Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Cấp Quận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.96 KB, 7 trang )


Như chúng ta đã biết, học sinh ở lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến rõ rệt.Khi còn ở
mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi nhưng vào lớp một thì các em sẽ có thêm một hoạt động
nữa là” học”.Vì thế tâm sinh lí,tư duy và hành động của các em sẽ chuyển dần từ thụ động sang chủ động,
trực quan sinh động.Và khoảng thời gian lớn trong ngày của các em chính là ở ngôi nhà thứ hai” trường học” .
Cho nên ở đây mới là nơi, là môi trường để các em được vận động mình. Tức là được học, vui chơi,sáng tạo,
đặc biệt là đưôc thỏa trí thông minh của mình trong học tập.
Như thế, nếu trong giờ học mà chỉ có duy nhất hoạt động một chiều là thầy nói trò nghe, thầy đọc trò
viết và học sinh chỉ cần ngồi yên để “ học và học”. Nếu học sinh chỉ ngồi yên mà nghe thầy giảng thì học sinh
ấy sẽ tiếp thu được bao nhiêu? Và không khí lớp học ấy như thế nào? Tôi thiết nghĩ chẳng mấy chốc mà tất cả
học sinh chỉ muốn ở nhàđể ngủ hơn là đến lớp.Vậy làm thế nào để các em đều yêu đến lớp ,để các sẽ cảm
thấy tiếc khi phải nghỉ học vì một lí do nào đó.
Đó là tất cả những gì mà mỗi người giáo viên chúng ta đều có thể cảm nhận được và luôn mong muốn
làm một điều gì đó cho các em thân yêu của mình.Phải chăng chúng ta hãy tự” cải tổ” các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học trong từng hoạt động dạy để giờ học được sinh động và hấp dẫn hơn.
Và bên cạnh các phương pháp dạy học phát huy tinh tích cực, sáng tạo hiện nay. Tôi xin được trình bày
một số trò chơi học tập nhằm giảm bớt sự nhàm chán trong tiết học và làm cho giờ học thêm phần lí thú.

Sau đây là một số trò chơi học tập,với cùng một cách chơi, kiểu chơi nhưng dưới sự linh hoạt của
giáo viên thì chúng ta có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nhau.Cụ thể là:
A.Trò chơi:
a/ Cách chơi : _ Giáo viên đưa ra một số tranh, ảnh, vật mẫu, vật thật,...Cho học sinh xem nhanh, sau đó
yêu cầu học sinh nhắc lại tên các tranh, ảnh,.. vừa quan sát bằng cách trả lời miệng hoặc viết trên giấy.
_ Giáo viên có thể đưa ra một số bài tập đúng và sai. Yêu cầu học sinh quan sát và tìm ra bài làm sai.
b/ Hình thức: Nhóm , cá nhân.
c/ Tác dụng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, ghi nhớ và phản ứng nhanh lẹ.
d/ Ứng dụng:
1. TOÁN
_ Dạng bài tập điền Đ/S: Giáo viên đưa ra 2, 3 bài toán đúng và sai. Học sinh (nhóm) nào tìm rabài sai trước
là thắng.
VD: 1056 1056


x 3 x 3
3468 3068
_ Dạng bài tập lựa chọn.
VD: Dãy số nào sau đây được xếp theo đúng thứ tự từ bé đến lớn:
a.1365, 3561, 3156, 1653, 6531.
b. 2874, 4872,4827, 7428, 7482.
c.5802, 2058, 2508, 8052, 8082.
2. LTVC :
_ Bài Mở rộng vốn từ:
VD: Bài:” Quê hương” , giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về Cây đa, mái đình, con đò, dòng
sông,... Sau đó học sinh thi đua viết lại tên các hình ảnh vừa xem. Ai viết nhiều và đúng là thắng.
3. TNXH: áp dụng ở các bài học về cơ thể người, động vật, thực vật, …
VD: Bài Động vật: Giáo viên cho học sinh xem nhanh hình ảnh các con vật. Sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại
tên các con vật vừa xem.
B. Trò chơi
a. Cách chơi: Trong một thời gian nhất đinh học sinh thi đua ai làm bài nhanh và đúng nhất là thắng.
b. Hình thức: Thi đua cá nhân , nhóm
c. Tác dụng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài nhanh và tinh thần đoàn kết, hợp tác trong công việc.
d. Ứng dụng:
1. TOÁN
_ Thi điền nhanh các số liên tiếp trong dãy:
VD:
1200 1201 ----- ------ ------ ------ -----
_ Viết số thích hợp vào ô trống :
Số đã cho 3 6 4 7 5 0
Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị 8
Gấp 5 lần số đã cho 15
2. LTVC: áp dụng cho các bài MRVT
VD: Bài MRVT: “ Nghệ thuật” , học sinh thi tiếp sức điền từ vào bảng sau:
Từ ngữ chỉ người hoạt động

Nghệ thuật
Từ ngữ chỉ hoạt động
Nghệ thuật
Từ ngữ chỉ môn nghệ thuật
Diễn viên,.. Đóng phim,.. Điện ảnh,..

3. LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ:
VD: Tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng:
r d gi
4.TNXH:
VD: Bài “ Cơ quan thần kinh” : học sinh thi đua chọn vật đặt vào vị trí thích hợp
Vật có màu cam Qủa xù xì Vật có vị ngọt Vật có mùi thơm

C. Trò chơi:
a. Cách chơi: Giáo viên sẽ đưa ra một số câu hỏi gợi ý ( hay dữ kiện) theo từng mức độ từ khó đến dễ để
học sinh suy nghĩ và trả lời. Học sinh trả lời được ở mức độ gợi ý nào sẽ đạt số điểm tương ứng.
b. Hình thức: cá nhân, nhóm
c. Tác dụng: Kích thích học sinh suy nghĩ và trả lời, taọ phản ứng nhanh lẹ
d. Ứng dụng:
1. TOÁN:
_ Bài: Số có 4 chữ số
VD: Tìm số ?, biết:
* Số đó có 4 chữ số.
* Chữ số hàng nghìn là 9.
* Chữ số liền sau của số 9000.
_ Bài: Bảng đơn vị đo độ dài
VD: Viết tên một đơn vị đo độ dài?, biết:
* Là đơn vị lớn hơn m
* Gấp 100 lần m.
* Kí hiệu bắt đầu bằng chữ h.

2. LTVC:
_ Bài MRVT: Cộng đồng
VD: Đó là từ gì?, biết:
* Từ có 2 tiếng, thuộc chủ đề cộng đồng.
* Từ có nghĩa chỉ những người cùng làm việc chung với nhau
* Được bắt đầu bằng tiếng” cộng”
3. TNXH:
_ Bài Động vật
VD: Tôi là ai?, biết:
* Tôi sống ở biển.
* Và cả trong ao.
* Thân tôi có nhiều vảy.

* Tôi có 2 cái cánh.
* Và chiếc mỏ xinh xinh.
* Suốt ngày tôi bay lượn.

4. ÂM NHẠC:
Thường được áp dụng ở phần củng cố bài hoặc bài ôn tập. Giáo viên cho học sinh từng đoạn nhạc, yêu cầu
học sinh đopán tên bài hát.
D. Trò chơi:
a. Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một số thẻ từ. Những tấm thẻ này được ghi câu hỏi hoặc bài toán
và một số thẻ ghi đáp án. Lúc đầu các thẻ đều úp, sau đó học sinh thay phiên nhau mỗi người lật 2 thẻ bất kì.
Nếu lật được đáp án đúng với thẻ hỏi thì học sinh ấy được giữ thẻ, còn lật sai thì phải nhường lượt cho bạn
bên cạnh.Người thắng cuộc là người có nhiều cặp thẻ nhất.
b. Hình thức: nhóm
c. Tác dụng: Giúp học sinh có sự khéo léo khi lật thẻ và rèn kĩ năng trả lời nhanh.
d. Ứng dụng:
1.TẬP ĐỌC: Thường được áp dụng cho bài ôn tập
VD: Ôn các bài từ tuần 19 đến 21

Thẻ ghi tên các nhân vật Thẻ ghi tên bài tập đọc
Trần Quốc Khái Nhà bác học và bà cụ
Đặng Văn Ngữ Đối đáp với vua
Ê-đi-xơn Ong tổ nghề thêu
Ac-si-mét Người trí thức yêu nước
Cao Bá Quát Chiếc máy bơm
2.LTVC:
VD: On các kiểu câu

Thẻ ghi các câu văn Thẻ ghi các loại mẫu câu
Bố tôi là thợ xây vào hạng nhất. Ai là gì?
Mẹ giặt giũ quần áo cho cả nhà. Ai làm gì?
Bầu trời hôm nay tối đen như mực. Ai như thế nào?
3. TOÁN:
_ Bảng nhân chia:

Thẻ ghi phép nhân Thẻ ghi kết qủa
5 x 6 30
7 x 3 21
8 x 4 32
9 x 7 63
_ Đơn vị đo:

1km 1000m
1hm 100m
1dm 10m
_1_m
10
1m
4. TNXH:

VD: Bài Động vật:

Thẻ hình các con vật Thẻ ghi đặc điểm con vật

Có vảy

Có mỏ

Có bốn chân

Không có xương sống

Có lớp vỏ cứng
E. Trò chơi:
a. Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bức tranh đã được cắt thành nhiều mảnh ghép.Yêu cầu học
sinh ghép các mảnh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh. Sau đó nêu nội dung tranh hoặc giải đáp câu hỏi hay
bài tập đó.
b. Hình thức: nhóm
c. Tác dụng: Rèn sự khéo léo , nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết khi xếp để có thể xếp nhanh . Ngoài ra còn
giúp học sinh động não, suy nghĩ để giải toán hoặc trả lời câu hỏi.
d. Ứng dụng:
1. TẬP ĐỌC: Ap dụng cho phần củng cố bài hoặc ôn tập.
VD: Bài “Ngày khai trường”, giáo viên phát cho mỗi nhóm một bức tranh ứng với nội dung của mỗi khổ thơ.
Học sinh thi ghép tranh rồi đọc nhanh khổ thơ đó.
2. TOÁN: Bảng ghép sẽ là một bài toán hay một câu hỏi được cắt thành nhiều mảnh. Học sinh sẽ ghép
nhanh các mảnh lại thành bảng hoàn chỉnh rồi giải bài toán đó.
VD:
3. TNXH:
VD: Bài “Động vật”
Mỗi bức tranh là hình một con vật khác nhau đã được cắt thành các mảnh rời. Giáo viên xáo trộn các manh

rời ấy rồi phát cho mỗi học sinh một thẻ. Sau đó, học sinh sẽ đi xung quanh tìm các bạn có mảnh rời để ghép
thành hình một con vật rồi nêu tên con vật ấy.
4. ĐẠO ĐỨC :
Bức tranh vẽ các tình huống, sau khi ghép tranh học sinh sẽ giải quyết tình huống ấy hoặc nhận xét cách ứng
xử ấy là đúng hay sai.
5. MĨ THUẬT:
Tương tự sau khi học sinh ghép tranh sẽ nêu nội dung tranh hoặc cho biết tranh vẽ thuộc đề tài gì.
F. Trò chơi:

×