Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Ôn thi vào 10 nói với con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.87 KB, 31 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP THƠ

NÓI VỚI CON
- Y Phương -



III. LUYỆN ĐỀ

NĨI VỚI CON

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

_Y Phương_
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình u lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.



Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối
Lên thác xuống ghềnh
Khơng lo cực nhọc
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Y Phương – Thơ Việt Nam 1945-1985)


CÁC DẠNG ĐỀ BÀI
Đề số 1 (7,0 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 điểm): Từ “bước” nào trong đoạn thơ trên là danh từ? Từ “bước” nào là động từ?
Câu 3 (1,5 điểm): Xác định hai pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy?
Câu 4 (3,5 điểm): Viết đoạn văn TPH (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử phép nới
và một câu phủ định để khẳng định.
Câu 5 (0,5 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có những văn bản nói về tình cha con. Hãy kể tên một văn bản và nêu
rõ tên tác giả



Đề số 2 (4,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tối tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng
(Y Phương, Nói với con )
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình của đoạn thơ trên là ai? Nêu ngắn gọn cách hiểu về ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Phân tích giá trị tu từ ẩn dụ và nhân hóa trong hai câu thơ sau:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 3 (2,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về cội nguồn sinh dưỡng mỗi
con người.


Đề số 3 (7,0 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
    

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn…..


1 (1,0 điểm):  Chép chính xác sáu câu thơ tiếp theo những câu thơ trên. Cho biết thể thơ của đoạn thơ vừa chép.
2 (1,0 điểm):  Em hiểu người đồng mình là gì? Có thể thay thế ngữ người đồng mình bằng những ngữ nào khác?
3. (1,5 điểm):  Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
4 (3,5 điểm): Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ những đức tính cao đẹp của
“Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những
từ ngữ dùng làm phép lặp)


Đề số 4 (7,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các u cầu bên dưới:
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Y Phương, Nói với con)
1 (1,0 điểm): Từ “kê” trong đoạn thơ trên được dùng theo nghĩa gớc hay nghĩa chuyển? Giải thích ý nghĩa của từ trong văn cảnh.
2 (1,0 điểm):  Theo em việc dùng từ phủ định trong dịng thơ "Khơng bao giờ nhỏ bé được" nhằm khẳng định điều gì?
3 (1,5 điểm):  Trong đoạn thơ trên, người cha đã ca ngợi và muốn con tiếp nối truyền thống nào của người đồng mình?
4 (3,5 điểm):  Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 12 đến 15 câu), làm rõ tình cảm của người cha dành cho con trong đoạn thơ trên.
Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và một câu bị động.


HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI ĐỀ

Đề số 1 (7,0 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 điểm): Từ “bước” nào trong đoạn thơ trên là danh từ? Từ “bước” nào là động từ?
Câu 3 (1,5 điểm): Xác định hai pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy?
Câu 4 (3,5 điểm): Viết đoạn văn TPH (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử phép nới
và một câu phủ định để khẳng định.
Câu 5 (0,5 điểm): Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có những văn bản nói về tình cha con. Hãy kể tên một văn bản và nêu
rõ tên tác giả


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Ví dụ: Bài thơ chia làm 2 phần: Phần thứ nhất là đoạn thơ thứ nhất, có nội dung: Lời nói của cha với con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và
quê hương.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Tình cảm gia đình

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát


Tình cảm quê hương

Rừng cho hoa

+ 3 câu đầu: Con người quê hương

Con đường cho những tấm lòng

+ 2 câu sau: Thiên nhiên q hương

- Nội dung chính: Cha nói với con về tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của cha mẹ dành cho con.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 2: Từ “bước” nào trong đoạn thơ trên là danh từ? Từ “bước” nào là động từ?
- Cần nắm được đặc điểm, khả năng kết hợp của danh từ và động từ.
+ Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật, nó có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, đừng
chớ, ..
+ Danh từ là những từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ thường kết hợp với các từ chỉ số lượng
ở phía trước: những, các, vài, ba bốn…Hoặc các từ: này, kia, ấy, đó ở phía sau.
- Từ “bước” trong hai câu đầu là động từ
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
- Từ “bước” trong hai câu sau là danh từ 
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 3: Xác định hai pháp tu từ có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy?

- Quan sát trong đoạn thơ có gì đặc biệt:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
- Vậy biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ này?
+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc: chân, bước tới,…
+ Liệt kê: "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng nói","tiếng cười"
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở chỡ tiếng nói, tiếng cười là âm thanh, niềm vui trừu tượng, vơ hình mà chân con lại có
thể chạm tới được.


* Tác dụng:
Để chỉ ra tác dụng, HS cần thuộc lí thuyết về tác dụng của biện pháp tu từ trên rồi áp vào từng ngữ liệu cụ thể.
- Ẩn dụ: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, việc miêu tả sự vật trở nên sinh động.
- Điệp ngữ: nhấn mạnh ý hoặc nội dung biểu đạt, làm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ và tạo sự nhịp nhàng, cân
đối cho văn bản.
- Liệt kê: diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng tình cảm hoặc nhằm mục đích
nhấn mạnh ý.
Trên cơ sở tác dụng của các biện pháp tu từ nêu trên, HS nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ cụ thể.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc hình dung cụ thể hình ảnh em bé đang tập nói, tập đi trong vịng tay, trong tình u thương của cha mẹ.
+ Gợi lên khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm
chút, nâng niu, vui mừng đón nhận.
+ Niềm vui sướng, hạnh phúc vơ bờ của cha mẹ.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 4: Viết đoạn văn TPH (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử phép nới và một câu
phủ định để khẳng định.


trước hoặc câu sau. (nối bằng các quan hệ từ: nhưng, và, rồi…; các tổ hợp từ: vì vậy, nếu thế, tuy thế…; các từ chuyển tiếp: trước hết, tóm
lại, nhìn chung, …

+ Câu phủ định là câu chứa những từ (tổ hợp từ) mang ý nghĩa phủ định.
+ Câu sử dụng 2 lần từ phủ định là câu phủ định có nội dung khẳng định.
Ví dụ: Người cha khơng thể khơng nói cho con hiểu về cội nguồn của mình.


- Đọc lại đoan thơ:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
* Nội dung chính: Cha nói với con về tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của cha mẹ dành cho con.
* Các ý chính:
+ Hình ảnh đứa trẻ đang tập đi, tập nói.
+ Sự nâng niu, chăm chút của cha mẹ dành cho con.
+ Khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
* Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ cụ thể, nhịp thơ 2/3, điệp ngữ, điệp cấu trúc: chân, bước tới,…
+ Liệt kê: "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng nói",“…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng nói, tiếng cười là âm thanh, niềm vui trừu tượng, vơ hình mà chân con lại có thể
chạm tới được.


* Dàn ý chi tiết:
a. Mở đoạn:
- Lời đầu tiên cha nói với con về tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của cha mẹ dành cho con.
b. Thân đoạn:

- Bằng những hình ảnh thơ cụ thể, phép liệt kê “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” -> gợi lên hình ảnh những bước đi
chập chững đầu đời của con.
- Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại -> tạo ra một âm điệu tươi vui, khơng khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chạm tiếng nói, tới tiếng cười cùng các từ ngữ bước tới cha, bước tới mẹ -> gợi hình ảnh đứa trẻ đang
được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng niu và chăm chút của cha mẹ.
- Lời thơ rất đặc biệt, nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể, phép điệp ngữ, điệp cấu trúc, liệt kê và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
nhà thơ đã gợi cho người đọc thấy được niềm vui của đứa trẻ đang được sống trong một gia đình hạnh phúc. Và đó cũng là niềm vui,
niềm hạnh phúc của người cha.
c. Kết đoạn:
- Qua lời của người cha nói với con về tình cảm gia đình ruột thịt chính là để con luôn ghi nhớ và tự hào về cội nguồn sinh dưỡng của
mình.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có những văn bản nói về tình cha con. Hãy kể tên một
văn bản và nêu rõ tên tác giả
- Cần liên hệ chính xác văn bản nào nói về tình cảm cha con
- Cách liên hệ từ gần đến xa.
+ Văn bản "Chiếc lược ngà"
+ Tác giả: Nguyễn Quang Sáng


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề số 2 (4,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tối tiếng cười

Người đồng mình u lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng
(Y Phương, Nói với con )
Câu 1 (1,0 điểm): Nhân vật trữ tình của đoạn thơ trên là ai? Nêu ngắn gọn cách hiểu về ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Phân tích giá trị tu từ ẩn dụ và nhân hóa của hai câu thơ sau:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 3 (2,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người.


* Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
- Cần xem xét nhan đề có gì đặc biệt (là 1 từ hay cụm từ, sau đó nhận xét về sự khác thường đó).
- Xác định lớp nghĩa thứ nhất (nghĩa tường minh): căn cứ vào những từ ngữ trong đề bài.
- Xác định lớp nghĩa thứ 2 (nghĩa hàm ẩn): được suy ra từ nghĩa thứ nhất, có liên quan đến chủ đề của bài .
- Nhan đề bài thơ "Nói với con“ chỉ có 3 từ đơn giản, nhưng nó đã khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ. Đó chính
lời nói của người cha nhắc nhở con phải biết rõ về cội nguồn sinh dưỡng, về những truyền thống tốt đẹp của quê
hương.
- Qua nhan đề, Y Phương đã gửi vào trong đó thơng điệp, lời nhắn nhủ, hi vọng thế hệ sau (người con) có thể tiếp tục
tiếp nối, phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mình, của quê hương và đất nước. 
- Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi và đời thường.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 2: Phân tích giá trị tu từ ẩn dụ và nhân hóa của hai câu thơ sau:
Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng
- Hiểu biết về đặc điểm và vai trò của biện pháp tu từ ẩn dụ và nhân hóa:
- Chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đó.
- Nêu giá trị của những biện pháp tu từ trong câu thơ.
Trả lời:
- Chỉ ra biểu hiện của 2 biện pháp tu từ:  
+ Ẩn dụ “Rừng” và “con đường” là thiên nhiên, quê hương của người đồng mình.
+ Nhân hóa “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”.
- Hai phép tu từ trên đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp thơ mộng và nghĩa tình của rừng núi quê hương đới
với mỡi con người. Chính thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. 


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 3: Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về cội nguồn sinh dưỡng
của mỗi con người.
* Hình thức:
- Đoạn văn nghị luận xã hội, dung lượng khoảng 2/3 trang giấy,
- Lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi về cấu trúc ngữ pháp, về diễn đạt, về chính tả.
* Nội dung: Cần xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trị của gia đình và q hương đối với mỗi con người.
* Dàn ý đại cương:
- Nêu vấn đề: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, đó là gia đình, quê hương.
- Khẳng định vai trị của gia đình và q hương là vơ cùng quan trọng. (dẫn chứng)
- Phê phán những tư tưởng không đúng về cội nguồn.
- Bài học, liên hệ.


* Dàn ý chi tiết:
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, đó là gia đình, quê hương.
- Gia đình và quê hương có vai trị vơ cùng quan trọng đới với mỗi con người.

- Trong gia đình:
+ Cha mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, theo dõi từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười và sự trưởng thành của mỡi
chúng ta.
+ Tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc gia đình chính là cơ sở là nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp
cho con người.
- Với quê hương:
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm, tình yêu gia đình sâu nặng.
+ Thiên nhiên quê hương đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn lới sớng, đã góp phần tạo nhân cách sớng cao đẹp cho
mỗi người.
-> Gia đình và quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là
cái bến để con người trở về.


Ví dụ: Nhà thơ Bằng Việt ở xa tổ q́c đã cố gắng học tập tốt khi nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về quê hương đất nước. 
- Phê phán tư tưởng chê bai gia đình, quê hương nghèo khó, lạc hậu, khơng có ý thức hướng về cội nguồn, phản bội quê
hương, xứ sở....
- Mỗi người phải có trách nhiệm đới với nguồn cội của mình: nhớ tổ tiên, gia đình, dân tộc, biết chia sẻ với gia đình, với
đất nước những lúc khó khăn, gian khổ.
- Học sinh, cần tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cơ, là
con ngoan trị giỏi để sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân có ích cho xã hội.
- Liên hệ bản thân.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề số 3 (7,0 điểm).
Cho đoạn thơ sau:
    

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn

Xa ni chí lớn…..

1 (1,0 điểm):  Chép chính xác sáu câu thơ tiếp theo những câu thơ trên. Cho biết thể thơ của đoạn thơ vừa chép.
2 (1,0 điểm):  Em hiểu người đồng mình là gì? Có thể thay thế ngữ người đồng mình bằng những ngữ nào khác?
3. (1,5 điểm):  Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
4 (3,5 điểm): Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ những đức tính cao đẹp của
“Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những
từ ngữ dùng làm phép lặp)


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Cho đoạn thơ sau:
    

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn…..

1 (1,0 điểm):  Chép chính xác sáu câu thơ tiếp theo những câu thơ trên. Cho biết thể thơ của đoạn thơ vừa chép.
- Hình dung lại đoạn thơ đã cho nằm ở vị trí nào trong bài thơ.
- Đọc lại đoạn thơ đã cho 2, 3 lần và chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo.
- Khi chép vào bài làm, cần phải chép lại đầy đủ những câu thơ đã cho.
* Cho biết thể thơ của đoạn thơ vừa chép.
- Nắm được đặc điểm của các thể thơ mà em đã được học
- Đếm sớ chữ trong mỡi dịng thơ.
-> Bài thơ thuộc thể thơ tự do.



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

2 (1,0 điểm):  Em hiểu người đồng mình là gì? Có thể thay thế ngữ người đồng mình bằng những ngữ nào khác?
* Giải thích: người đồng mình là gì?
-> Câu hỏi nhận biết: kiến thức trong phần chú thích sgk.
- Khi soạn và học bài, HS phải đọc và hiểu nghĩa của các từ được lưu ý trong sgk.
- Kết hợp với những hiểu biết của bản thân, HS có thể giải thích như sau:
-> Người đồng mình là người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sớng trên một
miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
- Sau khi giải thích được nghĩa của từ, HS tìm những từ có cùng nghĩa tương đương.
- Có thể thay thế bằng: người cùng bản, người cùng làng, người cùng bn, người q mình, người đồng hương.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×