Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Hiện tượng hầu đồng của cán bộ công chức ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 57 trang )

MUC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài :..............................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:.................................................4
3.Mục tiêu nghiên cứu :.........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................4
5. Đóng góp của đề tài:..........................................................................................5
6. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH............................................................6
1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế của huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định..............................................................................................................6
1.1.1.Lịch sử ra đời huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.............................................6
1.1.2.Đặc điểm địa lý, dân cư................................................................................7
1.1.3.Đặc điểm về kinh tế huyện Hải Hậu.............................................................8
1.2. Đặc điểm về văn hóa và phong tục tập quán của huyện Hải Hậu................10
1.2.1.Các sinh hoạt văn hóa ................................................................................10
1.2.2. Phong tục tập quán của huyện Hải Hậu.....................................................11
Chương 2:THỰC TRẠNG HẦU ĐỒNG TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN
BỘ CÔNG CHỨC Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH.....................14
2.1.Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng.................................14
2.1.1.Hệ thống thần linh trong Tam Phủ - Tứ Phủ...............................................15
2.1.2. Thần tích các vị thánh trong các giá đồng................................................18
2.1.3. Tín ngưỡng hầu đồng.................................................................................18
2.2. Thực trạng hầu đồng trong cán bộ công chức..............................................25
2.2.1.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hầu đồng trong cán bộ công chức.........25
2.2.2. Không gian và thời gian diễn ra hầu đồng.................................................27
2.2.3. Lễ vật được dâng cúng trong các giá hầu của cán bộ công chức..............27

1



2.2.4. Đối tượng đến xem hầu đồng công chức ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.......................................................................................................................8
2.3. Một số đánh giá về hiện tượng Hầu Đồng trong một bộ phận cán bộ .........29
2.3.1. Mặt tích cực:..............................................................................................29
2.3.2. Mặt tiêu cực...............................................................................................30
2.4. Sự khác biệt giữa hầu đồng trong cán bộ công chức với các đối tượng
khác trong xã hội.................................................................................................33
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ BIỂU HIỆN
TIÊU CỰC CỦA HẦU ĐỒNG TRONG CÁN BỘ CÔNG CHỨC HIỆN
NAY.....................................................................................................................36
3.1. Những quan điểm chung của Đảng về việc tự do tín ngưỡng tơn giáo........36
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị tích cực và hạn chế những
tiêu cực trong sinh hoạt tín ngưỡng hầu đồng của cán bộ cơng chức hiện nay.
39
3.2.1.Tuyên truyền về nội dung và giá trị của nghi lễ hầu đồng cho quần
chúng nhân dân đặc biệt là trong bộ phận cán bộ Đảng viên, công chức...........39
3.2.2.Hạn chế những mặt tiêu cực của sinh hoạt hầu đồng trong bộ phân cán
bộ công chức........................................................................................................40
3.2.3. Đổi mới trong cách quản lý các hoạt động trong Đền, Phủ tại địa bàn
huyện Hải Hậu.....................................................................................................42
3.3. Những đề xuất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng hầu
đồng tại huyện Hải Hậu hiện nay.........................................................................45
3.3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sinh
hoạt tín ngưỡng hầu đồng....................................................................................45
3.3.2. Cần phải có những quy định rõ ràng đối với những thanh đồng tại các
cửa Đền, Điện, Phủ..............................................................................................46
KẾT LUẬN........................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................50
PHỤ LỤC...........................................................................................................51

2


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Hải Hậu – mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, là mảnh đất địa linh
nhân kiệt, nơi vẫn cịn gìn giữ được những văn hóa tâm linh trong đó có sinh
hoạt Hầu đồng – nét đặc trưng của Nam Định. Không biết từ bao giờ mà tín
ngưỡng Hầu đồng đã đi sâu vào trong đời sống của người dân nơi đây, nó như
là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong sinh hoạt của người dân
Hải Hậu.
Người xưa có câu : “ Phú q sinh lễ nghĩa”, câu nói này quả khơng
sai, trong khi xã hội phát triển thì đời sống con người cũng được nâng lên, địi
hỏi nhiều hơn, khi đó con người có nhiều nhu cầu hơn, đặc biệt là nhu tâm về
tâm linh. Đối tượng hướng đến nhiều nhất trong xã hội đó chính là những gia
đình cơng chức, quan chức nhà nước thì nhu cầu này đóng vai trị rất quan
trọng trong đời sống của họ. Hiện tượng được chú ý nhiều nhất hiện nay đó
chính là hiện tượng một bộ phận cán bộ công chức, Đảng viên, quan chức nhà
nước hầu đồng , đây không phải là một hiện tượng xấu nếu thanh đồng không
lạm dụng việc lên đồng với mục đích xấu, làm mất đi thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Hầu đồng nói riêng đã phản ánh rõ
nét đặc trưng của văn hóa dân gian, thấm đượm đạo lý “ Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bên cạnh việc duy trì giá trị văn hóa của nghi lễ Hầu đồng thì nghi lễ
này đang bị biến dạng theo hướng “ Thương mai hóa” do sự tác động của nền
kinh tế thị trường. Các chính sách của Đảng và nhà nước đối với hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo, nhất là việc khơi phục các sinh hoạt văn hóa tâm linh cũng
là cơ hội cho những cá nhân, tổ chức lợi dụng trở thành hoạt động tuyên
truyền mê tín dị đoan gây lãng phí tốn kém tiền của, cản trở sự phát triển của

nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và Nhà nước
ta đang tiến hành.
3


Vì vây, nhận thức đúng đắn về nghi lễ Hầu đồng là vấn đề lý luận và
thực tiễn nhằm đóng góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng,
hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, bản sắc của địa
phương, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động: Toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa do Đảng và Nhà nước ta phát động.
Đã có một số tác giả tìm hiểu về tín ngưỡng hầu đồng ở Việt Nam,
nhưng chưa có tác giả nào khai thác về khía cạnh này, những đề tài trước tìm
hiểu về hầu đồng ở Việt Nam nhưng chưa thực sự sâu sắc. Hơn nữa là sinh
viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa, là người cán bộ Quản lý Văn hóa trong
tương lai tơi nhận thức rõ được điều này.
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiện tượng hầu đồng
của cán bộ công chức ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng hầu đồng của một bộ phận cán bộ
công chức tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
+ Về thời gian: từ năm 2012 đến đầu năm 2014
3.Mục tiêu nghiên cứu :
- Lý giải hiện tượng hầu đồng trong bộ phận cán bộ công chức tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Hiểu rõ hơn về thực trạng hầu đồng trong cán bộ cơng chức hiện nay.
- Đánh giá mặt tích cực, tiêu cực của hiện tượng Hầu đồng trong cán bộ
công chức tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra những giải pháp

để giữ gìn nét đẹp của tín ngưỡng Hầu đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

4


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa những nghiên cứu của người
đi trước; các nguồn tư liệu để tham khảo là tạp chí và báo cáo khoa học trong
ngành: tạp chí văn hóa, văn kiện của các cơ quan nhà nước, các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm tìm hiểu về tín ngưỡng Hầu đồng của người Việt và
giá trị mà nó đem lại.
- Phương pháp giải mã biểu tượng.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn những người làm công tác quản lý
các Đền Phủ, Điện, các ông đồng, bà đồng.
- Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp: từ những nguồn tư
liệu đã tìm hiểu được bằng các phương pháp luận, cần phân tích và tổng hợp
lại để có một bài nghiên cứu hồn thiện nhất.
- Phương pháp tham dự quan sát.
5. Đóng góp của đề tài:
- Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này khi tìm hiểu tín
ngưỡng Hầu đồng của người Việt
- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của Tín ngưỡng như: giá trị
tâm linh, giá trị lịch sử, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật……..
- Nâng cao công tác bảo tồn, đề xuất giải pháp để bảo tồn tín ngưỡng
linh thiêng này một cách hiệu quả.
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết Luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về kinh tế, văn hóa của huyện Hải Hậu, tỉnh

Nam Định.
Chương 2: Thực trạng Hầu đồng trong cán bộ công chức tại huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định hiện nay.
Chương 3: Giải pháp và đề xuất nhằm hạn chế biểu hiện tiêu cực
của hầu đồng trong cán bộ công chức tại huyện Hải Hậu hiện nay.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA HUYỆN HẢI
HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH.
5


1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế của huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định.
1.1.1.Lịch sử ra đời huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ở phía Đơng - Nam đồng bằng Bắc Bộ,
dun hải châu thổ sông Hồng. Vào thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần,
nơi đây còn là biển cả. Năm 1470 Lê Thánh Tông đặt niên hiệu là Hồng Đức,
ông đã chiếu chỉ thúc đẩy việc phát triển nơng nghiệp. Triều đình cử các quan
xuống xem xét ruộng nương trong hạt của mình. Các phủ, huyện ở Sơn Nam
phải đắp đê, đào sông.
Tháng Giêng (Âm lịch) năm 1473 vua thân đi cày tịch điền và đốc thúc
các quan đi theo cùng cày. Sắc chỉ cho các qun trong nước chăm lo việc sản
xuất nông nghiệp. Tháng 6 (Âm lịch) 1486 (Bính Ngọ, Hồng Đức thứ 17)
triều đình ra lệnh cho các phủ, huyện, xã: “ Nơi nào có ruộng đất bỏ hoang ở
bờ biển mà người ít ruộng tình nguyện bồi đắp để khai khẩn nộp thuế thì phủ,
huyện xét thực cấp cho làm” [9; tr 78]
Chính thức từ đây, cụ Trần Vu cùng các cụ Vũ Chi, Hồng Gia, Phạm
Cập (Tứ Tổ) đẩy mạnh cơng cuộc khai khẩn bãi bồi Lạch Lác, dần dần đất
đai được san lấp và mở rộng, dân cư kéo đến ngày một đông. Tứ tổ cùng nhân
dân mở trường dạy học, đắp đê ngăn lũ, ngăn nước mặn, đất cao thì san xuống

bãi đất trũng, thau chua rửa mặn cho đồng ruộng.
Nối tiếp Tứ tính là Cửu tộc : Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ,
Trần, Vũ phái khác lần lượt cùng về mở đất.
Vùng đất mới ven biển huyện Chân Ninh và Giao Thủy khẩn khoang
ngày càng vươn xa ra biển. Nhận thấy đây là một vùng đất rộng, địa bàn trọng
yếu, cửa ngõ của đồn g bằng Bắc Bộ, ngày 27/12/1888, kinh lược Bắc Kỳ
quyết định thành lập huyện Hải Hậu (Nam Định). Địa bàn huyện Hải Hậu bao
gồm: Tổng Quần Phương (1887 Đinh Hợi, Đồng Khánh thứ hai vì kiêng miếu
hiệu Tự Đức là Dực Anh sau đổi thành tổng Quần Phương); Tổng Ninh Nhất
(của huyện Chân Ninh); 7 xã Kiên Trung, Hà Lạn, Hà Quang, Trà Trung, Trà
6


Hạ, Lạc Nam (của huyện Giao Thủy) lập thành tổng Kiên Trung và lập tổng
Tân Khai bao gồm vùng đất Đỗ Phát dinh điền thành 4 lý: Văn Lý, Tang Điền,
Hịa Định, Kiên Chính và bao gồm tất cả các thành phần thuộc các tổng này
chạy dài ra biển.
Huyện Hải Hậu trực thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Quyết
định này đã được Tổng Trú Sứ Trung – Bắc Kỳ chuẩn y bằng Nghị định ngày
17/12/1888.
Huyện lỵ xây dựng theo kiến trúc có thành lũy bọc hình vng, mỗi
chiều dài 30 trượng. Bên trong có 3 đồn trú độc lập. Cơng trình khởi cơng từ
cuối năm 1888 đến đầu hạ 1889 xây dựng xong. Đỗ Tông Phát làm tri huyện
đầu tiên.
Huyện Hải Hậu ra đời là tất yếu lịch sử, phản ánh thành quả của công
cuộc khẩn hoang lấn biển vô cùng gian khổ, đánh dấu sự trưởng thành lớn
mạnh tỏng suốt quá trình hơn 400 năm mở đất. Tuy nhiên với thời điểm thực
dân Pháp bắt đầu áp đặt chế độ “ bảo hộ” nước ta, phong kiến câu kết với thực
dân Pháp làm tay sai cho chúng, lại càng ra sức áp bức, bóc lột nhân dân,
nhưng với truyền thống đấu tranh mở đất và giữ đất kiên cường, nhân dân Hải

Hậu tiếp tục lấn biển mở rộng bờ cõi, xây dựng Hải Hậu trở thành huyện lớn
của tỉnh Nam Định
1.1.2.Đặc điểm địa lý, dân cư
* Vị trí địa lý:
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định. Tọa độ địa lý khoảng từ
20,00 đến 25,15 vĩ độ Bắc, và 106,21 kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp huyện
Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với
huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam,
phía Nam là biển Đơng – điểm cực Nam là mũi Gót Chàng.
Hải Hậu nối với tỉnh lỵ Nam Định bằng quốc lộ 21đi qua 3 thị trấn là
Yên Định, Cồn và Thịnh Long. Hải Hậu có đường 56 (đê Hồng Đức) đi về
phía Đơng sang Giao Thủy, phía Tây sang Ngĩa Hưng.
7


Diện tích huyện Hải Hậu là 226km2, huyện có 5 xã ven biển, đường
bờ biển dài 32km và 30km đê sông.
* Dân cư:
Dân số của huyện năm 2008 là 294.216 người, được phân bổ ở 3 thị trấn và
32 xã. Mật độ trung bình 1.301 người/km2. Trong đó đồng bào theo đạo công
giáo chiếm trên 40%.
1.1.3.Đặc điểm về kinh tế huyện Hải Hậu
* Nền kinh tế nông nghiệp
Hải Hậu được biết đến là mảnh đất màu mỡ,thuần nông. Với hệ thống
sơng ngịi chằng chịt thuận lợi cho nơng nghiệp trồng lúa nước, trồng cây ăn
quả và một số loại cây khác. Cả hải Hậu 4 mùa xanh tươi, cây xen cây, vụ nối
vụ. Mùa nào cũng có thu nhập, tháng nào cũng có việc làm.
Thu nhập chủ yếu của người dân Hải Hậu là từ nghề nông, thiên nhiên
ban tặng cho Hải Hậu một vùng đất làm nên thương hiệu của gạo tám Hải
Hậu. Nay đã có thương hiệu xuất khẩu ra trong nước và ngồi nước.

Có trên 80% là đất trồng lúa. Người dân Hải Hậu cần cù chịu khó, năm ngồi
hai vụ mùa và vụ chiêm người nơng dân cịn tích cực trồng màu, cây ăn quả,
cây cơng nghiệp và cây thuốc.
Ngồi ra người dân nơi đây cịn chăn nuôi gia súc gai cầm để lấy sức
kéo cày, sinh sản và ăn thịt như trâu, bị,ngồi ra cịn có gà và vịt..Tỷ trọng
chăn ni so với ngành trồng trọt năm 1965 = 35,7%; năm 1985 = 27,8%,
năm 2005 = 56,8%. Năm 2008 đã có 750 con lợn lái ngoại thuần chủng giống
Đại Bạch, xuất chuồng 18.000 con lợn giống, lương công nhân đạt 1,5 đến 2
triệu đồng/ tháng. Doanh thu đạt 3 tỷ đồng, hoàn thành nộp ngân sách nhà
nước.
Là một huyện ven biển nên ngư dân Hải Hậu tận dụng tốt lợi thế này để đánh
cá, thủy hải sản;chế biến và nuôi thủy hải sản và làm muối. Diện tích muối
năm 1960 đạt : 557 ha; năm 1985 đạt : 612 ha. Năm 200 đạt xuất khẩu 116 tấn
tôm bằng 11% sản lượng tôm xuất khẩu của cả tỉnh Nam Định.
8


*Nền kinh tế công nghiệp
Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, người dân Hải Hậu
phát huy nền kinh tế cơng nghiệp trong đó đáng chú ý là thủ công nghiệp
truyền thống.
Nghề dệt: Tơ lụa Quần Anh đã đi vào câu ca dao:
“ Khách về khách vẫn hỏi thăm
Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương”
Đất Quần Anh xưa trồng hàng trăm ha bông. Dưới đôi tay khéo léo của
người phụ nữ Quần Anh những bông hoa được kéo thành những sợi vải mềm
mại và được dệt thành những tấm vải đẹp đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng trong vùng và khách hàng phương xa.
Nghề rèn: nghề rèn được đưa vào từ rất sớm ngay từ thời mở đất. Đặc
biệt người thợ rèn Quần Anh đã sáng tạo ra cái móng – một cơng cụ đào đất

đặc thù của người Hải Hậu trong nông nghiệp.
Nghề mộc : nghề mộc cũng phất triển ngay từ thời mở đất. Những
người thợ sáng tác ra những cơng trình có giá trị kiến trúc như các ngơi chùa,
đình, đền, Cầu Ngói. Những chiếc tủ kinh, tủ chè, sập gụ, sa lông tàu, tràng
kỷ… được các nghệ nhân trạm khảm rất tinh tế và ngày nay đã làm nên
thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh – Hải Hậu, giúp địa phương phát triển
kinh tế làng nghề vừa giữ gìn truyền thống ơng cha vừa tạo việc làm cho
người dân địa phương.
Ngoài ra người dân nơi đây còn làm nghề thợ nề, đan lát, cơ khí, khai thác
thủy hải sản, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực,
thưc phẩm.
Đặc biệt 2 năm trở lại đây khi công ty may sơng Hồng có cơ sở đặt tại địa
bàn xã Hải Phương – Hải Hậu đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao
động, ngồi ra cịn có cơng ty sản xuất gạch ngói Tuynen – Hải Quang, khu
cơng nghiệp đóng tàu Hợp Long – TT.Thịnh Long thu hút nhiều lao động với
nguồn thu nhập ổn định.
9


1.2. Đặc điểm về văn hóa và phong tục tập quán của huyện Hải Hậu.
1.2.1.Các sinh hoạt văn hóa
Lễ hội được chia thành lễ hội cổ xưa và lễ hội cách mạng.
Lễ hội cổ xưa: Ở Hải Hậu quanh năm, từ tháng Giêng đến tháng Chạp
khơng tháng nào khơng có lễ hội. Sau lễ đầu năm ở các gia đình là các lễ ở
đền, miếu, Thành hoàng làng, lễ tế ở đình làng, vào đám (vào hội) ở các đền,
chùa….
Có thể kể đến các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội truyền thống Chùa Lương – Hải
Anh (14,15/3 âm lịch), Đền Bảo Ninh – Hải Phương (11,12/3 âm lịch), Chùa
Xã Hạ - Hải Bắc (21,22/2 âm lịch)……………
Nghi thức lễ hội cơ bản dựa theo nghi thức cổ truyền, có lược giản cho

phù hợp với quy chế nếp sống văn hóa mới. Trong các lễ hội, ngồi phần
rước lễ, cịn tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, phổ biến nhất là
hội hát chèo, múa sư tử, chơi tổ tôm điếm, vật, chọi gà, leo cầu ngô, bịt mắt
bắt vịt….
Những phong tục tập quán tốt đẹp mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt
của con người Hải Hậu, xã Quần Anh Thượng đã được triều đình nhà Nguyễn
ban khen bốn chữ “ Thiện Tục Khả Phong” (Tự Đức 20, Đinh Mão, 1867), xã
Quần Anh Trung được khen tặng bốn chữ “ Mỹ Tục Khả Phong” (Tự Đức 15,
1862) hiện được treo tai khu di tích Chùa Lương – Hải Anh và chùa Trung –
Hải Trung. Đây chính là nền tảng để Hải Hậu sau này thành một vùng q văn
hóa; một điển hình văn hóa tồn quốc liên tục từ năm 1978.
Lễ hội cách mạng: Từ khi miền Bắc được giải phóng (1954),vào các
ngày lễ lớn của dân tộc các hoạt động văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng
được quan tâm tổ chức với mục đích nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân. Đặc biệt lễ hội Quốc Khánh 2-9 hàng năm đã trở thành ngày hội truyền
thống văn hóa thể thao của nhân dân tồn huyện với nhiều hoạt động văn hóa,
thể thao, văn nghệ quần chúng thu hút hàng vạn lượt người tới tham dự.

10


Phần lễ : là tổ chức rước lửa từ Đền Thủy Tổ (ở Hải Anh), rước cờ Tổ quốc,
ảnh Bác từ cổng huyện ra sân Nhà văn hóa.
Phần hội: hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thao: bóng đá, bóng chuyền,
bóng bàn,bơi chải, tổ tơm, chọi gà……..
Hoạt động văn hóa văn nghệ diễn ra ở khắp từ các xóm, tổ dân phố đến
xã, huyện đã tạo nên một đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh của con
người Hải Hậu. Nó đã giữ gìn và kế thừa một cách xứng đáng truyền thống
văn hóa cội nguồn của “ Tứ Tính Cửu Tộc”.
1.2.2. Phong tục tập quán của huyện Hải Hậu

* Trong hôn nhân, cưới hỏi :
Quần Anh xưa nay là một xã văn vật của xứ Nam. Làng xã bắt đầu
được quật lập cuối thế kỷ XV ( khoảng 1485). Hầu hết thời kì phong kiến,
nghi lễ, phong tục do các nhà nho lãnh đạo. Hôn lễ lấy gia lễ Chu Hy (Nho
gia đời Tống Trung Quốc) làm gốc, gồm 6 lễ:
- Vấn danh : Hỏi tên tuổi con gái
- Nạp cát: Giẫm ngõ
- Thỉnh kỳ: Đi chơi
- Nạp tệ: Hỏi cưới và nộp cheo
- Nghinh hôn: Lễ cưới
Phong tục, tập quán trong hôn nhân cưới hỏi được áp dụng phổ biến ở
Hải Hậu thời kỳ phong kiến theo sách “ Phong trục xã Trung” của soạn giả
Trần Xuân Hảo như sau:
Tìm người làm mối;người có địa vị, uy tín trong xã hội để làm mối.
Giẫm ngõ :biết cửa biết nhà.
Xem mắt: tổ chức theo lễ “ nạp cát” và “ vấn danh”
Đi chơi: cử đại diện mang cơi trầu sang họ nhà gái đưa lễ kết hôn.
Ăn hỏi: tổ chức theo lễ “nạp tệ” thường đặt cheo và hỏi cưới luôn.Lễ gồm cau
trầu, bánh gai, rượu, bánh chưng. Số lượng do nhà gái ấn định. Sau khi nhận
lễ, nhà gái lại quả như các lễ trên.
11


Nộp cheo
Hỏi cưới: là lễ “thỉnh kỳ” của Trung Quốc, có thể tổ chức ngay với lễ “ăn hỏi”
Cưới: là nghi thức quan trọng nhất, trong đó chủ yếu là nghi thức đón dâu và
đưa dâu cần phải xem xét ngày, giờ thật kỹ. Các cụ có câu “ đi hơn, về kém”.
Hịa bình lặp lại, thực hiện nếp sống văn hóa mới, nhiều nghi lễ phong tục xưa
được bỏ, một số quan điểm về ngày giờ vẫn còn duy trì như xưa, phổ biến cịn
4 lễ: Giẫm ngõ, đặt trầu; ăn hỏi, xin cưới; lễ cưới; lại mặt.

*Trong tang ma :
Phong tục của người Việt nói chung, cư dân Hải Hậu nói riêng
đều vận dụng theo gia lễ Chu Hy cổ xưa, sau này là Thọ Mai gia lễ,
gồm hàng loạt nghi lễ. Truyện cũ làng Anh, của cụ Nhàn Vân Đình Trần
Duy Vơn và Phong tục xã Trung của cụ Trần Xuân Hảo đã ghi lại khá
cụ thể các tục lệ và tang lễ xưa kia của người Hải Hậu:
- Lâm chung: bệnh nặng, không qua khỏi, lập di chúc (nếu có nhu
cầu).Khi tắt thở, giữ cho hai vai co chặt lại, 2 bàn chân dựng lên, phủ
mặt,tránh để mèo trông thấy tử thi.
- Trị quan: chuẩn bị quan tài
- Nhập liệm: tắm rửa cho thi thể, mặc quần áo, ngâm gạo, mời thầy phù
thủy đến làm lễ cúng vong bằng bát cơm quả trứng lồng chặt, kẹp quả
trứng vào đơi đũa vót bơng cắm ngược.
Khâm liệm xong đặt linh cữu giữa nhà, con cháu ngồi phục; nam Đông,
nữ Tây.
- Tiết linh sàng: người trong họ phát tang, mặc tang phục cho con cháu.
- Triệu tịch điện (cúng cơm): duy trì hàng ngày cho đến 100 ngày.
- Hộ tang: đưa tang, do bà con làng xóm giúp
- Nộp lệ: đãi cỗ hàng xóm
- Phúng viếng: các đồn thể, họ tộc, anh em có lễ vật đến viếng.
- Triệu tổ: trước khi đưa tang, rước bát hương vong đến nhà thờ tổ.
- Chuyển cữu: do làng hoặc con cháu làm.
12


- Tiễn biệt: trước giờ đưa tang dòng họ giúp con cháu làm lễ cúng tiễn
biệt
- Hành tống: là lễ phát dẫn của làng, bắt đầu từ đình làng.
- An táng: đặt quan xuống huyệt
- Rước chủ: rước thân chủ về yên vị ở nhà.

- Bốn chín, tuần chay, đốt mã, 100 ngày, giỗ, 3 năm thì bỏ tang.
- Sau 5 năm thì có thể cải táng.
*Lễ mừng thọ:
Các cụ ở tuổi 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100.. hàng năm vào dịp đầu
Xuân thì các cấp ban ngành tổ chức mừng thọ cho các cụ. Từ xã rồi về xóm
sau đó về gia đình tổ chức mừng thọ cho các cụ vào ngày Mồng 4 Tết Âm
lịch.

Chương 2
THỰC TRẠNG HẦU ĐỒNG TRONG MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ CÔNG
CHỨC Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH.
2.1.Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ Hầu đồng
Từ lâu trong tín ngưỡng dân gian người Việt Nam nói riêng và cư dan
Đơng Nam Á nói chung, việc tơn thờ thần linh thính nữ vốn là một hiện tượng
phổ biến và thịnh hành. Tất nhiên, không loại trừ yếu tố văn hóa lúa nước,
cũng như điều kiện lịch sử của mỗi cư dân, mỗi dân tộc mà tục thờ nữ thần
linh đã được biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam cho tới
nay tục thờ nữ thần vẫn cịn, nhưng tồn tại dưới nhiều hình thức điển hiền là
tín ngưỡng thờ Mẫu tam Phủ - Tứ Phủ.
13


Phủ Giầy – Nam Định là sinh quán của vị thần chủ Liễu Hạnh, nên đây
cũng là nơi thu hút đơng nhất các con nhang đệ tử từ Bắc chí Nam. Phủ Giầy
may mắn hơn các nơi khác không chỉ có đường giao thơng thuận lợi mà cịn
có cả một quần thể di tích thờ Mẫu khơng nơi nào sánh được. Đền Sịng, Phố
Cát quy mơ rất nhỏ, Phủ Tây Hồ gần đây mới được đầu tư sửa sang, xây thêm
động Sơn Trang khá to đẹp nhưng về quy mô vẫn khơng thể so sánh được với
tầm vóc của phủ Tiên , phủ Vân Cát. Phủ giầy đã gây cho khách hành hương
án tượng sâu sắc thực sự về sự hiện diện của nhân vật Liễu Hạnh trong lịch

sử.
“ Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”
Tuy nói: tháng ba giỗ mẹ nhưng ở Phủ Giầy dường như lễ quanh năm.
Trong những ngày đầu Xuân cho đến tháng ba hầu như người đi lễ đông chặt
các đền phủ để lễ đầu năm. Các ông đồng, bà đồng và cung văn tài năng nhất
cũng đến đây hát đệm cho hầu đồng.
Người ta đi lễ Mẫu mang theo một tâm thế hết sức bình dị, giản đơn đó
là tìm về cội nguồn, tìm về với mẹ mong nhận được sự động viên che chở từ
đức thánh Mẫu. Một mặt xuát phát từ quan niệm tâm linh cho rằng chỉ người
phụ nữ mới có khả năng sinh sản, sang tạo, nên chỉ người phụ nữ mới làm cho
hạt giống nảy mầm, màu màng sinh sôi. Họ phải phải là người đầu tiên gieo
mạ cấy lúa, tra hạt và cũng là người đầu tiên được gặt lúa hay chế biến lương
thực. Người phụ nữ mới có đủ sức mạnh để ni dưỡng, che chở, bảo vệ con
cái. Hơn nữa trong cảm quan của cư dân nông nghiệp, trời là cha đất là mẹ, sự
giao hòa âm dương đã tạo ra vũ trụ. Nhưng cha trời cao xa, thường ban phúc
giáng họa khôn lường nên con người vừa kính lại vừa sợ. Cịn mẹ đất thì gần
gũi hơn, thường đón nhậ sự âu yếm thần thánh để sinh sôi nảy nở. Mẹ sinh
tạo, nuôi dưỡng và cũng sẵn sàng đón nhận con người trở về cõi vĩnh hằng. Vì
thế mẹ trở thành một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong mỗi con
người.

14


Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là mảnh đất mầu mỡ cho một số loại
hình nghệ thuật phát triển đặc biệt trong đó có nghệ thuật Hát văn và nghi lễ
lên đồng. Nghi thức lên đồng tuy chịu ảnh hưởng của hình thức saman giáo
nhưng rõ rang nó khơng hồn tồn là một hiện tượng mê tín dị đoan bởi vì
đó chứa đựng biết bao giá trị văn hóa đặc sắc từ kho tang văn hóa dân gian,
GS Ngơ Đức Thịnh đã ví hầu đồng như là một bảo tàng sống của nền văn hóa

Việt Nam.
Cùng với hiện thực lịch sử là vai trị và vị trí của người vợ, người mẹ
trong gia đình,sản xuất và trong cơng động đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tư
duy tâm linh, tín ngưỡng của các cư dân Việt cổ. Đây cũng là lý do tại sao mà
hình tượng các nữ thần bao quát hết các loại hình ảnh hưởng trong cuộc sống
của con người, và có một vị trí khá lớn trong tâm thức, tâm linh người Việt,
điển hình là hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ.
2.1.1.Hệ thống thần linh trong Tam Phủ - Tứ Phủ
Trong hệ thống thần linh của Tam Phủ - Tứ Phủ, nếu xét theo văn bản
cộng đồng thì có nhiều vị thần linh: Từ Ngọc Hồng đến Phạt tổ Như Lai,
Thích Ca, Quan Âm, Di Lặc, Diêm Vương, ơng Lốt, ơng Xà, 28 vì tinh tú,
Mẫu Liễu đến các hàng Chầu, hàng quan, hàng Cô, hàng Cậu….đây cũng là
sự thể hiện tính đa ngun của loại hình tín ngưỡng này, hay nói cách khác là
sự thể hiện của tín ngưỡng đa thần. Nhưng nếu gạt hết những yếu tố sai lệch
có tính địa phương và mang yếu tố ảnh hưởng của các tơn giáo tín ngưỡng
khác chúng ta có được một hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu như
sau:
- Ngọc Hoàng
- Hàng Mẫu
- Hàng Quan: Ngũ vị quan lớn (từ quan Đệ Nhất tới quan Đệ Ngũ )
- Hàng Chầu: Tứ vị Chầu Bà là hóa thân trực tiếp của các vị Thánh
Mẫu.

15


- Hàng ơng Hồng: Từ Hồng Nhất đến Hồng Mười, nhưng trên thực
tế chỉ có ba ơng Hồng là hay giáng đó là : Hồng Ba, Hồng Bảy và
Hồng Mười.
- Hàng Cô: Thập nhị Vương Cô, từ cô cả đến cơ thứ mười hai (cịn gọi

là cơ bé). Nhưng khi giáng đồng thì chỉ có các cơ : Cơ Cả, Cơ Đơi, Cơ
Bơ, Cơ Chín, Cơ Cam Đường là hay giáng. Cô Bốn và Cô Sáu thỉnh
thoảng cũng giáng và thường hay giáng vào phủ Thượng ngàn hoặc phủ
Thoải.
- Hàng Cậu :Thập nhị Vương Cậu (từ Cậu Cả đến Cậu thứ mười hai)
- Quan Ngũ Hổ
- Ông Lốt (Rắn)
Tuy vậy, những con số về số lượng các vị thánh trong từng hang Quan,
Chầu, ơng Hồng hay hàng Cơ, Cậu…đều khơng cố định nà thay vào đổi:
Trong hang Chầu có khi lên tới sáu vị Chầu Bà, hang ơng Hồng cũng tăng
lên tới con số mười vị. Trong thờ Mẫu, hệ thống thần linh còn phân chia thành
các phủ riêng biệt đại diện cho bốn miền của vũ trụ như:
+ Tam phủ :
Phủ ở đây khơng có nghĩa là một điểm thờ Mẫu như Phủ Tây Hồ chẳng
hạn, mà phủ là theo nghĩa rộng, mỗi phủ tương ứng với một miền của vũ trụ,
hay đại diện cho một thế giới: Thiên Phủ là Phủ của tất cả những vị thần nào
có nguồn gốc từ trên trời xuống và như vậy thì trong Tam phủ gồm các Phủ
sau Thiên Phủ (miền trời), Địa Phủ (miền đất), Thoải Phủ miền nước).
+ Tứ Phủ:
Tứ Phủ bao gồm ba phủ của hệ thống Tam Phủ và thêm một phủ nữa là
Nhạc Phủ (miền rừng)
Sự phân chia thành Tam Phủ, Tứ Phủ và theo GS Ngô Đức Thịnh thì
xuất phát từ quan niệm vũ trụ luận nguyên sơ là âm và dương, và sự phân chia
của yếu tố aamtrong lưỡng cực mà thành Địa Phủ, Thoải Phủ, Nhạc Phủ,

16


Tứ phủ là sự thể hiện của bốn phương ứng với bốn màu đặc trưng:
Thiên Phủ (màu đỏ), Thoải Phủ (màu trắng), Địa Phủ màu vàng), Nhạc Phủ

( màu xanh). Mỗi Phủ lại có một vị thánh Mẫu cai quản
Tóm lại về hệ thống thần linh trong thờ Mẫu Tứ Phủ bao gồm cả thiên
thần và nhân thần, là các vị thần linh có nguồn gốc từ tiên, thánh hay người
trần thế. Trong q trình lịch sử hóa hay trần gian hóa đã được tái tạo thành
những nhân vật thần linh có đầy đủ nguồn gốc và tâm trọng với nhân dân nên
được nhân dân hương khói phụng thờ. Đây cũng là xu hướng phổ biến trong
việc dựng lên hệ thống thần linh nói chung trong tín ngưỡng và dân gian, kể
cả nhân vật Liễu Hạnh là vị thần ra đời muộn nhưng cũng được lịch sử hóa
khá trọn vẹn, để rồi từ đó nhân vật này bước lên vị trí thần chủ trong thần điện
thờ Mẫu. Vì vậy mà có tình trạng khi nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu là người
ta nghĩ ngay đến bà với tư cách là một phúc thần.
Các vị thần linh trong thờ Mẫu Tứ Phủ gồm cả nam thần và nữ thần,
tuy là thờ Mẫu – vị thần linh có quyền năng tối thượng, nhưng trong điện thần
các vị thần bao gồm cả các vị thánh nam và thánh nữ, các vị thánh nam thì
hóa thân trực tiếp vào các ngơi hàng quan, hàng ông Hoàng, hàng Cậu và
cũng phân thành bốn Phủ. Quan Đệ Nhất thuộc Phủ Thiên, Quan Đệ Nhị
thuộc Phủ Thượng Ngàn, quan Đệ Tam thuộc Phủ Thoải……Thánh Mẫu, với
vai trò thần chủ của điện thờ nhưng lại hóa thân trực tiếp vào các hàng Chầu
Bà và những người giúp việc là hệ thống các cơ. Như vậy thì quan niệm dân
gian Mẫu là một, là nhất thể nhưng lại hóa thân thành tam vị: Thiên, Địa,
Thoải để rồi thành ra Tứ Phủ vị Mẫu tượng trưng cho bốn miền của vũ trụ tạo
thành cặp Thiên – Địa, rừng núi – sơng biển (Sơn Thủy).
2.1.2. Thần tích các vị thánh trong các giá đồng
* Thần tích giá hàng Mẫu
Mẫu là quyền năng sang tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành
Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản cá miền khác nhau của vũ trụ Mẫu Thiên,
Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Nhạc.
17



Mẫu thượng Thiên được đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh và luôn luôn ở
vị tri trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.
Mẫu Thượng Ngàn: Cũng theo quan niệm dan gian Mẫu Liễu Hạnh cịn
có thể hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi địa bàn sinh
sống của nhiều dân tộc thiểu số, các đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở hầu
khắp mọi nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính gắn với hai truyền thuyết là
suối Mỡ (Hà Bắc) và Bắc Lệ (Lạng Sơn);
Khác với Mẫu Thượng Thiên có nguồn gốc thiên thần, Mẫu Thượng
Ngàn có xuất sứ từ người trần. Có thể là con hay cháu vua Hùng, nhưng đều
có sự tích gắn bó với núi rừng, và đều có tính cách u thiên nhiên cây cỏ,
mng thú và đều là những người có phép tiên có thể mang lại ấm no cho dân
lành và trở thành vị thần bảo hộ cho rừng núi bản làng.
2.1.3. Tín ngưỡng hầu đồng
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội rất phong phú và
đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với các tín ngưỡng và
tơn giáo khác. Tuy nhiên, tập trung điển hình vẫn là nghi lễ Hầu đồng hay cịn
được gọi là lên đồng hay hầu bóng và hệ thống lễ hội :
“ Tháng Tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”.
*Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào cái
thiêng và con người biểu hiện lịng tin vào cái thiêng thơng qua nghi lễ thờ
cúng, lịng ngưỡng mộ thành kính của cá nhân, của cộng đồng đối với các thế
lực siêu nhiên vô hình hay hữu hình có ảnh hưởng đến đời sống con người.
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/HQ11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 4 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
năm 2004; Pháp lệnh này quy định về hoạt động tín ngưỡng tơn giáo:
Điều 1 có viết:
Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo
một tơn giáo nào.
18



Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân.
Không ai xâm phạm quyền tự do ấy.
Cơng dân có tín ngưỡng, tơn giáo hoặc khơng có tín ngưỡng, tơn giáo
cũng như cơng dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau
*Hầu đồng:
Như đã nói ở phần trên, Hầu đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ Phủ
như một số dạng thờ khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh vào thân
xá các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện hình ảnh của các vị Thánh, nhằm
phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu. Nghi lễ hầu
đồng (hầu bóng) mang những sắc thái địa phương trong đó có thể kể đến Hà
Nội, Nam Định, Hải Dương, Huế, Sài Gịn………
Trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam của
Gs.Ngơ Đức Thịnh có định nghĩa :“Hầu đồng hay hầu bóng là hiện tượng
nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh. Trong đó mỗi lần một vị thần linh
nhập hồn (ốp đồng, giáng đồng), rồi làm việc quan(tức thời gian thực hiên
các nghi lễ, nhảy múa, bam lộc, phán truyền) và xuất hồn(thăng đồng), được
gọi là một giá đồng (tức thời gian thần linh ngự trị trên cái giá của mình là
các ông Đồng, bà Đồng )”[5;Tr 152 ].
Hầu đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong năm. Với những thầy
Đồng đền, trong một năm có lễ hầu xơng đền sau lễ giao thừa năm mới ), lễ
hầu Thượng Nguyên (tháng Giêng), lễ hầu Nhập hạn (tháng tư), Lễ Hập ấn
(25 tháng Chạp)….Trong các dịp trên hai lần được coi là quan trọng nhất đó
là vào tháng Ba giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tháng Tám là dịp giỗ Vua Cha
Bát Hải, Đức Thánh Trần. Đối với mỗi đền hay mỗi ông Đồng, bà Đồng thì
các dịp Hầu đồng cịn nhiều hơn nữa, như đầu tiên là lễ trình đồng, lễ lên
đồng, lễ hầu bản mệnh, lễ hầu ngày tiệc của các vị Thánh, như tiệc Cô Bơ
(12/6 0), tiệc quan Tam Phủ (24/6), tiệc ơng Hồng Bảy (17/7 ), tiệc Trần
Triều (20/8), tiệc Đức Vua Cha (22/8), tiệc Chầu Bắc Lệ (tháng 9), tiệc ơng

Hồng Mười (10/10), tiệc quan Đệ Nhị (11/11).
19


Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng thông qua người chủ đền phải
làm lẽ Chúng sinh và lễ Thánh. Đồ lễ chúng sinh được đặt trên một cái mâm,
trên đó có các đồ vàng mã, cắt thành hình quần áo, tiền, lá vàng, thỏi vàng,
thỏi bạc, những bát cháo, bánh trái và những thức ăn khác. Có khi trên mâm
còn bỏ mấy đồng tiền bỏ vào chậu nước dành cho những người chết đuối. Lễ
cúng chúng sinh có mặt trong tất cả các nghi lễ tín ngưỡng Tứ Phủ và tín
ngưỡng dân gian khác, dành cho những vong hồn chết dữ hay khơng có người
thừa nhận, khơng có người hương khói cúng giỗ……
Giúp trực tiếp cho ơng Đồng bà Đồng trong buổi hầu thì phải kể tới
hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng thường cũng là những người đã từng
Hầu đồng. Họ giúp ông Đồng bà Đồng trong việc hầu Thánh, như thắp
hương, dâng các loại vũ khí, dâng thuốc lá, rượu, trầu…, đặc biệt giúp người
hầu trong việc thay lễ phục khi chuyển từ giá này sang giá khác. Có thể là hai
người (nhị trụ) ngồi hai bên người hầu trước bàn thờ Thánh, cũng có thể là
bốn người (tứ trụ), họ mặc áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp (nếu là nam),
áo dài màu (nếu là nữ).
Cung văn giữ vai trị cực kì quan trọng trong hầu đồng. Họ xướng nhạc
và hát cho việc trình diễn của các con Đồng khi Thánh nhập. Nhạc cụ chủ đạo
của cung văn là trống cái, đàn nguyệt, ngoài ra cịn có đàn tranh, sáo, kèn,
trống ban, tiêu cảnh, thanh la, phách…Trong cung văn, có người gảy đàn, gõ
trống, phách... nhưng có thể họ vừa đàn vừa hát chỉ dừng lại những lúc Thánh
nhập, Thánh xuất. Đặc biệt trong khi múa đồng, ban phát lộc, thưởng thơ
thú….thì cung văn phải vừa chơi nhạc vừa hát. Cung văn hát hay, đàn giỏi,
mở đầu và dừng ngắt đúng lúc đều được người hầu thưởng nhiều tiền và ban
lộc.
Theo trật tự thời gian, có thể phân một buổi hầu đồng thành các bước

sau: Thánh giáng, Thánh thăng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa
đồng, ban lộc và nge văn chầu, Thánh thăng.

20


Sau khi đứng làm lễ và xin phép mọi người được nhập đồng, ông Đồng
hay bà Đồng trùm khăn đỏ phủ diện, hai tay chắp dâng nén hương, đầu và
chân lắc lư cho tới khi nào Thánh giáng (nhập) thì bng các nén hương, rung
mình, tay ra hiệu Thánh thuộc hàng bậc thứ nào. Lúc đó cung văn tấu nhạc và
xướng văn chầu phù hợp vị Thánh vừa giáng.
Có hai hình thức Thánh giáng, giáng trùm khăn (gọi là hầu tráng mạn)
và giáng mở khăn. Các giá Thánh Mẫu đều hầu theo hình thức trùm khăn
(tráng mạn). Khi Mẫu Đệ Nhất giáng, thì người hầu giơ ngón tay lên báo hiệu
Mẫu đã giáng, cung văn chỉ tụng kinh theo tiếng chng và mõ. Khi người
hầu khẽ rung mình, bắt chéo tay trước trán báo hiệu Mẫu đã thăng (xa giá),
cung văn chuyển sang điệu xa giá hồi cung. Hình thức hầu mở khăn, tức
Thánh nhập thực sự và xuất hiện trước mặt mọi người, là hình thức hầu đồng
dành cho các Thánh từ hàng quan trở xuống. Tuy nhiên, trong một buổi Hầu
đồng, không phải ai cũng hầu tất cả các vị Thánh, mà chỉ một số các vị Thánh
nào đó người ta được biết rõ cả về thần tích cũng như vai trò phù trợ của họ
đối với người trần. Ngay trong số các vị Thánh mà nhiều người thường hầu,
tùy theo căn đồng của mỗi ông Đồng hay bà Đồng (căn Quan, căn Cơ, căn
Ơng Hồng….), họ thường xuyên hầu số vị Thánh nào đó.
Trong một buổi ầu đồng, thường là có nhiều vị Thánh giáng, ít nhất
cũng phải trên 10 lần giáng của các vị Thánh, bình thường cũng 15 vị giáng,
cịn nhiều thì cũng trên 20. Việc giáng của các vị Thánh phải theo thứ tự, từ
Thánh Mẫu tới hàng các Quan, hàng Chầu, hàng ông Hồng, rồi hàng Cơ,
hàng Cậu. Thánh Ngũ Hổ, ơng Lốt, vong linh tổ tiên giáng sau, tuy cũng ít
thấy xảy ra.

Trùm khăn phủ diện có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghi lễ Thánh
giáng. Từ quan niệm cho rằng người hầu đồng chỉ là cái xác, cái giá, cái ghế
để Thánh nhập vào, nên khi ông Đồng, bà Đồng trùm khăn lên đầu, thì họ
được coi như người đã chết. Có lẽ vì thế mà khi người tắc thở, người ta bao

21


giờ cũng phủ khăn mặt, còn với người đang sống mà lấy khăn che mặt là điều
cấm kỵ.
Người ta thường phân biệt hai trường hợp trong nghi lễ nhập hồn này,
là Thánh giáng và Thánh nhập. Thánh nhập tức là bước thứ hai sau khi Thánh
giáng, bởi vậy, cũng có trường hợp Thánh chỉ giáng chứ không nhập. Trong
trường hợp như vậy, bằng dấu hiệu tay, ông Đồng hay bà Đồng ra hiệu cho
người hầu dâng và những người ngồi quanh biết vị Thánh nào vừa giáng đã
thăng ngay, không chịu nhập hồn và họ làm nghi thức cầu khẩn vị Thánh tiếp
theo.
Khi Thánh đã giáng và nhập đồng, lúc đó ơng Đồng, bà Đồng khơng
cịn là mình nữa, mà là hiện thân của Thần linh, những người ngồi quanh thưa
gửi bằng các cung cách tơn kính nhất, như người trần gian xưng hô với vua
quan thời phong kiến.
Khi Thánh đã nhập ông Đồng hay bà Đồng dùng tay ra hiệu (Thánh
nam nhập thì ra hiệu bằng tay trái, Thánh nữ nhập thì ra hiệu bằng tay phải)
và tung khăn phủ diện, lúc này người hầu dâng giúp người Hầu đồng thay lễ
phục phù hợp với vị Thánh đã nhập ấy. Việc thay lễ phục mất khá nhiều thời
gian. Mỗi vị Thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với vị trí và tính cách từng
người. Nói chung, các Thánh ở cùng một hàng, như hàng Quan, hàng Chầu,
ơng Hồng Mười, hàng Cô,….đều mặc theo một kiểu, sự khác biệt chính là
màu sắc sao cho phù hợp với từng phủ của từng vị Thánh, phù hợp với gốc
tích dân tộc là Mán, Thổ, Mường…, phù hộ với vị thế là bên văn hay võ…..

Sau khi thay đổi lễ phục, ông Đồng hay bà Đồng làm lễ dâng hương.
Đó là nghi thức không thể thiếu được của bất cứ sự hiện diện nào của các vị
Thánh. Các ông Đồng hoặc bà Đồng nhận một số nén hương hay một bó
hương từ tay người dâng hầu (còn gọi là tay hương), rút một nén hương cầm
trong tay phải, huơ lên các nén hương khác làm động tác phù phép, mà những
người Hầu đồng gọi là “khai quang” (nói chệch đi là khai cuông), tức là xua
đuổi đi cái trần tục ma quỷ, làm trong sạch hương để dâng cho các vị Thánh.
22


Sau khi làm phép khai quang, ông Đồng hay bà Đồng ném hương xuống đất
hay đưa cho người hầu dâng, rồi cầm bó hương tiến đến trước bàn thờ Thánh
làm lễ dâng hương.
Nghi thức dâng hương có sự khác biệt giữa Thánh nam và Thánh nữ.
Thánh nữ quỳ dâng hương, rập trán xuống đất ba lần. Các Thánh nam thì quỳ
lạy giơ cao bó hương trước trán, mỗi lần như thế lại thỉnh một tiếng chuông.
Việc dâng hương là một hành vi tơn kính, khói hương hịa quyện vào hương
thơm của nước hoa, mùi trái cây…không những làm cho các vị thần linh thích
mà cịn xua đuổi tà ma…
Động tác múa trong hầu đồng sử dụng bằng những chất liệu dân
gian,kết hợp nhịp nhàng với âm nhạc và lời hát cụ thể là hát văn, tạo nên
khơng khí nhộn nhịp, lúc hào hùng khi duyên dáng. Tùy theo vị trí và tính
cách của mỗi vị Thánh mà động tác múa khác nhau.
Múa xong, Thánh lại ngồi xuống. Lúc này cung văn lại hát những bài
chầu văn kể lại sự tích, lai lịch, ca ngợi tài năng, vẻ đẹp, công đức của các vị
Thánh đang giáng. Những đoạn văn hay làm cho các vị Thánh hài lòng được
biểu lộ bằng cách vỗ gối đang tự vào người và thưởng tiền và ban lộc cho
cung văn. Lúc này, người dâng hầu lại dâng rượu, thuốc lá, trầu, nước…Trước
khi Thánh dùng các đồ dâng đó thì phải làm nghi thức khai quang để làm
thanh sạch đồ dâng cúng. Những chất như trầu, rượu, thuốc lá có tác động

trực tiếp đến trạng thái ngây ngất của ơng Đồng hay bà Đồng , cịn nước được
coi như máu tiếp thêm sức sống cho các vị thần linh sống lại trong cơ thể
người hầu đồng.
Đây cũng là lúc người dự xung quanh lại gần nghe ông Đồng hay bà
Đồng nghe Thánh phán truyền về tương lai hay dâng lễ vật xin cầu tài, bảo
hộ, chữa bệnh cho gia chủ..Cũng có ơng thanh đồng đáp lại những lời cầu xin
bằng lời phán, hay chỉ bằng ánh mắt, điệu bộ vì họ nhập đồng theo kiểu cấm
khẩu.

23


Trong lúc Thánh ngồi nghe hát chầu văn, truyền phán cũng là lúc
Thánh ban tài phát lộc. Các con nhang, đệ tử đi dự thì mong muốn xin được
lộc Thánh về cho gai đình. Khác với đi lễ Phật để cầu phúc cho đời sau thì
trong Hầu đồng lộc Thánh gồm nhiều thứ , từ nén nhang cháy dở, đuốc mồi,
lá trầu, điếu thuốc lá, lá trầu, quả cau, bánh trái, gương lược, sách vở, bút,
tiền….Đó được coi là những thứ quà thiêng mà Thánh ban cho những người
tới dự.
Dấu hiệu Thánh thăng thường là lúc Thanh đồng ngồi yên, khẽ rung
mình, hai tay bắt chéo trước trán, hay che quạt lên đỉnh đầu…lúc này hai
người hầu dâng nhanh chóng phủ khăn đỏ lên Thanh đồng đồng thời cung văn
hát điệu “ Thánh giá hồi cung”. Từ đó Thanh đồng chuẩn bị nhập sang vị
Thánh khác.
Khi vị Thánh cuối cùng ra đi, thường là Thánh Cậu hay Quan Hổ, ông
Lốt, thì Thanh đồng cởi bỏ trang phục Thánh rồi tạ ơn các Thánh Tứ Phủ và
cảm ơn người tới dự. Các Thanh đồng sau khi Hầu Thánh xong thường cảm
thấy mạnh khỏe, nhẹ nhõm, vui tươi và mãn nguyện. Thanh đồng đi mời các
quan khách, cung văn tới thụ lộc Thánh chủ yếu là đồ chay như oản, bánh,
hoa quả.


2.2. Thực trạng hầu đồng trong cán bộ công chức
2.2.1.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hầu đồng trong cán bộ công chức
Những năm gần đây, đệ tử đạo thờ Mẫu với nghi lễ Hầu đồng đã hoan
hỉ vì được xã hội cơng nhận như một nét văn hóa của Việt Nam. Thế giới Hầu
đồng từ khép kín khi bị gán ghép đủ điều về tiêu cực, mê tín nay đã bắt đầu
mở lòng giãi bày những điều tưởng chừng như rất khó tin của kiếp số hầu
đồng.
Trước đây, bàn về nguyên nhân ra hầu đồng đã có nhiều thơng tin sai
lệch cho rằng, phần lớn người tham gia hầu đồng là do sự lơi kéo, xúi giục có
24


biểu hiện lừa đảo trục lợi của một số kẻ lợi dụng tín ngưỡng cị mồi. Trong
thực tế, hầu đồng có nhiều người ham mê, thậm chí cuồng tín với hầu
đồng,nguyên nhân thường được gọi chung là có căn (cốt), có quả. Qua tìm
hiểu từ những người trong cuộc tơi được biết để xác định là người có căn
(cốt) hầu đồng phải hội tụ ba yếu tố như: Khi đến các Đền, Phủ có cảm giác
khác lạ, thay đổi trong người; trong cuộc sống nhiều lần gặp sự vất vả, bệnh
tật, làm ăn thất thốt, bất trắc mà khơng phải ngun nhân tự thân gây ra,
khơng thể giải thích được; họ thường mơ thấy các vị thần trong thế giới thần
linh…
Câu chuyện về các thanh đồng bén duyên cửa Thánh, cửa Quan, cửa Mẫu lại
là những câu chuyện khác nhau. Người thì bị Thánh gọi phải ra trình đồng
theo hầu khơng thì Thánh vật cho dở điên dở dại, ốm đau lay lắt,con đường
thăng quan tiến chức thì mịt mờ. Người thì theo phong trào sau mấy buổi dự
hầu đồng thấy vui quá, loanh quanh bạn bè nhìn đâu cũng thấy bạn mình đi
theo cửa Quan, cửa Thánh nên: con gà hơn nhau tiếng gáy, kém miếng có vẻ
khó chịu muốn gia nhập hội đồng để cho bằng bạn, bằng bè. Người lại nghe
nói Hầu đồng thì được Thánh, được Mẫu ban cho tài lộc, phú quý, liền sắm

sanh xiêm y lễ vật rồi mời thầy dạy để tập tọe ra nhập đồng .
Từ kinh nghiệm bản thân, thanh đồng (người hầu đồng lâu năm) Trần
TL, người có thâm niên hầu đồng gần 30 năm chia sẻ, mỗi người có một lý
do riêng để ra hầu đồng, có nhiều người là cán bộ công chức Nhà nước đi hầu
đồng là do truyền thống gia đình có 3-5 thế hệ hầu Thánh. Một trong số đó
thì cầu mong sự bình an cho những người thân, giải tai nạn, tai vạ, độ tai ách,
nhanh chóng được thăng quan tiến chức, nhận được nhiều bổng lộc, tiền tài,
con cái, tình dun, cũng có trường hợp đi hầu đồng do tổn thương tình cảm
vợ chồng, nghi ngờ, không tin tưởng nhau.
Khi xã hội phát triển, nhu cầu vật chất của con người ngày càng được
nâng cao thì lúc này con người muốn thỏa mãn về nhu cầu tinh thần. Người
xưa có câu: Phú quý sinh lễ nghĩa quả không sai, hiện nay tại một số địa
25


×