Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, phối hợp học với hành trong ngành y dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.96 KB, 6 trang )

Đại học Huế
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Bác Hồ với giáo dục”
Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH,
TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO,
PHỐI HỢP HỌC VỚI HÀNH TRONG NGÀNH Y DƯỢC
Đảng ủy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập hiện
nay là yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta khẳng định. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ quan trọng này, cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về “gắn lý
luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong dạy và học hiện nay. Đảng ủy Trường Đại
học Y Dược, Đại học Huế đã và đang thực hiện đổi mới giảng dạy theo hướng y khoa
tích cực, song song với học lý thuyết, tiến hành cải tiến và áp dụng phương pháp mới
tập trung vào lĩnh vực đào tạo lâm sàng ở trình độ đại học và sau đại học tại Nhà
trường, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn trong và ngoài nước.
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về học đi đơi với hành
Công tác giáo dục phải phục vụ nhiệm vụ và đường lối cách mạng của Đảng, phải
nắm vững phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội. Học đi
đôi với hành được coi là mục tiêu và là phương châm trong công tác dạy và học của nền
giáo dục cách mạng nước ta.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học là một hoạt động nhận thức, là
quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, các phẩm chất văn hoá - đạo đức…
một cách tích cực, tồn diện và thường xun của mỗi người. Tính tích cực của việc học
thể hiện ở chỗ học không chỉ để hiểu biết, không dừng lại ở hiểu biết mà thông qua học
cá nhân trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết để hình thành nhân cách, năng
lực phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Học bao giờ cũng gắn với những nhu
cầu, mục đích cụ thể. Trước hết, gắn liền với mỗi cá nhân thì học là nhằm cải tạo bản
thân, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào cải tạo xã hội. Vượt trên


động lực cá nhân, học còn gắn liền với mục tiêu cao cả của cách mạng là “Học để làm
việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân
dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng, vơ tư”, “Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị, văn hố đều tiến bộ,
các dân tộc đều đoàn kết… để xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
179


Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”

Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống.
Ta lấy những điều đã học để làm. Hành là mục tiêu cuối cùng của học tập. Nội
dung “hành” trong tư tưởng của Người là sự vận dụng những điều đã học nhằm giải
quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Hành cao cả nhất là hành động cách mạng nhằm
cải tạo xã hội, có tác dụng hình thành con người với tư tưởng, tình cảm và hành vi cao
đẹp, góp phần vào sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Học với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền. Học và hành là một
quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. Học và
hành có mối quan hệ biện chứng tác động bổ sung cho nhau trong quá trình giáo dục và
đào tạo. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh ln chú trọng đến tính thực tế, bất cứ việc gì
cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phải thiết thực. Muốn đạt được kết quả đó thì
việc học phải xuất phát từ u cầu của công việc và phải học cặn kẽ, thấu đáo. Vì vậy
theo Người, học tập ở trong nhà trường, trong sách vở chưa đủ, phải học cả trong cuộc
sống, học ở người khác…
2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành tại Nhà trường
Đối với người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực y tế, việc học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn càng được
chú trọng và là kim chỉ nam hành động của mỗi cán bộ, giảng viên.

Theo tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Trường Đại học Y Dược thành một trung
tâm đào tạo khoa học sức khỏe trọng điểm, chất lượng cao theo cả hai định hướng thực
hành và nghiên cứu; có năng lực giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, nhằm đào tạo
nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai.
Phát triển Bệnh viện Trường theo định hướng trung tâm Trường - Viện.
Với tầm nhìn đó, Đảng ủy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã vận dụng
quan điểm này một cách ráo riết, từng bước đổi mới giáo dục y khoa, trước mắt là đối
với chương trình đào tạo Y khoa và Răng Hàm Mặt áp dụng từ khóa 2018-2014. Từng
bước hệ thống hóa, áp dụng các hình thức lượng giá lâm sàng, bộ cơng cụ hỏi đáp
nhanh, giảng dạy theo hướng phịng tránh sai sót y khoa dựa trên bệnh nhân ảo.
Muốn thực hành giỏi trước hết phải vững kiến thức lý thuyết, đặc biệt đối với đào
tạo nhân lực y tế, địi hỏi tính chính xác cao và gần như khơng được để xảy ra sai sót
trong giảng dạy cũng như tiến hành thăm khám bệnh nhân, Trường cũng đã tiến hành áp
dụng thử nghiệm phương pháp UBT (Ubiquitous based-testing) là một công nghệ giáo
dục được ứng dụng trong kiểm tra đánh giá để cấp giấy phép hành nghề y khoa tại Hàn
Quốc và một số quốc gia khác ở châu Á (Indonesia, Philippines, Nepal, Mongolia...).
180


Đại học Huế

Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã triển khai sử dụng và đánh giá bộ công
cụ đánh giá nhanh lâm sàng trên các nhóm người học. Trước hết thực hiện trên nhóm
người học năm thứ 4 ngành y khoa.
Giảng dạy theo hướng phịng tránh sai sót y khoa sử dụng bệnh nhân ảo trên môi
trường Web là một phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả trong việc cải thiện động cơ
học tập của người học, kết quả học tập và giúp nâng cao sự tự tin cho người học tham
gia thực hành lâm sàng.


Xem xét các nguyên tắc lượng giá cơ bản trong bối cảnh lâm sàng, dưới một
khung làm việc để liên kết các mục đích và mục tiêu học tập với các hoạt động lượng
giá, giảng dạy và học tập. Việc thực hiện lượng giá lâm sàng sẽ sử dụng một số công cụ
lượng giá thường được sử dụng trong các bối cảnh lâm sàng.
Ngoài ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học lý thuyết thì việc dạy và
học dựa trên tình huống lâm sàng là phương pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu người
học. Đảng ủy Nhà trường đã ứng dụng phương pháp kết hợp truyền thống và trực
tuyến, hồn thiện mơ hình đào tạo kết hợp truyền thống và trực tuyến phù hợp với bối
cảnh địa phương để cải thiện năng lực của nhân viên y tế ở tuyến chăm sóc ban đầu
nhưng đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên y tế tiếp tục công tác tại cơ sở y tế trong
thời gian học thơng qua chương trình giảng dạy 3 tháng “Chăm sóc sức khỏe ban đầu
theo nguyên lý y học gia đình”
3. Thực trạng cơng tác dạy và học hiện nay
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bước phát triển về nhận thức,
trình độ, bản lĩnh chính trị và năng lực tư duy. Đối với công tác giáo dục trong lĩnh
vực y tế đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, giáo dục
phải ln ln đổi mới, kết hợp truyền thống với hiện đại. Nhận thức được một số nội
dung và phương pháp giảng dạy đặc biệt là trong giảng dạy lâm sàng khơng cịn hiệu
quả theo xu hướng phát triển chung của cả nước và trên toàn thế giới. Đảng ủy Nhà
trường đã tiếp cận nhanh chóng và triển khai cho cán bộ giảng viên cùng tiến hành
công cuộc đổi mới giáo dục y tế một cách toàn diện trong giảng dạy lâm sàng và đổi
mới đào tạo nhân lực y tế.
Tại Việt Nam, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế là trường đại học đầu tiên
áp dụng UBT trong đánh giá năng lực nghề nghiệp Y khoa từ năm 2016. Bài thi được
thiết kế với 50 câu hỏi, trong đó có nhiều dạng câu hỏi khác nhau bao gồm tình huống
lâm sàng, hình ảnh và các đoạn video ngắn. Với phương pháp này, ngoài tính nhanh và
đồng bộ của bộ câu hỏi, thuận tiện trong công tác chấm kiểm tra kiến thức người học,
181



Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”

người học còn được làm quen, tăng khả năng sử dụng máy tính bảng, đọc và phản ứng
nhanh, phù hợp với thời đại cơng nghệ số 4.0.
Giảng dạy theo hướng phịng tránh sai sót Y khoa (TAME) là một dạng đặc biệt
của học dựa trên vấn đề (PBL) để huấn luyện kỹ năng ra quyết định. Học tập dựa trên
vấn đề (PBL) được áp dụng khá phổ biến trong đào tạo y khoa trên thế giới. Trường Đại
học Y Dược, Đại học Huế đã áp dụng phương pháp này và phương pháp cải tiến kết hợp
PBL với thực hành mô phỏng (S-PBL) từ năm 2015 trong đào tạo điều dưỡng lâm sàng.
Trong đào tạo nhân lực y tế thì kỹ năng lâm sàng là năng lực quan trọng nhất.
Chính vì vậy việc lượng giá xem sinh viên có đạt được kỹ năng này hay khơng địi hỏi
phải có độ tin cậy cao. Hiện nay trong quá trình giảng dạy lâm sàng chúng ta thường tập
trung vào các kỳ thi kết thúc. Người dạy sẽ xem xét các điểm mạnh và thách thức của
mỗi công cụ, sử dụng bộ công cụ Mini-CEX và các công cụ khác để tiến hành lượng giá
sinh viên tùy theo tình hình cụ thể các nhóm sinh viên.
Nghiên cứu giảng dạy lâm sàng nhỏ thực hiện theo chu trình cải thiện chất lượng
liên tục. Nhà trường triển khai lượng giá tiến trình lâm sàng nhanh và phản hồi đã giúp
người học xác định các kỹ năng lâm sàng chưa đạt để có kế hoạch cải thiện nhằm tăng
cường phát triển kỹ năng lâm sàng. Lượng giá quá trình chỉ là hình thức điểm danh và
việc phản hồi cho sinh viên rất khác nhau tùy giảng viên và không thống nhất. Tuy
nhiên khi áp dụng đồng bộ một công cụ lượng giá mới trên một lượng lớn sinh viên và
lượng giảng viên hạn chế là một thách thức.
Đảng ủy Nhà trường chỉ đạo, cử cán bộ tham gia và giám sát, đánh giá việc thực
hiện trong chương trình 3 tháng “Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia
đình”, lồng ghép phương pháp đào tạo truyền thống và trực tuyến bao gồm giao ban
trực tuyến và đào tạo dựa trên tình huống lâm sàng từ người học. Việc học dựa trên tình
huống lâm sàng là phương pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu người học.

4. Kết quả thực hiện
Đảng ủy Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã chỉ đạo đảng viên, cán bộ
giảng viên thực hiện đổi mới giáo dục y khoa đối với ngành Răng Hàm Mặt và Y đa
khoa dưới nhiều hình thức và một cách tồn diện. Nhận thức được giảng dạy lâm sàng
là trụ cột trong đổi mới đào tạo y khoa, mang tới cơ hội đặc biệt để chia sẻ kiến thức và
kinh nghiệm của mình; cũng như có thêm những hiểu biết mới và các ý tưởng về vai trò
của giảng dạy lâm sàng và đào tạo chuyên khoa trong đổi mới đào tạo nhân lực y tế.
Về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy y khoa: UBT được xem là một
công nghệ phù hợp và hiệu quả để đánh giá năng lực nghề nghiệp y khoa trong thời đại
182


Đại học Huế

Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

4.0 và hướng tới ứng dụng cho kiểm tra đánh giá trong cấp giấy phép chứng chỉ hành
nghề y khoa theo lộ trình của Bộ Y tế, Việt Nam.
Với phương pháp S-PBL đã cho kết quả khả quan, phương pháp này làm tăng
tính chủ động của người dạy cũng như người học, cung cấp nhiều tình huống thực tế
để có thể giải quyết các tình huống lâm sàng tốt hơn; gắn kết sinh viên thơng qua hoạt
động nhóm và thảo luận nhóm có hướng dẫn. Một số khó khăn khi ứng dụng S-PBL
trong thực tế được đề cấp đến là: cần nhiều thời gian hơn phương pháp truyền thống,
thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp, thiếu kinh phí và nhân lực, thiếu tài liệu tham khảo, đặc
biệt là nguồn tiếng Việt.
Người học đã phản hồi tích cực về việc học tốt hơn các kỹ năng lâm sàng theo yêu
cầu. Tuy nhiên bước đầu triển khai còn gặp một số hạn chế, giảng viên cần có cơ chế
phân bổ thời gian và quan tâm cho việc lượng giá và phản hồi tạo điều kiện để triển khai
đồng bộ nhằm tạo công bằng cho người học.
Bằng việc sử dụng bệnh nhân ảo trên mơi trường web có thể giúp cho người học

cảm thấy tự tin và an toàn để đưa ra các quyết định lâm sàng sai. Qua đó, người học sẽ
quay trở lại học từ quyết định sai của mình và giúp họ ý thức phịng tránh các sai sót
tương tự trong quá trình hành nghề sau này.
Lượng giá lâm sàng: Sử dụng công cụ mini-CEX để lượng giá thường xuyên
trong q trình sinh viên thực hành bệnh viện từ đó phát hiện những vấn đề tồn tại, lỗ
hổng kỹ năng khi thực hiện lượng giá nhằm phát hiện, giúp sinh viên cải thiện ngay,
cũng như điều chỉnh hoạt động dạy học lâm sàng giúp giảng viên thay đổi nội dung và
phương pháp giảng dạy cho phù hợp hơn.
Việc học dựa trên tình huống lâm sàng là phương pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu
người học. Những kết quả bước đầu của chương trình đào tạo kết hợp truyền thống và
trực tuyến đã chỉ ra tầm quan trọng cần phát triển hồn thiện mơ hình đào tạo kết hợp
truyền thống và trực tuyến phù hợp với bối cảnh địa phương để cải thiện năng lực của
nhân viên y tế ở tuyến chăm sóc ban đầu nhưng đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên y
tế tiếp tục công tác tại cơ sở y tế trong thời gian học.
Những kết quả bước đầu của chương trình đào tạo kết hợp truyền thống và trực
tuyến đã chỉ ra tầm quan trọng cần phát triển hồn thiện mơ hình đào tạo kết hợp truyền
thống và trực tuyến phù hợp với bối cảnh địa phương để cải thiện năng lực của nhân
viên y tế ở tuyến chăm sóc ban đầu nhưng đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên y tế
tiếp tục công tác tại cơ sở y tế trong thời gian học. Với E-learning, dạy và học không bị
giới hạn bởi không gian và thời gian thông thường. Điều này đã phá bỏ những trở ngại
về khoảng cách địa lý và giờ học của lớp học tập trung thông thường. Nhiều học viên tại
183


Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”

những địa điểm khác nhau đều có thể tham dự vào bài giảng của giảng viên. Số lượng
học viên không bị giới hạn bởi khơng gian lớp học. Chi phí tiết kiệm là điều hoàn toàn

phù hợp bởi cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ mang đến cho tồn cầu. Giáo trình và
tài liệu tải lên cho học viên sử dụng được, việc sử dụng giáo trình và tài liệu lên hệ
thống giúp đồng bộ tài liệu tránh các bản in khác nhau có thể chứa sai sót của nhà xuất
bản, tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển tài liệu và cấp phát. Ngồi ra, E-learning cịn
cho phép theo dõi được tiến độ học giúp người dạy điều chỉnh được bài giảng của mình,
giúp người học quan sát được chính quá trình học tập của mình một cách cụ thể.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế của Trường Đại học Y Dược, Đại
học Huế, Nhà trường đã thực hiện dạy học tích cực, chú trọng thực hành lâm sàng
trong thời gian qua và đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên đây chỉ là bước
khởi đầu tạo tiền đề thực hiện những cải tiến mới. Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường cùng cán bộ giảng viên, sinh viên sẽ cùng nhau phát huy tinh thần trách nhiệm,
cùng nhau phấn đấu, giảng viên sẽ phải học tập và ứng dụng các nội dung mới trong
giảng dạy, sinh viên sẽ tiếp cận được những phương pháp học tập mới, hứa hẹn đến
năm 2030 sẽ có một đội ngũ cán bộ giảng dạy theo chương trình mới hồn tồn, đào
tạo được nguồn nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững như lời Bác
dạy “vừa hồng vừa chuyên”.

184



×