Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2: Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cộng đồng về chủ đề bong gân, trật khớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 29 trang )

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

CHỦ ĐỀ
A.
Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cộng đồng về chủ đề
bong gân, trật khớp.
B.
Trong thời gian đi thực địa, bạn và một bạn cùng nhóm đang ở
tại trạm y tế xã (khơng có thêm người nào nữa) thì được người dân địa
phương báo qua điện thoại: cách trạm y tế khoảng 200m, có một người chết
đuối – xin cấp cứu. Bạn hãy xử trí tình huống trên.

BÀI LÀM
Page 1


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

A. Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn cộng đồng về chủ đề
bong gân, trật khớp.
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều vội vã, tất bật. Kéo theo đó là sự
chủ quan của rất nhiều người đối với vấn đề sức khỏe khi vơ tình bị các chấn
thương. Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày
nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.


Nếu không biết cách chữa trị sẽ để lại các hệ lụy như: không thể chơi các môn
thể thao, đi đứng khó khăn… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao
khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thối hóa
khớp… Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với
chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân
không quan trọng nên tự điều trị hoặc nhờ một số người không am hiểu về y
học xử trí để rồi trở thành tàn tật.

II.
1.

NỘI DUNG
Bong gân.
Page 2


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

a. Khái niệm.
Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường
xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy
xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay...
Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ:
- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.

- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.


Page 3


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

b. Nguyên nhân.
- Nhiều nguyên nhân có thể gây ra bong gân. Đi giầy cao gót, té ngã, trẹo
khớp hoặc bị đánh có thể làm khớp trật ra khỏi vị trí bình thường. Điều này có
thể là ngun nhân làm cho các dây chằng xung quanh khớp bị giãn hoặc
rách. Bong gân có thể xảy ra nếu mọi người:
+ Ngã và chống tay xuống đất
+ Ngã đè lên một cạnh bàn chân
+ Trẹo đầu gối.
- Trong lao động mang vác vật nặng, chơi thể thao quá sức. Động tác quá
mạnh khi bước dài gây trượt chân ngã, khớp không trật, xương không gãy, chỉ
dây chằng bị rách, bị đứt hay căng giãn ra làm sưng, đau.
c. Triệu chứng, biểu hiện.
- Dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bong gân là đau, sưng, tím
bầm, khớp khơng thể cử động và vận động.
- Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng
khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại khơng cịn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm
giác đau nhức dần dần trở lại.
Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ
thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do
chảy máu trong và biến loạn vận mạch.

Page 4



Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi
được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất.
Triệu chứng chỉ điểm của bong gân là đau, càng đau nhiều càng nặng,
kèm theo phù nề (xuất hiện nhanh), da vùng đó tái nhợt do chảy máu trong và
biến loạn vận mạch. Sau đó sẽ xuất hiện vết bầm máu ở sâu.
-

d. Sai lầm khi điều trị bong gân.
- Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương là sai lầm nghiêm trọng vì
tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do
những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng
các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên
dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết
dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi
đây.
- Các cách điều trị khơng nên làm:


Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm.



Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm.




Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da.



Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành.

Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn, có thể dẫn đến teo cơ, cứng
khớp sau này.


Page 5


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

e. Cách xử trí khi bị bong gân.
 Nguyên tắc:
Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu và hạn chế phù nề tối đa.
Có thể dùng băng thun băng ép khớp bong gân, giữ ít nhất 48 giờ, chườm
lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm
đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Nên kê cao đầu chi
bị bong gân. Khơng xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng
bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm.
 Phương pháp sơ sứu:
- Áp dụng phương pháp R.I.C.E là viết tắt của bốn từ sau:
 Rest (nghỉ ngơi khớp)

 Ice (chườm lạnh vùng bị thương để giảm sưng)
 Compression (băng ép với một băng đàn hồi)
 Elevate (nâng cao vùng bị thương).
- Cần chườm đá và cố định vị trí bị bong gân. Nên chườm lạnh bên ngoài
bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu
đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Ngày thứ 2, nên ngâm
chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3 - 4 lần trong ngày.

Chườm lạnh tại vị trí tổn thương

Page 6


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được,
nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thơng. Khơng xoa bóp, chườm
nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy
máu phù nề thêm.
- Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại.
Khơng nên băng q chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị
bong gân. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn
thương.
- Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân ln an
tồn cho đến khi được trợ giúp.
- Nếu bị bong gân do chơi thể thao, có thể dùng ethyl clorua xịt vào nơi
bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngồi ra,
có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là alaxan uống 1 - 2 viên/lần, 3 lần

trong ngày. Khơng dùng aspirin vì thuốc này chống ngưng kết tiểu cầu, gây
chảy máu.
- Thuốc đắp ngồi: lá chìa vơi, lá bạc thau, lá đau xương, lá cúc tần, lá
thầu dầu tía, lá ngải cứu, lá náng hoa trắng. Dùng 2 - 3 thứ lá trên, mỗi thứ 1
nắm tay, rửa sạch, giã nát trộn với giấm hoặc rượu, sao nóng, đắp vào chỗ
chấn thương. Khi nào khô lại thay miếng khác. Nên dùng 3 vị phối hợp với
nhau sẽ tốt hơn chỉ dùng độc vị.
Có thể dùng lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm
thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để cịn hơi âm ấm,
bó vào nơi tổn thương ngày 1 lần. Hoặc lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch
non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương ngày thay một lần.

Cây lá náng dùng để đắp ngồi, có tác dụng chữa bong gân rất hiệu quả.
Page 7


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Cây thầu dầu tía
- Thuốc uống trong: dùng một trong các bài:
Bài 1: Nghệ vàng 2 củ, thái mỏng sao rượu, cỏ xước 12g thái mỏng sao
rượu, vỏ cây gạo 16g bỏ vỏ ngoài, thái mỏng sao rượu, cây lá lốt 16g sao
vàng. Tất cả cho vào nồi, đổ nước 3 bát sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong
ngày.


Bài 2: Tua rễ si 50g (khơng có tua thì dùng cành si 60g, chặt từng khúc
3cm, sao vàng), sắc đặc lấy 1 bát, pha thêm tí rượu trắng, cho bệnh nhân uống

trong ngày.


- Dùng thêm thuốc giảm đau, dòng NSAIDs; thuốc giảm phù nề, viêm
như alphachoay; trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm
tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm
khuẩn.
- Trường hợp bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu
vận động khớp trở lại. Để điều trị bong gân độ 2 - 3, phải làm băng bột để bất
động khớp trong 4 - 6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách điều
trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là
khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Lưu ý:
- Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân
nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc bị đứt khơng hồn toàn, chấn thương chỉ gây
ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.

Page 8


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Đối với những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp,
dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp lỏng
lẻo kéo theo nhiều biến chứng, bị sốt hoặc không đỡ sau 2 ngày, người bệnh
cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Hãy gọi cấp cứu nếu:
 Bạn nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc bạn khơng thể cử

động được khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn.
Trên đường tới bác sỹ, hãy chườm lạnh.
 Bạn bị sốt, và vùng bị bong gân đỏ và nóng. Có thể bạn bị nhiễm trùng.
 Bạn bị bong gân nặng. Điều trị khơng thích hợp hoặc chậm trễ có thể
làm khớp mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.
 Bạn khơng đỡ sau 2-3 ngày đầu.
Món ăn hỗ trợ khi bị bong gân:
 Cháo thịt cua: cua 2 con, gạo 50g. Trước hết lấy thịt cua và gạch cua để
sẵn. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước nấu cháo, cháo chín cho thịt cua,
gạch cua cùng với gừng sống, dấm, xì dầu đun sơi lên là được. Ăn trong bữa
cơm. Cơng hiệu: ni dưỡng khí huyết, liền xương tiếp gân, chữa trật khớp
sưng đau.
 Canh xương sống lợn, đan sâm: xương sống lợn 500g, đậu tương 250g,
đan sâm tím 50g. Đan sâm rửa sạch bỏ tạp chất cho vào nồi, đổ nước vừa đủ
luộc đan sâm trong 1 giờ, dùng nước này để nấu xương lợn, đậu tương tới
chín nhừ, cho một ít quế bì, gia vị, thấy nước sơi là được. Chia 2 - 3 lần trong
ngày. Công hiệu: bổ xương sinh tủy hoạt huyết giảm đau, chữa cổ chân trẹo
trật khớp sưng đau.
Gà ác nấu tam thất: gà trống xương đen 1 con 500g, tam thất 5g, hoàng
tinh, muối vừa đủ. Giết gà mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch; tam thất cho vào nồi,
cho rượu muối rồi ninh nhừ. Ăn kèm trong bữa cơm. Công hiệu: bổ hư cứng
gân nối xương, chưa gãy xương, cổ chân trật khớp sưng đau nhức.


f. Biến chứng của bong gân.
- Biến chứng do bong gân có thể dẫn đến đau mãn tính, lỏng khớp, viêm
khớp, teo cơ, cứng khớp, khô khớp, cử động khó khăn, đặc biệt đối với người
cao tuổi vì sự lão hóa của cơ thể rất khó khăn để hồi phục.
- Đặc biệt việc khơng có hiểu biết về y học, tự đắp lá, đắp thuốc rất nguy
hiểm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng máu gây tử vong.

Page 9


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Tay bị phồng rộp, đỏ, sưng tấy, biến chứng viêm mô tế bào do đắp lá chữa
bong gân.
g. Một số loại bong gân thường gặp.
 Bong gân cổ chân:
- Đây là một trong những chấn thương thường gặp nhất trong tennis, cầu
lơng, bóng đá, những vận động viên thi đấu đối kháng những môn võ
thuật như Karatedo, Taekwondo, ...

- Biểu hiện: Bong gân dây chằng bên ngoài khi lật cổ chân vào trong là
thường gặp nhất. Cổ chân sẽ sưng và đau chói ở mặt trước ngồi, đơi khi bầm
tím và đau nhiều làm đi không được ở những trường hợp nặng.
Page 10


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Bong gân đầu gối:

Cơ chế chấn thương:
- Bong gân do khớp gối bị dạng xoay ngồi và gấp: có thể thấy tổn

thương ở điểm góc sau trong (có khi làm bong rách cả sụn chêm trong), ở dây
chằng bên trong, ở dây chằng chéo trước và ở dây chằng chéo sau.
- Bong gân do cơ chế khớp gối khép xoay trong và gấp: có thể thấy các
tổn thương ở điểm góc sau ngoài, dây chằng bên ngoài, dây chằng chéo trước,
dây chằng chéo sau.
- Bong gân do cơ chế khớp duỗi quá mức sẽ thấy tổn thương dây chằng
chéo trước, dây chằng chéo sau.


Phân loại bong gân đầu gối:

- Cấp 1 (nhẹ): chấn thương trải dài dây chằng gây ra nước mắt nhỏ trong
dây chằng. Tuy nhiên nó khơng ảnh hưởng đến khả năng tổng thể của khớp
gối, khớp vững vàng, có điểm đau chói khi ấn vào dây chằng bị tổn thương,
khơng có tràn dịch khớp.
- Cấp 2 (trung bình): dây chằng bị rách một phần, có một số bất ổn nhẹ
của đầu gối trong khi đứng hoặc đi bộ.
- Cấp 3 (nặng): dây chằng rách hoàn toàn, đầu gối khơng ổn định.

h. Phịng chống bong gân.
- Hãy cẩn thận hơn trong công việc hàng ngày hay lúc hoạt động thể lực
sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bong gân.
Page 11


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Với những người ham thể dục, thể thao nên mang các thiết bị bảo vệ cổ

tay, chân, đầu gối... và áp dụng các loại men kháng viêm như papain,
bromalin có trong đu đủ, chanh… thường xuyên trong chế độ dinh
dưỡng hàng ngày để:
 Tăng cường sức chịu đựng và tính dẻo dai của gân cơ trước áp lực cơ
học của cử động thái quá.
 Bảo vệ mặt khớp và dây gân trước độc chất oxy hóa sản sinh trong q
trình tập luyện cũng như thi đấu.
 Giảm thiểu triệu chứng sưng đau, phù nề, cứng khớp trong giai đoạn bị
chấn thương.
 Cộng hưởng với các loại thuốc giảm đau cũng như hỗ trợ tác dụng của
vật lý trị liệu trong quá trình điều trị.
 Cải thiện chức năng vận động của khớp và gia tốc tiến trình hồi phục
sau khi chấn thương.
 Uống sinh tố nhiều lần trong ngày, nếu pha với nước khoáng càng tốt sẽ
giúp bảo vệ khớp gối.
- Tránh tập luyện hoặc chơi thể thao khi đang mệt hoặc bị đau.
- Ăn chế độ ăn uống cân bằng để giữ cơ chắc khỏe.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Cố gắng tránh bị té ngã (ví dụ như rải cát hoặc muối lên chỗ đóng băng
ở những bậc cầu thang trước nhà hoặc vỉa hè).
- Đi giày vừa vặn.
- Mua giày mới nếu gót giày mịn một bên.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Chuẩn bị tình trạng thể chất thích hợp để chơi thể thao.
- Khởi động và co duỗi trước khi chơi thể thao.
- Mặc thiết bị bảo hộ khi chơi.
- Chạy trên các bề mặt bằng phẳng.
2. Trật khớp.
a. Khái niệm.


Page 12


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Trật khớp là một dạng chấn thương khớp trong đó đầu xương bị trật khỏi vị trí
bình thường của nó. Chấn thương gây biến dạng và mất khả năng vận động
tạm thời của khớp và có thể dẫn đến đau đột ngột dữ dội.

b. Nguyên nhân.
- Do chấn thương (trong thể thao, sinh hoạt hằng ngày, va đập mạnh vào
khớp trong tai nạn giao thông...)
- Do bẩm sinh.
- Do bệnh lý.
c. Triệu chứng, biểu hiện.
- Dấu hiệu: Khớp bị trật có thể bị biến dạng hoặc nhơ ra ngồi, sưng nề
hoặc bầm tím, đau nhiều, khơng cử động được, cảm giác kiến bị hoặc tê bì ở
gần nơi tổn thương – ở bàn chân trong trường hợp trật khớp gối hoặc ở bàn
tay trong trường hợp trật khớp khuỷu.
- Triệu chứng cơ năng:
 Đau: Sau tai nạn bệnh nhân đau nhiều nhưng giảm đau nhanh khi được
bất động tốt.
 Giảm hoặc mất vận động của khớp.
- Triệu chứng toàn thân:
 Những trật khớp nhỏ: Khơng ảnh hưởng tồn thân của bệnh nhân.
 Những trật khớp lớn (khớp háng): Có thể gây sốc chấn thương.
Page 13



Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Triệu chứng thực thể: Thăm khám một cách trình tự: nhìn, sờ, đo.
 Nhìn:
 Xem có vết thương, dịch khớp chảy ra khơng?
 Nhìn màu sắc da trên vùng khớp.
 Một số hình ảnh trật khớp điển hình như: Vai vng trong trật khớp vai,
dấu hiệu nhát rìu trong trật khớp khuỷu.
 Sờ:
 Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp,
dễ phát hiện ở những khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện
ở các khớp lờn như khớp háng.
 Sờ thấy chỏm ở vị trí bất thường (chỗ gồ bất thường): Sờ thấy chỏm
xương cánh tay ở rãnh Delta -ngực trong trật khớp vai, đầu dưới xương cánh
tay ghồ lên ở phía trước khuỷu trong trật khớp khuỷu.
 Cử động đàn hồi (dấu hiệu lò xo): Kéo chi ra khỏi vị trí trật khớp, rồi
thả chi ra, chi sẽ về tư thế ban đầu( dấu hiệu Berger trong trật khớp bả vai).


Thấy điểm đau, sưng nề vùng khớp.

 Đo chi: Thấy biến dạng toàn chi.
 Lệch trục.
 Chi ngắn.
 Mất biên độ vận động bình thường của khớp.
- Những vị trí trật khớp thường gặp:



Khớp xương hàm dưới: biểu hiện xương hàm dưới bị trẹo qua một bên.



Khớp xương cổ: biểu hiện trẹo chỗ khớp xương trụ cổ và xương đầu.



Xương sống: biều hiện cụp, trẹo đốt xương sống.

Xương vai: biểu hiện trật khớp chỗ hai khớp xương đai vai và xương
cánh tay.




Xương cánh tay: biều hiện xương hoằng cốt cánh tay và vai bị trật ra.



Đốt xương ngón tay: biều hiện trật giữa các đốt xương.



Xương bàn tọa: biểu hiện trật ở khớp xương đùi và đai hông.
Page 14


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029



Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Đầu gối: biều hiện xương bánh chè đầu gối bị lật lại hay trật ra.

Mắt cá: biều hiện chỗ khớp xương ống chân và bàn chân trẹo ra ngoài.
d.

Phân loại trật khớp.



Theo thời gian: Có 3 loại:

Trật khớp cấp cứu: bệnh nhân đến khám trong vòng 48 giờ sau
khi bị tai nạn.


Trật khớp đến sớm: bệnh nhân đến khám trong vòng 3 tuần sau
khi bị tai nạn.


Trật khớp đến muộn (còn gọi là trật khớp cũ): bệnh nhân đến
khám sau 3 tuần.




Theo giải phẫu và X quang: Có 3 loại:




Trật khớp hoàn toàn: các mặt khớp di lệch hoàn toàn.



Bán trật: các mặt khớp di lệch khơng hồn tồn.



Gãy trật: trật khớp kèm gãy xương mặt khớp.



Theo mức độ tái phát: Có 3 loại:



Trật khớp lần đầu.



Trật khớp tái diễn: khớp bị trật từ lần thứ hai trở lên.

Trật khớp thường trực: khớp bị trật ra rồi tự nắn vào thường
xuyên khi vận động.





Theo thể lâm sàng: Có 4 loại:



Trật khớp kín.



Trật khớp hở: trật khớp kèm vết thương thấu khớp.



Trật khớp kèm biến chứng thần kinh mạch máu.


Trật khớp khóa (trật khớp kẹt): trật khớp kèm gãy xương mặt
khớp, mảnh xương gãy lọt vào khớp gây kẹt không nắn được.
e.

Sai lầm khi điều trị trật khớp.

- Chủ quan khi bị trật khớp.
- Nhiều người cho rằng đó chỉ là vấn đề của xương khớp và sẽ dần lành
nếu khớp vẫn nằm đúng vị trí hoặc đã được nắn chỉnh như cũ. Thực tế, có
Page 15


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029


Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

những bộ phận khác xung quanh khớp vẫn phải gánh những tổn thương vơ
hình. “Khớp cứng và vững là nhờ được giữ bởi dây chằng, chêm bởi sụn. Vì
thế, trật khớp có thể gây tổn thương lên dây chằng như dãn, đứt, rách sụn
chêm… khiến khớp trở nên lỏng lẻo” - bác sĩ (BS) Vương Hữu Định, Trưởng
Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện (BV) Đa khoa Vạn Hạnh, cho biết.
- Tự ý bó các loại thuốc dân gian khơng rõ nguồn gốc. Việc làm này sẽ
khiến vi khuẩn dễ xâm nhập qua da, lỗ chân lông, dẫn đến viêm. Khớp lúc
này đang bị tổn thương, xuất huyết nên cũng là môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển. Nếu lựa chọn đơng y, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện,
thầy thuốc có uy tín, có chun mơn chứ đừng “tự làm bác sỹ”.
f.

Cách xử trí khi bị trật khớp.

Nguyên tắc: Chữa trật khớp có nhiều cách khác nhau nhưng
khơng ngồi ngun tắc :“Trật qua bên trái thì kéo về bên phải, trật vào trong
thì kéo ra ngồi và ngược lại” để đưa được khớp trật ra liền lại, ăn khớp với
nhau nguyên trạng thì bệnh nhân sẽ hết đau ngay.


Phương pháp sơ cứu: Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có
thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến
cơ sở y tế. Sơ cứu như sau:


- Cố định khớp: Giúp nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương, dùng
vải, chun, nẹp…cố định vùng bị đau. Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử
động vẫn chưa ổn, bạn phải cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó.

Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang
bị tổn thương. Ví dụ, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải
hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu
tay đang bị đau.
- Chườm lạnh: Giảm sưng, phù nề, dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da
vùng khớp đang bị sưng, đau hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Ngay sau
chấn thương cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để
làm dịu và giảm sưng. Sau đó, dùng băng cuộn hay vải cố định khớp bị trật lại
rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần nhất để kiểm tra.
- Hạn chế di chuyển, cử động: Việc đầu tiên cần làm khi bị trật khớp là
không nên di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai.
Nhiều người khơng hiểu điều đó nên ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố
cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. tuy nhiên, điều này
có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu
ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

Page 16


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện: Kiểm tra và điều trị triệt để, tránh các
biến chứng…Thông thường, trật khớp được chúng ta coi là bệnh khơng nguy
hiểm, nếu nó khơng quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn thì
hẳn là chẳng ai đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này.
Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định
khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sỹ kiểm tra và
điều trị.

- Chăm sóc vết thương sau khi điều trị:
Sau khi đã được các bác sỹ giải quyết êm thấm vấn đề trật khớp, một
trong những vấn đề khơng kém phần quan trọng tiếp theo chính là việc chăm
sóc vết thương sau khi bị trật khớp này. Bạn nên làm những việc như sau:

Xoa và uống thuốc bổ trợ khớp đều đặn theo chỉ dẫn. Không
dùng những loại thuốc lạ nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngay sau khi vừa tháo băng hoặc mới hồi phục, bạn khơng nên
trở lại chơi bóng ngay, mà phải kiên trì ngừng chơi trong thời gian quy định
của bác sĩ. Vì khi đó các khớp mới lành lại và chân cịn yếu, nên có thể bị tái
phát trở lại nếu bạn bắt chúng đương đầu với những cú va chạm mạnh.

Đồng thời tránh tối đa các lực tác động mạnh lên khớp chân bằng
cách giảm hoạt động thường ngày, tránh đạp xe hoặc va chạm phải các đồ vật
trong nhà…

Nếu bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy lên thì cần đến gặp
bác sĩ để được khám lại và điều trị kịp thời.


Điều trị bằng thuốc dân gian:

- Bài thuốc dân gian: dùng tam thất thảo, giã nát thêm một lượng vừa
phải bột mỳ khuấy thành hồ, đắp vào chỗ bị trẹo trật khớp. Mỗi ngày thay 1
lần, làm trong 3 ngày liền.Trong thời gian điều trị, cần kết hợp xoa bóp, chủ
yếu xoa bóp huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải và thái khê nơi cổ chân đau.
Huyệt giải khê nằm giữa đường lằn ngang phía trước khớp cổ chân, giữa hai
khối gân cơ của ngón chân. Huyệt khâu khư ở chỗ lõm tự nhiên trước mắt cá
ngoài. Huyệt chiếu hải nằm ở dưới mắt cá trong 1 tấc. Huyệt thái khê nằm ở

lõm giữa mắt cá trong và gân gót chân, vị trí đầu mắt cá trong.
Phương pháp xoa bóp: ngồi bệt xuống sàn, chân khơng bị bệnh co gối lại
để ngang dưới đùi chân kia. Cẳng chân bị bệnh chống lên, ngón cái của tay
cùng phía ấn miết lên huyệt rồi thả tay ra, làm liên tục mỗi huyệt 14 lần. Cuối
cùng nắm xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 36 lần rồi xoay ngược
Page 17


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

chiều kim đồng hồ 36 lần. Hai tay xoa vào nhau cho nóng ấm rồi xoa bóp lên
khớp cổ chân bị bệnh. Làm liên tục trong 3 phút.
Chú ý: khi sai khớp không được dùng nước ấm ngâm chân mà phải sau
24 giờ mới có thể ngâm nước ấm kết hợp với xoa bóp để kích thích tuần hồn
máu.
g.Biến

chứng của trật khớp.

- Biến dạng khớp.
- Tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Không thể chơi các mơn thể thao,
đi đứng khó khăn…
- Ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu
bị tổn thương lại, có nguy có gây thối hóa khớp…
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
h.


Các loại trật khớp thường gặp.



Trật khớp vai:

- Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và
thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 - 60 % tổng số trật khớp.
- Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống
bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài.
- Trong trật khớp vai, dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ
chảo người ta chia trật khớp vai ra 4 kiểu: ra trước, ra sau, lên trên và xuống
dưới. Trong đo kiểu trật ra trước chiếm 95% trường hợp.
- Biểu hiện:
+ Nhìn hướng trước sau thấy dấu hiệu gù vai, vì cơ den-ta sụp đổ mỏm
vai tụt xuống như vng góc. Chỏm xương cánh tay khơng đỡ cơ delta nữa,
mỏm cùng vai đưa lên. Bờ ngoài phần trên cánh tay không thẳng mềm mại
mà bị gẫy thành góc mở ra ngồi do cánh tay dạng (dấu hiệu nhát rìu ). Cánh
tay dạng khoảng 30 đến 40 độ và xoay ra ngồi.
+ Có thể sờ được hõm khớp rỗng, sờ thấy chỏm xương cánh tay di lệch
ra trước lồi lên phía rãnh delta ngực khác hẳn so với bên lành.
+ Khám: Mất cơ năng cử động của khớp vai.

Page 18


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bình thường


Bài tập hết mơn bệnh thơng thường 2

Trật khớp vai

 Trật khớp khuỷu:
- Trật khớp khuỷu hay gặp đứng hàng thứ 2 sau trật khớp vai, chiếm 18 27% tổng số trật khớp. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ 5 - 76 tuổi) . Tỉ lệ nam/
nữ là 1/2. Điển hình là trật khớp khuỷu ra sau( hay gặp nhất 90%).
- Cơ chế gây trật khớp: thường do ngã chống bàn tay xuống đất, khi
khuỷu duỗi làm đầu trên 2 xương cẳng tay bị trật ra sau so với đầu dưới
xương cánh tay.
- Biểu hiện: Khuỷu sưng to và sưng rất sớm (vì các dây chằng bị rách
gây tụ máu). Cẳng tay ở tư thế gấp 40 độ, hơi sấp trông cẳng tay như bị ngắn
đi. Cánh tay trông như dài ra. Động tác duỗi thì bình thường. Sờ được rõ 3
đầu xương: mỏm khuỷu nhô ra sau, đầu dưới xương cánh tay nhô ra trước,
đầu trên xương quay lồi ra sau và ra ngoài.

Page 19


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

i. Phịng chống trật khớp.
- Chọn lựa các mơn thể thao phù hợp với sức khỏe: đi bộ, bơi lội, đánh
cầu lông...
- Tránh lao động, chơi thể thao quá sức.
- Nếu bạn thích chơi các mơn thể thao mạnh, có sự va chạm, nguy hiểm
cho xương khớp, bạn nên trang bị bảo vệ cho các khớp xương dễ gặp nạn.
- Nhắc nhở trẻ em khi chơi đùa, chạy nhảy.

- Khi đã bị trật khớp một lần bạn cần hết sức lưu ý vì khớp rất dễ bị trật
lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên chọn những môn thể thao như: đi bộ, đi xe
đạp, bơi lội, và vận động nhẹ vì nó tốt cho các khớp xương của bạn hơn.
3. Phân biệt sự khác nhau giữa bong gân, trật khớp.
- Nếu chỉ bị bong gân tuy bị đau đớn nhưng vẫn có thể vận động được
nhè nhẹ. Ví dụ bong gân khớp vai thì cánh tay vẫn có thể dơ lên cao hoặc
sang ngang được.
- Nếu bị trật khớp hoặc gãy đầu xương thì khơng thể vận động như trên
được. Mặt khác, nếu là trật khớp thì chiều dài khu vực trật khớp như cột sống
hoặc chân tay… bị ngắn hơn bình thường. Nếu là tay hoặc chân thì có thể so
với bên không bị chấn thương.

Page 20


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029
III.

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

Tư vấn cộng đồng về bong gân, trật khớp.

- Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày
nếu khơng sơ cứu, chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng về sau.
- Sau khi bị chấn thương nên chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút
lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng. Kế tiếp, dùng băng cuộn hay
vải ép khớp bị bong gân lại rồi đưa người bị thương đến trạm y tế gần
nhất để kiểm tra.
- Nên nghỉ ngơi, không cử động nhiều nơi bị tổn thương.
- Khi bị bong gân, sơ cứu cần ghi nhớ phương pháp hạt gạo R.I.C.E

( nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chi bị bong gân).
- Khi bị trật khớp, cách sơ cứu kịp thời mà người bệnh cần biết là:
chườm lạnh, hạn chế đi lại, cố định khớp bằng chun, nẹp … đặc biệt,
không được tự ý giật khớp trở lại vị trí ban đầu mà cần nhờ bạn bè,
người thân đưa đến bệnh viện. Qua đó, các bác sỹ sẽ có những giải
pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào tình hình thực tế của người bệnh.
- Khi bị bong gân, trật khớp không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc
đắp, thuốc lá của các thầy lang...mà khơng có sự hướng dẫn của bác sỹ.

Page 21


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ ĐỀ A
1.

/>
2.

/>
3.

/>
4.

/>
5.


/>
6.

/>
7.

/>
Video:
1.

/>
2.

/>
3.

/>
4.

/>
5.

/>
Page 22


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2


B. Trong thời gian đi thực địa, bạn và một bạn cùng nhóm đang ở tại
trạm y tế xã (khơng có thêm người nào nữa) thì được người dân địa
phương báo qua điện thoại: cách trạm y tế khoảng 200m, có một
người chết đuối – xin cấp cứu. Bạn hãy xử trí tình huống trên.

CÁCH XỬ TRÍ
Trạm y tế lúc này chỉ có em và một người bạn của em, các cán bộ y tế đều
bận công việc riêng nên không thể có mặt tại trạm ngay được. Khi nghe thơng
báo cách trạm 200m có một người chết đuối, xin cấp cứu em và bạn em sẽ cố
gắng bình tĩnh xử trí để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Vì lúc này trạm khơng có ai mà chúng em cũng khơng thể bỏ trạm mà đi được
nên chắc chắn phải có một người ở lại. Nhưng nếu nghe thông báo xong mà
chỉ có một người đi ln đến hiện trường thì cũng sẽ khơng kịp cấp cứu cho
nạn nhân, vì khi đuối nước nạn nhân cần được cấp cứu ngay và nhanh trong 4
– 5 phút đầu nếu khơng nạn nhân có nguy cơ chết não do thiếu oxi dẫn tới tử
vong ( trạm cách hiện trường 200m). Mà nếu chỉ có một người đi thì người
cịn lại ở lại trạm cũng rất lo lắng khơng biết tình hình tại hiện trường như thế
nào. Do đó, em quyết định sau khi nhận thông báo xong chúng em sẽ vẫn ở lại
trạm, yêu cầu người thơng báo bật loa ngồi điện thoại lên để mọi người xung
quanh cùng nắm bắt được thông tin để tiến hành cấp cứu nạn nhân cho kịp
thời. Em sẽ trực điện thoại ở trạm y tế để hỗ trợ các bước cấp cứu cho người
cứu nạn thực hiện còn bạn em sẽ đi gọi cứu trợ từ bệnh viện huyện.
I.
Phân tích tình hình hiện trường.
Khi nhận được thơng báo em sẽ hỏi ngay:
- Nạn nhân là trẻ em hay người lớn?
+ Nếu nạn nhân là trẻ em thì phải tiến hành hơ hấp trước sau đó mới
gọi cấp cứu sau.
+ Nếu nạn nhân là người lớn thì ta phải gọi cấp cứu trước sau đó mới

tiến hành hơ hấp sau.
- Xung quanh có nhiều người dân hay khơng?
Nếu có nhiều người dân đang vây quanh nạn nhân thì yêu cầu mọi
người đứng xa nạn nhân để tạo không gian thoáng đãng, cung cấp đủ
oxi cho nạn nhân.
- Đã gọi cấp cứu chưa?
- Nạn nhân đã được vớt lên bờ chưa?
+ Nếu nạn nhân chưa được vớt lên bờ thì yêu cầu người gọi tìm trợ
giúp từ những người xung quanh hỏi xem có ai biết bơi khơng để nhảy
xuống vớt lên nếu khơng thì tìm ngay que dài, cành cây hoặc bất cứ thì
gì khi ném xuống mà nạn nhân có thể nắm được để kéo lên bờ (ln
ghi nhớ đảm bảo an tồn cho người cứu hộ tránh để mình thành nạn
nhân tiếp theo).
Page 23


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

+ Nếu nạn nhân đã được vớt lên bờ rồi thì yêu cầu nhanh đặt nạn nhân
ở trên nền phẳng, cứng, thống khí.
- Địa điểm chính xác nơi xảy ra đuối nước để trong khi em hướng dẫn
người dân cách sơ sứu đuối nước thì bạn em sẽ gọi cấp cứu từ bệnh
viện huyện xuống (vì hiện tại trạm y tế khơng có cán bộ nào nên phải
gọi y tế tuyến huyện xuống cấp cứu).
II.
Thực hiện sơ, cấp cứu cho nạn nhân.
Lúc này nạn nhân đang ở trên bờ, đặt trên nền phẳng, cứng, thống khí.
u cầu người cứu hộ thực hiện nhanh và đúng theo hướng dẫn.

1. Khai thông đường thở cho nạn nhân.

- Nới rộng quần áo cho nạn nhân (nếu có thể).
- Quỳ ngang ngực nạn nhân.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, một tay vòng dưới cổ nâng nhẹ lên tay kia đè
lên trán nạn nhân sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa.
- Kiểm tra xem trong miệng nạn nhân có dị vật (rong rêu, đất cát, đờm
dãi...) hay khơng?
+ Nếu có thì người cứu hộ cố gắng lấy dị vật ra khỏi miệng nạn nhân
nhưng không cố cho tay vào móc vì có thể làm dị vật thụt sâu vào trong
càng làm cho nạn nhân khó thở.
+ Có thể loại bỏ dị vật bằng cách vỗ mạnh vào vùng xương, luân phiên
vỗ vai và ấn bụng cho đến khi vật gây nghẽn ra ngồi, móc sạch đờm
dãi cho nạn nhân.
Lưu ý: Với người lớn thì nói với người cứu hộ dùng hai tay ấn bụng
nạn nhân, cịn nếu nạn nhân là trẻ em thì chỉ dùng một tay ấn bụng.
Khi cấp cứu người chết đuối không nên quá mất thời gian vào việc lấy
nước ra khỏi phổi nạn nhân.
Page 24


Nguyễn Thị Ánh_K12B_1313000029

Bài tập hết môn bệnh thông thường 2

2. Hô hấp nhân tạo.
a. Thổi ngạt.
Trong trường hợp đuối nước ta sẽ thực hiện thổi ngạt miệng mũi.
- Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ tối đa trên một mặt phẳng rắn chắc
- Một tay giữ đầu nạn nhân ngửa hẳn ra phía sau, tay kia đỡ dưới cằm

đẩy lên để nạn nhân ngậm kín mơi vào.
- Người cứu hộ hít thật sâu rồi ngậm mơi kín quanh mũi nạn nhân, thổi
mạnh từ từ cho tới khi ngực nạn nhân căng lên. Thổi liên tục như vậy 4
lần.

b. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn.
- Sau khi thổi ngạt liên tiếp 4 lần như vậy thì bỏ miệng của người cứu hộ
ra khỏi mũi nạn nhân, kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở được chưa.

- Nếu nạn nhân chưa tự thở được thì kiểm tra lại tư thế và tiếp tục thổi
ngạt (em sẽ đếm nhịp cho người cứu hộ thực hiện) với tần số phụ thuộc
vào đối tượng nhất định:
+ 10-12 lần/phút đối với trẻ lớn và người lớn.
+ 20 lần/ phút đối với trẻ từ 1-8 tuổi.
- Thổi ngạt theo chu kì cứ 4 lần thổi ngạt liên tiếp thì dừng lại kiểm tra
nhịp thở, nhịp tim của nạn nhân. Làm như vậy cho tới khi nạn nhân tự
thở lại tốt được.

Page 25


×