Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghi ên cứu tác động của linh chi (ganoderma lucidum) trên các triệu chứng thi ếu thuốc và suy giảm trí nhớ do morphin gây ra trên chuột nhắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 48 trang )

.1

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LINH CHI (GANODERMA
LUCIDUM) TRÊN CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU THUỐC VÀ SUY
GIẢM TRÍ NHỚ DO MORPHIN GÂY RA TRÊN CHUỘT NHẮT

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ (Khoa, Trung tâm, …): Khoa Dược
Chủ trì nhiệm vụ: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

.


.2

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LINH CHI (GANODERMA
LUCIDUM) TRÊN CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU THUỐC VÀ SUY
GIẢM TRÍ NHỚ DO MORPHIN GÂY RA TRÊN CHUỘT NHẮT
(Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày ...)
(i)



Cơ quan chủ quản
(ký tên và đóng dấu)

Chủ trì nhiệm vụ
(ký tên)

PGS.TS. Trần Mạnh Hùng
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
(ký tên và đóng dấu)

PGS.TS. Trần Hùng

.


.3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ma túy và sự lệ thuộc vào ma túy đã trở thành vấn đề cần giải quyết của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và
Tội phạm của Liên Hợp Quốc thì đến cuối tháng 9/2014, cả nước có hơn
200.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [4]. Trong các loại ma túy,
morphin là một trong những chất gây nghiện được sử dụng lâu đời nhất và
hiện nay vẫn còn phổ biến, đặc biệt được dùng nhiều trong y học với tác dụng
giảm đau. Tại Mỹ, từ năm 1997 đến năm 2007, liều opioid nói chung và
morphin nói riêng được kê đơn để giảm đau trên mỗi bệnh nhân đã tăng
402%. Morphin gây độc cấp trên hô hấp, gây hiện tượng quen thuốc kèm theo
hiện tượng nghiện thuốc. Ở những người bị nghiện ma túy khi không tiếp tục
dùng thuốc hay khi ngừng thuốc đột ngột sẽ xuất hiện hội chứng thiếu thuốc,

xảy ra khoảng 6-12 giờ sau liều cuối, với các triệu chứng như run rẩy, vật vã,
tiêu chảy, giãn đồng tử, …, [21]. Hơn nữa, khi dùng morphin lâu dài thì bệnh
nhân có thể bị suy giảm trí nhớ [22], [49], đơi khi người bệnh trở nên trầm
cảm và mất tập trung [2].
Từ thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều mơ hình thực nghiệm gây nghiện trên
động vật để giải thích cho các cơ chế lệ thuộc thuốc của morphin, trong đó
mơ hình CPP (Conditioned place preference: vị trí ưa thích có điều kiện) là
phổ biến nhất [23]. Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng gây suy
giảm trí nhớ và khả năng học hỏi, khám phá do morphin gây ra trên các mơ
hình thử nghiệm trí nhớ trên chuột nhắt trắng hay chuột cống trắng [26], [30],
[31], [52]. Nhờ những mơ hình thử nghiệm trên động vật mà các nhà khoa
học đã đánh giá được cụ thể và hệ thống hơn về các đặc tính dược lý cũng
như dự đốn sơ bộ hiệu lực của các thuốc cai nghiện trên người.
Nấm Linh chi - Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst. - một dược liệu
quý đã được sử dụng lâu đời với rất nhiều tác dụng dược lý như trị suy nhược
thần kinh [51], bệnh tim mạch [20], chống oxy hóa [34], [41], bảo vệ gan
.


.4

[14], kháng ung thư, tăng cường miễn dịch [11], [71], ... Gần đây, một số
nghiên cứu đã chứng minh cao chiết tồn phần từ nấm Linh chi có khả năng
bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do β-amyloid gây ra trên chuột nhắt
trắng hoặc sự tổn thương hoạt động trí nhớ do streptozocin gây ra trên chuột
cống qua mơ hình thử trí nhớ khơng gian [17], [19], [39], [51]. Tuy nhiên,
hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về tác động của
Linh chi trên hội chứng thiếu thuốc gây bởi morphin, cũng như các nghiên
cứu về tác dụng cải thiện trí nhớ của cao linh chi trên mơ hình gây suy giảm
trí nhớ bằng morphin. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài

“Nghiên cứu tác động của Linh chi (Ganoderma lucidum) trên các triệu
chứng thiếu thuốc và suy giảm trí nhớ do morphin gây ra trên chuột nhắt” với
2 mục tiêu chính như sau:
- Mơ phỏng mơ hình gây nghiện và suy giảm trí nhớ bằng morphin trên chuột
nhắt
- Khảo sát tác động của cao linh chi trên triệu chứng thiếu thuốc và suy giảm
trí nhớ do morphin gây ra

.


.5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chương 1.

1.1. Đại cương về morphin
Morphin là thuốc giảm đau trung ương nhóm opioid, là alkaloid chính trong
nhựa của quả cây thuốc phiện Papaver somniferum (khoảng 10%), được nhà
khoa học người Đức Friedrich W. A. Serturner phân lập. Hiện nay, morphin
là thuốc chủ lực trong việc giảm đau do ung thư và nằm trong Danh mục
Thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới [2].
1.1.1. Dược động học
Thuốc hấp thu được qua đường uống, tiêm và hơ hấp. Sự chuyển hóa thuốc
qua gan lần đầu lớn và sinh khả dụng thấp (khoảng 25%). Sau khi uống 30-60
phút, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu, liên kết với protein huyết tương
khoảng 30%, tập trung nhiều ở cơ vân, gan, phổi, thận. Thuốc qua được hàng
rào máu não, nhau thai và sữa mẹ. Nồng độ thuốc ở não thấp hơn các nơi
khác. Morphin chuyển hóa ở gan chủ yếu liên hợp với acid glucuronic tạo

chất chuyển hóa là morphin-6-glucuronid cịn hoạt tính và morphin-3glucuronid khơng có hoạt tính [12], [42]. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một
phần qua phân (có chu kỳ gan ruột), 90% thuốc thải trong vòng 24 giờ đầu.
Thời gian bán thải là 2-4 giờ ở người bình thường và kéo dài ở người suy thận
và trẻ sơ sinh (6-30 giờ) [37].
1.1.2. Receptor của opioid và tác động dược lý
Receptor của opioid có 3 loại chính: μ, κ và δ. Gần đây, các nhà khoa học
phát hiện thêm một loại khác là ORL1 (opioid receptor-like), còn gọi là
nociceptin receptor. Tuy nhiên tác động dược lý ở trung ương chủ yếu qua
receptor μ và ở ngoại biên chủ yếu qua receptor δ. Các loại receptor này phân
bố nhiều ở não và tủy sống. Thuật ngữ đối với các receptor μ, κ, δ và ORL1
của morphin là MOPr, KOPr, DOPr và NOPr [6].
Các receptor của opioid đều liên kết với protein Gi. Khi morphin gắn vào
receptor opioid sẽ hoạt hóa receptor và ức chế adenyl cyclase, ức chế mở
.


.6

kênh Ca2+ và hoạt hóa kênh K+, do đó ức chế giải phóng các chất dẫn truyền
thần kinh (chất P, acid glutamic), ngăn dẫn truyền xung động thần kinh [2].
Morphin và các opioid có các tác động sau:
- Giảm đau đặc hiệu và chọn lọc, hiệu quả nhất với các loại đau cấp và mạn
tính như đau do khối u, tổn thương mô, ...
- An thần - gây ngủ
- Gây khối cảm
- Gây nghiện
- Ức chế hơ hấp
- Ức chế nhu động ruột, kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày
- Một số tác dụng khác: gây trầm cảm, mất tập trung và giảm trí nhớ [2].
Nghiện thuốc có thể xuất hiện sau khi dùng liều điều trị 1-2 tuần, có trường

hợp chỉ nghiện sau khi dùng 2-3 ngày. Hội chứng cai thuốc xảy ra trong vòng
vài giờ sau khi ngừng một đợt điều trị dài và đạt tới đỉnh điểm trong vòng 3672 giờ [2].
1.1.3. Các chất đối kháng morphin
Chất đối kháng morphin có tác dụng đối kháng cạnh tranh với morphin ở
receptor nên làm mất tác dụng của morphin và làm mất những triệu chứng
xuất hiện khi thiếu thuốc. Các chất đối kháng morphin thường gặp là naloxon,
naltrexon, nalorphin, levalorphan.
Naloxon
Naloxon là chất đối kháng opioid đặc hiệu có tác dụng cạnh tranh tại các
receptor opioid trong hệ thần kinh trung ương, được coi là có ái lực cao nhất
với receptor μ. Naloxon ít hoặc khơng có hoạt tính chủ vận. Khi dùng với liều
bình thường cho người khơng dùng opioid, naloxon ít hoặc khơng có tác dụng
dược lý, ngay cả liều rất cao (10 lần liều điều trị thường dùng), gây giảm đau
không đáng kể, chỉ gây ngủ lơ mơ và không gây ức chế hô hấp, rối loạn tâm
thần, thay đổi về tuần hoàn hoặc co đồng tử. Naloxon cũng không gây quen
thuốc hoặc không gây nghiện về mặt thể chất hoặc tâm lý.
.


.7

Thuốc bị mất hoạt tính nhanh sau khi uống, bắt đầu có tác dụng trong vịng 12 phút sau khi tiêm tĩnh mạch và 2-5 phút sau khi tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
Thời gian duy trì tác dụng phụ thuộc vào liều và đường dùng thuốc, trong đó
tiêm bắp tác dụng kéo dài hơn so với tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm, thuốc
phân bố nhanh vào các mô và dịch cơ thể. Ở chuột cống thấy có nồng độ cao
trong não, thận, lách, phổi, tim, cơ và xương.
Naloxon được dùng để điều trị ức chế hô hấp do quá liều các opioid như
heroin, morphin, fentanyl, codein, ... Bên cạnh đó, thuốc được dùng để chẩn
đốn nghiện opioid hoặc chẩn đoán quá liều cấp do opioid và để điều trị
nghiện opioid [2].

Naltrexon
Naltrexon là thuốc đối kháng đặc hiệu trên receptor opioid tương tự naloxon
nhưng tác dụng mạnh hơn naloxon 2-9 lần và thời gian tác dụng dài hơn.
Naltrexon thường có ít hoặc khơng có hoạt tính chủ vận. Trên các đối tượng
khơng dùng opioid gần đây, naltrexon với liều bình thường khơng hoặc có rất
ít tác dụng dược lý. Trên đối tượng trước đó đã dùng liều cao duy nhất hoặc
nhắc lại của morphin, naltrexon làm giảm hoặc gây phong bế hoàn toàn
nhưng thuận nghịch các tác dụng của opioid (như phụ thuộc thể chất, giảm
đau, sảng khoái, dung nạp). Thuốc đối kháng hầu hết các tác dụng của opioid
như ức chế hơ hấp, co đồng tử, sảng khối và sự thèm thuốc, nhưng naltrexon
có thể làm mất tác dụng chủ quan (sảng khoái) nhiều hơn là tác dụng khách
quan (ức chế hô hấp hoặc co đồng tử) của opioid. Naltrexon không gây lệ
thuộc thuốc và không gây quen thuốc. Mức độ đối kháng opioid phụ thuộc
vào liều và khoảng cách thời gian kể từ liều cuối cùng dùng naltrexon và liều
của opioid.
Cũng giống naloxon, naltrexon đối kháng cạnh tranh trên các receptor μ, κ và
δ của opioid ở thần kinh trung ương, trong đó ái lực mạnh nhất trên receptor
μ. Naltrexon hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa (96%)
và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 giờ sau khi uống. Tuy
.


.8

nhiên do chuyển hóa lần đầu tại gan cao nên sinh khả dụng của thuốc chỉ
khoảng 5-40%. Sự hấp thu của thuốc thay đổi đáng kể giữa các cá thể trong
24 giờ đầu sau liều duy nhất. Naltrexon được dùng để điều trị củng cố sau cai
nghiện opioid thành công với mục đích ngăn ngừa tái nghiện [2].
1.2. Hiện tượng nghiện thuốc và hội chứng thiếu thuốc
1.2.1. Hiện tượng nghiện thuốc

Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association), nghiện
gồm sự dung nạp, sử dụng ma túy để giảm triệu chứng thiếu thuốc, không thể
giảm liều thuốc sử dụng hay ngưng sử dụng và tiếp tục dùng dù biết có hại
cho bản thân hay người khác [8].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) thì nghiện ma túy là
tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người
sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một loại
ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự
luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng về
mặt tâm thần và thốt khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy. Tình trạng lệ
thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen thuốc hoặc không [8], [47].
1.2.2. Hội chứng thiếu thuốc
Hội chứng thiếu thuốc (hay hội chứng cai thuốc) là trạng thái phản ứng cấp
tính của cơ thể khi cắt hoặc giảm đáng kể liều lượng chất gây nghiện mà
người bệnh đang bị lệ thuộc về thể chất. Hội chứng thiếu thuốc đặc thù riêng
cho từng chất gây nghiện [47].
Ở người, các biểu hiện của hội chứng thiếu thuốc bao gồm buồn nơn, nơn,
bồn chồn, khó chịu, chảy nước mũi, đổ mồ hôi, co thắt dạ dày, tiêu chảy, tăng
nhịp tim và huyết áp, dễ bị kích thích, mất ngủ, đau bụng, đau trong xương và
cơ lưng, sụt cân và rối loạn cân bằng acid-base. Sau khi ngưng sử dụng
morphin thì hội chứng thiếu thuốc xảy ra trong vòng 24 giờ và thường kéo dài
và giảm dần mức độ trong khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày [21], [43].
Trong nghiên cứu về hội chứng thiếu thuốc, Matthes và cộng sự [33] đã đánh
.


.9

giá hội chứng thiếu thuốc sau khi cho chuột sử dụng morphin theo các tiêu
chí:

- Các dấu hiệu cơ thể: nhảy dựng lên, lắc, đánh bò cạp, tăng phản xạ ngửi,
sụp mi mắt trên, run chân, run giật, tiêu chảy.
- Dấu hiệu liên quan đến sự tăng trưởng: sụt cân, giảm nhiệt độ cơ thể.
- Hoạt tính cơ bản của adenyl cyclase.
1.3. Trí nhớ và sự suy giảm trí nhớ
Trí nhớ là sự lưu trữ thông tin trong hệ thống thần kinh trung ương, từ việc
ghi nhận thông tin, lưu trữ thơng tin cho đến tìm kiếm - truy xuất thơng tin.
Dưới góc độ sinh lý học, nhớ là q trình thần kinh diễn biến lại trên một
mạch nơron. Trí nhớ là chức năng cơ bản của nhận thức, bao gồm các q
trình ghi nhận thơng tin mới, lưu giữ thông tin và nhớ lại theo yêu cầu [10]:
- Ghi nhận (encoding): các kích thích của các sự vật bên ngoài làm hưng
phấn những vùng nhất định của não. Càng tập trung chú ý bao nhiêu thì sự
ghi nhận càng rõ bấy nhiêu.
- Lưu trữ (storage): các kích thích nói trên làm hình thành những đường liên
hệ tạm thời để duy trì các dấu vết của những kích thích đã tác động vào
não, kích thích càng mạnh, càng được lặp lại nhiều lần thì quá trình bảo tồn
càng bền vững.
- Nhớ lại (retrieval): quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời đã
được hình thành và bảo tồn trong não gọi là nhớ lại. Nhớ lại tốt tức là bảo
tồn tốt.
1.3.1. Phân loại trí nhớ
Theo sự hình thành trí nhớ
Phụ thuộc vào quá trình hình thành và đặc điểm, trí nhớ được chia thành
nhiều loại như trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ
ngơn ngữ - logic [10].
- Trí nhớ hình tượng: được hình thành trên cơ sở tiếp nhận các kích thích
thơng qua các giác quan. Tùy theo đối tượng được tiếp nhận và cơ quan
.



.10

phân tích nào tiếp nhận, trí nhớ hình tượng được phân thành trí nhớ hình
tượng thị giác, trí nhớ hình tượng thính giác, trí nhớ hình tượng xúc giác,
trí nhớ hình tượng vị giác. Trí nhớ hình tượng được nhanh chóng hình
thành và bền vững khi có sự tham gia của nhiều cơ quan.
- Trí nhớ vận động: được hình thành trên cơ sở thực hiện những động tác cụ
thể, ví dụ như đánh đàn, điều khiển máy móc, tập thể dục dụng cụ, đi xe
đạp, cầm đũa ăn cơm, ...
- Trí nhớ cảm xúc: được biểu hiện bằng các phản ứng cảm xúc và được hình
thành trong những điều kiện cơ thể bị tác động bởi các kích thích có khả
năng gây ra các cảm xúc như vui, buồn, bực tức, thỏa mãn, ... Các tác nhân
gây ra trí nhớ cảm xúc có thể là các kích thích, sự kiện cụ thể, có thể là
tiếng nói.
- Trí nhớ ngơn ngữ - logic: được hình thành khi tiếp nhận ngơn ngữ (tiếng
nói, chữ viết). Đặc điểm của loại trí nhớ này là những tín hiệu tiếp nhận
được khơng phải là những hình tượng cụ thể, âm thanh, màu sắc mà là
những từ, những câu với nội dung chứa đựng trong đó. Đây là loại trí nhớ
chỉ có ở người và cũng là trí nhớ chủ đạo vì nó thể hiện trong tất cả các loại
trí nhớ khác và giữ vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích
lũy mọi kinh nghiệm của lồi người.
Theo thời gian tồn tại
Dựa theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não và cơ chế hình thành có thể
chia trí nhớ thành hai loại: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn [10].
- Trí nhớ ngắn hạn: là trí nhớ về sự vật, sự kiện chỉ duy trì trong não một
thời gian rất ngắn (từ vài giây đến vài chục phút), sau đó ta khơng thể nhớ
lại được nữa. Đặc điểm trí nhớ ngắn hạn dễ bị mất dưới tác động của các
yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp của các nơron, ví dụ như
shock điện, chấn thương sọ não, giảm nhiệt độ não.
- Trí nhớ dài hạn: là trí nhớ các sự kiện, hiện tượng được duy trì rất lâu trong

não, có thể duy trì trong nhiều năm hoặc tồn tại suốt đời và lúc nào cần có
.


.11

thể nhớ ngay được. Trí nhớ dài hạn chứa hầu hết là kinh nghiệm và kiến
thức. Trí nhớ dài hạn bền vững đối với tác dụng của các yếu tố làm mất trí
nhớ ngắn hạn.
1.3.2. Cấu trúc não liên quan đến trí nhớ
Vùng hồi hải mã (Hippocampus)
Đa số các nhà khoa học đều cho rằng chức năng của vùng hải mã có liên quan
đến trí nhớ và khả năng định hướng trong khơng gian. Vùng hải mã đóng một
vai trị then chốt trong bộ nhớ, giúp hình thành những ký ức mới từ những sự
việc đã trải qua; đồng thời, cũng cố thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn từ đó những
kí ức mới được lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn, tạo ra trí nhớ dài hạn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vùng hải mã có vai trị đặc biệt trong lưu trữ trí
nhớ và nắm giữ các thơng tin về không gian, địa điểm. Theo một giả thuyết,
vùng hải mã hoạt động như một bản đồ nhận thức, có vai trị trong việc định
hướng. Ở những đối tượng có tổn thương vùng hải mã ở hai bên và trên diện
rộng, chứng qn thường xảy ra do khơng cịn khả năng hình thành và lưu trữ
những ký ức mới [5], [7].
Vùng vỏ não (Entorhinal cortex)
Đây là bộ phận phát triển cao nhất của bộ não người và có vai trị quan trọng
trong trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc, nhận thức, tư tưởng, ngơn ngữ và ý thức.
Vỏ não có vai trị cung cấp thơng tin cho vùng hải mã từ nhiều giác quan,
chuyển thông tin và tham gia vào củng cố trí nhớ, đặc biệt trong giai đoạn của
giấc ngủ.
Theo quan điểm hiện nay, các chức năng nhận thức và hành vi có sự tham gia
phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau của bộ não tạo thành một mạng lưới tế

bào thần kinh trên quy mô lớn chứa những thành phần vỏ và dưới vỏ liên kết
với nhau. Vỏ não có năm mạng lưới giải phẫu, trong đó mạng lưới hệ viền và
mạng lưới trước trán có vai trị quan trọng đối với trí nhớ, nhận thức, hành vi
và cư xử của con người. Rối loạn chức năng vùng vỏ não có thể dẫn đến mất
ngơn ngữ, mất nhận thức, hội chứng mất trí nhớ,… [5], [7].
.


.12

Hình 1.1. Chức năng của các vùng vỏ não [7]
1.3.3. Dopamin và vai trị của dopamin trên trí nhớ
Dopamin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Trong bộ
não người, dopamin đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau như vận động,
nhận thức, hành vi cảm xúc, sự tập trung và học tập.
Dopamin trong não được giải phóng bởi các tế bào thần kinh của hệ
dopaminergic phân bố ở vùng chất đen (substantia nigra), vùng chỏm não
(ventral tegmental area, VTA) hay vùng dưới đồi, sau đó được dẫn truyền xung
động theo dây thần kinh dopaminergic đến các vùng não cuối cùng (như vùng
nhân não (nucleus accumbens), vùng thể vân hay vỏ não để tạo ra các hành vi
nhận thức cho người.
Dopamin đóng vai trị quan trọng trong học hỏi, ghi nhớ và củng cố thông qua
hệ thống não bộ. Ở thùy trước trán (frontal cortex), dopamin kiểm soát sự dẫn
truyền thông tin từ các vùng khác nhau của não.
Morphin và opioid gắn với các receptor đặc hiệu µ, δ, κ sẽ kích thích các tế
bào thần kinh dopaminergic gây giải phóng dopamin từ đó tạo ra các hành vi
cảm xúc. Nếu kích thích quá mức trong một thời gian dài sẽ làm giảm đáng
kể số lượng receptor dopamin tiếp nhận ở hậu synap trên các tế bào thần kinh
dopaminergic, trong khi đó các dopamin receptor cịn lại cũng trở nên kém
nhạy hơn với dopamin. Sự rối loạn dopamin có thể gây ra sự suy giảm nhận

thức, đặc biệt là trí nhớ, sự tập trung và khả năng giải quyết các vấn đề. Các
.


.13

nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tổn thương có chọn lọc các tế bào thần kinh
dopaminergic ở chuột cống và các lồi linh trưởng có thể dẫn đến sự giảm
nhận thức [7].
1.4. Nấm Linh chi
1.4.1. Giới thiệu chung và mô tả

Hình 1.2. Nấm Linh chi Ganoderma lucidum
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst, Ganodermataceae
(họ Nấm gỗ). Nấm Linh chi còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, nấm
lim, thuốc thần tiên. Chi Ganoderma có khoảng vài chục loài trên thế giới,
chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Ở Việt
Nam có 26 lồi, trong đó có một số lồi dùng làm thuốc.
Linh chi là một loài nấm lớn, thường sống hoại sinh trên các gốc gỗ mộc hoặc
trên đất có các cây gỗ mộc. Mơi trường sống của nấm là rừng kín, xanh ẩm,
có độ cao vài chục mét đến 1500 m. Ở nước ta có thể gặp từ vùng núi Sa Pa
đến các vùng cao nguyên Lâm Đồng. Hiện nay ở Việt Nam, Trung Quốc,
Nhật Bản đã trồng được nấm linh chi trên giá thể nhân tạo dùng để làm thuốc.
Người ta thu hoạch nấm, phơi sấy khô rồi sử dụng bào chế các dạng bột,
thuốc nước ngọt hay đơng khơ [1], [3].
Thành phần hóa học chính trong nấm Linh chi [1], [3], [13]:
- Sterol: ergosterol 0,3-0,4%, β-sitosterol, 24-methylcholesta-7,22-dien-3-βol và một số sterol khác
.



.14

- Enzym: lysozym, protease acid và một số enzym khác (amylase, ...)
- Protein: protein hòa tan, polypeptid, acid amin
- Acid béo: các acid tetracosanoic, stearic, palmitic, behenic, ...
- Triterpen (chủ yếu thuộc nhóm lanostan): các acid ganderic A-Z; các acid
lucidenic A-H, …; các lucidon A, B, C; các acid ganolucidic A-E;
ganoderal A; các ganoderiol A-I; các ganoderol A, B; ganodermatriol, …
- Polysaccharid: polysccharid GL-1, một chất chiết bằng kiềm, heteroglycan,
các ganoderan A và B, các glycan A, B và C.
- Các nguyên tố vô cơ: Ca, Mg, Na, Fe, Zn, Cu, …
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đơng cho thấy thành
phần hóa học của nấm Linh chi mọc hoang gồm: 12-13% nước, 13-14%
lignin, 1,6-2,1% hợp chất có nitơ, 0,08-0,1% hợp chất phenol, 0,022% tro, 5456% cellulose, 1,9-2% chất béo, 4-5% chất khử, 0,14-0,16% hợp chất steroid.
Một số tài liệu cho biết trong nấm Linh chi có 0,3-0,4% ergosterol (C28H44O).
Hoạt tính sinh học của nấm Linh chi chủ yếu là do các polysaccharid,
peptidoglycan và các triterpen [45].
Năm 2001, Masao Hattori đã ly trích được 10 triterpen mới, bao gồm
lucidumol A và B, các ganoderic acid: A, B, E, F, H, K, Y và R. Trong đó
các lanostan triterpen có tính thân dầu. Có khoảng 130 hợp chất được ly
trích từ quả thể, hệ sợi và bào tử nấm Linh chi. Vai trị của triterpen có ý
nghĩa quan trọng trong ngăn ngừa HIV [45].
Đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh nhất là nhóm saponin,
triterpenoid và các acid ganoderic. Vai trò của các chất này chủ yếu là ức
chế giải phóng histamin, ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và sinh tổng
hợp cholesterol, hạ huyết áp [45].
1.4.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của nấm Linh chi
Tác dụng trên gan
Cao chiết nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, giúp cải thiện bệnh gan mạn
tính và xơ gan, đặc biệt chống lại được ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhóm

.


.15

hoạt chất chính cho tác dụng này là saponin triterpenoid, acid ganoderic,
lucidenon và lucideric (hay acid ganoderic A) [48].
Nhóm hoạt chất có bản chất protein có tác dụng duy trì kháng thể chống lại
virus viêm gan B. Ngoài ra, cao linh chi cịn giúp cải thiện tình trạng gan
nhiễm mỡ và tái sinh tế bào gan [13], giảm rõ rệt các enzym gan và giảm mức
peroxy lipid (LPO) [18], [28].
Tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư
Trong nấm Linh chi có một lượng lớn những hợp chất hóa học có thể được
chiết xuất từ thân nấm, sợi nấm và bào tử. Trong đó, các polysaccharid và
triterpen là 2 nhóm hợp chất chính trong nấm Linh chi có tác dụng ngăn ngừa
ung thư, ngăn chặn quá trình hình thành khối u và có tác dụng tăng cường
miễn dịch [13], [50].
Tác dụng trên hệ tim mạch
Tác dụng này chủ yếu do các alkaloid trong linh chi. Alkaloid làm tăng sự co
bóp cơ tim, tăng lượng máu mạch vành, giảm sức cản ngoại biên, giảm lượng
oxy tiêu hao ở cơ tim, … Nhóm steroid với tác dụng giảm cholesterol cũng
giúp bảo vệ tim. Các acid ganoderic có tác dụng ức chế men chuyển và hạ
huyết áp. Ngồi ra Linh chi cịn có tác dụng bảo vệ tim trong những trường
hợp đau thắt ngực, loạn nhịp, … [27].
Tác dụng trên hệ thần kinh
Linh chi có tác dụng đối kháng với sự kích thích của amphetamin, đối kháng
tác dụng gây co giật ở động vật gây bởi nicotin, ngồi ra cịn có tác dụng làm
giảm hoạt tính của cholinesterase [39].
Tác dụng chống oxy hóa và chống suy giảm trí nhớ
Các hoạt chất sinh học trong cao chiết linh chi có khả năng khử một số gốc tự

do trong cơ chế chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và ngăn ảnh hưởng của
các tia chiếu xạ. Linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể đào thải nhanh các
chất độc, kể cả các kim loại nặng như chì, germanium [29].

.


.16

Một số nghiên cứu đã chứng minh cao chiết toàn phần từ nấm Linh chi có khả
năng bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do β-amyloid gây ra trên chuột
nhắt trắng hoặc sự tổn thương hoạt động trí nhớ do streptozocin gây ra trên
chuột cống qua mơ hình Morris water maze [18], [39], [52]. Một nghiên cứu
khác trên chứng thiếu máu cục bộ của loài tinh tinh Mơng Cổ cho thấy rằng
cao chiết nấm linh chi có tác dụng cải thiện trí nhớ và bảo vệ vùng CA1 ở
vùng hải mã [39].
1.5. Tổng quan về các mô hình thực nghiệm
1.5.1. Mơ hình mơi trường mở
Mơ hình mở nhằm khảo sát phản ứng của chuột trước một môi trường mới và
không quen thuộc. Thông thường, trước một môi trường mới, lạ, chuột
thường di chuyển xung quanh để khám phá và tăng cường hoạt động. Tuy
nhiên, nếu vùng não liên quan đến vận động bị tổn thương thì sẽ gây ra sự thu
mình và giảm bớt hoạt động ở chuột. Vì vậy, dựa vào mức độ hoạt động của
chuột trong mơi trường mới có thể đo lường được mức độ tổn thương của não
chuột [23].
1.5.2. Mơ hình CPP
CPP (Conditioned place prefenrence – Vị trí ưa thích có điều kiện) là một mơ
hình thử nghiệm dược lý nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng đến hoạt động, hành
vi khi có thuốc gây nghiện và khơng có thuốc trên động vật thử nghiệm [44].
CPP xảy ra khi đối tượng nghiên cứu thích đi đến một vị trí nhiều hơn những

nơi khác vì ở vị trí này chúng nhận được thuốc gây nghiện. CPP có thể thực
hiện trên nhiều động vật khác nhau như ruồi [25], gặm nhấm [44] hay linh
trưởng [16], [46].
Mô hình CPP thường là chuồng có cấu trúc 3 ngăn, gồm 2 ngăn bên thường
được thiết kế khác nhau (một ngăn đen và một ngăn trắng hay một ngăn có
sàn là lưới ngang và ngăn kia sàn là lưới chéo,…) và ngăn trung tâm là một
ngăn đóng mở dễ dàng và khi các cửa này mở thì con vật có thể di chuyển tự
do giữa các ngăn [15].
.


.17

Hình 1.3. Cấu trúc mơ hình CPP thơng dụng
Thử nghiệm CPP thường được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) Động vật thí
nghiệm được làm quen với chuồng ni, giai đoạn này các cửa được mở; (2)
Con vật sẽ được tiêm các loại thuốc có tác động gây “nghiện”, sau đó sẽ được
cho vào một trong hai ngăn bên. Hơm sau chúng sẽ được tiêm giả dược (dung
dịch nước muối sinh lý) và cho vào ngăn đối diện. Thời gian cho chuột ở lại
mỗi ngăn thường là 30 phút, giai đoạn này cửa giữa các ngăn đóng lại; (3) Đo
CPP bằng cách đặt chuột vào ngăn trung tâm và mở các cửa ngăn cách để
chuột di chuyển tự do [23], [32], [40].
Tiến hành ghi nhận thời gian chuột ở lại trong mỗi ngăn bên. CPP được xác
định nếu thời gian con vật ở lại trong ngăn mà chúng nhận được thuốc nhiều
hơn so với ngăn chúng được tiêm nước muối sinh lý [15]. Các opioid như
morphin, heroin, cocain và amphetamin thường gây ra CPP [24].
1.5.3. Các mơ hình khảo sát tác động của các chất trên trí nhớ, học hỏi
Mơ hình mê cung chữ Y (mơ hình Y maze)
Thử nghiệm mê cung chữ Y dựa trên sở thích bẩm sinh của chuột thích đi vào
các cánh tay khi khám phá một mơi trường mới. Mơ hình mê cung chữ Y gồm

3 cánh tay hợp lại thành chữ Y. Để đi luân phiên vào cả 3 cánh tay mà không
lặp lại đòi hỏi chuột phải biết là vừa mới đi vào cánh tay nào nên mơ hình
được xem là thước đo trí nhớ khơng gian ngắn hạn (spatial working memory)
của chuột Trong mơ hình này, động vật thử nghiệm được đặt vào mơ hình

.


.18

hình chữ Y trong 6-8 phút và số cánh tay đi vào cũng như số lần đi vào mỗi
cánh tay được ghi lại [23].
Mơ hình nhận diện vật thể (mơ hình Object recognition)
Mơ hình này được tiến hành dựa trên đặc tính của các lồi gặm nhấm có xu
hướng khám phá một vật thể lạ hơn một vật thể quen với điều kiện chúng còn
nhớ được vật quen đã tiếp xúc trước đó, cũng như bản tính thích khám phá
khi chúng được đưa vào môi trường mới lạ. Sự lựa chọn khám phá, tìm hiểu
một vật lạ hoặc một vật quen được thay thế bởi vật lạ phản ánh quá trình học
hỏi và thu nhận trí nhớ. Mơ hình này dùng nhiều vật thể với nhiều màu sắc,
hình dạng khác nhau và môi trường thử nghiệm cũng khác nhau nhằm đánh
giá sự nhận thức về không gian và sự phân biệt vật lạ và vật quen thuộc của
các loài gặm nhấm. Chuột có phần trăm khám phá vật lạ thấp hơn vật quen thì
có trí nhớ kém hơn và vùng não chi phối chức năng trí nhớ và nhận thức có
thể đã bị tổn thương [9].
Thử nghiệm nhận diện vật thể thường được dùng để khảo sát sự suy giảm trí
nhớ có liên quan đến tuổi như bệnh Alzheimer. Trong đó, động vật được đặt
trong 1 mơ hình mở có rất nhiều vật thể khác nhau (ví dụ các vật bằng nhựa
có kích cỡ, màu sắc và hình dạng khác nhau) trong 6 phút. Sau 1 số thử
nghiệm, một số vật thể được thay thể bằng các vật thể mới để đánh giá sự
nhận diện vật thể. Thời gian khám khá trong mơ hình (di chuyển/bất động)

cũng như số lần và thời gian khám phá mỗi vật thể trong các thử nghiệm sẽ
được ghi nhận lại [23].
Mơ hình mê cung nước (mơ hình Morris water maze)
Mơ hình chuột bơi trong mê cung nước được Morris phát triển vào năm 1984.
Mô hình này được dùng để đánh giá khả năng học hỏi và ghi nhớ trong không
gian và trong thử nghiệm này chuột được huấn luyện phải thốt khỏi mơi
trường nước xung quanh bằng cách bơi đến một trụ (platform) đặt ẩn dưới
mặt nước. Mơ hình này đánh giá 2 loại trí nhớ: trí nhớ tham khảo (Reference
memory) là trí nhớ liên quan đến kí ức về những thơng tin được lưu giữ thông
.


.19

qua những lần thử lặp lại trong thử nghiệm cho chuột bơi tìm trụ ẩn; trí nhớ
hoạt động (Working memory) là trí nhớ liên quan đến những thơng tin cần
phải nhớ quanh trụ ẩn; trí nhớ này được xác nhận lại bằng thử nghiệm đánh
giá xu hướng đào thoát sau khi cất trụ ẩn [23].
Trong mơ hình này, chuột học cách để bơi trong một bể nước và được hướng
dẫn tìm ra trụ ẩn dưới mặt nước [36]. Khi khơng có những chỉ dẫn gần đó để
đánh dấu vị trí của trụ ẩn thì khả năng định vị được trụ ẩn một cách có hiệu
quả phụ thuộc vào việc định hướng khơng gian dựa trên những hình ảnh
quanh bể nước. Sự học hỏi được phản ánh qua sự rút ngắn thời gian để đến
được trụ ẩn và rút ngắn chiều dài quãng đường để tìm trụ ẩn [36], [38].
Thử nghiệm cuối khi chuột bơi trong bể nước khơng có trụ ẩn sẽ giúp đánh
giá khả năng học hỏi cũng như chiến lược mà chuột sử dụng để tìm thấy trụ
ẩn. Chuột được huấn luyện tốt và có khả năng học hỏi sẽ dành phần lớn thời
gian để bơi ở góc phần tư đặt trụ ẩn trong những thử nghiệm trước đó và có
số lần bơi qua vị trí đã từng đặt trụ ẩn cao [35].


.


.20

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, hóa chất và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, khỏe mạnh, giống đực, 5-6 tuần tuổi,
cân nặng 20-25 gam, do Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chuột được
ni ổn định 1 tuần trước khi tiến hành thí nghiệm với chu trình 12 giờ sángtối (7-19 giờ). Chuột được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống, đảm bảo
đồng nhất trong suốt q trình thí nghiệm.
Tất cả các thử nghiệm trên hành vi đều được tiến hành trong điều kiện ánh
sáng là 100 ± 5 lux, nhiệt độ là 27 ± 1oC và tiếng ồn được hạn chế tối đa.
2.1.2. Hóa chất thử nghiệm
- Morphin hydroclorid 10 mg/ml - Cơng ty CPDP Trung ương Vidipha;
- Cao linh chi - Công ty CPDP OPC;
- Naltrexon hydroclorid (Nodict 50 mg) - Công ty Sun Pharma;
- Naloxon hydroclorid 0,4 mg/ml - Công ty Rotexmedica;
- Galantamin (Reminyl 8 mg) - Công ty Janssen Cilag.
2.1.3. Thiết bị thí nghiệm
- Thiết bị đo CPP: mơ phỏng theo mơ hình của Bardo và cộng sự [15];
- Thiết bị đánh giá hoạt tính vận động tự nhiên (mơ hình Open Field): mơ
phỏng theo mơ hình của Maldonado và cộng sự [32];
- Mơ hình mê cung chữ Y: mơ phỏng theo mơ hình của Kitanaka [26];
- Mơ hình nhận diện vật thể: mơ phỏng theo mơ hình của Bertaina [37];
- Mơ hình mê cung nước: mơ phỏng theo mơ hình của Rudi và cộng sự [38];
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát tác động của morphin trên chức năng vận động tự nhiên
Dụng cụ thí nghiệm là một hộp nhựa màu nâu kích thước 31 cm x 23 cm x 23

cm, đáy hộp được chia thành những hình vng nhỏ kích thước 7,5 cm x 7,5
cm bằng những vạch kẻ. Hộp được đặt dưới vùng chiếu sáng đồng đều với
cường độ ánh sáng 100 ± 5 lux. Thử nghiệm được tiến hành 2 lần: trước khi
.


.21

tiêm morphin liều đầu tiên và sau khi tiêm morphin liều thứ 7 (sơ đồ 2.1).
Chuột được đặt vào vùng trung tâm của hộp và hoạt động của chuột trong hộp
được quan sát. Ghi nhận số ô chuột di chuyển trong khoảng thời gian 10 phút
(chuột được xem là di chuyển vào trong một ô khi đặt cả 4 chân vào ơ đó).
Lau sạch hộp bằng ethanol 70% sau mỗi lần thí nghiệm.
Đánh giá: hoạt tính vận động tự nhiên được ghi nhận bằng tổng số ô chuột di
chuyển trong thời gian 10 phút. Hoạt tính vận động tự nhiên được đánh giá là
có thay đổi khi có sự khác biệt về tổng số ô di chuyển giữa các lô chuột trước
và sau khi thử thuốc.
2.2.2. Khảo sát tác động gây nghiện của morphin trên mơ hình CPP
Mơ hình CPP là một hộp gỗ có 3 ngăn. Hai ngăn bên được thiết kế khác nhau
về màu sắc gồm một ngăn đen và một ngăn trắng (15 cm x 15 cm x 18 cm),
sàn chuồng được làm bằng các thanh sắt. Ngăn trung tâm là một lối đi đủ để
con vật di chuyển. Các ngăn được ngăn cách nhau bởi những cánh cổng (7,3
cm x 6 cm) có thể đóng mở, khi các cánh cổng này mở thì chuột có thể di
chuyển tự do giữa các ngăn [32], [40]. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Morphin 10/20/30 mg/kg
(IP)

1
(1)


3

5

7

9

11

NaCl 0,9%

(2)

1h
(3)

Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm khảo sát tác động gây nghiện của morphin

(1) Giai đoạn làm quen và đo hoạt tính vận động tự nhiên lần đầu
(2) Đo CPP trước khi sử dụng morphin
(3) Đo CPP sau khi sử dụng morphin
(4) Đo hoạt tính vận động tự nhiên sau khi thử thuốc
Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô từ 8-10 con.

.

ngày

13

1h

(4)


.22

- Lô chứng (NaCl 0,9%): tiêm phúc mạc NaCl 0,9%.
- Lô thử 1 (M10): tiêm phúc mạc morphin liều 10 mg/kg.
- Lô thử 2 (M20): tiêm phúc mạc morphin liều 20 mg/kg.
- Lô thử 3 (M30): tiêm phúc mạc morphin liều 30 mg/kg.
Thử nghiệm CPP gồm 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn làm quen: ngày đầu tiên, cho chuột làm quen với mơi trường
thí nghiệm trong 15 phút. Ngày thứ 2, tiến hành thử nghiệm CPP trong 15
phút, ghi nhận thời gian chuột ở lại mỗi ngăn.
(2) Giai đoạn tạo điều kiện: chuột được tiêm morphin cách ngày trong 7
ngày (xen kẽ với NaCl 0,9%). Ở ngày tiêm morphin, chuột được cho vào
ngăn trắng; ngày tiêm NaCl 0,9% (0,1 ml/10 g thể trọng), chuột được cho vào
ngăn đen.
(3) Giai đoạn thử nghiệm: 1 giờ sau khi tiêm NaCl 0,9% liều thứ 6 (tương
ứng với ngày thử nghiệm thứ 12), tiến hành đo CPP trên từng lô chuột trong
15 phút.
Đánh giá: chỉ số CPP là sự chênh lệch thời gian chuột ở lại ngăn nhận thuốc
(ngăn trắng) trước và sau khi tạo điều kiện. Chuột được xem là bị ảnh hưởng
bởi tác động của thuốc nếu có thời gian lưu lại ngăn trắng thay đổi có ý nghĩa
so với lúc chưa tiêm thuốc và so với lô chứng NaCl 0,9%.
Chọn liều morphin gây CPP để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo.
2.2.3. Khảo sát tác động gây hội chứng thiếu thuốc của naloxon
Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô từ 8-10 con.
- Lô chứng (NaCl 0,9%): tiêm phúc mạc NaCl 0,9% (2 lần/ngày, mỗi lần

cách nhau 12 giờ) trong 6 ngày liên tiếp; riêng ngày 6, tiêm một lần vào
buổi sáng (sơ đồ 2.2.).
- Lô morphin (M): tiêm phúc mạc morphin (2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau
12 giờ) với liều tăng dần trong 6 ngày liên tiếp, cụ thể ngày 1 liều 20
mg/kg; ngày 2 liều 40 mg/kg; ngày 3 liều 60 mg/kg; ngày 4 liều 80 mg/kg;

.


.23

ngày 5 liều 100 mg/kg; ngày 6 liều 100 mg/kg (chỉ tiêm 1 lần vào buổi
sáng) (sơ đồ 2.2.).
2 giờ sau liều NaCl 0,9% hoặc morphin cuối cùng, tiêm naloxon 1 mg/kg
đường phúc mạc. 30 phút trước khi tiêm naloxon, mỗi chuột được đặt riêng
biệt vào một keo thủy tinh có đường kính 10 cm, cao 25 cm. Quan sát hành vi
bình thường của chuột trong 15 phút.
Hội chứng thiếu thuốc được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu [33]:
- Số lần chuột nhảy lên, tăng phản xạ ngửi, run chân, chải lơng, đánh bị cạp,
run, sụp mi mắt trên trong 30 phút tính từ lúc tiêm naloxon.
- Sự sụt cân được đánh giá trong 30 phút trước và 30 phút sau khi tiêm
naloxon.
Morphin
Naloxon
2h

ngày
1

3


2

4

5

6

Khảo sát
hội chứng thiếu thuốc

Sơ đồ 2.2. Bố trí thí nghiệm khảo sát tác động gây hội chứng thiếu thuốc của naloxon

2.2.4. Khảo sát tác dụng gây suy giảm trí nhớ của morphin
Chuột được tiêm phúc mạc morphin liều 10 mg/kg, 20 mg/kg hoặc 30 mg/kg,
cách 2 ngày 1 lần x 7 lần.. Một ngày sau khi tiêm morphin liều cuối cùng, tiến
hành các thử nghiệm để đánh giá tác động gây suy giảm trí nhớ của morphin.
Thử nghiệm
trí nhớ

Morphin 10/20/30 mg/kg

1

3

5

7


9

11

13

ngày

Sơ đồ 2.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát tác dụng gây suy giảm trí nhớ của morphin
.


.24

Mơ hình mê cung chữ Y
Chuột được đặt vào khu vực trung tâm của mơ hình và cho phép khám phá
mơ hình trong vịng 8 phút. Các cánh tay được đánh dấu theo trình tự A, B, C.
Đếm và ghi lại lần lượt mỗi lần chuột di chuyển vào các cánh tay. Khi 4 chi
của chuột đã nằm hoàn toàn trong cánh tay thì xem là chuột đã đi vào cánh
tay đó.

Hình 2.1. Mơ hình thử nghiệm mê cung chữ Y

Đếm số lần chuột đi vào 3 cánh tay liên tiếp (ví dụ: ABC, BCA, CAB), mỗi
lần như vậy được đếm là 1 lần trong tổng số lần chuột đi vào các cánh tay,
sau đó tính tỷ lệ ln phiên.
Tính tỷ lệ luân phiên (% luân phiên):
Số lần đi vào 3 cánh tay liên tiếp
x 100%


% luân phiên =
Tổng số lần đi vào các cánh tay - 2

Mơ hình nhận diện vật thể
Giai đoạn thích nghi: chuột được cho khám phá mơi trường thử nghiệm trong
8 phút mà khơng có sự hiện diện của các vật thể để làm quen với môi trường.
Giai đoạn huấn luyện: chuột được cho trở lại môi trường thử nghiệm trong 10
phút với sự hiện diện của hai vật A và B khác nhau. Ghi nhận lại thời gian
chuột khám phá từng vật thể. Sau 24 giờ, tiến hành giai đoạn kiểm tra.
Giai đoạn kiểm tra: chuột được kiểm tra lại trí nhớ đối với các vật đã quan sát
ở giai đoạn huấn luyện bằng cách cho chuột trở lại môi trường thử nghiệm với
.


.25

sự hiện diện của hai vật: một vật quen (A hoặc B) đã sử dụng ở giai đoạn
huấn luyện và một vật lạ (C) sẽ thay thế cho vật quen còn lại (B hoặc A).
Qui ước: vật A là khối vng màu đỏ, vật B là khối trịn màu xanh, vật C là
khối tam giác màu vàng.

A. Giai đoạn thích nghi

B. Giai đoạn huấn luyện

C. Giai đoạn kiểm tra

Hình 2.2. Mơ hình thử nghiệm nhận diện vật thể


Mơ hình mê cung nước

Hình 2.3. Mơ hình thử nghiệm mê cung nước

Mơ hình gồm 3 thử nghiệm kế tiếp nhau được thực hiện trong 8 ngày:
- Thử nghiệm tìm trụ ẩn
Thử nghiệm này được thực hiện liên tiếp trong 4 ngày đầu. Trụ ẩn được đặt
chìm, cách mặt nước khoảng 2 cm và được giữ cố định trong suốt giai đoạn
này. Mỗi con chuột nhận được 5 lần thử mỗi ngày trong 4 ngày liên tiếp.
Trong mỗi lần thử, chuột được thả vào trong bể ở 1 vị trí ngẫu nhiên. Trong
lần thử thứ nhất của ngày đầu tiên, nếu chuột không tìm thấy trụ ẩn trong 60
giây thì chuột sẽ được hướng dẫn để bơi đến trụ ẩn và được giữ lại trên trụ ẩn
.


×