Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cơ sở lý luận của việc ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.38 KB, 13 trang )

Nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ ĐA CHỈ TIÊU VÀ GIS TRONG PHÂN HẠNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Vũ Thị Nhung, Trần Thị Hòa, Đào Thị Thanh Lam, Bùi Minh Đức
Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai
Tóm tắt
Với ý nghĩa là cơ sở để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về
đất đai, phân hạng đất nông nghiệp hiện nay đã được hồn thiện hơn về trình tự,
nội dung, các chỉ tiêu phân hạng. Tuy nhiên, theo yêu cầu của công tác quản lý nhà
nước về đất đai thì phương pháp đã và đang được áp dụng vẫn cịn một số những
khó khăn, bất cập (chưa phát huy hết được vai trò trong lĩnh vực quản lý đất đai;
các yếu tố được đánh giá như nhau về mức độ quan trọng, chưa thể hiện được ảnh
hưởng qua lại của các yếu tố, vai trò của các yếu tố trội; chưa tranh thủ được tri
thức của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để đánh giá đối với từng
mục đích sử dụng đất cụ thể, chưa có sự tích hợp giữa các phương pháp và cơng
nghệ tiên tiến trong q trình đánh giá... Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân hạng đất nơng nghiệp theo
mục đích sử dụng đất là rất cần thiết.
Từ khóa: phân hạng đất, nơng nghiệp, MCA, GIS, phương pháp đánh giá đa
chỉ tiêu, hệ thống thông tin địa lý, mục đích sử dụng đất.
Theory and practice basic of agricultural land classification and the aplication
of MCA, GIS methods according to land use purpose
Abstracts
The basis for proposing methods to strengthen the state management of land,
the agricultural land classification has been more improved on the order, content
and classification criteria now. However, according to the requirements of the
state management on land, the applied methods still have some difficulties and
shortcomings (not fully achive roles in the field of land management; the equally
valued factors in terms of importance, not reflect the interaction of factors and the


role of the dominant factors, not gain the knowledge of many experts in different field
to evaluate for each specific land use purpose, there is no integration of advanced
methods and technology in the assessment process ... Therefore, the study of the
theory and practice basic of agricultural land classification and the aplication of
MCA, GIS methods according to land use purpose is very necessary.
Keywords: Land classification, agriculture, MCA, GIS, multi-indicator
assessment method, geographic information system, land use purpose.
1. Đặt vấn đề
Nước ta có diện tích đất sử dụng
cho nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, do
vậy sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất đai trong sản xuất nông nghiệp là
52

vấn đề hết sức quan trọng khơng chỉ đối
với hiện tại mà cịn có ý nghĩa lâu dài
trong tương lai. Cơng tác phân hạng đất
là cơ sở trong việc hoạch định các chính
sách, định hướng bố trí sử dụng hợp lý

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

quỹ đất, chuyển mục đích sử dụng đất
trong quá trình lập quy hoạch sử dụng
đất cũng như khi xác định giá trị quyền
sử dụng đất, thu thuế sử dụng đất, thuế
chuyển quyền sử dụng đất…

Công tác điều tra phân hạng đất ở
nước ta trước đây chủ yếu nhằm đáp ứng
cho mục đích bố trí cây trồng, vật ni
phù hợp trong sản xuất nơng nghiệp và
tính thuế sử dụng đất, được thực hiện dựa
trên phương pháp của Liên Xô cũ và hiện
nay là theo phương pháp đánh giá thích
hợp đất đai của FAO (Tổ chức Lương
thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc) chủ
yếu được dựa trên các yếu tố chính như
điều kiện thổ nhưỡng, tính chất nơng hóa
của đất; điều kiện địa hình; khí hậu, thời
tiết; điều kiện tưới tiêu,... và sử dụng cho
tất cả các mục đích.
Theo yêu cầu của cơng tác quản lý
nhà nước về đất đai, thì việc phân hạng
đất nông nghiệp theo những chỉ tiêu,
phương pháp đã và đang áp dụng cho
thấy vẫn còn một số những khó khăn,
bất cập đó là: việc phân hạng đất nơng
nghiệp chưa phát huy hết được vai trị
trong lĩnh vực quản lý đất đai; các yếu tố
được đánh giá như nhau về mức độ quan
trọng, chưa thể hiện được ảnh hưởng
qua lại của các yếu tố, vai trò của các
yếu tố trội; chưa xác định được trọng số
của các yếu tố khi đánh giá, chưa tranh
thủ được tri thức của nhiều chuyên gia
trong các lĩnh vực khác nhau để đánh
giá đối với từng mục đích sử dụng đất

cụ thể, chưa có sự tích hợp giữa các
phương pháp và cơng nghệ tiên tiến
trong q trình đánh giá... Chính vì vậy,
việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp
đánh giá đa chỉ tiêu và GIS trong phân
hạng đất nơng nghiệp theo mục đích sử
dụng đất là rất cần thiết.
2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loại
đất thuộc nhóm đất nơng nghiệp trừ đất
nông nghiệp khác bao gồm đất trồng
lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây
lâu năm, đất lâm nghiệp, trồng cây hàng
năm khác, đất làm muối. Cụ thể tại các
tiểu vùng sinh thái, mục đích sử dụng
đất được lựa chọn phân hạng như sau:
- Vùng đồng bằng: (i) Đất trồng
lúa; (ii) Đất trồng cây hàng năm khác;
(iii) Đất trồng cây lâu năm; (iv) Đất
rừng sản xuất; (v) Đất rừng phòng hộ;
(vi) Đất rừng đặc dụng; (vii) Đất nuôi
trồng thủy sản;
- Vùng ven biển: (i) Đất trồng lúa;
(ii) Đất trồng cây hàng năm khác; (iii)
Đất trồng cây lâu năm; (iv) Đất rừng sản
xuất; (v) Đất rừng phòng hộ; (vi) Đất
rừng đặc dụng; (vii) Đất nuôi trồng thủy
sản; (viii) Đất làm muối.
- Vùng trung du, miền núi: (i) Đất

trồng lúa; (ii) Đất trồng cây hàng năm
khác; (iii) Đất trồng cây lâu năm; (iv)
Đất rừng sản xuất; (v) Đất rừng phòng
hộ; (vi) Đất rừng đặc dụng; (vii) Đất
nuôi trồng thủy sản.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được áp
dụng để nghiên cứu gồm:
3.1. Phương pháp điều tra thu
thập thông tin
- Điều tra, thu thập thông tin, số liệu
sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin, tài
liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến các
vấn đề: loại đất/nhóm đất, độ dày tầng
đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; về địa
hình (độ dốc, địa hình tương đối); khí
hậu (lượng mưa, tổng tích ơn, khơ hạn,
gió...); chế độ nước (chế độ tưới, xâm
nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi,
thủy văn nước mặt)... Thu thập thơng
tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017

53


Nghiên cứu

- xã hội; hiện trạng, biến động sử dụng

đất; tình hình quản lý, sử dụng đất.
Điều tra, khảo sát các khu vực đất
nông nghiệp tại các địa bàn điều tra
phục vụ cho việc đánh giá những thuận
lợi và khó khăn trong quản lý, sử dụng
đất nông nghiệp cũng như trong việc
đánh giá đất thích hợp cho các mục đích
sử dụng đất. Kiểm tra độ chính xác của
số liệu, chỉnh lý và bổ sung các nguồn
thông tin thông qua dã ngoại, khảo sát
thực địa; xây dựng các tuyến khảo sát,
để bổ sung các thông tin mới về hiện
trạng sử dụng đất, đồng thời cập nhật,
bổ sung trên bản đồ vị trí các khu vực
đất nơng nghiệp.
- Điều tra, thu thập thông tin, số liệu
thứ cấp: Điều tra, thu thập các thông tin,
tài liệu, số liệu tại các cơ quan ở Trung
ương (các đơn vị thuộc BTNMT như
Tổng cục quản lý đất đai; Trung tâm Khí
tượng thủy văn quốc gia; Cục Công nghệ
Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn…) và địa phương (Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và
Công nghệ, Trung tâm Khí tượng thủy
văn, Phịng Tài ngun và Mơi trường,
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Phịng Thống kê…).
Phương pháp này sử dụng để thu

thập thông tin khoa học trên cơ sở
nghiên cứu các văn bản, tài liệu bản đồ,
số liệu thống kê, báo cáo, các chương
trình dự án đã có. Những dữ liệu đã thu
thập là tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu,
nguồn nước, tài liệu về kinh tế - xã hội,
tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu
sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp, tình
hình sản xuất nông nghiệp, diễn biến
năng suất trong 05 năm trở lại đây theo
từng mục đích sử dụng; các loại bản
đồ như bản đồ hành chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản
54

đồ thổ nhưỡng, bản đồ giao thông, bản
đồ thủy lợi, các số liệu thống kê khác tại
các thời điểm khác nhau cần bổ sung.
3.2. Phương pháp đánh giá đất
của FAO
Phương pháp đánh giá đất theo
FAO được sử dụng để thực hiện nội
dung phân hạng mức độ thích hợp cho
các mục đích sử dụng đất trên địa bàn
nghiên cứu, để từ đó hiểu rõ hơn về tiềm
năng của đất ở khu vực nghiên cứu, làm
cơ sở để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
trong tương lai. Xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai thông qua việc xây dựng và
chồng xếp các bản đồ đơn tính gồm bản

đồ loại đất, địa hình tương đối, lượng
mưa, chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập
úng... thích hợp với các mục đích sử
dụng đất bao gồm đất trồng lúa, đất
trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối. Xác định yêu cầu sử dụng đất của
mỗi mục đích sử dụng đất đai được lựa
chọn. Xác định và mơ tả các mục đích
sử dụng đất trong điều kiện về chính
sách, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng nghiên cứu.
Trình tự đánh giá sử dụng đất thích
hợp theo FAO (1976) bao gồm các nội
dung cơ bản: Xác định mục tiêu; thu
thập tài liệu; xác định loại sử dụng đất;
xác định các đơn vị đất đai; đánh giá
khả năng thích hợp của đất đai; đánh
giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;
đề xuất sử dụng đất phục vụ quy hoạch
sử dụng đất. Trong nghiên cứu phương
pháp đánh giá đa chỉ tiêu sẽ được sử
dụng trong nội dung đánh giá khả năng
thích hợp của đất đai. GIS được ứng
dụng trong nội dung xác định đơn vị
đất đai, đánh giá khả năng thích hợp và
thành lập bản đồ phân hạng đất.

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017



Nghiên cứu

3.3. Phương pháp xây dựng bộ
bản đồ trong PHĐ nông nghiệp
Sử dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) để thành lập bản đồ. Sử dụng các
tiện ích sẵn có của GIS để thành lập
bản đồ đơn vị đất đai (dùng chức năng
Overlay của GIS) và biểu diễn kết quả
phân hạng thích hợp thơng qua việc phân
tích dữ liệu khơng gian, xử lý thông tin,
cơ sở dữ liệu đầu vào, xây dựng các lớp
thông tin bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn
vị đất đai, bản đồ PHĐ nông nghiệp của
địa bàn thử nghiệm. Sử dụng các chức
năng của phần mềm MicroStation và
phần mềm ArcGIS, ArcView để xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các
số liệu bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất; Bản đồ hành chính; Bản đồ
đất; Bản đồ địa hình…
Sử dụng hệ tọa độ VN2000 với các
tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 để thể hiện
các bản đồ. Cấu trúc số liệu thuộc tính
của các đối tượng trên bản đồ được thể
hiện bằng mơ hình quan hệ. Các bản
đồ chuyên đề và các bản đồ PHĐ được
xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000, 1/100.000. Ứng dụng phần
mềm Mapinfor, Microstation, ArcGIS,
ArcView biên tập, chồng xếp bản đồ. Sử
dụng GIS thực hiện phân vùng sinh thái
của địa bàn điều tra theo ba tiểu vùng
(đồng bằng, đồi núi, ven biển), xây dựng
dữ liệu ranh giới các khoanh đất điều tra
tại địa bàn (diện tích, mục đích sử dụng
đất, các kết quả ký hiệu và phân mức
của tất cả các mục đích sử dụng đất...).
Sử dụng GIS kết hợp với phương
pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong quá
trình phân hạng được thực hiện bằng
cách chồng các lớp thông tin về loại
đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước...
tạo thành một lớp thông tin kết quả
cho phép phân các mức thích hợp theo
mục đích sử dụng có giá trị từ 0 đến 1,0

(Carver, 1991, Voogd, 1983) đến từng
khoanh đất.
3.4. Phương pháp MCA
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu
được áp dụng trong nghiên cứu để thực
hiện q trình PHĐ thích hợp cho các
mục đích sử dụng đất. Kết hợp các thơng
tin từ nhiều chỉ tiêu về một chỉ tiêu đánh
giá duy nhất. Phương pháp MCA sẽ
cơng bằng, chính xác hơn ở việc xét đến
tầm quan trọng khác nhau giữa các chỉ

tiêu đối với một mục đích đánh giá cụ
thể, nói lên tầm ảnh hưởng khác nhau
đến mục đích đánh giá thể hiện ở các
trọng số khác nhau, trong khi phương
pháp đánh giá của FAO không xét đến
sự tương tác giữa các chỉ tiêu, xem các
chỉ tiêu có vai trị quan trọng như nhau.
Dữ liệu đầu vào của phân hạng theo
phương pháp MCA và GIS có mức độ
chi tiết cao, sát với thực tế và có tính
khả thi cao vì MCA đưa ra đề xuất dựa
trên mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu
đến đối tượng đánh giá. Việc sử dụng
phương pháp MCA phù hợp với những
nghiên cứu mang tính chất chi tiết, phù
hợp với cấp tỉnh, huyện, cấp xã và thực
hiện trên nền bản đồ có tỷ lệ lớn.
Phương pháp so sánh cặp đơi, thực
hiện theo trình tự: Xây dựng ma trận so
sánh cặp đơi; xác định trọng số; tính
giá trị thích hợp; phân cấp tổng giá trị
thích hợp.
3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà quản
lý, các nhà khoa học, các chuyên gia về
các vấn đề liên quan đến việc quản lý,
sử dụng đất đai; khoa học đất... đồng
thời tham vấn ý kiến người sử dụng đất
tại địa bàn bằng hình thức điền thơng tin
vào mẫu phiếu và xin ý kiến trực tiếp

thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
Tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017

55


Nghiên cứu

phương pháp toán học. Việc xin ý kiến
chuyên gia đóng vai trị tiên quyết trong
q trình xây dựng ma trận so sánh cặp
đơi. Các ý kiến chun gia có độ đồng
thuận cao sẽ làm cho ma trận vừa có
tính chính xác, vừa thể hiện được mối
tương quan giữa các chỉ tiêu đồng thời
vẫn đảm bảo tính khách quan của người
ra quyết định.
Tham khảo ý kiến của các cán bộ
quản lý đất đai, cán bộ nông nghiệp…
và người dân trực tiếp sử dụng đất tại
địa phương về mức độ ảnh hưởng của
các chỉ tiêu về loại đất, độ dày tầng đất,
thành phần cơ giới, lượng mưa, độ dốc,
khô hạn, chế độ tưới, xâm nhập mặn,
ngập úng đối với từng mục đích sử dụng
đất.
Phương pháp chun gia đóng vai
trị rất quan trọng khi kết hợp với phương

pháp đánh giá đa chỉ tiêu để thực hiện
nội dung đánh giá thích hợp đất đai cho
các mục đích sử dụng đất, xây dựng ma
trận cặp đôi so sánh các chỉ tiêu về loại
đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,
lượng mưa, độ dốc, khô hạn, chế độ
tưới, xâm nhập mặn, ngập úng đối với
từng mục đích sử dụng đất tại mỗi tiểu
vùng sinh thái.
3.6. Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình, đề tài
khoa học có liên quan đến các lý thuyết
về đánh giá đất đai, lý thuyết về GIS, lý
thuyết về MCA... trong và ngồi nước.
Kế thừa kết quả từ các cơng trình dự án
đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện như dữ liệu phân vùng sinh
thái các tiểu vùng (ven biển, đồng bằng,
đồi núi), ranh giới các khoanh đất điều
tra ... Có thể nói, phương pháp kế thừa
là phương pháp rất quan trọng để có
được bộ dữ liệu đầu vào trong quá trình
56

thực hiện.
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Tình hình ứng dụng các
phương pháp phân hạng đất nông
nghiệp ở Việt Nam

Trong những năm qua, tùy thuộc
vào từng thời kỳ công tác PHĐ nông
nghiệp ở nước ta được triển khai ở các
mức độ khác nhau, song về mặt phương
pháp thì chủ yếu áp dụng những phương
pháp phổ biến trên thế giới như phương
pháp PHĐ của Liên Xô cũ và phương
pháp PHĐ của FAO (1976, 1993b).
- Việc ứng dụng phương pháp phân
hạng đất của Liên Xô cũ:
Từ đầu những năm 1970, Bùi
Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học
của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Vũ
Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn
Tỉnh…) đã tiến hành công tác phân
hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và
9 vùng chuyên canh. Quy trình này bao
gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu; (2).
Vạch khoanh đất; (3). Đánh giá và phân
hạng chất lượng đất và (4). Xây dựng
bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố được
sử dụng trong phân hạng đất vùng đồng
bằng gồm: Loại đất, độ dày tầng đất,
độ chặt, độ xốp, hạn, úng, mưa, mặn,
chua… Các yếu tố đó được chia thành 4
mức thích hợp là tốt, khá, trung bình và
yếu kém. Về phân hạng, đất được chia
thành 4 hạng từ hạng I đến hạng IV theo
thứ tự từ tốt đến xấu. Quy trình này đã
được áp dụng trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và môi trường
chưa được nghiên cứu sâu [6].
Trong thời kỳ thực hiện phân hạng
đất theo Chỉ thị số 299/TTg, công tác
phân hạng đất nông nghiệp được tiến
hành theo phương pháp của Liên Xô
cũ. Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

hành dự thảo phương pháp phân hạng
đất (Tổng cục quản lý ruộng đất, 1981).
Theo đó, việc phân hạng dựa trên các cơ
sở: (i) Vùng địa lý thổ nhưỡng, (ii) Loại
và nhóm cây trồng, (iii) Đặc thù của địa
phương, (iv) Trình độ thâm canh, (v)
Mối tương quan với năng suất cây trồng.
Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính
khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể
áp dụng trên diện rộng. Tính đến tháng
7/1986 cả nước đã có 14/40 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương hoàn thành
hoặc hoàn thành cơ bản cả 3 nội dung:
đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê
ruộng đất; Hai vùng trọng điểm lúa của
cả nước là Đồng bằng Sông Cửu Long
và Đồng bằng Bắc Bộ đã cơ bản hồn

thành. Đã có 37% số tỉnh đã hồn thành
phân hạng đất lúa cấp huyện. [6]
Nhìn chung, kết quả phân hạng đất
nông nghiệp theo phương pháp này tại
Việt Nam đã giúp cho việc thống kê tài
nguyên đất nông nghiệp và hoạch định
chiến lược sử dụng, quản lý nguồn tài
nguyên đất nông nghiệp trong phạm
vi cả nước theo các phân vùng nông
nghiệp tự nhiên hướng tới mục đích sử
dụng, bảo vệ và cải tạo đất nơng nghiệp
hợp lý. Tuy nhiên, đối với mục đích sử
dụng đất nơng nghiệp, việc phân hạng
thích hợp chưa đi sâu một cách cụ thể
vào từng loại sử dụng, đối tượng phân
hạng không toàn diện; phương pháp
này mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh
giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và
chưa có những quan tâm cân nhắc tới
các điều kiện kinh tế - xã hội, thực tế
kết quả phân hạng dựa vào năng suất.
Quy định về thời hiệu phân hạng, định
suất thuế, hình thức thu thuế đã khơng
khuyến khích sản xuất, nền kinh tế nông
thôn kém phát triển.
- Việc ứng dụng phương pháp phân
hạng đất nông nghiệp theo FAO:

Năm 1996, Tổng cục Địa chính đã
áp dụng phương pháp phân hạng đất

nông nghiệp theo FAO tiến hành phân
hạng trên một số địa bàn thí điểm như
huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng; huyện
Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Kết quả của
chương trình thí điểm được kết luận như
sau: Yếu tố chất đất của mỗi địa bàn thí
điểm chỉ tiêu phân hạng khơng đồng
nhất. Do đặc thù của ĐBSCL nên yếu tố
vị trí có thể thay nơi cư trú bằng trung
tâm mua bán vật tư nơng nghiệp. Khi
phân hạng cấp xã yếu tố khí hậu là đồng
nhất do đó cần vận dụng lịch thời vụ, bổ
sung các chỉ tiêu khí hậu thời tiết đặc
thù [1].
Đến năm 1997, phương pháp xác
định hạng đất theo điều kiện giới hạn
đã trở thành phổ biến và được thực hiện
rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện có một số tồn tại
sau: Việc áp dụng hồn tồn máy móc,
khơng xem xét điều chỉnh các yếu tố
tham gia định hạng, nhất là các yếu tố
ít quan trọng có linh động được nên dẫn
đến kết quả thiếu chính xác, khơng đúng
với thực tế; Tình trạng tự điều chỉnh một
cách tùy tiện, không đề ra các quy định
và giải thích chi tiết dẫn đến kết quả xác
định bị gị ép, đồng thời hệ thống các chỉ
tiêu và số liệu không đồng nhất [1].
Trên cơ sở tiếp thu phương pháp

phân hạng đánh giá đất đai của FAO
và tổng kết kinh nghiệm phân hạng đất
ở nước ta, Viện Quy hoạch và thiết kế
nơng nghiệp đã biên soạn "Quy trình
đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp
- 10TCN, 1998" được Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn phê duyệt và ban
hành thành quy trình cấp ngành nhằm
thống nhất nội dung, phương pháp phân
hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất bền vững trên
phạm vi cả nước [1].

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017

57


Nghiên cứu

Trong các năm từ 2002 - 2005,
Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã thực
hiện chương trình: "Xây dựng mơ hình
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai
phục vụ yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn" tại 7
huyện đại diện cho 7 tỉnh thuộc 7 vùng
kinh tế nơng nghiệp. Chương trình này
đã vận dụng: "Quy trình đánh giá đất
đai phục vụ nông nghiệp" do Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
để tiến hành đánh giá đất đai ở quy mô
cấp huyện làm cơ sở cho việc đề xuất
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý.
Do có được một quy trình đánh giá đất
đai hoàn chỉnh nên các bản đồ được xây
dựng đồng bộ theo một trình tự thống
nhất bao gồm hệ thống các bản đồ và
số liệu đi kèm có chất lượng tốt hơn,
là cơ sở khoa học để thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai ở
địa phương.
Qua thực tiễn triển khai cho thấy,
việc áp dụng phương pháp của FAO
trong phân hạng đất nông nghiệp tại
nước ta trong những năm qua vẫn cịn
một số hạn chế, đó là:
- Chưa phát huy hết được vai trò
trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Làm
cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; xác định giá trị quyền sử
dụng đất; trong công tác điều tra cơ
bản về đất đai, mới chỉ quan tâm đến
số lượng đất, chưa quan tâm đến chất
lượng đất…
- Nội dung, chỉ tiêu phân hạng đất
nông nghiệp chủ yếu dựa trên các yếu
tố thổ nhưỡng, tính chất nơng hóa của
đất; địa hình; khí hậu, thời tiết...; chưa
quan tâm đầy đủ đến các yếu tố khác

(vị trí, khơng gian sử dụng đất, kinh tế xã hội...) khi phân hạng đất phù hợp với
từng mục đích sử dụng cụ thể đáp ứng
yêu cầu của công tác quản lý đất đai.
58

- Trong phương pháp phân hạng
đất nông nghiệp chưa thể hiện được ảnh
hưởng qua lại của các yếu tố, vai trò
của các yếu tố trội, chưa xác định được
trọng số của các yếu tố khi đánh giá,
chưa tranh thủ được tri thức của nhiều
chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau
để đánh giá đối với từng mục đích sử
dụng đất cụ thể, chưa có sự tích hợp
giữa các phương pháp và cơng nghệ tiên
tiến trong q trình đánh giá...
- Khả năng ứng dụng phương pháp
MCA và GIS trong phân hạng đất nơng
nghiệp theo mục đích sử dụng đất:
Tại Việt Nam, có 3 - 4 nhóm nổi bật
về nghiên cứu AHP-GIS liên quan đến
phân hạng đất đai, như: Nhóm thuộc
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (nhóm
Lê Cảnh Định); Đại học Nơng lâm
Thành phố Hồ Chí Minh (nhóm Nguyễn
Kim Lợi); Đại học Khoa học, Đại học
Huế; Đại học Khoa học tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội… Các nghiên cứu
đã cho thấy rằng, tích hợp MCA và GIS

vẫn là xu thế hiện nay, theo đó MCA
được sử dụng để gắn trọng số cho các
chỉ tiêu, GIS để liên kết kết quả phân
hạng theo không gian với sự phân bố
mở rộng hoặc biến đổi khôn gian của
đối tượng theo lãnh thổ (vùng thích hợp
“suitability zone”, hoặc khu vực thích
hợp “suitability area”).
Theo nghiên cứu của Võ Quang
Minh và các cộng sự thì đây là phương
pháp tập hợp các thơng tin từ một số chỉ
tiêu để hình thành một chỉ số duy nhất
cho việc đánh giá. Trong nghiên cứu
về phân định và hợp nhất cơ sở dữ liệu
phục vụ quy hoạch sử dụng đất được thí
điểm tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu
Thành, tỉnh Cần Thơ đã cho thấy trong
phương pháp này các trọng số sẽ được
gán cho các chỉ tiêu tùy thuộc vào mức

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

độ quan trọng của từng chỉ tiêu và từ đó
việc đánh giá thích hợp sẽ mang lại độ
chính xác hơn phương pháp đánh giá đất
của FAO. [8]
Tuy nhiên, tại nước ta việc nghiên

cứu ứng dụng MCA và GIS trong các
lĩnh vực và đặc biệt trong lĩnh vực phân
hạng thích hợp đất đai còn hạn chế. Một
số nghiên cứu điển hình bao gồm:
- Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp MCA với cơng nghệ GIS trong
đánh giá thích hợp các mục đích sử dụng
đất tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
của Lê Thị Giang (năm 2012). Trong đó,
việc ứng dụng được thực hiện qua các
bước: định chỉ tiêu và xây dựng ma trận
so sánh cặp đơi; tính tốn trọng số và
kiểm tra tỷ số nhất quán Cr; tính giá trị
thích hợp Si và bước cuối cùng là phân
cấp tổng giá trị thích hợp. Nghiên cứu
đã khẳng định, việc xác định ma trận so
sánh cặp đôi và xác định điểm của chỉ
tiêu Xi để đánh giá thích hợp phụ thuộc
rất nhiều vào yêu cầu sử dụng đất của
địa phương. Điều này cũng có nghĩa kết
quả hai bước thực hiện này sẽ chịu ảnh
hưởng nhiều từ đặc điểm của khu vực
nghiên cứu.
- Nghiên cứu sử dụng đất bền vững
vùng cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định của Nguyễn Thị Thu Trang
(năm 2013) đã tích hợp GIS và MCA
để đánh giá sử dụng bền vững đất nông
nghiệp vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao
Thuỷ. Áp dụng phương pháp MCE để

đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường của các kiểu sử dụng
đất. Trên cơ sở ma trận so sánh cặp đôi
sử dụng phần mềm IDRISI, tính được
trọng số W(i) của các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho
13 kiểu dụng đất. Các tỷ số nhất quán
(CR) đều < 10%, vì vậy kết quả tính tốn
trọng số có độ tin cậy và có thể chấp

nhận được. Kết quả đánh giá phân hạng
sử dụng đất thích hợp tại vùng nghiên
cứu cho thấy đất của vùng Cửa Ba Lạt
thích hợp cao nhất đối với kiểu sử dụng
đất rừng ngập mặn chiếm 55,95%, tiếp
đến là tôm - rừng ngập mặn (cá, cua)
hoặc tôm cua quảng canh, tôm sinh thái
xấp xỉ 30%, chuyên lúa 25,2%, diện tích
thích hợp cho chuyên ngao và lúa tơm
thấp < 10% trong tổng số diện tích đánh
giá. Tính thích hợp này phụ thuộc nhiều
vào chất lượng đất, nguồn nước, địa
hình theo từng khu vực khai thác.
4.2. Kinh nghiệm nước ngồi về
phân hạng đất nơng nghiệp
Việc phân hạng và đánh giá đất đai
đã được thực hiện từ khá lâu ở nhiều
nước trên thế giới. Tuỳ theo mục đích
cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung,
phương pháp đánh giá đất của mình. Có

nhiều quan điểm, trường phái phân hạng
đất khác nhau hình thành ở một số nước
trên thế giới, trong đó đáng chú ý là các
nước như: Liên Xô, Mỹ, Anh, Canada,
Ấn Độ, Châu Phi...
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương
trình nghiên cứu phân loại đất đã có từ
năm 1832 do E. Ruffin khởi xướng, đến
năm 1860 W. Hilgard xây dựng bảng
phân loại đất và bản đồ đất đầu tiên cho
nước Mỹ trên cơ sở nhận thức đất là
một vật thể tự nhiên, tính chất đất có
quan hệ đến thực vật và khí hậu. Năm
1951 Cục cải tạo đất đai - Bộ nông
nghiệp Mỹ (USBR) biên soạn “Phân
loại khả năng đất có tưới” (Irrigation
land suitability classification) đã phân
loại gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể
trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể
trồng trọt được một cách có giới hạn
(Limited arable) đến lớp khơng thể
trồng trọt được (Non-arable). Trong
phân loại này, ngoài đặc điểm về đất

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017

59


Nghiên cứu


đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được
xem xét chỉ giới hạn trong phạm vi thủy
lợi. Năm 1961, Cơ quan bảo vệ đất - Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) soạn thảo
“Phân hạng khả năng đất đai” (The
land capability classification). Mặc
dù hệ thống này được xây dựng riêng
cho điều kiện nước Mỹ nhưng những
nguyên lý của nó được ứng dụng ở
nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất
chủ yếu dựa vào những hạn chế của
đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất,
những hạn chế khó khắc phục cần phải
đầu tư vốn, lao động, kỹ thuật… mới
có thể khắc phục được. Hạn chế được
chia thành 2 mức: hạn chế tức thời và
hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp hạng
chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài. Hệ
thống đánh giá đất đai được chi làm 3
cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class) và
đơn vị (unit) được chia làm 8 lớp và
hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII,
từ lớp I đến lớp VI có khả năng sử dụng
cho nơng - lâm nghiệp, lớp V đến VII
chỉ có thể sử dụng cho lâm nghiệp, lớp
VIII chỉ sử dụng cho mục đích khác.
Đây là một trong những cách tiếp cận
trong đánh giá đất đai có quan tâm đến
các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục

các hạn chế; có xét đến vấn đề kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất. Hai
phương pháp đánh giá đất đai được ứng
dụng khá rộng rãi là: Phương pháp tổng
hợp (lấy năng suất cây trồng nhiều năm
làm tiêu chuẩn và phân hạng đất cho
từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây
lúa mì là đối tượng chính) và Phương
pháp yếu tố (bằng cách thống kê các
yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh,
lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc
100%) để làm mốc so sánh với các đất
khác) [2, 5].
Ở Liên Xô cũ và các nước Đông
Âu: từ thập niên 60, việc phân hạng và
60

đánh giá đất đai cũng được thực hiện,
quá trình này được chia làm 3 bước: (i).
Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (ii) Đánh
giá khả năng sản xuất (kết hợp xem xét
yếu tố khí hậu, địa hình…); (iii) Đánh
giá đất đai dựa vào kinh tế (chủ yếu là
khả năng sản xuất hiện tại của đất đai).
Phương pháp này quan tâm chủ yếu đến
yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh
kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai
nhưng chưa đầy đủ.
Ở nhiều nước Châu Âu, việc phân
hạng và đánh giá đất đai được thực hiện
theo 2 hướng là: Phân hạng định tính

(dựa trên các kết quả nghiên cứu các
yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng
sản xuất của đất đai); Phân hạng định
lượng (dựa vào kết quả nghiên cứu các
yếu tố kinh tế, để xác định sức sản xuất
thực tế của đất đai).
Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt
đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến để xác định mối quan
hệ giữa các yếu tố đất đai và cây trồng.
Các mối quan hệ này được biểu thị dưới
dạng phương trình tốn học. Kết quả
phân hạng được thể hiện dưới dạng %
hoặc điểm. [6]
Bản dự thảo đầu tiên về tiêu chuẩn
hoá việc đánh giá đất đai đã được
thống nhất do 2 Uỷ ban nghiên cứu ở
Hà Lan và FAO- Roma thực hiện vào
năm 1972 và phương pháp đánh giá
đất đai đầu tiên của FAO được công
bố vào năm 1976 và được chỉnh lý vào
năm 1983. [12]
Nhiều quốc gia đã phát triển hệ
thống đánh giá đất đai cho riêng mình
(các chỉ tiêu dùng cho đánh giá cũng
như kết quả rất khác nhau), điều này
làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá
đất trên thế giới gặp nhiều khó khăn.
Thấy rõ vai trị quan trọng của đánh giá,


Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

phân hạng làm cơ sở cho công tác quy
hoạch sử dụng đất đai, tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) với
sự tham gia của các chuyên gia đầu
ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của
nhiều nước, xây dựng Đề cương đánh
giá đất đai (FAO - 1976). Tài liệu này
được cả thế giới quan tâm, ứng dụng
và chấp nhận là phương tiện tốt nhất
để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp
theo đó, hàng loạt các tài liệu hướng
dẫn đã được xuất bản như: Đánh giá
cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983);
Đánh giá đất cho các vùng rừng (1984),
cho các vùng nông nghiệp được tưới
(1985) và Đánh giá đất cho đồng cỏ
(1989)... Thực chất đây là một tập hợp
các hướng dẫn về phương pháp luận,
có thể ứng dụng trong bất kỳ dự án nào
và ở bất kỳ tỷ lệ nào [11] [12].

4.3. Đề xuất ứng dụng nội dung,
phương pháp MCA và GIS để phân hạng
đất nơng nghiệp theo mục đích sử dụng đất
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý
và sử dụng đất bền vững, việc phân hạng

đất nông nghiệp đối với từng mục đích
sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng, đây là
cơ sở khoa học để đề xuất định hướng sử
dụng đất cũng như xây dựng các phương
án quy hoạch sử dụng đất. Do đó việc
PHĐ đất theo Luật Đất đai 2013 và các
văn bản hướng dẫn thi hành vẫn được
thực hiện trên cơ sở phương pháp của
FAO có điều chỉnh phù hợp với điều kiện
của Việt Nam, song để tăng tính khách
quan khi đánh giá thơng qua việc xem xét
sự ảnh hưởng qua lại của các yếu tố, vai
trò của các yếu tố trội hay xác định trọng
số của các yếu tố đánh giá thì đề tài ứng
dụng phương pháp MCA, GIS vào trong
các bước của quy trình PHĐ.

Hình 1. Bước ứng dụng MCA&GIS trong PHĐ nơng nghiệp

Việc PHĐ nơng nghiệp theo mục
đích sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện
theo quy định của Luật Đất đai 2013 và
các văn bản hướng dẫn được đề xuất
gồm 5 bước:
- Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu
đánh giá
- Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai
- Bước 3: Xác định yêu cầu sử
dụng đất

- Bước 4: Đánh giá khả năng thích hợp
- Bước 5: Xây dựng bản đồ PHĐ
theo mục đích SDĐ

Trong đó GIS được ứng dụng ở
bước 2, bước 4, bước 5. MCA được ứng
dụng ở bước 4 trong quá trình phân lớp
xác định hạng đất bao gồm 4 nội dung:
- Xây dựng ma trận so sánh cặp đơi;
- Xác định trọng số;
- Tính tỷ số nhất quán;
- Tính giá trị thích hợp.
(i) Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu
đánh giá
- Phân cấp tiểu vùng sinh thái
nghiên cứu: Căn cứ vào mơ hình số độ
cao DEM, đặc điểm phân bố của các
nhóm đất và các văn bản pháp lý liên
quan để phân vùng sinh thái khu vực

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017

61


Nghiên cứu

nghiên cứu; Khoanh tách các tiểu vùng
sinh thái thành các khu vực có ranh giới
rõ ràng và được xác định trên bản đồ

khu vực nghiên cứu.
- Xác định chỉ tiêu theo các vùng.
- Xác định chỉ tiêu theo mục đích
sử dụng đất
(ii) Bước 2: Xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai được xây
dựng bằng phương pháp GIS chồng xếp
các lớp thông tin đất, địa hình, khí hậu,
chế độ nước có cùng tỷ lệ và cùng lưới
chiếu với các bước thực hiện như sau:
số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển
bộ chỉ tiêu phân hạng đất nơng nghiệp
vào GIS; mã hóa các chỉ tiêu để chúng
có thể so sánh với nhau.
Mỗi khoanh trên bản đồ đơn vị đất
đai hồn thành sẽ được tơ màu và ghi
ký hiệu đầy đủ theo nguyên tắc: tử số là
số đơn vị đất đai và mẫu số là diện tích
của khoanh. Bản đồ đơn vị đất đai là sản
phẩm trung gian nên thường được lưu
giữ ở dạng gốc trong cơ sở dữ liệu GIS.
(iii) Bước 3: Xác định yêu cầu sử
dụng đất
Để việc phân hạng mức độ thích hợp
được chuẩn xác thì việc xác định các yêu
cầu sử dụng đất đai của các loại sử dụng
phải cân nhắc kỹ lưỡng cho sát và phù
hợp với thực tế, dựa trên cơ sở 3 nhóm
yêu cầu sử dụng như sau: Các yêu cầu

sinh trưởng hoặc sinh thái của cây trồng;
yêu cầu về quản lý; yêu cầu về bảo vệ.
Các yêu cầu sử dụng đất đai của
các mục đích sử dụng đất được xác định
theo hướng mức độ thích hợp từ cao đến
thấp: H1rất thích hợp (Hightly suitable);
H2 thích hợp trung bình (Moderately
suitable); H3 ít thích hợp (Marginally
suitable); N khơng thích hợp hiện tại
(None suitable).
(iv) Bước 4: Đánh giá khả năng
thích hợp
62

Việc đánh giá khả năng thích hợp
của đất đai được thực hiện theo trình tự:
Xây dựng ma trận so sánh cặp đơi; xác
định trọng số; tính tỷ số nhất qn; tính
giá trị thích hợp.
Sử dụng phầm mềm IDRISI hoặc
phần mềm Excel để xác định trọng số
cho các chỉ tiêu và kiểm tra tỷ số nhất
quán Cr của ma trận. Các giá trị thích
hợp cho các đơn vị bản đồ đất đai được
tính tốn bằng tổng các giá trị thích
hợp đơn tính của các yếu tố trên. Sử
dụng phương pháp phân lớp theo các
thang phân lớp được xác định cho các
mục đích sử dụng đất theo các mức:
Rất thích hợp; Thích hợp; Ít thích hợp;

Khơng thích hợp.
Đánh giá mức độ thích hợp cho các
mục đích sử dụng đất được xác định trên
cơ sở kết hợp giữa yêu cầu đất đai của
các mục đích sử dụng đất với đặc điểm,
tính chất đất đai (các đơn vị đất đai).
Việc đánh giá này thực hiện trên cơ sở so
sánh với từng yêu cầu sử dụng đất, cho
ra kết quả thích hợp đất đai của các đơn
vị đất đối với từng mục đích sử dụng đất.
Kết quả được thể hiện qua việc tổng hợp
ra bảng đánh giá thích hợp đất đai của
các mục đích sử dụng đất được đánh giá
trên tồn bộ diện tích đất vùng nghiên
cứu, đây là cơ sở cho việc đề xuất bố trí
sử dụng đất phù hợp với từng mục đích
sử dụng trên từng khu vực. Từ kết quả
đánh giá thích hợp, tính tốn được diện
tích đất đai thích hợp cho từng mục đích
sử dụng đất.
(v) Bước 5: Thành lập bản đồ phân
hạng đất theo mục đích sử dụng
- Kết nối kết quả đánh giá đất từ
bảng đơn vị đất đai với bản đồ đơn vị
đất đai
- Lọc bỏ những khoanh đất trùng
nhau về phân hạng thích hợp đất đai
- Biên tập kết quả trên thành bản đồ
phân hạng thích hợp đất đai.


Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017


Nghiên cứu

Hình 2. Quy trình ứng dụng phương pháp MCA và GIS để PHĐ nơng nghiệp theo
mục đích sử dụng đất

4. Kết luận
Kết quả phân hạng đất nơng nghiệp
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
thống kê và hoạch định chiến lược sử
dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất nông
nghiệp trong phạm vi cả nước theo các
phân vùng nông nghiệp tự nhiên, hướng
tới mục đích sử dụng, bảo vệ và cải tạo
đất nông nghiệp hợp lý. Tuy nhiên, đối
với mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
việc phân hạng thích hợp chưa đi sâu
một cách cụ thể vào từng loại sử dụng,
đối tượng phân hạng khơng tồn diện,
mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh
giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và
chưa có những đánh giá về mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố đối với từng mục
đích sử dụng.

Tình hình ứng dụng các phương
pháp phân hạng đất ở nước ta chủ yếu
áp dụng những phương pháp phổ biến

trên thế giới như phương pháp PHĐ
của Liên Xô cũ và phương pháp PHĐ
của FAO (1976, 1993b). Tùy thuộc vào
từng thời kỳ công tác PHĐ nông nghiệp
ở nước ta được triển khai ở các mức độ
khác nhau.
Với mục đích phân hạng đất để phục
vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai
phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 hiện
nay, có thể nói trình tự, nội dung, chỉ
tiêu phân hạng đất nơng nghiệp đã được
hồn thiện hơn so với thời kỳ trước.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu ứng dụng MCA và GIS,

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017

63


Nghiên cứu

song chưa có cơng trình khoa học nào
đưa ra đề xuất trình tự kèm theo hướng
dẫn thực hiện ứng dụng MCA và GIS để
PHĐ theo mục đích sử dụng đất. Chính
vì vậy, khả năng ứng dụng phương pháp
MCA, GIS trong phân hạng đất nơng
nghiệp theo mục đích sử dụng đất đáp
ứng yêu cầu khoa học và thực tiễn cao.

Ứng dụng này sẽ tích hợp giữa việc
phân tích/đánh giá đa chỉ tiêu MCA và
sử dụng phương pháp phân lớp lại trong
GIS để phân hạng thích hợp (theo các
mức rất thích hợp, thích hợp, ít thích
hợp, khơng thích hợp) theo mục đích sử
dụng đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[6]. Lê Thị Giang, 2012. Nghiên cứu
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc
Giang.

[1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 2009. Cẩm nang sử dụng đất
nông nghiệp, Phân hạng đánh giá đất đai.

[10]. Nguyễn Thị Thu Trang, 2013.
Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa
Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

[2]. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu
và Đặng Văn Minh, 2003. Đất đồi núi Việt
Nam.

[7]. Lưu Thị Ngoan, 2014. Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
(MCE-Multi Criteria Evaluation) để đánh
giá thối hoá đất.

[8]. Nguyễn Thị Lý, 2013. Ứng dụng
GIS và phân tích đa tiêu chuẩn (MCA)
trong đánh giá thích hợp đất đai phục vụ
quản lý sử dụng đất bền vững.
[9]. Lê Phương Thúy, 2009. Ứng dụng
phương pháp MCA & GIS để xác định vị trí
chơn lấp bãi rác thải tại huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội.

[11]. FAO – UNESCO, 1994. Soil map
of the world (revisedlegend).

[3]. Đặng Văn Đức, 2001. Hệ thống
thông tin địa lý.

[12]. FAO Guidelines,1983. Land
evaluation for rainfed agriculture.

[4]. Lê Cảnh Định, 2011. Tích hợp
GIS và phân tích quyết định nhóm đa tiêu
chuẩn trong đánh giá thích hợp đất đai.

[13]. Carver S.J, 1991. Integrating
multi-criteria evaluation with Geographical
Information Systems.

[5]. Lê Cảnh Định, Tích hợp phần
mềm ALES và GIS trong đánh giá đất đai.

[14]. Sehgal, 1989. Classification and

correlation of the Vietnamese soils.

64

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 17 - năm 2017



×