Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chi lăng huyện chi lăng tỉnh lạng sơn giai đoạn 2013 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

ĐÀM NGỌC LÝ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHI LĂNG, HUYỆN CHI LĂNG,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2013-2017”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành

:

Quản lý đất đai

Khoa

:

Quản lý tài nguyên

Lớp



:

K46 – QLĐĐ- N02

Khóa học

:

2014-2018

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Nguyễn Quý Ly

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và tất cả các thầy, cô đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong quá trình học tập và cuộc sống trong
suốt 4 năm học tại trường.
Đồng thời em xin cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS.Nguyễn Quý Ly đã giúp đỡ
em tận tình trong suốt q trình thực tập và hồn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường Ban chủ nhiệm khoa

Quản lý tài nguyên em đã tiến hành nguyên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017”. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và
các cô chú tại đơn vị thực tập em đã hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng khóa luận của em khơng thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những đóng góp của thầy cơ và
bạn bè để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Đàm Ngọc Lý


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2015 ... 15
Bảng 4.1: Tình hình dân số xã Chi Lăng ........................................................ 27
Bảng 4.2: Tình hình chăn ni trên địa bàn xã Chi Lăng ............................... 29
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Chi Lăng năm 2017 ....................... 33
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Chi Lăng.......................... 37
Bảng 4.5. Tình hình biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp qua 5 năm ....... 37
Bảng 4.6. Biến động diện tích cây trồng chính từ năm 2013-2017 ................ 38
Bảng 4.7. Giá trị sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn xã Chi Lăng
năm 2013-2017................................................................................................ 40
Bảng 4.8: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Chi Lăng năm 2017 ......... 41
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ................................. 45
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ............................ 47
Bảng 4.11: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế ...................... 50

Bảng 4.12: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trên địa
bàn xã Chi Lăng .............................................................................................. 50
Bảng 4.13: Hiệu quả xã hội của các LUT ....................................................... 52
Bảng 4.14: Hiệu quả mơi trường của các loại hình sử dụng đất. .................... 55


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sử dụng đất đai xã Chi Lăng năm 2017 ......................... 35
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biến động diện tích cây trồng chính từ năm 2013-2017 ..... 39
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất và thu nhập thuần của một số
cây trồng chính ................................................................................................ 46
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất và thu nhập thuần của các kiểu
sử dụng đất ...................................................................................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BVTV

Bảo vệ thực vật

LX


Lúa xuân

LM

Lúa mùa

LUT

Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

FAO

Foot and Agricuture organnization-Tổ chức nơng
lương liên hợp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về đất nơng nghiệp ................................................................ 4
2.1.2.Vai trò và ý nghĩa đất đai đến sản xuất nông nghiệp ............................... 5
2.1.3.Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................... 7
2.2. Các vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................... 7
2.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất ......................................................... 7
2.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................... 8
2.2.3.Đặc điểm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp .............. 9
2.3. Tình hình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 13
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13
2.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 14


vi

2.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp........................................ 16
2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ........................ 16
2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 16
2.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn. ........................................................................................................ 19
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Chi Lăng...... 20
3.3.3. Lựa chọn và đề xuất loại hình sử dụng đất nơng nghiệp tại xã Chi Lăng,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trong tương lai. ............................................ 20
3.3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp cho xã trong thời gian tới. .......................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 20
3.4.3. Phương pháp tính tốn phân tích số liệu ............................................... 21

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn ................................................................................................................... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.2. Nguồn tài nguyên .................................................................................. 24
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn . 27
4.1.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Chi Lăng ..... 31


vii

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai xã Chi Lăng, huyện
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ................................................................................. 32
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Chi Lăng ..................................................... 32

4.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 35
4.2.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Chi Lăng . 41
4.2.4. Mô tả các loại hình sử dụng đất ............................................................ 43
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Chi
Lăng ................................................................................................................. 45
4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 45
4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 51
4.3.3. Hiệu quả mơi trường ............................................................................. 54
4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao
cho xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ......................................... 56
4.4.1. Nguyên tắc lựa chọn.............................................................................. 56
4.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 56
4.4.3. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao .... 57
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Chi Lăng ................................................................................. 58
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 58
4.5.2. Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững ................................... 58
4.5.3. Chống xói mịn, rửa trơi, hủy hoại đất .................................................. 59
4.5.4. Giải pháp bảo vệ môi trường................................................................. 60
4.5.5. Các giải pháp khác ................................................................................ 60
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 63


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, khơng
chỉ là tài ngun thiên nhiên mà cịn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt
động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà cịn là tư liệu
sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Chính
vì vậy, sử dụng đất nơng nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông
nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái.
Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi
ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về
văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa
mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích
đất nơng nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm
giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Ngồi ra, với q
trình đơ thị hố làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi khả
năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp lại
rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa
chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất tồn cầu
đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền
kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Xã Chi Lăng là một xã miền núi của huyện Chi Lăng, với tổng diện tích
tự nhiên là 2446,65 ha, với hơn 5 nghìn dân, gồm 14 đơn vị hành chính thơn.
Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay xã Chi Lăng đang trong giai đoạn phát triển, kinh tế có phần
được cải thiện, đời sống ngày càng được chú trọng nâng cao hơn trong những


2


năm gần đây. Diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã chủ yếu là đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là trồng lúa
nước, trồng các loại cây ăn quả như cây na, hồng, vải…, chăn nuôi gia súc gia
cầm. Trong những năm gần đây, nhà nước đã có chính sách giao đất, giao
rừng cho cộng đồng dân cư và từng hộ người dân để quản lý đất đai và sử
dụng vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên xã cũng đang đối mặt với một số vấn
đề về việc phát triển nông nghiệp. Trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp
đang dần bị thu hẹp, sức ép của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và gia
tăng dân số. Và do trình độ và kinh nghiệm của người dân chỉ sản xuất nông
nghiệp theo truyền thống nên việc sử dụng đất đai chưa có kế hoạch cụ thể
dẫn đến hiệu quả mà các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mang lại cịn
thấp, diện tích rừng rất ít, hiệu quả sản xuất và phịng hộ của rừng cịn thấp.Vì
vậy, việc điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó,
định hướng cho người dân trong xã khai thác sử dụng đất đai hợp lý, bền
vững là một trong những vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn trực tiếp, tận tình của thầy giáo: ThS. Nguyễn Quý Ly, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013- 2017”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của
xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Lựa chọn các LUT đạt hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Chi Lăng trong thời
gian tới.



3

1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã phù hợp với điều kiện
tự nhiên, KT–XH của xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Thu thập được đầy đủ các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT – XH có
liên quan đến đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, đảm
bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp đề xuất phải hợp lý về mặt khoa học và có tính thực tiễn
cao, phù hợp với địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Củng cố kiến thức đã được học ở trường và kiến thức thực tế cho sinh
viên trong quá trình học tập tại cơ sở.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lí thơng tin của sinh viên trong
quá trình làm đề tài.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đất đai từ đó định hướng về đề xuất những
giải pháp sử dụng đất hiệu quả cao bền vững phù hợp với điều kiện địa phương.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu
nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho xã Chi Lăng trong việc nâng

cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người, có vai trị quan trọng trong cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đất đai không chỉ là địa bàn phân bố dân cư mà còn là tư liệu sản xuất đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp.
Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Theo
nguồn gốc phát sinh, tác giả Đơkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được
hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa
hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó ln vận động và
phát triển. (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng,1999) [2]. Tuy nhiên, nếu
chỉ dừng lại ở khái niệm này thì chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố
khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó một số học khác đã bổ sung
các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trị của con người để
hồn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Theo C.Mác: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và
tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Các Mác, 1949) [1].
Các nhà kinh tế, quy hoạch và thổ nhưỡng Việt Nam cho rằng: Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được. Tuy nhiên về
mặt thuật ngữ khoa học đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi

trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thời
tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối...) các dạng trầm tích sát


5

bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lịng đất, tập đồn thực vật,
trạng thái định cư của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy, đất đai có rất nhiều định nghĩa, tùy thuộc vào từng lĩnh vực
họ quan tâm, nghiên cứu những khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là
khoảng khơng gian có giới hạn. Theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu và bầu
khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước,
tài nguyên nước ngầm và khống sản trong lịng đất). Theo chiều ngang, trên
mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với
các thành phần khác ) giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội lồi người.
2.1.1.2. Khái niệm đất nơng nghiệp
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
2.1.1.3. Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi và đất trồng cây hàng năm khác) và đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây
công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác).
2.1.2.Vai trò và ý nghĩa đất đai đến sản xuất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền

đề cho mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên vai trò của đất đai với từng ngành là
khác nhau. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật” (Hiến pháp 2013) [5], Luật đất đai 2013
khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất


6

đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và
quốc phòng” (Luật đất đai 2013) [6]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:
-Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông
lâm nghiệp.
-Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế.
-Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
-Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,
các miền (FAO, 1976)[3]. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế- xã hội và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử
dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho
phù hợp với điều kiện của từng vùng lãnh thổ để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền và
nghĩa vụ do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung,
và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng
đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố tích cực của q trình sản xuất, là điều kiện
vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác
động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo…) và công cụ hay phương
tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn ni…). Thực tế cho thấy thơng
qua q trình phát triển của xã hội lồi người, sự hình thành và phát triển của

mọi nền văn minh vật chất, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được
xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nơng
lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều
kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.


7

2.1.3.Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang
làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7
triệu ha đất nơng nghiệp bị bỏ hoang do xói mịn và thối hóa. Để giải quyết
nhu cầu về sản phẩm nơng nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng
năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nơng nghiệp” (Đỗ Thị Lan, Đỗ
Anh Tài, 2007) [7].
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát
triển chung của toàn xã hội. Điều cốt lõi nhất của phát triển nông nghiệp bền
vững là cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng
đắn về mơi trường để giữ gìn tài ngun cho thế hệ sau này.
2.2. Các vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người
hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong
kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu
quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất
ra trong một đơn vị thời gian (Nguyễn Quốc Vọng, 2011) [12].
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta thấy rằng trong lĩnh vực sử dụng
đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt

động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền.
Về mặt hiệu quả xã hội thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt
động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng
với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong
nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông
sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược


8

(lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế- xã hội
đất nước (Nguyễn Quốc Vọng, 2011) [12].
2.2.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
* Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan
trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các quy luật kinh tế khác nhau. Vì
thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài,
2007) [7]:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
-Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
-Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
các lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần

giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét mối quan hệ
chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.


9

*Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết và thống nhất với nhau. Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn
vị diện tích đất nơng nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu
nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,
phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.
*Hiệu quả môi trường
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương
lai, nó gắn chặt với q trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và
môi trường sinh thái. Cụ thể là: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ
màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thối hóa đất bảo vệ mơi trường sinh
thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%), đa dạng
sinh học biểu hiện qua thành phần lồi.
Hiệu quả mơi trường được phân theo ngun nhân gây nên, gồm: Hiệu
quả hóa học mơi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi
trường (Vũ Ngọc Hùng, 2007) [4].

Để sử dụng đất hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững cần quan tâm tới cả ba
hiệu quả trên, đặc biệt hiệu quả kinh tế là trọng tâm nhất, khơng có hiệu quả
kinh tế thì khơng có điều kiện nguồn lực để thực hiện hiệu quả xã hội và mơi
trường, ngược lại, khơng có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh
tế sẽ không bền vững.
2.2.3.Đặc điểm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp


10

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem
xét ở các mặt:
+ Quá trình sản xuất trên đất nơng nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu
vào kinh tế. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên
phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể
(1ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 cơng lao động.
+ Trên đất nơng nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân
canh, cho nên cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức
luân canh.
+ Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác
động rất nhiều đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì
thế, cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu,
nghiên cứu những ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử
dụng đất.
+ Phát triển nơng nghiệp chỉ thích hợp được khi con người biết làm cho
mơi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp cần quan tâm đến những tác động xấu của sản xuất nông nghiệp đến
môi trường xung quanh.
+ Hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy,

khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần chú ý đến những tác động
của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, … (Nguyễn Quốc Vọng, 2011) [12].
- Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải
dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tồn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc (Phùng Văn Phúc, 1996) [9].


11

+ Để đánh giá tồn diện, chính xác cần phải xác định các chỉ tiêu cơ
bản thể hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản
làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ, cụ thể hơn.
+ Các chỉ tiêu cần phải phù hợp với đặc điểm, văn hóa và trình độ
phát triển nơng nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế
trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng hướng tới
xuất khẩu.
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và
phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Bản
chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là
mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ
thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nơng nghiệp.
Giá trị sản xuất (GTSX): Là tồn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong 1 thời gian nhất định (thường là một năm).
Chi phí sản xuất (CPSX): Là tồn bộ các khoản chi phí vật chất bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Thu nhập thuần (TNT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí sản
xuất, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời gian sản xuất đó.
TNT= GTSX - CPSX
+ Hiệu quả vốn (HQV) là hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí SX
HQV= TNT/CPSX. Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả
sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.


12

+ Giá trị ngày công lao động (GTNCLĐ) là hiệu quả kinh tế trên ngày
công lao động quy đổi (GTSX/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao
động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh
với chi phí cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội được chọn lựa và phân tích từ các chỉ tiêu sau (Đỗ Thị
Tám, 2001) [11]:
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nơng dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền
vững ở vùng nông nghiệp được tưới (Vũ Ngọc Hùng, 2007) [4] là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất
và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của q trình sử dụng đất
nơng nghiệp là rất phức tạp, khó có thể định lượng và cần một khoảng thời
gian dài để phân tích, nghiên cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của em chỉ dừng
lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu
tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nơng dân đối với các loại
hình sử dụng đất hiện tại.


13

2.3. Tình hình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Diện tích đất có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là
vấn đề quan trọng, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên
thế giới. Nhiều phương pháp đã được nghiên cứu áp dụng dùng để đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tiến hành ở các nước Đông Nam Á như:
Phương pháp chuyên khảo, phương pháp mơ phỏng, phương pháp phân tích
kinh tế, phương pháp phân tích chun gia...Bằng các phương pháp đó các
nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả, đối với từng loại cây
trồng từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, và từ đó bố trí lại cơ cấu cây
trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Tại hội nghị quốc tế về đánh giá đất lần thứ 10 tại matxcơva (1974),

một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình bày
và nhất trí cao nội dung luận điển bao gồm:
- Đánh giá đất phải dựa vào vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có
các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
- Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng
hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng và năng xuất cây trồng.
Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp
với điệu kiện khí hậu điều kiện kinh tế xã hội của vùng.
Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo “đề cương
đánh giá đất” và công bố năm 1973. Năm 1975 hội nghị đánh giá đất ở Rome
dự thảo đề cương đánh giá đất của FAO được các nhà khoa học đất lần đầu bổ


14

xung và công bố 1976 tài liệu này được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng
cho đến nay.
Theo FAO việc đánh giá đất vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác
nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý.Vì vậy khi
đánh giá đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một
diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi
có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của mơi trường xung quanh nó như
khơng khí, loại đất, điều kiện địa chất,thủy văn, động vật những tác động trước
đây và hiện nay của con người, ở trừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”.
Như vậy theo luận điểm này đánh giá đất phải được xem xét trên phạm
vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian cần xem xét cả điều kiện tự

nhiên kinh tế xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể
đo lường, hoặc ước lượng định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa
chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và có ý
nghĩa đối với vùng nghiên cứu.
2.3.2. Tại Việt Nam
Nội dung phương pháp đánh giá đất theo FAO đã được vận dụng có kết
quả tại Việt Nam. Phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch
sử dụng đất ở địa phương. Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất hiệu quả
bền vững luôn là mong muốn của con người. Nhiều nhà khoa học và tổ chức
quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều
vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững là sử
dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng
đến khả năng sử dụng đất. Sử dụng đất bền vững bao gồm các thách thức và
các giải pháp tác động hay quy trình cơng nghệ sử dụng đất, các chính sách và


15

các hoạt động có liên quan đối với đất đai nhằm hội nhập được những lợi ích
kinh tế, xã hội, mơi trường, (Đặng Trung Nhuận, 2005) [8].
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123,077 nghìn ha, trong đó
đất nơng nghiệp là 26.302,206 nghìn ha chiếm 79,68% tổng diện tích đất tự
nhiên, đất phi nơng nghiệp là 3.697,829 nghìn ha, chiếm 11,41 % diện tích tự
nhiên, đất chưa sử dụng là 2.123,042 nghìn ha, chiếm 8,91 % tổng diện tích tự
nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2015
STT

Loại đất


Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

Tổng diện tích tự nhiên

33.123,077

100,0

1

Đất nơng nghiệp

26.302,206

79,68

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

10.210,80

30,85

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm


6.422,80

19,41

4.097,10

12,38

42,70

0,13

2.283,00

6,90

3.788,00

11,45

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

1.2


Đất lâm nghiệp

15.405,80

46,55

1.2.1

Rừng sản xuất

7.391,80

22,33

1.2.2

Rừng phịng hộ

5.851,80

17,68

1.2.3

Rừng đặc dụng

2.162,20

6,53


1.3

Đất ni trồng thuỷ sản

710,00

2,15

1.4

Đất làm muối

17,90

0,05

1.5

Đất nông nghiệp khác

27,00

0,08

2

Đất phi nông nghiệp

3.697,829


11,41

3

Đất chưa sử dụng

2.123,042

8,91

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2015) [10]


16

2.4. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất
- Truyền thống kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,
năng suất, sản lượng) sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông…
+ Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
và địa phương.
+ Kết quả nguyên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng, khả năng sử dụng, ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đạt
hiệu quả kinh tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số dự báo dân số qua các thời kỳ.

2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch
sử dụng đất.
“Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai
vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều
kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”.
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.


17

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chun mơn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đât phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nơng hộ, nơng
trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức
bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phịng.
2.4.3. Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật
chất xã hội, thị trường… Đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo

vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nơng nghiệp là việc
xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu
vật ni phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên
cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để
định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
* Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:
- Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật ni và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mơ hình sử dụng đất phù hợp với các yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn LUT tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.


×