Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục
A.LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................2
B. NỘI DUNG CHÍNH
I.LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. NỀN TẢNG LÝ LUẬN
CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ............................................3
1. Những cơ sở để phân tích đời sống xã hội........................................................3
2. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội:................................................................5
II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY......................................................................................................................6
1.Sự phát triển cửa các hình thái kinh tế - xã
hội..................................................6
2. Hình thái kinh tế xã hội của C.Mác trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay....................................................................................................7
3. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ..........................................8
III. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ
NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC
TA.......................................................................................................................9
1.Mục tiêu...........................................................................................................9
2.Phương hướng..................................................................................................9
C.KẾT LUẬN.....................................................................................................15
Tài liệu tham khảo ............................................................................................16
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. LỜI NÓI ĐẦU
Theo Bách Khoa toàn thư, Hình thái kinh tế chính trị là một phạm trù cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ một cấu trúc xã hội ở từng giái đoạn
lịch sử, dựa trên một phương thức sản xuất nhất định với kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho cơ sở kinh tế của xã hội và với một kiến trúc thượng tầng
được xây dựng trên cơ sở đó. “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã
hộilà một quá trình lịch sử tự nhiên”. Trong những hoàn cảnh lịch sử và điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định của thời đại, có những quốc gia dân tộc có thể
bỏ qua một hoặc hai giai đoạn của quá trình phát triển xã hội để tiến thẳng
lên một hình thái cao hơn. Về vấn đề “ Lý luận hình thái kinh tế xã hội đối
với cách mạng xã hội” của Mác là một bước đột phá nền tảng lý luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời
là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, là cơ sở
phương pháp luận của sự phát triển khoa học về quá trình vận động và phát
triển xã hội. Vận dụng điều này vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, Đảng ta
khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tác rời nhau. Xây
dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về
chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tình chất quá độ .Viết đề tài “Lý
luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước
ta” giúp ta thêm phần hiểu rõ về hình thái kinh tế xã hội của Mác. Đó là quy
luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối
cách mạng Đảng.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. NỀN TẢNG LÝ LUẬN
CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1. Nhữ ng cơ s ở đ ể phân tích đ ời sống xã hội.
a. Cơ sở lý luận:
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối
tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách
quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình
thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức
tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
kiên trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng
và tác động qua lại lẫn nhau.
Cơ sở đầu tiên khi xây dựng quan niệm duy vật lịch sử C. Mác và P.
Angghen “là tiêu đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự
tồn tại của những cá nhân, con người sống”. Xã hội dưới bất kỳ hình thức
nào cũng là sự liên hệ và tác động qua lại giữa người với người, trên cơ sở
đó họ có những đề xuất, những biện pháp, những phương hướng hướng con
người đến cuộc sống tốt đẹp. Nhưng do những hạn chế về lịch sử mà con
người đã mắc phải nhiều sai lầm. Để khắc phục điều này, triết học Mác đã có
những phát hiện đóng góp vào phương thức tồn tại của con người. Xuất phát
từ cuộc sống con người hiện thực. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của
con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Mặt khác, các quy định hành
vi lịch sử đầu tiên cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động trong suốt
lịch sử của mình là nhu cầu và lợi ích, P.Angghen đã viết: “... đã phát hiện ra
quy luật phát triển của lịch sử loài người nghĩa là tìm ra sự thực đơn giản ...
là trước hết con người phải ăn, mặc, ở, trước khi có thể lo đến chuyện làm
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo...” Vì vậy mà hoạt động lịch sử đầu
tiên của con người là sản xuất ra những tư liệu cần thiết để thoả mãn những
nhu cầu của mình. C.Mác xác lập nguyên lý có tính chất phương pháp luận
để giải quyết vấn đề này là: “không phải ý thức con người quyết định sự tồn
tài của họ, trái lại chính sự tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ”. Chính
quy luật xã hội là yếu tố lặp đi lặp lại của quá trình hiện tượng đời sống xã
hội.
b. Cơ sở thực tế:
Thực tiễn của Việt Nam và một số nước khác hiện nay vẫn đang vững
bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tự đẩy mạnh công cuộc đổi mới
và cải cách, mở rộng giao lưu hội nhập và hợp tác quốc tế chính là bằng
chứng sinh động, vững chắc khẳng định cho chân lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Mác - Angghen về hình thái kinh tế - xã hội. Tại Đại hội X
vừa qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “giá trị định hướng
và chỉ đạo có ý nghĩa to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)”. Đường lối, quan niệm của Đảng ta
coi cách mạng Việt Nam đang ở “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” mà
chưa phải đã ở trong chủ nghĩa xã hội “phát triển” hay ở “giai đoạn đầu” của
chủ nghĩa xã hội, là xuất phát từ chính tình hình thực tiễn đất nước ta. Đường
lối, quan niệm đó cũng là duy nhất đúng đắn và phù hợp tình hình thực tiễn
đất nước ta, và cũng là duy nhất đúng đắn, phù hợp với lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội:
a. Hình thái kinh tế - xã hội chính là xã hội xét trên góc độ kinh tế. Bao
gồm ba mặt:
- Lực lượng sản xuất
- Quan hệ sản xuất
- Kiến trúc thượng tầng.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng
tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách
quan của xã hội. Nguồn gốc xâu xa của sự vận động phạt triển của xã hội là
ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản
xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Quá trình đó diễn ra một
cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I.Lênin đã viết:
“Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem
quy những quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng
sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát
triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Hình thái kinh tế - xã hội là một cặp phạm trù của chủ nghĩa quy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một trình độ
nhật định. Hình thái kinh tế - xã hội đặt nguyên tắc phương pháp luận khoa
học để nghiên cứu tất cả các mặt của xã hội. Nói cách khác phạm trù hình
thái kinh tế - xã hội cho phép nghiên cứu về xã hội cả về mặt loại hình và về
mặt lịch sử. Xem xét đời sống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất
định.
b. Kết cấu về chức năng của các yếu tố cấu thành.
Sự tác động của những quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế
- xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao, đó là con đường phát triể
chung của nhân loại. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi
phối bởi các quy định chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự
nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, về điều kiện quốc tế. Sự ra đời
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một
phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.
Học thuyết đó đã chỉ ra: Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu
nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt
thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội không phải
là những tổng số, những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cái nhìn riêng lẻ,
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mà xã hội là một chỉnh thể toàn diện có cơ cấu tổ chức phức tạp. Trong đó có
những mặt có vai trò cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và kiến
trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật mà mỗi
hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết
định.V.I.Lênin viết: “lực lượng sản xuất hấp dẫn toàn thể nhân loại là công
nhân, là người lao động”. Còn quan hệ sản xuất đó là tiêu chuẩn khách quan
để nhận biết xã hội cụ thể khác đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử.
Về kiến trúc thượng tầng thì mỗi yếu tố của nó có đặc thù riêng, quy luật
riêng nhưng không tồn tại tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau,
đều này sinh trên cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Trong
xã hội có tính chất đối kháng, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng do điều
kiện sản xuất thống trị quy định.
Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn ngay từ cơ
sở hạ tầng. Chính nhờ nhà nước mà tư tưởng giai cấp thống trị toàn bộ đời
sống xã hội. Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng của toàn bộ đời
sống tinh thần của xã hội và quyết định cả tính chất đặc trưng cơ bản của
kiên trúc thượng tầng xã hội.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội là mô hình lý luận về xã hội. Trong
thực tế các sự kiện lịch sử mang tính chất không lặp lại, hêt sức phong phú
các yếu tố tinh thần và vật chất, kinh tế và chính trị. Hình thái kinh tế - xã
hội chỉ phản ánh mặt bản chất những mối quan hệ bên trong, tất yếu lập lại
của hiện tượng ấy. Từ hình thái đa dạng cụ thể, lịch sử bỏ qua những chi tiết
cá biệt, dựng lại cấu trúc ổn định và lôgic phát triển của quá trình lịch sử. Bất
kỳ trong giới tự nhiên hay trong xã hội đều không có và không thể có hiện
tượng “thuần tuý”, đó chính là điều mà phép biện chứng của C.Mác đã nêu
lên.
Hình thái kinh tế - xã hội đem lại những nguyên tắc phương pháp luận
11