ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÂU ĐỐI CHỮ HÁN TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Trinh
Chuyên ngành
: Sư phạm Lịch sử
Lớp
: 16SLS
GV hướng dẫn
: TS. Lê Thị Mai
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÂU ĐỐI CHỮ HÁN TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Trinh
Chuyên ngành
: Sư phạm Lịch sử
Lớp
: 16SLS
GV hướng dẫn
: TS. Lê Thị Mai
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình khác.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Diệu Trinh
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện 3 năm rưỡi tại trường Đại học Sư Phạm Đà
Nẵng, em đã hồn thành khóa học của mình, gắn liền với những nỗ lực bản thân, em
rất tự hào khi được gắn liền với kết quả 3 năm rưỡi là việc hồn thành khóa luận tốt
nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử qua đề tài nghiên cứu: “Câu đối chữ Hán trên đình
làng ở thành phố Đà Nẵng”.
Để hồn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi
lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến tồn thể q Thầy/Cơ giảng viên trường Đại học
Sư Phạm Đà Nẵng nói chung và q Thầy/Cơ khoa Lịch sử nói riêng, những người đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em trưởng
thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Lê Thị Mai – người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất nhiều trong việc
tiếp cận, nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phịng Văn hóa Thơng tin quận Hải
Châu, Phịng văn hóa Thơng tin quận Cẩm Lệ, Phịng văn hóa Thơng tin quận Sơn Trà,
Phịng Văn hóa Thơng tin quận Ngũ Hành Sơn, Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà
Nẵng, Bảo tàng thành phố Đà Nẵng, ban quản lí của các đình làng ở thành phố Đà
Nẵng và những Anh/Chị - người dân địa phương sống xung quanh các đình làng đã tạo
điều kiện thuận lợi cũng như sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện cơng tác
điền dã, điều tra, thu thập số liệu, chụp ảnh, tham quan, giải đáp những thắc mắc và
cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ,
động viên của gia đình, bạn bè trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp,
cũng như trong suốt q trình học tập vừa qua.
Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo
những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe và
sự thành công nhiều hơn nữa đến Ban lãnh đạo, Ban quản lí của các đình làng ở thành
phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung – cùng nhau góp sức để bảo tồn và phát
huy được các giá trị của các câu đối trên đình làng.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diệu Trinh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ Đ U .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................6
5.1. Nguồn tài liệu...................................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................7
7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................7
NỘI DUNG .....................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ HÁN, CÂU ĐỐI VÀ ĐÌNH LÀNG
Ở ĐÀ NẴNG...................................................................................................................8
1.1. Khái quát về chữ Hán ........................................................................................8
1.2. Khái quát về câu đối ..........................................................................................8
1.2.1. Nguồn gốc của câu đối .................................................................................8
1.2.2. Khái niệm câu đối .........................................................................................9
1.2.3. Phân loại câu đối .........................................................................................10
1.3. Câu đối ở Việt Nam ..........................................................................................12
1.4. Đơi nét về đình làng Đà Nẵng .........................................................................13
1.4.1. Khái qt quá trình hình thành làng xã .......................................................13
1.4.2. Sự ra đời của đình làng Đà Nẵng ................................................................16
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NỘI DUNG CỦA CÂU ĐỐI TRÊN CÁC ĐÌNH
LÀNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................................18
2.1. Hiện trạng câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng. ........................................18
2.1.1. Số lượng ......................................................................................................18
2.1.2. Vị trí bài trí của câu đối ..............................................................................21
2.1.3. Phân loại .....................................................................................................25
2.2. Nội dung câu đối trên các đình làng ...............................................................26
2.2.1. Câu đối trên đình làng thuộc quận Hải Châu ..............................................27
2.2.1.1. Câu đối trên đình làng Hải Châu .............................................................27
2.2.1.2. Câu đối trên đình làng Nại Nam ..............................................................28
2.2.2. Câu đối trên đình làng thuộc quận Cẩm Lệ - đình Lỗ Giáng .....................30
2.2.3. Câu đối trên đình làng thuộc quận Sơn Trà - đình Mỹ Khê .......................33
2.2.4. Câu đối trên đình làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn - đình Khuê Bắc..........35
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂU ĐỐI TRÊN ĐÌNH LÀNG Ở............................38
ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY ............................38
3.1. Giá trị của câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ...............................................38
3.1.1. Giá trị lịch sử ..............................................................................................38
3.1.2. Giá trị văn học.............................................................................................41
3.1.3. Giá trị nghệ thuật ........................................................................................48
3.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ......49
3.2.1. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng ..................49
3.2.1.1. Những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình bảo vệ di sản câu đối ....49
3.2.1.2. Thực trạng bảo vệ di sản câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng ...............50
3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng ......51
KẾT LUẬN ..................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT
Tên bảng và biểu đồ
Trang
1
Bảng tổng hợp câu đối chữ hán ở đình làng đà nẵng
18
2
Số lượng đình làng và câu đối ở 4 quận trên địa bàn khảo sát
21
3
Vị trí bài trí của câu đối ở đình làng trên địa bàn khảo sát
22
4
Số lượng câu đối ở từng đình làng trên địa bàn khảo sát
26
5
Câu đối trên đình làng Hải Châu
27
6
Câu đối trên đình làng Nại Nam
28
7
Câu đối trên đình làng thuộc quận Cẩm Lệ - đình Lỗ Giáng
30
8
Câu đối trên đình làng thuộc quận Sơn Trà - đình Mỹ Khê
33
9
Câu đối trên đình làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn - đình Khuê Bắc
35
MỞ Đ U
1. L d chọn đề tài
Đình làng trên cả nước nói chung, đình làng ở Đà Nẵng nói riêng là tổng thể giá
trị về kiến trúc, điêu khắc, lịch sử độc đáo mà chúng ta chưa thể khám phá, nghiên cứu
hết. Đình làng và những hiện vật của đình làng là “nhân chứng sống” để thế hệ hơm
nay hiểu về lịch sử của một vùng đất. Nhưng trước sự phát triển kinh tế thị trường, với
những lợi ích về kinh tế, nhất là Đà Nẵng là thành phố phát triển mạnh về du lịch, để
nguồn lực này phát huy giá trị, thì việc nghiên cứu để hiểu sâu sắc về di sản, từ đó xây
dựng chiến lược bảo tồn và phát triển các giá trị của nó là một nhiệm vụ vô cùng cấp
thiết, đặc biệt là đối với cơng tác quản lí di sản văn hóa, nếu chúng ta khơng tính tốn
thật kĩ lưỡng thì những giá trị này sẽ bị trơi vào lãng qn.
Các đình làng ở Đà Nẵng hầu hết đều có sự kết hợp bởi cảnh đẹp thiên nhiên với
nét cổ kính cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần thượng võ
chống ngoại xâm, tinh thần hiếu học, lòng mến mộ những bậc anh tài, tuấn kiệt… Tất
cả những điều hay, nét đẹp đó được thể hiện qua một số lượng lớn câu đối bằng chữ
Hán ở các đình làng Đà Nẵng.
Đình làng Đà Nẵng, từ trước đến nay đã có một số tác giả, nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, chủ yếu ở khía
cạnh sinh hoạt văn hóa – xã hội và nghệ thuật kiến trúc. Đó là những vấn đề quan
trọng để nhận thức được những giá trị của đình làng. Muốn hiểu biết sâu hơn, đầy đủ
hơn về nó, cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nữa, trong đó
câu đối đình làng là một nội dung khá quan trọng. Trên thực tế, bất cứ một ngơi đình
nào cũng có những câu đối. Các câu đối thường được trình bày bằng cách viết sơn
hoặc đắp khảm sành sứ ở trên vách tường, hai bên ban/ khám thờ thần, thờ tiền hiền,
hậu hiền, trên những cột trụ hiên, cột nội điện, bình phong và cổng tam quan, hoặc
được chạm khắc trên những liễn gỗ treo trong chính điện. Vì thế, thơng qua việc
nghiên cứu các câu đối, có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về những sắc thái, giá trị
văn hóa của một thiết chế tín ngưỡng cổ truyền, của văn hóa làng xã nói riêng và trong
một chừng mực nào đó, là của một vùng đất.
Khi viếng thăm các đình làng và các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo khác như
chùa, miếu, nhà thờ tộc họ…. trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chúng ta có thể dễ dàng
bắt gặp những câu đối. Những câu đối trên các cơng trình này có thể viết bằng chữ
Hán, chữ Nơm hay chữ Quốc ngữ. Riêng ở các đình làng, thì câu đối thường được viết
bằng chữ Hán.Tuy nhiên, do sự phát triển và phổ biến rộng rãi của chữ Quốc ngữ,
1
ngày nay số người đọc và hiểu chữ Hán còn rất ít và có rất nhiều người cảm thấy xa lạ
với loại văn tự này. Vì vậy, đối với thế hệ trẻ, nhất là đối với người học sử thì phải có
trách nhiệm giáo dục truyền thống, thậm chí nếu là hướng dẫn viên du lịch thì cũng
phải đọc được để hướng dẫn, nếu khách hỏi.
Việc sử dụng chữ Hán, nghệ thuật dùng câu đối chữ Hán là một biểu hiện của
giao lưu văn hóa Việt – Hoa. Về mặt thực tiễn, trong cuộc sống hiện nay, để vừa tiếp
thu những đặc sắc ở ngồi nước, vừa giữ gìn được bản sắc, văn hóa dân tộc là một điều
vơ cùng quan trọng. Trước hết chúng ta cần bảo tồn, giữ gìn, khai thác nghiên cứu di
sản văn hóa nước nhà mà trong đó di sản Hán – Nơm là một di sản vô cùng quý giá
của dân tộc. Bởi lẽ, nó thể hiện được tinh thần, nghệ thuật, truyền thống của con người
Việt Nam. Chính vì vậy, đối với các thế hệ đời sau là làm sao kế thừa, giữ gìn và phát
huy truyền thống văn hóa dân tộc để khơng phụ lịng những bậc tiền nhân. Để các giá
trị văn hóa ấy ngày càng được tơn vinh hơn cùng với ý thức tự chủ, bảo vệ tài sản
nước nhà thì nền di sản, văn hóa nước nhà mới ngày càng vững mạnh hơn.
Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn như trên nên tôi quyết định chọn
đề tài: “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận.
Với đề tài này, tơi mong muốn góp một phần cơng sức của mình để giúp mọi người
hiểu rõ hơn về hiện trạng, nội dung của câu đối bằng chữ Hán trên các cơng trình tín
ngưỡng, tơn giáo – mà trước hết là tại các đình làng ở thành phố Đà Nẵng cũng như
những giá trị văn hóa lịch sử, văn học, nghệ thuật của chúng.
2. Lịch ử nghiên c u v n đề
Trong bối cảnh hiện nay, lo ngại trước nguy cơ bị mai một di sản Hán – Nôm, ở
trong nước đã tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học nhằm góp phần lưu giữ,
nhắc nhở phải bảo tồn nét đẹp dân tộc. Đồng thời, nhiều cơng trình nghiên cứu về các
câu đối, trong đó có các bài viết có đề cập đến các các câu đối ở các đình làng thành
phố Đà Nẵng. Nghiên cứu Hán – Nơm khẳng định, kế thừa và giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Những cơng trình nghiên cứu to lớn đã và đang tiếp tục phát triển, các sách về
Hán - Nơm khơng ngừng ra đời nhằm đóng góp cho nét đẹp tri thức dân tộc.
Trung Quốc là nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Hệ thống câu đối của họ đồ sộ
về số lượng, phong phú về hình thức, nội dung. Ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan
việc nghiên cứu câu đối về mặt thể loại được coi trọng. Các cơng trình nghiên cứu,
giáo trình, bài tham luận đã trình bày khá hệ thống về thể loại câu đối.
Ở Việt Nam, câu đối nói chung và câu đối chữ Hán nói riêng là một bộ phận
khơng nhỏ trong di sản Hán – Nôm, là một thể loại văn học đặc biệt, thu hút sự quan
2
tâm lớn của giới nghiên cứu. Chính vì thế, trên phạm vi cả nước, trong những năm gần
đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật câu đối có độ dày đáng kể
được xuất bản. Ngồi phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa, các cơng
trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thể loại, thành tựu và những suy nghĩ về giá trị văn
hóa của câu đối.
Một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu câu đối nói chung và câu đối chữ Hán nói
riêng như: cuốn Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu, Nxb Văn Sử Địa (1959) được
xem là tác phẩm có trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về câu đối ở Việt Nam. Tác
phẩm đã trình bày những vấn đề lý luận xung quanh câu đối, giới thiệu những câu đối
nổi tiếng và giai thoại về nó. Cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính (1970) được
in lại đầu thế kỉ XX, giới thiệu một cách sơ lược nhất về câu đối. Phan Kế Bính đã xếp
câu đối vào lối văn không vần, khác với thơ, phú, văn tế, minh, trâm, tán, ca ngâm
khúc điệu thuộc lối có vần.
Một số cơng trình tiêu biểu như: Lê Hồi Việt (2001) Câu đối một loại hình văn
học cổ truyền Việt Nam, cuốn Thú chơi câu đối của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2001),
Câu đối trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Huy (2004). Các cơng trình
nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu một cách khái quát và tổng thể về địa vị câu
đối trong văn hóa ở Việt Nam, nêu sơ lược về nguồn gốc của câu đối, cũng như nghệ
thuật của câu đối chữ Hán và làm rõ các phép làm câu đối, các loại câu đối như: câu
đối tồn Nơm, câu đối Nơm pha chữ, câu đối chữ Hán, câu đối không đếm được và
câu đối khơng giải nghĩa….
Cuốn Cội nguồn văn hóa Trung Hoa do Đường Đắc Dương chủ biên (2003) có
một chương trình bày về câu đối của Trung Quốc cổ đại và đã khái qt sơ lược về
chữ Hán. Cơng trình Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiệu chủ biên (2003) đã
trình bày ngắn gọn về câu đối về mặt nội dung, nghệ thuật, phân loại…
Ngồi ra cịn có cơng trình 3000 hồnh phi câu đối Hán Nơm do Trần Lê Sáng
chủ biên (2003). Trên cơ sở đó, Trần Lê Sáng đã cho ra đời tiếp tập 5000 hồnh phi
câu đối Hán Nơm (2006). Tập sau ra đời trên cơ sở bổ sung cho tập trước, các câu đối
trong hai tập sách này được sưu tập từ nhiều nguồn trong thư tịch, di tích, trong dân
gian. Cùng với câu đối Việt Nam có cả câu đối Trung Quốc. Hai cuốn sách này chủ
yếu đã tiến hành sưu tầm hồnh phi và câu đối, trong phần lời tựa có giới thiệu sơ lược
về nội dung và nghệ thuật của câu đối.
Về nghiên cứu câu đối ở một địa phương cụ thể bài viết Câu đối Hán Nơm ở di
tích lịch sử văn hóa Hà Nội – Những vấn đề đặt ra của tác giả Lê Anh Tuấn (2003) đã
3
chỉ ra được thực trạng và những khiếm khuyết trong việc giữ gìn và sử dụng câu đối.
Tác phẩm Câu đối Hán Nơm trong các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nội thành Hà
Nội của Lê Anh Tuấn (2004) giành một chương trình bày về câu đối với các giải
thuyết truyền thống trong đó có quan niệm về câu đối, các hình thức câu đối – phân
loại, nội dung – nghệ thuật của câu đối và câu đối trong các mối quan hệ với các thể
loại văn học cổ. Nổi bật và tiêu biểu hơn hết là cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thịnh (2010) Câu đối Thăng Long – Hà Nội. Câu đối Thăng Long – Hà Nội là một đề
tài có ý nghĩa, mang tính chất đúc kết các thành tựu sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu,
giới thiệu hồnh phi, câu đối trên Thủ đơ. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thực hiện một
tập hợp câu đối và hồnh phi có tính hệ thống trên phạm vi tồn thủ đơ Hà Nội. Những
nét đặc trưng của hoành phi câu đối tại Hà Nội cũng được nêu lên, ngoài ra tập sách
cũng cung cấp cho bạn đọc rất nhiều các văn bản chữ Hán được phiên âm và dịch
nghĩa góp phần bảo tồn di sản nước nhà.
Liên quan đến đề tài: “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” đã
có một số cơng trình nghiên cứu. Có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu về đình làng Đà Nẵng trong đó có
đề cập đến nội dung/ giá trị của câu đối như cuốn sách Đình làng Đà Nẵng do Hồ Tấn
Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2012, Nhận diện đình làng Đà Nẵng của tác giả Lê Xn
Thơng (2016). Các cơng trình này ngồi những nội dung liên quan đến đình làng Đà
Nẵng như vị trí đình làng, lịch sử đình làng… thì đều có dành một số mục viết về câu
đối ở đình, có phần ngun văn chữ Hán, phần phiên âm, dịch nghĩa câu đối và nêu giá
trị của các câu đối đó. Tuy vậy, các tác giả chỉ quan tâm giới thiệu một bộ phận câu
đối ở một số đình làng chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu, chưa phải là một chuyên khảo
hệ thống, cụ thể về câu đối chữ Hán ở đình làng Đà Nẵng.
Thứ hai, một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề bảo tồn đình làng trong đó có
nêu lên vấn đề bảo tồn hệ thống câu đối: cuốn Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn
hóa Quảng Nam – Đà Nẵng Mơ hình và các giải pháp của nhóm ba tác giả Nguyễn
Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật Minh (2016) đã nêu lên được
thực trạng và các giải pháp bảo tồn đình làng tại thành phố Đà Nẵng. Bài viết “Đà
Nẵng: đừng để mất ngơi đình làng cổ quý giá” đăng trên báo Xây dựng vào ngày
21/07/2017, “Cần lưu giữ giá trị của đình làng” được đăng trên báo Đà Nẵng vào
ngày 22/09/2018 đã chỉ ra được thực trạng và những khiếm khuyết trong việc giữ gìn
và sử dụng câu đối.
4
Thứ ba, trực tiếp đề cập đến vấn đề Câu đối trên đình làng Đà Nẵng, có bài viết
“Vài suy nghĩ bước đầu về câu đối ở đình làng Đà Nẵng” của tác giả Lê Xuân Thông
và Đinh Thị Toan, in trong đặc san Nghiên cứu lịch sử xứ Quảng, (số 1-6), trang 8491, năm 2012. Bài viết chủ yếu tập trung vào phân tích các câu đối trên các đình làng ở
Đà Nẵng về thần nói chung, về những nhân vật lịch sử, các câu đối ca ngợi công đức,
tài năng của những người có cơng xây dựng q hương, đất nước và cả những câu đối
ca ngợi cảnh sắc thanh tú, giàu đẹp, thanh bình, những con người tài ba của quê
hương… Ở mỗi nội dung tác giả đều đưa ra những minh chứng cụ thể bằng cách đưa
ra những câu đối có liên quan đến nội dung đó và sau đó phiên âm, dịch nghĩa các câu
đối để chứng minh.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình trên đều có giá trị to lớn khi chúng ta nghiên
cứu về câu đối tại các đình làng ở Đà Nẵng. Mặc dù vậy, các cơng trình đó vẫn chưa
đề cập một cách hệ thống và toàn diện về câu đối chữ Hán tại các đình làng ở Đà
Nẵng. Trên cơ sở tiếp nhận nguồn tài liệu phong phú, kế thừa kết quả nghiên cứu của
các bậc tiền bối, tôi muốn nghiên cứu một cách hệ thống và đưa ra những nhìn nhận,
đánh giá về câu đối tại các đình làng trên thành phố Đà Nẵng.
3. Mục đ ch và nhiệ
vụ nghiên c u
3.1. Mục đ ch nghiên c u
Mục đích đề tài là:
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về câu đối chữ Hán trên đình làng ở Đà Nẵng;
góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về câu đối chữ Hán tại Việt Nam.
- Dựa trên sự khảo sát thực tế về hiện trạng của các câu đối tại các đình làng, tác
giả đề xuất một số giải pháp cụ thể để lưu giữ, bảo tồn các câu đối được tốt hơn.
3.2. Nhiệ
vụ nghiên c u
Để đạt được mục đích trên, chúng tơi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về sự hình thành làng xã và sự ra đời các đình làng tại thành phố Đà
Nẵng.
- Tiến hành khảo sát thực tế nhằm ghi nhận một cách khách quan hơn về các giá
trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử các câu đối tại các đình.
- Thống kê số lượng, xác định vị trí của các câu đối, câu đối chữ Hán ở các đình
làng ở thành phố Đà Nẵng.
- Trình bày nội dung câu đối chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và làm rõ giá trị về
lịch sử, văn học, nghệ thuật của chúng.
5
4. Đối tượng và phạ
vi nghiên c u
4.1. Đối tượng nghiên c u
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các câu đối chữ Hán ở các đình làng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạ
vi nghiên c u
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu câu đối chữ Hán trên các đình
làng thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có tổng
cộng 34 đình làng, trong đó có 5 đình làng được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 29
đình làng được xếp hạng di tích cấp thành phố. Vì điều kiện hạn chế thời gian, nên đề
tài chỉ giới hạn phạm vi khảo sát, thu thập và nghiên cứu câu đối chữ Hán ở các đình
làng thuộc quận Hải Châu, quận Cẩm Lệ, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn (được
xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phố).
- Về thời gian: nghiên cứu hệ thống câu đối hiện nay còn được bảo tồn ở các đình
làng ở Đà Nẵng (thuộc phạm vi khơng gian khảo sát như trên).
5. Nguồn tư liệu và phư ng pháp nghiên c u
5.1. Nguồn tài liệu
Để phục vụ việc nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu thành văn khác
nhau. Có thể phân chia thành các nhóm tư liệu sau:
- Nguồn tư liệu điền dã: vì đặc thù nghiên cứu về câu đối trên đình làng, để đạt
được mục đích nghiên cứu, tơi phải tiến hành điền dã, khảo sát thực tế các đình làng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hệ thống câu đối và phỏng vấn nhân chứng thu thập
được trong quá trình điền dã là tư liệu quan trọng nhất để tôi thực hiện đề tài này.
- Đề tài cũng kế thừa nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của người đi trước
trong các tác phẩm, cơng trình NCKH, tạp chí, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận
án; các bài viết trên mạng internet có liên quan đến vấn đề câu đối chữ Hán trên đình
làng ở thành phố Đà Nẵng đã được cơng bố.
5.2. Phư ng pháp nghiên c u
* Phương pháp luận: Với đề tài này, tôi dựa trên quan điểm sử học Macxit để tiến
hành nghiên cứu với phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
* Phương pháp cụ thể:
- Tiến hành điền dã, sưu tầm câu đối và phỏng vấn nhân chứng tại các đình làng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp văn bản học.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
6
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đ ng g p của đề tài
Đề tài “Câu đối chữ Hán trên đình làng ở thành phố Đà Nẵng” là một cơng trình
nghiên cứu có hệ thống, cung cấp cái nhìn tương đối tổng quát về các câu đối tại các
đình ở thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, dựa trên sự khảo sát thực tế về hiện trạng của các câu đối tại các
đình làng, người viết đưa ra một số giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị của
hệ thống các câu đối ở thành phố Đà Nẵng; góp phần vào việc quảng bá hình ảnh quê
hương, nâng cao ý thức tìm hiểu, gìn giữ và trân trọng tài sản văn hóa của q hương
“trung dũng kiên cường”.
Ngồi ra đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu và học tập của sinh viên và những ai muốn đi sâu vào vấn đề này như
hướng dẫn viên du lịch, du khách tham quan.
. C u tr c đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm có ba
chương:
Chương 1: Khái quát chung về chữ Hán, câu đối và đình làng ở Đà Nẵng.
Chương 2: Hiện trạng, nội dung của câu đối trên các đình làng ở thành phố Đà
Nẵng.
Chương 3: Giá trị của câu đối trên đình làng ở Đà Nẵng và một số giải pháp bảo
tồn, phát huy.
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỮ HÁN, CÂU ĐỐI VÀ ĐÌNH LÀNG
Ở ĐÀ NẴNG
1.1. Khái quát về chữ Hán
Chữ Hán là hệ thống phù hiệu để ghi tiếng Hán, cách nay đã có hơn 3000 năm
lịch sử. “Vì nó có hình dạng khối vng, nên cịn gọi là “Chữ khối vuông”. Chữ Hán
với lịch sử phát triển lâu đời, chức năng biểu thức hình – âm – nghĩa “Tam vị nhất
thể”, đã trở thành hệ thống văn tự độc đáo trên thế giới” [4; tr.804].
Về chữ Hán ra đời như thế nào thì theo sách cổ thời Tiên Tần Trung Quốc ghi
chép, tương truyền là “do Thương Hiệt – Sử quan của Hoàng đế sáng tạo ra”. [4; tr.
804]
Về phương thức cấu tạo chữ Hán, người xưa nghiên cứu rất nhiều và đã đưa ra lý
luận “Lục thư” (6 phép cấu tạo chữ Hán). Tuy nhiên, cách giải thích và thứ tự của
“Lục thư” thì các ý kiến khơng giống nhau. Tương đối có tính đại biểu và có ảnh
hưởng là ý kiến của Hứa Thận thời Đơng Hán đề cập trong sách Thuyết văn giải tự.
Xin giới thiệu một cách đơn giản như sau: [4; tr.806-807]
Một là, “Tượng hình” - Phương pháp miêu tả hình trạng sự vật.
Hai là, “Chỉ sự” – Phương pháp tạo chữ mới bằng cách thêm phù hiệu vào chữ
tượng hình.
Ba là, “Hội ý” – tổ hợp hai hoặc mấy chữ thành một chữ mới, biểu thị một ý
nghĩa mới.
Bốn là, “Hình thanh” – Dùng phần hình biểu thị loại hình ý nghĩa và phần thanh
biểu thị âm đọc tổ hợp thành chữ.
Năm là, “Chuyển chú” – Một nhóm chữ có phần hình giống nhau, âm đọc giống
nhau hoặc gần nhau, vẻ mặt ý nghĩa có thể chú thích cho nhau.
Sáu là, “Giả tá” – Mượn một chữ đồng âm hoặc gần âm để ghi một từ khác.
1.2. Khái quát về câu đối
1.2.1. Nguồn gốc của câu đối
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về sự ra đời của câu đối thì đa số các nhà nghiên
cứu đều cho rằng câu đối bắt nguồn cùng lúc với tục làm Đào phù để trừ tà ma của
người Trung Hoa xưa. Người ta đã khắc tên hai ông thần là thần Trà và thần Quách lên
vách gỗ đào rồi treo trước cửa vào dịp Tết với hy vọng là xua đuổi ma quỷ vào nhà
nhân lúc giao thừa cuối năm. Tục này được bắt đầu từ thời Ngũ Đại (907 - 960). Như
vậy, doanh thiếp, doanh liên và sau này là đối liên hay câu đối thì tiền thân của nó là
8
đào ngạnh, đào phù và đồ đào phù. Mặc dù phát sinh từ cái ý tưởng thần bí và ma
thuật, các bùa chú này vẫn cịn duy trì và phát triển. “Từ cái hình thức mê tín và thơ
lậu của buổi ban sơ dán câu đối trở thành một mỹ tục của người Á Đông”. [6; tr.5]
Câu đối là một hình thức văn hóa lưu truyền lâu đời ở Trung Quốc. Đại khái có
thể nói thời Tần, Đường là giai đoạn manh nha của câu đối. Lúc đó câu đối có hai đặc
điểm cơ bản: Một là lấy ứng đối làm chính. Hai là chịu sự xếp đặt của luật thơ mà phát
triển tương đối chậm. Giai đoạn phát triển của câu đối khoảng chừng từ thời Ngũ Đại
đến thời Ngun. Lúc đó câu đối khơng những chỉ có hình thức ứng đối mà còn đổi
mới cả văn tự, chủng loại cũng tăng dần, bao gồm câu đối viếng, câu đối thắng cảnh,
câu đối chúc mừng… Đồng thời, câu đối cũng tiếp thu đặc điểm thay đổi ngôn ngữ của
từ khúc, phá bỏ trạng thái cố hữu của câu đối ngũ ngôn, thất ngôn, bắt đầu sáng tác câu
đối ngắn, dài….
Thời Minh, Thanh là thời kì phát triển cực thịnh về câu đối, biểu hiện là câu đối
được phổ cập rộng rãi, phạm vi ứng dụng không ngừng mở rộng, tác gia câu đối cũng
xuất hiện với số lượng lớn. Vả lại, thời kì đó bắt đầu xuất hiện tác phẩm chuyên về câu
đối. Diễn biến đó của lịch sử câu đối một mặt phản ánh diễn biến đề tài và hình thức
văn nghệ trong lịch sử Trung Quốc, là một trang thu nhỏ văn hóa truyền thống Trung
Quốc. “Sở dĩ như vậy là vì bản thân câu đối có đầy đủ nội hàm văn hóa phong phú”.
[4; tr.999]
Nói về sự ra đời, hình thành và phát triển của câu đối dù có nhiều cách nói khác
nhau, nhiều cách lí giải khác nhau nhưng chung quy lại câu đối ra đời từ rất sớm và bắt
nguồn từ đất nước Trung Hoa cùng với giai thoại về nguồn gốc của bùa đào hay đào
phù với ý muốn ngăn cản ma quỷ vào nhà nhân dịp cuối năm. Câu đối được gắn với
phong tục tết cổ truyền. Và từ đó ngày càng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức, trở
thành nét đẹp trong văn học cũng như gắn liền với cuộc sống của mọi người, đặc biệt
là tầng lớp tri thức nho sĩ quan lại vua chúa. Người ta dùng câu đối để thử tài trí của
một người, khả năng ứng đối của người đó và thơng qua đó mà đánh giá con người
cũng như chí hướng của người đó sau này như thế nào về con đường công danh sự
nghiệp.
1.2.2. Khái niệm câu đối
Về mặt từ nguyên, câu đối trong tiếng Hán là 对联, bính âm là dùilián, âm Hán
Việt là đối liên. Trong đó, chữ đối 对 có nghĩa là đơi, cặp; cịn chữ liên 联 nghĩa là
một cặp câu đối nhau.
9
“Câu đối là một trong những hình thức văn học đặc biệt của Trung Quốc. Nó lưu
truyền tin tức, sự việc, những câu chữ nổi tiếng, không những làm tăng thêm sự thú vị,
hiền hậu, cao nhã trong sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc mà cịn là hình
tượng sinh động phản ánh đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc”. [4; tr.985]
Câu đối được viết trên giấy, trên vải hoặc khắc trên gỗ, cây trúc, trên cột. Hai câu
đó đối nhau từng từ, từng chữ nhưng ý lại liên quan đến nhau thành một câu đối (thỉnh
thoảng được gọi là một cặp đối/ đôi câu đối). Một cặp đối gồm 2 vế đối hay 2 câu đối.
Trong đó, câu trên gọi là “Xuất cú” (cịn có cách gọi khác là Thượng liên), câu dưới
gọi là “Đối cú” (còn có cách gọi khác là Hạ liên). Câu đối thường viết theo luật thơ và
lối văn biền ngẫu, không những yêu cầu thanh, vần nghiêm túc mà còn yêu cầu hai câu
đối nhau từng chữ, từng từ, ý nghĩa cũng đối nhau. “Câu đối thường có nội dung phù
hợp với thực tế, có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn học và nghệ thuật”. [4; tr.986]
1.2.3. Phân loại câu đối
Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm nghệ thuật:
* Phân loại theo cách dùng:
+ Xuân liên: Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.
+ Doanh liên: Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua
và những nơi cổ kính.
+ Hạ liên: Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật,
hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp…
+ Văn liên: Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.
+ Tặng liên: Dùng để tán than, đề cao hoặc khuyến khích người khác.
+ Trung đường liên: Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều
người lưu ý và được phối hợp với bút hoạch (Thư pháp).
* Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật:
+ Điệp tự liên: Một chữ xuất hiện liên tục.
+ Phức tự liên: Hai vế có chữ giống nhau nhưng khơng xuất hiện một cách trùng
phức liên tục.
+ Đỉnh châm liên: Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau.
+ Khảm tự liên: Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh,
địa danh, vật danh (ví như tên thuốc).
+ Xích (sách) tự liên: Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ
đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra, hợp chữ lại, tách chữ ra.
+ Âm vận liên: Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận.
10
+ Hài thú liên: Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín.
+ Vơ tình đối: Ý nghĩa trên dưới khơng tương quan một mảy may nào, có chỉnh
những chữ, từ. Phần lớn vơ tình đối này ít thấy ý vị, hồn tồn có thể quy nhập vào
Hài thú liên bên trên.
+ Hồi văn liên: Đọc xuôi hay đọc ngược ý tứ hồn tồn như nhau.
“Ngồi ra, câu đối cịn được phân chia tỉ mỉ ra cịn có câu đối thường dùng
trong gia đình, câu đối xây nhà, chuyển nhà, câu đối cách ngơn… Điều đó nói rõ mối
quan hệ gắn bó giữa câu đối với sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc”. [4; tr.990]
Ở Việt Nam, câu đối được phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:
- Câu đối mừng: Làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng
thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới…
- Câu đối phúng: Làm để viếng người chết.
- Câu đối tết: Làm để dán nhà, cửa, đền, chùa … về dịp Tết Nguyên Đán.
- Câu đối thờ: Là những câu tán dụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để
dán hoặc treo những chỗ thờ.
- Câu đối tự thuật: Là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở
những chỗ ngồi chơi.
- Câu đối đề tặng: Là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho
người khác.
- Câu đối tức cảnh: Là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
- Câu đối chiết tự: Là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét
hoặc từng phần mà đặt thành câu.
- Câu đối trào phúng: Là những câu làm để chế giễu, châm chích một người nào
đó.
- Câu đối tập cú: Là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
- Câu đối thách (đối hay đố): Người ta còn nghĩ ra những câu đối ối ăm, cầu kì
rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ
thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa…
Có thể thấy, viết câu đối khơng chỉ là vấn đề kỹ xảo trên văn tự, nó là một bộ
phận tạo thành sinh hoạt văn hóa, phản ánh đặc trưng ý thức văn hóa của người Trung
Quốc và các cộng đồng cư dân khác. Sự ngắn gọn, súc tích của câu đối có thể sử dụng
những đặc sắc trong sáng tác của người khác, đáp ứng yêu cầu hàm xúc, nhanh nhẹn,
khéo léo trên quan niệm biểu đạt của họ.
11
Viết câu đối là một tiêu chí quan trọng đánh giá một cá nhân có thơng tuệ, tài
năng hay khơng, có lúc thậm chí trở thành tiêu chuẩn chọn rễ hoặc thăng chức. “Một
số câu đối đó khơng những là cơng trình bất hủ mà cịn đáng để suy ngẫm làm tăng
thêm hứng thú cao nhã trong sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc”. [4; tr.999]
1.3. Câu đối ở Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông. Trong nhiều thời kỳ lịch
sử, Việt Nam đã chịu nội thuộc vào ách đô hộ, thống trị của phương Bắc. Đồng thời,
bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, do nhu cầu về nhiều mặt, Việt Nam đã tiếp thu rất
nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc. Theo đó, nhiều phương diện của văn hóa
Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của Trung Quốc. Mặc dù tiếp thu nền
văn hóa của Trung Quốc, thế nhưng nước ta lại tiếp thu có sự chọn lọc và sáng tạo phù
hợp với bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Ví dụ như tiếp thu chữ viết của Trung
Quốc là chữ Hán, dựa vào đó mà nước ta sáng tạo ra một loại chữ cho dân tộc đó là
chữ Nơm.
Nước ta đã tiếp thu khá sâu sắc chữ viết, thơ văn…. và đặc biệt là câu đối của
Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến cho rằng câu đối
là một thứ văn chương thù tạc hay dùng nhất trong xã hội nước ta. Đúng vậy, mỗi khi
tổ chức các cuộc văn chương bình thơ thì địi hỏi các nho sinh phải biết làm câu đối.
Hay để vào được lớp học của các thầy đồ dạy học giỏi thì địi hỏi khả năng ứng đối
của các học trò mới quyết định nhận dạy cho trị đó hay khơng, vì địi hỏi của các thầy
rất cao. Vì những lí do đó mà câu đối cũng rất hay dùng trong các cuộc trao đổi, bình
văn của các tri thức. Vì đã sáng tạo ra chữ Nơm bên cạnh chữ Hán nên câu đối ở Việt
Nam không những được viết bằng chữ Hán mà được viết cả bằng chữ Nơm.
Và trong q trình phát triển song song của chữ Hán và chữ Nôm đã làm phong
phú thêm số lượng sáng tác câu đối của nước ta. Hầu như tất cả các tầng lớp đều có thể
sáng tác câu đối. Từ tầng lớp vua chúa, quan lại, nho sĩ đến tầng lớp bình dân như
người nơng dân áo vải.
Câu đối được sáng tác bằng chữ Hán thường dựa vào các sách cổ xưa như Tứ
thư, Ngũ kinh, Luận ngữ, Đạo đức kinh, Tam tự kinh… hay những sự kiện trong lịch
sử được ghi chép lại trong sách vở. Để mượn những điển xưa mà nói lên chuyện có
liên quan đến ngày nay. Câu từ trong câu đối thường được lựa chọn sao cho đắt, cho
chỉnh. Về đặt câu sao cho chảy chuốt, hạn chế việc thất luật.
Câu đối tuy là một thể loại ngắn chỉ vẻn vẹn trong hai vế nhưng để làm được câu
đối là một việc làm vơ cùng khó khăn. Các nho sĩ ngày trước cho rằng làm câu đối là
12
một cơng việc rất khó như là “Nhốt voi vào thúng” bởi nhu cầu thiết yếu của câu đối
là: “ý tại ngôn ngoại”. Và khả năng lựa chọn ngôn từ thật linh hoạt, để có thể chọn lựa
từ ngữ cho đắc thì địi hỏi ở một người thật nhiều yếu tố như đọc nhiều, hiểu nhiều và
hiểu sâu, có trí nhớ thật tốt, có khả năng ứng đối nhanh, đầu óc nhạy bén linh hoạt, có
khả năng quan sát tinh tế và có suy nghĩ sâu sắc trong nhiều tình huống cấp bách, khẩn
thiết có ý nghĩa quyết định trọng đại cũng có thể liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân
tộc.
Cùng với quá trình phát triển của văn học nghệ thuật câu đối cũng ngày càng
phát triển rộng rãi và đa dạng. Và do có sự học tập giao lưu qua lại giữa ta và Trung
Quốc nên có sự tiếp thu học hỏi lẫn nhau đó là điều tất yếu. Nhưng cái gốc, cái nền
của câu đối Việt Nam nhất là những câu đối Nôm được bắt nguồn từ cách nghĩ cách
nói vốn có trong dân gian, trong ngơn ngữ dân tộc. So với câu đối sáng tác bằng chữ
Hán, câu đối chữ Nơm có vẻ bình dân hơn, sử dụng nhiều yếu tố dân gian từ những
câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ…Trên cơ sở đó được tầng lớp tri thức tiếp thu, nâng
cao rồi nó được trở về với quần chúng để trở thành những câu dân gian truyền miệng.
“Nói cách khác nó có sự đan xen khi thì từ truyền miệng sang thành văn rồi từ thành
văn chuyển sang truyền miệng”. [14; tr.15]
1.4. Đôi nét về đình làng Đà Nẵng
1.4.1. Khái quát quá trình hình thành làng xã
Làng xã là một hình thức quần cư phổ biến, có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ
cấu tổ chức của xã hội Việt Nam nói riêng và của phương Đơng nói chung. Làng là
một đơn vị cộng cư, có vùng đất chung của cư dân nơng nghiệp, là mẫu hình xã hội
phù hợp với cơ chế sản xuất tiểu nông. Làng được thành lập do sự sinh sống, quần cư
trên một địa vực địa lí nhất định, dân có mối quan hệ với nhau về kinh tế. Trong làng
thơng thường quan hệ dịng tộc đóng một vai trò khá quan trọng, thường làng (ở miền
Bắc) do một hoặc một số dịng họ chủ yếu tạo nên. “Có những làng được thành lập từ
rất sớm, do sự phát triển lên trên cơ sở cơng xã nơng thơn, có những làng được thành
lập muộn hơn do sự mở mang bờ cõi, do sự chuyển cư đến vùng đất mới”. [11; tr.48]
Đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu lịch sử đã thống nhất cho rằng năm 1306,
với sự kiện vua Chăm Chế Mân (Harijit – Jaya Sinhavarman IV) dùng hai châu Ơ, Lý
làm sính lễ cưới cơng chúa Huyền Trân nhà Trần như là cái mốc đánh dấu mảnh đất
Đà Nẵng thuộc về quốc gia Đại Việt. Sau sự kiện này, Thuận Hóa nói chung và Đà
Nẵng nói riêng bắt đầu chứng kiến một quá trình liên tục khai phá lập làng của các lớp
lưu dân người Việt [10; tr. 9]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hồng đã chia quá trình di
13
dân của người Việt đến vùng đất Quảng Nam (đương nhiên bao gồm cả Đà Nẵng)
thành sáu đợt là: “1/ Theo Huyền Trân công chúa; 2/ Theo cuộc viễn chinh của Lê
Thánh Tơng; 3/ Theo Nguyễn Hồng vào trấn thủ xứ Thuận Quảng; 4/ Di dân từ Quy
Nhơn và miền Nam ra dưới thời Nguyễn Huệ và thời kì đầu triều Nguyễn; 5/ Từ Bắc
vào trong những năm 1954 – 1955; 6/ Từ Huế vào trong thập kỉ 60 và sau ngày giải
phóng 1975”. [15]
Đối với mảnh đất Đà Nẵng, lịch sử khai phá của người Việt được xác định sớm
nhất là vào thập niên cuối của nửa đầu thế kỉ XIV, tại vùng đất phía Tây: “Cơng cuộc
được bắt đầu vào năm 1346, khi phò mã của vua Trần Minh Tông là Phan Công
Thuyên tuân mệnh vua dẫn gia quyến và đồn tùy tùng vào đóng tại Trà Ngâm động,
xứ Trà Na để vỗ yên dân bản xứ vừa mới thuộc vào Đại Việt. Nơi đó chính là làng Đà
Sơn thuộc quận Liên Chiểu ngày nay” [12; tr.30].
Dưới thời Lê Sơ, đặc biệt ở nửa sau thế kỉ XV thời Lê Thánh Tơng (1460 1497), với sự kiện bình Chiêm thắng lợi năm 1471, lãnh thổ Đại Việt được nối dài đến
đèo Cù Mơng. Chính sách cai trị được siết chặt và tăng cường xuống tận cơ sở, kể cả
vùng biên viễn phía Nam – vùng đất trên thực tế chưa bao giờ được thực sự yên ổn
trong suốt thời gian từ nhà Trần đến nhà Hồ và cả giai đoạn đầu Lê Sơ; đồng thời “với
việc đẩy mạnh chính sách đồn điền và khẩn hoang của triều đình, vùng Thuận - Quảng
nói chung và Đà Nẵng nói riêng nhanh chóng in đầy dấu chân khai phá của các đoàn
di dân người Việt ra đi từ đất Bắc, các vùng đất ở đôi bờ sông Hàn, sông Cẩm Lệ,
sông Túy Loan, sông Yên, sông Thủy Tú đã lần lượt được định danh dưới sự hình
thành các làng xã người Việt như Thạc Gián, Hải Châu, Nại Hiên, An Hải, Nam An,
Vĩnh n, Hóa Kh, Cẩm Lệ, Gián Đơng, Vân Dương… [10; tr.11]. Nhiều trong số
đó, khi Dương Văn An viết Ô Châu cận lục (sách địa lý về vùng đất từ Quảng Bình
đến bắc Quảng Nam), “năm 1555, đã được nhắc đến” [1]. Như vậy có thể khẳng định
rằng đến cuối thế kỉ XVI, trên mảnh đất Đà Nẵng ngày nay, ở cả 7 quận huyện đều đã
có người Việt sinh sống, hình thành các cộng đồng dân cư bền chặt cả về tổ chức, kinh
tế và văn hóa.
Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ sau một giai đoạn phát triển đỉnh cao dưới thời Lê
Thánh Tông, đến thế kỉ XVI đã bắt đầu phát ra những triệu chứng cho thấy chế độ đến
thời suy nhược và trượt dài trên đường khủng hoảng. Lúc này các thế lực phong kiến
đã nổi dậy tranh giành quyền lực, cát cứ. Trong cái bối cảnh rối ren đó, Đoan quận
cơng Nguyễn Hồng được sự “định hướng” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
năm 1558, được ban “ấn tiết” dẫn tùy tùng vào trấn thủ Thuận Hóa (đến năm 1570 thì
14
quản ln cả trấn Quảng Nam), đã thốt được vịng kiềm tỏa của họ Trịnh, của chính
quyền Lê – Trịnh.
Với ý định xây dựng riêng cho mình một cõi giang sơn tách biệt và đối trọng với
chính quyền Lê – Trịnh, các chúa Nguyễn đã tích cực thực hiện và đẩy mạnh các biện
pháp chiêu dụ nhân dân tiếp tục khai khẩn đất đai của vùng Thuận Quảng, đồng thời,
không ngừng mở rộng cương thổ xuống phía Nam… Hệ quả tất yếu của nó là khơng
chỉ lãnh thổ xứ Đàng Trong được kéo dài đến tận Cà Mau (vào giữa thế kỉ XVIII) mà
các vùng đất được xác lập quyền sở hữu của Đại Việt từ trước – các làng xã – không
ngừng được mở rộng và thành lập mới. Lẽ dĩ nhiên, đất Đà Nẵng cũng tiếp tục được
mở rộng và phát triển các làng xã trong bối cảnh lịch sử, xã hội chung ấy.
Đà Nẵng, đến năm 1604, khơng cịn là đất của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong
– Thuận Hóa nữa mà đã thuộc huyện Hịa Vang, phủ Điện Bàn – Quảng Nam. Các
vùng đất trống trước đó, chủ yếu ở phía Tây – Nam (thuộc địa bàn Liên Chiểu, Hòa
Vang ngày nay) gần như đã được lấp đầy bởi sự tiếp tục khai khẩn của người Việt, do
nhu cầu phát triển mở rộng của các làng xã đã được xác lập từ trước. Hàng loạt các
làng xã mới được hình thành ở Đà Nẵng trong hơn 200 năm cai trị của 9 đời Chúa
Nguyễn. Đọc Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn – cơng trình khảo về hai xứ Thuận
Hóa – Quảng Nam, viết năm 1776 chúng ta cũng phần nào biết được diện mạo vùng
đất Đà Nẵng ngày nay, về cơ bản đã được phác dựng vào cuối thời chúa Nguyễn, với
hàng loạt các xã, tổng [5]. Như vậy, có thể nhận định rằng, đến cuối thế kỉ XVIII, quá
trình khai khẩn lập làng ở Đà Nẵng cơ bản đã được xác lập ổn định cho đến hôm nay.
Ở thời gian sau, các đợt di dân của người Việt đến Đà Nẵng, như sự phân chia của
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hồng, về cơ bản không mang ý nghĩa đi khai phá một vùng đất
hứa để hình thành nên làng mới, họ - những di dân đến muộn – đã khơng cịn cơ hội để
được trở thành những bậc tiền hiền khai canh của một vùng đất. Song, họ đã góp phần
“nêm” chặt vào làng xã vốn chưa phải đã quá đông đúc, để rồi cùng với sự phát triển
tự thân, “nhiều làng xã phải tiến hành chia tách hình thành nên các làng mới ở vào đời
nhà Nguyễn (1802 – 1945)”. [10; tr.13]
Như vậy là, sau gần 5 thế kỉ, từ cái mốc đầu tiên 1306, Đà Nẵng thuộc về Đại
Việt đến sự kiện năm 1471 – “Đà Nẵng trở thành một bộ phận vững chắc của Đại
Việt, vùng đất này đã trải qua thời gian dài (165 năm) bất ổn bởi những cuộc chiến
tranh thường xuyên giữa Đại Việt và Champa. Vì vậy, thời kì này Đà Nẵng chưa có
điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên, từ sau sự kiện năm 1471, khi lãnh thổ Đại Việt
được mở rộng tới Phú Yên, Đà Nẵng trở thành một bộ phận vững chắc của Đại Việt,
15
vùng đất này mới có điều kiện hịa bình, ổn định để phát triển. Từ đây Đà Nẵng bắt
đầu có sự phát triển đột phá. Cũng từ đây quá trình khai hoang, lập làng của người
Việt ở Đà Nẵng được đẩy mạnh, biến Đà Nẵng thành vùng đất có tầm quan trọng đối
với Đại Việt” [11; tr.31].
Các sản phẩm văn hóa trên đất Đà Nẵng mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay,
từ bao thế hệ tiền nhân để lại, là kết quả của những quá trình như thế, trong đó, có ngơi
đình làng. “Ở vùng ven sơng Hàn các làng xã được thành lập trong thời gian từ cuối
thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVI. Những làng được thành lập sớm là Hải Châu, An Hải,
Hóa Khuê, Nại Hiên” [11; tr.50]. Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII các làng xã
Nam An, Nại Hiên Đông, Mân Quang, Mỹ Khê, Quán Khái tiếp tục được thành lập.
Tóm lại, sự hình thành các làng xã ven sơng Hàn là quá trình lâu dài, diễn ra
trong nhiều thế kỉ, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.
1.4.2. Sự ra đời của đình làng Đà Nẵng
Nằm trong tình hình chung của việc nghiên cứu lịch sử đình làng Việt, câu hỏi
đình làng Đà Nẵng xuất hiện từ bao giờ, đến nay, và có lẽ trong một tương lai xa nữa,
vẫn không thể giải quyết rốt ráo. Bởi lẽ, chúng ta khơng có đủ những nguồn tư liệu xác
tín. Có ý kiến cho rằng: “Đình làng có từ rất xưa, từ lúc trong sử ký có xác nhận việc
thành lập làng xã (và phường hội) theo Coulet” [13; tr.12].
“Phải khẳng định ngay rằng đình làng là một sản phẩm – một biểu tượng văn
hóa truyền thống của các cộng đồng làng Việt trên đất Việt Nam, được hình thành đầu
tiên trên đất Bắc. Bởi vậy, đình làng Đà Nẵng, lẽ dĩ nhiên, là một sản phẩm văn hóa
trước hết được kế thừa do các đoàn người Việt “mang” theo trong diễn trình mở nước
xuống phía Nam của dân tộc. Điều đó đồng nghĩa với việc đi tìm mốc khởi đầu cho
đình làng Đà Nẵng khơng thể thốt ra ngồi bối cảnh lịch sử sự hình thành đình làng
miền Bắc và quá trình xác lập làng Việt trên đất Đà Nẵng” [10; tr.13].
Trong chuyên khảo về đình làng người Việt, khi đề cập đến khu vực miền Trung
(nam Hoành Sơn đến vùng Quảng Nam), giáo sư Hà Văn Tấn cũng phải khẳng định:
“Từ phía nam Hồnh Sơn đến vùng Quảng Nam, chúng ta cũng khơng biết chính xác
đình có từ lúc nào” [9; tr.351]. Mặc dù, tiếp sau đó Giáo sư có lưu ý rằng “theo các tài
liệu lưu truyền thì nhiều đình đã xây dựng dưới thời Lê Thánh Tơng” và đã dẫn văn bia
Trùng tu thánh tự ở xã Lỗ Giản, huyện Hòa Vang (nay là Lỗ Giáng, phường Hòa
Xuân, quận Cẩm Lệ - TG), ghi rằng: “Nhớ các vị tiền hiền năm họ làng ta là Dương,
Hồ, Lê, Nguyễn, Phạm vốn từ đất Bắc theo vua vào Nam, đã lập xã và xây dựng đình
16
thần chùa thánh, phụng sự uy linh. Đến năm Hồng Đức thứ 7 (1476), đã hội họp để
lập định hương ước” [9; tr.352].
Tuy chưa thể giải đáp câu hỏi thời gian xuất hiện đình làng Đà Nẵng, song, đã
xác nhận một điều chắc chắn rằng đình làng Đà Nẵng hiện cịn có niên đại bắt đầu từ
giữa thế kỉ XIX. “Tuy nhiên, nằm trong khung thời gian từ mốc nói trên cho đến hết
thế kỉ XIX, hiện nay, đình Đà Nẵng khơng có được bao nhiêu” [10; tr.18].
Ở Đà Nẵng, con sông Hàn gắn liền với lịch sử vùng đất này. Bốn quận Hải Châu,
Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn bên tả bên hữu, bao trọn lấy sông Hàn thơ mộng. Ở
hữu ngạn sông Hàn là quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn là khu vực tương đối hẹp và
dài, bằng phẳng với kết cấu nền đất bởi trầm tích của mơi trường cửa sơng, cửa biển
nên bề mặt chủ yếu là cát. Khu vực này là một bán đảo nằm kẹp giữa núi, sông Hàn và
biển. Ở tả ngạn sơng Hàn có quận Hải Châu, quận Cẩm Lệ là 2 vùng đất rộng lớn, có
tầng đất ổn định sớm, thấp dần từ Tây sang Đơng. Chúng ta có thể thấy, đây là địa bàn
thuận lợi cho sự tụ cư của cư dân. Đó là cơ sở để nhiều làng xã của vùng đất này dọc
đơi bờ sơng hình thành từ rất sớm. Ngoài lý do hạn chế về mặt thời gian thực hiện đề
tài thì đây cũng là lý do chúng tôi chọn 4 quận này làm địa bàn khảo sát câu đối ở đình
làng.
17
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NỘI DUNG CỦA CÂU ĐỐI TRÊN CÁC
ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Hiện trạng câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng.
2.1.1. Số lượng
Số lượng câu đối trên các đình làng ở Đà Nẵng được lưu giữ khá nhiều. Ở mỗi
đình thì số lượng câu đối cũng khơng giống nhau. Một đình có thể có tới mười mấy,
hai mươi câu đối, có đình thì chỉ có hai, ba câu đối là chuyện bình thường. Tuy nhiên
thì mỗi câu đối đều thể hiện được nét đặc trưng của làng, vùng đất hay thậm chí là của
một nhân vật lịch sử nào đó gắn với đình làng.
Dưới đây là bảng tổng hợp về câu đối chữ Hán ở các đình làng ở Đà Nẵng thuộc
4 quận: Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP CÂU ĐỐI CHỮ HÁN Ở ĐÌNH LÀNG ĐÀ NẴNG
Số lượng câu đối the phân l ại/Hiện trạng
Quận
Đình làng
Trụ
cổng/cổng
Cột trụ hiên
(2)
tam quan
Ban thờ
Cột nội
Khám thờ
chính
chính
2 bên
(3)
(1)
Hải
Châu
điện/tường
(5)
(4)
Hải Châu
02
(phường Hải
(hiện đã
(hiện có 1
Châu 1, cấp
mất, chỉ
cặp đối
quốc gia)
cịn trong
chỉ còn 1
di ảnh)
vế đối
0
0
03
0
trên; vế
đối còn lại
đang hạ
xuống tu
sửa) [29]
Nại Nam
03
(phường Hòa
(ở 3 mặt
01
18
0
04
0