Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Một số vấn đề về cổ phiếu và ứng dụng phần mềm r để phân tích số liệu trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.36 KB, 30 trang )

GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TỐN
_(())_

HUỲNH THỊ OANH TRIỀU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CỔ PHIẾU VÀ ỨNG DỤNG PHẦN
MỀM R ĐỂ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRỰC TUYẾN

NGÀNH: SƢ PHẠM TỐN

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hồng Nhật Quy

Đà nẵng, tháng 1 năm 2019
Khóa luận tốt nghiệp

1


GVHD: TS. Hồng Nhật Quy

Khóa luận tốt nghiệp


SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

2


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tuy em gặp khơng ít khó khăn nhưng nhờ sự giúp
đỡ tận tình từ thầy cơ, gia đình, bạn bè, cũng như sự nổ lực của bản thân, em đã tự tìm
tịi, học hỏi nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân và hồn thành khóa luận.
Lời đầu tiên của đề tài này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hồng Nhật
Quy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài, để
em có thể hồn thành bài khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả q thầy cơ đã tận tình dạy bảo
em trong suốt thời gian học tập tại ngôi trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Huỳnh Thị Oanh Triều

Khóa luận tốt nghiệp

3


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều


Mục lục
Mở đầu ................................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 7
5. Cấu trúc của đề tài khóa luận ....................................................................................... 7
Chương 1: Một số vấn đề về lí thuyết cổ phiếu................................................................... 8
1.1 Khái niệm cổ phiếu .................................................................................................... 8
1.2 Phân loại cổ phiếu ...................................................................................................... 8
1.2.1 Cổ phiếu phổ thông: ............................................................................................ 8
1.2.2 Cổ phiếu ưu đãi .................................................................................................... 9
1.3 Phân tích cổ phiếu ...................................................................................................... 9
1.3.1 Giá thị trường và giá trị thật ................................................................................ 9
1.3.2 Giá trị hiện tại, giá trị tương lai của một khoản tiền .......................................... 11
1.3.3 Ước lượng giá trị thật của cổ phiếu ................................................................... 13
1.4 Các lực tác động đến giá cổ phiếu ........................................................................... 15
1.4.1 Chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị thật .................................................... 15
1.4.2 Tâm lí thị trường ................................................................................................ 16
1.4.3 Các ngoại lực ..................................................................................................... 16
1.4.4 Phạm vi ảnh hưởng của các lực ......................................................................... 16
1.4.5 Các lực ngẫu nhiên ............................................................................................ 16
1.5 Phân tích thống kê cho giá cổ phiếu ........................................................................ 17
1.5.1 Hệ số volatility ................................................................................................... 17
1.5.2 Hệ số beta........................................................................................................... 18
1.5.3 Giá trị rủi ro (VaR) ............................................................................................ 19
Chương 2: Ứng dụng phần mềm R trong phân tích thị trường chứng khốn ................... 21
2.1 Hướng dẫn cài đặt R................................................................................................. 21
2.2 Giới thiệu về phần mềm R ( Thông tin được cập nhật từ Wikipedia) ..................... 21

2.3 Ứng dụng phần mềm R trong phân tích số liệu thị trường chứng khốn................. 23
2.3.1 Đọc dữ liệu......................................................................................................... 23
Khóa luận tốt nghiệp

4


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

2.3.2 Vẽ đồ thị............................................................................................................. 24
2.3.3 Tính hệ số volatility ........................................................................................... 25
2.3.3 Tính giá trị rủi ro (VaR) ..................................................................................... 27
Kết luận.............................................................................................................................. 29
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 30

Khóa luận tốt nghiệp

5


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong phân tích kinh tế, thị trường chứng khốn là một kênh thơng tin rất quan
trọng. Đối với các nhà quản lý, nó giúp họ đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế, từ đó có

biện pháp điều hành kinh tế vĩ mơ phù hợp. Cịn đối với các nhà đầu tư thì đây là một
hình thức vô cùng hấp dẫn, trên cơ sở thông tin về thị trường chứng khốn, nhà đầu tư có
những đánh giá về giá trị doanh nghiệp, xu hướng của thị trường và đưa ra quyết định
đầu tư phù hợp. Vì vậy việc phân tích chính xác, kịp thời các thơng tin và diễn biến của
thị trường chứng khốn đóng vai trị then chốt trong việc hoạch định chính sách vĩ mô và
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Về phần mềm R, hiện nay đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong học tập,
giảng dạy và nghiên cứu tại nhiều trường đại học trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những
năm gần đây R bắt đầu được sử dụng trong dạy học tại một số trường đại học lớn như
trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh. Tại Đại học Đà Nẵng, R cũng bắt đầu được quan tâm và đưa vào ứng dụng. Tháng
10/2017, Khoa Y Dược – ĐHĐN đã khai mạc khóa học về “Phương pháp nghiên cứu
khoa học và công bố quốc tế” của GS. Nguyễn Văn Tuấn, mà một nội dung chính là sử
dụng R trong thiết kế nghiên cứu và phân tích dữ liệu [9]. Trước đó, tại Hội thảo Cita lần
thứ 2 (2013), T.S Hoàng Nhật Quy cũng đã giới thiệu nghiên cứu ứng dụng R trong giải
bài toán Quy hoạch tuyến tính [4]. Năm 2018, trong [5], các tác giả tiếp tục trình bày ứng
dụng của R để phân tích bài toán hồi quy trong kinh tế lượng.
Kết hợp các sự phân tích nói trên về thị trường chứng khốn đối với nền kính tế
của một quốc gia và tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ của phần mềm R, chúng tôi đặt vấn đề
nghiên cứu đối với luận văn này với tên đề tài là “Một số vấn đề về cổ phiếu và ứng dụng
phần mềm R để phân tích số liệu trực tuyến”. Cấu trúc của luận văn gồm có hai chương
chính. Chương 1 chúng tơi trình bày về các khái niệm và kết quả liên quan tới lý thuyết
cổ phiếu. Nội dung chương 1 được tham khảo trong các tài liệu [2, 3]. Trong chương 2,
chúng tôi dành cho việc ứng dụng của phần mềm R trong việc phân tích số liệu trực
tuyến thị trường chứng khốn Việt Nam. Nội dung chương 2 ngoài phần hướng dẫn cài
đặt và sử dụng R, thì nội dung chính là ứng dụng của phần mềm R trong việc phân tích số
liệu của một số cổ phiếu cụ thể và số liệu trên tồn thị trường chứng khốn trong nước.
Nơi dung của chương 2 được viết thành một bài báo “Ứng dụng phần mềm R phân tích
số liệu trực tuyến thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế” được đăng trong kỷ yếu
Hội thảo khoa học Quốc gia CITA 2019 [6].

2. Mục đích nghiên cứu
Khái qt hóa một số lý thuyết về cổ phiếu, cơng ty cổ phần để từ đó có cái nhìn
sơ bộ về thị trường chứng khốn, đầu tư chứng khoán và ứng dụng phần mềm R trong
phân tích các số liệu trực tuyến trên thị trường chứng khốn.

Khóa luận tốt nghiệp

6


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm cổ phiếu, công ty
cổ phần (thuộc lĩnh vực kinh tế); xác suất và thống kê (thuộc lĩnh vực toán học);
phần mềm R (thuộc lĩnh vực tin học).
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu toán ứng dụng trong kinh
tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết về một số vấn đề lí
thuyết của cổ phiếu và cách tính các hệ số để phân tích thị trường chứng khốn. Sau đó
tìm hiểu các gói lệnh trong R nhằm phân tích cái số liệu trực tuyến của thị trường chứng
khốn. Ngồi ra, khi nhận được kết quả xử lý từ R, tham chiếu lại các kiến thức trong
tốn tài chính để có những kết luận phù hợp.
5. Cấu trúc của đề tài khóa luận
Đề tài khóa luận gồm các phần chính như sau:
 Chương 1: Một số kiến thức sơ bộ về lí thuyết cổ phiếu.
 Chương 2: Ứng dụng phần mềm R trong phân tích số liệu trực tuyến trên thị

trường chứng khốn trong và ngồi nước.
 Kết luận.
 Tài liệu tham khảo.
 Phụ lục: Bài báo hội thảo khoa học Quốc gia Cita 2019 “Ứng dụng phần mềm R
phân tích số liệu trực tuyến thị trường chứng khốn trong nước và quốc tế ”.

Khóa luận tốt nghiệp

7


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Chương 1: Một số vấn đề về lí thuyết cổ phiếu
1.1 Khái niệm cổ phiếu
Chứng khốn
Chứng khốn là hàng hóa của thị trường chứng khốn. Đó là những tài sản tài chính, vì
nó mang lại thu nhập khi cần, người sở hữu nó có thể bán để thu tiền về. Theo luật Chứng
khoán, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới
dạng chứng chỉ bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử , bao gồm các loại sau :
-

Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
Quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khoán.
Theo sự phát triển của thị trường chứng khoán, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng
nói chung người ta phân chia chứng khốn thành 5 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu,

chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi, và các công cụ phát sinh.
Công ty cổ phần
Một cơng ty cổ phần là một xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa, mà vốn của nó được hình
thành từ sự đóng góp của nhiều người thơng qua việc phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu
Cổ phiếu là một thứ chứng khốn có giá, ghi nhận quyền sở hữu cổ phần, đồng thời bảo
đảm cho người chủ sở hữu cổ phiếu có quyền lĩnh một phần thu nhập của cơng ty ( cổ
tức) căn cứ vào giá trị cổ phần và tình hình kinh doanh của cơng ty.
Cổ đơng
Thơng thường, mỗi cổ phiếu ứng với một cổ phần. Cổ đơng chính là những người nắm
giữ các cổ phiếu, cũng như sở hữu các cổ phần của các cơng ty.
Ví dụ: Tập đoàn Vingroup với mã cổ phiếu VIC, ngày 5/6/2019 đã thay đổi niêm
yết với số cổ phiếu lúc này là 3.345.935.389. Điều đó có nghĩa là quyền sở hữu cơng ty
được chia thành 3.345.935.389 phần, và nếu người nào đó sở hữu 1000 cổ phiếu, tức là sẽ
sở hữu 1000 phần 3.345.935.389 của cơng ty đó. (Trang cophieu68.com)
Đặc điểm của cổ phiếu
- Cổ phiếu khơng có thời hạn
- Thu nhập từ cổ phiếu không cố định do cổ tức và giá cổ phiếu biến động mạnh
- Cổ đông sẽ được chia tài sản cuối cùng sau khi công ty phá sản hoặc giải thể.
1.2 Phân loại cổ phiếu
1.2.1 Cổ phiếu phổ thơng:
Khái niệm

Khóa luận tốt nghiệp

8


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy


SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Cổ phiếu phổ thơng là loại điển hình nhất. Nếu 1 cơng ty chỉ được phép phát hành một
loại cổ phiếu nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu phổ thông mang lại những
quyền sau cho cổ đông:
- Quyền hưởng cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có
thể được trả bằng tiền( dạng phổ biến nhất ), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới.
- Quyền mua cổ phiếu mới
Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ
cổ phiếu phổ thơng có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được
chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép
mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ, như vậy quyền này cho
phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong cơng ty sau khi công ty đã
tăng thêm vốn.
- Quyền bỏ phiếu
Cổ đơng phổ thơng có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong cơng
ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng
của công ty. Nếu khơng tham dự được, cổ đơng thường có thể uỷ quyền cho người khác
thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền.
1.2.2 Cổ phiếu ƣu đãi
Khái niệm
Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu dành cho những cổ đông ưu đãi hơn cổ phiếu thường. Kiểu
ưu đãi lâu đời nhất và phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức, nó ấn định 1 tỷ lệ tối đa so với
mệnh giá hay 1 mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện cơng ty hoạt động bình
thường nói chung thu nhập cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định đổi lại điều đó cổ đơng
ưu đãi khơng được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của cơng ty.
1.3 Phân tích cổ phiếu
1.3.1 Giá thị trƣờng và giá trị thật
Giá thị trường

Giá thị trường là giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, tức là có người mua và người
bán trên thị trường với giá như vậy.
Ví dụ: Giá đóng cửa ( tức là giá giao dịch cuối cùng của phiên giao dịch ) của cổ
phiếu công ty Vietcombank ( Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, mã chứng khoán VCB)
trên thị trường cổ phiếu Việt Nam ngày 24/9/2019 là 80.6 ( nghìn VNĐ/ cổ phiếu).
Thơng tin về giá được lấy từ trang cophieu68.com.
Giá trị thật
Giá trị thật của một cơng ty cổ phần nào đó (tại thời điểm t0) là giá trị hiện tại kì vọng (tại
thời điểm t0) của dòng tiền tệ ( và tài sản quy đổi ra tiền) mà công ty sẽ đem lại cho các
Khóa luận tốt nghiệp

9


GVHD: TS. Hồng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

cổ đơng. Giá trị thật của một cổ phiếu của công ty cổ phần bằng giá trị thật của công ty
chia cho tổng số cổ phiếu của công ty.
Tuy nhiên, các khoản lợi nhuận của một công ty cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Song, chúng ta không thể biết trước được dịng tiền tệ mà cơng ty sẽ đem lại cho các cổ
đơng và nó nằm ngồi tầm kiểm sốt. Các yếu tố ảnh hưởng đó có thể được xem là biến
ngẫu nhiên và xét đến giá trị kì vọng của biến ngẫu nhiên đó ( dựa trên các tình huống có
thể xảy ra trong thực tế về khả năng xảy ra của mỗi tình huống).
Tương tự như giá cổ phiếu, giá trị thật của cổ phiếu cũng thay đổi liên tục theo thời gian,
khi mà có những thơng tin mới về tình hình kinh tế hay tình hình làm ăn của cơng ty đó
sẽ làm thay đổi kì vọng về lợi nhuận và các giá trị của các tài sản của công ty.
Trái với giá thị trường, chúng ta khơng thể biết chính xác được giá trị thật của một cổ
phiếu tại thời điểm nào đó. Ta chỉ có thể ước lượng giá trị thật của nó dựa trên thơng tin

có được trên một khoảng tin cậy hay độ tin cậy nào đó.
Về nguyên tắc, giá cổ phiếu trên thị trường sẽ phản ánh giá trị thật của cơng ty, bởi vì khi
kinh tế phát triển thì triển vọng lợi nhuận của các công ty cổ phần tăng lên, kéo theo giá
trị thật của chúng cũng tăng lên làm cho giá cổ phiếu cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
Nhưng trên thực tế, việc giá cổ phiếu bằng với giá trị thật là điều rất hiếm khi xảy ra.
Thật vậy, giá trị thật của cơng ty sẽ có thay đổi nhưng sẽ thay đổi một cách từ từ và địi
hỏi rất nhiều thời gian. Trong khi đó, chỉ trong vài giây thì giá cổ phiếu có thể thay đổi
nhanh chóng.
Sở dĩ, giá cổ phiếu chênh lệch với giá trị thật là bởi vì tính bất xác định của giá trị thật.
Giá cổ phiếu phản ánh giá trị thật, nhưng không phải trực tiếp mà thông qua các giá trị
thật ước lượng bởi các nhà đầu tư. Khi có nhiều ước lượng khác nhau và chênh nhau
nhiều thì sẽ tạo ra giá trị thật ước lượng lớn. Từ đó làm cho giá cổ phiếu sẽ dao động
trong một khoảng lớn. Tuy nhiên, bênh cạnh đó cịn có rất nhiều lí do để giá cổ phiếu
khác với giá trị thật chẳng hạn như cung cầu, tâm lí thị trường,…

Khóa luận tốt nghiệp

10


GVHD: TS. Hồng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Ví dụ: Cơng ty cổ phần Vingroup ( mã chứng khốn VIC) là một công ty lớn tại
Việt Nam với đa dạng sản phẩm kinh doanh. Có thể nói hiện nay, Vingroup là tập đoàn
kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Ở bất cứ lĩnh vực nào, Vingroup khi tham gia cũng
đều chứng tỏ vai trò tiên phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng với việc đem
đến cho thị trường những sản phẩm- dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Với tiềm lực và vị
thế như vậy, Vingroup được đánh giá là một trong những tập đoàn có sự phát triển năng

động và bền vững nhất Việt Nam với nhiều tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm
khu vực và quốc tế. Hình trên là đồ thị giá cổ phiếu của Vingroup trong khoảng từ đầu
năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Nhìn vào đồ thị ta thấy giá cổ phiếu tăng giảm liên tục,
có lúc giá cổ phiếu giảm từ khoảng 110 nghìn VNĐ xuống cịn khoảng 85 nghìn VNĐ,
tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là giá trị thật của Vingoup cũng giảm xuống và ngược
lại. Bởi vì trên thực tế trong thời gian qua, Vingroup luôn làm ăn rất tốt, sản phẩm kinh
doanh có sức cạnh tranh tốt, lợi nhuận cao và phát triển rất nhanh, triển vọng sáng sủa vì
chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Điều
đó cho thấy rằng, phần lớn giá cổ phiểu dao động là do các yếu tố khác tạo nên chứ giá trị
thật của công ty không thay đổi nhanh đến vậy.
Ghi chú: Đôi khi giá cổ phiếu cũng có thể ảnh hưởng ngược lại giá trị thật của nó.
Chẳng hạn nếu như một cơng ty cổ phần thấy giá cổ phiếu của mình đang cao hơn rất
nhiều so với giá trị thật, thì cơng ty đó sẽ phát hành thêm cổ phiếu và bán ra với giá rất
cao đó. Việc bán này sẽ làm giảm giá trị thật của cổ phiếu của công ty bởi vì tổng số
lượng cổ phiếu tỉ lệ nghịch với giá trị thật của nó. Và ngược lại, nếu giá cổ phiếu đang
thấp hơn giá trị thật của nó thì cơng ty đó có thể mua lại cổ phiếu của chính mình, điều
này làm giảm lượng cổ phiếu đi và tăng giá trị thật của cổ phiếu.
1.3.2 Giá trị hiện tại, giá trị tƣơng lai của một khoản tiền
Để làm cơ sở cho việc ước lượng giá trị thật của cổ phiếu ở mục sau, ở mục này chúng tôi
sẽ xây dựng các cơng thức tính giá trị hiện tại, giá trị tương lai của một khoản tiền và của
một dòng tiền tệ tính theo lãi suất kép tiền gửi ngân hàng.
Sau đây ta sẽ nói về cơng thức tính lãi kép của khoản tiền gửi ngân hàng. Giả sử ta có
một khỏa tiền M được gửi vào ngân hàng với với hình thức lãi kép với tỉ lệ lãi suất trên
một kỳ hạn là r. Hãy tìm cơng thức tính số tiền nhận được sau n kỳ hạn gửi. Gọi M1, M2,
…, Mn là số tiền nhận được sau kỳ hạn thứ 1, 2, …, n. Khi đó ta có:
M1 = M + tiền lãi = M + rM = (1+r)M
M2 = M1 + tiền lãi = M1 + rM1 = (1+r)M1 = (1+r)2M
Bằng quy nap, ta có thể tính được số tiền nhận được sau n kỳ hạn bằng cơng thức sau:
Mn = (1+r)nM
Khi đó ta gọi Mn là giá trị tƣơng lai (sau n kỳ hạn) của khoản tiền M tính theo lãi suất

kép ngân hàng. Ngược lại, khoản tiền M được gọi là giá trị hiện tại của khoản tiền Mn
tính theo lãi suất kép ngân hàng. Ta có cơng thức tính giá trị hiện tại của một khoản tiền
là:
Khóa luận tốt nghiệp

11


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều
M = (1+r)-nMn

Bây giờ ta sẽ nói tới giá trị hiện tại của một dịng tiền tệ. Giả sử ta có một dòng
tiền tệ xuất hiện tại các kỳ hạn thứ 1, 2, …, n lần lượt là m1, m2, …, mn. Khi đó ta có:
- Giá trị hiện tại của khoản tiền m1 là: (1+r)-1m1
- Giá trị hiện tại của khoản tiền m2 là: (1+r)-2m2
….
- Giá trị hiện tại của khoản tiền mn là: (1+r)-nmn
Vậy nếu gọi m0 là giá trị hiện tại của dòng tiền tệ m1, m2, …, mn, thì ta có cơng thức sau,
gọi là cơng thức tính giá trị hiện tại của một dòng tiền tệ.
m0 = (1+r)-1m1 + (1+r)-2m2 + … + (1+r)-nmn
Trường hợp đặc biệt, nếu dòng tiền tệ là đều, tức là m1= m2 =… = mn =m thì ta có cơng
thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền tệ đều như sau:
m0 = [(1+r)-1 + (1+r)-2 + ….+ (1+r)-n]m
Hay
[

]


Nhận xét: Nếu ta coi cơng thức tính giá trị hiện tại của dịng tiền tệ đều ở trên như là
hàm của biến r, tức là:
[

]⇒

Như vậy, giá trị hiện tại của một dòng tiền tệ đều là hàm nghịch biến theo r. Tức là khi lãi
suất giảm thì giá trị hiện tại tăng và ngược lại, khi lãi suất tăng thì giá trị hiện tại giảm.
Ví dụ 1. Giả sử một nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền tại cuối mỗi năm trong vòng 6
năm với số tiền cho bởi bảng sau:
Năm
Số tiền (triệu VND)

1

2

400 300

3

4

5

6

500

300


600

100

Giả sử mức lãi suất hàng năm ổn định ở mức 8%, hãy tính giá trị hiện tại của dịng tiền tệ
nói trên?
Giải: Gọi m0 là giá trị hiện tại của dòng tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được như bảng nói
trên. Ta có
m0 = (1+8%)-1.400 + (1+8%)-2.300 + (1+8%)-3.500 + (1+8%)-4.300 +
+ (1+8%)-5.600 + (1+8%)-6.100 = 1716.
Khóa luận tốt nghiệp

12


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

1.3.3 Ƣớc lƣợng giá trị thật của cổ phiếu
Việc ước lượng giá trị thật của cổ phiếu đòi hỏi rất nhiều yếu tố như kiến thức, kinh
nghiệm về tài chính doanh nghiệp,…Với kiến thức của một sinh viên, em xin trình bày
một số cách ước lượng giá trị thô sơ, tương đối dễ sử dụng, tuy độ chính xác khơng cao
nhưng cũng cho một cái nhìn sơ bộ về cổ phiếu.
a) Dịng tiền lợi tức, và lợi suất cổ phiếu
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là tài sản ròng) là giá trị của một tài sản trừ đi tất cả các
khoản nợ trên tài sản đó.
Ví dụ 1: Một chiếc xe hơi hoặc một căn nhà khơng có khoản nợ chưa thanh tốn

hồn tồn là vốn chủ sở hữu của chủ sở hữu vì họ có thể bán chúng đi và bỏ túi số tiền
thu về.
Ví dụ 2: Cổ phiếu là vốn chủ sở hữu vì nó đại diện cho quyền sở hữu trong một
công ty, dù cho quyền sở hữu cổ phiếu trong một công ty hiếm khi đi kèm với các khoản
nợ kèm theo.
Để ước lượng giá trị của một công ty ở thời điểm hiện tại, ta sẽ ước lượng tổng số lợi
nhuận mà công ty đó sẽ đem lại cho các cổ đơng trong tương lai, thường là dưới hình
thức cổ tức tức là tiền lợi nhuận hằng năm cho các cổ đông. Ta gọi cổ tức mà cổ đông
nhận được vào năm thứ n là Dn (n = 1, 2, 3, ….). Và lãi suất hàng năm được giả sử ổn
định ở mức R (cao hơn lãi suất khơng rủi ro, vì nó có tính đến độ rủi ro của các cổ phiếu).
Khi đó ta có:
-

Giá trị hiện tại của cổ tức Dn là

-

Theo công thức ở mục 1.3.2, giá trị hiện tại của dịng cổ tức Dn (ta xem cơng ty
tồn tại vĩnh viễn) được tính bởi cơng thức sau:


Dn
n
n 1 (1  R )

V 

(1)

Trong đó:

V là giá trị cổ phiếu vào thời điểm hiện tại
Dn là giá trị kì vọng dòng tiền tệ mà nhà đầu tư sẽ nhận được trên đầu một cổ phiếu ( ta
giả sử công ty sẽ tồn tại vĩnh viễn)
R là một mức lãi suất “thích hợp”( cao hơn lãi suất khơng rủi ro, vì nó có tính đến độ rủi
ro của các cổ phiếu ).
Tuy nhiên, trong thực tế ta rất khó ước lượng kì vọng Dn khi n lớn. Vậy để đơn giản hóa,
ta sẽ coi tốc độ tăng trưởng trung bình của một công ty là g. Ở đây ta chú ý rằng, tốc độ
Khóa luận tốt nghiệp

13


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

tăng trưởng trung bình của một cơng ty nhỏ hơn lãi suất hàng năm R, tức là g < R, vì giá
trị của khơng ty là hữu hạn. Và kì vọng cổ tức hằng năm là Dn=(1+g)nD0. Khi đó cơng
thức (1) sẽ trở thành:


V 
n 1

D0 (1  g ) n (1  g ) D0
D1

V 
n
(1  R)

Rg
Rg

(2)

Ta sẽ xác định R như sau:
R= lợi suất khơng rủi ro+ phí mạo hiểm= R0+ phí mạo hiểm
Ta giả sử phí rủi ro là khơng đổi, khi đó R thay đổi theo R0. Nếu R0 giảm, dẫn đến R
giảm dẫn đến V giảm theo. Vì vậy, nếu lãi suất thị trường giảm ( ví dụ chính phủ tun
bố giảm lãi suất), thì giá cổ phiếu tăng lên và ngược lại.
Để ước lượng phí mạo hiểm, từ cơng thức (2) ta có
Rg

D1
V

Vì g+D1/V là lợi suất của đầu tư cổ phiếu, gồm 2 phần: g là tốc độ tăng trưởng giá cổ
phiếu ( vì khi cơng ty tăng trưởng với tốc độ trung bình là g thì giá cổ phiếu của nó cũng
có tốc độ tăng trung bình g), và D1/V là lợi suất cổ tức trên giá trị thật (nếu giá thị trường
bằng giá trị thật thì lợi suất cổ tức bằng tỉ số đó). Từ đó ta có thể ước lượng:
R= lợi suất trung bình của cổ phiếu
Vậy phí mạo hiểm sẽ là R-R0, dựa trên số liệu về lợi suất do đầu tư cổ phiếu đem lại, và
lãi suất trái phiếu dài hạn.
Ví dụ: Trên thị trường Mỹ, trong gần 140 năm kể từ năm 1971 đến 2009, lợi suất
trung bình hằng năm cổ phiếu (CAGR, cumulative annual growth rate, tức là tính theo
trung bình nhân), có kể cả lợi tức và tăng giá là gần 9%/năm. Nếu trừ đi lạm phát thì lợi
suất trung bình hằng năm thực sự của cổ phiếu Mỹ là khoảng 6,7%. Tuy nhiên ta dùng
mức lợi suất chưa trừ đi lạm phát, nên ta sẽ ước lượng R=9%. Vào đầu năm 2010, mức
R0 trên thị trường Mỹ là khoảng 4%, suy ra phí mạo hiểm là 5%. Vậy nếu trên thị trường
Mỹ, một công ty trung bình sẽ có có mức mạo hiểm trung bình thì cần lấy R=9%, nếu

mức mạo hiểm của cơng ty đó cao hơn trung bình ( ví dụ cơng ty dùng địn bẩy tài chính
cao, vay nợ q nhiều) thì phải điều chỉnh R cao lên.
Ghi chú: Trong một số trường hợp, giá trị của công ty nằm chủ yếu ở một vài tài
sản chủ chốt của nó chẳng hạn như một mỏ vàng hay bản quyển một loại thuốc chống
ung thư. Bản thân những các tài sản đó có giá trị rất lớn và chưa khai thác được nên chưa
có lợi nhuận trên sổ sách. Đối với những trường hợp như vậy, ta cần ước lượng lợi nhuận
của công ty qua việc ước lượng giá trị của tài sản đó có thể đem lại trong tương lai. Và
việc ước lượng này rất khó, ví dụ như các sở hữu về trí tuệ.
b) Ƣớc lƣợng giá trị của cổ phiếu tăng trƣởng
Cổ phiếu tăng trưởng
Khóa luận tốt nghiệp

14


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Là cổ phiếu các cơng ty đang cịn trong giai đoạn tăng trưởng nhanh về doanh thu và lợi
nhuận. Nhanh ở đây được hiểu là tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức lãi suất
không rủi ro R0.
Để ước lượng giá trị của cổ phiếu tăng trưởng, ta không dùng cơng thức (2) vì sai số q
nhiều. Ta sẽ dùng cơng thức dịng tiền chiết khấu cho dịng lợi tức này:
 1 g  1 
V 
E0

 1 R  R  
N


Trong đó  là tốc độ lạm phát
E0 là lợi nhuận năm vừa qua
N là năm
g là mức tăng trưởng lợi nhuận hiện tại
R là mức lãi suất thích hợp
Nếu cơng ty đó có trả cổ tức trong những năm đầu thì:
  1  g N 1  

V  

Np
 E0
  1  R  R  



Trong đó p  D0 / E0 là tỉ lệ giữa cổ tức và lợi nhuận trong những năm đầu.
1.4 Các lực tác động đến giá cổ phiếu
1.4.1 Chênh lệch giữa giá thị trƣờng và giá trị thật
Một trong các năng lượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến cung cầu, từ đó ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu chính là thế năng, nó tạo ra sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu trên thị trường
và giá trị thật của nó.
Ta có thể hiểu giá trị thật là vị trí cân bằng của con lắc lị xo, nếu con lắc lị xo bị dãn ra
hay ép lại thì nó ln có một thế năng đẩy con lắc về vị trí cân bằng. Khi giá thị trường
thấp hơn so với giá trị thật thì những nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu sẽ khơng muốn bán
với giá đó, trong khi đó những nhà đầu tư khác thì lại muốn mua cổ phiếu, khiến cho cầu
nhiều hơn cung, đẩy giá lên về phía giá trị thật và ngược lại.
Ví dụ: Cơng ty nước giải khát Cocacola( mã chứng khoán KO) vào thời điểm đầu
năm 1980 là một trong những cổ phiếu đắt giá của thị trường chứng khốn Mỹ và có giá

lên đến trên 80$/cổ phiếu. Trong hai thập kỉ 1980 và 1990, nó phát triển khá nhanh và
bành trướng ra thế giới. Tuy nhiên đến đầu năm 1998 thì đã hết giai đoạn tăng trưởng
nhanh (vì nó đã q to, các thị trường cũ đã bão hòa, các thị trường mới thâm nhập), lúc
này tốc độ tăng trưởng đã chậm lại khoảng 5%/năm. Tuy nhiên nó cũng vẫn có giá rất
cao vì thị trường lúc đó đang “nóng”. Thực tế sau đó thì nó giảm cịn khoảng 40$/cổ
phiếu trong vịng 5 năm và trong 7 năm tiếp theo thì dao động trong khoảng 40$-60$.
Khóa luận tốt nghiệp

15


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

1.4.2 Tâm lí thị trƣờng
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến cung cầu là tâm lí thị trường, tức là tâm lí
chung của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Ta có thể coi nó là động năng của thị
trường bởi vì động năng là do bản thân chuyển động tạo ra và tạo nên quán tính của
chuyển động.
Ví dụ: Ở Việt Nam trong năm 2007 đã có rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị
trường cổ phiếu, mua cổ phiếu chỉ vì họ nghe nói là cổ phiếu đi lên, có những người giàu
lên nhờ cổ phiếu và họ cũng muốn bắt chước như vậy, thậm chí có khi họ cịn khơng biết
mình mua cổ phiếu gì.
1.4.3 Các ngoại lực
Hiện tượng mất cân đối cung cầu cổ phiếu xảy ra không chỉ do những tác động bản thân
bên trong của thị trường, mà còn do tác động từ bên ngồi.
Ví dụ: Khi một nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính, họ buộc phải bán ra những
cổ phiếu mà họ đang sở hữu dù cho nó đang có giá thấp hơn giá trị thật, điều này khiến
cho giá cổ phiếu sẽ giảm xuống và cho đến khi thị trường có những nhà đầu tư mới thay

thế. Cụ thể chỉ số VnIndex của thị trường cổ phiếu Việt Nam giảm từ 500 điểm xuống
còn 240 điểm trong giai đoạn hè 2008- xuân 2009, một phần là do có nhiều nhà đầu tư,
trong đó có nhà đầu tư nước ngoài rút ra khỏi thị trường do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính thế giới.
1.4.4 Phạm vi ảnh hƣởng của các lực
Có những lực sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ thị trường cổ phiếu, cũng có những lực ảnh
hưởng đến một ngành (hay một vùng địa lí) và loại chỉ ảnh hưởng riêng đến một cơng ty
nào đó.
Ví dụ 1: Khủng hoảng tài chính thế giới có thể làm thay đổi giá cổ phiếu thị
trường.
Ví dụ 2: Ngành sản xuất ơ tơ bị khủng hoảng thừa thì chỉ ảnh hưởng đến riêng
ngành tô tô nhưng không ảnh hưởng mấy đến thị trường chung.
Ví dụ 3: Một cơng ty khi bị phát hiện gian lận sổ sách tài chính thì giá của nó có
thể sẽ giảm rất nhiều ngay sau đó nhưng khơng ảnh hưởng đến thị trường chung.
1.4.5 Các lực ngẫu nhiên
Có nhiều lực tác động đến giá cổ phiếu trong tương lai nhưng ta khơng có cách để xác
định trước được, các lực như vậy gọi là lực ngẫu nhiên. Bởi vì giá cổ phiếu cũng chịu ảnh
hưởng của lực ngẫu nhiên nên nó cũng sẽ thay đổi ngẫu nhiên, ta không thể xác định
trước một cách chính xác.

Khóa luận tốt nghiệp

16


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

1.5 Phân tích thống kê cho giá cổ phiếu

1.5.1 Hệ số volatility
Khái niệm
Hệ số volatility là độ dao động của cổ phiếu. Nó đặc trưng cho độ bất ổn hoặc là mức rủi
ro trong dao động của giá trị chứng khoán. Độ bất ổn càng cao đồng nghĩa với giá trị của
chứng khốn càng có nguy cơ bị giãn ra theo nhiều bậc giá trị. Điều này có nghĩa là giá
cả của chứng khốn có thể bị thay đổi đột ngột chỉ trong một khoảng thời gian ngắn theo
cả hai hướng (tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột). Và ngược lại, độ bất ổn thấp có nghĩa là
giá trị của chứng khốn không bị biến động đột ngột, mà chỉ thay đổi từ từ chắc chắn sau
một quá trình.
Mỗi cổ phiếu sẽ có độ dao động khác nhau và cùng một cổ phiếu thì hệ số volatility cũng
sẽ thay đổi theo thời gian khi nó có điều kiện để thay đổi.
Cơng thức tính volatility của giá của một cổ phiếu trong n ngày
Đặt Xi=ln(SN+i/SN+i-1) là độ thay đổi của giá cổ phiếu từ ngày thứ N+i-1 đến ngày thứ N+i
Trong đó Sk là giá đóng của của một cổ phiếu ngày thứ k.
Ta lấy độ lệch chuẩn của dãy số (X1,X2,…,Xn) như sau:
n

(X

 C

i 1

i

 M )2

n 1

Trong đó:

n

M

X
i 1

n

i

là giá trị trung bình của các đại lượng Xi

C là một hằng số bằng căn bậc hai của số ngày mà thị trường cổ phiếu mở trong một năm
(có thể lấy C  252  16 , vì mỗi năm có 52 tuần, mỗi tuần mở của 5 ngày và trừ đi một
số ngày lễ)
Đại lượng  được tính ở cơng thức trên chính là volatility lịch sử của cổ phiếu trong giai
đoạn n ngày kể từ ngày thứ N cho đến ngày thứ N+n.
Ví dụ: Ta sẽ tính volatility của cổ phiếu Vingroup trong 1 tuần từ ngày 21/11/2019
đến ngày 29/11/2019
Đặt giá đóng cửa của cổ phiếu từ ngày 21 đến ngày 29 theo thứ tự là S1, S2,..S7
Theo thông tin giá trên sàn cổ phiếu 68 ta có
S1=115,3; S2=116,2; S3=116; S4=115,2; S5=115,6; S6=116,7; S7=116,9
S0=116 là giá đóng cửa ngày 20/11/2019
Khóa luận tốt nghiệp

17


GVHD: TS. Hồng Nhật Quy


SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Ta có X1=ln(115,3/116) ; X2=ln(116,2/115,3) ; X3=ln(116/116,2) ; X4=ln(115,2/116)
X5=ln(115,6/115,2) ; X6=ln(116,7/115,6) ; X7=ln(116,9/116,7)
n

M 

X
i 1

i

7

 0, 0011

7

  ( X i  M ) 2  2, 44.104
i 1

7

  C

(X
i 1


i

 M )2

7 1

 0,102

Qua số liệu tính tốn trên có thể thấy trong vòng 1 tuần từ ngày 21/11/2019 đến ngày
29/11/2019 hệ số volatility của tập đoàn Vingroup là thấp (theo quy ước biến động).
1.5.2 Hệ số beta
Khái niệm
Hệ số beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống của một cổ phiếu (hay một danh mục
đầu tư), bằng cách so sánh mức độ biến động giá cổ phiếu đó so với mức độ biến động
chung của toàn thị trường.
Việc xác định được hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng phù hợp với
khả năng chịu rủi ro của họ.
Nếu   1 thì mức biến động giá chứng khốn bằng với mức biến động giá thị trường
Nếu   1 thì mức biến động giá chứng khoán cao hơn mức biến động giá thị trường.
Nếu   1 thì mức biến động giá chứng khoán thấp hơn mức biến động giá thị trường.
Khi giá thị trường cổ phiếu đi lên thì hầu hết giá các cổ phiếu cũng đều đi lên và ngược
lại, khi giá thị trường cổ phiếu đi xuống thì giá các cổ phiếu cũng đi xuống. Ta có thể
hiểu giá của một cổ phiếu nào đó phụ thuộc lớn vào giá thị trường chung. Hiện tượng này
có thể giải thích bằng một số lí do như yếu tố kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng đến tồn bộ cổ
phiếu và tâm lí chung của tồn bộ thị trường lan tỏa đến tồn bộ cổ phiếu.
Ví dụ: Hệ số beta của ngành bất động sản là khoảng 1.5, có nghĩa là mức rủi ro của
ngành này cao hơn mức rủi ro của thị trường là khoảng 50%. Mức độ này khá cao, cho
thấy ngành bất động sản mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro cao.
Cách tính hệ số beta như sau:
Ta xem S là giá một cổ phiếu, M là chỉ số đại diện cho tồn bộ thị trường. Cơng thức tính

hệ số beta cho khoảng thời gian từ N1 đến N2 như sau:

Khóa luận tốt nghiệp

18


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

cov(r S , r M ) E (r S r M )  E (r S ) E (r M )


var(r M )
E ((r M ) 2 )  ( E (r M )) 2

Với rnS  ln(

Sn
) là độ thay đổi giá của S từ ngày này sang ngày khác
Sn 1

rnM  ln(

Mn
) là độ thay đổi của toàn bộ thị trường
M n 1

 là hệ số beta của S


Để tính giá trị kì vọng thực nghiệm (giá trị trung bình) E (r S r M ) ta làm như sau
N2
1
E (r r ) 
rnS rnM

N 2  N1  1 n  N1
S M

Tương tự như vậy đối với các kì vọng khác
N2
1
E (r ) 
rnS

N 2  N1  1 n  N1
S

N2
1
E (r ) 
rnM

N 2  N1  1 n  N1
M

1.5.3 Giá trị rủi ro (VaR)
Khái niệm
Giá trị chịu rủi ro trong tiếng nh là Value at Risk, viết tắt là VaR.

Giá trị chịu rủi ro (VaR) là một công cụ thống kê đo lường và định lượng mức độ rủi ro
tài chính trong một cơng ty, danh mục đầu tư hoặc vị thế hay tình trạng nắm giữ trong
một khoảng thời gian xác định. Giá trị này được sử dụng phổ biến nhất bởi các ngân hàng
đầu tư và thương mại để xác định mức độ và tỉ lệ xảy ra tổn thất tiềm năng trong danh
mục đầu tư của tổ chức họ.
Các nhà quản lí rủi ro sử dụng VaR để đo lường và kiểm sốt mức độ rủi ro. Người ta có
thể áp dụng tính tốn VaR cho các vị thế cụ thể, toàn bộ danh mục đầu tư hoặc mức độ
rủi ro trên tồn cơng ty.
Ví dụ: ng đầu tư một khoản tiền lớn vào một danh mục cổ phiếu châu u và
tháng vừa rồi giá trị danh mục đầu tư này đã giảm xuống 50,000 . Sau khi khảo sát
những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận, ông muốn biết mức tổn thất tối đa vào
cuối tháng này.
Câu trả lời ngay lập tức là ơng

có thể mất hết khoản tiền đầu tư nhưng câu trả lời này

không phù hợp với thực tế vì ai cũng biết trường hợp thiệt hại lớn này hiếm khi xảy ra.
Câu trả lời thích hợp là : "nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt, thì tổn thất tối đa trong 95%
Khóa luận tốt nghiệp

19


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

các trường hợp sẽ không vượt quá 4000 vào cuối tháng này". ó là khái niệm của VaR.
VaR(1 tháng, 95%) = 4000 .


Khóa luận tốt nghiệp

20


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Chƣơng 2: Ứng dụng phần mềm R trong phân
tích thị trƣờng chứng khoán
2.1 Hƣớng dẫn cài đặt R
Truy cập trang web click vào CR N (dưới chữ Download ở
cột bên trái), bạn sẽ đến trang CRAN Mirrors, , click vào một link (ví dụ của Thailand),
click tiếp Download R forWindows, click tiếp install R for the first time, click tiếp
Download R *.*.* for Windows, sẽ download được file R-*.*.*-win.exe (*.*.* chỉ
version tại thời điểm dowload), cài đặt như các phần mềm khác.
Sau khi cài đặt, Shoutcut để chạy biểu tượng phần mềm R sẽ hiện trên desktop
click để chạy phần mềm. Cửa sổ lệnh của phần mềm sẽ hiện ra để yêu cầu
phần mềm thực hiện câu lệnh.

Ghi chú: Có thể vào mục Help trên menu để sử dụng các hướng dẫn.
2.2 Giới thiệu về phần mềm R ( Thông tin đƣợc cập nhật từ Wikipedia)
R là một ngôn ngữ lập trình và mơi trường phần mềm dành cho tính tốn và đồ họa thống
kê. Đây là một bản hiện thực ngơn ngữ lập trình S với ngữ nghĩa khối từ vựng lấy cảm
hứng từ Scheme. R do Ross Ihaka và Robert Gentleman tạo ra tại Đại học Auckland,
New Zealand, đến nay do R Development Core Team chịu trách nhiệm phát triển. Tên
của ngôn ngữ một phần lấy từ chữ cái đầu của hai tác giả (Robert Gentleman và Ross
Ihaka), một phần cũng là cách chơi chữ từ tên S.


Khóa luận tốt nghiệp

21


GVHD: TS. Hồng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Ngơn ngữ R đã trở thành một tiêu chuẩn trên thực tế (de facto) giữa các nhà thống kê cho
thấy sự phát triển của phần mềm thống kê, và được sử dụng rộng rãi để phát triển phần
mềm thống kê và phân tích dữ liệu.
R là một bộ phận của dự án GNU. Mã nguồn của nó được cơng bố tự do theo Giấy phép
Cơng cộng GNU, và có các phiên bản dịch sẵn cho nhiều hệ điều hành khác nhau. R sử
dụng giao diện dịng lệnh, tuy cũng có một vài giao diện đồ họa người dùng dành cho nó.
Tính năng
R có chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê (mơ hình hóa tuyến tính và phi tuyến, kiểm thử
thống kê cổ điển, phân tích chuỗi thời gian, phân loại, phân nhóm, v.v.) và đồ họa. R,
giống như S, được thiết kế xoay quanh một ngơn ngữ máy thực thụ, và nó cho phép
người dùng thêm các tính năng bổ sung bằng cách định nghĩa các hàm mới. Cũng có một
số khác biệt quan trọng đối với S, nhưng nhiều mã viết bằng S vẫn chạy được mà không
cần thay đổi. Nhiều hệ thống trong R được viết bằng chính ngơn ngữ của nó, giúp cho
người dùng dễ theo dõi các giải thuật. Để thực hiện cơng việc chun về tính tốn, R có
thể liên kết được với ngơn ngữ C, C++ và Fortran để có thể được gọi trong khi chạy.
Người dùng thơng thạo có thể viết mã C để xử lý trực tiếp các đối tượng của R.
R cũng có tính mở rộng cao bằng cách sử dụng các gói cho người dùng đưa lên cho một
số chức năng và lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Do được thừa hưởng từ S, R có nền tảng lập
trình hướng đối tượng mạnh hơn đa số các ngơn ngữ tính tốn thống kê khác. Việc mở
rộng R cũng dễ dàng nhờ các luật đóng khối từ vựng.
Một điểm mạnh khác của R là nền tảng đồ họa của nó, có thể tạo ra những đồ thị chất

lượng cao cùng các biểu tượng tốn học. R cũng có đinh dạng văn bản riêng tương tự như
LaTeX, dùng để cung cấp tài liệu hướng dẫn tồn diện, có trực tuyến ở các định dạng
khác nhau và cả bản in.
Dù R được dùng chủ yếu bởi những nhà thống kê và những người sử dụng khác địi hỏi
một mơi trường tính tốn thống kê và phát triển phần mềm, nó cũng có thể dùng làm một
cơng cụ tính tốn ma trận tổng qt với các kết quả đo đạc cạnh tranh so với GNU
Octave và đối thủ thương mại của nó, MATLAB. Giao diện RWeka đã được thêm vào
phần mềm khai phá dữ liệu phổ biến Weka, cho phép đọc/ghi định dạng arff vì vậy cho
phép sử dụng tính năng khai phá dữ liệu trong Weka và thống kê trong R.
Ví dụ:
> x <- c(1,2,3,4,5,6) # Tạo tập hợp có thứ tự
> y <- x^2

# Bình phương các phần tử trong x

> mean(y)

# Tính trung bình số hoc của y

[1] 15.16667
> var(y)

# Tính phương sai mẫu

[1] 178.9667
Khóa luận tốt nghiệp

22



GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

> summary(lm(y ~ x)) # Ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính
Call:
lm(formula = y ~ x)
Residuals:
1

2

3

4

5

6

3.3333 -0.6667 -2.6667 -2.6667 -0.6667 3.3333
Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) -9.3333
x

7.0000

2.8441 -3.282 0.030453 *


0.7303 9.585 0.000662 ***

--Signif. codes: 0 „***‟ 0.001 „**‟ 0.01 „*‟ 0.05 „.‟ 0.1 „ ‟ 1
Residual standard error: 3.055 on 4 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.9583,

Adjusted R-squared: 0.9478

F-statistic: 91.88 on 1 and 4 DF, p-value: 0.000662
> par(mfrow=c(2, 2))
> plot(lm(y ~ x))

# Gọi đồ thị kích thước 2x2

# Vẽ đồ thị dự đốn của mơ hình hồi quy

2.3 Ứng dụng phần mềm R trong phân tích số liệu thị trƣờng chứng khốn
2.3.1 Đọc dữ liệu
a) Đối với thị trường Việt Nam
Dữ liệu giá cổ phiếu của thị trường Việt Nam được download từ trang cophieu68.com
Ta sẽ đọc dữ liệu giá cổ phiếu của tập tồn Vingroup (mã chứng khốn: VIC) trong vịng
hai năm từ ngày 29/11/2017 đến ngày 29/11/2019. Dữ liệu được lưu dưới dạng file.csv
> getwd() (Lệnh này dùng để kiểm tra mơi trường làm việc).
Có thể thay đổi mơi trường làm việc, nơi lưu file bằng cách File -> Change dir… Để
chọn nơi lưu file mới.
> vic=read.csv("vingroup.csv")
> attach(vic)

(tách các cột dữ liệu)


> vicclose=rev(X.CloseFixed.) (Lấy cột dữ liệu giá đóng cửa theo chiều tăng thời gian)
> vic10=read.csv("vingoup.csv",nrows=10) ( Lấy dữ liệu của Vingroup trong 10 ngày
gần nhất).
Khóa luận tốt nghiệp

23


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

b) Đối với thị trường thế giới
Dữ liệu của một số thị trường thế giới được R hỗ trợ phân tích kĩ thuật nên ta dùng gói
quantmod sẽ tiện lợi hơn trong việc đọc dữ liệu
Để cài gói quantmod
> install.packages(“quantmod”)
Đọc dữ liệu của chỉ số Dow Jones của thị trường Mỹ trong hai năm từ trang
finance.yahoo.com, từ ngày 29/11/2017 đến ngày 29/11/2019.
> library(quantmod)

(Lệnh này nhằm gọi package quantmod để sử dụng)

> getSymbols('^DJI',src='yahoo', from="2017-11-29", to="2019-11-29")
> djiopen=data.frame(DJI)$DJI.Open ##Lấy chuỗi dữ liệu mở cửa của Dow Jones
Ghi chú: ^DJI là ký hiệu của chỉ số Dow Jones trên trang finance.yahoo.com.
Tương tự như trên, ta có thể lấy được dữ liệu của các mã cổ phiếu của một số thị trường
lớn trên thế giới (có trên yahoo finance).
2.3.2 Vẽ đồ thị
Ta vẽ đồ thị giá đóng cửa cổ phiếu của tập đoàn Vingroup trong hai năm từ ngày

29/11/2017 đến ngày 29/11/2019 như sau:
> plot(vicclose,type="l",main="Đồ thị Vingroup:29/11/2017-29/11/2019",xlab="Ngày",
ylab="Giá đóng cửa", col = "blue").

Khóa luận tốt nghiệp

24


GVHD: TS. Hoàng Nhật Quy

SV: Huỳnh Thị Oanh Triều

Để vẽ đồ thị của chỉ số Dow Jones với biến ở trên ta có thể vẽ như vẽ đồ thị giá của
Vingroup, tuy nhiên một số thị trường chứng khoán của các nước lớn được R hỗ trợ phân
tích kĩ thuật nên ta sẽ làm như sau ( điều này giúp đồ thị trơng đẹp mắt và hữu ích hơn)
> chartSeries(DJI, theme = chartTheme("white"), subset='last 3 months')

2.3.3 Tính hệ số volatility
Ta sẽ tính hệ số volatility trong vịng hai năm từ 29/11/2017 đến 29/11/2019 của tập đoàn
Vingoup với biến vicclose đã lấy ở trên.
> n=length(vicclose)
> volatility=sqrt(252)*sqrt(var(log(vicclose[2:n]/vicclose[1:n-1])))
> volatility
[1] 0.2848053
Tương tự như vậy, ta tính hệ số volatility của một số cổ phiếu tại Việt Nam cũng trong
thời gian hai năm từ 29/11/2017 đến 29/11/2019 và có kết quả như sau:
Volatility của các biến trong
khoảng thời gian
29/11/2017 đến 29/11/2019 (%)

VIC

28.48

VNM

24.33

VCB

32.73

Khóa luận tốt nghiệp

25


×