Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Môn chính sách văn hóa: Khảo sát bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.65 KB, 17 trang )

Khảo sát bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
1.

Đặc điểm của tổ chức

1.1.

Sự hình thành tổ chức (nguồn gốc, vị trí)

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Fine Arts
Museum, tiếng Pháp: Musée des Beaux-Arts du Vietnam), là một trong
những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản
văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ngôi nhà này (viện bảo tàng) được người Pháp xây dựng vào những
năm 30 của thế kỷ XX với chức năng là nơi dành cho con gái của các quan
chức người Pháp từ khắp Đông dương về Hà Nội trọ học. Năm 1962, nhà
nước Việt Nam giao cho Bộ Văn hóa cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp
kiến trúc phương tây được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc của đình
làng Việt nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt
Nam.
Địa chỉ hiện nay: 66 Đường Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội,
Việt Nam.
Bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là Ký túc xá của
một tổ chức kinh doanh của Giáo hội Gia tơ, mang tên "Gia đình Janne d'Art",
để làm nơi ăn ở cho con gái các quan chức Pháp trên tồn Đơng Dương, về
học tại Hà Nội.
Sau năm 1945, ngôi nhà này được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau. Sau năm 1962, Nhà nước đã giao cho Bộ Văn hoá để sửa sang thành
nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị
của Việt nam từ thời Tiền sử cho đén ngày nay
1.2.



Chức năng, nhiệm vụ

Nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

1


Sưu tầm kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu hiện vật
về lịch sử mỹ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia về lịch sử mỹ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng
hoặc gửi giữ.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng.
Với khoảng 1 vạn tác phẩm, hiện vật gốc, hiện vật phục chế, phiên bản,
tranh ảnh, bảo tàng trưng bày tại 16 phòng với nội dung
- Mỹ thuật các dân tộc trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam
- Mỹ thuật Việt Nam thời đại nguyên thuỷ và cổ đại (thời đại đá mới,
thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt
- Mỹ thuật Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ 11 - 18)
- Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (những tác phẩm tiêu biểu từ thế kỷ
11 đến thế kỷ 19).
- Tranh dân gian Việt Nam
- Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật trang trí dân gian Việt Nam
- Mỹ thuật Công nghệ Việt Nam hiện đại
- Mỹ thuật Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8/ 1945
- Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn chống Pháp (1946 - 1954)
- Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 đến nay.
Ngồi ra, Bảo tàng cịn có những sưu tập từ các triển lãm mỹ thuật

chuyên đề từ Trung ương đến địa phương như nghệ thuật điêu khắc đá cổ Việt
Nam, nghệ thuật thời đại đồ đồng, nghệ thuật gốm cổ Việt Nam, tranh dân
gian, tranh các dân tộc ít người, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc. Một số sưu
tập nghệ thuật thế giới cổ đại và cận - hiện đại qua các phiên bản...

2


Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một pho sử sống động về quá trình hình
thành phát triển của mỹ thuật Việt Nam.
1.3.

Cơ cấu tổ chức

Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Các phịng chun mơn, nghi
a) Phịng quản lý hiện vật;
b) Phịng Trưng bày-giáo dục;
c) Phịng Hành chính-Tổng hơp-Đối ngoại;
d) Đội Bảo vệ.
Tổ chức trực thuộc
a) Trung tâm Bảo quản-Tu sửa tác phẩm mỹ thuật;
b) Trung tâm Giám định tác phẩm mỹ thuật.
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có trách nhiệm quy định
nhiệm vụ cụ thể, bố trí, sắp xếp viên chức và người lao động theo cơ cấu chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các phòng, đội và tổ chức trực thuộc; xây
dựng và ban hành Quy chế làm việc của Bảo tàng.

3



Tầng 1

Mỹ thuật thời
Tiền sử- Sơ sử

Mỹ thuật từ
thế kỷ XI- XIX

Phòng triển
lãm

Tầng hầm:
trưng bày gốm

Tầng 2

Mỹ thuật nửa
đầu thế kỉ XX

Tranh sơn mài và
điêu khắc hiện
đại

Mỹ thuật dân
gian

Tầng 3

Tranh lụa và điêu

khắc hiện đại

Tranh giấy và
điêu khắc hiện
đại

4

Tranh mầu dầu
và điêu khắc
hiện đại


1.4.

Cơ sở vật chất

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng bày các tác phẩm,
mỹ thuật có giá trị của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc của Việt Nam qua nhiều thế
hệ.
Từ một ngơi nhà có kiến trúc kiểu châu Âu, toà nhà đã được cải tạo
mang nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng một bảo tàng mỹ
thuật.
Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Diện
tích tồn bộ khn viên bảo tàng khoảng 4200m2 và diện tích trưng bày là
1200m2. Từ năm 1997 -1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là
4737m2 với diện tích trưng bày trên 3.000m2. Bên cạnh trụ sở chính tại
đường Nguyễn Thái Học, Bảo tàng cịn có cơ sở 2 tại Hồng Cầu - Ơ Chợ
Dừa (Hà Nội) với một khơng gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử
dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các

cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 26/6/1966 chính thức trở thành
Viện.
Có hai khối nhà chính dùng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Hệ
thống trưng bày được chia thành 5 phần chính:
- Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử, gồm các hiện vật từ thời đồ đá, đồ đồng
và sơ kỳ đồ sắt.
- Mỹ thuật cổ từ thế kỷ 11 - 19, thuộc các triều đại từ Lý, Trần, Lê đến
Mạc, Tây Sơn và Nguyễn.
- Mỹ thuật thế kỷ 20, mỹ thuật cận đại (1925 - 1945) và hiện đại (1945
đến nay).
Bên cạch các sưu tập được trưng bày theo tiến trình lịch sử, tại đây cịn
giới thiệu 2 bộ sưu tập:

5


- Mỹ thuật dân gian.
- Nghệ thuật gốm Việt Nam.
Bảo tàng Mỹ thuật là một kho báu của nền nghệ thuật tạo hình Việt
Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách
bốn phương.
2.

Hoạt động của tổ chức

2.1.

Trưng bày
Các sưu tập trong hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng được


giới thiệu theo tiến trình lịch sử, theo loại hình và chất liệu về những giá trị
điển hình của kho tàng mỹ thuật các dân tộc Việt Nam, mỹ thuật dân gian, mỹ
thuật ứng dụng, mỹ thuật hiện đại... nhằm đem đến cho người xem dễ dàng sự
phát triển của mỹ thuật Việt Nam cũng như những nét độc đáo của các chuyên
đề mỹ thuật. Bên cạnh hệ thống trưng bày cố định, Bảo tàng cịn có phịng
trưng bày chun đề dành cho các hoạt động triển lãm, giao lưu nghệ thuật
trong và ngoài nước.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ hơn 20.000 hiện vật,
trong đó có trên 2.000 hiện vật được trưng bày cố định với các chủ đề chính
sau đây:
- Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử
- Mỹ thuật từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19
- Mỹ thuật từ thế kỷ thứ 20 cho đén này nay
- Mỹ thuật ứng dụng truyền thống
- Mỹ thuật dân gian
- Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 20 bao gồm sưu tập
gốm trục với từ 5 con tàu cổ
Trên 30 phòng trưng bày, suốt 3 tầng lầu, người tham quan bị thu hút
vào các hiện vật phong phú, với nét sáng tạo độc đáo, óc thẩm mỹ và bàn tay

6


tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Từ những đường
nét hoa văn rực rỡ trên các bộ quần áo dân tộc, đến những hiện vật bằng tre
nứa khá tinh xảo và những bức tranh, gà, lợn đơn sơ mà độc đáo của Đông Hồ
hay tượng đồng, tượng đá, tượng gỗ... Tất cả như đều phảng phất tâm linh dân
tộc, đậm chất truyền thống. Khác với các hiện vật trưng bày theo tiến trình
lịch sử, kho lưu giữ của bảo tàng cịn có nhiều hiện vật được hệ thống thành

bộ sưu tập và được bảo quản ở từng kho riêng với chế độ bảo quản thích hợp,
bao gồm:
- Bộ sưu tập hội hoạ: trên 6.000 tác phẩm
- Bộ sưu tập điêu khắc: trên 1.000 hiện vật
- Bộ sưu tập mỹ thuật truyền thống: trên 2.000 hiện vật
- Bộ sưu tập gốm: trên 6.000 hiện vật
- Bộ sưu tập mỹ thuật nước ngoài: trên 400 hiện vật
Bảo tàng mỹ thuật là một kho báu vô giá của nền nghệ thuật tạo hình
Việt Nam và là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách bốn phương
2.2.

Hoạt động sưu tầm và bảo quản hiện vật

Các loại hiện vật trưng bày:
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện giữ trên 18.000 hiện vật trong nước
tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.


Mỹ thuật thời Tiền sử - Sơ sử.

o

Mỹ thuật thời kỳ đồ đá.

o

Mỹ thuật thời kỳ đồ sắt.




Mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX.

o

Mỹ thuật thời Lý - thời Trần

o

Mỹ thuật thời kỳ Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.

o

Mỹ thuật thời Tây Sơn - thời Nguyễn.



Mỹ thuật đương đại (tranh tượng thế kỷ XX).

7


o

Tranh tượng sáng tác trước Cách Mạng (1925-1945).

o

Tranh tượng sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp

(1945-1954).

o

Tranh sơn mài và điêu khắc hiện đại.

o

Tranh lụa và điêu khắc hiện đại.

o

Tranh giấyvà điêu khắc hiện đại.

o

Tranh sơn dầu và điêu khắc hiện đại



Mỹ thuật ứng dụng.



Mỹ thuật dân gian.

o

Tranh dân gian.

o


Tranh thờ miền núi.



Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX.

o

Gốm thời Lý-Trần (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV)

o

Gốm từ thế kỷ XV đến XIX.

o

Gốm hiện đại (thế kỷ XX).

Một số họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam có tác phẩm trưng bày ở đây như:
Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lương
Xuân Nhị...
Nhiều tác phẩm được trưng bài tại Bảo tàng Mỹ thuật hiện nay là bảo
sao vì bản gốc đã bị bán đi hay bị thất lạc. Theo Nora Taylor, chuyên gia
tranh Việt Nam tại Viện Nghệ thuật Chicago, khoảng một nửa số bức tranh là
bản sao. Trong thời chiến tranh Việt Nam, nhiều bản chính đã được đưa đi sơ
tán và bản chép được trưng bày, nhưng sau chiến tranh nhiều bản chính khơng
được đưa về chỗ cũ. Hai tác phẩm nổi tiếng đang được trưng bày tại Viện Bảo
tàng mà không được ghi rõ là bản sao chép là Chơi Ô ăn quan của Nguyễn
Phan Chánh và Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân.
3.


Các chính sách đối với tổ chức

8


3.1.

Các chính sách của tổ chức

-

Đối với cán bộ

Là đơn vị sự nghiệp có thu nên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có chế độ
đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ cơng nhân viên ở Bảo tàng. Ngồi lương,
thưởng đội ngũ cán bộ công nhân viên ở bảo tàng cịn có thêm thu nhập từ các
hoạt động xã hội hóa. Do vậy đời sống của cán bộ cơng nhân viên được đảm
bảo, tạo tâm lí thoải mái trong hoạt động
-

Đối với khán giả

Đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất tăng phí tham quan Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam đối với người lớn từ 20.000 đồng lên 30.000 đồng/người/lượt.
Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp, trường dạy nghề, mức phí được đề xuất là 15.000
đồng/người/lượt; trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông là

10.000 đồng/lượt/người.
Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm 50% mức phí tham quan Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam đối với các trường hợp sau: 1- Các đối tượng được hưởng
chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá quy định tại Điều 2 Quyết định số
170/2003/QĐ-TTg. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi hưởng thụ văn hố này thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND
xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú. 2- Người cao tuổi theo quy định tại
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP. 3- Người khuyết tật nặng theo quy định tại
khoản 2 Điều 11 Nghị định số28/2012/NĐ-CP.
Bộ lưu ý trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hố vừa thuộc diện người cao tuổi hoặc người khuyết tật nặng
thì chỉ được giảm 50% mức phí tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

9


Đặc biệt, sẽ miễn phí tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho trẻ
em dưới 6 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1
Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện toạ lạc tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái
Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng thu hút một số lượng lớn du
khách trong nước và nước ngoài.
Các sưu tập trong hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng được giới
thiệu theo tiến trình lịch sử, theo loại hình và chất liệu về những giá trị điển
hình của kho tàng mỹ thuật các dân tộc Việt Nam, mỹ thuật dân gian, mỹ
thuật ứng dụng, mỹ thuật hiện đại... nhằm đem đến cho người xem dễ dàng sự
phát triển của mỹ thuật Việt Nam cũng như những nét độc đáo của các chuyên
đề mỹ thuật. Bên cạnh hệ thống trưng bày cố định, Bảo tàng cịn có phịng
trưng bày chun đề dành cho các hoạt động triển lãm, giao lưu nghệ thuật

trong và ngoài nước.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, trong đó
có trên 2.000 hiện vật được trưng bày cố định với các chủ đề chính: Mỹ thuật
thời tiền sử - sơ sử; mỹ thuật từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19; mỹ thuật từ thế kỷ thứ
20 cho đến ngày nay; mỹ thuật ứng dụng truyền thống; mỹ thuật dân gian;
gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 20.
4.

Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hình thành chính sách văn

hóa của tổ chức
Chính sách văn hố khơng thể thay thế pháp luật trong quản lý. Quản lý
theo đúng luật sẽ góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong tình
hình văn hố xã hội hiện đang có nhiều biến động.

10


Đặc biệt trong quá trình tăng cường hội nhập quốc tế trong bối cảnh
nền kinh tế toàn cầu, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, làm
phong phú những ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hoá thì cũng tiềm tàng
đe doạ tính sáng tạo trong văn hố, sự tước đoạt sở hữu trí tuệ cũng trở lên dễ
dàng. Vì vậy, cần chú trọng phát triển các văn bản luật về văn hố, tơn trọng
các văn bản pháp quy về văn hoá đã được ban hành.
Tăng cường sự hợp tác văn hố giữa các cơ quan cơng quyền, các
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội bằng cách cấp cho các tổ chức này một
quy chế hoạt động thích hợp và điều lệ chính thức.
Ban hành và thực thi hệ thống các chính sách về văn hố
Chính sách văn hoá là sự thể chế hoá của Nhà nước các quan điểm, giải
pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động văn hoá, tác động lên

các cộng đồng văn hố, cộng đồng dân cư chính trị nhằm thực hiện các mục
tiêu, phương hướng phát triển văn hoá, giữ vững và phát huy truyền thống
văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố nhân loại của Đảng và
hệ thống pháp luật, chương trình văn hố của nhà nước.
Thơng tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động
của bảo tàng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đã được
Quốc hội thơng qua. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký Lệnh
công bố Luật này ( Lệnh số 08/2009/L - CTN) và có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2010.

11


Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hóa
Nguồn vốn đầu tư phát triển bảo tàng
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho ngành văn hóa - thơng tin: xây
dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp và vốn dành cho Chưong trình mục tiêu
quốc gia về văn hóa.
b) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho địa phương, trong đó có khoản
ngân sách dành cho hoạt động văn hóa - thơng tin.
c) Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.
d) Nguồn vay nợ của các tổ chức trong và ngồi nước.
đ) Đóng góp của nhân dân trong nước.
e) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nguồn tài trợ, viện
trợ, quà tặng).
g) Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
h) Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia

xây dựng bảo tàng chuyên ngành, các cá nhân đầu tư xây dựng bảo tàng.
5.

Đánh giá và đề xuất giải pháp

5.1.

Đánh giá hoạt động tổ chức

Với khoảng 1 vạn tác phẩm, hiện vật gốc, hiện vật phục chế, phiên bản,
tranh ảnh, bảo tàng tr­ưng bày tại 16 phòng với nội dung:
Mỹ thuật các dân tộc trong đại gia đình tổ quốc Việt Nam.
Mỹ thuật Việt Nam thời đại nguyên thuỷ và cổ đại (thời đại đá mới,
thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt).
Mỹ thuật Việt Nam thời phong kiến (thế kỷ 11 - 18).

12


Nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam (những tác phẩm tiêu biểu từ thế kỷ
11 đến thế kỷ 19).
Tranh dân gian Việt Nam.
Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật trang trí dân gian Việt Nam.
Mỹ thuật Cơng nghệ Việt Nam hiện đại.
Mỹ thuật Việt Nam trư­ớc Cách mạng Tháng 8/ 1945.
Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn chống Pháp (1946 - 1954).
Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954 đến nay.
Ngoài ra, Bảo tàng cịn có những s­ưu tập từ các triển lãm mỹ thuật
chuyên đề từ Trung ư­ơng đến địa phư­ơng như­ nghệ thuật điêu khắc đá cổ
Việt Nam, nghệ thuật thời đại đồ đồng, nghệ thuật gốm cổ Việt Nam, tranh

dân gian, tranh các dân tộc ít ngư­ời, tranh sơn mài, sơn dầu, điêu khắc. Một
số sư­u tập nghệ thuật thế giới cổ đại và cận - hiện đại qua các phiên bản...
Viện Bảo tàng Mỹ thuật là một kho sử sống động về quá trình hình
thành phát triển của mỹ thuật Việt Nam.
5.2.

Đánh giá việc thực hiện cơ sở văn hóa (ưu điểm, khuyết điểm,

bất cập)
Những năm gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có sự thay đổi về
tư duy để phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của một bảo tàng hiện đại.
Trong công tác nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu mỹ thuật trở thành một
hệ thống tư liệu quý giá, làm cơ sở lý luận cho công tác trưng bày giới thiệu
tác phẩm tại bảo tàng triển lãm chuyên đề trong và ngoài nước; nhiều hội thảo
chuyên đề về bảo tàng học, giới thiệu tác giả, tác phẩm, các giai đoạn trong
nghệ thuật tạo hình Việt Nam được tổ chức. Cơng tác sưu tầm tác phẩm, hiện
vật luôn được quan tâm đúng mức, dù trong điều kiện kinh tế khó khăn. Ðặc

13


biệt, bảo tàng đã sưu tầm được nhiều tác phẩm đại diện cho những khuynh
hướng sáng tác mới phản ánh sự năng động, đa dạng của các nghệ sĩ trẻ
đương đại Việt Nam.
Hoạt động trưng bày, giới thiệu tác phẩm luôn được bổ sung, nâng cấp.
Từ 1.000 m2 thời kỳ đầu nay thành 3.000 m2 với 2.000 hiện vật và tác phẩm
chọn lọc có giá trị nghệ thuật cao làm tăng hiệu quả thẩm mỹ trong hệ thống
trưng bày thường trực. Hệ thống ánh sáng được lắp đặt theo tiêu chuẩn quốc
tế. Nội dung trưng bày đẹp, hấp dẫn theo trình tự thời gian, theo chuyên đề
chất liệu, loại hình thu hút được hàng vạn khách trong nước và quốc tế đến

tham quan mỗi năm. Bộ sưu tập tranh đương đại giới thiệu những tác phẩm
mới sưu tầm chứng minh tính liên tục của mỹ thuật Việt Nam trong trào lưu
đổi mới. Những năm gần đây, công tác giáo dục thẩm mỹ tại bảo tàng rất
được quan tâm và bước đầu có hiệu quả. Yếu tố xã hội hóa các hoạt động bảo
tàng được đề cao và chú trọng, nhất là trong hoạt động tuyên truyền giáo dục
nhằm nâng cao kiến thức thẩm mỹ trong cộng đồng, vai trị cơng dân trong
bảo vệ di sản, đề cao tính dân tộc trong cốt cách sáng tạo của người nghệ sĩ.
Ðồng thời, khai thác mọi nguồn lực xã hội tạo nguồn kinh phí, chất xám và
các năng lực khác.
Cơng tác kiểm kê, bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được hết
sức quan tâm, từng bước chuẩn hóa hồ sơ hiện vật một cách khoa học; hệ
thống các thiết bị bảo quản trong kho được nâng cấp như giá, tủ, điều hòa,
máy hút ẩm nhằm bảo vệ hiện vật một cách tốt nhất. Mới đây, Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam đã cho ra đời Phịng Khám phá phục vụ cho cơng tác giáo
dục, đáp ứng nhu cầu nghệ thuật ngày càng cao của cơng chúng. Bên cạnh đó,
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã thành lập bộ phận làm công tác giám định
các tác phẩm mỹ thuật, hiện đang chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và các
chuyên gia để chính thức đi vào hoạt động. Cùng với các hoạt động chuyên

14


môn, trong những năm qua, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đã tạo lập
nhiều mối quan hệ, hợp tác với các bảo tàng cũng như các tổ chức liên quan ở
nước ngoài nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức nhiều triển lãm của
các họa sĩ, giới thiệu các bộ sưu tập mỹ thuật quý trên thế giới; đồng thời đưa
nhiều sưu tập mỹ thuật của Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam giới thiệu với các
nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Hàn Quốc,
Xin-ga-po... Bên cạnh những thành tựu đạt được, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
còn một số tồn tại như: diện tích mặt bằng hạn chế, cơ sở vật chất cịn nghèo

và thiếu chưa đáp ứng với một bảo tàng quốc gia hiện đại; chưa có kinh phí
sưu tầm những tác phẩm phản ánh một cách đầy đủ về mỹ thuật Việt Nam
đương đại...
Sau 45 năm xây dựng và phát triển, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam đạt
nhiều thành tựu đáng tự hào. Ðến nay, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam đã trở
thành một trung tâm mỹ thuật, một trong những bảo tàng quốc gia xếp hạng I,
nơi lưu giữ và phát huy tinh hoa nghệ thuật Việt Nam. Với những cơng lao và
thành tích đạt được, bảo tàng đã vinh dự được Ðảng và Nhà Nước trao tặng
Huân chương Ðộc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng nhất và nhiều
bằng khen của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhiều tổ chức
khác. Trong chiến lược xây dựng và phát triển, bên cạnh việc đẩy mạnh các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị hiện đại, mở rộng hợp tác giao lưu trong và ngoài nước, Bảo tàng Mĩ
thuật Việt Nam cịn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để trưng bày bộ sưu tập
nghệ thuật tạo hình đương đại thế kỷ XXI. Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu
xây dựng một bảo tàng hiện đại, bắt nhịp với các bảo tàng trong khu vực và
thế giới, phấn đấu để Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam thật sự là niềm tự hào của
giới mỹ thuật nước nhà.
5.3.

Giải pháp

15


Phân cấp quản lý và đầu tư
- Bảo tàng cấp quốc gia do các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quản lý trực tiếp và đầu tư. Bộ Văn hóa Thơng tin chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ.
- Bảo tàng chuyên ngành do các Bộ, ngành quản lý trực tiếp và đầu tư.
Bộ Văn hóa - Thơng tin chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ.

a) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo tàng.
b) Kiện toàn tổ chức, phát triển nguồn nhân lực của ngành bảo tàng
- Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý về hoạt động bảo tàng giữa Bộ Văn
hóa - Thơng tin, các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố. Hình thành bộ máy tổ chức thống nhất cho hệ thống bảo tàng toàn
quốc về cơ cấu tổ chức bảo tàng, định biên, cơ chế quản lý, chỉ đạo và hợp tác.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại các cấp, các
ngành và các địa phương
- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
ngành bảo tàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ bảo tàng có chuyên mơn sâu và kỹ
năng tác nghiệp giỏi. Chun mơn hóa trong đào tạo. Phát huy vai trò của các
bảo tàng đầu hệ với tư cách là cơ sở đào tạo thực hành. Xây dựng cơ chế hợp
tác giữa các Bộ, ngành có liên quan để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
đã được đào tạo.
c) Huy động nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ chế tài chính phù hợp.
- Đầu tư có hiệu quả và có trọng tâm, trọng điểm kinh phí của nhà nước
cho các dự án bảo tàng. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế tham gia xây dựng các bảo tàng chuyên ngành và chuyên đề gắn với
mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học, văn hóa chuyên ngành của doanh

16


nghiệp. Tăng các nguồn vốn khác như tài trợ, vốn đóng góp của các tập thể,
cá nhân, vốn từ hoạt động dịch vụ của các bảo tàng.
- Có chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đóng góp xây dựng bảo tàng theo quy định của pháp luật. Cho phép tổ
chức các hoạt động dịch vụ văn hóa tại bảo tàng và quy định việc sử dụng
nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ để cải tạo, nâng cấp bảo tàng theo chế độ

tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
d) Xã hội hóa hoạt động bảo tàng
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực xã hội xây
dựng bảo tàng.
- Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cộng đồng và cá nhân tham
gia vào các hoạt động của bảo tàng như sưu tầm hiện vật, trưng bày giới thiệu
và tuyên truyền giáo dục. Bảo tàng tiến hành công tác marketing, thu hút công
chúng tham gia các hoạt động tình nguyện của bảo tàng.
- Nhà nước có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thành lập các bảo tàng
chuyên ngành, chuyên đề nhằm phát huy tối đa giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
đ) Mở rộng giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho các bảo tàng Việt Nam
tham gia các tổ chức bảo tàng quốc tế, chủ động và tích cực thiết lập các mối
quan hệ song phương và đa phương với mọi quốc gia để phát triển sự nghiệp
bảo tàng.

17



×