Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Mức độ đau và các yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đường tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 121 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

MỨC ĐỘ ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƢỜI BỆNH UNG THƢ ĐƢỜNG TIÊU HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

MỨC ĐỘ ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƢỜI


BỆNH UNG THƢ ĐƢỜNG TIÊU HÓA

Ngành: Điều Dƣỡng
Mã số: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ HUY HỊA
2. PGS.TS. ALISON MERRILL

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Trần Thị Bích Ngọc

.


.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Giải phẩu hệ tiêu hóa .................................................................................... 4
1.2. Dịch tễ ........................................................................................................... 5
1.3. Chẩn đốn ..................................................................................................... 7
1.4. Xếp giai đoạn ................................................................................................ 7
1.5. Các phƣơng pháp điều trị .............................................................................. 8
1.5.1. Phẫu trị .......................................................................................................... 8
1.5.2. Xạ trị.............................................................................................................. 8
1.5.3. Hóa trị............................................................................................................ 9
1.5.4. Các phƣơng pháp điều trị khác ................................................................... 10
1.6. Đau trong ung thƣ ....................................................................................... 10
1.6.1. Khái niệm đau ............................................................................................. 10
1.6.2. Các nguyên nhân gây đau ........................................................................... 11
1.6.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm giác đau .................................................... 11
1.7. Đánh giá đau ............................................................................................... 13
1.7.1. Vai trò của việc đánh giá đau ...................................................................... 13

.


.


1.7.2. Một số công cụ đánh giá đau ...................................................................... 14
1.8. Áp dụng kiểm soát đau trên lâm sàng ......................................................... 20
1.8.1. Nguyên tắc kiểm soát đau ........................................................................... 20
1.8.2. Các phƣơng pháp kiểm soát đau ................................................................. 21
1.8.3. Các kỹ thuật kiểm soát đau ......................................................................... 23
1.8.4. Giảm đau không dùng thuốc ....................................................................... 23
1.8.5. Tâm lý y học ............................................................................................... 26
1.8.6. Kỹ năng giao tiếp ........................................................................................ 26
1.9. Những tác động của đau lên sức khỏe của NB ........................................... 27
1.10. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ................................................. 27
1.10.1. Các cơng trình nghiên cứu ngồi nƣớc..................................................... 27
1.10.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ..................................................... 30
1.11. Áp dụng học thuyết điều dƣỡng .................................................................. 32
1.12. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 35
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 36
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 36
2.1.1. Dân số mục tiêu........................................................................................... 36
2.1.2. Dân số chọn mẫu ......................................................................................... 36
2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................................. 36
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn vào ................................................................................... 36
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................... 36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 36
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
2.3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 36
2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................ 37
2.5. Kỹ thuật chọn mẫu ...................................................................................... 37

.



.

2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................... 37
2.7. Các biến số cần thu thập và định nghĩa ....................................................... 38
2.7.1. Biến số thông tin cá nhân ............................................................................ 38
2.7.2. Biến số về đặc điểm bệnh học ..................................................................... 39
2.7.3. Biến số về tình trạng đau theo BPI ............................................................. 41
2.8. Kiểm sốt sai lệch ....................................................................................... 42
2.8.1. Kiểm sốt sai lệch thơng tin ........................................................................ 42
2.8.2. Kiểm soát sai lệch lựa chọn ....................................................................... 43
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................ 43
2.9.1. Xử lý số liệu ................................................................................................ 43
2.9.2. Phần mềm thống kê ..................................................................................... 43
2.9.3. Các biến số nghiên cứu và hƣớng phân tích ............................................... 43
2.10. Vấn đề y đức và tính ứng dụng.................................................................... 44
2.10.1. Vấn đề y đức ............................................................................................. 44
2.10.2. Tính ứng dụng của nghiên cứu ................................................................. 45
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 46
3.1. Đặc điểm cá nhân của ngƣời bệnh ................................................................ 46
3.1.1. Tuổi ............................................................................................................ 46
3.1.2. Giới tính, dân tộc, tơn giáo......................................................................... 47
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của NB ................................................................... 48
3.3. Đặc điểm bệnh học của NB........................................................................... 50
3.3.1. Loại ung thƣ và giai đoạn bệnh .................................................................. 50
3.3.2. Phƣơng pháp điều trị .................................................................................. 51
3.4. Đặc điểm về tình trạng đau ........................................................................... 53
3.4.1. Mức độ đau................................................................................................. 53
3.4.2. Đau trung bình đến nặng theo các đặc điểm .............................................. 54
3.4.4. Quản lý đau ................................................................................................ 57


.


.

3.5. Các ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày .......................................... 58
3.5.1. Đặc điểm các ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày ....................... 58
3.5.2. Mức độ đau và các ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày ............... 59
3.6. Mối liên quan giữa mức độ đau và các yếu tố .............................................. 60
3.6.1. Mối liên quan giữa mức độ đau và các yếu tố đặc điểm cá nhân, kinh tế
xã hội và bệnh lý. ................................................................................................. 60
3.6.2. Mối liên quan giữa mức độ đau và mức độ ảnh hƣởng của đau lên sinh
hoạt hàng ngày của NB ........................................................................................ 63
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 68
4.1. Đặc điểm cá nhân của ngƣời bệnh ................................................................ 68
4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của NB ................................................................... 69
4.3. Đặc điểm bệnh học của NB........................................................................... 70
4.4. Đặc điểm về tình trạng đau .......................................................................... 71
4.4.1. Tỷ lệ các mức độ đau ................................................................................. 71
4.4.2. Vị trí đau..................................................................................................... 74
4.4.3. Quản lý đau ................................................................................................ 74
4.5. Mức độ đau và các yếu tố liên quan.............................................................. 75
4.5.1. Mức độ đau và các đặc điểm cá nhân, kinh tế xã hội và bệnh lý ............... 75
4.5.2. Mức độ đau và mức độ ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày ........ 76
4.6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 91


.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ĐHYD TPHCM: Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
NVYT: Nhân viên y tế
NB: Ngƣời bệnh.
Tiếng Anh
BPI (The Brief Pain Inventory): Thang đánh giá đau
WHO (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
NRS (Numeric Rating Scale): Thang điểm số
VAS (Visual Analog Scale): Thang điểm cƣờng độ đau dạng nhìn.

.


.

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. 1 Các loại ung thƣ thƣờng gặp................................................................. 6
Bảng 3. 1 Phân bố theo giới tính, dân tộc và tôn giáo (n=303) ........................... 47
Bảng 3. 2 Phân bố theo đặc điểm kinh tế xã hội (n=303) .................................... 48
Bảng 3. 3 Phân bố theo loại ung thƣ và giai đoạn bệnh (n=303)......................... 50
Bảng 3. 4 Phân bố theo phƣơng pháp điều trị (n=303) ........................................ 51
Bảng 3. 5 Phân bố theo tình trạng hoạt động (n=303) ......................................... 52

Bảng 3. 6 Tỷ lệ đau trung bình đến nặng theo các đặc điểm ............................... 54
Bảng 3. 7 Tỷ lệ các phƣơng pháp giảm đau (n=102) ........................................... 57
Bảng 3. 8 Mức độ giảm đau NB cảm nhận đƣợc sau khi sử dụng các phƣơng
pháp giảm đau (n=40). ......................................................................................... 57
Bảng 3. 9 Đặc điểm các ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày (n=102) ... 58
Bảng 3. 10 Phân bố mức độ đau và các ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng
ngày (n=102) ........................................................................................................ 59
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa mức độ đau và các yếu tố đặc điểm cá nhân. ..... 60
Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa mức độ đau và các yếu tố kinh tế xã hội ............ 61
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa mức độ đau và các yếu tố đặc điểm bệnh lý ...... 62
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa mức độ đau và mức độ ảnh hƣởng của đau lên
sinh hoạt hàng ngày của NB................................................................................. 65
Bảng 4. 1 So sánh kết quả về tỷ lệ đau của chúng tôi với các nghiên cứu khác .. 72
Bảng 4. 2 So sánh trung bình mức độ ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng
ngày ..................................................................................................................... 76

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1. 1 Tóm tắt bộ câu hỏi Thang đánh giá đau (BPI) ................................ 20
Biểu đồ 1. 2 Khung khái niệm học thuyết về sự thoải mái .................................. 34
Biểu đồ 3. 1 Phân bố theo tuổi ............................................................................. 46
Biểu đồ 3. 2 Tỷ lệ các mức độ đau (n=303) ......................................................... 53
Biểu đồ 3. 3 Sự phân bố vị trí đau (n=102).......................................................... 56

.



.

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. 1 Cấu tạo ống tiêu hóa ............................................................................... 5
Hình 1. 2 Thang Likert ......................................................................................... 15
Hình 1. 3 Thang điểm Số (Numeric Rating Scale: NRS) .................................... 15
Hình 1. 4 Thang điểm cƣờng độ đau dạng Nhìn (Visual Analog Scale: VAS) ... 16
Hình 1. 5 Thang điểm cƣờng độ đau .................................................................... 17
Hình 1. 6. Thang điểm đau theo vẻ mặt ............................................................... 17
Hình 1. 7 Thang sử dụng thuốc giảm đau 3 bậc của WHO ................................. 22

.


.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ hiện đang là gánh nặng của hệ thống y tế toàn cầu. Theo tổ chức y tế thế
giới (WHO), năm 2012, trên thế giới có khoảng 14 triệu trƣờng hợp ung thƣ mới,
đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng lên 21,7 triệu trƣờng hợp ung thƣ [47]. Tại Việt
Nam, ƣớc tính mỗi năm có khoảng 150 nghìn NB ung thƣ mới và dự báo tới năm
2020, sẽ tăng lên 200 nghìn trƣờng hợp [12]. Trong đó ung thƣ đƣờng tiêu hóa
chiếm một tỷ lệ cao, tỷ lệ hiện mắc ung thƣ đƣờng tiêu hóa tại Việt Nam năm
2017 gần 240 nghìn ca và chiếm gần 40% trong tất cả các loại ung thƣ [48].
Đau là một trong những triệu chứng phổ biến ở NB ung thƣ. Theo một số nghiên
cứu trên thế giới, tỷ lệ đau trong ung thƣ dao động từ 60 đến 80% tùy theo giai
đoạn, loại ung thƣ hay phƣơng pháp điều trị [16], [17]. Ở NB ung thƣ ngoại trú,

tỷ lệ này từ 27% đến 67% [31], [32], [35], [28],[44],[45]. Tại Việt Nam, hơn
70% NB ung thƣ có đau, mức độ đau từ vừa đến nặng chiếm trên 50% trong tổng
số [14],[39],[56].
Đau khơng đƣợc kiểm sốt có thể ảnh hƣởng đến tình trạng bệnh lý, thể chất,
tinh thần, dinh dƣỡng và sinh hoạt của NB [69]. Thêm vào đó, đau khơng thun
giảm hay đau tiến triển làm ngƣời bệnh tăng lo lắng, sợ hãi dẫn đến trầm cảm.
Đau làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội [9],[69].
Giảm đau là một trong những nhu cầu cơ bản của NB, có thể xem nhƣ dấu sinh
hiệu thứ 5 ở NB ung thƣ [49]. Thêm vào đó, 90% đau gặp phải ở NB ung thƣ là
có thể kiểm sốt đƣợc [38]. Hiện nay, quản lý đau kém trong ung thƣ vẫn đƣợc
WHO coi là một vấn đề sức khỏe nổi trội [61]. Đau do ung thƣ vẫn chƣa đƣợc
kiểm soát tốt do nhiều nguyên nhân có thể xuất phát từ NB hoặc/và NVYT nhƣ
tin rằng đau ung thƣ là điều hiển nhiên không thể làm giảm, sợ nghiện thuốc

.


.2

giảm đau, sợ tác dụng phụ của thuốc, sợ ảnh hƣởng đến việc điều trị bệnh, không
quan tâm đến giảm đau, không đánh giá đúng mức đau của NB, nghi ngờ thông
báo về đau của NB [26],[32],[35],[38],[40],[42].
Tại Việt Nam, từ năm 2006, Bộ y tế đã ban hành quy định, hƣớng dẫn nhấn
mạnh đến việc NVYT phải đáp ứng và làm giảm tất cả các loại đau từ thực thể,
tâm lý - xã hội đến tinh thần và cả trong lĩnh vực điều dƣỡng hƣớng đến đạt
chăm sóc tồn diện cho ngƣời bệnh ung thƣ [1], [11]. Tuy nhiên, trên thực tế các
cơ sở điều trị lâm sàng hiện chỉ tập trung chính vào lĩnh vực điều trị mà ít chú
trọng vào đánh giá, quản lý đau cho NB. Hiện có rất ít số liệu ở Việt Nam đánh
giá mức độ đau trên đối tƣợng NB ung thƣ nói chung và ung thƣ đƣờng tiêu hóa
nói riêng.

Chính vì thế, nghiên cứu đƣợc tiến hành với mong muốn đánh giá đúng thực
trạng về tình hình đau và xác định những yếu tố liên quan đến đau ở NB ung thƣ
đƣờng tiêu hố từ đó có cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị cho cơng tác
quản lý đau nhằm nâng cao chất lƣợng điều trị và chăm sóc cho NB ung thƣ
đƣờng tiêu hố nói riêng và cộng đồng NB ung thƣ nói chung. Đồng thời, nghiên
cứu cũng bổ sung thêm những số liệu tổng quát về tình trạng đau của NB ung
thƣ đƣờng tiêu hoá cho y văn nƣớc ta.
Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành nhằm trả lời câu hỏi sau:
Tỷ lệ đau và tỷ lệ các mức độ đau ở NB ung thƣ đƣờng tiêu hóa điều trị ngoại trú
tại khoa Hóa trị bệnh viện ĐHYD TPHCM là bao nhiêu và mối liên quan giữa
mức độ đau và mức độ ảnh hƣởng của đau lên sinh hoạt hàng ngày ở NB ung thƣ
đƣờng tiêu hóa điều trị ngoại trú là nhƣ thế nào?

.


.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tỷ lệ đau và tỷ lệ các mức độ đau ở NB ung thƣ đƣờng tiêu hóa điều trị
tại khoa Hóa trị bệnh viện ĐHYD TPHCM.
Khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hƣởng đến mức độ đau ở NB ung thƣ đƣờng
tiêu hóa điều trị tại khoa Hóa trị bệnh viện ĐHYD TPHCM.
Khảo sát mối liên quan giữa mức độ đau và mức độ ảnh hƣởng của đau lên sinh
hoạt hàng ngày ở NB ung thƣ đƣờng tiêu hóa điều trị tại khoa Hóa trị bệnh viện
ĐHYD TPHCM.

.



.4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẩu hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bắt đầu từ
khoang miệng, nơi nhận thức ăn, tận cùng ở hậu môn nơi thải chất cặn bã khơng
tiêu hóa đƣợc. Từ trên xuống dƣới hệ tiêu hóa gồm có các thành phần sau:
Ống tiêu hóa: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.
Tuyến tiêu hóa: các tuyến nƣớc bọt, gan, mật, ống mật, tụy.
Cấu tạo ống tiêu hoá từ trong ra ngoài gồm các lớp:
Lớp niêm mạc là lớp biểu mơ, tuỳ theo chức năng mà có loại biểu mơ khác nhau.
Ví dụ ở thực quản nơi dễ bị nhiệt độ gây tổn thƣơng hay hậu môn nơi dễ bị kích
thích bởi phân nên có cấu tạo là lớp biểu mơ lát tầng, trong khi đó dạ dày và ruột
non là biểu mô trụ đơn...
Lớp dƣới niêm mạc.
Lớp cơ: gồm tầng vịng ở trong và tầng dọc ở ngồi.
Tấm dƣới thanh mạc.
Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng, chỉ có ở phần ống tiêu hoá nằm trong ổ phúc
mạc.

.


.5

1. Lớp thanh mạc
2. Tấm dƣới thanh mạc
3. Lớp cơ
4. Lớp dƣới niêm mạc
5. Lớp niêm mạc


Hình 1. 1 Cấu tạo ống tiêu hóa
(Nguồn: www.dieutri.vn [3])
Dịch tễ
Dịch tễ học ung thƣ phản ánh sát sự phân bố yếu tố nguy cơ ở các nƣớc khác
nhau. Theo Globocan 2012, các loại ung thƣ thƣờng gặp tính chung cả 2 giới
nam và nữ, ƣớc tính hàng năm trên tồn cầu có 14,1 triệu trƣờng hợp ung thƣ
mới, 8,2 triệu ngƣời chết vì ung thƣ và 32,6 triệu ngƣời đang sống với bệnh ung
thƣ (trong vịng 5 năm sau khi chẩn đốn). Trong đó ở các khu vực kém phát
triển chiếm 8 triệu (57%) ca ung thƣ mới, 5,3 triệu (65%) ca tử vong do ung thƣ
[48]. Trong các loại ung thƣ thƣờng gặp, ung thƣ đƣờng tiêu hóa thuộc nhóm 5
loại ung thƣ thƣờng gặp nhất ở cả nam và nữ [48].

.


.6

Bảng 1. 1 Các loại ung thƣ thƣờng gặp
THỨ TỰ

Nam

Nữ

1

Phổi




2

Gan

Phổi

3

Dạ dày

Gan

4

Đại trực tràng

Cổ tử cung

5

Mũi hầu

Dạ dày

Tỷ lệ các bệnh ung thƣ đƣờng tiêu hóa thƣờng gặp trên thế giới nhƣ sau:
Ung thƣ đại tràng: chiếm tỷ lệ 9,2%, liên quan đến chế độ ăn nhiều chất béo và ít
rau quả.
Ung thƣ gan nguyên phát:chiếm tỉ lệ 7,5%, hai nguyên nhân thƣờng gặp là bệnh
viêm gan siêu vi B, siêu vi C hoặc ăn các loại ngũ cốc nhiễm nấm Aspergillus.

Ung thƣ dạ dày: 6,8%, nguyên nhân chính do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có
mối liên quan chặt chẽ với các thức ăn ƣớp muối nhƣ: các loại dƣa muối, thịt
muối, thịt hun khói…
Ung thƣ thực quản xếp thứ 8 với khoảng 456.000 trƣờng hợp mới vào năm 2012
chiếm 3,2% tổng số ca và nguyên nhân thứ sáu gây tử vong do ung thƣ với
khoảng 400.000 ngƣời chết (4,9%). Tỉ lệ mắc ở nam giới cao hơn gấp đôi ở phụ
nữ (tỉ lệ nam : nữ 2,4 : 1).
Tại Việt Nam, ƣớc tính mỗi năm có khoảng 150 nghìn NB ung thƣ mới và dự
báo tới năm 2020, sẽ tăng lên 200 nghìn trƣờng hợp [12]. Trong đó ung thƣ
đƣờng tiêu hóa chiếm một tỉ lệ cao, tỉ lệ hiện mắc ung thƣ đƣờng tiêu hóa tại

.


.7

Việt Nam năm 2017 gần 240 nghìn ca chiếm khoảng 40% tổng số tất cả các loại
ung thƣ [48].
Chẩn đoán
Mỗi vị trí ung thƣ có các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên mọi triệu chứng phát
hiện đều xuất phát từ vị trí sinh phẫu và sinh lý bệnh học đặc biệt là sự phát triển
đặc trƣng của mỗi loại khối u.
Triệu chứng ung thƣ đƣờng tiêu hóa thƣờng gặp là đau bụng, chán ăn, buồn nơn,
ói hoặc đi cầu có máu, vàng da mắt và sờ đƣợc khối u… Khi các triệu chứng đã
xuất hiện rõ, thầy thuốc nên thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn
đoán nhƣ X quang, CT scan, nội soi ống tiêu hóa…
Xếp giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn là đánh giá sự xâm lấn và lan tràn của ung thƣ bao gồm
đánh giá tình trạng tại chỗ, tại vùng và tình trạng di căn xa. Chẩn đốn giai đoạn
nhằm các mục đích sau:

Giúp lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp với từng giai đoạn bệnh
Giúp đánh giá tiên lƣợng bệnh.
Thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin, so sánh và đánh
giá các phƣơng pháp điều trị.
Xếp giai đoạn ung thƣ theo TNM
T : U nguyên phát
To : Chƣa có dấu hiệu u nguyên phát.
Tx : Chƣa đánh giá đƣợc u nguyên phát
Tis : Ung thƣ tại chỗ
T1-4 : U theo kích thƣớc tăng dần hoặc mức độ xâm lấn tại chỗ của u nguyên
phát.

.


.8

N : Hạch vùng
No : Chƣa có dấu hiệu xâm lấn hạch vùng
Nx : Chƣa thể đánh giá đƣợc hạch tại vùng
N1-3 :Mức độ tăng dần sự xâm lấn hạch tại vùng.
M : Di căn xa
Mo : Chƣa có di căn xa
Mx : Chƣa đánh giá đƣợc di căn
M1 : Di căn xa
Các phƣơng pháp điều trị
Phẫu trị
Trong một thời gian dài phẫu thuật đƣợc xem là phƣơng pháp duy nhất để điều
trị ung thƣ và đến nay nó vẫn cịn đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp
chính yếu trong điều trị ung thƣ.

Ngày nay, rất nhiều NB ung thƣ đƣợc điều trị bằng phẫu thuật và các kỹ thuật
ngoại khoa. Ngồi ra phẫu thuật cịn đƣợc sử dụng để chẩn đoán, xếp giai đoạn
cho các bệnh ung thƣ. Khoảng 1/2 NB ung thƣ ở giai đoạn mổ đƣợc có thể áp
dụng phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật có thể phối hợp với các phƣơng pháp điều
trị khác nhƣ xạ trị, hóa trị, nội tiết, miễn dịch...
Xạ trị
Điều trị tia xạ là sử dụng tia bức xạ ion hóa để điều trị ung thƣ, là phƣơng pháp
điều trị thứ 2 sau phẫu thuật đã đƣợc áp dụng hơn 100 năm nay.
Chúng ta phân biệt 2 loại điều trị tia xạ:
Tia xạ ngồi : Nguồn phóng xạ nằm ngồi cơ thể gồm các máy điều trị tia xạ nhƣ
cobalt, gia tốc…

.


.9

Tia xạ áp sát: Nguồn phóng xạ đƣợc đặt trong cơ thể NB. Các đồng vị phóng xạ
đƣợc sử dụng là các nguồn mềm có thể uốn nắn đƣợc nhƣ Cesium 137, Iridium
192 hoặc Radium 226.
Trong thời đại ngày nay điều trị tia xạ đã có những tiến bộ vƣợt bậc, các quang
tử và âm điện tử năng lƣợng cao ngày đƣợc sử dụng nhiều hơn, kỹ thuật tính liều
và điều trị ngày càng tinh vi hơn. Với sự phát triển các kiến thức sâu về vật lý
phóng xạ, sinh học phóng xạ cùng với việc phát triển hệ thống vi tính trong lập
kế hoạch điều trị đã làm cho điều trị tia xạ chính xác hơn, hiệu quả điều trị đƣợc
tăng lên đáng kể. Xạ trị đã góp phần chửa khỏi hơn 50% số ca ung thƣ mới đƣợc
chẩn đốn.
Hóa trị
Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thƣ đã có thể cho di căn, do đó các phƣơng pháp
điều trị tại chỗ và tại vùng nhƣ phẫu thuật và xạ trị thƣờng không mang lại hiệu

quả mong muốn. Sử dụng các thuốc điều trị ung thƣ, đặc biệt là các hóa chất
chống ung thƣ có thể ngăn chặn đƣợc tiến triển của ung thƣ [8].
Hóa chất chống ung thƣ đều là những chất gây độc tế bào. Điều trị hóa chất dựa
trên sự đáp ứng khác biệt nhau giữa tế bào ung thƣ và tế bào lành. Đặc trƣng
tăng trƣởng của ung thƣ có ảnh hƣởng rất lớn đến đáp ứng với hóa trị. Các hiểu
biết về động học tế bào, sự tăng trƣởng của khối u, sinh học ung thƣ là căn bản
cho các nguyên tắc hóa trị lâm sàng.
Hóa trị gây đáp ứng (Induction chemotherapy) áp dụng đối với các loại ung thƣ
đã ở giai đoạn muộn.
Hóa trị hỗ trợ (Adjuvant chemotherapy) sau khi điều trị phẫu thuật, tia xạ các
ung thƣ đang còn tại chỗ và tại vùng.

.


.
10

Hóa trị tân hỗ trợ (Neoadjuvant chemotherapy) hóa trị đƣợc thực hiện trƣớc khi
điều trị tại chỗ và tại vùng. Hóa trị tại chỗ: nhằm mục đích làm tăng nồng độ
thuốc tại khối u bằng cách bơm thuốc vào các xoang, hốc của cơ thể hoặc bơm
thuốc trực tiếp vào động mạch ni khối u.
Chỉ định điều trị hóa trị còn dựa vào nhiều yếu tố nhƣ giai đoại bệnh, loại bệnh
học, tuổi của NB, các phƣơng pháp đã đƣợc điều trị trƣớc đó, thể trạng NB để
xác định chỉ định cụ thể của hóa trị. Phải ln ln cân nhắc một bên là lợi ích
của hóa trị và một bên là độc tính và những nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh khả năng có thể điều trị khỏi một số ung thƣ, hóa trị có thể giúp làm
giảm thiểu một số triệu chứng liên quan đến ung thƣ và từ đó làm tăng chất
lƣợng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho NB ung thƣ.
Các phƣơng pháp điều trị khác

Ngồi các phƣơng pháp điều trị chính nêu trên còn nhiều phƣơng pháp điều trị
khác đƣợc nghiên cứu trong những năm gần đây nhƣ điều trị hƣớng đích
(Targeted therapy) và điều trị miễn dịch. Điều trị miễn dịch gồm 2 loại chính:
Miễn dịch thụ động khơng đặc hiệu: Interferon và Interleukin
Miễn dịch chủ động không đặc hiệu: Bơm BCG vào bàng quang.
Đau trong ung thƣ
Khái niệm đau
Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of
Pain - IASP) đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thƣơng
của các mô tế bào. Đau là kinh nghiệm đƣợc lƣợng giá bởi nhận thức chủ quan
tùy theo từng ngƣời, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và
phải tìm ra nguyên nhân để điều trị [52].

.


.
11

Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thƣ, đƣợc coi là một trong triệu chứng
có ảnh hƣởng lớn lớn đối với NB. Triệu chứng đau có thể xuất hiện ở tất cả các
giai đoạn ung thƣ và thƣờng nhiều hơn ở vào giai đoạn muộn. Đau ung thƣ
không phải là đau thực thể. Nó kết hợp một loạt các phản ứng sinh lý, sinh hóa
và giải phẫu. Các khối u có thể xâm lấn vào xƣơng, dây thần kinh và các cơ quan
khác gây đau, thuốc hóa trị có thể gây đau ở vị trí tác động hoặc gây tê chân
tay. Xạ trị có thể gây ra đỏ da và kích ứng cơ. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều
trƣờng hợp NB ung thƣ tử vong do suy kiệt và đau đớn [65].
Các nguyên nhân gây đau
Tình trạng đau ở NB ung thƣ thƣờng bắt nguồn từ bản thân khối u theo các cơ
chế sau:

Xâm lấn tới tổ chức mềm
Thâm nhiễm tới nội tạng
Thâm nhiễm tới xƣơng
Chèn ép thần kinh
Tổn thƣơng thần kinh
Tăng áp lực nội sọ.
Ngoài ra, tình trạng đau cũng bắt nguồn từ các nguyên nhân khác ngoài khối u
nhƣ co cơ, sƣng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu, phƣơng pháp điều
trị… Đau do ung thƣ có thể là cấp hoặc mãn tính, dai dẳng và có thể kéo dài vài
tháng đến vài năm nếu nhƣ khơng có biện pháp kiềm chế [66].
Các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm giác đau
Yếu tố thể chất
Tuổi: cảm giác đau có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo một điều tra về tỉ lệ đau mạn
tính trong cộng đồng tại Đan mạch cho thấy tỉ lệ đau mạn tính tăng theo chiều

.


.
12

tăng của tuổi: xấp xỉ 10% ở lứa tuổi 16 - 24, trên 10% ở lứa tuổi 25 - 44, trên
20% ở lứa tuổi 45 - 66 và tăng lên gần 30% ở lứa tuổi từ 67 trở lên [19].
Giới tính: nữ giới thƣờng gặp rối loạn đau mạn tính trầm trọng hơn nam giới, và
họ cũng thƣờng bị nhạy cảm với các kích thích độc hại trong phịng thí nghiệm
hơn nam giới. Một vài lý do đƣợc đƣa ra để giải thích cho sự khác nhau này: các
yếu tố tâm lý xã hội nhƣ niềm tin vào vai trò của nam giới, ảnh hƣởng của các
thế hệ gia đình, hormon giới tính nữ... [10].
Yếu tố xã hội
Sự chú ý: Cảm giác đau sẽ tăng khi ngƣời bệnh quá chú ý tới nó và sẽ giảm khi ít

chú ý tới nó [10]. Do vậy khi chăm sóc điều dƣỡng viên cần thay đổi sự chú ý
của ngƣời bệnh nhƣ hƣớng dẫn cách thƣ giãn, xoa bóp bấm huyệt...
Kinh nghiệm của ngƣời bệnh: Mỗi ngƣời bệnh sẽ có kinh nghiệm cá nhân từ
những cảm giác đau. Hơn nữa, nếu ngƣời bệnh bị đau mãn tính, lặp lại nhiều lần
sẽ có kinh nghiệm để phòng ngừa đau cho bản thân một cách hiệu quả.
Sự hỗ trợ của gia đình và những ngƣời xung quanh: sự hiện diện của ngƣời thân
bên cạnh sẽ làm cho ngƣời bệnh cảm thấy đỡ đau và đỡ lo lắng hơn, đặc biệt là
đối với trẻ em.
Yếu tố tinh thần:
Đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là về tôn giáo, “Tại sao Chúa lại bắt tôi nhƣ thế này?”
“Tại sao tơi lại bị đau?”... Bên cạnh đó cịn có một số yếu tố khác cũng làm tăng
cảm giác đau cho ngƣời bệnh nhƣ mất khả năng tự chủ, phải phụ thuộc vào gia
đình và trở thành gánh nặng cho gia đình, điều dƣỡng viên cần quan tâm chăm
sóc khía cạnh này nhất là đối với những trƣờng hợp mắc bệnh mãn tính [10].
Yếu tố tâm lý:

.


.
13

Sự lo lắng: Sự lo lắng thƣờng gây tăng cảm giác đau và đau cũng là nguyên nhân
gây nên sự lo lắng. Do vậy cần phối hợp kiểm soát đau với trấn an tinh thần cho
ngƣời bệnh bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý [18].
Cách đối phó của ngƣời bệnh: những ngƣời có tính cách nhạy cảm thƣờng cảm
nhận các sự kiện trong đời sống vƣợt quá so với mức bình thƣờng, nên ngƣỡng
đau của họ cũng thƣờng thấp. Điều dƣỡng viên cần phải có kinh nghiệm về cách
đối phó của ngƣời bệnh để đƣa ra kế hoạch can thiệp cho phù hợp nhƣ là hỗ trợ
gia đình ngƣời bệnh, tập luyện hoặc cầu nguyện để giúp cho ngƣời bệnh giảm

đau [10].
Đánh giá đau
Vai trò của việc đánh giá đau
Đánh giá đau là bƣớc đầu tiên và rất quan trọng trong q trình kiểm sốt đau,
đánh giá đau chính xác giúp xác định mức độ đau, các tác động của đau đến thể
chất, chất lƣợng cuộc sống từ đó có kế hoạch, lựa chọn phƣơng pháp giảm đau
hiệu quả và phù hợp cho cá thể ngƣời bệnh. Đồng thời, đánh giá đau còn giúp
theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện và sử lý sớm
các tác dụng phụ hoặc biến chứng xảy ra. Ngƣời bệnh khơng có trách nhiệm phải
thuyết phục với ngƣời điều dƣỡng rằng họ đau mà trách nhiệm của ngƣời điều
dƣỡng là phải lắng nghe ngƣời bệnh.
Đánh giả đau cần tỉ mỷ, khai thác tiền sử của NB về những vấn đề sau:
Tuổi, giới, thể trạng
Các nguyên nhân thúc đẩy đau hoặc có liên quan đến đau
Vị trí đau và vị trí đặc biệt của đau, thời gian đau
Lan tỏa đau: đau khu trú hay lan tỏa? lan tỏa đi đâu?
Tính chất đau: đau âm ỉ, đau nhức, dao đâm, nẩy mạch, đau nhƣ xé, …

.


.
14

Kiểu đau và thời gian cơn đau: đau liên tục âm ỉ hay thành cơn, đau tăng khi nào,
nghỉ ngơi có hết đau khơng? Có rối loạn giấc ngủ khơng?
Các triệu chứng kèm theo: tê bì, yếu, dị cảm
Tiến triển của đau: đau tăng, giảm, nhƣ cũ
Các điều trị đã qua: thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Hiệu quả ra sao?
Mức độ đau: Để đánh giá mức độ đau thông thƣờng ngƣời ta sử dụng các

phƣơng pháp đơn giản và có giá trị nhƣ: thang điểm số, hoặc thang điểm hình
ảnh. Mặc dù đau là cảm giác chủ quan, nhƣng NB có thể chỉ ra một cách tƣơng
đối chính xác mức độ đau của họ bằng việc sử dụng các thang điểm, vì vậy
chúng tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị giảm đau tối ƣu. Sử dụng cùng một
thang điểm để theo dõi đau của NB theo thời gian. Hơn nữa, mỗi NB có thể sử
dụng các thang điểm một cách khác nhau và điều trị giảm đau khơng chỉ dựa trên
thang điểm đau mà cịn căn cứ vào tình trạng của NB trên lâm sàng.
Một số cơng cụ đánh giá đau
Ngay từ định nghĩa đau đã cho thấy “đau” là một trải nghiệm mang tính chủ
quan, đa chiều, đa diện. Do đó việc chẩn đốn và lƣợng giá đau rất phức tạp và
khó thống nhất. Đó là nguyên nhân tồn tại song song rất nhiều thang điểm chẩn
đoán, lƣợng giá đau. Tùy theo lứa tuổi, bệnh lý, mục đích, khả nămg chấp nhận,
điều kiện cho phép mà sử dụng những thang điểm đánh giá đau khác nhau tuy
nhiên điều cần thiết là phải nhất quán trong suốt q trình đánh giá. Nhìn chung
có thể chia các thang điểm đánh giá đau thành hai nhóm cơng cụ đánh giá đau
đơn chiều và nhóm cơng cụ đánh giá đau đa chiều [18],[20].
Các công cụ đánh giá đau đơn chiều:

.


×