ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
HÀ TIẾN THIỆN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
TẠI FARM 083, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Đại học chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính Mơi trường
Khoa
: Quản lý tài ngun
Khóa học
: 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
HÀ TIẾN THIỆN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
TẠI FARM 083, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Đại học chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính Mơi trường
Lớp
: K46 - ĐCMT - N02
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn
: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện đạo đức tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, bản thân em đã được sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của các thầy, cơ
trong khoa Quản lý tài ngun và các thầy cô giáo khác.
Đây là khoảng thời gian q báu nhất, bổ ích và có ý nghĩa vơ cùng lớn
đối với bản thân em. Tại nơi đây em đã được trang bị một lượng kiến thức về
chuyên ngành và xã hội sau này ra trường em có thể đóng góp phần cơng sức
nhỏ bé của mình để phục vụ cho cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước trở
thành người có ích cho xã hội.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cơ giáo
trong khoa Quản lý Tài ngun và bộ mơn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận
tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, thầy
đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em khơng ngừng tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các bạn bè thầy, cô tại trung tâm
đào tạo Quốc tế ITC, và trung tâm AICAT. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc
nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Với thời gian và khả năng cịn hạn chế, đề tài khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Hà Tiến Thiện
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013 ........... 12
Bảng 4.1. Năng suất và sản lượng chà là tại Farm.......................................... 29
Bảng 4.4: Giá trị thặng dư của ớt biến động theo giá cả thị trường................ 32
Bảng 4.5: Giá bán chà là phụ thuộc và kích cỡ............................................... 33
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1:Sản lượng thu hoạch ớt theo tháng tại farm 83 Ein Yahav .............. 28
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1: Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2: Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1: Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2: Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1: Tổng quan của đề tài .................................................................................. 4
2.1.1: Tổng quan về đất nước Israel .................................................................. 4
2.1: Tổng quan về vùng Arava .......................................................................... 7
2.2: Tổng quan về nông nghiệp Israel ............................................................... 8
2.3: Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................... 9
2.3.1: Cơ sở lý luận ........................................................................................... 9
2.3.2: Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
2.3.3: Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 9
2.4: Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử
dụng đất ........................................................................................................... 10
2.4.1: Trên Thế giới......................................................................................... 10
2.4.2: Tại Việt Nam ......................................................................................... 11
2.5: Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất .......................................... 13
2.5.1: Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................................. 13
2.5.2: Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất................................... 15
2.5.3: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất............................................ 15
2.5.4: Tính bền vững trong sử dụng đất .......................................................... 16
2.6: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 19
2.6.1: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất ................. 19
2.6.2: Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 20
v
2.6.3: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 20
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22
3.1: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1: Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
3.1.2: Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 22
3.2: Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3: Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1: Khái quát về trang trại Farm 083 và Farm chà là ................................. 22
3.3.2: Tình hình sản xuất và chế biến ớt chng và chà là tại farm 083
Moshav Ein Yahav .......................................................................................... 22
3.3.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho ớt chuông và chà là tại farm 083
Moshav Ein Yahav .......................................................................................... 22
3.3.4: Thuận lợi khó khăn kinh nhiệm và đề xuất........................................... 22
3.4: Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1: Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 23
3.4.2: Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .......................... 23
3.4.3: Phương pháp tính tốn phân tích số liệu ............................................... 24
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 25
4.1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Moshav Ein Yahav, Arava và Khái
quát về trang trại Farm 083 và Farm chà là .................................................... 25
4.1.1: Điều kiện tự nghiên ............................................................................... 25
4.1.2: Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 25
4.1.3: Khái quát về trang trại Farm 083 và Farm chà là ................................. 26
4.2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông và chà là tại farm
083 Moshav Ein Yahav ................................................................................... 26
4.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................................. 32
4.3.1: Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 32
4.3.2: Hiệu quả xã hội và môi trường ............................................................. 33
vi
4.4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất ............................. 34
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 37
5.1: Kết luận .................................................................................................... 37
5.2: Kiến nghị .................................................................................................. 37
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1: Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Theo luật Đất đai
1993 có ghi “Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng đặc biệt của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, an ninh quốc phòng”. Xã hội
ngày càng phát triển đất đai ngày càng có vai trị quan trọng, bất kì một ngành
sản xuất nào thì đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế
được. Đối với tình hình gia tăng dân số thế giới, một nước nơng nghiệp thì vị
trí của đất đai lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn.
Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi
ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về
văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa
mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích
đất nơng nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm
giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất.
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả,
hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn
đề mang tính chất tồn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp phát triển như Israel,
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết.
Moshav Ein Yhav thuộc Quận Arava phía Nam đất nước Israel, phần
lớn diện tích là sa mạc Negev. Nhưng đây lại là vùng có sản lượng nông
nghiệp lớn để xuất khẩu từ những Moshav Và Kibut. Đây là vùng mà nền
2
kinh tế chính của khu vực là nơng nghiệp, vì nông nghiệp tại đây canh tác
trên sa mạc và bán hoang mạc đã khiến Israel là đất nước duy nhất trên thế
giới có diện tích sa mạc và bán hoang mạc giảm qua hàng năm. Bên cạnh
việc sản xuất, canh tác nông nghiệp trên sa mạc Negev đạt hiệu quả và chất
lượng cao thì ngồi việc canh tác nơng nghiệp đơn thuần còn cần phải áp
dụng các biện pháp và tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất bảo vệ và cải
tạo đất
Trong những năm qua, dân số thế giới và từng quốc gia ngày càng tăng
lên vì vậy vấn đề an ninh lương thực cũng như vấn đề mơi trường, diện tích
đất canh tác và diện tích đất ở đang là vấn đề trên toàn thế giới. Những quốc
gia đang phát triển ngày càng áp dụng khoa học công nghệ và kĩ thuật sản
xuất vào nông nghiệp làm gia tăng chất lượng và sản lượng nông sản dẫn đến
sự cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra thế giới. Việt
Nam là một đất nước nông nghiệp nhưng tỉ lệ các mặt hàng xuất khẩu cịn
thấp, chất lượng nơng sản khơng cao để đáp ứng như cầu của cấc thị trường
lớn tại các nước châu Âu, châu Mĩ...với những địi hỏi và cuộc cách mạng
cơng nghệ 4.0 đang diễn ra thì nên nơng nghiệp nước ta đang đứng trước
nhiều cơ hội và thách thức.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm , dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn Thế Đặng,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Moshav Ein
Yahav, Arava, Israel”
1.2: Mục tiêu của đề tài
1.2.1: Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp, từ đó đánh giá
hiệu quả, phương thức và cách làm , rút ra kinh nghiệm phù hợp từ việc sử
3
dụng đất tại Moshav Ein Yahav, Arava, Israel vào áp dụng trong việc sử dụng
đất nông nghiệp tại Việt Nam
1.2.2: Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và sử dụng đất
Moshav Ein Yahav, Arava, Israel
- Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Moshav
Ein Yahav, Arava, Israel
- Ðánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Moshav
Ein Yahav, Arava, Israel
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã
hội môi trường và giải pháp
- Nêu ra các thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá việc sử dụng
đất tại Moshav Ein Yahav, Arava, Israel.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1: Tổng quan của đề tài
2.1.1: Tổng quan về đất nước Israel
2.1.1.1: Vị trí địa lí
Israel là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ Đông Nam của Địa
Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.
- Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía Bắc.
- Với Syria về phía Đơng Bắc.
- Với Jordan về phía Đơng.
- Lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza của Palestine về
phía Đơng và Tây, và với Ai Cập về phía Tây Nam.
Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có đặc điểm địa lý đa
dạng. Trung tâm tài chính và cơng nghệ của Israel là TelAvid và Jerusalem
được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980.
Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29° và 34° Bắc, và kinh tuyến 34° và
36° Đông.
Lãnh thổ chủ quyền của Israel (theo phân giới trong Hiệp định Đình
chiến 1949 và loại trừ tồn bộ lãnh thổ bị Israel chiếm lĩnh trong Chiến tranh
Sáu ngày năm 1967) có diện tích khoảng 20.770 km2.
2.1.1.2: Lịch sử hình thành và dân số
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
một phương án phân chia cho Lãnh thổ ủy trị palestine. Phương án này phân
chia lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước, một của người Ả Rập và một
của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của
Liên Hiệp Quốc dưới một chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản
lý ủy trị của Anh đối với Palestine được định vào nửa đêm ngày 14 tháng 5
năm 1948. Đến ngày đó, một thủ lĩnh Do Thái là David Ben Gurion tuyên bố
5
"thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi
Nhà nước Israel", thể chế sẽ bắt đầu hoạt động khi kết thúc sự quản lý ủy
trị. Biên giới của nhà nước mới không được xác định trong tuyên bố. Quân
đội các quốc gia Ả Rập lân cận xâm chiếm cựu lãnh thổ do Anh quản lý ủy trị
vào ngày sau đó và chiến đấu với lực lượng Israel. Kể từ đó, Israel chiến đấu
trong một số cuộc chiến với các quốc gia Ả Rập lân cận, trong q trình đó
Israel chiếm đóng Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956–57, 1967–82), bộ phận của
miền nam Liban (1982–2000), Dải Gaza (1967–2005; vẫn bị xem là chiếm
đóng sau 2005) và Cao Nguyên Golan. Israel mở rộng pháp luật của mình đến
Cao ngun Golan và Đơng Jerusalem song khơng đến Bờ Tây. Các nỗ lực
nhằm giải quyết xung đột Israel–Palestine khơng đạt được kết quả là hịa
bình. Tuy nhiên, các hiệp ước hịa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan được
ký kết thành cơng. Sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông
Jerusalem là hành động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử hiện đại.
Theo xác định của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào
năm 2017 ước đạt 8.747.080 người. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới
mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 hay 74,8% công dân được chỉ
định là người Do Thái. Nhóm cơng dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả
Rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người
Ả Rập Đông Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo phái Hồi giáo
Sunni, bao gồm một lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư; còn lại
là các tín đồ Cơ Đốc giáo và Druze cùng các nhóm khác. Israel cịn có một
lượng cư dân đáng kể là các công nhân ngoại quốc, và những người tị nạn từ
châu Phi và châu Á khơng có quyền cơng dân, trong đó có những người nhập
cư bất hợp pháp từ châu Phi.
Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà nước Do Thái và dân
chủ. Israel có thể chế dân chủ đại nghĩa có một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ
lệ và phổ thông đầu phiếu. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ
6
và Knesset đóng vai trị cơ quan lập pháp. Israel là một quốc gia phát triển và
là một thành viên của OECD, có nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới theo GDP
danh nghĩa tính đến năm 2016. Quốc gia này hưởng lợi từ lực lượng lao động
có kỹ năng cao, và nằm trong số các quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới
với tỷ lệ cơng dân có bằng bậc đại học vào hàng đầu. Israel có tiêu chuẩn sinh
hoạt cao nhất tại Trung Đông, và đứng thứ tư tại châu Á, và nằm trong các
quốc gia có tuổi thọ dự tính cao nhất thế giới.
2.1.1.3: Chính trị
Israel áp dụng hệ thống nghị viện theo mơ hình cộng hịa dân chủ
cùng quyền phổ thơng đầu phiếu. Một thành viên của nghị viện được đa số
nghị viện ủng hộ sẽ trở thành thủ tướng, thường là thủ lĩnh của đảng lớn
nhất. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và nội các. Nghị viện của Israel
có 120 thành viên, gọi là Knesset. Tư cách thành viên của Knesset dựa trên
đại diện tỷ lệ của các chính đảng, với ngưỡng phiếu bầu là 3,25%.
Bầu cử nghị viện được quy định bốn năm tổ chức một lần, song các liên
minh không ổn định hoặc một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Knesset có thể
giải tán chính phủ sớm hơn. Luật Cơ bản của Israel có chức năng là hiến pháp
bất thành văn. Năm 2003, Knesset bắt đầu soạn thảo hiến pháp chính thức dựa
trên các luật này. Tổng thống Israel là nguyên thủ quốc gia, có nhiệm vụ hạn
chế và phần lớn mang tính lễ nghi.
Israel khơng có tơn giáo chính thức, song việc định nghĩa nhà nước là
"Do Thái và dân chủ" tạo ra một liên kết mạnh với Do Thái giáo, cũng như là
xung đột giữa luật nhà nước và luật tôn giáo. Sự tương tác giữa các chính
đảng giúp duy trì cân bằng giữa nhà nước và tôn giáo ở mức độ lớn như đã
từng thể hiện thời Anh cai trị ủy trị
2.1.1.4: Kinh tế
Israel được coi là quốc gia phát triển kinh tế và công nghiệp nhất khu
vực Trung Á và Trung Đông, giáo dục đại học có chất lượng hàng đầu và có
7
sự bùng nổ về khoa học kĩ thuật vưới các trung tâm như Tel Aviv và Haifa.
Có số lượng các công ty khởi nghiệp đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Mặc
dù có nguồn tài nguyên hạn chế và diện tich nhỏ nhưng Israel đã tự chủ
nguồn cung về thực phẩm(95%) trừ ngũ cốc và thịt bò. Các sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu của Israel là các mặt hàng như nông sản , các sản phẩm kĩ thuật
khoa học công nghệ cao, dệt may, háo chất, các sản phẩm từ kim cương
2.1.1.5: Du lịch
Du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo, là một ngành quan trọng tại Israel,
nhờ có khí hậu ơn hịa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và
kinh thánh, và địa lý độc đáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại cho ngành
du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của người
Palestine. Năm 2013, một báo cáo cho hay 3,54 triệu du khách đến Israel, địa
điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến đó. Israel
có số lượng bảo tàng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới
2.1.1.6: Giáo dục
Giáo dục được coi trọng trong văn háo Israel, đó là nghĩa vụ cũng như
trách nhiệm của cá nhân cũng như cộng đồng của người Do Thái. Hệ thông
giáo dục tại Israel được tán dương và đánh giá cao vì nhiều ngun nhân như
chất lượng và có ai trị lướn và bùng nổ trong thười kì phát triển khoa học và
kĩ thuật. Do kinh tế Israel phần lớn dựa trên kĩ thuật vì vậy địi hỏi nguồn
nhân lực có trình độ đó là lợi thế lớn canh tranh khi tìm việc trên thị trường.
2.1: Tổng quan về vùng Arava
Vùng Arava thuộc quận Nam là một trong 6 quận cảu đất nước Israel(
Quận Nam, jerusalem, Haifa,Tel Aviv,Quận Bắc và Quận trung) phần lớn
diện tích vùng Arava là sa mạc Negev chiếm hơn một nửa diện tích Israel
vưới khoảng 12000 km2, Trung tâm Arava được trải rộng trên
1500000dunam(1dunam tương ứng với 1000m2). Vùng Arava bao gồm hai
hình thức sản xuất nơng nghiệp chính đó chính là Moshav và Kibut giống mô
8
hình HTX tại Việt Nam, giữa hai mơ hình này có sự khác biệt về cách thức
phân phối và sản xuất.Vùng này có khí hậu đại trung hải lượng mưa hàng năm
thấp từ 25mm cho đến 50mm trên năm. Nhiệt độ trung bình ban ngày của
mùa hè lên tới 40 độ C mùa đông vào khoảng 25 độ C ban đêm có thể xuống
tới 0 độ C.
Ein Yahav là một Moshav trong vùng Arava có khoảng hơn 639 dân cư
sinh sống tại nơi( năm 2016 ) đây hoạt động kinh tế chủ yếu tại nơi đây là
nông nghiệp. Moshav này được hình thành từ những năm 1967
2.2: Tổng quan về nơng nghiệp Israel
Ngành nơng nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện
địa lý khơng thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của
thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về cơng nghệ trong nơng nghiệp. Hơn
một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước
hồn tồn khơng thích hợp cho nơng nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện
tích Israel là đất nơng nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP
và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7%
tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực
phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy
dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường.
Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo,
cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những người Do
Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
Mật độ dân số Israel thuộc hàng đông nhất thế giới năm 2016 1 người
nông dân nước này làm nơng nghiệp có thể ni tới 90 người. Người nơng
dân có trình độ cao và áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật hiện đại vào nông
nghiệp. Các nhà nghiên cứu nông nghiệp tại đây được tạo điều kiện nghiên
cứu một cách tốt nhất việc từ nghiên cứu tới thực nghiệp rất gần gũi. Nhờ
nước Israel rất nhỏ , đồng ruộng san sát, vì thế các nhà nghiên cứu nông
9
nghiệp Israel rất gần gũi với đồng ruộng. Từ viện nghiên cứu hay trường đại
học, họ có thể "đi vèo" tới các cánh đồng. Không bao giờ các nhà nghiên cứu
nơng nghiệp Israel có thái độ kẻ cả khi tới ruộng. Do gần gũi với nơng dân,
hoặc chính gia đình mình là nơng dân nên các nhà nghiên cứu nơng nghiệp
giải quyết các vấn đề của đồng ruộng với tư cách bạn bè. Mặt khác, sức ép
thiếu đất và nước rất đắt khiến các nhà nghiên cứu nông nghiệp phải bằng mọi
cách đẩy năng suất lên cao nhất. Israel là nước phát minh ra hệ thống tưới nhỏ
giọt (drip irrigation) điều khiển bằng máy tính, khơng một giọt nước bị bỏ
phí. Trình độ nơng dân của Israel cũng rất cao, tất cả họ đều đã học xong
trung học; nhiều người sau khi học xong đại học đã quay lại đồng ruộng, sau
đó lại mang kinh nghiệm đồng áng của mình tới trường đại học.
Tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng năm của Israel là 3 tỷ Usd,
sản phẩm rau quả xuất khẩu của nước này chiếm tới 60% lượng xuất khẩu của
thế giới. Một số thành tựu nông nghiệp đáng khâm phục của đất nước này
có thể kể tới như 1ha đất trồng cà chua có thể cho sản lượng lên tới 50 tấn,
một con ḅ sữa một năm có thể cho tới 11 tấn sữa
Tại đây như cầu thực phẩm được đáp ứng 95% trong nước, một sô sản
phẩm phải nhập khẩu từ nước ngoài như gia vị, thịt bò...
2.3: Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.3.1: Cơ sở lý luận
- Các luận điểm về đánh giá đất
- Luận điểm về lựa chọn loại hình sử dụng đất
2.3.2: Cơ sở thực tiễn
- Sự thích nghi của loại hình sử dụng đất với cây trơng so sánh và đánh giá
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất và cây trồng so sánh đánh giá
- Yếu tố ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất
2.3.3: Cơ sở pháp lý
- Các quy định và phương pháp canh tác tại Israel
10
- Các quy định pháp luật tại Israel
2.4: Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả
sử dụng đất
2.4.1: Trên Thế giới
- Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu
quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên
của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu thập từ đất.
Đánh giá đất đai của Docutraiev dựa vào những luận điểm sau:
+ Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác
nhau thì khác nhau.
+ Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối
liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối
bằng điểm.
Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
+ Loại đất theo phát sinh.
+ Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và
các dấu hiệu khác).
Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp
với điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
- Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ X tại Matxcơva (1974),
một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã dược trình bày
và nhất trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
+ Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và
có các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
+ Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
+ Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng khơng thể áp dụng
hồn tồn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
+ Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
11
+ Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất
cây trồng.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh
thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp
lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về
mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối
ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của mơi trường
xung quanh nó như khơng khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật,
thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng
mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất
đó trong hiện tại và trong tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên
phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều
kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính
chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng
là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và
có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu
2.4.2: Tại Việt Nam
Tính đến ngày 01/01/2013, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là
33.097,20 nghìn ha, trong đó đất nơng nghiệp là 26.371,50 nghìn ha chiếm
79,68% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nơng nghiệp là 3.777,40 nghìn
ha, chiếm 11,41% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 2.948,30 nghìn ha,
chiếm 8,91% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt
Nam được thể hiện quả bảng 2.1.
12
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 2013
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
33.097,20
100,00
1
Đất nông nghiệp
26.371,50
79,68
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
10.210,80
30,85
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
6.422,80
19,41
1.1.1.1
Đất trồng lúa
4.097,10
12,38
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
42,70
0,13
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
2.283,00
6,90
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
3.788,00
11,45
1.2
Đất lâm nghiệp
15.405,80
46,55
1.2.1
Đất rừng sản xuất
7.391,80
22,33
1.2.2
Đất rừng phịng hộ
5.851,80
17,68
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
2.162,20
6,53
1.3
Đất ni trồng thủy sản
710,00
2,15
1.4
Đất làm muối
17,90
0,05
1.5
Đất nông nghiệp khác
27,00
0,08
2
Đất phi nông nghiệp
3.777,40
11,41
2.1
Đất ở
695,30
2,10
2.2
Đất chun dùng
1.844,40
5,57
2.3
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
15,10
0,05
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
101,50
0,31
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1.076,90
3,25
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
4,30
0,01
3
Đất chưa sử dụng
2.948,30
8,91
Loại đất
TT
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
13
Diện tích đất bình qn đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế
giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đơ thị hóa diện tích đất đai
nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nơng nghiệp. Vì vậy, vấn đề
đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày
càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
2.5: Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.5.1: Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để
tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích khơng? Chính vì
thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
sản phẩm đó.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi
ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
+ Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy
luật tiết kiệm thời gian.
+ Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết
hệ thống.
+ Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người.
14
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so
sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
đại lượng đó:
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội.
* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về
mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại
hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nơng nghiệp”.
Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một
phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi
ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả
xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà
khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng
của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc
biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường. Đó có
thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông
thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả mơi trường. Chính vì
vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu
khơng thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận khơng tích cực.
15
Xét về khía cạnh hiệu quả mơi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng
đất khơng bị thối hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác.
Bên cạnh đó cịn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan
hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy
văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa.
2.5.2: Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7
triệu ha đất nơng nghiệp bị bỏ hoang do xói mịn và thối hóa. Để giải quyết
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng
năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nơng nghiệp” (FAO, 1976).
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập
bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người,
đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn
tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
Phát triển nơng nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi
trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
2.5.3: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn
nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó
tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm
nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực
16
hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một
khối lượng nông - lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nơng - lâm
nghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào
ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững
về mơi trường” (FAO, 1994).
2.5.4: Tính bền vững trong sử dụng đất
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở
thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của loài người.
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự
tồn tại và tương lai phát triển loài người, chính bởi vậy việc tìm kiếm các giải
pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và
các tổ chức quốc tế rất quan tâm và khơng ngừng hồn thiện theo sự phát triển
của khoa học. Thuật ngữ “Sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã
trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất
với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, động
vật - thực vật và cả những hoạt động cải thiện việc sử dụng và quản lý đất đai
như: Hệ thống tiêu nước, xây dựng đồng ruộng… Do đó, thơng qua hoạt động
thực tiễn sử dụng đất chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến
khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh khỏi
những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác động có
hại đến môi trường sinh thái.
Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là
sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thối mơi
17
trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội”
(FAO, 1994) [15]. FAO đã đưa các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thảo mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm
việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nơng nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài
nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo
được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân
bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống
ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lịng
tin trong nơng dân.
Vào năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức hội thảo về “Khung đánh giá việc
quả lý đất đai” đã đưa ra định nghĩa quản lý bền vững đất đai bao gồm các
cơng nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã
hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi do trong sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thối hóa đất và nước
(bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền).
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp để đồng
thời duy trì và nâng cao được sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm được rủi ro
(an toàn) bảo vệ được tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thối hóa đất
và ô nhiễm môi trường nước (bảo vệ). Hiệu quả là lợi ích lâu dài (lâu bền)