế thì người chủ nhà sẽ có xu hướng bỏ các vật liệu
khác nhiều hơn.
Đặc điểm kinh tế khu vực: đặc điểm kinh tế của khu vực ảnh hưởng đến CTR
sinh ra. Ví dụ, đối với vùng kinh tế phát triển, lượng chất thải rắn phát sinh sẽ nhiều
hơn, đa dạng hơn, và tỷ lệ thành phần chất thải cũng khác so với các cùng có kinh tế
thấp hơn. Đặc biệt, phát triển công nghiệp của khu vực cũng là một yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng đến lượng chất thải rắn phát sinh. Đối với những vùng công
nghiệp phát triển với nhiều khu cơng nghiệp sản xuất thì lượng chất thải rắn phát
sinh cũng tăng lên đáng kể.

1.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn
1.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn
Quản lý CTR: là những hoạt động cần thiết của xã hội gồm:
- Phân loại, ngăn ngừa và giảm thiểu CTR
- Tái sử dụng và tái chế CTR
- Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến môi trường sống.
1.2.1.1. Phân loại, ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn
Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR từ nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ
gia đình, các cơ sở, cũng như toàn xã hội do việc giảm các chi phí quan trắc, kiểm
sốt, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR…
Một số giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu CTR
- Sử dụng tối ưu nguyên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các
nguyên liệu thừa, thay đổi công thức sản phẩm để tạo ra ít chất thải, nghiên
cứu giảm lượng bao bì và đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng các vật liệu dễ
phân hủy, dễ tái chế (như bao bì, giấy, gỗ…thay cho bao nylon hoặc các bao
bì bằng nhựa tổng hợp).
- Đối với các hộ dân, các cơ sở, trường học, công sở…cần tận dụng lại các sản
phẩm, sử dụng tiết kiệm hơn vật dụng, năng lượng trong công việc và sinh
hoạt hằng ngày để hạn chế việc phát sinh ra các chất thải.
- Các cơ sở công nghiệp cần áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn hoặc
cơng nghệ sạch (thay đổi quy trình cơng nghệ, áp dụng cơng nghệ mới)
với mục


đích giảm thiểu các chất thải, giảm thiểu chi phí thu gom, vận chuyển chất thải
và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu.
1.2.1.2. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng
- Tái sử dụng (reuse) hoặc tận dụng CTR: thu hồi CTR để dụng lại cho
cùng một mục đích hoặc sử dụng cho mục đích khác. Ví dụ như tận dụng

các chai lọ sau khi sử dụng để đựng chất lỏng khác.
- Tái chế (recycling) CTR: tái chế chất thải để trở thành nguyên liệu ban đầu
hoặc dung làm nguyên liệu để tạo thành sản phẩm có giá trị hơn. Các phế liệu
thường được tái chế: giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa…
- Thu hồi năng lượng: nhiều chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (gỗ, trấu,
cao su…), có thể được sử dụng như là nhiên liệu. Tận dụng được giá trị
nhiệt lượng của CTR sẽ có lợi hơn so với việc thải bỏ đi.
Các vật liệu có thể thu hồi từ CTR dung cho tái chế hoặc thu hồi năng lượng
bao gồm:
Giấy và carton
Giấy và carton thường chiếm tỷ lệ 1,2-4,6% trong tổng lượng CTR
- Giấy và giất báo: tái sinh bằng cách tẩy mực và in ấn sản xuất thành giấy
mới hoặc carton mới, làm xốp carton, xốp trần nhà;
- Giấy chất lượng cao: tái sinh để sản xuất giấy in, giấy trắng, giấy đánh máy,
có thể trực tiếp thay thế bột gỗ;
- Giấy hỗn hợp: gồm tất cả các loại giấy, được tái sinh để tạo ra một sản phẩm
tương thích;
- Thùng carton: là một trong ngững nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế.
Nguồn phát sinh chủ yếu là những khu thương mại (chợ, siêu thị, cơ quan,
trường học, cửa hàng…).
Nhựa hay plastic
Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển, tái sinh, tái chế các sản phẩm nhựa rẻ
hơn so với kim loại và thủy tinh. Thành phần nhựa trong rác đô thị từ 1,2-4,2%.
Như vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể thể tích chơn lấp
cần thiết. Một số nguồn sử dụng nhựa như sau:


- HDPE (High density polyethylene) hay lớp nhựa chống thấm ở bãi chôn lấp:
nhựa này sau tái sinh và tái chế được dùng để chế tạo thành các loại khăn phủ,
túi đựng hàng hóa, ống dẫn, thùng chứa nước, đồ chơi trẻ em;

- LDPE (Low density polyethylene): để tạo những bao bì nilon, tấm trải băng
nhựa;
- PVC (Polyvinyl chloride): để tạo ra hộp đựng thức ăn trong gia đình;
- PP (polypropylene): để sản xuất pin ôtô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của
các chai
lọ hoặc dùng để chế tạo những vật dụng để ngoài trời
như hộp thư, tường rào…
- PS (polystyrene): được dùng để chế tạo các loại bao bì thực phẩm, khay
đựng thức ăn, ly uống nước, đồ dùng nhà bếp…
Các nhà sản xuất sử dụng đặc tính của tất cả các loại nhựa trên để tạo ra những
sản phẩm tiêu dung
Thủy tinh
Trong thành phần CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng
0-0,4% trong đó chủy yếu là miếng chai và chúng được dùng để sản xuất các loại
chai lọ thủy tinh mới.
Lon, nhôm, thiếc
Việc tái sinh lon nhôm và thiếc hiện nay rất thành công ở Việt Nam.Nếu tái
chế triệt để sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vì nó sẽ tạo ra nguồn nhiên liệu trong nước
ổn định. Nhưng cần lưu ý trong lúc thu gom không cho lẫn lộn những thành phần
khác như cát, sỏi…vì tạp chất thì cơng nghệ tái chế sẽ tốn kém hơn.
Kim loại màu
Hầu hết kim loại màu chiếm từ 0,01% trong thành phần CTR sinh hoạt từ hộ
gia đình, chúng được thu hồi từ các đồ dung để ngồi trời, đồ dùng nhà bếp, dụng
cụ, máy móc, vật liệu xây dựng (dây đồng, máng nước). Hầu như những phế phẩm
của kim loại màu đều được đi tái sinh thành các loại khác.
Cao su
Tất cả phế liệu cao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa
rải đường.
Rác thực phẩm



Rác thực phẩm chiếm khoảng 63-69% trong tổng số CTR sinh hoạt, một số
rác thực phẩm như: thực phẩm dư, lá cây, rau quả…nên phân loại để sản xuất phân
compost, theo phương pháp kỵ khí hoặc hiếu khí. Nếu áp dụng phương pháp kỵ khí
hoặc chơn lấp vệ sinh cần thu gom khí sinh học và tận dụng sản xuất điện hoặc sản
xuất khí hóa lỏng.
Pin gia dụng
Pin gia dụng là một trong những loại chất thải nguy hại nên việc tái chế rất
khó khăn vì hầu như có ít cơng ty có cơng nghệ thích hợp để tái chế nó. Thêm vào
đó nó là sản phẩm rất khó phân loại (pin tiểu, đặc biệt là đồng hồ đeo tay, pin viết
chì bảng) và chúng có thể gây độc do hơi thủy ngân hay chì.
1.2.1.3. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn
Hoạt động thu gom và vận chuyển CTR (đặc biệt là rác thải đô thị) phải đảm
bảo nguyên tắc: rác thải trong ngày nào được thu gom và vận chuyển đi trong ngày
đó. Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm rác thải, cự ly, thời gian, địa điểm của khu
vực mà xây dựng phương án thu gom, vận chuyển thích hợp.
1.2.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn
Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa trên các yếu tố sau:
- Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ…), tính chất hóa học (hàm
lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C, N, O, S…) và giá trị nhiệt lượng của
CTR, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên
liệu;
- Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng CTR hiện tại và tương lai;
- Điều kiện và khả năng tài chính;
- Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện,
đường xá…);
- Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, nhiệt, phân bón, khí đốt…
Các phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay gồm:
- Chôn lấp rác: đổ rác thành đống hay bãi hở (open dump), bãi chôn lấp hợp
vệ sinh (sanitary landfill). Hầu hết các đô thị đều sử dụng phương pháp

chôn lấp CTR. Phương pháp này ít tốn kém về mặt đầu tư cơng nghệ nhưng
tốn kém quỹ đất và gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng.
- Phương pháp thiêu đốt rác: phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả
và hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Quá trình đốt chất thải là q trình
oxy hóa


hóa học và biến đổi chất thải rắn bằng oxy khơng khí dưới tác dụng của nhiệt và
q trình oxy hóa học. Với phương pháp đốt, bằng cách đốt chất thải thể tích của
CTR có thể giảm đến 80-90%. Sản phẩm cuối cùng của q trình đốt là các khí
và tro .
- Chế biến phân vi sinh: phương pháp này dựa trên khả năng phân hủy của
các chất hữu cơ trong chất thải bởi vi sinh vật. Phương pháp này được ứng
dụng để chuyển chất hữu cơ thành phân bón (lên men kị khí) hoặc phân hủy
chung hồn tồn (lên men hiếu khí)
1.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn trên thế giới
1.3.1. Mơ hình phân loại và thu gom rác
Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đã có những mơ hình phân loại
rác và thu gom hiệu quả cụ thể như:
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt cho vào 3 túi với các màu sắc theo quy định: Rác hữu cơ, rác vô cơ (giấy, vải,
thủy tinh, kim loại), rác còn lại. Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải
sản xuất phân vi sinh. Các loại rác vô cơ được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Rác
cịn lại được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và chảy trong một dịng nước có thổi khí rất
mạnh để phân giải chúng một cách triệt để, kết quả sẽ được sản phẩm là các cặn rác
khơnng cịn mùi được đem nén thành các viên gạch lát hè rất xốp có tác dụng hút
nước khi trời mưa (Dự án Danida, 2007).
Singapore: Là nước đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch trên thế giới. Rác thải ở
Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể được tái

chế được, được đưa về các nhà máy tái chế lại còn các loại chất thải khác đưa về
nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu
gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư
nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này
đều được cấp phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở khoa học
công nghệ và mơi trường. Ngồi ra, các hộ dân và các cơng ty Singapore được
khuyến khích tự do thu gom rác thải trực tiếp tại nhà trả phí 17 đơ la
Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ trả phí 7 đơ la/tháng (Lê
Huỳnh Mai và cộng sự, 2009).
Thụy điển: Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo cơ quan Bảo vệ Môi trường
(EPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia, công tác quản lý chất thải ở Thủy Điển đã


làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động mơi
trường. Lượng chất thải sinh hoạt được đem đi chôn lấp giảm xuống rõ rệt năm
1994 là 1,38 triệu tấn, đến năm 2004 giảm xuống còn 1,3 triệu tấn. Việc tái chế vật
liệu (gồm giấy loại, chất thải đóng gói, chất thải diện và điện tử) chiếm 33,2% chất
thải sinh hoạt được xử lý; tăng 1,8% so với năm 2003. Đối với chất thải khác, trách
nhiệm tùy thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh.
1.3.2. Xử lý chất thải rắn trên thế giới
Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: cơng nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Chi phí quản lý cho rác thải ở các
nước phát triển có thể lên đến 50% ngân sách nhà nước hàng năm. Cơ sở hạ tầng
tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30% - 60% rác thải đô thi
không được cung cấp dịch vụ thu gom (Nguyễn Thị Anh Hoa, 2006). Tỷ lệ rác thải
được xử lý theo các phương pháp khác nhau ở một số nước trên thế giới hiên nay
được thể hiên ở bảng sau:
Bảng 1.1 Tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp khác nhau ở một số nước
Đơn vị: %
STT Tên quốc gia Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt

1 Canađa
10
2
80
2 Đan Mạch
19
4
29
3 Phần Lan
15
0
83
4
Pháp
3
1
54
5 Đức
16
2
46
6
Ý
3
3
74
7 Thụy Diển
16
34
47

8 Thụy Sĩ
22
2
17
9 Mỹ
15
2
67

8
48
2
42
36
20
3
59
16

Nguồn: Đỗ Thị Lan và cộng sự, 2007

Mỹ: Theo dự báo số lượng CTR nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng tại Mỹ
sẽ tiếp tục tăng từ 540 triệu tấn năm 1997 lên 43% tức 770,2 triệu tấn đến năm
2020. Trong khi đó lượng rác thải đem đốt, xử lý chỉ 18%, 18% được tái sinh cũng
chỉ đạt 1/5. Và điều nhức nhối hơn là lượng rác thải được xử lý, chôn lấp không
triệt để đang gây ô nhiễm môi trường.


Thụy điển: Lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp sinh
học ngày càng tăng, trong năm 2004 tăng 7,7 % kể từ năm 2003. Ngoài ra chất thải

sinh hoạt được biến chất thải thành năng lượng: ở Thụy Điển có 29 nhà máy thiêu
đốt chất thải sinh hoạt; trong năm 2004 các nhà máy này đã xử lý được 1,94 triệu
tấn hay 46,7 % chất thải rắn sinh hoạt, tăng 4,1% so với năm 2003. Năm 2005, tổng
lượng chất thải sinh hoạt được thiêu đốt là 216kg/người/năm.
Singapore: Là một nước nhỏ khơng có diện tích đất để chôn lấp chất thải rắn
như những quốc gia khác nên phải kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chơn
lấp, cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần chất thải rắn không
cháy được chơn lấp ở bãi rác ngồi biển. Bãi chơn lấp rác Semakau được xây dựng
bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở mộ đảo nhỏ ngoài khơi Singapore. Rác thải từ
các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây
rác được phân loại ra những thành phần cháy được và thành phần không cháy được.
Những chất cháy được chuyển tới các nhà máy đốt rác cịn những chất khơng cháy
được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xe tải để đưa đi chôn lấp.
Nhật Bản: Theo số liệu thống kê của Bộ Mơi Trường Nhật Bản, hằng năm
Nhật Bản có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm 87
triệu tấn. Đối với rác thải sinh hoạt của các gia đình khoảng 35% được tái chế thành
phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón, giúp
cải thiện được tình trạng xử lý rác thải sinh hoạt. Nhật Bản cũng đã ứng dụng thành
công công nghệ chôn lấp Bán hiếu khí (Fukuoka) mang lại nhiều lợi ích về kinh tế
và môi trường.
1.4. Quản lý và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
1.4.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
1.4.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Về phân loại CTR: việc phân loại CTR tại nguồn ở các đơ thị vẫn chưa được
triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân
loại vẫn là chủ yếu.
Chương trình 3R (viết tắt của 3 từ Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng,
Recycle - Tái chế), với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn. Phân loại
chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, rác thải hữu cơ được
tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế



thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Các thành phố đã áp dụng thử
nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng nhưng
chưa đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để triển khai nhân rộng hoạt động này cần
phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu gom phân loại, địa điểm tập
kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế, tái sử dụng như nhà máy
làm phân hữu cơ, các cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các chương trình nhằm nâng
cao ý thức tham gia của người dân.
Về công tác thu gom CTR: công tác thu gom CTR sinh hoạt mặc dù đã được
chính quyền các cấp quan tâm, nhưng do lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng,
năng lực thu gom còn hạn chế về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa
đạt yêu cầu. Mặt khác, do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị
vứt bừa bãi ra mơi trường cịn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa
được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng như thiết bị, nhân lực.
Thu gom thơng thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự
thu gom vào các thùng, túi chứa sau đó được cơng nhân thu gom vào các thùng rác
đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được cơng nhân thu gom
vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu
xử lý, hoặc tại các chợ, khu dân cư có đặt container chứa rác, cơng ty mơi trường đơ
thị sẽ có xe chun dụng chở container đến khu xử lý). Theo đánh giá hiện nay, hầu
hết các đơ thị mới chỉ có các điểm tập kết rác, tuy nhiên các điểm tập kết này cũng
chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh mơi trường.
Cơng tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực hiện
rộng rãi ở nhiều nơi, chỉ ở các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm nhận
việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đơ thị, ngồi ra vẫn có sự tham gia của các
công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là
các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận
chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của
chính quyền địa phương.

Công tác thu gom CTR đô thị trong những năm gần đây đã được quan tâm
hơn, các URENCO ở nhiều địa phương đã quan tâm trang bị thêm phương tiện và
nhân lực cho khâu thu gom nhưng việc đầu tư chỉ được thực hiện với các thành phố
lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị từ 72%
năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm
2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn cịn khoảng 15 ÷ 17% CTR đô thị


×