Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu bào chế cao chuẩn hóa từ cây rau đắng đất (glinus oppositifolius (l ) aug dc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.73 MB, 159 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ TÂM NGUYÊN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO CHUẨN HÓA
TỪ CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC)

Luận văn Thạc sĩ Dược học

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ TÂM NGUYÊN



NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO CHUẨN HÓA
TỪ CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC)

Ngành : Công nghệ Dược phẩm và Bào chế Thuốc
Mã số : 8720202
Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VINH
TS. LÊ THỊ THU CÚC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Trần Thị Tâm Ngun

.



.

iv

BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Dược học – Năm học 2017 – 2019
“NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CAO CHUẨN HÓA
TỪ CÂY RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC)”
TRẦN THỊ TÂM NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Vinh
TS. Lê Thị Thu Cúc
Đặt vấn đề
Rau đắng đất là dược liệu thuộc họ Rau đắng đất được chứng minh có tác dụng hạ đường
huyết. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay chưa có chế phẩm hỗ trợ hạ đường huyết chứa
Rau đắng đất, do đó việc nghiên cứu bào chế chế phẩm này là nhu cầu cần thiết và có
tiềm năng. Để nâng cao và ổn định chất lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, việc
chuẩn hóa chất lượng cao dược liệu là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình
bày kết quả bào chế cao chuẩn hóa Rau đắng đất với hàm lượng chất có hoạt tính cao và
tiêu chuẩn hóa chất lượng cho cao.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: Dược liệu Rau đắng đất và cao Rau đắng đất do Công ty cổ phần BV Pharma
cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu: (1) Kiểm tra chất lượng dược liệu Rau đắng đất theo DĐVN
V. (2) Xây dựng và thẩm định A. Quy trình định lượng vicenin-2 và vitexin và B. Quy
trình định lượng saponin triterpen trong cao khơ Rau đắng đất. (3) Bào chế cao Rau đắng
đất chuẩn hóa. (4) Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cao khơ Rau đắng đất. (5) Xác
định độc tính cấp của cao.
Kết quả nghiên cứu
(1) Dược liệu Rau đắng đất đạt yêu cầu chất lượng theo DĐVN V. (2) Đã xây dựng và

thẩm định quy trình định lượng vicenin-2 và vitexin và quy trình định lượng saponin
triterpen trong cao khơ Rau đắng đất. (3) Cao khơ Rau đắng đất chuẩn hóa được bào chế
bằng phương pháp đun hồi lưu với dung môi ethanol 90%, thực hiện chiết 2 lần với mỗi
lần 140 phút, tỉ lệ dược liệu : dung môi là 1 : 13. (4) Tiêu chuẩn chất lượng của cao gồm
các chỉ tiêu: cảm quan, mất khối lượng do làm khơ, định tính, định lượng, kim loại nặng
và giới hạn nhiễm khuẩn. (5) Cao thu được có LD50 = 11,72 g/kg.
Kết luận
Đã nghiên cứu quy trình bào chế cao khơ Rau đắng đất chuẩn hóa bằng phương pháp
đun hồi lưu với ethanol 90%. Cao được quy định hàm lượng vicenin-2 từ 2,2 – 2,7%,
hàm lượng vitexin từ 0,4 – 0,5%, hàm lượng saponin triterpen toàn phần từ 22,2 – 27,1%.

.


.

v

BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH
Final essay for the degree as a Master of Pharmacy – Year 2017–2019
“A STUDY OF PROCEDURE FOR PREPARATION A STANDARDISED
EXTRACT FROM GLINUS OPPOSITIFOLIUS (L.) AUG. DC”
TRAN THI TAM NGUYEN
Supervisor: Assoc. Prof. PharmD. Nguyen Ngoc Vinh
PharmD. Le Thi Thu Cuc
Introduction
Glinus oppositifolius is a medicine plant belonging to Molluginaceae family and is
proved to decrease blood sugar level. However, there is no product containing Glinus
oppositifolius for blood sugar level decrease on the market, so it is necessary and
potential that the above products would be studied and prepared. The standardization of

the extracts is necessary to improve and stabilize the product quality. According to this
issue, a study of procedure for preparation a standardised extract from Glinus
oppositifolius is conducted.
Materials and methods
Materials: Glinus oppositifolius herbal and extract were provided by BV Pharma Co.
Methods: (1) Test the quality of the Glinus oppositifolius herbal as per Vietnamese
Pharmacopoeia. (2) Establish and validate the assay of A. vicenin-2 and vitexin and B.
total saponin triterpene in Glinus oppositifolius dried extract. (3) Identify the conditions
to prepare the standardised dried extract containing Glinus oppositifolius. (4) Establish
the specification of the standardised dried extract containing Glinus oppositifolius. (5)
Evaluate the acute oral toxicity of the extract.
Results
(1) Glinus oppositifolius herbal complied with the requirements of the specifications as
per VNP. (2) The assays of vicenin-2 and vitexin and total saponin triterpene in Glinus
oppositifolius dried extract were established and validated. (3) The standardised dried
extract was prepared with ethanol 90% using reflux extraction method and other
conditions of 1:13 material ratio for 140 minutes extraction duration in two cycles of
extractions. (4) The specifications include appearance, loss on drying, identification,
assay, heavy metals and microbial contamination. (5) The LD50 value was 11.72 kg.g-1.
Conclusions
The preparation of standardised dried extract containing Glinus oppositifolius was
established with ethanol 90% using reflux extraction method. The vicenin-2, vitexin and
total saponin triterpene content were 2.2 – 2.7%, 0.4 – 0.5% and 22.2 – 27.1%,
respectively.

.


.


vi

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1.

Cây Rau đắng đất ............................................................................................... 3

1.1.1.

Danh pháp và vị trí phân loại .............................................................................. 3

1.1.2.

Nguồn gốc, phân bố, thu hái ............................................................................... 4

1.1.3.

Sinh thái .............................................................................................................. 4

1.1.4.

Mơ tả ................................................................................................................... 4


1.1.5.

Thành phần hóa học ............................................................................................ 4

1.1.6.

Tác dụng dược lý – Công dụng ........................................................................... 7

1.1.7.

Các chế phẩm trên thị trường chứa Rau đắng đất ............................................. 10

1.2.

Chiết xuất dược liệu và điều chế cao thuốc ................................................... 11

1.2.1.

Một số phương pháp chung về chiết xuất dược liệu ......................................... 11

1.2.2.

Cao thuốc .......................................................................................................... 11

1.2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế cao thuốc .................................. 12

1.2.4.


Một số nghiên cứu về chiết xuất hợp chất flavonoid và saponin trong dược liệu

và điều chế cao thuốc ..................................................................................................... 13

.


.
vii

1.3.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của cao thuốc ............................................ 15

1.3.1.

Nội dung tiêu chuẩn chất lượng của cao thuốc ................................................. 15

1.3.2.

Một số nghiên cứu về quy trình định lượng flavonoid và saponin trong Rau đắng

đất và một số dược liệu khác .......................................................................................... 15
CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1.

Đối tượng nghiên cứu, chất đối chiếu, dung mơi hóa chất và thiết bị ......... 18

2.1.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 18

2.1.2.

Chất đối chiếu, dung môi, thuốc thử, trang thiết bị, dụng cụ ........................... 18

2.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 19

2.2.1.

Kiểm tra chất lượng dược liệu Rau đắng đất .................................................... 19

2.2.2.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời vicenin-2 và vitexin

trong cao Rau đắng đất ................................................................................................... 21
2.2.3.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng saponin triterpen toàn phần (STP)

trong cao dược liệu ......................................................................................................... 24
2.2.4.

Điều chế cao khơ Rau đắng đất chuẩn hóa ....................................................... 28

2.2.5.


Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cao khô Rau đắng đất............................. 33

2.2.6.

Xác định độc tính cấp của cao Rau đắng đất .................................................... 35

CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 37
3.1.

Kiểm tra chất lượng dược liệu Rau đắng đất ................................................ 37

3.1.1.

Mô tả ................................................................................................................. 37

3.1.2.

Bột ..................................................................................................................... 37

3.1.3.

Vi phẫu .............................................................................................................. 39

3.1.4.

Định tính ........................................................................................................... 40

.



.
viii

3.1.5.

Độ ẩm ................................................................................................................ 41

3.1.6.

Tro toàn phần .................................................................................................... 41

3.1.7.

Tạp chất ............................................................................................................. 41

3.1.8.

Chất chiết được trong dược liệu ........................................................................ 41

3.2.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời vicenin-2 và vitexin

trong cao dược liệu Rau đắng đất ............................................................................... 42
3.2.1.

Xây dựng quy trình định lượng ......................................................................... 42

3.2.2.


Thẩm định quy trình phân tích .......................................................................... 44

3.2.3.

Quy trình định lượng vicenin-2 và vitexin đã thẩm định .................................. 49

3.3.

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng saponin triterpen toàn phần

trong cao dược liệu ....................................................................................................... 50
3.3.1.

Xác định bước sóng hấp thu cực đại ................................................................. 50

3.3.2.

Xác định lượng thuốc thử ................................................................................. 51

3.3.3.

Xác định thời gian ủ .......................................................................................... 51

3.3.4.

Thẩm định quy trình phân tích .......................................................................... 52

3.3.5.

Quy trình định lượng STP đã thẩm định ........................................................... 55


3.4.

Điều chế cao khơ Rau đắng đất chuẩn hóa .................................................... 56

3.4.1.

Xác định quy trình làm khơ dịch chiết .............................................................. 56

3.4.2.

Quy trình điều chế cao khô để thực hiện các bước khảo sát ............................. 56

3.4.3.

Khảo sát nồng độ dung môi chiết ..................................................................... 56

3.4.4.

Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................. 59

3.4.5.

Khảo sát kích thước dược liệu .......................................................................... 60

.


.


ix

3.4.6.

Khảo sát tỉ lệ dược liệu : dung môi ................................................................... 60

3.4.7.

Khảo sát số lần chiết ......................................................................................... 61

3.4.8.

Khảo sát thời gian chiết..................................................................................... 63

3.4.9.

Khảo sát điều kiện phù hợp để điều chế cao dược liệu Rau đắng đất .............. 63

3.5.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cao dược liệu Rau đắng đất .............. 65

3.5.1.

Kiểm tra chất lượng 3 lô cao dược liệu ............................................................. 65

3.5.2.

Tiêu chuẩn cơ sở cao dược liệu Rau đắng đất .................................................. 67


3.6.

Xác định độc tính cấp của cao dược liệu ........................................................ 68

3.6.1.

Tiến hành ........................................................................................................... 68

3.6.2.

Kết quả .............................................................................................................. 68

CHƯƠNG 4 . BÀN LUẬN ........................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 80

.


.

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.

Từ viết tắt
As

AOAC

3.
4.
5.
6.

DĐVN V
DPPH
HL%
HPLC

7.

HPTLC

8.

RSD

9.
10.
11.
12.
13.

Rs
S/N
STP
Spic

tR

Từ nguyên
Symmetry factor

High performance liquid
chromatography
High performance thin
layer chromatography
Relative standard
deviation
Resolution
Signal/Noise

Retention time

.

Ý nghĩa
Hệ số bất đối
Hiệp hội các nhà hóa học phân
tích chính thức
Dược điển Việt Nam V
2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
Hàm lượng %
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
Độ lệch chuẩn tương đối
Độ phân giải
Tỉ lệ tín hiệu/nhiễu

Saponin triterpen tồn phần
Diện tích pic
Thời gian lưu


.

xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây Rau đắng đất ............................................................................................. 3
Hình 1.2. Một số flavonoid trong cây Rau đắng đất ........................................................ 5
Hình 1.3. Một số saponin triterpen trong cây Rau đắng đất ............................................ 6
Hình 1.4. Một số steroid trong cây Rau đắng đất ............................................................ 7
Hình 1.5. Một số chế phẩm chứa Rau đắng đất trên thị trường ..................................... 11
Hình 1.6. Quy trình điều chế cao thuốc và các yếu tố ảnh hưởng ................................. 13
Hình 3.1. Hình thái cây Rau đắng đất ............................................................................ 37
Hình 3.2. Các cấu tử trong bột dược liệu ....................................................................... 38
Hình 3.3. Vi phẫu lá cây Rau đắng đất .......................................................................... 39
Hình 3.4. Vi phẫu rễ cây Rau đắng đất .......................................................................... 39
Hình 3.5. Vi phẫu thân cây Rau đắng đất ...................................................................... 40
Hình 3.6. Kết quả định tính dược liệu theo DĐVN V ................................................... 40
Hình 3.7. Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn trong khảo sát chương trình rửa giải. .......... 42
Hình 3.8. Sắc ký đồ giãn rộng của mẫu thử trong khảo sát chương trình rửa giải. ....... 43
Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu trắng ....................................................................................... 45
Hình 3.10. Sắc ký đồ dung dịch chuẩn .......................................................................... 45
Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu thử ........................................................................................ 45
Hình 3.12. Sắc ký đồ mẫu thử thêm chuẩn .................................................................... 45
Hình 3.13. Độ tinh khiết pic của vicenin-2 (A) và vitexin (B) trên sắc ký đồ của mẫu thử
........................................................................................................................................ 46

Hình 3.14. Đồ thị biểu hiện mối liên quan giữa nồng độ hoạt chất (µg/ml) với Spic ..... 47
Hình 3.15. Bước sóng hấp thu cực đại của dung dịch chuẩn và mẫu thử ...................... 50
Hình 3.16. Đồ thị biểu thị mối tương quan giữa nồng độ saponin (µg/ml) và độ hấp thu
........................................................................................................................................ 53
Hình 3.17. Kết quả định tính của cao Rau đắng đất....................................................... 66
Hình 3.18. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ chết (%) theo liều dùng ............................................. 70

.


.
xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục chất đối chiếu, dung môi, thuốc thử ............................................. 18
Bảng 2.2. Danh mục trang thiết bị, dụng cụ .................................................................. 18
Bảng 2.3. Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn acid oleanolic ............................................... 24
Bảng 2.4. Mơ hình thực nghiệm khảo sát lượng thuốc thử ............................................ 25
Bảng 2.5. Mô hình thực nghiệm khảo sát thời gian ủ mẫu thử ...................................... 26
Bảng 2.6. Mơ hình thực nghiệm khảo sát nồng độ dung mơi chiết ............................... 29
Bảng 2.7. Mơ hình thực nghiệm khảo sát phương pháp chiết ....................................... 30
Bảng 2.8. Mô hình thực nghiệm khảo sát kích thước dược liệu .................................... 30
Bảng 2.9. Mơ hình thực nghiệm khảo sát tỉ lệ DL:DM ................................................. 31
Bảng 2.10. Mơ hình thực nghiệm khảo sát số lần chiết ................................................. 31
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu .......................................................... 41
Bảng 3.2. Kết quả xác định tro toàn phần của dược liệu ............................................... 41
Bảng 3.3. Kết quả xác định tạp chất của dược liệu ........................................................ 41
Bảng 3.4. Kết quả xác định chất chiết được trong dược liệu ......................................... 41
Bảng 3.5. Chương trình gradient pha động của quy trình định lượng ........................... 42
Bảng 3.6. Kết quả các thông số sắc ký của dung dịch chuẩn ........................................ 42

Bảng 3.7. Kết quả các thông số sắc ký của mẫu thử ...................................................... 43
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của dung dịch chuẩn ................. 44
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của mẫu thử .............................. 44
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu ..................................................................... 45
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của dãy dung dịch hỗn hợp chuẩn ........... 46
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ chính xác ..................................................................... 47
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ đúng của vicenin-2 ...................................................... 48
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ đúng của vitexin .......................................................... 48
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát lượng thuốc thử ................................................................ 51
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát thời gian ủ ........................................................................ 52

.


.
xiii

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của quy trình định lượng STP 52
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của quy trình định lượng STP ................. 53
Bảng 3.19. Kết quả khảo sát độ chính xác của quy trình định lượng STP .................... 54
Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độ đúng của quy trình định lượng STP ............................ 54
Bảng 3.21. Kết quả xác định quy trình làm khơ dịch chiết ............................................ 56
Bảng 3.22. Kết quả trong khảo sát sơ bộ dung môi chiết .............................................. 57
Bảng 3.23. Mơ hình thực nghiệm khảo sát ethanol 80% và ethanol 96% ..................... 58
Bảng 3.24. Kết quả khảo sát ethanol 80% và ethanol 90% ........................................... 58
Bảng 3.25. Kết quả khảo sát phương pháp chiết............................................................ 59
Bảng 3.26. Kết quả khảo sát kích thước dược liệu ........................................................ 60
Bảng 3.27. Kết quả khảo sát tỉ lệ DL:DM ..................................................................... 61
Bảng 3.28. Kết quả khảo sát số lần chiết ....................................................................... 62
Bảng 3.29. Đặt kế hoạch thử nghiệm ............................................................................. 63

Bảng 3.30. Các yếu tố khảo sát và khoảng biến đổi ...................................................... 63
Bảng 3.31. Ma trận bố trí thử nghiệm và kết quả .......................................................... 64
Bảng 3.32. Kết quả thí nghiệm ở mức cơ bản ................................................................ 64
Bảng 3.33. Kết quả thí nghiệm tiến đến vùng gần dừng ................................................ 65
Bảng 3.34. Điều kiện phù hợp nhất để điều chế dịch chiết ............................................ 65
Bảng 3.35. Lượng cao thu được ..................................................................................... 66
Bảng 3.36. Cảm quan ..................................................................................................... 66
Bảng 3.37. Mất khối lượng do làm khơ ......................................................................... 66
Bảng 3.38. Định tính ...................................................................................................... 66
Bảng 3.39. Định lượng saponin triterpen toàn phần ...................................................... 66
Bảng 3.40. Định lượng vicenin-2 và vitexin .................................................................. 67
Bảng 3.41. Kim loại nặng .............................................................................................. 67
Bảng 3.42. Mơ tả tình trạng chuột ở các lơ trong vịng 3 ngày...................................... 69
Bảng 3.43. Mơ tả thể trọng chuột ở các lơ trong vịng 07 ngày ..................................... 69

.


.
xiv

Bảng 3.44. Kết quả thử độc tính cấp .............................................................................. 69

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khảo sát hàm lượng hoạt chất theo nồng độ ethanol ................................ 57
Biểu đồ 3.2. Khảo sát hàm lượng hoạt chất theo ethanol 80% và 90% ......................... 58
Biểu đồ 3.3. Khảo sát hàm lượng hoạt chất theo tỉ lệ DL:DM ...................................... 61
Biểu đồ 3.4. Lượng hoạt chất thu được theo số lần chiết............................................... 62

.



.

1
MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng ở Việt Nam cũng
như trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016, ước tính khoảng 1,6 triệu
người tử vong do đái tháo đường và đây cũng là căn bệnh đứng thứ 7 trên thế giới dẫn
đến tử vong [46]. Do đó, thuốc điều trị đái tháo đường khơng ngừng được nghiên cứu và
phát triển, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu do người dân có xu hướng sử dụng
các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc tân
dược.
Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của dược
liệu. Vì vậy, việc nghiên cứu bào chế thuốc có nguồn gốc tự nhiên là một nhu cầu cần
thiết và có tiềm năng.
Để nâng cao chất lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, việc nâng cao chất lượng của
dược liệu và cao dược liệu là cần thiết. Việc sử dụng cao dược liệu được chuẩn hóa để
bào chế thành phẩm thuốc giúp việc sản xuất thuốc ổn định, đồng thời giúp ổn định và
nâng cao chất lượng thuốc.
Cây Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC) là dược liệu có nhiều giá trị do
có chứa nhiều nhóm chất có hoạt tính. Trong cây Rau đắng đất có chứa nhiều flavonoid
và saponin triterpen, là các nhóm chất có tiềm năng trong việc phịng ngừa và hỗ trợ điều
trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh đái tháo đường [20],[41]. Tuy nhiên các chế
phẩm chứa Rau đắng đất trên thị trường hiện nay thường được sử dụng với cơng dụng
chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, do đó việc phát triển các chế phẩm chứa Rau
đắng đất với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường là một hướng phát triển mới
với nhiều tiềm năng và mang tính thực tiễn.

Bên cạnh đó, Dược điển Việt Nam V chưa có tiêu chuẩn chất lượng cho cao chuẩn hóa
Rau đắng đất. Do đó, việc bào chế cao chuẩn hóa Rau đắng đất với hàm lượng chất có
hoạt tính cao và tiêu chuẩn hóa chất lượng cho cao này là một nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ các nhu cầu trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế cao chuẩn hóa từ cây Rau

.


.

2
MỞ ĐẦU

đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC)” được thực hiện với mục tiêu bào chế
và tiêu chuẩn hóa chất lượng cho cao toàn phần từ cây Rau đắng đất để làm nguyên liệu
cho việc sản xuất thành phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Để thực hiện mục tiêu trên, các nội dung cần thực hiện bao gồm:
-

Kiểm tra chất lượng dược liệu Rau đắng đất.

-

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng vicenin-2 và vitexin trong cao Rau
đắng đất.

-

Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng saponin triterpen toàn phần trong cao
Rau đắng đất.


-

Xây dựng phương pháp điều chế cao khô Rau đắng đất chuẩn hóa

-

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cao khơ Rau đắng đất.

-

Xác định độc tính cấp của cao khơ Rau đắng đất.

.


.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cây Rau đắng đất
1.1.1. Danh pháp và vị trí phân loại
Tên Việt Nam : Rau đắng đất, rau đắng lá vòng
Tên khoa học

: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.

Tên khác


: Mollugo oppositifolia L., Mollugo spergula L. [2]

Phân loại khoa học:
Họ (familia): Molluginaceae

Chi (genus): Glinus

Lồi (species): oppositifolius

Hình 1.1. Cây Rau đắng đất

.


.

4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.2. Nguồn gốc, phân bố, thu hái
Cây Rau đắng đất mọc phổ biến ở các vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi và phía bắc
nước Úc [40],[42]. Ngồi ra, cây cịn mọc ở nhiều vùng miền khác nhau trên thế giới
như Ấn Độ, Thái Lan…Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở miền Nam Việt Nam.
Thu hái toàn cây.
1.1.3. Sinh thái
Cây ưa sáng, thường mọc trên đất pha cát ở các ruộng hoang, các hố nông cạn nước về
mùa khô, đôi khi thấy cả ở quanh làng, ven đường đi. Do khả năng phân nhánh khỏe,
nên cây thường mọc thành đám dày đặc, lấn át các loại cỏ khác. Cây ra hoa quả nhiều
năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt [2].

1.1.4. Mô tả
Phần trên mặt đất có dạng dây leo, sau khi phơi khơ có màu vàng rơm, hoặc vàng lục,
đơi khi có màu đỏ nâu. Thân và cành rất mảnh, dài khoảng 20 cm đến 200 cm, nhẵn,
đường kính khoảng 0,2 mm đến 4 mm. Lá mọc vịng, to nhỏ khơng đều, hình mác thn,
mép ngun, dài 1 cm đến 1,5 cm, rộng 3 mm đến 10 mm. Cụm hoa chùm, lá bắc ở gốc
hoa, hoa mọc tụm 2 đến 5 ở kẽ lá, cuống hoa dài 1 cm đến 1,5 cm, nhị 5, nhụy 3 ơ [2].
1.1.5. Thành phần hóa học
Cây Rau đắng đất chứa các nhóm hợp chất như flavonoid, saponin, triterpenoid, steroid
và nhiều hợp chất khác.
Flavonoid:
Các flavonoid trong cây có các nhóm cấu trúc như flavonol, flavon, flavanon… [42],
[45].
Các flavonoid được tìm thấy trong cây như: kaempferol 3-O-galactopyranosid;
isorhamnetin
(apigenin

3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→2)-β-D-galactopyranosid;
8-C-β-D-glucopyranosid);

vicenin-2

(apigenin

vitexin

6,8-di-C-β-D-

glucopyranosid); 5,7,4’-trihydroxyflavonol, 6,8-dimethyl-5,7,4’-trihydroxyflavon; 5,7dihydroxy-6,8-dimethylflavon;

.


7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylflavanon;

3–


.

5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

hydroxy-5,7-dimethoxy-6,8-dimethylflavon; 7–hydroxy-5-methoxy-6-methylflavanon;
5-hydroxy-8-hydroxymethyl-7-methoxy-6-methylflavon……..

Vicenin-2 (apigenin 6,8-di-C-β-DVitexin (apigenin 8-C-β-D-glucopyranosid)
glucopyranosid)
(A) Các flavonoid C-glycosid

Isorhamnetin 3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→2)-βKaempferol 3-O-galactopyranosid
D-galactopyranosid
(B) Các flavonoid O-glycosid

Hình 1.2. Một số flavonoid trong cây Rau đắng đất

Saponin triterpen
Trong cây Rau đắng đất có các saponin triterpen như: spergulacin, spergulacin-A, 3-O(β-D-xylo-pyranosyl)-spergulagenin-A,

glinosid

C,


spergulagenin-A

[27],[44],

spergulagenin-B, spergulagenin-C, spergulagenin-D [42], spergulin A và spergulin B
[28],[42], glinosid A, glinosid B, glinosid C [42],[44].

.


.

6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Glinosid C

3-O-(β-D-xylopyranosyl)-spergulagenin A

Spergulacin

Spergulin A

Spergulacin A

Spergulin B

Hình 1.3. Một số saponin triterpen trong cây Rau đắng đất


Triterpenoid
Năm 2012, Ragasa và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất triterpenoid trong dịch chiết
dicloromethan từ lá cây Rau đắng đất là squalen, oppositifolon, lutein [35].
Các hợp chất triterpenoid khác là acid oleanolic và lupeol cũng được tìm thấy trong cây
Rau đắng đất [26].

.


.

7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Steroid
Các hợp chất steroid được tìm thấy trong cây Rau đắng đất như spinasterol, β-sitosterol,
stigmasterol [42].

β-sitosterol

Spinasterol

Stigmasterol

Hình 1.4. Một số steroid trong cây Rau đắng đất

Pectin polysaccharid
Hai polysaccharid GOA1 và GOA2 là các polysaccharid dạng pectin hay các carbohydrat
polymer đã được tìm thấy trong cây Rau đắng đất [21],[42]. Thành phần chủ yếu của
GOA1 và GOA2 là carbohydrat như arabinose, rhamnose, fructose, xylose, mantose,

galactose, glucose…. nối với nhau bởi nhiều liên kết khác nhau và các acid amin.
Các hợp chất khác
Cây Rau đắng đất có chứa các nhóm hợp chất như tannin, alkaloid, carbohydrat [37],[42]
và một số hợp chất khác như: adenosin, các hợp chất thơm, vitamin C, acid béo,
dotriacontyl docosanoat, trilinolein, acid amin [40] ….
1.1.6. Tác dụng dược lý – Cơng dụng
Tính vị, quy kinh
Vị đắng tính mát. Vào kinh can, đởm, bàng quang [2].

.


.

8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Công năng chủ trị
Thanh trừ thấp nhiệt. Kiện tỳ, lợi tiểu, tiêm viêm, nhuận gan mật. Chủ trị các chứng sốt
cao, tiểu bí, tiểu buốt, dắt, viêm gan vàng da, ăn uống không tiêu, dị ứng mẫn ngứa, u
nhọt [2].
Ngoài ra, cây Rau đắng đất được sử dụng với các mục đích chữa bệnh khác nhau tùy
theo từng vùng, địa phương. Ở Mali, người ta sử dụng Rau đắng đất để làm lành vết
thương, chữa bệnh sốt rét, kháng viêm, chữa tiêu chảy, hạ sốt, trị viêm gan. Ở Ấn Độ,
cây Rau đắng đất được sử dụng để hạ đường huyết, kích thích dạ dày và dạ con giúp
nhuận trường, chữa các bệnh về da. Người Ấn Độ còn dựa vào khả năng kháng khuẩn,
kháng virus, khả năng trị giun sán của Rau đắng đất để trị giun sán, kích thích tiêu hóa;
và sử dụng Rau đắng đất với các công dụng khác như hạ sốt, long đàm, ho, vàng da, các
bệnh về gan. Ở Thái Lan, cây Rau đắng đất được sử dụng để hạ sốt và long đàm.
Bangladesh sử dụng cây Rau đắng đất để hạ đường huyết, làm lành vết thương, kháng

viêm, trị tiêu chảy, hạ sốt, trị bệnh vàng da…. Ở Đài Loan, cây Rau đắng đất được dùng
để kháng viêm cho các bệnh nhân đau ốm mãn tính, bệnh nhân bị ung thư [42].
Cách dùng, liều lượng
Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 8-12 g dược liệu khơ. Dùng ngồi: giã nát, thêm một ít
dầu thầu dầu, trộn đều rồi hơ nóng làm thuốc đắp trị đau đầu, hoặc đem cây tươi nấu
nước đắp ở chổ bị ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt ngồi da. Lượng thích hợp [2].
Một số bài thuốc dân gian sử dụng Rau đắng đất:
- Cao thuốc trị bệnh vàng da, chậm tiêu, nổi u nhọt, mề đay: dây cứt quạ một thúng,
Rau đắng đất một thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác, nấu nước thành cao,
thêm đường hay mật nấu cho đặc. Mỗi sáng, trưa, tối dùng một muỗng cà phê.
- Thanh can, giải độc: Rau đắng đất 6 g, nhân trần 5 g, dành dành 5 g, cỏ xước 6 g, rau
má 6 g, ké đầu ngựa 6 g, dây khổ qua 6 g, cỏ mực 8 g, muồng trâu 6 g, rễ tranh 6 g, sài
đất 6 g, cam thảo 3 g, sắc uống hoặc tán bột luyện viên uống.

.


.

9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tác dụng dược lý
Qua nhiều nghiên cứu, cây Rau đắng đất được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý,
trong đó các tác dụng được chứng minh nhiều nhất là các tác dụng sau:
- Chống oxy hóa, thu dọn các gốc tự do
Khả năng chống oxy hóa của cây Rau đắng đất được cơng bố qua nhiều nghiên cứu với
nhiều phương pháp khác nhau và các nghiên cứu đều chứng minh rằng khả năng chống
oxy hóa của các dịch chiết Rau đắng đất đều tương quan với tổng hàm lượng của
flavonoid, vitamin C, butylated hydroxyl toluen (BHT), α-tocopherol, curcumin,

quercetin. Dịch chiết ethanol của Rau đắng đất cho thấy khả năng quét dọn các gốc tự
do như O2•-, OH•, H2O2, NO• và khả năng chống oxy hóa tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng
hoạt chất trong dịch chiết [42]. Ngoài ra, các nghiên cứu trên dịch chiết methanol và
petroleum ether cũng cho thấy khả năng thu dọn các gốc tự do của Rau đắng đất [23].
Trong cây Rau đắng đất có chứa vitexin, một flavonoid C-glycosid đã được chứng minh
có khả năng chống oxy hóa [10],[45]. Theo một nghiên cứu, khả năng chống oxy hóa
của vitexin ở nồng độ 60 µg/ml tương đương với vitamin C ở nồng độ 30 µg/ml [19].
- Hạ glucose huyết
Dịch chiết methanol và ethanol của toàn cây Rau đắng đất cho thấy khả năng hạ glucose
huyết trên chuột.
Các saponin triterpen được phân lập từ cây Rau đắng đất là spergulacin, spergulin A,
spergulacin A, spergulin B, 3-O-(β-D-xylopyranosyl)-spergulagenin A được chứng
minh có tác dụng hạ glucose huyết do có khả năng ngăn chặn enzym α-glucosidase [28].
Ngoài ra, vitexin và vicenin-2 trong cây Rau đắng đất cũng có khả năng làm giảm glucose
huyết với khả năng ngăn chặn enzym α-glucosidase [15],[19],[22],[45] với giá trị IC50
lần lượt là 244 µM [13] và 270,5 µM [22] so với acarbose có IC50 = 320,3 µM.
- Hạ lipid huyết
Dịch chiết methanol của cây Rau đắng đất có khả năng giảm cholesterol, triglycerid,
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), làm tăng

.


.

10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) ở chuột có nồng độ mỡ máu cao khi cho chuột uống dịch
chiết ở liều 200 mg/kg và 400 mg/kg khi so sánh với chuẩn simvastatin [33].

- Bảo vệ gan
Theo nghiên cứu của Sheu và cộng sự, cây Rau đắng đất có khả năng hồi phục chức năng
cho gan bị tổn thương do carbon tetraclorid (CCl4). Theo nghiên cứu này, dịch chiết
methanol từ rễ cây cho thấy có tác động tốt trên các men gan như glutamat pyruvat
transaminase (SGPT), glutamat oxaloacetat transaminase (SGOT), bilirubin toàn phần
và bilirubin trực tiếp [42].
Hợp chất vitexin trong cây Rau đắng đất được chứng minh là có khả năng bảo vệ gan.
Theo một nghiên cứu, vitexin cho tác dụng bảo vệ gan trên gan của chuột tương tự như
tác dụng của silibinin [45].
- Tác dụng khác
Cây Rau đắng đất cịn được chứng minh có tác dụng dược lý khác như giảm đau, kháng
viêm, điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng plasmodium [21],[42].
1.1.7. Các chế phẩm trên thị trường chứa Rau đắng đất
Hiện nay, trên thị trường lưu hành nhiều chế phẩm với Rau đắng đất là một trong các
thành phần chính như:
- Viên nén BAR (Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic) chứa thành phần
Glinus oppositifolius extract.
- Siro BOGANIC KID (Công ty cổ phần Traphaco) chứa Rau đắng đất (Herba Glini
oppositifolii).
- Viên nang mềm Boganic Lippi (Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình
Định) chứa cao khơ Rau đắng đất (Extractum Glini oppositifolii siccum).
- Viên nén bao phim Chobil (Công ty cổ phần Dược Hậu Giang) chứa cao khô
Rau đắng đất (Extractum siccum Glini oppositifolii).
Các chế phẩm trên đều được chỉ định điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan như
mụn, nhọt, nổi mề đay, vàng da, viêm gan cấp và mãn tính; giúp thanh nhiệt tiêu độc,

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.


11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nóng như phát ban, nhiệt miệng…

(a) BAR

(b) BOGANIC KID

(c) BOGANIC Lippi

Hình 1.5. Một số chế phẩm chứa Rau đắng đất trên thị trường
1.2. Chiết xuất dược liệu và điều chế cao thuốc
1.2.1. Một số phương pháp chung về chiết xuất dược liệu
Chiết xuất là sự phương pháp sử dụng dung môi để tách các chất tan ra khỏi một hỗn
hợp chất. Chiết xuất kiểu chiết rắn – lỏng dựa trên cơ sở chính là sự hịa tan của chất tan
vào dung mơi [1]. Chiết xuất dược liệu là sử dụng dung mơi để hịa tan các hợp chất
mong muốn ở trong dược liệu.
Trong quá trình chiết xuất có 3 q trình quan trọng đồng thời xảy ra là sự hòa tan, sự
khuếch tán và sự thẩm thấu qua vách tế bào.
Có nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu như: ngấm kiệt, ngâm (ngâm lạnh, ngâm
nóng, chiết bằng dung mơi ở nhiệt độ sơi, chiết Soxhlet…) và các phương pháp khác như
siêu âm, chiết xuất sử dụng vi sóng, chiết dưới áp suất thấp…. Tùy vào bản chất dược
liệu, dung môi chiết, quy mô sản xuất, thiết bị…mà sử dụng phương pháp thích hợp.
1.2.2. Cao thuốc
Định nghĩa
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch
chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung mơi thích hợp [2].
Phân loại

Theo DĐVN V, cao được phân loại theo thể chất như sau: cao lỏng (chất lỏng hơi sánh,

.


×