Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Hướng dẫn đổi mới cách dạy và học môn Giáo dục công dân (Tài liệu dành cho giáo viên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.45 MB, 45 trang )

TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC
CÔNG DÂN CHO GIỚI TRẺ

HƯỚNG DẪN

ĐỔI MỚI CÁCH DẠY VÀ HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Nội dung Quản trị nhà nước và Pháp luật
Tài liệu dành cho giáo viên
GUIDE TO INNOVATIVE METHODS TO TEACH
AND LEARN CIVIC EDUCATION AT
SECONDARY SCHOOLS

Hà Nội, tháng 8 năm 2018


GUIDE TO INNOVATIVE METHODS TO TEACH AND LEARN CIVIC EDUCATION
AT SECONDARY SCHOOLS
EXECUTIVE SUMMARY
Civic education improves citizens’ active participation in various spheres of politics and
society, an important mission in many countries worldwide. Thus, enhancing civil
education will help the country develop towards market-based economic and
international integration. Why, despite a complete curriculum for civil education at
secondary schools, do young people still lack knowledge and understanding about the
state’s structure and governance issues?
Vietnamese young people have rare opportunities to contribute their ideas and make
their voice heard. Even if they have a chance to do so, their opinions are not seriously
taken into account. This, in turn, has discouraged them from being engaged in
governance and making positive changes. Civil education improves students’
knowledge, skills, and enthusiam, which are necesssary for the active and responsible
participation in society and governance. Therefore, an innovative way of teaching and


learning civil education will inspire students to learn more about this subject and grow
into future active citizens.
Through a grant with USAID’s Governance for Inclusive Growth Program, entitled:
“Civic Education for Youth Program,” the Center for Sustainable Development Studies
(CSDS) reviewed the current civic education curriculum in Vietnam’s high schools to
suggest improvements to delivering the curriculum. As a result, CSDS has develop a
manual to guide teachers through the basic steps to design a civic education syllabus
either by theme or by project-based lectures. Through this manual, teachers will be
able to:
- Help students to better understand the political and legislative systems, and
their rights in accordance with the law.
- Build students’ critical thinking and problem solving skills in a well-informed
and logical manner.
- Equip students with knowledge via research, and through practical and
evidence-based experiences, and help them develop a personal asessment
based on the knowledge aquired.
- Help students apply the acquired knowledge and principles in the real world
and nurture their spirit of pursuit of study and creativity.
The review of the current civic education curriculum and the resulting manual will:
- Develop students’ capacity for critical and independent thinking, and to adapt,
and communicate.
- Encourage students to participate in team work and be open to new and
creative ideas.
- Offer opportunities for students to practice research and problem-solving skills,
build a more positive attitude to study.Improve the curent method of teaching
and studying civic education.


Danh mục từ viết tắt
CBQL


Cán bộ quản lý

CED

Trung tâm Giáo dục và Phát triển

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CSDS

Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững

GDCD

Giáo dục công dân

GDPT

Giáo dục phổ thông

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

LHQ

Liên hiệp quốc


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

USAID GIG

Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Mọi quan điểm và nhận định trình bày trong tài liệu này là của cá nhân tác giả và không nhất thiết thể hiện
quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ.



Mục lục
Lời cảm ơn................������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 1
Giới thiệu..................������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 2
Hướng dẫn sử dụng tài liệu ������������������������������������������������������������������������������������������������������� 3
1. Nội dung chương trình mơn GDCD hiện hành liên quan đến quản trị nhà nước, pháp luật và
cơng dân tích cực1.....������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 4
1.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân

�������������������������������������������������������������������������������������5

1.2. Hiến pháp và pháp luật �������������������������������������������������������������������������������������������������������������5
1.3. Công dân tích cực và bộ máy nhà nước�������������������������������������������������������������������������������������5
2. Định hướng mơn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. ����������������������������������� 7
2.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng mới ��������������������������������������������������8
2.2. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông������������������������������������������������������������������������� 8
2.3. Định hướng về nội dung giáo dục mơn GDCD �������������������������������������������������������������������������9
2.4. Chương trình mơn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thơng mới

��������������������������9

2.4.1. Mục tiêu mơn GDCD �������������������������������������������������������������������������������������������������������������9
2.4.2. Nội dung giáo dục môn GDCD

�����������������������������������������������������������������������������������10

3. Các hoạt động thí điểm. ����������������������������������������������������������������������������������������������������� 12
3.1. Tổng hợp nội dung liên quan đến chủ đề quản trị nhà nước và sự tham gia của thanh niên 13
3.2. Xây dựng chủ đề bài học gắn với nội dung quản trị nhà nước ������������������������������������������������13
3.3. Đề xuất cách dạy – học môn GDCD


�����������������������������������������������������������������������������������14

Phục lục 1: Các bài giảng mẫu và các hoạt động trải nghiệm.

�������������������������������������������� 17

Phụ lục 1.1. Bài giảng mẫu lớp 7

�����������������������������������������������������������������������������������������������18

Phụ lục 1.2. Bài giảng mẫu lớp 11

�����������������������������������������������������������������������������������������������30

Phụ lục 2: Một số sản phẩm theo dự án của học sinh.

�������������������������������������������������������� 36

Phụ lục 2.1: Sản phẩm viết bài thu hoạch của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành về các quyền
và nghĩa vụ của thanh thiếu niên �����������������������������������������������������������������������������������������������37
Phụ lục 2.2: Sản phẩm viết bài thu hoạch của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành về Quốc hội
Việt Nam...................������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������38
Tài liệu tham khảo.....���������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 39


Danh mục hình và bảng
Hình 1: Thực trạng lao động Việt Nam 20171

�������������������������������������������������������������������������2


Hình 2: Tồn bộ nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, hiến pháp, pháp luật và quản
trị nhà nước trong môn học GDCD từ lớp 6 đến lớp 12
�������������������������������������������������������������6
Bảng 1: Nội dung khái qt mơn GDCD cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới

10

Bảng 2: Nội dung khái quát môn GDCD cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thơng mới

11

Hình 3: Gợi ý sắp xếp các bài học liên quan đến nội dung sự tham gia của thanh niên thành các chủ
đề.......�����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������13
Bảng 3: Hướng dẫn chi tiết một số hình thức giảng dạy và yêu cầu khi thiết kế bài giảng môn GDCD
����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������15
Bảng 4:Một số gợi ý thay đổi áp dụng vào việc giảng dạy môn GDCD hiện nay

������������������������16


Lời cảm ơn
Nhóm biên soạn tài liệu xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
thông qua Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (GIG), sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ của
Trường THCS &THPT Thực Nghiệm, THCS & THPT Nguyễn Tất Thành và THCS Nam Từ Liêm trong q trình thí
điểm các nội dung thuộc khuôn khổ dự án, đặc biệt là sự hỗ trợ chu đáo và nhiệt tình của các cán bộ dự án
tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS).
Đặc biệt, nhóm xin cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ để thực hiện hiệu quả các hoạt động trong thời
gian qua:
• Cơ giáo Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành
• Cô giáo Lê Thị Mai Hương – Hiệu trưởng, Trường THCS Thực Nghiệm

• Cơ giáo Phan Thị Luyến – Hiệu trưởng, Trường THPT Thực nghiệm
• Cơ giáo Đồn Thị Hải Quỳnh – Phó hiệu trưởng, Trường THCS Thực Nghiệm
• Cơ giáo Hoàng Thị Yến – Hiệu trưởng, Trường THCS Nam Từ Liêm
• Ơng Đơn Tuấn Phương – Giám đốc CSDS
Nhóm tư vấn cũng xin chân thành cảm ơn sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các thành viên dưới đây:
• Bà Nguyễn Thị Chi, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, hỗ trợ
các hoạt động thí điểm, phối hợp và hỗ trợ giáo viên ở trường THCS và THPT Thực Nghiệm
• Bà Vũ Thị Hằng, Trường đại học sư phạm Hà Nội, hỗ trợ các hoạt động thực hiện ở trường THCS Nam Từ
Liêm
• Bà Nguyễn Thị Hương, điều phối viên dự án, hỗ trợ điều phối và hỗ trợ các hoạt động chung
Mọi ý kiến đóng góp, chia sẻ và bình luận về tài liệu xin liên hệ:
Bà Tơ Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển
Email:

1


Giới thiệu

Đẩy mạnh giáo dục công dân (GDCD) nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của cơng dân vào các lĩnh vực chính trị, xã
hội đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiệm vụ này đặc biệt phù hợp với Việt Nam,
giúp đất nước phát triển theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là quốc gia có dân số trẻ. Theo thống kê mới nhất, thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-24 tuổi
là nhóm dân số lớn nhất, chiếm 26% trên tổng số 92 triệu dân. Tỷ lệ này được chia đều cho các nhóm tuổi 10-14, 15-19
và 20-24. Báo cáo của UNFPA (2011: pp. 5&6) đã xác định thế hệ trẻ “ là nhân tố chính quyết định đến sự tăng trưởng
dài hạn” và “là nhân tố thiết yếu đảm bảo sự phát triển của Việt Nam trong tương lai”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp các bạn trẻ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn và phát
triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho thanh niên Việt Nam ngày càng khan hiếm, kể cả đối với những người
đã tốt nghiệp đại học. Lý do chính là người lao động còn thiếu những kỹ năng cần thiết để đáp ứng thị trường lao động
toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giới trẻ mà họ cần được thảo luận, đóng

góp và tham gia, đặc biệt đối với các chính sách liên quan. Để có thể tham gia, họ cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống
chính trị,lập pháp và quyền lợi của họ theo các quy định của pháp luật.
Giới trẻ ngày nay hồn tồn có tố chất để trở thành lãnh đạo, nhưng thực sự họ chưa có tiếng nói đủ mạnh trong đời
sống chính trị cũng như chưa đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân
họ còn thiếu kiến thức và hiểu biết về bộ máy nhà nước và quản trị nhà nước. Hơn nữa, thanh niên Việt Nam có rất ít
cơ hội để đóng góp những ý tưởng và ý kiến của mình. Khi được tham gia thì những ý kiến của họ vẫn chưa được đánh
giá, nhìn nhận một cách nghiêm túc. Điều này làm cho thanh niên không hứng thú tham gia vào quá trình quản trị nhà
nước và tạo ra những thay đổi tích cực.
Việc tạo cơ hội cho thanh niên đóng góp một cách có ý nghĩa vào sự phát triển kinh tế, tham gia vào quá trình xây dựng
và ra quyết định chính sách và giải quyết các vấn đề xã hội là một nhiệm vụ thiết yếu đối với sự phát triển của Việt Nam
trong tương lai. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần phải thúc đẩy sự tham gia, tăng cường tiếp cận thơng tin, tính
minh bạch và thúc đẩy tinh thần cơng dân tích cực trong giới trẻ.
Chính vì thế, tăng cường chất lượng dạy và học môn GDCD ở các nhà trường phổ thông đang trở thành một nhiệm vụ
cấp thiết hơn bao giờ hết ở Việt Nam. GDCD giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiên hướng cần thiết để có
thể tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm vào xã hội và công tác quản trị nhà nước.
Mặc dù đã có nhiều nội dung liên quan đến hệ thống chính trị của đất nước trong chương trình mơn GDCD cho học sinh,
nhưng thực tế cho thấy mức độ hiểu biết và có kiến thức của thế hệ trẻ về hệ thống chính trị hiện tại của đất nước vẫn
cịn rất hạn chế.
Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) phối hợp cùng một số trường THCS và THPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã đề xuất và thực hiện các hoạt động trong khn khổ Dự án:“Tăng cường GDCD cho Giới trẻ”. Mục
đích của các hoạt động là nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ về quản trị nhà nước và tăng cường sự tham gia tích cực
của cơng dân vào các hoạt động liên quan đến chính trị, xã hội thơng qua việc xây dựng các chương trình và hoạt động
trải nghiệm cho môn GDCD ở các trường phổ thông trung học. Các hoạt động của dự án tập trung nâng cao hiểu biết của
học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở thành phố Hà Nội về vai trị quan trọng của chính quyền
cấp địa phương, Chính phủ và các cơ quan xây dựng pháp luật.

8% độ tuổi 15-24 thất nghiệp
26% độ tuổi 15-24

VIỆT NAM

93.7 triệu người

51% ở độ tuổi lao động
200.000 lao động trình độ đại học thất nghiệp
5.000.000 lao động trình độ đại học

Hình 1: Thực trạng lao động Việt Nam 20171
1.

Nguồn: Tổng cục thống kê - Thơng cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017

2


Hướng dẫn sử dụng
tài liệu

Tài liệu này được xây dựng nhằm hướng dẫn giáo viên cách giảng dạy các nội dung liên quan đến các chủ đề
quản trị nhà nước và pháp luật trong môn GDCD theo cách hấp dẫn hơn và thu hút sự quan tâm của học sinh.
Tài liệu trình bày những nội dung liên quan trong chương trình GDCD hiện hành, và dự thảo mơn GDCD trong
chương trình giáo dục phổ thơng mới, các bài giảng mẫu và gợi ý phương pháp giảng dậy mà dự án đã thí
điểm tại một số trường THCS và THPT ở Hà Nội. Các thầy cơ giáo có thể tham khảo tài liệu này để giảng dạy
mở rộng sang các chủ đề khác trong mơn GDCD.
Cuốn tài liệu bao gồm có 4 phần chính:
Phần 1. Nội dung chương trình mơn GDCD hiện hành liên quan đến quản trị nhà nước, pháp luật và cơng dân
tích cực: quyền về nghĩa vụ cơng dân; hiến pháp và pháp luật; cơng dân tích cực và bộ máy nhà nước.
Phần 2. Định hướng môn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thơng mới: Giới thiệu quan điểm, mục tiêu
của chương trình giáo thơng mới; định hướng và chương trình mơn GDCD trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới.
Phần 3. Các hoạt động thí điểm: Tổng hợp nội dung liên quan đến chủ đề quản trị nhà nước và sự tham gia

của thanh niên; xây dựng chủ đề học tập gắn với nội dung quản trị nhà nước; đề xuất cách dạy – học môn
GDCD trên cơ sở các nội dung liên quan đến Quản trị pháp luật hiện hành và hướng đến quan điểm xây dựng
Phần 4. Các phụ lục: Bao gồm các thiết kế minh họa bài giảng trong giờ học và các hoạt động trải nghiệm mơn
học tại Văn phịng quốc hội, bộ máy nhà nước cấp cơ sở (phường); sản phẩm của học sinh một số trường
tham gia thí điểm dự án.
Như vậy, khi tiến hành các hoạt động dạy và học môn GDCD liên quan đến chủ đề quản trị nhà nước và sự
tham gia của thanh niên, giáo viên có thể tìm hiểu các thơng tin ở phần 3 để nắm rõ về nội dung kiến thức và
tham khảo ở phần 4 để tổ chức dạy và học.

3


1. Nội dung chương trình mơn
GDCD hiện hành liên quan
đến quản trị nhà nước, pháp
luật và cơng dân tích cực1.

1.

Xin xem thêm chi tiết về các bài học liên quan đến nội dung này ở phụ lục 4 của tài liệu

4


1.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân
Trung học cơ sở
Chương trình mơn GDCD lớp 6 và lớp 7 tập trung vào quyền và nghĩa vụ của công dân, công ước quốc tế về
quyền trẻ em, các quyền quy định theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam như: Công ước Liên hợp quốc (LHQ)
về quyền trẻ em; Quyền và nghĩa vụ học tập; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe
và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được đảm bảo an tồn và bí mật thư tín, điện thoại,

điện tín; Quyền và nghĩa vụ cơng dân; Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Chương trình mơn GDCD lớp 8 và lớp 9 tập trung vào: Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo; Quyền và nghĩa vụ
của cơng dân trong gia đình; Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; Quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân; Quyền tự do ngôn luận.
Trung học phổ thông
Ở THPT, học sinh được học các nội dung sau trong môn GDCD: Công dân với cộng đồng; Công dân với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Công dân với sự phát triển kinh tế; Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước
pháp luật; Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống; Công dân với các quyền tự do
cơ bản; Công dân với các quyền dân chủ.

1.2. Hiến pháp và pháp luật
Trung học cơ sở
Các nội dung trong chương trình liên quan đến hiến pháp và pháp luật cho học sinh cấp THCS gồm có: Pháp
luật và kỉ luật; Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam; Dân chủ và kỉ luật (lớp
8, lớp 9).
Trung học phổ thông
Ở THPT học sinh được học những kiến thức liên quan đến hiến pháp và pháp luật trong mơn GDCD gồm:
Chính sách dân số và giải quyết việc làm; Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường; Chính sách giáo dục
và đào tạo (GD&ĐT), khoa học và cơng nghệ, văn hóa; Chính sách quốc phịng an ninh; Chính sách đối ngoại;
Pháp luật và đời sống; Pháp luật với sự phát triển của công dân; Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất
nước; Pháp luật với hịa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

1.3. Cơng dân tích cực và bộ máy nhà nước
Trung học cơ sở
Ở THCS học sinh được học về cơng dân tích cực và bộ máy nhà nước trong môn GDCD gồm: Công dân nước
CHXHCN Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước; Quyền tham gia quản lý nhà nước của cơng dân; Hoạt động trải nghiệm: Tìm hiểu bộ
máy cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn).
Trung học phổ thông
Ở THPT học sinh được trang bị các kiến thức sau: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai

trò quản lý kinh tế của nhà nước; Nhà nước chủ nghĩa xã hội; Nền dân chủ XHCN và rất nhiều nội dung liên
quan đến sự tham gia của thanh thiếu niên với sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp toàn bộ các bài học của môn GDCD từ lớp 6 đến lớp 12, những nội dung liên
quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, hiến pháp, pháp luật và quản trị nhà nước được thể hiện trong hình 2.
Các bài học liên quan đến chủ đề “quản trị nhà nước và sự tham gia của thanh niên” (xem hình 2). Giáo viên
có thể dựa trên cơ sở này, để thiết kế lại các hoạt động dạy học mẫu liên quan đến quản trị nhà nước và đưa
vào lớp học, giờ học trải nghiệm thực tế (xem các mẫu thiết kế ở phụ lục 1.1, phụ lục 1.2 và phụ lục 1.3. Lưu
ý thời lượng các tiết này có thể điều chỉnh tăng nếu học chủ đề liên mơn).
Các bài học trong chương trình mơn GDCD hiện hành có liên quan đến quản trị nhà nước, pháp luật, cơng dân
tích cực được thể hiện trong các hình dưới đây:

5


Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp 6

Hình 2: Tồn bộ nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ
công dân, hiến pháp, pháp luật và quản trị nhà nước trong
môn học GDCD từ lớp 6 đến lớp 12

Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Lớp 7


Quyền và
nghĩa vụ
của công
dân

Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam

Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã,
phường, thị trấn)

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Lớp 8

Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 7: Tích cực tham gia hoạt

động chính trị - xã hội

Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các
dân tộc khác

Bộ máy nhà nước cấp Trung
ương và địa phương; Hoạt
động trải nghiệm UBND
Thời lượng: 4-5 tiết

Thiết kế lại thành 1 module:
Hiến pháp và pháp luật (trải nghiệm)
Thời lượng: 6 tiết

Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp
và Luật
Pháp

Tham gia quản trị nhà nước
(hoạt động quản trị trường
học)

Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Lớp 9


Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Bài 12. Công dân với tình u, hơn nhân và gia đình
Lớp 10

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Hệ thống
chính trị
- Bộ máy
nhà nước

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Vai trò của các tổ chức xã hội,
cộng đồng và quyền/ nghĩa vụ
tham gia của thanh niên

Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

Thời lượng: 6 tiết


Bài 13. Công dân với cộng đồng

Bài 13. Cơng dân với cộng đồng

Bài 16. Tự hồn thiện bản thân

Bài 16. Tự hoàn thiện bản thân

Bài 11. Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Bài 8. Chủ nghĩa xã hội

Bài 12. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Lớp 11

Thời lượng: 5 tiết + hoạt động

Bài 13. Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa
Bài 14. Chính sách quốc phòng và an ninh

Bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hệ thống chính trị Việt Nam
(trải nghiệm)

Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thời lượng 6 tiết


Bài 15. Chính sách đối ngoại

Lớp 12

Bài 4. Quyền bình đẳng của cơng dân
trong một số lĩnh vực đời sống

Bài 1. Pháp luật và đời sống

Bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, tơn giáo

Bài 3: Cơng dân bình đẳng trước pháp luật

Bài 6. Công dân với các quyền tự do
cơ bản

Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ

Bài 2. Thực hiện pháp luật
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của cơng dân
Bài 10. Pháp luật với hịa bình và sự phát triển tiến bộ
của nhân loại

6

Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của

công dân
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền
vững của đất nước

Thanh niên tham gia vào quản
trị và xây dựng đất nước
Thời lượng: 10 tiết

Quản trị của
nhà nước và
sự tham gia
của thanh
niên


2. Định hướng mơn GDCD
trong chương trình giáo
dục phổ thơng mới.

7


Để những hoạt động của dự án được duy trì lâu dài và bền vững, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu dự thảo
chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và chương trình mơn GDCD bản mới nhất (tháng 7 năm 2017).
Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) mới dự kiến sẽ bắt đầu được triển khai từ năm học 2018-2019 (thực
hiện theo hình thức cuốn chiếu). Sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình giáo dục phổ thơng và
chương trình mơn học bản dự thảo mới nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy mục tiêu của các hoạt động mà
dự án đưa ra hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng như
định hướng mục tiêu và nội dung của mơn GDCD. Do đó, các hoạt động của dự án giúp GV và các nhà trường
dễ dàng tiếp nhận khi mơn GDCD trong chương trình GDPT mới được triển khai.


2.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới
Một số quan điểm chủ đạo trong xây dựng chương trình GDPT mới:
a) Chương trình GDPT được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thơng
đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây
dựng chương trình theo mơ hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn
với nhu cầu phát triển đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp
với đặc điểm con người, văn hóa Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung
của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ
hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng
và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn phát triển bền vững và phồn vinh;
b) Chương trình GDPT bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục
với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hịa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng
kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa
dần ở các lớp học trên thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động
và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và
phương pháp giáo dục để đạt mục tiêu đó.
c) Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể:
• Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học
sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong
việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng
giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà
trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
• Chương trình chỉ quy định những ngun tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và
năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo
dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
• Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với
tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.


2.2. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng
Chương trình GDPT cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và
tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những
phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn
hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất
nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp mới.
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng
cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về
giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành
và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương
pháp học tập, hồn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc
tham gia vào cuộc sống lao động.

8


Chương trình giáo dục trung học phổ thơng giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của
người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học
nghề hoặc tham gia vào c̣c sớng lao đợng; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh tồn cầu
hóa và cách mạng công nghiệp mới.

2.3. Định hướng về nội dung giáo dục mơn GDCD
GDCD giữ vai trị chủ đạo trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài
học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, GDCD bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng
lực cần thiết của người cơng dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng xử phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kỹ năng sống và bản lĩnh vững vàng để tiếp tục phát triển và sẵn
sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

GDCD được thực hiện thông qua tất cả các môn học, nhất là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó Giáo dục lối sống (tiểu học), GDCD (THCS), Giáo dục kinh tế và pháp
luật (THPT) là những môn học cốt lõi.
Mạch nội dung GDCD xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản thân, với người khác, với cộng đồng,
đất nước, nhân loại, với công việc và với môi trường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị
truyền thống và hiện đại, dân tộc và toàn cầu; mở rộng và nâng cao dần từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung
học phổ thông.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, nội dung GDCD được chia thành hai giai đoạn:
• Giai đoạn giáo dục cơ bản
Môn Giáo dục lối sống ở tiểu học, GDCD ở trung học cơ sở là những môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu
của các môn học này là giáo dục đạo đức, pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống. Các mạch nội dung này định
hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen,
nề nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và
quy định của pháp luật.
• Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Ở THPT, nội dung GDCD tập trung vào giáo dục kinh tế và pháp luật. Đây là môn học dành cho những HS định
hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục cơng dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật. Nội
dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật, thiết thực với định hướng nghề
nghiệp sau THPT của HS, gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ năng sống, giúp HS có nhận
thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật.

2.4. Chương trình mơn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
2.4.1. Mục tiêu mơn GDCD
Ở cấp THCS:
• Giúp học sinh có ý thức tự điều chỉnh, tự hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định
của pháp luật dựa trên nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, tích cực về quyền, bổn phận, nghĩa vụ và
trách nhiệm cơng dân trong quan hệ với gia đình, xã hội, với công việc, với môi trường thiên nhiên, với đất
nước và nhân loại.
• Giúp học sinh củng cố, nâng cao các năng lực đã được hình thành, phát triển ở tiểu học; hình thành, duy
trì mối quan hệ hồ hợp với những người xung quanh; thích ứng một cách linh hoạt với xã hội biến đổi

và thực hiện mục tiêu, kế hoạch của bản thân trên cơ sở các giá trị đạo đức, quy định của pháp luật; hình
thành phương pháp học tập, rèn luyện, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung
học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Ở cấp THPT:
• Giúp học sinh có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy
định của pháp luật dựa trên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời sống và định hướng
nghề nghiệp sau trung học phổ thông về kinh tế và pháp luật.

9


• Giúp học sinh có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủ yếu từ góc độ
kinh tế, pháp luật; có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công
dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.

2.4.2. Nội dung giáo dục môn GDCD
Nội dung khái quát môn GDCD cấp THCS:
Nội dung
Giáo dục Yêu nước
đạo đức

Nhân ái

Trung thực
Chăm chỉ

Trách nhiệm

Lớp 6
1. Yêu thiên

nhiên, sống hòa
hợp với thiên
nhiên
2. Yêu thương
con người

Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
1. Tự hào truyền 1. Tự hào truyền 1. Sống có lý
thống quê hương
thống dân tộc Việt tưởng
Nam
2. Quan tâm và chia 2. Khoan dung
sẻ

3. Tơn trọng sự 3. Giữ chữ tín
3. Tơn trọng lẽ phải
thật
4. Siêng năng, 4. Học tập tự giác, 4. Lao động cần cù,
kiên trì
tích cực
sáng tạo

5. Tự lập

5. Bảo tồn di sản
văn hóa
Giáo dục Kỹ năng nhận 6. Tự nhận thức 6. Ứng phó với tâm
kỹ năng thức, quản lý và đánh giá bản lí căng thẳng

sống
bản thân
thân
Kỹ năng tự vệ
7. Ứng phó với 7. Phịng, chống
tình huống nguy bạo lực học đường
hiểm
Giáo dục Hoạt động tiêu 8. Tiết kiêm
kinh tế
dùng
Giáo dục Quyền và ng- 9. Công dân nước
pháp luật hĩa vụ của cơng Cộng hịa xã hội
dân
chủ nghĩa Việt
Nam
10. Quyền được
bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục và tham
gia của trẻ em
Việt Nam

5. Bảo vệ môi
trường
6. Hoạch định mục
tiêu cá nhân

2. Tơn trọng sự
đa dạng của
các nền văn
hóa trên thế

giới
3. Khách quan
và cơng bằng
4. Tích cực
tham gia các
hoạt động cộng
đồng
5. Bảo vệ hịa
bình
6. Quản lý thời
gian hiệu quả

7. Phịng, chống 7. Thích ứng
bạo lực gia đình
với những thay
đổi trong cuộc
sống
8. Quản lí tiền
8. Lập kế hoạch chị 9. Người tiêu
tiêu
dùng
thơng
thái
9. Phòng chống 9. Phòng chống tệ 9. Phòng ngừa
nhiễm HIV/AIDS
nạn xã hội
tai nạn vũ khí,
cháy, nổ và các
chất độc hại
10. Quyền và nghĩa 10. Quyền và nghĩa 10. Quyền tự

vụ của công dân vụ lao động của do kinh doanh
trong gia đình
cơng dân
và nghĩa vụ
đóng thuế

Bảng 1: Nội dung khái qt mơn GDCD cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới

10


Nội dung khái quát môn GDCD cấp THPT:
Nội dung
Lớp 10
Giáo dục Hoạt động của nền 1. Nền kinh tế và các
kinh tế
kinh tế
chủ thể của nền kinh
tế
2. Thị trường và cơ
chế thị trường
Hoạt động kinh tế 3. Ngân sách nhà
của nhà nước
nước và chính sách
thuế
Hoạt động sản xuất 4. Sản xuất kinh doanh
kinh doanh
và các mơ hình sản
xuất kinh doanh
5. Tín dụng và cách sử

dụng các dịch vụ tín
dụng
Hoạt động tiêu 6. Lập kế hoạch tài
dùng
chính cá nhân

Lớp 11
Lớp 12
1. Cạnh tranh cung cầu 1. Tăng trưởng và phát
trong kinh tế thị trường triển kinh tế
2. Lạm phát, thất nghiệp 2. Hội nhập kinh tế
quốc tế
3. Thị trường lao động, 3. Chính sách bảo hiểm
việc làm xu hướng và và an sinh xã hội
tuyển dụng
4. Ý tưởng kinh doanh 4. Kế hoạch kinh doanh
và các năng lực cần thiết và cách lập kế hoạch
của người kinh doanh
kinh doanh
5. Đạo đức, văn hóa trong 5. Trách nhiệm xã hội
sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
6. Vai trò của tiêu dùng 6. Quản lí thu, chi
và văn hóa tiêu dùng trong gia đình
Việt Nam

Giáo dục Hệ thống chính trị 7. Hệ thống chính trị
pháp luật và pháp luật
nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam

8. Pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
9. Hiến pháp nước
7. Pháp luật quốc tế
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ
7. Quyền bình đẳng của 8. Quyền và nghĩa vụ
của công dân
công dân
của công dân về kinh
tế
8. Quyền và nghĩa vụ 9. Quyền và nghĩa vụ
của cơng dân về chính của cơng dân về văn
trị
hóa, xã hội
9. Quyền và nghĩa vụ
của cơng dân về dân sự

Bảng 2: Nội dung khái quát môn GDCD cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thơng mới

11


3. Các hoạt động
thí điểm.

12



3.1. Tổng hợp nội dung liên quan đến chủ đề quản trị nhà nước và sự tham gia của
thanh niên
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp toàn bộ các bài học của môn GDCD từ lớp 6 đến lớp 12, những nội dung liên
quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, hiến pháp, pháp luật và quản trị nhà nước được thể hiện trong hình
1.Nội dung mơn GDCD trong chương trình GDPT mới từ lớp 6 đến lớp 12 liên quan đến quản trị nhà nước và
sự tham gia của thanh niên được thể hiện trong hình 3.

3.2. Xây dựng chủ đề bài học gắn với nội dung quản trị nhà nước
Dựa trên các nội dung tổng hợp trong chương trình, dự án xây dựng các chủ đề liên quan đến quản trị nhà
nước và tăng cường sự tham gia tích cực của công dân vào các hoạt động liên quan đến chính trị, xã hội. Các
chủ đề của chương trình mơn GDCD trong Chương trình GDPT mới.

Lớp 7

Lớp 8

Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã,
phường, thị trấn)
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật

Lớp 9


Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân
trong hôn nhân
Bài 13. Công dân với cộng đồng

Lớp 10

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp
thiết của nhân loại
Bài 16. Tự hoàn thiện bản thân
Bài 8. Chủ nghĩa xã hội

Lớp 11

Lớp 12

Bộ máy nhà nước cấp
Trung ương và địa
phương; Hoạt động trải
nghiệm UBND
Thời lượng: 4-5 tiết
Thiết kế lại thành 1
module: Hiến pháp và
pháp luật (trải nghiệm)
Thời lượng: 6 tiết


Tham gia quản trị nhà
nước (hoạt động quản
trị trường học)
Thời lượng: 5 tiết +
hoạt động

Vai trò của các tổ chức
xã hội, cộng đồng và
quyền/ nghĩa vụ tham
gia của thanh niên
Thời lượng: 6 tiết

Bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hệ thống chính trị Việt
Nam (trải nghiệm)

Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thời lượng 6 tiết

Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ

Thanh niên tham gia
vào quản trị và xây
dựng đất nước

Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền

vững của đất nước

Quản trị
của nhà
nước và sự
tham gia
của thanh
thiếu niên

Thời lượng: 10 tiết

Hình 3: Gợi ý sắp xếp các bài học liên quan đến nội dung sự tham gia của thanh niên thành các chủ đề

13


3.3. Đề xuất cách dạy – học môn GDCD
Trong năm học 2017 – 2018, dự án thí điểm một số hoạt động để cải thiện chất lượng dạy và học môn GDCD,
cụ thể: Thiết kế lại bài giảng trong lớp để khuyến khích học sinh có suy nghĩ, làm việc độc lập và tư duy phản
biện; gắn những nội dung bài học với những sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến bài học (chủ đề liên
mơn); học tập phục vụ cộng đồng; hoạt động ngoại khóa; học sinh tham gia quản lý trường học; các mô hình
giả tưởng (ví dụ như quốc hội học đường). Cụ thể những hoạt động dưới đây được đề xuất:
• Thiết kế bài giảng trong lớp học hấp dẫn hơn và làm học sinh hứng thú hơn với môn học: Cần thiết kế lại
bài giảng để áp dụng phương pháp khuyến khích việc tự học và tìm hiểu của học sinh, học sinh học theo
nhóm, có các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống, khơng nên chỉ sử dụng tình huống trong sách giáo
khoa và các bài tập tình huống.
• Tăng cường thảo luận và gắn nội dung học với thực tiễn cuộc sống: Những sự kiện xã hội gần đây có thể
gắn với nội dung bài học và cho học sinh tham gia thảo luận – liên hệ hoặc gắn với các mơn học khác (Văn
học, Lịch sử).
• Hoạt động ngoại khóa: Cần có thêm các hoạt động trải nghiệm và các hoạt động ngoại khóa đối với mơn

học này (ví dụ các hoạt động thăm quan và tìm hiểu về chính quyền địa phương hay cơ quan lập pháp rất
hữu ích cho học sinh).
• Quản trị trường học: Học sinh cần được tham gia vào quản trị trường học. Nhà trường, giáo viên và phụ
huynh cần thảo luận để đưa ra những hoạt động, những vấn đề mà học sinh có thể tham gia, thảo luận
và giải quyết.
• Câu lạc bộ: Có thể xây dựng một số câu lạc bộ hoặc có một số hoạt động ngồi giờ lên lớp cho những học
sinh quan tâm, có thể tổ chức theo nhóm, theo dự án.
• Tổ chức các cuộc thi: Khuyến khích học sinh làm các dự án, tìm hiểu và tham gia giải quyết các vấn đề liên
quan ngồi xã hội.
Nội dung giảng dạy của mơn GDCD trong chương trình giáo dục hiện nay cũng như trong Chương trình GDPT
mới của Việt Nam tương đối phong phú, vì vậy việc quan trọng nhất là làm thế nào thay đổi phương pháp
dạy và học trong môn học này để có thể đáp ứng được những mục tiêu của chương trình giáo dục tổng thể
đã đề ra (ở phần 2.2).

14


Hình thức

Gợi ý

Dành cho giáo viên

Hoạt động cho học sinh

Lợi ích/ Cách đánh giá

Học tập phục Chương trình GDCD hiện nay chưa có quy định hay yêu cầu học Giáo viên có thể đưa ra các chủ đề và có thể gợi ý học sinh xây dựng dự - Hoạt động nhóm, làm dự án với các chủ đề liên môn học;
- Được học tại cộng đồng xung quanh trường
vụ cộng đồng sinh phải có thời gian làm việc hay phục vụ cộng đồng hay hoạt án và liên hệ để thực hiện (có thể các hoạt động ngay tại trường hay

học, tham gia vào các hoạt động của cộng
- Học tập tại cộng đồng và theo nhu cầu cộng đồng nhằm phục
động tình nguyện.
xung quanh trường), gắn với chương trình chính khóa và những hoạt
đồng gắn liền với các chủ đề liên quan đến
vụ cộng đồng và gắn với bài học trong chương trình (điều tra
động lớp học.
các bài học trong môn GDCD và giải quyết
Học tập phục vụ cộng đồng là hoạt động phục vụ lợi ích và nhu
nhu cầu cộng đồng, rà sốt và nhóm chủ đề liên quan tới các
các vấn đề thực tiễn từ cuộc sống;
cầu cộng đồng nhưng gắn với chương trình và nội dung trong Học sinh có thể nhận được chứng nhận từ các tổ chức và chứng nhận hoạt động cộng đồng yêu cầu, xây dựng dự án và thực hiện,
trường học.
số giờ phục vụ cộng đồng và được nhà trường công nhận hay đánh giá. đánh giá xếp loại)
- Được tích điểm cộng từ các chủ đề học tập
cùng cộng đồng và làm điểm đánh giá các
kỳ thi (thay vì cách thi và kiểm tra như hiện
tại).
Hoạt
động Các câu lạc bộ liên quan đến các chủ đề mà học sinh quan tâm, Giáo viên môn GDCD kết hợp với các giáo viên bộ môn hay giáo viên CN - Hoạt động ngoại khố: tìm hiểu tại chính quyền địa phương - Kết hợp thi và lấy điểm đánh giá dự án;
ngoại khóa
liên quan đến mơn giáo dục cơng dân.
tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tạo cơ hội cho các bạn trẻ gắn kết hoặc tại nhà quốc hội;
- Tích điểm cộng từ dự án theo chủ đề hoạt
với các hoạt động trong trường học hay cộng đồng.
Các hoạt động trải nghiệm mà không thể sắp xếp được trong giờ
- Học xung quanh trường hoặc tại các khu vực vườn trường.
động ngoại khố
học có thể thu xếp ngồi giờ lên lớp.
Những hoạt động này được xem là không thể thiếu để GDCD toàn diện.

- Các dự án hỗ trợ cộng đồng: dọn vệ sinh, trồng cây xanh, hỗ
trợ các trung tâm trẻ mồ côi, kêu gọi hay gây quỹ cho các dự án
từ thiện, cộng đồng
Quản
lý Nhà trường thường đưa ra các quyết định quản lý nhà trường,
trường học
các quy định với học sinh (hay liên quan đến các vấn đề xã hội)
mà khơng có sự tham gia hay quan tâm đến ý kiến hay mối quan
tâm của học sinh

Thiết kế hoạt động để học sinh có thể tham gia: góp ý tạo mơi trường - Xây dựng chương trình quản lý lớp học, trường học theo khối - Tự quản lý trường lớp theo chương trình
học tập thân thiện, lành mạnh; các hoạt động trong nhà trường, góp ý lớp và lên lịch quản lý trường lớp cụ thể;
cụ thể của giáo viên đã xây dựng để các
kiến, đóng góp cải thiện nhà trường (tạo cơ hội cho học sinh thực hành
hoạt động bền vững
- Tạo điều kiện để học sinh tham gia quản lý trường học (khi
với một xã hội thu nhỏ - với các cơ hội quản lý trường học)
thảo luận về các quy định, đưa ra các quy định mới)
- Làm thế nào để trao quyền cho học sinh
Học sinh khơng có mơi trường và quyền để tự quản các hoạt
thực hiện và tự quản một số hoạt động
- Tạo môi trường trường lớp thân thiện để giáo viên và học sinh
động.
của nhà trường
có thể thực hiện chương trình;
Có thể áp dụng mơ hình quốc hội học đường (chi tiết xem tài liệu
hướng dẫn trải nghiệm cho giáo viên và học sinh)


phỏng Nội dung và các tiết học GDCD đều được thiết kế dựa trên

Quốc Hội và chương trình và kiến thức nặng lý thuyết, học sinh chỉ học và
chính quyền đọc qua sách giáo khoa.
địa phương

Mơ phỏng hoạt động quốc hội/ chính quyền địa phương và hoạch định - Mơ phỏng theo hình thức tồ tuyên án đối với chùm bài giảng - Được đóng vai và trải nghiệm thực tế các
chính sách, dạy học sinh những kỹ năng của thế kỷ 21 như nói trước về xây dựng pháp luật;
hoạt động của chính quyền địa phương để
cơng chúng, làm việc theo nhóm, đọc, tư duy phân tích và khả năng
hiểu rõ và có kinh nghiệm tự làm các giấy
- Mô phỏng về các hoạt động của chính quyền địa phương và
tranh luận hai mặt của một chủ đề.
tờ cho chính bản thân;
quốc hội;

Các yêu cầu cần thiết
Phương tiện Tận dụng các cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có
Giáo viên chủ động đề xuất thay đổi cách dạy và học dựa trên cơ sở vật - Máy chiếu, máy tính và các trang thiết bị điện tử khác;
- Nhà trường và các tổ chức liên hệ để đến
dạy học và cơ
chất và điều kiện hiện có
học ở các địa điểm ngồi lớp học (sân
Huy động sự tham gia và hỗ trợ của cha mẹ (liên hệ nơi học, các
- Các bài giảng mẫu, tư liệu trực quan sinh động như video, poster;
sở vật chất
trường, các khu vực quanh trường hoặc
buổi nói chuyện chuyên đề …)
- Địa điểm học tập phù hợp với các chủ đề và có phương tiện đi các địa điểm tại cộng đồng).
lại thuận lợi;
- Liên hệ và xây dựng chương trình cho học
- Xây dựng kế hoạch, thời gian và phối hợp liên môn chặt chẽ để sinh đến học ở các cơ quan công quyền,

đảm bảo thời gian học tập các mơn khác.
các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.
Thiết kế bài Thay đổi cách dạy học: học theo chủ đề hoặc học tập dựa trên Tập hợp các câu hỏi từ các bài học và sắp xếp lại các câu hỏi thành các - Tham khảo bài giảng mẫu do dự án thiết kế
giảng
cách trả lời các câu hỏi.
câu hỏi lớn và nhỏ. Thiết kế lại bài giảng và sắp xếp lại phân phối bài
giảng theo hướng học sinh tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi đó
Giáo viên tập hợp các câu hỏi cần thiết của từng chủ đề học tập
(có liên hệ với các nguồn tài liệu khác và thực tế cuộc sống)
trong mơn giáo dục cơng dân. Tìm các nguồn tài liệu tham khảo
chính thức (ngồi sách giáo khoa)
Tham khảo các thiết kế mẫu theo chủ đề

- Bài giảng được thiết kế sinh động, gắn các
chủ đề trong bài giảng với các hoạt động
thực tế và cuộc sống xung quanh

Chia lớp học ra thành nhiều nhóm và phân các câu hỏi theo chủ
đề cho các nhóm.
Đánh giá học Thay đổi cách đánh giá (đánh giá quá trình học và sản phẩm đạt Tham khảo bài giảng mẫu và gợi ý cách đánh giá ở phụ lục 1.1 và phụ - Dùng điểm đánh giá các bài tập nhóm và dự án làm điểm tích - Được đánh giá thơng qua các bài tập và
sinh
được thay vì kiểm tra kiến thức)
lục 1.2
luỹ và thay thế điểm 15p và 1 tiết (Riêng Học sinh cấp 3 phải thi dự án
môn GDCD không thể dùng đánh giá dự án thay điểm);
- Dùng điểm đánh giá dự án thay điểm 1 tiết hoặc điểm học kỳ
(học sinh cấp 2 và lớp 10,11)

Bảng 3: Hướng dẫn chi tiết một số hình thức giảng dạy và yêu cầu khi thiết kế bài giảng môn GDCD


15


Hiện nay mơn GDCD được bố trí mỗi tuần 1 tiết (mỗi tiết học 45 phút), 35 tuần học có 35 tiết ở mỗi khối lớp.
Các nội dung của môn GDCD có thể liên hệ với các mơn học khác như các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học và
Địa lý.
Các bài học của môn học này cần gắn với những hoạt động thường xuyên, tổng thể của nhà trường hay của
lớp học, để học sinh có thể liên hệ từ kiến thức môn học đã được học trên lớp, trong trường với thực tiễn
cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý chung cho giáo viên:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học

Địa điểm tổ chức dạy học

Gợi ý thay đổi
Lưu ý
• Học trong lớp học: Dễ quản lí học sinh, nhưng • Thiết kế lại bài giảng theo
cần thiết kế lại bài giảng theo hướng tìm hiểu hướng dựa trên các câu
bài học thông qua hệ thống các câu hỏi, học hỏi và học sinh tìm câu
sinh tự tìm hiểu và đưa ra các phương án trả trả lời từ sách giáo khoa
lời.
(SGK), tài liệu tham khảo,
giáo viên, tham khảo mẫu
• Học sinh được thảo luận, trao đổi với nhau
của các bài học liên quan.
theo hình thức nhóm về các tình huống thực
tế thơng qua việc áp dụng các phương pháp • Xem thêm phụ lục 1
dạy mới.
• Các hình thức tổ chức dạy học cả ở trên lớp
lẫn hoạt động trải nghiệm thực tế được nhà

trường ủng hộ.
• Cần khai thác thêm và tận dụng các địa điểm • Ví dụ các bài học về chính
dạy học ngay trong khơng gian của trường
quyền địa phương
• Thiết kế các buổi học thực địa (bên ngồi nhà • Quốc hội
trường) giúp học sinh được trải nghiệm thực
• Xem thêm phụ lục 1
tế, đã có chủ đề liên mơn (liên hệ với các môn
học khác).

Bảng 4:Một số gợi ý thay đổi áp dụng vào việc giảng dạy môn GDCD hiện nay

16


Phục lục 1:
Các bài giảng
mẫu và các
hoạt động trải
nghiệm.

17


Phụ lục 1.1. Bài giảng mẫu lớp 7
Chủ đề: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam

Nội dung tương ứng
Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo

dục của trẻ em Việt Nam

Thời lượng: 4 – 6 tiết học

Bài 17: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở

Kế hoạch

b. Kĩ năng

a. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được sự ra đời và
bản chất của của nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiểu được cơ cấu tổ chức
của bộ máy nhà nước.

- Biết tham gia xây dựng và bảo
vệ nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Biết vận dụng vào giải quyết các tình
huống thực tiễn khi có các cơng
việc cần giải quyết tại Bộ máy
nhà nước cấp cơ sở.

- Hiểu chức năng, nhiệm
vụ của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước.


- Kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin.

1. Mục tiêu bài học

c. Thái độ

- Có ý thức tự giác thực
hiện các chính sách của
Đảng và Nhà nước, sống và
làm việc theo pháp luật.

d. Năng lực

- Chủ động tự giải quyết các
công việc của cá nhân và gia đình
tại Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

- Năng lực tự học
- Năng lực phản biện

- Biết phê phán những biểu hiện tiêu
cực trong thực tiễn đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề

18



2. Địa điểm học tập
- Tại trường THCS
- Giáo viên có thể chọn địa điểm học trải nghiệm tại nhà Quốc hội, Ủy ban nhân dân thành phố; quận/huyện;
hoặc xã/phường/ thị trấn (tùy vào điều kiện của từng trường)
3. Phương pháp dạy học
- Bài giảng mẫu này áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm: tại nhà Quốc hội, một trong những cơ quan
trong bộ máy Nhà nước.

19


Tổ chức dạy học
1. Sản phẩm yêu cầu
a. Sơ đồ bộ máy nhà nước hiện hành
- Thể hiện trên giấy A0, có sử dụng hình ảnh (hình ảnh người đứng đầu cơ quan nhà nước cấp Trung ương)
b. Sản phẩm báo cáo quá trình học tập tại nhà Quốc hội
- Thể hiện dưới dạng tập san, video hoặc powerpoint.
c. Bài báo cáo cá nhân
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm xúc và những điều đã học được thông qua buổi trải nghiệm tại nhà Quốc hội.
Đối với em, điều gì là thú vị nhất?

20


×