Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Gián án C/v HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.68 KB, 10 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:675/SGD&ĐT
Tam Kỳ, ngày 18 tháng 3 năm 2008.
V/v Hướng dẫn viết và đánh giá,
xếp loại sáng kiến kinh nghiệm
năm học 2007-2008
và những năm tiếp theo


Kính gửi : - Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố;
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Giám đốc các trung tâm GDTX, GDTX-HN và đơn vị trực
thuộc.

Trong những năm qua, việc đăng ký các đề tài sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN) đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành hưởng ứng tích cực.
Việc chấm chọn SKKN hàng năm đã được Hội đồng Khoa học (HĐKH) từ cơ sở
đến ngành thực hiện nghiêm túc; nhiều SKKN đã được các đơn vị phổ biến và ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy, quản lý, hoạt động của đơn vị mình hoặc trong toàn
ngành và đem lại hiệu quả cao.
Tuy vậy, việc viết SKKN của các đơn vị chưa có sự thống nhất về hình thức,
bố cục; nhiều SKKN quá sơ sài, không hợp lý, trùng lặp với các năm trước làm hạn
chế tác dụng của đề tài.
Để thống nhất trong toàn ngành về cách trình bày, đánh giá xếp loại một
SKKN, kể từ năm học 2007-2008 và những năm tiếp theo, Sở GD&ĐT Quảng
Nam đề nghị các tác giả viết SKKN và HĐKH các cấp của ngành cần thực hiện
một số quy định sau:
A. Đối với các tác giả viết SKKN:
I. Đăng ký đề tài từ đầu năm học.
Kể từ năm học 2007-2008, các SKKN đã được xếp loại trước đây không còn


giá trị bảo lưu (theo Công văn số 736/SGD&ĐT ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Sở
GD&ĐT V/v Hướng dẫn xét sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học
năm học 2006-2007). Từ năm học 2007-2008 và những năm học tiếp theo, ngay từ
đầu năm học, các cá nhân đăng ký danh hiệu CSTĐ cơ sở thuộc các phòng
GD&ĐT phải đăng ký đề tài SKKN mới với đơn vị cơ sở và phòng GD&ĐT. Các
cá nhân đăng ký danh hiệu CSTĐ cơ sở thuộc các trường THPT và các trung tâm,
đơn vị trực thuộc Sở (sau đây gọi tắt là đơn vị trực thuộc), phải đăng ký đề tài
SKKN mới với đơn vị trực thuộc.
-2-
Đối với cá nhân đăng ký danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ toàn quốc thì phải
đăng ký đề tài SKKN với Sở. (Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở tổng
hợp để đăng ký với Văn phòng Sở. Đối với các phòng GD&ĐT: Mẫu ĐK4a; đối
với các đơn vị trực thuộc: Mẫu ĐK2b theo Công văn hướng dẫn số
2801/SGD&ĐT-VP ngày 30/10/2007 của Sở GD&ĐT Quảng Nam - đã gửi qua
kênh điều hành website Sở). Mỗi cá nhân có thể đăng ký một hoặc nhiều đề tài.
Không thay đổi đề tài sau khi đã đăng ký. Các cá nhân không đăng ký danh hiệu
CSTĐ các cấp nhưng muốn tham gia nghiên cứu viết SKKN thì vẫn được đăng ký
và chỉ được thẩm định tại cơ sở.
II. Lựa chọn nội dung nghiên cứu:
Nội dung được lựa chọn nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn, phục vụ trực
tiếp cho công tác quản lý, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục và đơn vị quản lý giáo
dục. Các tác giả cần tìm hiểu đề tài mình đang lựa chọn có trùng lặp với đề tài của
các tác giả khác đã được công nhận, công bố trước đây hay không để tránh viết lại
những nội dung người khác đã nghiên cứu. Đề tài phải có tính khả thi cao và áp
dụng được trong một phạm vi, lĩnh vực nhất định.
III. Bố cục đề tài:
Trình bày SKKN, bố cục các phần theo thứ tự sau đây:
1. Tên đề tài (chữ in hoa). Tên đề tài cần phản ánh được trọng tâm và giới
hạn vấn đề đang nghiên cứu.
2. Đặt vấn đề:

- Nêu tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu;
- Tóm tắt những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu;
- Lý do chọn đề tài;
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
3. Cơ sở lý luận: Nêu cơ sở lý luận, những luận cứ, luận điểm liên quan đến
đề tài.
4.Cơ sở thực tiễn: Nêu rõ thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại đơn vị
hoặc phạm vi rộng hơn mà mình đang quan tâm, đã có ai nghiên cứu hay chưa; các
biện pháp tác động trước đây có những hạn chế nào (có chứng minh); tiềm năng
hiện có để thực hiện đề tài nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu, cải thiện được tình
hình hiện tại.
5. Nội dung nghiên cứu: Đây là phần cơ bản, là nội dung chủ yếu có tính
chất quyết định giá trị toàn bộ SKKN. Yêu cầu của phần này là làm sao cho người
đọc hình dung được cách làm theo một trình tự nhất định, hợp lý. Nội dung đề tài
phải thể hiện rõ tính chất mới mẻ, khoa học, sáng tạo, hiệu quả. Vì là phần trọng
tâm của đề tài nên cần nêu rõ các biện pháp, giải pháp, cách tiến hành mà mình đã
và đang thực hiện, có dẫn chứng, minh họa cụ thể, rõ ràng. So sánh những kết quả
của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng (không áp dụng biện pháp, giải pháp
mình đang thực hiện trong đề tài) để thấy được tính hiệu quả của đề tài. Cần lưu ý
thêm về thời gian thực hiện đề tài và nguyên tắc lặp lại trong quá trình nghiên cứu
để bảo đảm tính khoa học, chính xác.
-3-
6. Kết quả nghiên cứu: Cần nêu được kết quả cụ thể sau khi thực hiện các
giải pháp, biện pháp đã nêu. Phần này cần có số liệu, dẫn chứng chứng minh về
tính hiệu quả thiết thực của đề tài. Nếu đề tài được thực hiện nhiều năm, nhiều chu
kỳ nghiên cứu, trên nhiều nhóm đối tượng được tác động..., thì cần nêu kết quả cụ
thể của từng năm, từng chu kỳ nghiên cứu, từng nhóm đối tượng được tác động.
7. Kết luận: Nêu ngắn gọn kết luận về nội dung, biện pháp, giải pháp đang
thực hiện. Qua thực tế cho thấy việc áp dụng sáng kiến mới đã có kết quả tốt hơn
như thế nào so với khi chưa thực hiện các nội dung, biện pháp, giải pháp đã nêu;

những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài vào thực tiễn công tác quản lý, giảng
dạy, tổ chức các hoạt động khác...
8. Đề nghị: Nêu cụ thể các đề nghị có liên quan đến đề tài như: phạm vi,
điều kiện áp dụng, đối tượng tác động... Nếu đề tài còn có thể mở rộng phạm vi
nghiên cứu trong thời gian tới, tác giả có thể đề nghị cơ quan, đơn vị hoặc các cá
nhân, tổ chức khác tạo điều kiện thuận lợi về các mặt để tiếp tục phát triển đề tài
trên quy mô rộng hơn; các đề nghị khác (nếu có).
9. Phần phụ lục: Đây là phần tư liệu minh họa chi tiết như số liệu, hình ảnh,
biểu mẫu, văn bản đính kèm... liên quan đến đề tài nhưng không thể trình bày hết
trong phần nội dung (phần này không yêu cầu bắt buộc).
10. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c
của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết thứ tự theo tên tác giả, tên tài liệu
tham khảo, nhà xuất bản, năm xuất bản. Tài liệu tham khảo phải lập bắt đầu bằng
một trang mới.
11. Mục lục: Xây dựng mục lục cần đảm bảo 3 yếu tố: Thứ tự các phần, tiêu
đề từng phần của mục lục, trang. Mục lục phải được lập bắt đầu bằng một trang
mới.
12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: Tất cả các SKKN thực hiện thống nhất
theo mẫu đính kèm Công văn này (các đơn vị trực thuộc các phòng GD&ĐT: Mẫu
SK1; các đơn vị trực thuộc Sở: Mẫu SK2).
IV. Các quy định khác:
+ Trong mỗi phần trên, tùy theo nội dung và phương pháp nghiên cứu, tác
giả có thể phân chia thành các tiểu mục nhỏ để trình bày nhưng phải hợp lý, bảo
đảm đúng nội dung của từng phần.
+ Thể thức trình bày văn bản thống nhất như sau: SKKN phải được đánh vi
tính một mặt trên giấy A4, đóng thành tập, có bìa cứng, đánh số trang cụ thể ở
chính giữa phần lề trên trang viết, không trang trí rườm rà, không viền khung từng
trang. Kiểu chữ: Times New Roman, mã Unicode trên Microsoft Word; cỡ chữ 14;
lề trái (kể cả phần đóng gáy): 3,5cm; lề phải: 2cm; lề trên (đỉnh) trang in: 3cm; lề
dưới (đáy) trang in: 2cm. Trang bìa cần ghi rõ: tên đơn vị chủ quản (Phòng, Sở),

tên đơn vị cơ sở mình đang công tác (Trường, Trung tâm, Phòng, Ban, Công ty...),
tên đề tài SKKN, năm học, họ và tên tác giả (hoặc nhóm tác giả), chức vụ, tổ...
+ Kiểm tra lại chính tả của văn bản để hạn chế những sai sót xảy ra có thể
làm hạn chế giá trị của đề tài.
+ Nếu SKKN có nhiều phần do nhiều người tham gia (đồng tác giả) thì phải
nêu rõ ai tham gia phần nào một cách cụ thể ở trang đầu của đề tài. Tuy nhiên để
-4-
phát huy tính độc lập nghiên cứu, tính sáng tạo của mỗi cá nhân, Sở không khuyến
khích nhiều người cùng tham gia viết một SKKN đơn giản.
+ Mỗi SKKN cần được nhân bản và gửi như sau: Tác giả giữ 01 bản; HĐKH
đơn vị lưu 01 bản; các HĐKH cấp trên (đã đăng ký đầu năm học): gửi đến mỗi Hội
đồng 01 bản (SKKN gửi lên HĐKH cấp trên phải được HĐKH cấp dưới chấm
chọn và xếp loại theo quy định của Công văn này).
Những SKKN của các cá nhân đăng ký CSTĐ cấp tỉnh được xếp loại A ở
các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc khi gửi về Văn phòng Sở, phải gửi
kèm theo đĩa mềm chứa nội dung của SKKN đó (mỗi đơn vị copy tất cả các SKKN
trên vào một đĩa mềm để gửi về Văn phòng Sở).
B. Đối với HĐKH các cấp:
Tùy theo đăng ký của cá nhân và kết quả đánh giá xếp loại của HĐKH các
cấp, một SKKN có thể được thẩm định, đánh giá, xếp loại như sau:
- Đối với các đơn vị thuộc các phòng GD&ĐT: Có 3 cấp: HĐKH đơn vị,
HĐKH phòng GD&ĐT, HĐKH ngành.
- Đối với các đơn vị trực thuộc Sở: Có 2 cấp: HĐKH đơn vị, HĐKH ngành.
I. Thành lập HĐKH:
- Thủ trưởng mỗi cấp ra quyết định thành lập HĐKH của cấp mình theo từng
năm học để đánh giá, xếp loại các SKKN, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Ngoài các thành viên có tên trong quyết định, HĐKH có thể mời thêm một
số thành viên của các tổ, nhóm chuyên môn hoặc bộ phận liên quan cùng tham gia
đánh giá xếp loại một SKKN.
II. Điểm và xếp loại đề tài:

Để đánh giá và xếp loại các SKKN, toàn ngành thống nhất biểu điểm và xếp
loại của một thành viên tham gia chấm chọn một đề tài SKKN như sau:
1. Biểu điểm: (xem mẫu SK3 kèm theo Công văn này).
+ Phần 1, 2 : 1 điểm;
+ Phần 3 : 1 điểm;
+ Phần 4 : 2 điểm;
+ Phần 5 : 9 điểm;
+ Phần 6 : 3 điểm;
+ Phần 7 : 1 điểm;
+ Phần 8, 9 : 1 điểm;
+ Phần 10, 11, 12 : 1 điểm;
+ Thể thức văn bản, chính tả : 1 điểm.
Các HĐKH có thể chia nhỏ điểm đến 0,25 để chấm. Không làm tròn số.
2. Xếp loại:
+ Loại A: Từ 17 đến 20 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 11
điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại B: Từ 14 đến dưới 17 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 8
điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không);
-5-
+ Loại C: Từ 10 đến dưới 14 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 6
điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại D: Là những đề tài không đạt loại C.
III. Quy trình đánh giá, xếp loại SKKN:
1. Đối với HĐKH cơ sở:
- Tác giả của mỗi đề tài SKKN trình bày SKKN của mình trước HĐKH theo
thời gian quy định của HĐKH cơ sở. HĐKH tổ chức đánh giá xếp loại SKKN cho
một đề tài phải có ít nhất hai phần ba số thành viên tham gia (theo quyết định thành
lập HĐKH cộng với số thành viên chuyên môn được mời).
- Các thành viên tham gia HĐKH chất vấn, phản biện những vấn đề chưa rõ;
tác giả của đề tài có trách nhiệm trả lời chất vấn và bảo vệ nội dung đề tài của

mình. Đối với những đề tài liên quan trực tiếp đến một bộ môn hoặc một lĩnh vực
hoạt động của nhà trường, HĐKH cần mời thêm một số thành viên của tổ, nhóm
chuyên môn hoặc bộ phận liên quan tham gia chất vấn, đánh giá xếp loại để đảm
bảo tính khách quan, khoa học. Mỗi thành viên có một phiếu chấm điểm, xếp loại
riêng (Mẫu SK3 kèm Công văn này).
- Kết quả xếp loại đề tài ở cơ sở dựa trên kết quả xếp loại của các thành viên
tham gia chấm chọn. Cụ thể như sau:
+ Loại A: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá
xếp loại A, không có phiếu xếp loại D.
+ Loại B: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá
xếp loại B trở lên, không có phiếu xếp loại D.
+ Loại C: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá
xếp loại C trở lên.
+ Loại D: Không đạt loại C.
- Nếu số phiếu xếp loại của một loại đạt 50% thì quyết định xếp loại của
Chủ tịch HĐKH là quyết định cuối cùng.
- Kết quả xếp loại chung của HĐKH cơ sở được ghi vào phiếu đánh giá, xếp
loại SKKN cuối đề tài. Thủ trưởng đơn vị (kiêm Chủ tịch HĐKH) ký, ghi rõ họ
tên, đóng dấu xác nhận. Những người tham gia đánh giá xếp loại đề tài cùng ký,
ghi rõ họ tên vào phiếu đánh giá xếp loại.
- Những SKKN được xếp loại A ở cơ sở thì đủ điều kiện để chuyển lên
HĐKH cấp trên (nếu có đăng ký theo quy định) để được tiếp tục chấm chọn (đối
với các đơn vị thuộc phòng GD&ĐT thì gửi về phòng GD&ĐT; đối với các đơn vị
trực thuộc Sở thì gửi về Văn phòng Sở).
HĐKH cấp trên sẽ không nhận các SKKN của HĐKH cấp dưới chuyển lên
khi chưa ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Công văn này.
2. Đối với HĐKH các phòng GD&ĐT, HĐKH ngành.
- Trên cơ sở xếp loại SKKN của HĐKH cơ sở, HĐKH các phòng GD&ĐT,
HĐKH ngành tiếp tục chấm chọn, xếp loại theo quy trình sau:
+ Chủ tịch HĐKH phân loại các đề tài của cấp mình đánh giá xếp loại thành

các nhóm đề tài cùng loại; phân chia các thành viên HĐKH thành các nhóm phù
hợp với khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên.

×