Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT RỐI TRONG HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Thanh Nhã

Lớp

: 16SMN

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Nguyển Thị Diệu Hà

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “ Sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Th.s Nguyễn Thị Diệu Hà.
Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong đề tài là trung thực,
chính xác và chưa được trinh bày trong nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Đà Nẵng, ngày 17 tháng 1 năm 2020
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm và
giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Diệu Hà tôi đã thực hiện đề tài : “Sử
dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non”.
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa giáo dục Mầm non – trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng đã quan tâm, tạo điều kiện giúp chúng tơi hồn thành đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo ở trường mầm
non Hoa Ban, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình
khảo sát, thu thập số liệu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên Th.s Nguyễn Thị Diệu
Hà đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành
đề tài này.
Tơi xin cảm ơn gia đình đã ln động viên, tạo điều kiện học tập tốt nhất
cho tôi, tôi cũng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài
trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh
nhất. Song vẫn có nhiều thiếu sót vì một số khó khăn. Tơi rất mong sự góp ý của
thầy cơ để đề tài nghiên cứu được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 1 năm 2020
Sinh viên



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3
CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 7
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
8. Bố cục đề tài............................................................................................... 4
B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................... 5
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT RỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở ................................. 5
TRƯỜNG MẦM NON ..................................................................................... 5
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................... 5
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu ....................................................... 6
1.2.1 Lý luận về nghệ thuật rối Việt Nam.................................................... 6
1.2.1.1 Khái niệm nghệ thuật rối ................................................................. 6
1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật rối ......................... 7
1.2.1.3. Các loại hình của nghệ thuật rối ................................................... 10
1.2.1.4. Đặc trưng của nghệ thuật rối Việt Nam ........................................ 16
1.2.2 Lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non. ........................................................................................................... 19
1.2.2.1 Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non…… ................................................................................................... 19
1.2.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi.......................................... 19
1.2.2.3 Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

non…… ................................................................................................... 24
1.2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. ................................................................. 28


Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 32
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT RỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI ................................... 33
2.1 Khái quát về quá trình khảo sát .......................................................... 33
2.1.1 Mục đích khảo sát .......................................................................... 33
2.1.2 Đối tượng khảo sát ......................................................................... 33
2.1.3 Nội dung khảo sát .......................................................................... 34
2.1.4 Phương pháp tiến hành khảo sát..................................................... 34
2.2 Kết quả khảo sát ................................................................................... 34
2.2.1 Thực trạng sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6
tuổi của giáo viên ở trường mầm non. ....................................................... 34
2.2.1.2 Thực trạng các biện pháp sử dụng nghệ thuật múa rối trong hoạt
động giáo dục trẻ 5-6 tuổi của giáo viên .................................................... 35
2.3 Nguyên nhân ......................................................................................... 39
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 41
CHƯƠNG III : ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT
RỐI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI VÀO TRƯỜNG
MẦM NON VÀ THỰC NGHIỆM ................................................................ 42
3.1. Các nguyên tắc chung để đề xuất các biện pháp ................................ 42
3.1.1. Đảm bảo tính tồn diện của mục tiêu giáo dục trẻ mầm non ............ 42
3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”.................................. 42
3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc cá biệt hóa đối tượng ...................................... 42
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với trẻ mầm non ........................... 43
3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ....................................................... 43
3.1.6. Căn cứ vào thực trạng ..................................................................... 43

3.2 Đề xuất biện pháp sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục
trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................... 44
3.2.1 Biện pháp 1 : Cho trẻ tự làm rối bằng các vật liệu quen thuộc theo ý
thích của trẻ .............................................................................................. 44
3.2.2 Biện pháp 2 : Tổ chức góc rối hấp dẫn cho trẻ hoạt động ................. 45
3.2.3 Biện pháp 3 : Tạo cơ hội để trẻ sử dụng rối trong các hoạt động giáo
dục. ........................................................................................................... 47
3.3 Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 48


3.3.1 Mục đích thực nghiệm...................................................................... 48
3.3.2Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 48
3.3.3 Thời gian và đối tượng thực nghiệm................................................. 49
3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................ 49
3.4.1 Kết quả quan sát trước khi thực nghiệm ........................................... 50
3.4.2 Kết quả khảo sát sau khi thực nghiệm .............................................. 51
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 54
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 57
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 58


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số Hiệu

Tên Bảng

Bảng Biểu
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Mức độ sử dụng nghệ thuật rối trong các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non
Mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi lớp mình khi sử dụng
nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục
Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia
vào hoạt động giáo dục có sử dụng nghệ thuật rối
Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ nhóm TN và ĐC trước
TN (tính theo %)
Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ ở nhóm TN trước và
sau khi TN (tính theo %)
Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC trước và
sau khi TN (tính theo %)

Trang
36
37
38
50
51
51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số Hiệu


Tên Biểu Đồ

Biểu Đồ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

Mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi lớp mình khi sử dụng
nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục (tính theo %)
Mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia
vào hoạt động giáo dục có sử dụng nghệ thuật rối
So sánh mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ nhóm TN và
ĐC trước TN (%)
So sánh mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ TN và ĐC
sau khi TN (%)
So sánh mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ TN trước và
sau khi TN (%)
So sánh mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ ĐC trước và
sau khi TN(%)

Trang
37
39
50
52
52
53



CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DT : Dân tộc
TX : Thường xuyên
TT : Thỉnh thoảng
HK : Hiếm khi
KBH : Không bao giờ
MĐ : Mức độ
SL : Số lượng
TN : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người và thiên nhiên ln gắn bó với nhau, con người đã
biết dựa vào thiên nhiên để lao động sản xuất làm ra của cải vật chất phục vụ
mình, đồng thời cịn sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo trong đó có
nghệ thuật múa rối. Đó là loại hình nghệ thuật có ở nhiều nước trên thế giới, mỗi
nước có tên gọi chung và tên gọi riêng cho từng loại rối. Ở Việt Nam, múa rối
ngày một phát triển và trở thành một loại hình sân khấu truyền thống được nhiều
người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi. Nghệ thuật múa rối có một vai trò
quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc và phát triển du
lịch. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa múa rối với nghệ thuật truyền thống, tầm
quan trọng của lĩnh vực này đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị cổ truyền
của dân tộc trong đời sống đương đại được thể hiện rất rõ. Vai trị của văn hóa

hết sức quan trọng đối với nền tảng và sự phát triển của một dân tộc; trong đó
nghệ thuật là một biểu hiện sinh động và sáng tạo, cũng như mang lại những
hiệu quả cao nhất trong việc phổ biến, lan tỏa những giá trị văn hóa nền tảng.
Nghệ thuật múa rối là một loại hình sân khấu dân gian, để hình thành nên nó là
sự tổng hịa của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: Âm nhạc, điêu khắc,
văn học… Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối chính là góp
phần bảo tồn và phát huy những giá trị của nhiều loại hình hình nghệ thuật dân
gian của dân tộc.
Việc sử dụng nghệ thuật múa rối lồng ghép trong các hoạt động của giáo
dục mầm non không chỉ thực hiện việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống
của dân tộc mà còn nâng cao các hoạt động, đổi mới phương pháp dạy và học
trong nhà trường. Quan trọng hơn, đưa nghệ thuật rối vào nhà trường sẽ kích
thích khả năng tư duy, giúp trẻ có được cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ, tạo cho
các em sự cảm nhận về tuổi thơ thần tiên. Những câu chuyện ngụ ngơn, chuyện
cố tích có tính giáo dục được trình bày qua các vở kịch múa rối luôn sinh động,
hài hước, có sự giao thoa giữa nghệ sĩ với khán giả, không khô cứng nên hấp
1


dẫn hơn. Từ đó trẻ cũng dễ tiếp thu hơn. Bản thân rối rất gần gũi với trẻ thơ, tạo
hình những con rối trong trường học cũng giống như những chú búp bê hay
những đồ chơi của trẻ, bởi vậy dễ kích thích trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, đồng
thời hình thành trong trẻ những mỹ cảm đầu đời. Những vở diễn tuy khơng nặng
tính chun nghiệp nhưng chính sự ngây thơ, hồn nhiên, đơn giản trong cách tạo
hình, cách biểu diễn theo kiểu vừa học, vừa chơi đã giúp bài học được trẻ tiếp
nhận rất tự nhiên. Bản thân tôi thấy việc sử dụng nghệ thuật rối vào các hoạt
động của trẻ 5-6 tuổi nhằm tăng sự chú ý, cảm hứng của trẻ, ngồi ra cịn có thể
giáo dục trẻ về mặt thẩm mĩ và đạo đức. Ngoài việc sử dụng trong các hoạt động
dạy ra trẻ cịn có thể tự làm và chơi với các con rối theo sáng tạo riêng của từng
trẻ.

Vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Sử dụng nghệ thuật rối
trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non ”. Với tôi đây là một
đề tài mới lạ, hấp dẫn, các giáo viên trên trường còn ít áp dụng nên tơi muốn đi
sâu vào tìm hiểu, khám phá và đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đưa
nghệ thuật múa rối vào các hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết liên quan đến việc sử dụng nghệ thuật rối
trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non.
2.2 Tìm hiểu thực trạng hiện nay về việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động
giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2.3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề xuất các biện pháp sử dụng nghệ thuật rối
trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non và tiến hành thực nghiệm
các biện pháp.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu : sử dụng nghệ thuật rối ở trường mầm non.
3.2 Đối tượng nghiên cứu : sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ
5-6 tuổi ở trường mầm non

2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo
dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng về việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt
động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Ban
4.3 Đề xuất các biện pháp sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 56 tuổi ở trường mầm non và thực nghiệm

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại trường Mầm non Hoa Ban.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp về việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non như : Biện pháp 1 : cho trẻ tự làm rối bằng các
vật liệu quen thuộc theo ý thích của trẻ ; Biện pháp 2 : tổ chức góc rối hấp dẫn
cho trẻ hoạt động ; Biện pháp 3 : tạo cơ hội để trẻ sử dụng rối trong các hoạt
động giáo dục là hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo
dục.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài tơi đã chọn, sử dụng các phương pháp
sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, thu thập tài liệu, sách báo, tạp chí… có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp hệ thống hóa các
vấn đề lý luận để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng Anket :
+ Sử dụng phiêú điều tra đối với giáo viên về việc sử dụng nghệ thuật rối
trong hoạt động giáo dục trẻ
- Phương pháp quan sát sư phạm :
+ Quan sát các hoạt động của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động

3


cho trẻ ở trường mầm non.
+ Quan sát hứng thú của trẻ khi sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động
giáo dục

- Phương pháp đàm thoại :
+ Trò chuyện, trao đổi với giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi sử
dụng nghệ thuật rối vào hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi
+ Trị chuyện với trẻ nhằm tìm hiểu sự tò mò, hứng thú của trẻ đối với nghệ
thuật múa rối.
- Phương pháp thực nghiệm :
Sử dụng các biện pháp đã được đề xuất vào nghệ thuật rối trong hoạt động
giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm xác thực tính hiệu quả, khả thi của
các biện pháp.
- Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng thức thống kê tốn học để xử lí số liệu.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo
dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương II : Thực trạng việc sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo
dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chương III : Đề xuất các biện pháp sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động
giáo dục trẻ 5-6 tuổi vào trường mầm non và thực nghiệm

4


B.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NGHỆ THUẬT RỐI
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở

TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Một số cơng trình nghiên cứu về rối đã được cơng bố trong và ngồi nước
Nghệ thuật múa rối nước, tác giả Tơ Sanh
Nhà xuất bản Văn hóa năm 1976. Nội dung về nghệ thuật múa rối nói
chung và nghệ thuật múa rối nước. Nguồn gốc lịch sử và q trình nghệ thuật
múa rối nước. Tính chất đặc điểm quan hệ của nghệ thuật múa rối nước và các
bộ môn nghệ thuật khác.
Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng
Nhà xuất bản Sân khấu năm 2005. Nội dung giới thiệu về lịch sử nghệ
thuật múa rối ở Việt Nam, nghệ thuật múa rối cổ truyền dân tộc, nghệ thuật múa
rối 1945-1995. Giới thiệu từ vựng về nghệ thuật múa rối, các thuật ngữ múa rối.
Nghệ thuật múa rối Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng
Nhà xuất bản Văn hóa năm 1974. Nội dung đại cương về nghệ thuật múa
rối. Vài nét về lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam. Nhìn qua nghệ thuật múa
rối truyền thống dân tộc, cơ sở rối truyền thống dân tộc.
Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, tác giả Hồng Chương (chủ biên),
Đồn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan Thanh Liêm.
Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin năm 2012. Nội dung : giới thiệu lịch sử,
mỹ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật máy móc điều khiển múa rối
nước, đồng thời nêu lên định hướng phát triển múa rối nước Việt Nam và vấn đề
bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam.
Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, tác giả Nguyễn Huy Hồng
Nhà xuất bản Sở Văn hóa và thơng tin Thái Bình năm 1987. Nội dung : vài
nét về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước : sân khấu, buồng trò, quân rối,

5


máy điều khiển, nghệ nhân, trị và tích trị, nhân vật, biểu diễn, âm nhạc. giới

thiệu 1 số hình ảnh múa rối nước cùng 3 phường hội tiêu biểu ở Thái Bình :
phường múa rối nước Nguyễn, Tuộc, múa rối thùng ở Đống.
Nghệ thuật múa rối Tày – Nùng, tác giả Nguyền Huy Hồng
Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin năm 2003. Nội dung : giới thiệu nghệ
thuật múa rối Tày- Nùng, cách tổ chức và tạo hình quân rối, mỹ thuật sân khấu,
cách điều khiển con rối,… và một số trò rối Tày- Nùng.
Rối nước = water puppets, tác giả Hữu Ngọc, Lady Borton
Nhà xuất bản Thế giới năm 2009. Nội dung : tìm hiểu nghệ thuật rối nước ở
Việt Nam. Sự bắt nguồn của rối nước, âm nhạc, các nét trạm trổ của con rối
truyền thống, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam múa rối nước, vai trị của chú
Tễu…
Một số cơng trình nghiên cứu dưới dạng luận văn Thạc sĩ văn hóa học,
nghệ thuật học, du lịch :
Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước cổ truyền làng Nguyễn ( Pham Trọng
Toàn năm 1997). Nghệ thuật múa rối nước làng Đống ( Nguyễn Văn Định năm
2007). Nghệ thuật múa rối nước ở Hà Nội ( Lê Hương Giang năm 2008). Hoạt
động của các phường rối nước ở châu thổ sơng Hồng – thực trạng và giải pháp
(Nguyễn Hồng Minh Vân năm 2011). Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ
thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du
lịch ( Trần Thị Minh năm 2012)… và nhiều cơng trình nghiên cứu khác.
Chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu về sử dụng nghệ
thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, chính vì vậy
tơi quyết định chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp sử dụng nghệ thuật rối trong hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Lý luận về nghệ thuật rối Việt Nam
1.2.1.1 Khái niệm nghệ thuật rối
Có nhiều quan điểm về nghệ thuật rối nhưng nhìn chung có thể đưa ra một
6



số nhận định cơ bản về nghệ thuật rối như sau:
- Bắt nguồn từ những trò chơi ngẫu nhiên, tự phát đến có chủ định, truyền
cảm.
- Con rối là nhân vật chính nhưng phụ thuộc vào sự phối hợp giữa nghệ
thuật điêu khắc, kỹ thuật lắp ráp, dàn dựng sân khấu và nghệ thuật điều khiển
con rối.
- Có khả năng tập trung, quy tụ nhiều loại hình nghệ thuật (điêu khắc, hội
họa, chèo, tuồng, ca trù, quan họ…)
- Phụ thuộc chủ yếu vào tài điều khiển của diễn viên điều khiển con rối.
Từ tất cả câc nhận định trên, theo Tơ Sanh: “Múa rối là loại hình nghệ
thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ; trong đó sự phối hợp
giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật, điều khiển con rối là phương tiện
chủ yếu. Nó có khả năng tập trung nhiều hình thức nghệ thuật sân khấu
khác.Múa rối có nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là nhân
vật rối là trung tâm, người diễn viên điều khiển được che giấu kín. Sân khấu cần
phù hợp với kích thước của cả người và rối. Múa rối chủ yếu dùng tài năng của
người diễn viên điều khiển con rối”
Múa rối có mặt trong hầu hết xã hội loài người như là dạng giải trí, trình
diễn và trong lễ nghi, lễ hội. Múa rối là một loại hình văn hố truyền thống gắn
bó chặt chẽ với cuộc sống tinh thần từ lâu đời của nhân dân Việt Nam. Tuy gặp
nhiều dạng hoạt động của loại hình này ở khắp mọi miền đất nước nhưng tập
trung, hoàn thiện, phổ cập hơn cả là ở vùng trung du và đồng bằng phía Bắc. Ở
đây nghệ thuật rối đã phát triển đa dạng, phong phú. Từ ngữ rối đã quen thuộc
trong ngôn ngữ giao tiếp và thơ văn, thành tên gọi riêng của làng (làng rối ở
ý Yên, Nam Định), của chùa (chùa rối ở Phú Xuyên, Hà Tây), của ao (ao rối ở
nhiều nơi)...
1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật rối
Rối là một loại hình văn hố truyền thống gắn bó chặt chẽ với cuộc sống
tinh thần từ lâu đời của nhân dân Việt Nam. Tuy có nhiều dạng hoạt động của

7


loại hình này ở khắp mọi liền đất nước, nhưng tập trung, hoàn thiện, phổ cập
hơn cả ở vùng trung du và đồng bằng phía Bắc. Ở đây nghệ thuật rối đã phát
triển đa dạng, phong phú. Từ ngữ rốí trong ngôn ngữ giao tiếp và thơ văn, thành
tên gọi riêng của làng (làng rối ở ý Yên, Nam Định), của chùa (chùa rối ở Phú
Xuyên, Hà Tây), của ao (ao rối ở nhiều nơi)… Từ bao đời nay trò “leo dây, múa
rối” là nguồn vui chơi giải trí rất hấp dẫn bà con xa gần trẩy hội đình chùa làng
xã. Lòng mến yêu nghệ thuật này được thể hiện bằng thành ngữ, ca dao, dân ca,
bằng văn thơ, … Trị rối xưa gắn bó sâu xa với lễ nghi phong tục. Ngày hội làng
Đông An (Hưng Yên) diễn lại sự tích ơng Đùng, bà Đà bằng hai qn rối lớn
(thân đan bằng nan tre hoặc nứa, mặt phết giấy, quần áo giấy mầu), rước quanh
làng và làm động tác tỏ sự vui mừng. Loại quân rối này ở hội đền Bà Chúa Muối
(Thái Bình) lại dùng nong đan làm mặt, sào tre làm thân và buồm thuyền làm
quần áo diễu hành như một lễ tiết. Tượng Lý Thần Tông thờ ở chùa Thầy (Hà
Tây) và tượng tháng Linh Lang thờ ở đền làng Hà Cầu (Hải Phòng), đều được
tạc các bộ phận cơ thể bằng gỗ rời nhau, rồi chắp lại có khớp lỏng để làm cử
động được, như kiểu con rối dây. Ngoài đồng ruộng, nương rẫy, nhiều bù nhìn
đứng ngày đêm xua chim, đuổi chuột đến phá hoại hoa màu. Rằm tháng Bảy,
Tết xá tội vong nhân hàng năm, nhân dân thường đốt nhiều quân rối vàng mã
cho người chết. Tết Trung Thu, Rằm tháng Tám, dành cho trẻ em nhiều quân
rối đồ chơi + con thú . Trò múa Rồng, múa Lân, múa Tứ Linh, múa ông Địa …
là những trò hấp dẫn của hội hè đình đám. Ở đồng bào dân tộc ít người, cịn tồn
tại nhiều điệu múa đột lốt, múa hố trang hình chim gắn với tín ngưỡng vật tổ
như múa chim cơng (dân tộc Thái Đen), múa hạc ( DT Tày), múa chim phượng
hoàng ( DT Dao), múa chim câu ( DT Cao Lan), múa chim Grư (DT Êđê ), Kiểu
“tượng quân rối” cũng thấy dùng trong lễ nghi thờ cúng của đồng bào La Chí,
Lơ Lơ, …
Ngay từ đầu thời Lý (1010 – 1225) đã có quân rối nam, quân rối nữ bằng

gỗ, bằng sắt múa may, đánh trống, đánh chuông. Nhưng thú vị hơn là lúc nào
quân rối nước cũng có mặt và hoạt động sơi nổi. Qn rối nước rùa vàng phun
8


nước (kim ngao) khá lớn đã xuất hiện trong sóng nước sông Lô (sông Hồng),
được mô tả như sau : …”Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập
dờn, phơi mai vàng để lộ bốn chân, dưới dòng sơng lờ lững. Liếc mắt nhìn bờ,
hé mơi phun bến. Ngửa trông mũ miện nhà vua, cúi xét bầu trời lồng lộng, trông
vách dựng cheo leo, dạo nhà Thiều réo rắt …” Rồi trên lưng rùa vàng từ cửa
động mở ra, các quân rối cạn sắm vai nàng tiên xuất hiện múa khúc “gió về”, hát
bài “ca vận tốt”, chim quý từng đàn ca múa, hươu lành từng bầy nhảy nhót,…
- Hiện nay, với góc nhìn tạo hình có thể nói con rối có những đặc điểm như
sau: Về thành phần; có cả thần linh, linh vật, anh hùng dân tộc, cảnh tăng gia sản
xuất ở nông thôn. Màu sắc,trước kia thường dùng màu đỏ, màu hồng diện, màu
đen, vàng dòng..., còn hiện nay màu sử dụng theo kỹ thuật cho phép, kỹ thuật
điều khiển phức tạp hơn. Kích thước con rối vẫn tuân thủ tính khái quát như
trước. Về cách tạo tác, con rối từ đầu đến thân được tạc liền trên một khúc gỗ,
chân, tay được gắn vào thân bằng những cái chốt bằng gỗ.Chính vì lẽ đó nên các
động tác con rối cử động khó khăn, điều đó tạo cho rối trở nên ngây ngơ hơn,
song đó là điều khiến người xem thích thú. Trang phục con rối hầu hết bó sát
vào người vì tạc liền trên một khúc gỗ, ranh giới phân biệt là màu sắc.Nhìn
chung con rối tươi vui, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, hóm hỉnh và hài hước. Tạo hình
con rối đã góp phần khẳng định thêm về bản sắc dân tộc của nghệ thuật múa rối.
Trong thời gian gần đây, một số đơn vị nghệ thuật đã khơng ngừng đổi mới
tồn diện, từ việc hiện đại hóa cơng tác tổ chức hành chính cho tới nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa nghệ thuật để phục vụ và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày
càng cao của đông đảo công chúng. Vào những ngày lễ lớn như: Quốc tế thiếu
nhi 1/ 6, đón Giáng sinh, mừng năm mới, Nhà hát múa rối Thăng Long đã xây
dựng nhiều chương trình với nội dung phong phú, sâu sắc. Đặc biệt chương trình

dành cho thiếu nhi tập trung khai thác các nhân vật trong truyện cổ tích, xây
dựng những cơng chúa, hồng tử, các siêu anh hùng hay các loài động vật với
một màu sắc mới, một hơi thở mới thông qua nghệ thuật múa rối, dàn dựng theo
phong cách hiện đại. Thơng qua đó, khán giả, đặc biệt là các em thiếu nhi sẽ có
thêm những cách tiếp cận văn hóa mới, giúp người xem tích lũy thêm nhiều kiến
thức và có cái nhìn sâu sắc hơn về những giá trị truyền thống đầy nhân bản
9


nhưng rất đỗi bình dị.
Trong những năm qua, khơng chỉ khơng ngừng bảo tồn và gìn giữ nghệ
thuật múa rối, Nhà hát Múa rối Việt Nam là đơn vị đi đầu trong việc kết hợp
hoạt động biểu diễn múa rối với du lịch. Qua đó, góp phần lan tỏa nghệ thuật
múa rối rộng rãi tới không chỉ người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ mà còn
cả bạn bè, du khách quốc tế.
1.2.1.3. Các loại hình của nghệ thuật rối
- Nghệ thuật Rối dân gian Việt Nam gồm có: rối cạn và rối nước.
a. Rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: Rối tay, rối que, rối dây, rối
bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt... phần lớn các tích trị thường sử dụng các
làn điệu chèo, ca trù, tuồng, nhạc cung đình...
 Rối tay: Ít dùng trên sân khấu, còn gặp nhiều trong trò nghi lễ chùa chiền.
Rối tay thường được chế tạo đầu bằng gỗ, mình khâu vải (khơng tay), khi điều
khiển nghệ nhân lồng bàn tay vào trong lòng khoét rỗng của đầu hoặc cầm một
đoạn cán nối dài cổ.

Hình ảnh rối tay
 Rối que: Rất phổ biến, nhỏ cỡ 30-35 cm. Đầu tạc liền với mình bằng gỗ,

10



gồm cả tóc, tai, khăn, mũ, bàn tay bằng gỗ gọt liền cổ tay hoặc rời. Điều khiển
bằng que tre, que sắt cắm vào mình và cổ tay luồn trong áo. Khơng có chân, cần
tạc thêm đính ngồi. Cũng có nơi, có qn tạo hình cỡ lớn, kiểu hình nhân, đầu
mình đan bằng nan dùng diễn thờ, xong đem đốt. Đặc biệt đồng bào Bana tạc
hình nhân khá lớn bằng gỗ dùng trong lễ bỏ mả và sau lễ bỏ lại trong nhà
mồ.Trên sân khấu, nhiều quân rối dùng thêm dây mềm điều khiển phối hợp với
rối que.

Hình ảnh rối que
 Rối máy: Rất thông dụng cả trong đồ chơi, trị chơi và sân khấu. Tồn
thân được tạc bằng gỗ riêng từng bộ phận, nối với nhau bằng khớp lỏng.
Thường dùng sơn vẽ mầu thay trang phục vải. Điều khiển bằng que, dây. Nhiều
quân là trò riêng. Dùng xen với rối tay, rối que. Chuyên dùng trong rối nước, đồ
chơi trẻ em, rối diều, rối gió, rối pháo.
 Rối dây : Chỉ thấy xuất hiện ở vùng biên giới Cao Bằng với tên Mộc thầu
hí, Slương pấtlạp, đầu rối bằng gỗ, mình nan đan, bàn tay gỗ, bàn máy điều
11


khiển bằng tre, dây tơ, dây gai mềm, khơng có chân. Rối dùng để diễn trị và tích
trị. Sân khấu thường dựng trên chòi làm sẵn ở các chợ, sòng bạc, …

Hình ảnh rối dây
 Rối bóng: Mới phát hiện, xưa có ở tỉnh Kiên giang, có thể từ Campuchia
truyền sang.

Hình ảnh rối bóng
12



 Rối mặt nạ: Mặt nạ được làm bằng giấy bồi, xốp, gỗ… được sơn vẽ theo
tạo hình nhân vật, khi diễn có thể dùng tay điều khiển, hoặc đeo lên đầu người
diễn.

Hình ảnh rối mặt nạ
 Rối lốt: Mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, thường là người
mặc lốt nhân vật để biểu diễn.

Hình ảnh múa rối lốt
13




Rối tạp dề : Rối được sử dụng chủ yếu trong giáo dục cho trẻ mầm non.

- Ở Việt Nam, nhân vật trên sân khấu rối rất phong phú, là những nhân vật
trong các truyện cổ tích , thần thoại như Lý Thông, Thạch Sanh, Sơn Tinh, Thuỷ
Tinh, Phù Đổng, … đến các nhân vật hiện đại như Cu Tý, bé Rồng, Anh bộ đội
kéo pháo,… Hơn nữa trên sân khấu múa rối những loài động vật, cây cối, nhà
cửa, vật dụng… đều có thể trở thành nhân vật có đời sống sinh động và phong
phú. Có thể nói sân khấu rối “chấp nhận” mọi sự tưởng tượng phong phú. Các
con rối đã biến sự tưởng tượng thành “hiện thực”, khơng có biên giới ngăn cách
cái thật và cái giả, … vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là
“Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ”.
b. Rối nước : đặc biệt trong sự đa dạng, phong phú của nghệ thuật rối thế
giới, Việt Nam là nước duy nhất có Rối nước. Rối nước đã góp phần làm giàu

14



thêm vốn nghệ thuật truyền thống và là niềm tự hào của văn hóa dân tộc.

Hình ảnh biểu diễn rối nước
 Trong xã hội hiện đại hôm nay, múa rối nước khơng cịn q xa lạ với
quảng đại quần chúng trong nước và trên thế giới. Có lẽ thời gian là một trong
những nhân tố giúp múa rối nước định hình, khẳng định và phát triển, được xếp
hạng là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền
thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam.
 Thực tế cho thấy, do điều kiện tự nhiên và công việc của nhà nông, có thể
nói rằng: Múa rối nước được xây đắp hình thành từ tâm tư, tình cảm của người
dân lao động, nó tái hiện cuộc sống và ước vọng của thời đại. Trước kia rối nước
chỉ diễn ngoài trời, sân khấu gắn bó, hịa quyện với thiên nhiên, trong khơng
gian mênh mơng, trời, đất và nước có cây xanh, mây, gió, lửa, có khói mờ
vương tỏa, ẩn hiện mái đình uốn cong và màu ngói đỏ, quả là một sự hịa quyện
độc đáo giữa thiên nhiên và con người. Ngày nay, múa rối nước Việt Nam,
không chỉ bảo tồn mà đã được khai thác sâu, rộng hơn. Hiện nay, cả nước có 18
phường rối nghiệp dư và 5 nhà hát, đồn múa rối chuyên nghiệp. Hoạt động của
các phường rối phần lớn vẫn theo hình thức phục vụ hội hè, đình đám..., các

15


thành viên tham gia chủ yếu là nông dân trong làng, xã. Có phường các thành
viên là ơng bà, cha mẹ, vợ chồng con cái dâu rể cùng trong một gia đình. Một số
phường rối cũng đã xuất ngoại biểu diễn. Năm 1984, Nhà hát Múa rối
Việt Nam chọn lọc một số trị, nâng cao và dàn dựng chương trình rối cổ, biểu
diễn phục vụ đông đảo khán giả trong nước, quốc tế. Trong những năm gần
đây, múa rối Việt Nam đã mạnh dạn thể nghiệm một số vở diễn với hình thức

kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để đáp ứng và phù hợp với tiến độ phát
triển của xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nói đến nghệ thuật múa rối trước hết phải
nói đến nghệ thuật tạo hình. Chúng ta phải thừa nhận một điều: Khơng có tạo
hình con rối thì khơng có biểu diễn múa rối. Nhân vật rối mang tính ước lệ,
tượng trưng, việc đầu tư sáng tạo ngay từ khâu đầu tiên, đó là cái khó đồng thời
cũng là đặc thù riêng của múa rối. Nó khơng theo một khn mẫu nào, mà phải
trên cơ sở kịch bản để thực thi. Riêng với múa rối nước, tạo hình nhân vật được
kết hợp hài hòa hai yếu tố: Nghệ thuật điêu khắc dân gian và nghệ thuật điêu
khắc Cung Đình. Mặc dù có rất nhiều thành phần tham gia nhưng riêng tạo
hình rối nước có chung một quan điểm đó là: Tính cách nhân vật rõ nét, có chất
rối (ngây ngơ, ngộ nghĩnh) thích hợp với nước.
 Múa rối nước thực sự đã gây tiếng vang và góp phần khơng nhỏ trong
việc nâng cao sự hiểu biết và uy tín cho nền văn hóa dân gian - dân tộc
Việt Nam. Phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, múa rối nước Việt
Nam trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở vốn cổ, những người
yêu nghệ thuật múa rối đã và đang nghiên cứu, đổi mới phương thức dàn dựng
và nội dung, phong phú hơn, đa dạng hơn cho nghệ thuật múa rối.
1.2.1.4. Đặc trưng của nghệ thuật rối Việt Nam
Múa rối là nghệ thuật tạo hình khơng gian, biểu cảm thông qua ngôn ngữ
hành động con rối. Múa rối giống như âm nhạc, xiếc có đặc tính dân tộc và quốc
tế, tồn tại dưới nhiều hình thức trình diễn rối dây, rối que, rối bóng… chia thành
hai loại: rối cạn, rối nước.
Theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, múa rối ra đời từ thời xây
16


×