Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.61 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ (dù có chồng hay khơng) mà sinh
con, đã là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa mẹ – con, cha – con. Đó là mối
liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học. Quan hệ mẹ – con, cha –
con phát sinh không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không
hợp pháp. Nhà nước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đốn pháp lý
xác định cha, mẹ, con vì đó là cơ sở nhằm xác thực mối quan hệ mẹ – con, cha –
con, từ đó mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong
quan hệ mẹ – con, cha – con. Đồng thời, nó cịn là cơ sở pháp lý để Tịa án giải
quyết các tranh chấp về việc xác minh cha, mẹ, con trong thực tế, đảm bảo
quyền và lợi ích của cha, mẹ, con.
Trong bài tập này, em xin phép được tìm hiểu các quy định của pháp luật
hơn nhân và gia đình hiện hành về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp
sinh con tự nhiên thông qua đề tài số 05: “Đánh giá quy định về việc xác định
cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014”.

2


NỘI DUNG
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Xác định cha, mẹ, con nhằm định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ
pháp luật giữa cha, mẹ và con. Xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ và
quan hệ huyết thống.
Dưới góc độ sinh học, với các trường hợp sinh con tự nhiên (khơng áp
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản) thì con sinh ra phải mang huyết thống, mã


gen của cha mẹ và cha mẹ phải là người trực tiếp sinh ra người con.
Dưới góc độ pháp lý:
- Với tư cách là một sự kiện pháp lý, xác định cha, mẹ, con là sự kiện pháp
lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con về mặt huyết thống.
- Với tư cách là một quan hệ pháp luật, xác định cha, me, con là các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha, mẹ, con về
mặt huyết thống của các chủ thể được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Với tư cách là một chế định pháp lý, xác định cha, mẹ, con là tổng hợp
các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định về quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể, căn cứ và thủ tục pháp lý nhằm nhận diện một người cha, một
người mẹ, một người con có mối quan hệ huyết thống trực hệ.
Tóm lại, xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối
quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ, dựa
trên quan hệ huyết thống hoặc dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định1
1.2. Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác định,
hình thành mối quan hệ trong gia đình. Quyết định của Tịa án về việc xác định
cha, mẹ, con có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ
1 Nguyễn Thị Lan, Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2008, tr.20.

3


tịch của các thành viên trong gia đình, trong đó thay đổi nhiều nhất là đối với hộ
tịch của người được xác định là con. Cụ thể:
Hộ tịch là những sự kiện, thơng tin cơ bản xác định tình trạng nhân thân
của cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi như dân tộc, cha, mẹ, con…
Bản án, quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con là sự thừa
nhân, sự nhìn nhận của chính quyền về mối quan hệ cha, mẹ, con của những

người được xác định và chấm dứt tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ,
con. Bản án, quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con là cơ sở pháp lý để
bổ sung, thay đổi, cải chính hộ tịch của những người được xác định cha, mẹ, con
hoặc không phải là cha, mẹ, con và ngườ thân của họ, qua đó xác định quan hệ
nhân thân giữa cha, mẹ, con, xác lập quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình như cấp dưỡng, chăm sóc, ni dưỡng… và là một trong những cơ sở
pháp lý để giải quyết tranh chấp khác (tranh chấp về thừa kế, về cấp dưỡng…).
2. Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về xác định cha,
mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên
2.1. Quyền được nhận cha, mẹ, con
2.1.1. Quyền nhận cha, mẹ của con
Một người sinh ra khơng thể khơng có cha mẹ, đây là một lẽ tự nhiên đã
hình thành từ khi có lồi người. Trên thực tế, vì nhiều hồn cảnh khác nhau con
khơng thể biết rõ ai là cha, mẹ của mình (chẳng hạn trẻ bị bỏ rơi từ bé).
Điều 90 LHNGĐ 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ của con như sau:
“1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ
đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, khơng cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận
mẹ, khơng cần phải có sự đồng ý của cha.”
Vì vậy, luật đã ghi nhận đây là một quyền (quyền dân sự) tạo cơ sở pháp lý
để một người có điều kiện tìm ra cha mẹ của mình và xác lập mối quan hệ gia
đình với họ.
4


Việc nhận cha mẹ không chỉ giới hạn khi cha mẹ còn sống mà ngay cả khi
cha mẹ đã chết thì con vẫn có quyền nhận cha mẹ. Việc con nhận cha mẹ là
quyền được luật quy định và bảo đảm thực hiện, vì vậy ngay cả khi cha hoặc mẹ
khơng đồng ý thì con đã thành niên vẫn có thể tự mình thực hiện mà khơng cần
phải xin ý kiến hay sự đồng ý của cha hoặc mẹ.

Việc nhận cha, mẹ của con là việc làm mang tính nhân văn, để xác lập mối
quan hệ gia đình, quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con.
2.1.2. Quyền nhận con của cha, mẹ
Tương tự như quyền nhận cha mẹ của con, điều luật cũng quy định quyền
nhận con của cha mẹ. Đây là quyền chính đáng của cha mẹ được luật ghi nhận
và bảo vệ. Điều 91 LHNGĐ 2014 quy định về quyền nhận con của cha, mẹ như
sau:
“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận
con khơng cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Trong thực tiễn đời sống thì có nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau
người sinh ra con (mẹ hoặc cha) không nhận con hoặc từ bỏ con lúc mới sinh ra
hoặc con riêng của vợ hoặc chồng nhưng họ vẫn có quyền nhận lại con bất cứ
lúc nào và được luật bảo vệ quyền này.
Việc ghi nhận quyền nhận con trở thành quy định của luật là nhằm khuyến
khích xây dựng các mối quan hệ gia đình, xây dựng gia đình hành phúc. Đây là
quy định mang tính nhân văn, góp phần xây dựng và đề cao các gía trị đạo đức
của gia đình Việt Nam.
2.1.3. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết
Điều 92 LHNGĐ 2014 quy định về trường hợp xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp người có yêu cầu chết như sau:

5


“Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có
u cầu chết thì người thân thích của người này có quyền u cầu Tịa án xác
định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.”
Điều luật quy định việc xử lý tính huống khi người đang có yêu cầu về việc
xác định cha, mẹ, con tại Tịa án và đang trong q trình Tịa án thụ lý giải quyết

thì người đó chết.
Đối với trường hợp này thì điều luật trao quyền cho người thân thích của
người này được (có quyền) u cầu Tịa án xác định cha, mẹ, con cho người có
yêu cầu đã chết.
Người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng
dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi 3 đời.
Đây là quy định mang tính ngoại lệ, trao quyền yêu cầu xác định cha, mẹ,
con cho người không phải là cha mẹ con. Tuy nhiên cũng chỉ giới hạn trong
phạm vi những người thân thích của người chết mà thơi.
Quy định này thể hiện tính nhân văn, nhằm tơn trọng và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của thành viên gia đình là cha, mẹ, con cả khi họ đã chết.
2.1.4. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
Cơ sở pháp lý đầu tiên của việc xác định cha mẹ con là yêu cầu (đơn yêu
cầu) của chủ thể có quyền, lợi ích hoặc của những chủ thể khác được luật quy
định. Điều 102 LHNGĐ quy định về các chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha,
mẹ, con như sau:
“1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có
quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền
yêu cầu Tịa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định
tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự, có quyền u cầu Tịa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành
6


niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ
chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được
quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Điều này có nghĩa là khơng phải bất kỳ ai và bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào cũng có thể yêu cầu xác định cha, mẹ, con mà quyền này do pháp luật
hơn nhâ và gia đình quy định cho những chủ thể nhất định. Và chỉ những chủ thể
là cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định có quyền mới có thể thực hiện việc yêu
cầu xác định cha mẹ con. Đồng thời cơ quan hộ tịch và tòa án chỉ nhận và xét
đơn yêu cầu của những chủ thể do luật này quy định mà thôi.
Điều luật quy định có 3 nhóm chủ thể quy định tại các khoản 1, 2, 3 tại
Điều 102.
2.2. Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên
2.2.1. Xác định cha, mẹ
Trong quan hệ hôn nhân gia đình thì quan hệ cha, mẹ, con là phức tạp hơn
cả và thường nảy sinh những vấn đề dẫn đến các tranh chấp. Vì vậy để tạo cơ sở
pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề nêu trên, luật quy định cụ thể các nguyên
tắc về xác định cha, mẹ, con và các quy định khác liên quan.
Căn cứ pháp lý xác định cha, mẹ, con đó là thời kỳ hôn nhân, quy định tại
khoản 1 Điều 88 LHNGĐ 2014 quy định như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời
kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân.
7


Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng.”
Về việc xác định cha, mẹ, con, điều luật quy định các nguyên tắc chung là:

Thứ nhất, con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Thời kỳ hôn nhân được coi là một căn cứ quan trọng nhất để xác định tính
đương nhiên hoặc khơng đương nhiên trong việc xác định cha, mẹ, con. Khi hai
bên nam nữ xác lập quan hệ hơn nhân thì việc xác định cha, mẹ, con được căn
cứ trước hết trên cơ sở pháp lý, tức căn cứ thời kỳ hơn nhân. Trong trường hợp
này thì huyết thống khơng cịn mang ý nghĩa quyết định trong việc xác định cha,
mẹ, con nữa.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng, tính từ
ngày đăng ký kết hơn đến ngày chấm dứt hôn nhân (ly hôn hoặc một bên chết).
Theo thủ tục đăng ký kết hôn, ngày đăng ký kết hôn sẽ được tính từ ngày
hai bên nam nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào
Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật thì
thời kỳ hơn nhân được xác định theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một
số quy định của Luật HNGĐ 2014 như sau:
“Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện
kết hơn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hơn theo quy định pháp luật thì Tịa án
xử lý như sau: Nếu hai bên kết hơn cùng u cầu Tịa án cơng nhân quan hệ hơn
nhân thì Tà án quyết định cơng nhận quan hệ hơn nhân đó kể từ thời điểm các
bên kết hơn có đủ điều kiện kết hôn.”
8


Như vậy, thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết
hơn hoặc được tính từ thời điểm các bên kết hôn trái pháp luật nhưng Tịa án
cơng nhận quan hệ hơn nhân. Thời điểm chấm dứt hôn nhân khi vợ, chồng chết
được xác định theo ngày thực tế vợ hoặc chồng chết ghi trong giấy chứng tử.
Trường hợp chấm dứt hơn nhân khi có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ hoặc

chồng chết thì ngày chết xác định theo quyết định của Tịa án và đó cũng là ngày
chấm dứt hơn nhân. Trường hợp chấm dứt hơn nhân do ly hơn thì ngày chấm dứt
hôn nhân là ngày bản án hoặc quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật quy định biện pháp suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ, con
như vậy là hợp lý bởi hai bên nam nữ kết hơn với nhau là nhằm mục đích chung
sống, xây dụng gia đình nên việc sinh con được suy đoán là đương nhiên.
Thứ hai, con được sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ thời điểm chấm
dứt hơn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Do vậy, khi giữa nam nữ có mối quan hệ hơn nhân thì con sinh ra kể từ
ngày hai bên nam nữ kết hôn cho đến 300 ngày sau ngày chấm dứt hơn nhân thì
được xác định là con chung của hai vợ chồng.
Quy định này xuất phát từ thực tế khoa học đã chứng minh thời kỳ mang
thai của người phụ nữ bao giờ cũng giới hạn trong 300 ngày. Có thể mọi người
đã quen với cách nói “mang thai 9 tháng 10 ngày” (tương đương 280 ngày)
nhưng trên thực tế, có khơng ít trường hợp người mẹ mạng thai nhiều hơn thời
gian 9 tháng 10 ngày, thậm chí đến tháng thứ 10 mới sinh. Chính vì vậy, để đảm
bảo tối đa quyền vè lợi ích cho đứa trẻ, quy định con được sinh ra trong thời
gian sinh con trong vòng 300 ngày kể từ sau ngày chấm dứt hôn nhân vẫn là con
do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân là hồn tồn hợp lý và mang tính
nhân đạo.
Thứ ba, con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân, tức trước ngày đăng ký kết hơn
thì cũng là con chung nếu được cha mẹ thừa nhận là con chung.
9


Khi hơn nhân của hai bên nam nữ được hình thành sau khi đứa con sinh ra
nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của đứa trẻ, pháp luật quy
định đứa trẻ là con chung của vợ chồng.
Mặt khác, pháp luật cũng đặt ra nhiều cơ chế để đảm bảo cho việc xác định
cha, mẹ, con được chính xác. Pháp luật hơn nhân và gia đình đã quy định

nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, quy định những chế tài đối với việc kết
hôn vi phạm nguyên tắc này, chế tài trong pháp luật hôn nhân và gia đình, chế
tài trong pháp luật hành chính, pháp luật hình sự… điều đó làm tăng thêm ý thức
trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với gia đình.
Ngun tắc suy đốn pháp lý xác định cha, mẹ, con được đặt ra nhằm ổn
định mối quan hệ cha, mẹ, con cũng như quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình. Do vậy, mỗi khi người vợ mang thai hoặc sinh con, người vợ không cần
phải chứng mình chồng mình là cha cửa đứa trẻ mà pháp luật mặc nhiên thừa
nhận đứa trẻ đó là con chung của hai vợ chồng.
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm thụ thai và mang thai chỉ mang tính
tương đối. Trong đời sống hiện đại ngày nay, với sự đa dạng và phức tạp của các
mối quan hệ xã hội nên thực tế có nhiều trường hợp người vợ có thai hoặc sinh
con trong thời kỳ hôn nhân chưa chắc đã là con có cùng huyết thống với chồng.
Đó là lý do việc xác định cha, mẹ, con chỉ được coi là một nguyên tắc suy đoán
pháp lý và tư cách cha, me, con có thể bị xem xét lại. Khi tư cách cha, mẹ, con
bị xem xét lại, tức là các chủ thể trong quan hệ này muốn hướng tới việc xác
định cha, mẹ, con dựa trên căn cứ về mặt huyết thống.
Với việc quy định có tính ngun tắc như trên đã tạo ra sự ràng buộc trách
nhiệm giữa vợ và chồng trong việc sinh con và buộc họ phải chịu trách nhiệm về
mối quan hệ của mình trong thời kỳ hôn nhân, tránh được việc đùn đẩy trách
nhiệm chứng minh cho người khác, làm mất tính ổn định cũng như gắn kết của
gia đình truyền thống.
10


Đồng thời điều luật cũng quy định cho họ có quyền khơng thừa nhận con
nhưng họ phải có trách nhiệm chứng minh và phải do Tịa án xác định thơng qua
việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của họ. Khoản 2 Điều 88 LHNGĐ
2014 quy định như sau:
“2. Trong trường hợp cha, mẹ khơng nhận con thì phải có chứng cứ và

phải được Tịa án xác định.”

2.2.2. Xác định con
“Điều 89. Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tịa án
xác định người đó là con mình.
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tịa án xác
định người đó khơng phải là con mình.”
Điều luật quy định quyền của người khơng được nhận là cha mẹ và người
được nhận cha mẹ đối với việc xác định con mình hoặc xác định một người
khơng phải là con mình.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý này thì một người có thể u cầu Tịa án giải
quyết việc xác định con hoặc không phải là con mình.
Điều này có nghĩa là chỉ các chủ thể được điều luật quy định như trên mới
có thể thực hiện quyền yêu cầu tại Tòa án và những người khác (chủ thể khác)
thì khơng có các quyền nêu trên. Trong trường hợp những chủ thể khơng có
quyền vẫn thực hiện việc nộp đơn u cầu giải quyết thì Tịa án sẽ từ chối không
thụ lý giải quyết.
2.3. Thẩm quyền giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con
Điều 101 LHNGĐ 2014 quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc
xác định cha, mẹ, con như sau:
11


“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy
định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp.
2. Tịa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ,
con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ

quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên
trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Để đảm bảo tính hợp pháp trong giải quyết các yêu cầu về xác định cha,
mẹ, con điều luật quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước gồm:
Thứ nhất, cơ quan đăng ký hộ tịch. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền
xác định cha mẹ con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp
khơng có tranh chấp.
Thứ hai, Tịa án nhân dân. Tịa án có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha mẹ con
đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 LHNGĐ 2014.
Việc phân định và giao thẩm quyền như trên là cụ thể hóa chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong giải quyết các
quan hệ về gia đình mà cụ thể là việc xác định cha, mẹ, con.
Trường hợp 1: Xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp
Các trường hợp xác định cha, mẹ, con được coi là có tranh chấp khi:
- Người được khai là cha, mẹ cho rằng mình khơng phải là cha, mẹ của đứa
con.
- Người không được khai là cha, mẹ cho rằng mình là cha, mẹ trong khi
đứa trẻ đã được khai sinh và đã có người khác được khai là cha, mẹ.
- Người không được khai là cha, mẹ, cho rằng mình là cha, mẹ nhưng
người được khai là cha hoặc mẹ của đứa trẻ khơng đồng ý. Ví dụ: anh A nhận là
cha của cháu C (C được khai sinh khơng có tên cha) nhưng chị B là mẹ cháu C
không đồng ý anh A là cha cháu C.
12


- Người cha khơng tự nguyện nhân con (con ngồi giá thú) và người mẹ
hoặc người pháp luật quy định có quyền yêu cầu có yêu cầu xác định cha con.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 BLTTDS 2015: “Những tranh chấp về

hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án… 4. Tranh chấp
về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.” Như vậy, trường
hợp có tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con thì thẩm quyền giải quyết thuộc
về Tòa án nhân dân.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 88, khoản 1, 2 Điềun 89 LHNGĐ 2014 thì:
“Trong trường hợp cha, mẹ, con khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và
phải được Tịa án xác định; Người khơng được nhận là cha, mẹ của một người
có thể u cầu Tịa án xác định người đó là con mình; Người được nhận là cha,
mẹ của một người có thể u cầu Tịa án xác định người đó khơng phải con
mình.” Đây là trường hợp “tranh chấp khác về hơn nhân và gia đình mà pháp
luật có quy định” theo khoản 8 Điều 28 BLTTDS 2015.
Bên cạnh đó, trong trường hợp xác định không phải quan hệ cha, mẹ, con
hoặc người không được nhận là cha, mẹ yêu cầu xác định là cha, mẹ của một
người thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo quy định của LHNGĐ 2014 và
khoản 11 Điều 29 BLTTDS 2015.
Trường hợp 2: Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết
Khoản 10 Điều 29 BLTTDS 2015 quy định Tịa án có thẩm quyền giải
quyết các “yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy
định của pháp luật hơn nhân và gia đình”. Theo đó, trong trường hợp người có
yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết và người thân thích của người đó có u
cầu thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tịa án nhân dân.

13


KẾT LUẬN
Việc xác định cha, mẹ, con còn là một trong những cơ sở đảm bảo quyền
bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, đặc biệt là quyền làm cha, làm mẹ
gắn liền với thiên chức tự nhiên của người đàn ông và người phụ nữ. Trong mối
quan hệ với các chế định pháp lý khác thì việc xác định cha, mẹ, con đóng vai

trị quan trọng, trong nhiều trường hợp là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết các vụ việc như ly hơn, cấp dưỡng, hủy kết hơn trái pháp
luật…
Nhìn chung, các quy định pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp sinh con tự nhiên hiện nay khá đầy đủ và toàn diện từ xác định
quyền được nhận cha, mẹ, con, nguyên tắc uy đoán xác định đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết. Mỗi quy định đều mang tính nhân văn, củng cố và ổn
định tính gắn kết của gia đình truyền thống, đảm bảo quyền lợi của các thành
viên trong gia đình.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình 2014.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt
Nam, NXB. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2013, tr.163-180.
3. Lại Ngọc Lan, Xác định cha, mẹ, con tại Tòa án nhân dân và thực tiễn
áp dụng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2019,
tr.6-43.
4. Nguyễn Ngọc Quyên, Nguyễn tắc xác định cha, mẹ cho con trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội, 2010, tr.3-42.
5. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012, tr.19-34.
6. Nguyễn Thị Lan, Bàn về thời gian mang thai tối đa và tối thiểu trong
việc xác định cha, mẹ, con, Tạp chí Luật học, số 8/2007, tr.30-35.

15




×