Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thực trạng văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ nói chung và giới trẻ hà nội nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.32 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: DẪN NHẬP ................................................................................... 3
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................4
3. Giới hạn vấn đề. ........................................................................................................................5
4. Thể thức nghiên cứu:...............................................................................................................5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN. ....................................................................... 6
1. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ nói chung và giới trẻ Hà
Nội nói riêng. ........................................................................................................ 6
1.1.Các nhận định về văn hóa đọc của giới trẻ ...................................................................6
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc (Nguyên nhân của việc văn hóa
đọc bị ảnh hưởng) ......................................................................................................................... 12
1.3 Những hoạt động bổ ích – lí thú của thanh niên liên quan đến đọc sách và
văn hóa đọc (Biểu hiện của thanh niên, đại diện cho luồn ý kiến tích cực về văn
hóa đọc của thanh niên thời đại mới). .................................................................................. 13
...................................................................................................................................................... 15

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT. ......................................................... 15
1. Nhận thức về văn hóa đọc và những ý kiến mới mẻ về văn hóa đọc của
giới trẻ ngày nay. ............................................................................................... 16
2. Mức độ quan tâm của giới trẻ đến đọc sách và văn hóa đọc................................ 16
3. Các thể loại được u thích ........................................................................ 17
4. Ngơn ngữ đọc ............................................................................................... 17
5. Mục đích chính đọc sách ............................................................................ 18


6. Kỹ năng đọc ................................................................................................. 18
7. Một số kết quả khảo sát thú vị khác ......................................................... 18
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP .............................................................................. 19
1. Những kỹ năng cần có nâng cao văn hóa đọc .......................................... 19
2. Giải pháp đối với học sinh-sinh viên ......................................................... 19


2.1.Điều chỉnh hương pháp dạy và học trong trườngtrung học, trường đại học
hiên nay............................................................................................................................................. 19
2.2 Nâng cao chất lượng thư viện trường học................................................................... 20
2.3 Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa thư viện với trường, khoa. ........................... 21
3. Phương pháp dành cho thanh niên tuổi sau đại học ............................... 21
3.2.Tự học hỏi, nâng cao nhận thức....................................................................................... 21
3.2

Học hỏi kinh nghiệm từ những người có hiểu biết nói chung và hiểu biết

về việc đọc sách nói riêng.......................................................................................................... 21
3.3 Cố gắng vượt thói quen ”luời đọc” của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu sách 1
lần, mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần.
Luyện tập thói quen tặng sách hay cho người thân và cho trẻ em. ........................... 21
3.4 Tạo tủ sách của riêng mình, khơng gian đọc sách phù hợp để tạo cảm hứng 21
3.5 Chủ độg rèn tính tập trung khi đọc sách. ..................................................................... 21


CHƯƠNG I: DẪN NHẬP
1.

Đặt vấn đề

Gần đây, người ta bàn nhiều về văn hóa đọc và nhiều người cho rằng văn
hóa đọc của giới trẻ Việt nam đang mai một, thậm chí xuống cấp trầm trọng bởi
nhìn vào thực trạng đọc sách gần đây ta thấy được rằng văn hóa đọc đang bị chi
phối, lấn lướt bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng từ văn hóa nghe nhìn.
Thúc đẩy việc đọc sách đã và đang trở thành mối quan tâm của các cấp, ban,
ngành trong xã hội. Mới đây, theo Quyết định số 284/QĐ-TTg do Thủ tướng
Chính phủ ban hành, chúng ta chính thức có “Ngày Sách Việt Nam”, đó là ngày

21 tháng 4 hàng năm. Những năm gần đây, Bộ Văn hóa Thơng tin & Du lịch, Bộ
Thông tin Truyền thông, Thư viện Quốc Gia Việt Nam và nhiều thư viện trong
cả nước tổ chức rất nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế
giới 23 tháng 4 nhằm khẳng định những giá trị to lớn của việc đọc sách, tôn vinh
tác giả, tác phẩm, nghề xuất bản, in, phát hành, đồng thời nâng cao nhận thức của
cộng đồng về vai trò quan trọng của việc đọc sách và bảo hộ quyền tác giả, vai trò
của thư viện. Điều này phần nào đã cho thấy văn hóa đọc đang được quan tâm
đúng mực.
Thuật ngữ "Văn hóa đọc" là một khái niệm mới, chưa có định nghĩa cũng
như khái niệm nào nói về vấn đề này. Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự
phát triển của xã hội, thuật ngữ “văn hóa đọc” ngày càng được nói đến nhiều
hơn trên các phương tiện thơng tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học. Hiện
nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều cách hiểu khác nhau về văn
hóa đọc.
Theo ThS. Chu Văn Khánh văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn
hóa, bởi lẽ:
+ Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa.
+ Các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận, đã được thực thao và làm
nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới.


+ Vì vậy, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng
đồng, một xã hội.
ThS. Bùi Văn Vượng lại coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa,
hay xây dựng một xã hội đọc sách.
Theo TS. Lê Văn Viết, quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định
nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc.
Trong giới thư viện học quốc tế, văn hoá đọc được hiểu như là một bộ phận
trong văn hoá theo nghĩa rộng của mỗi cá nhân, bao gồm một tổ hợp các thói
quen làm việc với sách từ việc chọn lựa có ý thức về đề tài, tính hệ thống và tính

kế thừa; kỹ năng biết tìm các tài liệu cần thiết với sự giúp đỡ của các ấn phẩm
thư mục, sử dụng bộ máy tra cứu, định hướng trong tài liệu với mục đích lĩnh
hội tối đa và cảm thụ sâu sắc những gì đã đọc, đến việc áp dụng những nội dung
lĩnh hội qua việc đọc sách thuộc các lĩnh vực chun mơn của mình làm phong
phú thêm đời sống.
Trong khi đó, văn hóa đọc nước ta vẫn là một điều đáng bàn. Thực chất
người Việt Nam cịn ít đọc sách.Theo thống kê hiện nay, mỗi người Việt Nam
chỉ đọc khoảng 0,8 cuốn sách trên một năm. Đặc biệt, giới trẻ ngày nay đang
ngày càng ít đọc sách hơn bởi họ bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác. Sự phát triển
của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của các phương tiện thơng tin giải trí, các
kênh thơng tin nghe nhìn cùng với nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại đã
phần nào khiến các bạn trẻ xa rời những cuốn sách hơn.Văn hóa đọc phần nào bị
ảnh hưởng.
2. Mục đích nghiên cứu.
Bởi vậy đề tài này ra đời nhằm nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của giới
trẻ hiện nay để có thể hiểu rõ việc đọc đối với giới trẻ đang diễn ra như thế
nào.Nhận thức được những diễn biến, tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm,
phát hiện được những tác động tốt và cả những tác động xấu ảnh hưởng đến văn


hóa đọc.Và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp thanh niên trẻ có thể nâng
cao được văn hóa đọc của bản thân và đọc tốt hơn.
3. Giới hạn vấn đề.
Đối tượg nghiên cứu:
- Học sinh
- Sinh viên
- Thanh niên đã ra trương và đang làm việc (kinh doanh, công chức, viết
báo, làm nghệ thuật,…).
Phạm Vi nghiên cứu: Vì đề tài tương đối rộng và người nghiên cứu đề tài
khơng có điều kiện di chuyển nhiều và di chuyển xa nên phạm vi nghiên cứu đề

tài được giới hạn trong thành phố Hà Nội.
4. Thể thức nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đối với các
đối tượng là thanh niên đang sinh sống và học tập tại thành phố Hà Nội, bao
gồm: học sinh, sinh viên, các bạn trẻ làm kinh doanh, phóng viên, những bạn trẻ
hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật,…Qua đó tổng hợp các ý kiến, đưa ra các
nhận xét của người nghiên cứu. Cụ thể, người nghiên cứu đã in ra và phát phiếu
khảo sát cho các học sinh trường cấp 3 Kim Liên, sinh viên đại học văn hóa, học
viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, công chức khu vực Hà Đông-Hà Nội và
những người thuộc các lĩnh vực đã nêu trên.
Ngồi ra đề tài cịn lấy tài liệu tham khảo từ các bài báo, thảo luận, bài
nghiên cứu có sẵn trên Internet về vấn đề văn hóa đọc của giới trẻ.Người làm đề
tài muốn tham khảo những ý kiến này để tạo nên 1 cái mình tổng thể, từ nhiều
đối tượng.Điều này có lợi rất lớn cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp để
nâng cao văn hóa đọc.


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Sách là kho tàng tri thức quý báu của nhân loại.Tất cả nhưng tinh hoa từ
ngan xưa để lại đều được lưu giữ trong sách vở. Và đọc sách chính là lưu truyền
và tiếp thu những tinh hoa ấy, để học hỏi, lưu giữ và dùng những gì đã có phục
vụ đời sống, tạo ra những tinh hoa mới, phát triển những gì đã có và ni dưỡng
tâm hồn. Tuy nhiên do những lí do cả khách quan và chủ quan, việc đọc sách
ngày càng trở nên ít dần, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay. Tất nhiên bên canh
đó vẫn cịn có nhiều những ban trẻ đam mê sách, yêu sách và coi sách là một
phần không thể thiếu của cuộc sống. Nhưng con số ấy nhiều hay ít? Văn hóa đọc
của chúng ta liệu có cịn được như xưa? Có những gì tác động khiến chúng ta rời
bỏ những cuốn sách đầy kiến thức cũng như sự thú vị? Thị hiếu đọc của mọi
người liệu có thay đổi hay khơng và thay đổi ở mức độ như thế nào? Người ta
thích đọc gì?... Câu trả lời cho những câu hỏi trên chỉ là một trong số vơ vàn

những vấn đề có thể nói tới nếu ta bàn về văn hóa đọc ngày nay. Bởi vậy chúng
ta cần có một cái nhìn tổng quát về văn hóa đọc để từ đó nhận thức được thực
trang và có những giải pháp để nâng cao văn hóa đọc. Gìn giữ những nét văn
hóa tốt đẹp và loại bỏ những gì lệch lạc.
1. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ nói chung và giới trẻ Hà
Nội nói riêng.
1.1.

Các nhận định về văn hóa đọc của giới trẻ

Có 2 luồng ý kiến về văn hóa đọc của giới trẻ:
- Một bên cho rằng văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay đang đi xuống một
cách đáng báo động.(Tiêu cực)
- Một bên thì có cái nhìn lạc quan hơn, chú ý hơn tới những nỗ lực của các
bạn trẻ nhằm khẳng định văn hóa đọc của mình nói riêng cũng như khuyến
khích giới trẻ nói chung tham gia các hoạt đông liên quan đến đọc sách với mục
đích khẳng định văn hóa đọc tốt đẹp của lứa tuổi mình.


CỤ THỂ:
Về việc văn hóa đọc đang đi xuống:
Báo Dân Trí ngày 9.1 có bài “Thanh niên Việt đang đọc gì” nói về tình
trạng văn hóa đọc đang xuống cấp một cách thê thảm trong giới trẻ VN, nhất là
học sinh, sinh viên.
Thật ra, việc đại đa số giới trẻ VN lười đọc sách hoặc chỉ đọc những thứ dễ
đọc như truyện tranh, truyện tình cảm nhẹ nhàng của các tác giả VN, TQ thuộc
thế hệ 7X, 8X, hay các tác phẩm theo trào lưu, như trong bài báo đề cập, là một
thực tế khơng mới.
Rất ít em bỏ thời giờ để đọc say mê những cuốn tiểu thuyết kinh điển hoặc
tiểu thuyết đương đại có giá trị của những tác giả lớn trong làng văn VN và thế

giới, mặc dù có khá nhiều tác phẩm của những tác giả như vậy đã được dịch
sang tiếng Việt. Ví dụ, các nhà văn Nga Leo Tolstoy, Fyodor Dostoyevsky,
Anton Chekhov, Alexei Tolstoy, Ivan Turgenev…, các nhà văn Pháp Victor
Hugo, Honoré de Balzac, Stendhal…, các nhà văn Mỹ Ernest Hemingway, Jack
London, Toni Morisson, Harper Lee…, các nhà văn Đức Heinrich Böll,
Hermann Hesse, Günter Grass…, các nhà văn Nhật Bản Kenzaburo Oe,
Murakami Haruki…, hay Gabriel Garcia Marquez-nhà văn Colombia, Orhan
Pamuk-nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, Paulo Coelho-nhà văn Brazil, Mo Yan tức Mạc
Ngôn-nhà văn người Trung Quốc v.v và v.v….
Một số người thường đổ lỗi rằng thời đại bây giờ có nhiều thứ hấp dẫn hơn
như trò chơi điện tử, internet với những trò chat chit, các trang mạng xã
hội…nên giới trẻ lười đọc sách/đọc truyện hơn các thế hệ ông bà, bố mẹ. Tôi
không nghĩ như vậy. Ở các nước dân chủ phát triển trên thế giới mà tơi đã từng
có dịp đi qua hoặc ngay ở Na Uy nơi tôi đang sống, tôi vẫn thường xuyên bắt
gặp cảnh mọi người trong đó có các bạn trẻ mê mải đọc sách trên metro, xe lửa,
trong phịng chờ máy bay hay khi ngồi một mình trong quán café. Việc giới trẻ
nhìn chung lười đọc sách, khơng những thế, văn hóa đọc đang xuống cấp một
cách thê thảm ở VN, có nguyên nhân của nó.


Nguyên nhân thứ nhất là do môn văn ở bậc trung học chỉ giới thiệu văn học
VN (trong đó, phần nặng nhất, chiếm nhiều thời gian nhất là văn học cách mạng
VN, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa VN), nếu có giới thiệu văn học nước
ngồi thì cũng rất ít và chỉ giới thiệu trích đoạn của một cuốn tiểu thuyết hoặc
truyện ngắn, thơ.
Về mảng văn học cách mạng VN, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa VN,
người viết bài này khơng có ý kiến là hay hay dở, nhưng rõ ràng phần lớn những
tác phẩm ấy khơng cịn phù hợp với tâm tình, suy nghĩ của các em bây giờ nên
các em không cảm thấy hứng thú. Lại thêm chương trình học thường chỉ giới
thiệu trích đoạn, phương pháp dạy theo kiểu giảng-chép-học thuộc lòng làm học

sinh đâm lười suy nghĩ và lâu dần hết hào hứng với mơn Văn và tác phẩm văn
học nói chung.
Đối với văn học nước ngoài, học sinh trung học ở VN không hề được làm
quen với những tuyệt tác của những tác giả lớn, cổ điển và đương đại của thế
giới, như một số tác giả đã kể trên và các tác giả như Mark Twain (tác phẩm The
Adventures of Tom Sawyer, Adventures of Huckleberry Finn ), Charles Dickens
(The Adventures of Oliver Twist, David Copperfield ), John Steinbeck (Of Mice
and Men, The Grapes of Wrath, East of Eden ), J. D. Salinger (The Catcher in
the Rye ), F. Scott Fitzgerald (The Great Gatsby ), George Orwell (Animal
Farm, Nineteen Eighty-Four ), Chinua Achebe (Things Fall Apart ), Jane Austen
(Sense and Sensibility, Pride and Prejudice )… Đây là những tác giả mà trong
chương trình bậc trung học mơn English-American Literature ở các nước, học
sinh thường được giới thiệu. Những tác phẩm tuyệt vời của họ sẽ khiến cho học
sinh say mê văn học, từ đó có thói quen đọc sách.
Trong khi đó, học sinh VN, vốn đã không được làm quen với việc đọc
những tác phẩm thuộc loại phải suy nghĩ ngay từ khi học trung học, nếu trong
gia đình người lớn cũng khơng thích đọc sách và khuyến khích con em đọc sách,
chọn sách hay mà đọc thì các em lười đọc là điều dễ hiểu.


Nếu đi vào các hiệu sách thuộc loại lớn nhất, tại hai thành phố lớn nhất VN
là Sài Gòn, Hà Nội, chúng ta có thể thấy so với thời bao cấp, sách các loại nói
chung và sách văn học nói riêng bây giờ được in ấn đẹp đẽ, các đầu sách văn
học trong nước cho đến nước ngoài được xuất bản tương đối nhiều, đủ loại
thượng vàng hạ cám. Giữa một rừng sách hỗn độn đó, các bạn trẻ sẽ khó tự mình
chọn được sách hay, có giá trị nếu như khơng phải là dân thích đọc sách, biết
đọc sách, và sẽ bập vào những tác phẩm, tác giả có tính trào lưu.
Chẳng hạn, có một thời ở VN hàng loạt tác phẩm của nhà văn Pháp Marc
Levy được dịch và khi Marc Levy được mời sang VN nhân Ngày hội đọc sách
Pháp 2008, chứng kiến sự hồ hởi xúc động của đông đảo bạn đọc trẻ, bản thân

nhà văn cũng ngạc nhiên. Vì thật ra Marc Levy khơng hề được đánh giá cao ở
Pháp và trên thế giới, mặc dù những cuốn tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của ông
thường thuộc loại best-seller.
Do vậy, nếu các tờ báo lớn giữ được đều đặn mục điểm sách, giới thiệu
những tác phẩm văn học chất lượng, bởi những cây bút phê bình có giá trị, thì
cũng khiến cho các bạn trẻ hào hứng muốn tìm mua cuốn sách hay vừa được
giới thiệu, hoặc dễ định hướng khi chọn sách giữa một rừng sách.
Cuối cùng là giá một cuốn tiểu thuyết, tuyển tập truyện ngắn hay sách phê
bình, nghiên cứu ở VN, khoảng vài ba trăm ngàn đồng, có khi nhiều hơn, tính
theo túi tiền của phần đơng các bạn trẻ là khơng rẻ. Có thể có những em u
thích văn học, muốn đọc sách nhưng lại không đủ tiền để mỗi tháng rinh về nhà
vài ba cuốn. Các thư viện ở VN lại cập nhật rất chậm sách mới. Đó là ngay ở hai
thành phố lớn nhất nước, và tại những thư viện lớn, còn cỡ thư viện quận hay đi
về các thành phố nhỏ, tỉnh lẻ thì thư viện càng nghèo nàn, hẩm hiu.
Về ý kiến tích cực đối với văn hóa đọc giới trẻ:
Trong khi văn hóa đọc ở giới trẻ là vấn đề đang bị lên án và được coi
"xuống cấp nghiêm trọng" thì ngay lập tức, giới trẻ đã lên tiếng “phản kháng”
khi cho rằng không thể nhìn cái vỏ mà đánh giá.


Văn hóa đọc là một định nghĩa trừu tượng có rất nhiều cách giải thích. Có
thể hiểu đơn giản đó khái niệm thể hiện thái độ ứng xử, chuẩn mực đọc và giá trị
đọc của cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội gồm ba thành phần: Thói
quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.
Hay một cách hiểu thực tế hơn như câu nói ấn tượng của Tài năng hùng
biện Lê Khánh Linh gần đây: “Không quan trọng bạn đọc được bao nhiêu, quan
trọng là bạn đọc được những gì và để làm gì, văn hóa đọc chính là gấp cuốn
sách lại và mở cuộc đời ra”.
Có văn hóa đọc sách được cho là phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ
ích, đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Thậm chí người ta cịn liệt kê

một hàng dài những ngun tắc được cho là có văn hóa đọc, có kỹ năng đọc với
một loạt tổ hợp tư duy như: Lựa chọn có ý thức đề tài, vấn đề cần đọc cho bản
thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu
đọc, biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết, thể hiện được tính hệ thống, tính
liên tục trong q trình lựa chọn tài liệu đọc, biết vận dụng các biện pháp kỹ
thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc, và quan trọng phải biết vận
dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc…
Giới trẻ ngày nay có lẽ chẳng ai chịu bỏ thời gian ngồi đọc hết những
nguyên tắc tư duy được cho có văn hóa kia chứ đừng nói đến việc thực hiện hết
một cách tuần tự. Vậy văn hóa đọc của người trẻ đang thực sự xuống cấp, hay
thực sự những quan niệm về văn hóa đọc đến nay đã khơng cịn phù hợp
Khi giới trẻ nói về quan niệm văn hóa đọc, rất nhiều bạn cho rằng đừng
nhìn cái vỏ mà vội đánh giá thực chất bên trong.
Độc giả Nguyễn Chương đưa ra ý kiến: “Trong giai đoạn thời gian khác
nhau thì ý nghĩa của quyển sách trong tay cũng khác nhau, đây là một trong
những điều hay của sách. Mình cũng đọc qua truyện kiếm hiệp, tiên
hiệp,…Nhiều người nói coi mấy cái đó thật khơng ra sao nhưng do họ chưa đọc
vào bên trong mà chỉ thấy được cái vỏ ngồi. Trong đó cũng có những câu
chuyện nhân văn, cảm động lịng người.Học được gì, chắt lọc được gì là ở mỗi


người, đừng đổ lỗi cho sách.Hơn nữa đọc truyện sẽ rèn luyện khiến trí tưởng
tượng cực kỳ tốt. Mình nhớ một câu trong một quyển sách như thế này: Sách chỉ
là tấm gương, con khỉ khơng thể nhìn qua đó mà thành thánh nhân”.
Bạn Hạ Chi, một độc giả chia sẻ: “Cuốn sách mà mình u thích là "Bí
quyết giao tiếp" nhưng mất 5 tháng mình vẫn chưa đọc xong một nửa bởi vì cứ
đọc đi rồi đọc lại những đoạn mình cho là hay hoặc khơng hiểu kỹ. Mình thực sự
khơng hiểu thực chất văn hóa đọc là gì? Chẳng lẽ cứ phải đọc nhiều, đọc những
cuốn sách kiểu tư duy triệu phú hay đắc nhân tâm rồi thì Bách khoa tồn thư thì
mới được coi là văn hóa? Đọc nhiều và đọc những thứ cao siêu để rồi chẳng

hiểu gì, chằng lưu lại được gì sao?”
Trong một cuộc thi Tài năng hùng biện gần đây, vấn đề đang gây nhiều
tranh cãi này cũng được đề cập.
Thí sinh Lê Khánh Linh (ĐH Ngoại Thương) đưa ra nhận định: “Quan
trọng không phải bạn đã đọc được bao nhiêu, mà bạn đã đọc được những gì, đọc
như thế nào và đọc để làm gì. Có những người đã đọc tới 10 lần cuốn Những
người khốn khổ nhưng vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước những em bé bơ vơ ngoài
kia.
Trên thực tế, có những người sẵn sàng bình phẩm, chê bai bài báo mạng
nhưng chưa một lần nhìn lại chính bản thân mình. Có người có thể khóc sướt
mướt vì cuốn tiểu thuyết ngơn tình đẫm lệ nhưng lại thờ ơ trước những u
thương bình dị xung quanh.
Có thể nói, một bộ phận thanh niên không quan tâm tới sách cũng như văn
hóa đọc.Tuy nhiên đó khơng phải là tất cả.Vẫn có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến
việc đọc sách.Vấn đề chỉ là quan niệm về văn hóa đọc có đơi chút thay đổi vì sự
thay đổi của thời đại, của xã hội.Sự thay đổi này mang tính chất điều chỉnh cho
phù hợp với thời đại chứ không phải một sự đi xuống.


1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc (Nguyên nhân của việc
văn hóa đọc bị ảnh hưởng)
Ảnh hưởng hưởng của các phương tiện thơng giải trí và mạng Internet
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các
phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con
người. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các hoạt động sản
xuất kinh doanh, giao lưu, trao đổi văn hóa,… đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo
chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực
đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là học sinh, sinh viên.
Ngày xưa, sinh viên chỉ có thú vui duy nhất là đọc sách, “Sách làm cho con
người trở thành chủ nhân vũ trụ” (Hồ Chí Minh). Cuốn sách hay sẽ được truyền

tay nhau từ người này sang người khác để đọc, khơng phải ai cũng có điều kiện
để được đọc sách. Ngày nay, khi xã hội phát triển, điều kiện đọc của sinh viên
như thế nào?Họ không hề thiếu sách, thậm chí có rất nhiều sách để lựa chọn.
Nhưng sinh viên ngày nay không mấy mặn mà, hứng thú với việc đọc sách,
nghiền ngẫm những cuốn sách… Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông
tin trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho họ khơng cịn đủ sự kiên
nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay.Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương
tiện thơng tin giải trí khác ngoài việc học.Nhiều người mất hàng giờ ngồi trong
quán Game – Internet trong khi dành thời gian cho việc học thì rất ít. Nhờ tính
cập nhật, nhanh và giao diện bắt mắt kèm theo những hình ảnh minh họa độc
đáo mà các phương tin thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa chuộng. Họ lên
mạng Internet tìm kiếm thơng tin, đápứng nhu cầu giải trí. Nhiều sinh viên
thường chỉ có thói quen tìm kiếm những thơng tin giải trí, mà khơng tận dụng
được hết những tiện ích, những mặt tích cực của Internet đem lại để phục phụ
học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho sự phát triển thông tin hiện đại đã lấn
át văn hóa đọc của sinh viên. Trên thực tế, chúng ta phải khẳng định văn hóa


nghe, nhìn, internet có rất nhiều lợi ích. Vấn đề đặt ra là sinh viên nên đọc gì,
xem gì và phương pháp đọc như thế nào.Với công nghệ hiện đại, thơng tin khoa
học, những tài liệu đã được số hóa hay những cơng trình nghiên cứu khoa học
lại rất ít nhận nhận được sự quan tâm của sinh viên.Trong khi đó, có một số
kênh thơng tin giải trí – những thơng tin hời hợt, thống qua lại là đối tượng đọc
của khơng ít sinh viên.Điều này đã ảnh hưởng đến sinh viên, làm cho họ ngày
càng mất dần thói quen đọc sách.
1.3 Những hoạt động bổ ích – lí thú của thanh niên liên quan đến đọc
sách và văn hóa đọc (Biểu hiện của thanh niên, đại diện cho luồn ý kiến tích
cực về văn hóa đọc của thanh niên thời đại mới).
Thanh niên Hà nội nói riêng đã có rất nhiều những hoạt động hay liên quan

đến việc đọc sách cũng như văn hóa đọc. Sau đây là những hoạt động tiêu biểu:
Rất nhiều hội chợ sách, ngày sách đã được tổ chứ trên địa bàn TP. Hà Nội
trong thời gian gần đây, cụ thể là:


Ngày hội đọc sách cho trẻ em nghèo. Đi kèm theo là hoạt động gây

quỹ mang tên: Ngày hội trao đổi sách. Hoạt động nhằm gây quỹ mua sách cho
trẻ em nghèo Hà Giang, đồng thời cũng thu hút các bạn trẻ đến trao đổi sách.
Đây là một hoạt động vừa mang tính nhân văn, chia sẻ giúp đỡ trẻ em nghèo có
sách để đọc, vừa cho các bạn trẻ thấy được giá trị của sách và cho các bạn có cơ
hội đọc thêm những cuốn sách hay khác (thông qua hoạt động đổi sách). Đây
cũng là một họat động mà người nghiên cứu đề tài đã tham gia làm tình nguyện
viên. Dưới đây là một số hình ảnh về họat động này:


Họat động trao đổi sách gây quỹ cho ngày hội đọc sách cho trẻ em nghèo

Khuôn mặt rạng rỡ của các em trong ngày hội đọc sách


Người nghiên cứu đề tài (đồng phục áo vàng) tham gia ngày hội trao đổi
sách với vai trò là 1 tình nguyện viên


Hội chợ sách lớn nhất Thủ đơ: Văn hóa đọc chưa chết. 30/09/2014



Hội chợ sách cũ của Booksale diễn ra hàng tháng ở HN và SG.


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT.
Để có cái nhìn rõ hơn về văn hóa đọc trong giới trẻ và đánh giá chân thực
về cái nhìn của người trẻ hiện nay về văn hóa đọc, người nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát thông qua hình thức phát phiếu thăm dị đối với các đối tượng đã
nêu ở phần 4 chương I. Trên tổng số 80 phiếu phát ra và thu về 76 phiếu, người
nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và rút ra được những kết quả sau.


1. Nhận thức về văn hóa đọc và những ý kiến mới mẻ về văn hóa đọc
của giới trẻ ngày nay.
Các đối tượng tham gia trả lời phiếu đánh giá phần lớn đều nhận thức được
tầm quan trọg của sách cũng như ý thức được văn hóa đọc là vơ cùng quan trọng
và có ý nghĩa, nhất là đối với lớp trẻ (93%).Phần lớn những người được hỏi
(81%) ý thức được rất rõtình trạng hiện nay khi mà Internet phát triển rầm rộ,
các hình thức giải trí khác lấn át rất nhiều thời gian dành cho việc đọc sách. Tuy
nhiên, hơn một nửa trong số đó(53%) khẳng đinh rằng họ vẫn đọc nhiều sách và
coi đó là một phần khơng thể thiếu để giải trí và nâng cao hiểu biết. Có đến 68%
người được hỏi nói rằng họ dùng Internet để đọc sách online và cảm thấy rất tiện
lợi. Ở Việt Nam không chú trọng việc mua bản quyền sách điện tử nên đọc sách
online trên mạng là một cách để tiết kiệm chi phí mua sách. Đó là một lợi ích rất
lớn mà Internet mang lại, chứng tỏ một điều rằng việc nhìn nhận Internet là tác
nhân ảnh hưởng xấu đến văn hóa đọc là phiến diện. Thực tế Internet là sản phẩm
của một nền dân trí cao (do người Mĩ phát triển) nên không thể phủ nhận sự tiện
dụng mà nó mang lại nếu người sử dụng làm đúng cách. Nhưng 29% khơng đọc
sách online và cũng ít đọc sách hơn, chuyển sang chơi game, nghe nhạc cũng là
1 con số chiếm đến gần 1/3. Chứng tỏ rằng 1 phần giới trẻ vẫn dễ bị hấp dẫn bởi
những hình thức giải trí dễ dang, khơng mang tính chất trí tuệ hay học hỏi. Bởi
vậy cần được nâng cao nhận thức để hiểu thực sự về giá trị của sách -> từ đó
nâng cao văn hóa đọc, khơng bị lung lay dành quá nhiều thời gian cho những

thứ mang tính chất giải trí, ngồi ra bản thân mỗi thanh niên cũng cần tự nhắc
nhở mình.
2. Mức độ quan tâm của giới trẻ đến đọc sách và văn hóa đọc
73% rất quan tâm đến văn hóa đọc
25% quan tâm bình thường
2% không quan tâm


So sánh với 93% nhận thức rõ về tầm quan trọng của văn hóa đọc, ta vẫn
nhận thấy được sự thờ ơ trong 1 bộ phận (tuy không nhiều) các bạn trẻ. Cụ thể
có những người mặc dù ý thức được văn hóa đọc là vơ cùng quan trọng và có ý
nghĩa, nhất là đối với lớp trẻ những vẫn khơng q quan tâm đến văn hóa đọc.
Họ có thể bỏ mặc văn hóa đọc mà khơng có ý định cải thiện. Điều đó cho thấy
thái độ thờ ơ của số ít các bạn trẻ đó. Học có thể biết nhưng lại không quan tâm,
3. Các thể loại được yêu thích
Tiểu thuyết, truyện ngắn, viễn tưởng
Truyện trinh thám
Ngơn tình
Hạt giống tâm hồn
Khoa học
Truyện tranh
Lịch sử
Đây là sắp xếp theo mức độ thịnh hành của các thể loại sách đưa ra khảo
sát. Kết quả cho thấy thị hiếu hiện nay trong giới trẻ. Những câu chuyện li kỳ,
lãng mạn, hấp dẫn vẫn thu hút giới trẻ hơn là những kiến thức lịch sử, khoa học.
Đặc biệt điều đáng chú ý là ngơn tình Trung Quốc vẫn đứng vị trị khá thịnh
hành. Giới trẻ cần điều chỉnh lại cách đọc sách, nên đọc để lấy kiến thức nhiều
hơn.

4. Ngôn ngữ đọc

Tiếng Việt 88%
Cả Tiếng Việt và tiếng Anh: 12%


80% tài liệu trên Tg được lưu trữ bằng tiếng anh, vì vậy giới trẻ

VN vì chỉ đọc bằng tiếng Việt sẽ tự hạn chế bản thân trong việc học và thâu nạp


kiến thức, cập nhật tin tức. Mỗi thanh niên cũng nên cải thiện tiếng anh của
mình.
5. Mục đích chính đọc sách
Giải trí 59%
Tích lũy kiến thức 41%
Tương đối thích hợp với thứ tự các thể lọa yêu thích kể trên. Một lần nữa,
giới trẻ cần hiểu về giá trị của việc đọc để tích lũy kiến thức.
6. Kỹ năng đọc
Tốt 15%
BT 50%
Không tốt 30 %
Không biết về kỹ năng đọc: 5%

7. Một số kết quả khảo sát thú vị khác
69% cho biết chỉ học chứ không đọc tham khảo thêm
14% cho biết có đọc các sách, truyện khác ngồi chun môn
20% không đọc sách 1 năm qua
75% không đọc sách tuần qua.
95% nói gần như chẳng để ý đến thơ.
Một số có đọc thì tiếp nhận rất hời hợt và thiếu phản biện, thiếu tư duy, tiếp
nhận thông tin đơn chiều kiểu đọc tiểu thuyết chỉ thấy anh này yêu chị kia, chị

kia yêu anh nọ, các câu chuyện tình tay ba, tay tư,… mà khơng hề nhận được
tính logic của cuộc sống qua nhân cách, thái độ, hành xử và diễn biến tâm lý,
các kết cuộc của nhân vật,…


CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP
1. Những kỹ năng cần có nâng cao văn hóa đọc
Để văn hóa đọc trở thành trở thành một chuẩn mực phải có kỹ năng đọc.Kỹ
năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói
quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:
Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết
vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài
liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thơng, tài liệu giải trí...).
Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các
thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải
nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết
cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet).
Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong q trình lựa chọn tài liệu
đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả cách ngồi,
khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v...v...
Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội
dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải,
trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...
2. Giải pháp đối với học sinh-sinh viên
2.1.

Điều chỉnh hương pháp dạy và học trong trườngtrung học, trường
đại học hiên nay


Phương pháp dạy và học trong trường trung học và đại học hiên nay có ảnh
hưởng rất lớn đến trình độ, văn hóa đọc của học sinh, sinh viên. Nhiều chuyên
gia về văn hóa và giáo dục trăn trở về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập trong trường đại học. “Một trong những điểm yếu hiện nay là phương
pháp dạy học vẫn còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò ghi, ít
phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh – sinh viên. Phương pháp dạy và


học theo lối truyền thống đó đã làm sinh viên ngày nay thiếu sự tìm tịi sáng tạo”
– đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo tại hội thảo: “Đổi mới
phương pháp dạy học đại học”.
Một trong những biểu hiện của sự hạn chế về văn hóa đọc của sinh viên là
tình trạng sinh viên chỉ học khi các kỳ thi đã tới gần, học đối phó – học để
thi.Chính vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và nghiên cứu tài
liệu, sách, báo. Nguyên nhân của sự thụ động nữa là sinh viên chỉ đọc khi giảng
viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc chỉ
phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế, bắt buộc, sinh viên mới có ý thức
đọc mang tính tức thời. Chính cách học đó khiến họ khơng tạo được thói quen
đọc sách – học chủ động mà đọc theo nhu cầu hoặc sở thích. Việc đọc đối với
sinh viên hiện nay mới chỉ dừng lại ở chổ đáp ứng yêu cầu bắt buộc của việc học
để thi.
Tương tự với học sinh trung học, các em chỉ đọc nhiều và nghiên cứu
những gì phục vụ cho thi đại học.
2.2 Nâng cao chất lượng thư viện trường học.
Thư viện trường trung học nên có nhiều đầu sách ở mọi thể loại, đa dạng
phong phú chứ không chỉ có 12 mơn học.
Tương tự thư viện trường đại học khơng nên chỉ có giáo trình liên quan đến
cấc học phần mà cần đầu tư thêm các đầu sách hay ở mọi thể loại. Đặc biệt, thư
viện nên mở cửa 24/24, cho phép học sinh ở lại học và đọc tạo khí thế. Tuy
nhiên để làm được cần phải cực kỳ chú trọng khâu quản lí sinh viên và cần xem

xét và đầu tư phát triển thư viện trên nhiều mặt: con người, tài liệu, hạ tầng công
nghệ thông tin và kiến trúc
Những người quản lý cũng cần nhận thấy vai trò điều tiết, thúc đẩy trong
việc tăng cường hợp tác chặt chẽ của người dùng và thư viện, cần nhìn nhận sự
phát triển thư viện song hành với sự phát triển của trường và nâng cao chất


lượng giáo dục.. Khuyến khích sinh viên, học sinh đến trao đổi bằng cách tổ
chức ngày hội chuyên đề do thư viện tổ chức.

2.3 Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa thư viện với trường, khoa.
Khơng ai có thể phát triển một cách cơ lập, khơng có mối liên kết với các
yếu tố bên ngồi.Mơi trường giáo dục cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.Trong
q trình hợp tác, mỗi bên sẽ có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của
mỗi bên.
Người dạy cũng cần tham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như
góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu, tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện,
khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệu của thư viện để đạt được những kết quả
sau: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới
về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngồi giáo trình được quy định.
3. Phương pháp dành cho thanh niên tuổi sau đại học
1.2.

Tự học hỏi, nâng cao nhận thức

Học từ các diễnđàn về văn hóađọc, về sách ở trên mạng
Tích cực tham gia các họat động về sách
Tham gia các buổi tọađàm về sách cũng như về văn hóađọc
3.2


Học hỏi kinh nghiệm từ những người có hiểu biết nói chung và hiểu

biết về việc đọc sách nói riêng.
3.3 Cố gắng vượt thói quen ”luời đọc” của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu
sách 1 lần, mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi
tuần. Luyện tập thói quen tặng sách hay cho người thân và cho trẻ em.
3.4 Tạo tủ sách của riêng mình, khơng gian đọc sách phù hợp để tạo cảm
hứng
3.5 Chủ độg rèn tính tập trung khi đọc sách.



×