Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Tp Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.52 KB, 33 trang )

BÁO CÁO
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI TP ĐÀ NẴNG


2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế phổ biến trên Thế giới và có lịch sử
hàng trăm năm, lần đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Anh,
Phổ, Hoa Kỳ và đến nay đã có 180 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Từ đó việc
quản lý thu thuế nói chung và thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong những
giải pháp quan trọng góp phần cân đối thu, chi ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia.
Là một quốc gia đang phát triển trong thời đại hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã,
đang và sẽ cắt giảm nhiều loại thuế theo cam kết quốc tế nhằm đảm bảo tự do trong
thương mại. Vì vậy việc quản lý các loại thuế để mà cân đối sao cho hiệu quả trở nên
cấp thiết, đặc biệt là một nguồn thu thường xuyên như thuế thu nhập cá nhân. Và nhằm
mục đích hiểu rõ hơn về hoạt động quản lý thuế TNCN cụ thể tại một địa phương,
nhóm 11 đã thực hiện bài báo cáo với chủ đề “Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại Thành phố Đà Nẵng”. Từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết để công tác
quản lý thuế tại thành phố được hoàn thiện hơn.
Bài báo cáo được thực hiện gồm có 3 phần:
- Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của thành phố Đà Nẵng
- Chương 2: Tổ chức và thực trạng quản lý thuế TNCN tại thành phố Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN tại thành phố
Đà Nẵng.



3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG


4

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

MỤC LỤC


5

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 1.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55′ đến 16o14′ vĩ Bắc, 107o18′ đến 108o20′ kinh
Đông, Bắc giáp thành phố Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp thành phố Quảng
Nam, Đông giáp Biển Đông. Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được
giải thích là “sơng lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ

được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên
gọi, tính chất cửa sơng lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng
của thành phố.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc,
cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đây là một thành phố vừa có núi
cao, sơng sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Được thành lập
từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm
kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.042,48km2.
Được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung,
thành phố Đà Nẵng được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn.
Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng và Động Thiên Đường. Chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trị của thành phố Đà
nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Địa hình thành
phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện
Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi Bà Nà 1.487m. Phía đơng
là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn
Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngồi khơi có quần đảo
Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Với điều kiện tự nhiên của thành phố như nêu trên đã tạo ra những tiềm năng to
lớn về nông- ngư- công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đây vẫn là lợi thế cho sự phát triển
kinh tế của thành phố. Trong nhiều năm gần đây, mặc dù nhận được nhiều ưu đãi đầu
tư trong các ngành nghề như du lịch, dịch vụ, công nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao,
phần lớn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả năng lực nội tại.
Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh có những diễn biến bất thường gây khó khăn cho sản



6

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

xuất và đời sống, ảnh hưởng nhiều mặt đến việc quản lý điều hành kinh tế- xã hội, nhất
là công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học và
công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành phố lớn thứ 4
của Việt Nam. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của
Việt Nam (cùng với Hải Phịng và Cần Thơ), diện tích tồn thành phố rộng 1.256 km2
với dân số 1,231 triệu người (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019).
Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên
Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hịa Vang, huyện đảo Hồng
Sa. Trong những năm gần đây thành phố đã đạt được nhiều thành tựu rất cơ bản, to lớn
và có ý nghĩa nhiều mặt trong phát triển kinh tế, xã hội.
Kinh tế tăng trưởng liên tục, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và hồn chỉnh, mơi
Trường đầu tư, kinh doanh thơng thống và có sức cạnh tranh cao trong khu vực, thành
phố đã và đang thúc đẩy sự phát triển văn hóa, văn minh đơ thị theo hướng an tồn,
thân thiện và đáng sống. Kết quả đó là nhờ sự đồng thuận nỗ lực phấn đấu của nhân
dân thành phố Đà Nẵng và chính quyền Đà Nẵng. Có thể khẳng định Chính quyền Đà
Nẵng đã lựa chọn và chỉ đạo đúng hướng có hiệu quả, mang tính đột phá trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đồng thời Đà Nẵng cũng đã phát huy tốt
những lợi thế của Thành phố và hạn chế những bất lợi, đây là nguyên nhân quan trọng
đưa đến sự phát triển ấn tượng của Đà Nẵng hiện nay.
Đà Nẵng nằm trong top những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất
cả nước. Từ năm 2012 - 2016, tốc độ tăng trưởng GDP địa phương nay đều từ 8-9%,
cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP cả nước.
Nằm ở vị trí trung điểm của cả nước, nơi hội đủ mọi điều kiện thuận lợi để xây
dựng và phát triển kinh tế, Thành phố đang có nhiều nỗ lực trong việc vươn lên khẳng

định là vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền trung và tây
nguyên. Cùng với những ưu thế vốn có, Đà Nẵng đang là nơi thu hút mạnh các nhà
đầu tư trong và ngoài nước vào tổ chức SXKD, phát triển kinh tế, và như vậy nguồn
lực lao động nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được thu hút về làm việc
tại Đà Nẵng rất đáng kể. Thu nhập của Người dân ngày càng tăng lên, đặc biệt là thu
nhập từ tiên lương, tiền công của một bộ phận Người lao động tăng lên đáng kể, đó sẽ
là nguồn lực lớn trong ổn định và phát triển kinh tế xã hội cũng như việc tăng thu cho
ngân sách nhà nước, trong đó có thuế TNCN.


7

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về Cục thuế Thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với những
thủ tục hành chính về Thuế được quy định tại Luật quản lý thuế, cơ cấu tổ chức bộ
máy của cục thuế TP Đà Nẵng được thay đổi theo quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày
08/10/2018 của Bộ trưởng bộ Tài chính và quyết định số 781/QĐ-BTC ngày
10/5/2019 của Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thành
phố Đà Nẵng cho Cục Thuế thành phố. Hợp nhất hai Chi cục Thuế quận Thanh Khê và
Chi cục Thuế quận Liên Chiểu thành Chi cục Thuế khu vực Thanh Khê – Liên Chiểu;
hợp nhất hai Chi cục Thuế quận Sơn Trà và Chi cục Thuế quận Ngũ Hành Sơn thành
Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn.


8


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Theo đó cơ cấu bộ máy của cục thuế thành phố Đà Nẵng được tổ chức theo chức
năng gồm có 11 phịng và 4 chi cục trực thuộc có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác
quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi, nhiệm vụ
của ngành thuế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật; được tổ

Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức cục thuế Thành phố Đà Nẵng

chức theo sơ đồ sau:
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Cục thuế Thành phố Đà Nẵng gồm 11 phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế nhằm bảo đảm q trình quản lý thuế thực hiện thơng suốt, có hiệu quả. Bao
gồm:
Phịng Tun truyền và hỗ trợ NNT: Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền về
chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT.
Phòng Kê khai và Kế tốn thuế: Tổ chức thực hiện cơng tác đăng ký thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm
của NNT về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngừng nghỉ KD, bỏ địa bàn
KD; cập nhật thông tin chủ yếu về NNT.


9

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ
thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt.

Phòng Kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; kiểm tra thuế, kiểm tra
trước hoàn, sau hoàn thuế tại các DN, chịu trách nhiệm thực hiện dự tốn thu NSNN.
Phịng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra DN trong việc
chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên
quan đến NNT.
Phịng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn: Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý
thuế, chính sách, pháp luật thuế trong nội bộ; xây dựng và thực hiện dự tốn thu
NSNN; tổ chức thực hiện cơng tác pháp chế về thuế.
Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra
việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, cơng chức thuế.
Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học
ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế
và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong
cơng tác quản lý;
Phịng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức
bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi
đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.
Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực
hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác quản lý tài chính, quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong tồn Cục Thuế.
Phịng quản lý thuế thu thập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế
thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế TNCN theo
quy định của pháp luật.
Tại các Chi cục thuế trực thuộc cũng được hình thành các đội thuế hoạt động
theo chức năng như tổ chức của Cục thuế, nhưng khơng có chức năng thanh tra thuế và
hình thành các Đội thuế liên phường, Đội thuế trước bạ và thu khác.
Với mơ hình tổ chức theo chức năng bước đầu đã khắc phục được những nhược
điểm so với mô hình tự quản trước đây. Việc QLT được chun mơn hóa chuyên sâu,
chuyên nghiệp theo từng chức năng nên hiệu quả đạt rất cao. Bên cạnh đó, cũng cịn
bộc lộ những nhược điểm như là chưa có phịng pháp chế riêng để xử lý những vấn đề

liên quan đến tính đặc thù của ngành. Đội ngũ cán bộ công chức thuế còn thiếu chuyên
nghiệp, đào tạo chưa tập trung chuyên sâu về nghiêp vụ quản lý thuế.


10

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế TNCN
Lập dự toán thu thuế: là việc xác định các chỉ tiêu dự toán thu thuế và xây dựng
các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, lập dự tốn
thu thuế chính là q trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức động
viên nguồn thu thuế cho NSNN.
Cơng tác lập dự tốn thu thuế TNCN được thực hiện cùng với lập dự toán thu
ngân sách nhà nước hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Sau
khi kết quả lập dự toán được phê duyệt, Cục thuế tiến tiến hành phân bổ cho các đơn
vị trong ngành tổ chức quản lý thu. Cơng tác lập dự tốn thu thuế bao gồm các hoạt
động: Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự tốn năm trước; Phân tích tình hình
đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; Dự kiến khả năng tăng số thu thuế; Đề ra các
biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọng thuế; chống thất thu, trốn và
gian lận thuế.
Cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế năm
tới đối với từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế của từng địa bàn để tính
đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu.
Về tổng thể, hàng năm trong giai đoạn 2012 -2016, chi cục thuế Tp Đà Nẵng đều
hồn thành dự tốn thu thuế được giao, góp phần cân đối ngân sách của thành phố. Tỷ
trọng thuế TNCN trong tổng dự toán thu hàng năm bình quân khoảng 7%. Điều này
cho thấy số thu thuế thu nhập cá nhân ngày càng có ý nghĩa trong thu ngân sách của
thành phố.

Bảng 2.1 – Kết quả lập và phân bổ dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
2012-2016 (ĐV: Triệu đồng)

1
2
3
4
5
6

Tên đơn vị

2012

2013

2014

2015

2016

Văn Phòng Cục

285.000

256.000

197.000


244.000

305.000

CCT Hải Châu

137.000

115.000

95.000

98.000

127.000

CCT Thanh Khê

116.000

97.000

85.000

87.000

106.000

CCT Sơn Trà


75.000

70.000

50.000

65.000

75.000

CCT Ngũ Hành Sơn

55.000

50.000

40.000

50.000

60.000

CCT Liên Chiểu

42.000

40.000

30.000


38.000

40.000


11

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

7
8

CCT Hòa Vang

23.000

20.000

18.000

19.000

23.000

CCT Cẩm Lệ

37.000

35.000


25.000

33.000

34.000

770.000

683.000

540.000

634.000

770.000

Tổng cộng

Tổng dự toán thu của TP 9.950.000 8.150.000 8.480.000 9.161.000 11.900.000
Tỷ lệ so với tổng
dự toán thu

7,73%

8,38%

6,37%

6,92%


6,47%

Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng

Nhiệm vụ quản lý thu theo dự toán phân bổ tại bảng trên, đối với Văn phòng Cục
Thuế được giao cho phòng Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, đối với các Chi cục
Thuế được giao cho bộ phận quản lý thu thuế thu nhập cá nhân thuộc Đội quản lý chức
năng của Chi cục (các Đội này thực hiện nhiều chức năng quản lý khác nhau trong đó
có quản lý thuế thu nhập cá nhân). Hơn nữa các Chi cục Thuế chủ yếu là quản lý thu
nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ đầu tư vốn và từ chuyển nhượng bất
động sản.
Đối với thu nhập từ hộ, cá nhân kinh doanh có căn cứ để dự báo là kết quả lập sổ
bộ thuế và kết quả thu thuế hàng năm; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng
như từ tiền lương, tiền cơng có thể căn cứ vào số thu thực tế phát sinh hàng năm để dự
báo cho tương lai; các khoản thu nhập cịn lại do khơng phát sinh hoặc có nhưng q
thấp nên thường bỏ qua, cơ quan thuế ít quan tâm các khoản thu nhập này, vì vậy
khơng được chi tiết trong dự tốn thu.
2.2.2. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách thuế TNCN
Tun truyền hỗ trợ NNT có tác dụng không chỉ đối với NNT, nhằm ngăn ngừa
giảm dần các sai phạm, mà việc làm này còn thuận lợi ngay cả cho CQT trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuyên truyền hỗ trợ cho NNT sẽ tạo ra mối quan
hệ thân thiện giữa CQT và NNT. NNT sẽ nhận được những thông tin, kiến thức về
thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đối với
CQT sẽ làm tăng số thu, giảm chi phí, tăng mức độ chấp hành và tăng độ tin cậy của
NNT. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số thuế do NNT chủ động thực hiện
nộp vào ngân sách tăng lên mà chưa cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra. Trong quản
lý đây là phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp này rất được coi trọng
trong công tác quản lý thuế nói chung đặc biệt là quản lý thuế TNCN nói riêng.



12

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Những năm gần đây chính sách thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng có nhiều
thay đổi đồng thời ngành thuế cũng có nhiều cải cách nhằm hướng đến mục tiêu CQT
là bạn đồng hành của NNT, vì vậy Cục Thuế TP Đà Nẵng ln chú trọng đẩy mạnh
tuyên truyền và phổ biến các chính sách thuế mới đến với NNT, đặc biệt là những nội
dung về cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn qua đó tạo thuận lợi cho
NNT. Việc tuyền truyền hỗ trợ thơng qua nhiều hình thức như:
- Niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính về thuế tại CQT các cấp và bố trí
các máy tính kết nối Internet tại trụ sở CQT nhằm giúp cho NNT tra cứu, tìm hiểu khi
đến giao dịch trực tiếp tại CQT.
- Vận hành tốt Trang thông tin điện tử của Cục Thuế nhằm cung cấp các văn bản,
thơng báo chính sách thuế mới cho NNT, bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế cấp
Cục và cấp Chi cục; đăng tin cảnh báo cho NNT... Hiện nay, website có gần 800.000
lượt Người truy cập.
- Duy trì các hình thức tuyên truyền truyền thống như đoàn xe diễu hành, lắp đặt,
gia cố, bổ sung nội dung mới trên hệ thống pano, áp phích, tiếp tục phối hợp với đài
phát thanh các quận, huyện tuyên truyền chính sách thuế được chú trọng đẩy mạnh.
- Phối hợp với Báo Công an Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Đài DRT thực hiện tốt các
chuyên mục “Tìm hiểu chính sách thuế”; chương trình “Thuế và Cuộc sống” với nhiều
nội dung phong phú.
- Phối hợp với Cổng Thông tin Điện tử thành phố trả lời các vướng mắc của
Người dân, doanh nghiệp về chính sách thuế trên chuyên mục “Hỏi – đáp” của Cổng
thông tin điện tử thành phố
- Tổ chức các lớp tập huấn, đối thoại nhằm hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời những vướng
mắc, khó khăn của NNT về chính sách thuế phát sinh trong quá trình kinh doanh, đặc
biệt là những vướng mắc liên quan đến chính sách miễn, giảm, gia hạn, ưu đãi thuế;
chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính, đăng ký, kê khai thuế; quyết toán thuế...

- Tổ chức các “Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe và giải đáp ý kiến vướng mắc của
NNT”. Qua hội nghị, Cục Thuế đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của cộng
đồng các DN, của ban ngành trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện
tốt nghĩa vụ thuế hàng năm và tham mưu sốt xét DN có số nộp NSNN cao để Lãnh
đạo thành phố gặp mặt và Bí thư Thành ủy gửi thư khen.
Bảng 2.2 – Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền

Tập huấn

Đối thoại

Số

Số


13

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số
lượn
g

Số
ngườ
i

2011


55

2012

59

2013

62

2014

67

2015

71

2016

74

11.548
13.38
9
14.23
7
15.73
3

17.83
2
18.94
5

Năm

Số người
bình
qn/cuộc
tập huấn

Số
cuộc

Số
ngườ
i

Số người
bình
qn/cuộc
đối thoại

bài
báo

210

6


718

120

22

40

227

8

1.024

128

30

40

230

9

1.367

152

36


48

235

11

1.792

163

44

52

251

13

2.198

169

48

54

256

15


2.458

164

51

57

buổi
phát
sóng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2011 đến năm 2016)

Qua Bảng trên ta thấy cơng tác tun truyền chính sách thuế ngày càng được tăng
lên cả số lượng và chất lượng. Trong những năm qua Cục Thuế đã luôn cố gắng đổi
mới về phương pháp và nội dung tuyên truyền, do vậy, số Người bình quân/cuộc tập
huấn, đối thoại ngày càng tăng lên. Năm 2016, toàn ngành đã tổ chức tập huấn 74 lớp
với 18.945 lượt đại diện DN và NNT tham dự; tổ chức 15 “Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe
và giải đáp ý kiến vướng mắc của NNT” cho 2.458 lượt DN và NNT; đã đăng 51 bài
trên báo Đà Nẵng và Công an Đà Nẵng, 57 chuyên mục trên Đài Phát thanh truyền
hình Đà Nẵng (DRT) với nội dung chủ yếu về các chính sách mới, các văn bản sửa
đổi, bổ sung, các chính sách miễn, giảm thuế...
Bên cạnh đó, với phương châm “Đồng hành cùng NNT để thực hiện chính sách
thuế”, Cục Thuế đã triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc tiếp cận các chính
sách thuế bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ, trả lời, tư vấn qua điện thoại cho NNT, trả
lời vướng mắc bằng văn bản cho NNT có văn bản gửi đến CQT các cấp, chủ động
cung cấp các văn bản về chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung; cung cấp các nội dung
trả lời vướng mắc cho NNT qua địa chỉ email của NNT.

Bảng 2.3 - Kết quả hỗ trợ người nộp thuế 2011-2016 (ĐV: Lượt)

Năm

Trả lời trực
tiếp tại CQT

Trả lời qua
điện thoại

Trả lời bằng
văn bản

Trả lời qua hộp
thư điện tử

2011

9.980

11.960

392

650

2012

10.545


12.288

405

764


14

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2013

11.045

13.012

436

795

2014

11.659

13.856

486

923


2015

12.272

14.108

516

962

2016

12.940

14.725

563

1.026

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2011 đến năm 2016)

Bộ phận cán bộ thuế được giao nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp NNT luôn cố gắng trau
dồi kỹ năng giao tiếp, văn bản chính sách nghiệp vụ theo kịp với những thay đổi chính
sách thuế để đồng hành cùng NNT thực hiện tốt chính sách thuế tạo niềm tin nơi NNT.
Số lượng các cuộc điện thoại gọi đến tư vấn trực tiếp, thư hỏi ngày càng tăng qua các
năm. Năm 2016, Cục Thuế đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ NNT trực tiếp tại CQT với
12.940 lượt, hỗ trợ qua điện thoại với 14.725 lượt, trả lời văn bản 563 trường hợp và
trả lời qua hộp mail điện tử 1.026 trường hợp.

Từ kết quả trên, có thể thấy cơng tác tun truyền, hỗ trợ đã nhận được sự đánh
giá tích cực từ phía NNT, CQT áp dụng nhiều hình thức tun truyền, hỗ trợ, qua đó
đã giúp NNT hiểu biết về pháp luật thuế tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế
như: hình thức tun truyền pa nơ, áp phích, tờ rơi, ấn phẩm và internet được CQT sử
dụng nhưng chưa thiết thực và hiệu quả đối với NNT; quy định pháp lý về hành chính
điện tử, giao dịch điện tử chưa được ban hành đầy đủ nên chưa mạnh dạn sử dụng hỗ
trợ qua điện tử,… Hơn nữa, chính sách thuế đang trong giai đoạn hồn thiện nên có
nhiều thay đổi cho phù hợp tình hình thực tế làm cho cơng tác tun truyền hỗ trợ
cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt và phổ biến chính sách thuế mới.
2.2.3. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNCN
a. Công tác đăng ký và cấp mã số thuế TNCN
Cá nhân thực hiện việc đăng ký MST theo một trong hai hình thức sau:
- Đăng ký thơng qua tổ chức chi trả thu nhập:
Cá nhân có trách nhiệm làm tờ khai đăng ký cấp MST theo mẫu 05ĐK-TCT kèm
bản sao CMND/Passport nộp tổ chức chi trả.
Tổ chức chi trả thu nhập tập hợp lại nộp cho cơ quan thuế để làm thủ tục cấp
MST thuế (nộp file giấy trực tiếp, đồng thời nộp file mềm qua mạng).
- Đăng ký tại cơ quan thuế: Cá nhân làm tờ khai đăng ký cấp MST theo mẫu
kèm CMND/Passport và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
Để quản lý chặt chẽ Người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá
nhân cho mọi cơng dân. Việc Người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho


15

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

chính Người nộp thuế vì khơng được tính giảm trừ gia cảnh và khơng được hồn thuế
khi quyết toán cuối năm nộp thừa.
Đặc biệt, việc Cơ quan thuế quản lý trực tiếp các cá nhân phụ thuộc khơng có mã

số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm sốt chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho
Người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Ví dụ, trong một gia đình có thể
nhiều Người cùng đăng ký một Người phụ thuộc mà cơ quan thuế không phát hiện
được.
Ngày 1/7/2013 ngành Thuế đã triển khai cấp mã số thuế tự động cho Người phụ
thuộc dựa trên thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh của Người nộp thuế."Nếu Người
nộp thuế và Người phụ thuộc khơng có mã số thuế thì sẽ khơng được xét giảm trừ gia
cảnh". Việc cấp mã số thuế tự động này sẽ giúp cơ quan thuế giám sát được việc khai
thuế của cá nhân có trung thực khơng thơng qua mã số của Người phụ thuộc. Tình
hình cấp MST thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP Đà Nẵng như sau:
Bảng 2.4 - Thống kê lũy kế số lượng mã số thuế TNCN được cấp giai đoạn 2012 - 2016
(ĐV: Mã số thuế)

ST
T

Đối tượng cấp

2012

2013

2014

2015

2016

1


Cá nhân làm
cơng ăn lương

203.914

284.928

361.837

528.172

697.913

2

Hộ gia đình, cá
nhân KD

10.462

18.245

32.876

43.629

58.792

1.759


3.327

5.274

7.824

9.311

216.135

306.500

399.987

579.625

766.016

3

Người phụ
thuộc
Tổng cộng

Nguồn: Phòng Thuế TNCN, Cục Thuế TP Đà Nẵng

Từ bảng trên, nhận thấy, tính đến hết năm 2016, ngành thuế Đà Nẵng đã cấp
được 697.913 mã số thuế cho Người nộp thuế từ tiền lương, tiền công (trước 2009:
62.898 MST), 58.792 mã số thuế hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và đã cấp được
9.311 mã số thuế Người phụ thuộc.

Từ việc đăng ký MST của cá nhân Người nộp thuế, MST Người phụ thuộc và
thông qua việc thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNCN trên hệ
thống quản lý thuế tập trung (TMS) nên cơ quan thuế có thể quản lý, kiểm sốt thu
nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền
lương, tiền cơng của các cá nhân trên tồn quốc.
Mặc dù Cục Thuế đã rất nổ lực trong việc triển khai đăng ký thuế cho mọi công
dân trên địa bàn theo quy định. Nhưng thực tế việc đăng ký MST của các cá nhân vẫn


16

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong đó chủ yếu là các cá nhân hành nghề tự do,
các cá nhân ký hợp đồng thời vụ. Việc khơng thực hiện đăng ký MST cá nhân một
phần vì cố tình khơng thực hiện nhằm tìm cách trốn tránh không khai báo các khoản
thu nhập phát sinh, một phần vì thủ tục đăng ký phức tạp, các chỉ tiêu khai báo theo
mẫu đăng ký cịn nhiều chỉ tiêu khơng cần thiết, khó hiểu, khó khai. Trong khi đó thì
chính sách cịn mang tính khuyến khích, vận động chứ chưa có chế tài bắt buộc để mọi
Người dân phải thực hiện. Có thể thấy đây là kẻ hở để một bộ phận Người dân có thu
nhập cố tình khơng thực hiện chính sách thuế.
b. Cơng tác kê khai thuế TNCN
Hàng tháng, quý, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, bộ phận quản lý thuế
TNCN sẽ thực hiện rà soát, cập nhật và tổng hợp danh sách NNT phải nộp hồ sơ khai
thuế TNCN để xác định số lượng hồ sơ khai thuế phải tiếp nhận, xử lý và theo dõi, đơn
đốc tình trạng kê khai thuế.
Việc xử lý hồ sơ khai thuế kịp thời, chính xác sẽ nhanh chóng xác định đúng số
thuế phải thu của Người nộp thuế theo pháp luật quy định. Trên cơ sở đó giúp cho bộ
phận quản lý thu nợ có biện pháp phân loại nợ thuế đề ra biện pháp thu hồi phù hợp
từng loại nợ nhằm hạn chế thấp nhất mức nợ tồn đọng.

Với cơ chế tự khai nộp, tính tự giác chấp hành nghĩa vụ của Người dân là quan
trọng nhất. Hiện nay, có rất nhiều chủ thể nhất là những cá nhân kinh doanh, hộ kinh
doanh nhỏ lẻ không kê khai thuế hoặc nếu có kê khai thì cũng tìm đủ mọi cách, để
“né” thuế, loại bỏ rất nhiều các khoản thu nhập trên thực tế. Điều này dẫn đến việc
kiểm tra, quản lý đối với các đối tượng này cịn khó khăn.
Ở cục thuế TP Đà Nẵng, cơng tác quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện một
trong hai phương pháp sau: Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập và
kê khai, nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế.
Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập: Đối với tổ chức chi
trả việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng hoặc quý được thực hiện như sau:
- Thực hiện khấu trừ theo biểu luỹ tiến từng phần đối với khoản chi trả thu nhập
từ tiền lương, tiền công áp dụng cho các cá nhân thuộc sự quản lý của tổ chức chi trả
thu nhập, các cá nhân có ký hợp đồng lao động ổn định (không xác định thời hạn) và
các Trường hợp ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Đối với các khoản chi trả thu nhập cho cá nhân là Người nước ngoài khơng cư
trú tại Việt Nam thì tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ 20% trên tổng thu
nhập và kê khai theo mẫu.


17

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ
quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho
Người có thu nhập.
Cá nhân kê khai, nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:
Hàng tháng hoặc hàng quý, cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh kê khai, nộp
thuế trực tiếp tại cơ quan thuế và theo quy trình tương tự Trường hợp khai thuế thông
qua cơ quan chi trả thu nhập.

Trong cả hai Trường hợp trên, thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế và nộp vào
NSNN chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập. Trường
hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất
một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng,
còn lại là kê khai theo quý. Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là vào ngày
30 của tháng đầu quý sau.
Hiện nay Cục thuế TP Đà Nẵng đã triển khai việc kê khai qua mạng Internet, ứng
dụng phần mềm hỗ trợ kê khai theo mã vạch 2 chiều, phần mềm quản lý thuế, chương
trình này đã được triển khai đến tất cả các Chi cục Thuế cho phép tiết kiệm thời gian,
chi phí và nhân lực cho cả Người nộp thuế và cơ quan thuế. Cục thuế chỉ cần kiểm tra
trên phần mềm QLT là biết được có bao nhiêu hồ sơ kê khai thuế TNCN, biết được
tổng số thu được từ thuế TNCN.
Về cơ bản hệ thống tờ khai thuế TNCN được thiết kế đơn giản với các nội dung
rõ ràng, rành mạch. Các chỉ tiêu trên tờ khai cũng được hướng dẫn cách thức kê khai
cụ thể ngay trên phần mềm HTKK, nên chắc chắn Người nộp thuế sẽ dễ dàng và thuận
lợi khi kê khai.
Khi có những thay đổi về chính sách Thuế, Cục thuế tổ chức tập huấn về các luật
Thuế mới sửa đổi bổ sung cho nội bộ ngành để tạo cơ hội cho các CBCC hiểu kỹ
lưỡng, đầy đủ nội dung các văn bản, chính sách thuế mới, phục vụ tốt hơn cho công
tác quản lý.


18

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.4. Công tác tổ chức thu thuế TNCN
Công tác tổ chức thu thuế thu nhập cá nhân địi hỏi phải tn theo một quy trình
cụ thể. Quy trình đó được thể hiện như sau:


Hình 2.2 - Sơ đồ mối quan hệ cơng việc của Quy trình quản lý thu thuế
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng Cục thuế)

(1) NNT đăng ký thuế, kê khai thuế với cơ quan thuế theo quy định;
(2) Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, kê khai thuế của NNT để cấp mã
số thuế, thông báo thuế cho NNT;
(3) NNT nộp thuế theo kê khai hoặc theo thông báo của cơ quan Thuế;
(4) Kho bạc chuyển chứng từ nộp thuế của NNT về cơ quan Thuế để kiểm tra,
đối chiếu;
(5) NNT nộp quyết toán thuế về cơ quan Thuế, cơ quan thuế kiểm tra thanh tra
theo quy trình;
(6) NNT nộp hồ sơ hoàn thuế về cơ quan Thuế;
(7) Cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu và làm thủ tục hoàn thuế cho NNT;
a. Nộp thuế và xử lý chứng từ nộp thuế
Quy trình thu nộp tiền thuế TNCN được thực hiện như sau:
(1) ĐTNT nộp tiền đúng theo số thuế trên tờ khai thuế vào Kho bạc Nhà nước.
(2) Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ nộp thuế vào NSNN của NNT cho
Phịng kê khai và kế tốn thuế. Phịng Kê khai và kế toán thuế thu nhận các chứng từ
nộp thuế vào NSNN của Người nộp thuế từ Kho bạc chuyển đến, tiến hành kiểm tra


19

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

đối chiếu các chứng từ nộp tiền với tờ khai thuế ĐTNT đã nộp để xem đã nộp đủ chưa,
từ đó có những biện pháp đơn đốc.
(3) Nếu phát hiện ĐTNT nộp khơng chính xác số tiền trên tờ khai thuế thì phát
cơng văn u cầu ĐTNT nộp bổ sung.
(4) Chứng từ đã đúng quy định và chính xác số tiền trên tờ khai thì nhập các

thơng tin trên chứng từ vào phần mềm QLT, hạch toán số thuế đã nộp vào Sổ theo dõi
thu nộp thuế.
Phòng Kê khai & Kế toán thuế thu nhận được các chứng từ nộp thuế vào NSNN
của Người nộp thuế từ Kho bạc chuyển đến, tiến hành phân loại chứng từ nộp tiền theo
tài khoản nộp thuế, theo đối tượng lập chứng từ, theo loại chứng từ; thực hiện kiểm tra
các chứng từ nộp tiền đảm bảo đúng mẫu và đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định. Chứng
từ đã đúng quy định thì nhập các thơng tin trên chứng từ vào hệ thống máy tính; hạch
tốn số thuế đã nộp vào Sổ theo dõi thu nộp thuế. Chứng từ nộp thuế khơng đúng quy
định thì phịng KK&KTT phải liên lạc với NNT hoặc Kho bạc yêu cầu chỉnh sửa.
Tại Cục Thuế TP Đà Nẵng, các đơn vị hầu hết kê khai thuế thực hiện nghiêm túc
việc nộp thuế TNCN. Các Trường hợp nợ thuế phần lớn là nợ thuế
GTGT và thuế TNDN, vì đây là các khoản thuế phát sinh lớn, ảnh hưởng nhiều
đến tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cịn Thuế TNCN sau khi tính đến yếu
tố giảm trừ gia cảnh thì số thuế cịn phải nộp không lớn, không ảnh hưởng đến đơn vị
mà chỉ tác động đến cá nhân làm công ăn lương. Do vậy, khoản thuế TNCN được thực
hiện khá nghiêm túc và đảm bảo đúng quy trình của Luật quản lý thuế và thuế TNCN.
Kết quả thu được thể hiện như Bảng sau:
Bảng 2.5 - Kết quả thu ngân sách và thuế TNCN giai đoạn 2012 - 2016 (ĐV: Triệu đồng)

Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Tổng số thu ngân sách
12.216.78
6.595.586 8.566.477 9.166.093
15.530.348
theo dự tốn

5
Trong đó:
Thuế TNCN:
770.000 683.000 540.000
634.000
770.000
Chiếm tỷ lệ
11,67%
7,97%
5,89%
5,19%
4,96%
Tỷ lệ thuế TNCN hoàn
69,54% 82,09% 105,89% 121,68% 133,33%
thành so với dự toán
Tỷ lệ thuế TNCN đạt so
145,3% 111,6%
102,7%
107,4%
114,2%
với cùng kỳ (%)
(Nguồn: Phịng Tổng hợp- dự tốn, Cục Thuế TP Đà Nẵng)

Kết quả thu Thuế TNCN trên địa bàn TP Đà Nẵng cho thấy nguồn thu này chiếm
tỉ trọng nhỏ trong tổng số thu (Dưới 6%) điều này có thể giải thích được vì sau khi tính
đến yếu tố giảm trừ gia cảnh thì số thuế cịn phải nộp không lớn. Từ năm 2014 đến nay


20


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

đều vượt kế hoạch, đặc biệt năm 2016 số thuế TNCN vượt kế hoạch 33,33%. Số thuế
thu so với cùng kỳ trong 3 năm 2012-2014 có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy
cơng tác kiểm sốt thu thuế TNCN đã có xu hướng lơ là, thiếu đầu tư hoặc có thể do
lực lượng kiểm sốt khơng tăng nhưng số lượng NNT tăng nhanh (MST cá nhân cấp
mới). Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, cho thấy
cơng tác thu thuế TNCN đang được thực hiện tốt hơn.
b. Quyết toán thuế
Các tổ chức, cá nhân chủ động nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định. Việc
xử lý tờ khai quyết toán thuế được thực hiện tự động trên chương trình quản lý thuế
tập trung. Vì vậy, 100% các tờ khai quyết toán của NNT được hạch toán đúng theo
ngày nộp tờ khai.
Bảng 2.6 - Thống kê số lượng tờ khai quyết toán thuế TNCN giai đoạn 2012 - 2016
(ĐV: Tờ khai)

Tên đơn vị

2012

2013

2014

2015

2016

1


Văn Phòng Cục

2.975

2.915

2.654

3.917

3.008

2

CCT Hải Châu

4.004

3.930

4.001

4.204

4.398

3

CCT Thanh Khê


2.765

2.866

2.884

3.075

3.312

4

CCT Sơn Trà

1.217

891

1.370

1.763

1.980

5

CCT Ngũ Hành Sơn

357


513

816

976

1.026

6

CCT Liên Chiểu

1.186

1.272

1.355

1.606

1.797

7

CCT Hòa Vang

488

484


538

624

659

8

CCT Cẩm Lệ

558

752

1.306

1.608

1.891

13.550

13.623

14.924

17.773

18.071


Tổng cộng

Nguồn: Cục Thuế TP Đà Nẵng

Dễ dàng nhận thấy, số lượng Người nộp thuế khai quyết toán thuế liên tục tăng,
từ 13.550 tờ khai quyết toán năm 2012 lên đến 18.071 tờ khai quyết tốn thuế năm
2016.
Cơng tác kê khai, quyết tốn thuế TNCN thực hiện theo Thơng tư 156/2013/TTBTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định
số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN
hoặc tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thuế TNCN theo mẫu đính kèm (Phụ lục 02
và 03).


21

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bảng 2.7 - Kết quả xử lý hồ sơ quyết toán thuế TNCN từ năm 2012-2016 (ĐV: Hồ sơ)

Năm

Số hồ sơ
quyết toán

Số hồ sơ
nộp chậm

2012


1.467

2013

Kết quả phạt nộp chậm hồ sơ
Tỷ lệ hồ sơ nộp
chậm (%)

Số tiền phạt
(triệu đồng)

135

9,2%

264

1.625

117

7,2%

212

2014

1.732

119


6,9%

218

2015

1.914

94

4,9%

163

2016

2.286

86

3,8%

145

Nguồn: Phịng Kê khai - Kế tốn thuế -Cục thuế TP Đà Nẵng

Qua bảng cho thấy: Số hồ sơ quyết toán thuế năm (05) năm qua đã nộp cho cơ
quan thuế đạt thấp so với số đơn vị, cá nhân được cấp mã số thuế; mặc dù vậy vẫn cịn
tình trạng nộp chậm quyết tốn, nhất là năm 2012 có 9,2% đơn vị nộp chậm hồ sơ, cơ

quan thuế đã xử phạt nộp chậm tờ khai quyết toán thuế với mức phạt cao nhất là 264
triệu đồng. Nhìn chung, số hồ sơ quyết toán thuế TNCN đã nộp cho cơ quan thuế tăng
qua các năm, từ 1.467 hồ sơ năm 2012 tăng lên 2.286 hồ sơ năm 2016.Tỷ lệ hồ sơ nộp
chậm giảm dần từ 9,22% năm 2012 giảm xuống còn 3,8% năm 2016. Đạt được kết quả
trên là do cơ quan thuế đã tích cực hướng dẫn, xử lý các hồ sơ khai thuế, chứng từ có
liên quan đến nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế đảm bảo đúng theo quy định, không
gây phiền hà cho NNT, về phía NNT đã phần nào hiểu được chính sách pháp luật thuế,
chủ động liên hệ với cơ quan thuế khi có vướng mắc trong q trình thực hiện kê khai,
quyết tốn thuế.
Theo chính sách thuế TNCN hiện nay, nếu như các đơn vị khơng có phát sinh
khấu trừ thuế thì trong năm không phải kê khai thuế và Trường hợp trong năm khơng
phát sinh trả thu nhập thì khơng phải khai quyết tốn thuế TNCN, cơ quan thuế rất khó
xác định đơn vị nào phải kê khai thuế theo tháng, q, đơn vị nào phải quyết tốn thuế
để đơn đốc thực hiện cũng như theo dõi quản lý. Vì vậy, phát huy tính tự chủ và ý thức
tự giác thực hiện pháp luật về thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế và giảm bớt áp lực
cho cơ quan quản lý thuế khơng phải thực hiện việc tính thuế mà sẽ giúp cơ quan thuế
có thêm thời gian để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát kịp thời phát
hiện những sai sót, gian lận trong quá trình nộp thuế.
c. Giải quyết hồ sơ hồn thuế
Quy trình thực hiện cơng tác hồn thuế như sau:


22

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Hình 2.3 - Quy trình hồn thuế TNCN
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thuế Việt Nam)

(1) Tiếp nhận hồ sơ hồn thuế

Phịng Tun truyền – Hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của NNT nộp trực tiếp
tại cơ quan Thuế. Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục, hợp
pháp của hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế TNCN
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Nếu hồ sơ hoàn thuế đã đầy đủ, đúng thủ tục,
lập phiếu hẹn trả lời và chuyển đến Phòng quản lý thuế TNCN. Trường hợp hồ sơ hoàn
thuế chưa đầy đủ và chưa đúng thủ tục thì phịng Tun truyền – Hỗ trợ sẽ hướng dẫn,
cung cấp biểu mẫu để NNT bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thuế theo đúng quy định.
(2) Phòng quản lý thuế TNCN tiếp nhận, kiểm tra và giải quyết hồ sơ đề nghị
hồn thuế
Phịng quản lý thuế TNCN tiến hành phân tích hồ sơ hồn thuế: căn cứ đề nghị
hồn thuế của NNT và số liệu kê khai của NNT có tại cơ quan Thuế gồm: Đối chiếu
thông tin trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu đăng ký trên hệ thống tin học của cơ quan
Thuế; Đối chiếu số đề nghị hoàn và các số liệu liên quan đến số thuế hoàn trên hồ sơ
hoàn thuế.
Tiếp tục phối hợp với Phòng quản lý nợ để xác định số tiền nợ thuế, tiền phạt của
NNT tại thời điểm hoàn thuế làm căn cứ bù trừ với số thuế được hoàn trong Trường
hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt. Sau khi xác định xong, Phịng QL thuế TNCN lập lệnh
hồn và quyết định hồn thuế cho hồ sơ trình Lãnh đạo Cục Thuế.
(3), (4) Phịng Kê khai & Kế tốn thuế căn cứ quyết định hoàn thuế, lệnh hoàn
thuế Lãnh đạo đã phê duyệt, thực hiện chuyển lệnh đến Kho bạc Nhà nước thành phố
để hoàn thuế cho NNT theo đúng thủ tục;
(5) Kho bạc nhà nước căn cứ tính hợp lý của quyết định thực hiện chi trả tiền
thuế được hoàn cho Người nộp thuế.
Thời hạn hoàn thành hồ sơ hoàn thuế tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

23


đầy đủ hồ sơ theo quy định; Trường hợp cần phải xác minh hồ sơ thì thời hạn tối
đa là 45 ngày.
d. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNCN
Căn cứ số thuế phải thu sau khi bộ phận xử lý hồ sơ khai thuế xác định và số thực
nộp ngân sách do bộ phận kế toán thuế thực hiện, bộ phận quản lý thu nợ thuế tiến
hành phân loại nợ thuế theo từng nhóm nguyên nhân nợ và theo tuổi nợ; từ đó có biện
pháp thu hồi phù hợp từng loại nợ.
Giai đoạn trước đây, Cục thuế TP Đà Nẵng không thực hiện đơn đốc nợ đối với
cá nhân mà phân vào nhóm nợ chờ điều chỉnh, bỏ ngỏ một lượng lớn đối tượng thu
thuế. Nhưng bắt đầu từ năm 2015, việc quản lý nợ thuế TNCN đã được triển khai, thực
hiện theo đúng quy trình và bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Từ đầu năm,
ngành thuế TP Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu, lộ trình tiến độ thu nợ
thuế đến các đơn vị trong ngành trong đó có thuế TNCN, chỉ đạo các đơn vị tăng
cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Công tác quản lý nợ hiện nay thực hiện theo Quy trình Quản lý nợ thuế (Ban
hành kèm theo Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục Thuế), công
tác cưỡng chế thuế thực hiện theo Quy trình cưỡng chế nợ thuế (Ban hành kèm theo
Quyết định 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế).
e. Kết quả thu thuế TNCN
Những năm qua công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố gặp rất nhiều khó
khăn do nhiều nguyên nhân sau: ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế làm cho các doanh
nghiệp hoạt động không hiệu quả, sức mua yếu, cơ cấu nguồn thu thành phố trước đây
chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ quỹ đất...Tuy nhiên nguồn thu từ thuế TNCN có
nhiều chuyển biến khả quan trong những năm gần đây, cụ thể như sau:
Bảng 2.8 - Dự toán và kết quả thu thuế TNCN từ 2012 – 2016 (ĐV: Triệu đồng)

ST
T

Thuế TNDN từ


2012

2013
392,93
7
35,609

2014

2015

2016

330,880

371,466

455,957

36,445

73,963

90,406

1

Tiền lương tiền công


2

Sản xuất kinh doanh

396,54
9
35,840

3

Đầu tư vốn

6,460

14,150

24,448

29,388

33,035

4

Chuyển nhượng vốn

8,100

12


8,128

5,764

8,307

5

Chuyển nhượng BĐS

70,809

95,552

149,453

271,980

414,286

6

Trúng thưởng

16,510

20,936

20,698


16,727

15,223

7

Nhận thừa kế và quà tặng

159

240

478

430

126


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

24

8

Cho thuê nhà, mặt bằng

9

Thuế TNCN khác

Tổng cộng
Tổng dự tốn thu của TP

Hồn thành so với dự tốn

985

1,232

1,274

1,717

9,579

49
535,46
1
770,00
0
69.54
%

12
560,68
0
683,00
0
82.09
%


26

7

3

571,830

771,442

1,026,922

540,000

634,000

770,000

105.89
%

121.68
%

133.37%

Nguồn: Phịng Tổng hợp- dự tốn, Cục Thuế TP Đà Nẵng

Theo bảng trên, dễ dàng nhận thấy số thuế TNCN thu được vào NSNN liên tục

tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 số thu thuế TNCN là 435.461 triệu đồng nhưng
đến năm 2016 số thu đạt 1.026.922 triệu đồng, tăng gần gấp đơi. Trong đó, số thuế
TNCN từ tiền lương, tiền công luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%); kế đến là thuế
TNCN từ chuyển nhượng bất động sản; từ sản xuất kinh doanh; từ đầu tư vốn và trúng
thưởng. Đáng lưu ý là số thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS có xu hướng
tăng vọt, từ 70.809 triệu đồng năm 2012 (chiếm 13,2% tổng số thuế TNCN) lên đến
414.286 triệu đồng năm 2016 (chiếm 40,3% tổng số thuế TNCN). Nguyên nhân chủ
yếu là trong những năm gần đây, thị Trường Bất động sản nóng lên , hoạt động chuyển
nhượng Bất động sản cũng diễn ra nhiều hơn.
Năm 2012 và 2013, số thu Thuế TNCN trên địa bàn TP Đà Nẵng khơng hồn
thành dự tốn, ngun nhân chủ yếu là do giai đoạn này kế hoạch giao chỉ tiêu quá cao
trong khi công tác thu thuế TNCN trên địa bàn lại chưa hiệu quả. Nhưng từ năm 2014
về sau, việc lên kế hoạch dự toán đã bám sát và phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu thuế TNCN; cộng thêm nỗ lực của
ngành thuế TP Đà Nẵng, số thu thuế TNCN đã hoàn thành dự tốn và thậm chí cịn
vượt so với dự tốn đề ra.


25

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về thuế
TNCN
a. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
Trên cơ sở kiểm sốt nội bộ ngành thuế, kiểm sốt quy trình quản lý thuế và thực
hiện thanh tra, kiểm tra NNT, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện
như sau:

Hình 2.4 - Quy trình quản lý thanh tra người nộp thuế

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thuế Việt Nam)

Thanh tra, kiểm tra thuế là công cụ quan trọng để quản lý thuế nói chung và thuế
TNCN nói riêng theo cơ chế tự khai, tự nộp. Các bộ phận chính tham gia quy trình là
các phịng thanh tra, kiểm tra. Các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thường là những
cán bộ thuế có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, phẩm chất tốt và nhất thiết phải là cán
bộ biên chế chính thức. Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện theo kế hoạch
hoặc bất thường.
Trên thực tế, ngành thuế TP Đà Nẵng đã chủ động triển khai quy trình thanh tra,
kiểm tra thuế, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin
về NNT. Tuy nhiên, đặc thù đối với các cá nhân có thu nhập từ nhiều cơ quan chi trả


×