Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.67 KB, 22 trang )

Lời cảm ơn
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Khoa lí luận chính
trị, đặc biệt là cô Lương Thị Thùy Dương tạo điều kiện để chúng em hòan thành bài tiểu luận của
mình.Qua đó, chúng em hiểu biết hơn về chế đô hôn nhân và gia đình ở nước ta. Từ đó, chúng em sẽ
cố gắng phấn đấu học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là những chủ nhân tương lai của đất
nước, xây dựng gia đình hạnh phúc – những tế bào lành mạnh của xã hội.
Chúng em đã cố gắng hết sức cho bài luận của mình. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót,
mong cô thông cảm chỉ dẫn thêm để chúng em có thể hòan thành tốt hơn. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã
hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có. Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền
với sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng. Về cơ bản, gia đình có ba
chức năng: sinh đẻ, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quyền tự nhiên của con người
về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản.
Trên thực tế, nhiều quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu tác động từ sự tổng hợp của ba
chức năng nói trên, như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền cư trú, các quyền về nhân thân,…
Như vậy, quyền con người về hôn nhân và gia đình hình thành từ chính quá trình gia đình hình thành và
thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, đây là một hiện tượng xã hội lịch sử – Quá trình hình
thành, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.Hiện nay, quyền con
người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành cơ bản
nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung. Thấy được vai trò
1
to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình, nhóm em đã chọn
đề tài: “Tìm hiểu nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000” để xây dựng bài tiểu luận
này. Sau đây là phần trình bày chi tiết của đề tài.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I.Các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình
1. Khái quát chung về Luật hôn nhân và gia đình.
- Khái niệm: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sắc.


-Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người ruột thịt khác.
-Phương pháp điều chỉnh: là nhũng cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật Hôn nhân và gia
đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó,phù hợp với ý chí của nhà
nước.
-Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình:
+ Hôn nhân tự nguyện,tiến bộ.
+Một vợ,một chồng.
+Bình đẳng vợ chồng,bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch.
+Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con.
+Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
2. Một số nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình.
2.1 Kết hôn và hủy việc kế hôn trái pháp luật.(Điều 9,10,11)
2.1.1 Điều kiện kết hôn (Điều 9)
- Nam từ 20 tuổi trở lên,nữ từ 18 tuổi trở lên.
2
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;
không ai được cưỡng ép hoặc cản trở
-Việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp sau thì bị cấm.(Điều 10):
+ Người đang có vợ hoặc có chồng
+. Người mất năng lực hành vi dân sự
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con
dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Giữa những người cùng giới tính.
-Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhà
nước( Điều 12)
2.1.2Hủy việc kết hôn trái pháp luật.(Điều 16)
Việc hủy kết hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau:
-Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định mà vẫn kết hôn.

-Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn.
-Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn với người khác.
-Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn.
3
-Hai người cùng giới tính mà kết hôn với nhau.
2.2 Quan hệ giữa vợ và chồng.
2.2.1Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng.(Điều 18,19,20,21,22)
-Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.(Điều 18).
-Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.(Điều 19)
-Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới
hành chính.(Điều 20)
-Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.(Điều 22)
- Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau(Điều 21)
2.2.2.Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng.
-Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng(Điều 27)
+Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
+vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng.
4
-Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng: là việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
-Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng(Điều 31): khi một bên vợ hoặc chồng chết trước,người
còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc chồng mình đã chết.
2.3.Quan hệ giữa cha mẹ và con.
2.3.1Quyền và nghĩa vụ nhân than giữa cha mẹ và con.
-Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ(Điều 34):
+Đối với con chưa thành niên,cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lí về nhân thân của con, quyền
đặt họ tên,tôn giáo,quốc tịch,chỗ ở.
+Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng

ý kiến của con,cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con,ngược đãi,hành hạ, xúc phạm con,
không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
-Quyền và nghĩa vụ của con(Điều 35):
+Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo
đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành
hạ, xúc phạm cha mẹ.
5
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con.
- Các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác giữa cha mẹ và con: con có quyền có tài sản riêng và con từ 15
tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha me quản lí, cha mẹ phải bồi thường thiệt
hai do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
2.4 Cấp dưỡng(Điều 50): được thực hiện giữa cha mẹ và con,giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà
nội,ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo luật Hôn nhân và gia đình.Việc cấp dưỡng có thể được
thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có
nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.5 Con nuôi(Điều 67):là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người
được nhận làm con nuôi để đảm bảo lợi ích của người nuôi con nuôi và đồng thời cũng bảo đảm lợi ích
của người nhận con nuôi.Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi.
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi. Nghiêm cấm lợi
dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi
khác.
2.6 Chấm dứt hôn nhân:việc chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án
tuyên bố vợ, chồng đã chết. Trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt khi có phán quyết li
hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới
mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
6
2.7 Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 14 – Điều 8 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ
hôn nhân và gia đình :
-Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
-Giữa những người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.
-Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
2.7.1 Kết hôn có yếu tố nước ngoài(điều 103)
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước
mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.Việc kết hôn giữa
những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các
quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn
bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
2.7.2 Ly hôn có yếu tố nước ngoài(điều 104)
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt
Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường
trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.Việc giải
quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
II. Hiện trạng thực tiễn việc thực hiện luật Hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay.
7
Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ
phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói
chung. Tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí để
đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Trên thực tế, Liên
hợp quốc đã ban hành nhiều công ước trực tiếp hoặc gián tiếp về công nhận, thực thi và bảo vệ loại
quyền con người này: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948),
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (1966), Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)…
1. Đặc điểm quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam qua các thời kì.

Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã hội rất quan trọng
– Tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đình luôn
được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Dưới các chế độ cũ
(phong kiến, thực dân), quyền con người về hôn nhân và gia đình được xác định theo giáo lý nho giáo.
Do vậy tư tưởng “phụ quyền” và “gia trưởng” là nguyên tắc chủ đạo trong các quan hệ hôn nhân và gia
đình. Quyền được xác lập và ưu tiên cho người đàn ông: cha, chồng, con trai…, quyền và nghĩa vụ của
người phụ nữ: mẹ, vợ, con gái . . . mang tính phụ thuộc vào lợi ích của người đàn ông trong gia đình.
Mặt khác, quyền về hôn nhân và gia đình trong các chế độ xã hội này xác định theo nguyên tắc phụ
thuộc về thứ bậc “trên dưới”: phụ – tử, huynh – đệ. Trong đó, quyền của người thuộc bậc dưới cũng
phụ thuộc vào lợi ích của người thuộc bậc trên.
Việt Nam cũng là đất nước cũng chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo, và tín ngưỡng. Trong suốt các triều đại
phong kiến Việt Nam, tư tưởng nho giáo đã được du nhập và đề cao. Trong đó, đức hy sinh của người
phụ nữ vì gia đình, sự phụ thuộc giữa các thế hệ, sự trọng nam – kinh nữ … là một trong các nội dung
cơ bản . Quan niệm “phu xướng, phụ tùy”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “trai năm thê, bảy thiếp,
8

×