Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quản lý lễ hội và sự kiện: Hãy nêu và phân tích những quan điểm của anh(chị) về thực trạng lạm dụng tín ngưỡng trong các lễ hội hiện nay ở nước ta. Nêu một số giải pháp giải quyết những hạn chế của vấn đề trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.3 KB, 10 trang )

QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN
Đề bài: Hãy nêu và phân tích những quan điểm của anh(chị) về thực trạng lạm
dụng tín ngưỡng trong các lễ hội hiện nay ở nước ta . Nêu một số giải pháp giải quyết
những hạn chế của vấn đề trên.
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống
những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản
ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống. Đến với lễ hội, con người được thỏa mãn về nhu cầu tâm linh,
hơn nữa, đây chính là nơi con người được giải trí, vui chơi sau thời gian lao động mệt
mỏi.
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt
Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tơn là nhân thần hay
nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người.
Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành,
yên vui.
Theo thống kê của cơ quan quản lý văn hóa, hiện nước ta có gần 8.000 lễ hội, đa số
là lễ hội dân gian và hơn một nửa là do cấp xã quản lý. Nhiều lễ hội diễn ra trong khoảng
2-3 ngày, nhưng cũng có lễ hội diễn ra trong nhiều tháng, thu hút hàng triệu người tham
dự, tiêu biểu là Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Hội xuân Yên Tử, Hội Lim, Lễ
hội Đền Trần,...
Lễ hội xuất phát từ tín ngưỡng dân gian như thờ cũng tổ tiên, tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái con người,.. Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người
tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Tuy nhiên những năm gần đây, một số hiện tượng tiêu cực, làm xói mịn giá trị tốt
đẹp của lễ hội vẫn đang tồn tại như: tệ nạn đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề


mê tín dị đoan... Trước tình hình đó, Chính phủ và Bộ VHTTDL đã có những chỉ đạo sát
thực nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội.


Trong xã hội ngày nay, con người lạm dụng tín ngưỡng trong lễ hội cách thái quá
làm cho các lễ hội truyền thống dần biến chất, bạn bè quốc tế có cái nhìn nhận thiếu mỹ
quan về văn hóa Việt.
Được tận mắt chứng kiến một số lễ hội, em thấy rõ được những mặt hạn chế của
ban tổ chức, ban quản lý, và đặc biệt là ở nhận thức và ý thức của người dân đi hội. Quan
họ ngả nón quyên tiền, rồi buôn bán chộp giật, tranh giành khách, gửi xe q giá, chặt
chém phí dịch vụ,… là những gì chướng tai gai mắt ở các lễ hội đầu năm. Khá chính xác
khi người ta dành cho lễ hội các cụm từ: “Buôn thần bán thánh”, “kinh doanh công
đức”…
Hiện nay, đi đến hầu hết các chùa chiền, hịm cơng đức được đặt ở mọi lối đi, mọi
ngóc ngách: ngồi cổng, lối rẽ, bên bàn thờ,…làm mất đi tính thiêng liêng nơi thờ tự.
Tâm lý của những người đi chùa, họ cầu mong sức khỏe, giàu sang,…họ muốn làm nhiều
việc tốt để thần linh phù hộ độ trì, đi đến đâu thấy hịm cơng đức họ khó có thể bỏ qua.
Đó là sự lạm dụng lòng thiện tâm của mọi người hoặc có thể nói là ý thức kinh doanh
lịng cơng đức của chính Ban tổ chức, Ban quản lý các lễ hội, di tích.


Hình ảnh: Hịm cơng đức trên bàn thờ
Bên cạnh đó, trong việc dâng lễ vật và cúng bái, người ta còn đưa vào dịch vụ cho
thuê mâm đồng đĩa bạc, làm cho thần thánh bỗng trở nên “khó tính”. Hiện tượng này
khiến cho việc cúng bái mất đi tính chất linh thiêng, người ta lạm dụng kinh doanh vật thờ
cúng nhằm gây lợi nhuận cho cá nhân. Không chỉ vậy, người ta còn kinh doanh các dịch
vụ ăn uống với giá đắt đỏ. Ở đâu có hội, là ở đó hàng quán mọc lên hàng loạt, giá của
những lon nước vọt lên đến gấp đôi gấp ba giá niêm yết, thức ăn chưa chắc đã đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Gía vé xe cũng trở nên giá cắt cổ,…
Trong lễ hội, hình ảnh những người ăn xin, ăn mày trở nên phổ biến hơn cả. Họ
nằm la liệt khắp các nẻo đường, khắp các lối đi, giả nghèo giả khổ chìa nón chìa tay xin
tiền, xin ăn. Buồn thay là có những người khỏe mạnh như những người bình thường khác,
nhưng bỏ qua lịng tự trọng cá nhân, giả bệnh tật, nghèo khổ, la lết để ngửa tay xin tiền
những người đi hội.



Hình ảnh: Người ăn xin trong lễ hội
Tại lễ hội đền Trần, nếu có hiển linh, chắc chắn Đức thánh Trần cũng không thể
chấp nhận được màn xin lộc bị biến thành trị cướp lộc. Từ việc thành kính cầu xin nhằm
động lòng trắc ẩn của ngài đã bị biến thành trò mua bán, cướp từ nhành hoa, cành lộc…
cho đến lá ấn miễn sao đạt được mục đích là đến đền và có thứ gì đó gọi là “lộc” đem về.
Đến đây thói xấu của khơng ít người đã được bộc lộ. Và cũng chẳng hiểu từ căn nguyên
nào mà người ta lại cho rằng hoa trong đền cũng là lộc, cứ đà này nói khơng q, nếu ban
tổ chức khơng bảo vệ tốt có lẽ ngói lợp đền cũng bị người ta lấy với một giải thích để
biện minh cho hành vi sai trái rằng đó là “lộc”. Phản cảm hơn, khi kiệu đang được rước
thì trong biển người đang xơ đẩy kia có khơng ít người sẵn sàng cúi mình ngang, thậm chí
là thấp hơn đầu gối của những người rước kiệu, của đội ngũ bảo vệ hịng mong tiếp cận
kiệu để giật được một thứ gì đó. Khơng thể gọi đây là tâm linh, là lịng thành mà phải gọi
đây là lòng tham, là mê muội.


Hội Lim ngày nay cũng khác với ngày xưa. Đến hội Lim, ta bắt gặp hình ảnh
những liền anh liền chị vừa hát quan họ vừa cầm cơi xin tiền. Đâu mất rồi những hình ảnh
đẹp đẽ và duyên dáng ngày xưa.

Hình ảnh: Liền anh liền chị xin tiền
Dù chưa có một thống kê nào chỉ ra mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cuộc chọi trâu
được nâng lên thành lễ hội, tiêu tốn bao nhiêu con trâu khỏe mạnh và dân ta đã đổ ra bao
nhiêu tiền bạc, thời gian vào những lễ hội như thế. Nhưng có thể thống kê được tại lễ hội
chọi trâu mới toanh ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa qua, đã có hơn 30 chú trâu bị xẻ thịt.
Cũng như những hội chọi trâu khác, trong con mắt của nhiều người, hội chọi trâu Phúc
Thọ trở thành “hội thịt trâu”, một “cuộc thịt rượu” không hơn không kém. Theo tục cũ,
chỉ con trâu thắng trận mới mang ra xẻ thịt để tế thần và mời du khách. Cịn bây giờ, tồn
bộ các con trâu chọi đều bị xẻ thịt và bán với giá cắt cổ. Ở hội chọi trâu Phúc Thọ, rẻ thì

cũng ngót ngét 1 triệu đồng/kg (với con giành giải ba), từ 4 - 5 triệu đồng/kg (con giành
giải nhất); riêng chiếc thủ của “ngưu vương” đã có giá 10 triệu đồng... Thử hỏi, tổ chức
bảo vệ động vật hoang dã thế giới sẽ nhìn nhận và đánh giá thế nào về lễ hội chọi trâu của
Việt Nam đây.


Việc có quá nhiều lễ hội bao gồm cả những lễ hội mang nhiều yếu tồ mê tín, dị
đoan cũng là phản ánh thực trạng dân trí cịn thấp của nhân dân và cũng là tàn dư của xã
hội phong kiến trong xã hội hiện tại. Một xã hội phát triển, thu nhập đầu người cao thì
nhu cầu giải trí, tìm đến chốn tâm linh để cho tinh thần thanh thản giải tỏa những lo âu,
phiền muộn của cuộc sống thường nhật, được thư giãn tinh thần với những trò chơi vui
vẻ.
Đứng trước thực trạng trên, em xin có một vài giải pháp để khắc phục phần nào
những hạn chế:


Bộ VHTT DL cần có những quy định nghiêm ngặt hơn trong việc tổ chức các lễ
hội. Đề ra những quy định cụ thể và mục đích rõ ràng của lễ hội, tránh tình trạng tổ chức

lễ hội tràn lan hay những hoạt động nhỏ nâng cấp thành lễ hội.

Các lễ hội cần có sự phối hợp của các cơ quan chuyên ngành, để lễ hội được tổ
chức mang tính khoa học và văn minh hơn.

Ban tổ chức và quản lý các lễ hội cần có những quy định cụ thể về các khâu trong
tổ chức, phân chia khu vực lễ hội phù hợp, tránh lộn xộn.





Ban tổ chức và quản lý lễ hội cần chọn lọc các trò chơi trong lễ hội sao cho phù
hợp, tránh các trị chơi như: Chiếc nón kì diệu, Tơm cua cá, Đồng xèng, ….là những trị

mang tính chất câu tiền người xem hội, lừa bịp.

Quản lý tốt hệ thống dịch vụ( ăn uống, coi xe,..), tốt nhất là cho mức giá niêm yết.

Phối hợp với ban an ninh khu vực để đảm bảo cho việc trật tự an toàn xã hội.






×