Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài soạn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 31 trang )

Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi

MỤC LỤC
TÊN NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng chung của nhà trường :
2. Thực trạng của lớp dạy :
3. Cơ sở lí luận và thực tiễn
II. GIẢI PHÁP
1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng
Việt
2. Quy trình tổ chức trò chơi
3. Thiết kế trò chơi học tập
4. Sử dụng trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5.
5. Giới thiệu một số trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5
III. KẾT QUẢ
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
II. KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
2
3
4
5
5



8
25
27
27
28
30
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
1
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là môn học hình thành ở học sinh các kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và để giao tiếp, có
thể nói môn Tiếng Việt là môn công cụ để học các môn học khác. Do đó môn
Tiếng Việt rất quan trọng.
Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện nay, việc sử dụng các loại trò
chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một phương pháp dạy học có hiệu
quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới, tích
cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng tiếng Việt của mình. Việc
xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu
cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việc cần
thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo
tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”.
Trong quá trình làm việc, học tập của con người, vui chơi là một hoạt động
bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Vui chơi không những
giúp cho các em được thoả mãi rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà
nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn
bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ…thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn

thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục
tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 5
nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ việc học.
Học sinh của trường nơi tôi công tác chủ yếu là dân tộc, vốn hiểu biết và
việc học môn Tiếng Việt của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhận thấy
nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt trong dạy
học sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì :
- Trò chơi giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời,
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
2
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống qua hoạt động chơi.
- Trò chơi học tập nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không
khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự
giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
- Trò chơi phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng
cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng
đội khi tham gia trò chơi học tập.
- Trò chơi phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình
huống khi tham gia trò chơi.
Ngoài ra, trong năm học này, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề CCM
của tổ chức Oxfam phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương
pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai
… đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào
giảng dạy nhằm phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của
học sinh. Mong muốn ý tưởng trên ngày càng hoàn thiện, giúp ích cho học
sinh nên tôi chọn đề tài: “Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi”

II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...sự

hiểu biết giữa các thành viên trong xã hội. Người ta thường giao tiếp với nhau
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
3
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
bằng ngôn ngữ. Học sinh cũng vậy, ngôn ngữ thường là phương tiện duy nhất
trong các buổi học trên lớp (nghe, đọc nói, viết).
Trong quá trình dạy học, theo chương trình SGK trọng tâm là trang bị cho
học sinh các kĩ năng Tiếng Việt dưới các hình thức Luyện tập, làm bài tập,
phát hiện...Các kĩ năng ngôn ngữ hình thành cho học sinh trong các phân môn
Tiếng Việt lớp 5 thường là trả lời câu hỏi; so sánh; làm theo mẫu; đặt câu; tìm
từ đồng nghĩa, trái nghĩa; điền vào chỗ trống; đánh dấu vào câu trả lời đúng;
xác định... Chỉ nghe thôi đã thấy khô khan, không cuốn hút học sinh. Có thu
hút sự chú ý của học sinh thì cũng chưa huy động sự tư duy, kích thích sự sáng
tạo của tất cả học sinh. Đó mới chỉ phát triển ngôn ngữ học sinh ở mức trung
bình.
Giáo viên thường không hiểu rõ và sâu sắc vai trò của trò chơi trong khi
dạy học ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trò chơi trong quá trình dạy
học ở Tiểu học không có nhiều, chủ yếu là do giáo viên sáng tạo, lồng ghép
trong khi dạy giúp học sinh thay đổi không khí lớp học, tránh sự mệt mỏi.
Nếu trong bài tập của một phân môn Tiếng Việt được tổ chức với một trò
chơi, học sinh sẽ thật sự thoải mái, tư duy của các em sẽ tốt hơn và có nhiều sự
sáng tạo. Hơn thế nữa là qua trò chơi không chỉ phát triển ở học sinh về mặt
ngôn ngữ mà còn phát triển ở học sinh thái độ, tình cảm, ý thức kỉ luật tự giác,
thẩm mĩ, thể lực...
Vì vậy, dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi học tập thật sự quan trọng và cần
thiết trong mỗi tiết học, trong mỗi phân môn của môn Tiếng Việt.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở
lớp 5 nói riêng.
- Một số trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5.

- Cách thiết kế trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5.
- Sử dụng các trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
4
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng chung của nhà trường :
Những năm học vừa qua, theo chương trình đổi mới SGK, đổi mới phương
pháp dạy học Tiếng Việt, việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo
viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng gượng ép, miễn cưỡng.
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc
đưa trò chơi học Tiếng Việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học
cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Tình trạng trên là do giáo viên chưa nhận
thức được hết tác dụng, vai trò của trò chơi trong giờ học Tiếng Việt. Mặt
khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc
kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ
chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả.
Với mục đích giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học.
Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những
kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, dạy
học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi là viêc làm có nhiều ích lợi.
2. Thực trạng của lớp dạy :
Năm học 2009 - 2010, tôi được phân công dạy lớp 5A, trường Tiểu học
Nguyễn Trãi. Lớp tôi có 26 học sinh trong đó có : 13 em nữ, 13 em nam, học
sinh đồng bào dân tộc 17 em, học sinh dân tộc Kinh là 9 em nên việc giao tiếp
của các em còn hạn chế, không mạnh dạn, thiếu tự tin. Các bài tập đưa ra đều
các em khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều sâu. Vốn hiểu biết
của các em không được mở rộng. Các em không năng động, không có ham
thích học Tiếng Việt. Với mong muốn lớp học của mình hoạt động sôi nổi hơn

trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Tiếng Việt. Tôi thiết kế các trò chơi
trong giờ học Tiếng Việt đưa vào áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
5
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
3. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Trong thực tế khi dạy học Tiếng Việt, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng
đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi học
tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích
sự tư duy và nhận thức trí tuệ của các em.
Trò chơi học tập Tiếng Việt là những trò chơi được lồng ghép trong một
giờ học, một hoạt động trong tiết học biến việc học tập trên lớp thành một
cuộc chơi, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng dễ dàng hơn, hào
hứng hơn.
Dạy học Tiếng Việt 5 với trò chơi cuốn hút học sinh tiểu học bởi các đặc
trưng của nó: Trò chơi là một hoạt động tự nguyện, không gò ép, bắt buộc.
Động cơ chơi không nằm trong kết quả mà nằm trong quá trình chơi. Trò chơi
mang tính tự do nên khi tham gia học sinh hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ,
trong hành động suốt quá trình vui chơi, do đó có thể phát huy cao nhất khả
năng sáng tạo của mình mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh,
không bị người khác chi phối. Trong sự tự do vui chơi, trong không khí cổ vũ
sôi nổi của tập thể, học sinh sẽ phát huy mọi khả năng vốn có của mình, làm
cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Trò chơi là một hoạt
động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ; nhiều trò chơi được sử dụng nhiều
lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia, người xem và người tổ chức. Bởi lẽ,
cả quá trình chơi cùng kết quả vui chơi luôn là một ẩn số bất ngờ với tất cả.
Trong khi tham gia, người chơi luôn thể hiện sự sáng tạo của mình, luôn tạo ra
kịch tính, tạo ra những tình huống bất ngờ, khó dự đoán trước, khiến khán giả
phải chăm chú, say sưa theo dõi.
Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập cùng lúc đáp ứng cả hai nhu cầu

của học sinh, nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập. Trò chơi học tập tạo nên
hình thức “chơi mà học, học mà chơi” đang được khuyến khích ở tiểu học và
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
6
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
việc sử dụng trò chơi trong giờ học là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh
học tập và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Dạy học Tiếng Việt với trò chơi học tập sẽ kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội
để học sinh tự thể hiện mình .
Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích
thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách
sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận
dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội .
Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được
nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần
cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi học tập Tiếng Việt rất cần thiết trong
giờ học Tiếng Việt ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung.
Giờ học Luyện từ & câu tại lớp 5A
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
7
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
II. GIẢI PHÁP
1. Tìm hiểu Vai trò của trò chơi trong dạy học tiếng Việt
Dưới đây, tôi sẽ phân tích các vai trò của trò chơi học tập trong việc dạy và
học môn tiếng Việt ở các lớp bậc tiểu học để thấy rõ hơn nhận định trên.
a. Dạy học với trò chơi thực hiện chức năng luyện tập thực hành.
Dạy học Tiếng Việt với trò chơi thực hiện chức năng của hoạt động thực
hành vì các em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học khi tham gia
vào trò chơi. Các em được hình thành những kĩ năng phân biệt được bản chất
trong các kiến thức tiếng Việt ở mỗi trò chơi, hiểu được sâu sắc và đầy đủ hơn

các tri thức đã học. Với các trò chơi Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở
chữ cái đầu, Thi đặt câu theo mẫu, Thi tìm từ ghép có cùng một tiếng… các em
hiểu rõ hơn về cấu tạo của từ, của câu tiếng Việt, góp phần hình thành và rèn
luyện kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn. Qua đó, những thiếu sót trong hoạt động
trí tuệ và trong tri thức của các em cũng được phát hiện. Từ đó giáo viên có
biện pháp bổ sung và điều chỉnh kịp thời cho các em.
Nói cách khác, trò chơi tiếng Việt còn là một trong những phương tiện để
khắc phục những trở ngại khác nhau trong hoạt động trí tuệ của từng em thông
qua các trò chơi cá nhân và tập thể. Bởi vì đã là trò chơi thì phải có trao đổi tư
tưởng, tri thức giữa các thành viên trong một nhóm khi tham gia trò chơi.
Thông qua trò chơi, các em có điều kiện để thể hiện mình, biết hợp tác với bạn
bè để tìm được cách trả lời tốt nhất.
b. Dạy học với trò chơi là phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ
Trong trò chơi, khi chơi trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều
hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những dữ kiện và
đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò
chơi. Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ những điều kiện của trò chơi, thì sẽ
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
8
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
hành động một cách tự phát và không đạt được kết quả chơi. Bởi vậy, để trò
chơi được thành công buộc các em phải tập trung chú ý và ghi nhớ một cách
chủ động.
Dạy học Tiếng Việt với trò chơi đẩy mạnh sự phát triển năng lực trí tuệ và
phục vụ cho mục đích ấy vì đôi khi trò chơi đề ra cho các em “bài toán” trí
tuệ, và việc giải quyết các “bài toán” này đòi hỏi phải thể hiện những hình
thức hoạt động trí tuệ muôn hình, muôn vẻ. Trong khi tham gia trò chơi, để
giành phần thắng, các em phải linh hoạt, tự chủ, phải độc lập suy nghĩ, phải
sáng tạo và có lúc phải tỏ ra quyết đoán.
Do đó, trò chơi học tập tiếng Việt tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng,

khả năng linh hoạt độc lập sáng tạo cần thiết cho hoạt động học tập và lao
động sau này của các em.
c. Dạy học với trò chơi kích thích hứng thú nhận thức.
Dạy học Tiếng Việt với trò chơi bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học
sinh tự củng cố kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói
quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò
chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào
sánh được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu
được tổ chức dưới hình thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh
sẽ tăng lên. Như vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học tiếng Việt là
một trong những biện pháp tăng cường tích cực hoá hoạt động học tập của học
sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các
tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học và
thầy cô giáo.
Học sinh tìm được phương án giải khác nhau cho một trò chơi giúp các
em hiểu sâu sắc hơn về những tri thức đã học, có thói quen tìm tòi phương án
giải quyết tốt nhất, hay nhất và đơn giản nhất. Và khi đó, các em thể hiện niềm
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
9
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
vui, hứng thú với những thành tích mà mình đạt được, thể hiện niềm vui do trò
chơi mang lại và cảm thấy vui sướng khi được tham gia vào trò chơi. Từ đó
hình thành ở các em tính tích cực, ý thức tự giác trong học tập, bởi vì: “Trong
giờ lên lớp nào mà tư duy tích cực được kích thích thì cũng sẽ xuất hiện thái
độ tích cực đối với học tập, sẽ hình thành hứng thú nhận thức”.
Chính vì thế trò chơi là chiếc cầu nối môn tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì
thông qua trò chơi các em thấy ứng dụng quan trọng của môn tiếng Việt trong
thực tiễn. Và như vậy là đã phát huy được tính tích cực nhận thức của các em.
d. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
ngôn ngữ và trí tưởng tượng

Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một
trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu các em không diễn đạt được
mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu không hiểu
được lời chỉ dẫn của thầy cô hay lời bàn bạc của các bạn cùng chơi, thì không
thể nào tham gia vào trò chơi được (hoặc tham gia không có kết quả). Để đáp
ứng được những yêu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một
cách rõ ràng, mạch lạc. Trò chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển
ngôn ngữ một cách nhanh chóng.
Trong khi chơi, trẻ ra sức tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi đóng vai) và
vì vậy ngôn ngữ trao đổi rất phong phú. Những hình ảnh tưởng tượng vừa
ngây thơ vừa đáng yêu (cũng có lúc phi lí) này không chỉ đem lại cho tuổi thơ
niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn lên, dù đó là người lao
động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ. Phương tiện có hiệu quả nhất
để nuôi dưỡng trí tưởng tượng - đó là trò chơi.
e. Dạy học Tiếng Việt với trò chơi giúp hình thành đức tính trung thực, có
kỉ luật, tính độc lập, có ý thức cao
Việc các em tiếp nhận và tuân theo những quy tắc giúp các em có khả năng
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
10
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
tự kiềm tra và kiểm tra lẫn nhau trong trò chơi. Khi tham gia vào trò chơi,
nhập vai quan hệ với các bạn cùng chơi buộc các em phải đem những hành
động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung
của trò chơi. Để giành phần thắng trong các trò chơi tập thể, các em phải biết
cùng chơi, biết giúp đỡ lẫn nhau, biết dung hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập
thể, tức là các em biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực của xã hội.
Hơn nữa, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, để tổ (nhóm) mình
giành phần thắng, các em ở trong tổ thi đua nhau cùng làm bài và giữ gìn trật
tự. Qua đó, có thể giáo dục đức tính trung thực, thật thà, ý thức tổ chức kỉ luật,
ý thức tự giác, tính độc lập, tự chủ và ý thức tôn trọng tập thể của các em.

Khi đã xác nhận rằng vui chơi là một hoạt động cần thiết của học sinh tiểu
học, thì đồng thời cũng cần nhận biết rằng việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là
cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ
chức cuộc sống của trẻ, vì trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người.
2. Quy trình tổ chức trò chơi
Trò chơi học tập môn Tiếng Việt thông qua 5 bước :
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến luật chơi.
- Tiến hành chơi.
- Rút ra kiến thức.
- Đánh giá kết luận.
3. Thiết kế trò chơi học tập
Để dạy học với trò chơi hiệu quả, giáo viên phải biết thiết kế hoặc sáng tạo
một số trò chơi sẵn có để giảng dạy. Trước khi thiết kế cần :
- Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.
Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là
cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
11
Dạy học Tiếng Việt 5 với một số trò chơi
trò chơi khác nhau.
- Tiến hành thiết kế trò chơi
Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi,
cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội
dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác
định mục tiêu bài tập, của tiết học . Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng
cần thiết cho học sinh.
Một nội dung của bài học có thể tổ tổ chức các trò chơi khác nhau.
Ví dụ : Bài tập trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 trang 59 yêu cầu xếp các từ
sau thành hai nhóm : một nhóm gồm các từ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực

hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các từ chỉ hoạt động bảo
vệ trật tự, an ninh.
Ta có thể tổ chức các trò chơi sau :
Trò chơi đối đáp.
Giáo viên phân thành hai nhóm. Từng thành viên hiểu từ nào thì hỏi thành
viên khác của nhóm bạn xem từ đó thuộc nhóm nào. Trả lời đúng thì được 1
điểm. Sau đó đổi ngược lại thành viên nhóm bạn hỏi lại nhóm mình. Cuối
cùng tổng hợp điểm của hai nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó
thắng cuộc.
Trò chơi Tìm nhà.
Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ từ. Từ đó có thể là chỉ người, cơ
quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh, một nhóm gồm các
từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an
ninh. Học sinh cầm thẻ thuộc nhóm từ nào thì đi về nhóm từ đó. Căn cứ vào
kết quả sẽ biết được em nào hiểu bài.
Trò chơi chung sức.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng
nhóm bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Lượng - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi
12

×