Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tìm hiểu lễ hội miếu Tiên Công,thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài.........................................................................................3
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
5.Đóng góp của đề tài.....................................................................................5
6.Bố cục của đề tài.........................................................................................5
CHƯƠNG 1:.....................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ QUẢNG YÊN,TỈNH QUẢNG NINH.................6
1.1. Vị trí địa lý, dân cư...............................................................................6
1.2. Điều kiện kinh tế.................................................................................7
1.3. Điều kiện Văn hóa-xã hội...................................................................8
CHƯƠNG 2:....................................................................................................11
LỄ HỘI MIẾU TIÊN CƠNG,THỊ XÃ QUẢNG.............................................11
YÊN,TỈNH QUẢNG NINH............................................................................11
2.1.Cơ sở của công tác tổ chức lễ hội...........................................................11
2.1.1 Cơ sở pháp lí:......................................................................................11
1.4.1

Cơ sở thực tiễn...............................................................................13

2.2.Lễ hội đình Miếu Tiên Cơng,Thị xã Quảng n,tỉnh Quảng...........15
2.2.1.Lịch sử hình thành và q trình phát triển....................................15
2.2.2.Cơng tác chuẩn bị................................................................................17
1


2.2.3.Phần L.................................................................................................20
2.2.3.1.Lễ ra cỗ họ........................................................................................20
2.2.3.2.Lễ Rước thọ và lễ tế Tiên Cơng.......................................................24


2.2.4.Phần Hội..............................................................................................30
2.3.1. Những mặt tích cực............................................................................33
 Lưu giữ những giá trị thiêng ,những giá trị đẹp được gửi gắm tại đâylàm
cho mọi người giác ngộ có nhận thức sâu sắc tới những giá trị thiêng 2.3.2.
Những mặt hạn chế....................................................................................35
CHƯƠNG 3:...................................................................................................37
GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI MIẾU TIÊN
CÔNG,THỊ XÃ QUẢNG YÊN,TỈNH QUẢNG NINH..................................37
3.1. Quản lý việc sử dụng và bảo vệ khu vực di tích Miếu-Tiên Công........37
3.2. Quản lý quy hoạch phát triển du lịch....................................................38
3.3. Quản lý kinh doanh du lịch dịch vụ......................................................40
3.4. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế..........41
3.5. Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn di sản văn hóa để phát
triển du lịch.................................................................................................41
3.6. Tăng cường quảng bá du lịch................................................................43
KẾT LUẬN.....................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................46
PHỤ LỤC........................................................................................................48

2


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản văn hóa quý báu,đặc biệt là
hệ thống các di tích lịch sử văn hóa.Đó là những vật chứng đang được mọi
người quan tâm vì nó như là thơng điệp mà thế hệ hệ trước trao lại cho thế hệ
sau,từ đó cảm nhận được quá khứ của dân tộc,tìm đến truyền thống lịch sử
văn hóa và cảm nhận sự đẹp đẽ của những giá trị đạo đức,thẩm mỹ và tín
ngưỡng tâm linh.Các di tích lịch sử văn hóa gắn bó với đời sống văn hóa,tinh

thần của con người,từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc,tình yêu quê hương
đất nước.
Vì vậy, việc tìm hiểu, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa khơng chỉ cịn
xuất phát từ niềm u thích mà nó cịn là trách nhiệm nghĩa vụ của thế hệ sau.
Đó là một trong những lý do, tôi chọn đề tài này để làm bài nghiên cứu.
Với lịch sử lâu đời và gắn liền với những thăng trầm,biến cố của đất
nước.Nó chứa đựng rất nhiều giá trị nhân văn sâu sắc,không những là nơi đáp
ứng nhu cầu tâm linh cho nhân dân,lễ hội miếu Tiên cơng cịn mang giá trị
nhân văn sâu sắc.khơi dậy tinh thần uống nước nhớ nguồn,tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới bậc sinh thành,gữi gìn và bảo lưu các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Là một sinh viên chuyên nghành Quản lý văn hóa được trang bị kiến
thức và hiểu được các giá trị cũng như tầm quan trọng của các khu di tích lịch
sử văn hóa.Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc quản lí, giữ gìn bảo
tồn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hóa,chúng tơi đã lựa
chọn đề tài: “Tìm hiểu lễ hội miếu Tiên Cơng,thị xã Quảng n,tỉnh Quảng
Ninh”làm cơng trình nghiên cứu khoa học của mình.

3


2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm góp phần nhỏ cơng sức của mình cùng Đảng,Nhà nước và Chính
quyền các cấp ra sức bảo vệ giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa,các cơng trình
kiến trúc văn hóa.Bởi đó chính là tài sản q giá của văn hóa dân tộc,một bộ
phận cấu thành văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở tìm hiểu về đường lối của Đảng và Nhà nước trong vấn đề
bảo vệ các di tích lịch sử,tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hoạt động tại di
tích miếu Tiên Cơng, đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao
hiệu quả hoạt động tại di tích và bảo vệ vốn văn hóa của dân tộc.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Lễ hội Miếu Tiên Công
Phạm vi nghiên cứu:Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh
4.Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương
pháp như:


Phương pháp nghiên cứu tài liệu

+ Một số khái niệm: về Di tích,di tích lịch sử,quản lí …..
+ Các văn bản pháp lý của nhà nước
+ Vị trí địa lí ,lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên,kinh tế,văn hóa,xã
hội của Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh
+Một số giải pháp về bảo tồn,tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch
sử-văn hóa Miếu Tiên Công,Quảng Yên,Quảng Ninh


Phương pháp điền dã – thực địa

4


+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức ,chức năng nhiệm vụ của di tích,về cơ sở vật
chất,về hoạt động cũng như cơng tác quản lí hiện nay tại khu di tích.
+ Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất tại khu di tích, có cái nhìn sơ lược
về hoạt động của khu di tích…


Phương pháp nghiên cứu liên nghành


Áp dụng cơ sở lí luận của các ngành khoa học khác nhau vào hồn
thiện,và khoa học hơn trong cơng trình nghiên cứu.


Phương pháp phân tích - tổng hợp

Sau khi hồn thành việc thu thập tài liệu sẽ tổng hợp, phân tích rồi từ
đó đưa ra nhận xét, đánh giá những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế
cịn tồn tại của di tích.
5.Đóng góp của đề tài
Những vấn đề được đề cập trong đề tài sẽ góp phần vào việc cung cấp
thông tin để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang diễn ra ở lễ hội miếu Tiên
Cơng.
Hồn thiện chính sách quản lý lễ hội miếu Tiên Cơng,thị xã Quảng
Yên,tỉnh Quảng Ninh
Có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu về sau.
6.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh
Chương 2: Lễ hội Miếu Tiên Công,Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh

5


Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội Miếu Tiên Công,thị xã
Quang Yên,tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ QUẢNG YÊN,TỈNH QUẢNG NINH
1.1.Vị trí địa lý, dân cư

Vị trí địa lí
Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng
Ninh, thuộc Vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Ngày 25 tháng 11 năm 2011,
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, tái lập thị xã
Quảng Yên trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên
Hưng, thuộc tỉnh Quảng Ninh.[12,7]
Thị xã Quảng Yên nằm ven biển nằm thuộc phía tây nam của tỉnh
Quảng Ninh, có tọa độ địa lý 20o45'06 - 21o02'09 độ vĩ Bắc. và 106o45'30 106o0'59 độ kinh Đơng.Phía đơng giáp với thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ
Long, phía tây giáp huyện Thủy Nguyên, thuộc địa phận của thành phố Hải
Phòng, phía nam giáp với huyện Cát Hải, cũng của thành phố Hải Phịng, ở
phía bắc giáp thành phố ng Bí và huyện Hoành Bồ.[7,5]
Dân số
Dân số của Quảng Yên khá trẻ nên tốc độ tăng dân số tự nhiên khá
nhanh, bình quân tăng 1,4%/năm trong giai đoạn 1996 - 2000 và 1,1%/năm
trong giai đoạn 2001 - 2005. Tuy nhiên do thời gian qua tình trạng di dân cơ
học ra khỏi huyện lớn nên tốc độ tăng dân số chung thấp, bình qn chỉ tăng
0,7%/năm trong vịng 10 năm từ 1995 đến 2005, trong đó giai đoạn 1996 2000 bình qn tăng gần 0,5% và giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tăng 0,9%.
Tốc độ di dân cơ học ra khỏi huyện trong giai đoạn 1996 - 2000 khá cao bình
6


quân 0,7%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 giảm xuống bình quân chỉ còn 0,2%
năm.
Với tốc độ tăng dân số tự nhiên từ nay đến năm 2020 giữ ổn định
ở mức bình quân 1%/năm và tốc độ tăng dân số cơ học dự báo giai đoạn 2006
- 2010 là 0,5%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 1,5%/năm (do các khu
công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ cảng... đi vào hoạt động), dự báo đến
năm 2010 dân số của huyện sẽ là 145.374 người và năm 2020 đạt 186.574
người.
1.2.


Điều kiện kinh tế
- Trong những năm qua, nhất là từ năm 2006 đến nay, mặc dù khó khăn

và đứng trước những thách thức (dịch bệnh, lạm phát) và suy giảm kinh tế thế
giới, nhưng với tinh thần đồn kết nhất trí cao, Đảng bộ và nhân dân huyện
Yên Hưng đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách, đạt được nhiều
thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp và đơ thị
hóa; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thời kỳ 2001 – 2010 tăng trưởng kinh tế của huyện đạt mức tăng khá, năm
sau tăng hơn năm trước. Từ năm 2006 đến 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân 14,6 %; tiềm năng thế mạnh của huyện trong đầu tư và phát triển
từng bước được tăng cường. Tình hình phát triển ở nhiều ngành kinh tế có
tiến bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. [3,9]
- Cơ cấu kinh tế năm 2010:
+ Công nghiệp - Xây dựng: chiếm 48,7%
+ Thương mại - dịch vụ: chiếm 24,2%
+ Nông lâm - Thủy sản : chiếm 27,1%

7


Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Yện Hưng từ năm 2008 đến
năm 2010:
Công nghiệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì được tốc độ phát
triển. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây
dựng hoạt động ổn định. Nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất cơ khí nhỏ,
chế biến lâm sản, sửa chữa tàu gỗ, đồ mộc ... tiếp tục phát triển, tạo thêm việc
làm và thu nhập ổn định. Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn huyện có 1332

cơ sở sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp; trong đó có 1 cơ sở của
nước ngoài, 6 cơ sở của nhà nước đầu tư.
Thương mại, dịch vụ:
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Hệ thống chợ đang được sắp xếp
phù hợp với quy hoạch chợ được tỉnh phê duyệt như chợ Minh Thành, Cộng
Hoà, Phong Cốc... Chợ Rừng được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng với
các ngành hàng được bố trí hợp lý, mở rộng trao đổi mua bán hàng hoá trong
huyện với các xã và các địa phương lân cận. Tổng mức bán lẻ hàng hoá có tốc
độ tăng trưởng cao, bình qn 12%/năm. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ thương mại đạt cao đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong tăng trưởng kinh
tế; chất lượng các ngành dịch vụ - thương mại được nâng lên đã đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Du lịch: Quảng Yên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có điều
kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ
dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng: Khu du
lịch văn hoá - lịch sử cấp quốc gia Bạch Đằng nằm trên địa bàn vùng cửa
sông Bạch Đằng thuộc xã Yên Giang, Nam Hoà. Tại đây sẽ xây dựng một

8


quần thể di tích lịch sử và văn hố lớn của cả nước kết hợp với tham quan du
lịch du lịch với quy mơ diện tích khoảng 70 ha.
1.3.

Điều kiện Văn hóa-xã hội
TX Quảng Yên được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử,

văn hoá. Hiện địa phương có hơn 200 di tích lịch sử văn hố, 16 lễ hội, trong
đó có 3 lễ hội lớn như: Lễ hội Bạch Đằng, Tiên Công và lễ hội Xuống đồng.
Các giá trị văn hoá này đã và đang được quan tâm đầu tư, tơn tạo, nhằm giữ

gìn và phát huy những giá trị trên, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương.
Vùng đất giàu truyền thống văn hố.Thị xã Quảng n là vùng đất có
lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Qua các di tích khảo cổ cho thấy từ
thời đại Đá mới đến giai đoạn Đông Sơn, giai đoạn Bắc thuộc, đến các triều
đại Lý, Trần, Lê, Quảng Yên đều là một trong những trung tâm chính trị và
thương mại giao lưu buôn bán sầm uất của khu vực và của cả nước. Hiện nay,
Quảng Yên còn lưu giữ được hơn 200 di tích lịch sử, văn hố. Đến nay, thị xã
đã phối hợp với các cơ quan chức năng lập hồ sơ khoa học xếp hạng 48 di tích
lịch sử Quốc gia. Trong đó, di tích lịch sử Bạch Đằng có 10 điểm di tích được
xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 38 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 18 di
tích cấp tỉnh.
Chỉ trong vài năm gần đây, đã có 14 di tích quan trọng được lập quy
hoạch tổng thể và được Trung ương, tỉnh phê duyệt cấp kinh phí, nhân dân
đóng góp tiền của, cơng sức tơn tạo, giữ gìn. Tổng kinh phí của Trung ương,
địa phương và nhân dân đóng góp cho cơng tác tơn tạo các di tích này là trên
90 tỷ đồng.
Ngồi ra, Quảng n cịn lưu giữ được nhiều di sản văn hố phi vật thể
như: Văn học dân gian truyền miệng; văn học dân gian dưới dạng chữ viết;
9


nghệ thuật trình diễn; phong tục tập quán; các tri thức dân gian dưới dạng
truyền miệng và chữ viết.
Cùng với đó, nhiều lễ hội được khơi phục lại sau nhiều năm bị mai một
như: Lễ hội Xuống đồng, lễ hội Đại kỳ phước của các làng. Đặc biệt lễ hội
Tiên Công đã được lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hố Thể thao và Du
lịch cơng nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là lễ hội diễn ra
vào mùa xuân từ mùng 4 đến 7 tháng Giêng hàng năm, nhằm tưởng nhớ công
lao của 17 vị Tiên Công xuống vùng đảo Hà Nam, khai canh, mở đất (năm

1434) và hình thành nên vùng đảo Hà Nam, thuộc TX Quảng Yên ngày nay.
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã cịn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hố dân
gian như: Hát đúm, hị biển, hát chèo, hát đồng dao, hát chầu văn... vào những
dịp lễ, Tết, giúp cho người dân được thưởng thức những làn điệu văn hoá
thấm đẫm bản sắc văn hoá của dân tộc. Đây là những tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc mà chính quyền và nhân dân
TX Quảng Yên đang cố gắng bảo tồn, phát huy.

10


CHƯƠNG 2:
LỄ HỘI MIẾU TIÊN CÔNG,THỊ XÃ QUẢNG
YÊN,TỈNH QUẢNG NINH
2.1.Cơ sở của công tác tổ chức lễ hội
2.1.1 Cơ sở pháp lí:
Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế đời sống xã hội, đặc biệt là nhu
cầu tinh thần của quần chúng nhân dân về văn hóa nói chung cũng như sinh
hoạt lễ hội nói riêng. Đảng và nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến công
tác tổ chức và quản lí lễ hội. Nó là một mảng khơng thể thiếu được trong dời
sống văn hóa của người dân và cơng tác văn hóa là một bộ phận trong công
tác tư tưởng của Đảng. Qua hoạt động văn hóa đã giúp cho đảng ta thực hiện
tốt cơng tác tuyên truyền, phổ biến những chính sách chủ trương, đường lối
của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong đời song nhân dân một cách
sâu rộng.
Sinh thời Bác hồ kính yêu của chúng ta đã đề cập đến vấn đề văn hóa.
Người đã chỉ ra bốn vấn đề trọng tâm, phải coi trọng ngang nhau đó là: Kinh
tế, chính trị, văn hóa. Người đã đưa ra: “ Năm quan diểm lớn xây dựng nền
văn hóa dân tộc” là: Xây dựng luân lí, tâm lí, xây dựng xã hội, chính trị và
xây dựng kinh tế. Và có lẽ chính những quan điểm đúng đắn trên mà tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hóa ln là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và
Nhà nước.
Đối với văn hóa, Đảng ta đã sớm quan tâm và đề ra những chủ trương
và biện pháp để thúc đẩy hoạt động văn hóa ngày một phát triển hơn. Năm
1943, Đảng ta đã xác định, định hướng cho văn hóa Việt Nam trong “Đề

11


cương văn hóa với 3 nguyên tắc”: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chún hóa.
Đây là cơ sở nề tảng cho việc phát triển nền văn hóa Việt Nam lên tầm cao
mới.Đến Đại hội III của Đảng năm 1960, Đại hôi IV năm 1976.Đảng ta đã
xác định xây dựng văn hóa với nội dung XHCN với tính dân tộc. Nghị quyết
05 của Bộ chính trị đã nêu: xây dựng nề văn hóa đâm đà bản sắc dân tộc.
Từ đại hội VII đến nay Đảng ta đã đề xướng: Xây dựng nền văn hóa
đâm đà bản sắc dân tộc.
Đối với hoạt động lễ hội, tại điều 25 Luật di sản văn hóa quy định: Nhà
nước tạo điều kiện duy trì và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống, bài
trừ những hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực cũng như mại hóa trong tổ
chức và hoạt động lễ hội.
Nhìn thấy tầm quan trọng của văn hóa đối với người Việt Nam, ngày
12/1/1998 Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 27-CT/TW thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. Để thực hiện được như vậy lễ hội phải
được tiến hành theo định hướng: bảo lưu có chon lọc, gìn giữ và phát huy
những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những hình thức lỗi
thời, lạc hậu, nghiên cứu và hình thành dần những hình thức văn minh, gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, tang, lễ hội….
Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã có cơng diện số 15/CPKHTTH
và Bộ văn hóa thong tin đã có chỉ thị 04/CT_BVHTT về kiểm tra, chấn chỉnh
và quản lí mơi trường xã hơi lành mạnh, thực hiện tốt quy chế lễ hội của Bộ

Văn hóa Thơng tin nhằm loại bỏ một cách triệt để hiện tượng mê tín dị đoan,
các hình thức vui chơi giải trí thiếu lành mạnh.
Để hoạt động lễ hội đi vào đời sống của quần chúng nhân dân và là hoạt
động văn hóa tinh thần bổ ích, thật sự lành mạnh. Từ năm 1994 đến năm 2001
Bộ Văn hóa Thơng tin đã ban hành và từng bước hoàn chỉnh “Quy chế lễ
12


hội”, Trong đó điều chỉnh và đưa ra nhưng quy định về những hoạt động của
lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại…
Chính vì lẽ đó trên địa bàn Thị xã Quảng n cơng tác tổ chức và quản
lí lễ hội có sự kết hợp, xuyên suốt. Sở Văn hóa Thông tin Tỉnh Quảng Ninh đã
kết hợp với các ban ngành lien quan để nắm bắt kịp thời những tư tưởng, quan
điểm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói
riêng và hoạt động văn hóa nói chung.
1.4.1 Cơ sở thực tiễn.
Lễ hội với tư cách là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, là một
mảng màu rõ nét trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của 54 dân tộc anh em
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lễ hội cịn là một hình thức tổng hợp, thể
hiện một cách rõ nét bản sắc văn hóa riêng có, độc đáo và thu hút sự quan
tâm, tham gia của đông đảo mọi tầng lớp, mọi thành phần tôn giáo, không
phân biệt già trẻ, gái trai…
Qua hang ngàn năm nay, lễ hội được diễn ra như một hoạt động tập
trung nhất trong đời sống tinh thần của các làng quê, ấp, thôn…Lễ hội là một
hoạt động cộng đồng không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà cịn là một hoạt
động sơi nổi ở tất cả các quố gia, dân tộc không kể đa số hay thiểu số trên
toàn cầu. Đến với lễ hội, chúng ta có thể tìm thấy được những biểu tượng
mang tính đại diện, điển hình cho tâm lí cộng đồng văn hóa dân tộc, chứa
đựng quan niệm của dân tộc đó đối với lịch sử xã hội và thiên nhiên, nó mang
tải những ước mơ, nguyện vọng cao đẹp, lí tưởng thẩm mỹ, đạo đức ngàn đời

của dân tộc đó.[6,32]
Tuy vậy, trải qua những năm chiến tranh bảo vệ tổ quốc với những biến
cố lịch sử như: Kháng chiến chống Pháp, Mỹ, trong thời gian này lễ hội bị
ngưng trệ, lãng qn và khơng có điều kiện tổ chức.
13


Từ khi hịa bình được lập lại và kinh tế từng bước phát triển, lễ hội đã
được nhân dân và chính quyền ở nhiều nơi cho khơi phục và tổ chức với sự
tham gia đông đảo, hồ hởi của nhân dân khơng những tại địa phương mà mà
cịn kéo theo sự tam gia của du khách mọi phương về thăm viếng, hành
hương, tế lễ. Nhu cầu của đời sống tâm linh bị dồn nén từ lâu nay được bung
ra và điều đó dân đến sự nở rộ mạnh mẽ của các hoạt động phục hồi lễ hội
dân gian truyền thống . Nó làm cho hoạt động tinh thần của người dân được
phong phú hơn.
Trong những năm gần đây, do chính sách đổi mới và mở cử ngày càng
sâu rộng và toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, do những biến đổi không
ngừng của đời sống kinh tế, xã hội. Chính vù lẽ đó mà lễ hội cổ truyền được
đi sâu vào nghiên cứu, lễ hội đã “bừng nở” trở lại, đời sống lễ hội, đời sống
văn hóa tinh thần ngày càng sơi động hơn, phóng khống hơn.
Lễ hội là một hoạt động văn hóa đặc thù của quần chúng nhân dân. Qua
thời gian dù ở thời điểm nào đi chăng nữa lx hội vẫn giữ được một vai trò, vị
trí to lớn trong đời sống cộng đồng.
Trước tiên lề hội là để nhân dân gửi gắm những tình cảm thành kính
của mình với tổ tiên, với những người anh hung có cơng trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Đó chính là truyền thống: “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của nhân dân ta. Đó chính là nhừng
tâm thức chung của mỗi thành viên trong làng, xã, cộng đồng. Và cũng chính
vì lẽ đó nên ta thường nghe câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.

14


Lễ hội là một bảo tàng sống về tinh thần. Qua lễ hội chúng ta tái hiện
được quá khứ bằng nghi thức tế lễ, diễn xướng, các trò chơi dân gian phần
nào phản ánh đời sống văn hóa của nhân dân của cha ơng ta.[8,37]
Lễ hội cịn bảo lưu, gìn giữ những bản sắc văn hóa, những phong tục
tập quán tố đẹp của dân tộc, qua đó giới thiệu đất nước và con người Việt
Nam trong thời kì đổi mới.
Thơng qua lễ hội con người được song trong khơng khí vừa trang
nghiêm, thân quen và gần gũi, được tham gia những trò chơi, trò diễn. Lễ hội
cũng giúp cho kinh tế của nhân dân được ổn định hơn, phát triển hơn. Các
hoạt động của lễ hội được mở ra và môi trường du lịch cũng được cải thiện sẽ
thu hút được di khách thập phương về du lịch, hành hương, tưởng niệm.
Chính vì lẽ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện hơn nhờ hoạt động kinh
doanh dịch vụ cho khách hang thập phương.
Như vậy có thế nói lễ hội là một phần quan trọng trong đời sống tinh
thần của người Việt. Lễ hội bao trùm lên đời sống tinh thần của người dân, là
một mảng màu không thể thiếu trong văn hóa của anh em các dân tộc không
kể đa số hay thiểu số đang sống trên mảnh đất Việt Nam
2.2.Lễ hội đình Miếu Tiên Cơng,Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng
2.2.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Truyền thuyết kể rằng, vùng đảo Hà Nam là do một số nhóm Tiên Cơng
và dân cư từ kinh thành Thăng Long đến đây quai đê, lấn biển, tạo dựng
thành. Mỗi độ xuân về, các cụ Tiên Công (những người đầu tiên có cơng khai
phá và tạo lập nên vùng đảo Hà Nam) lại nhớ những buổi hội hè, đình đám
chốn kinh thành xưa, nên đã vời các bô lão tuổi tác cao nhất trong làng xã
“trộm” đóng y phục giống như đức vua ngồi lên võng đào, kiệu rồng để con

cháu xúm lại nghinh rước lên miếu đường và bày soạn vật phẩm tế lễ. Mọi
15


hoạt động diễn ra như thể ở triều đình với lọng che, phường nhạc bát âm, hát
xướng... dần dần đã hình thành một lễ hội “Rước người” độc đáo của vùng
đảo này.
Cịn theo các tư liệu lịch sử, thì từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài
đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao
trên triều để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ XV, khoảng từ năm 1434 1500, có 6 nhóm Tiên Cơng và dân cư đến quai đê lấn biển, khẩn hoang đất
đai trồng lúa, lập làng, tạo thành khu đảo Hà Nam. Trong đó có 17 vị Tiên
Cơng, người q ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên), huyện Thọ
Xương, phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Để
tưởng nhớ cơng ơn các vị Tiên Cơng, người dân tồn xã Phong Lưu đã lập
miếu thờ thập thất Tiên Công ở thôn Cẩm La để tuần rằm lễ tiết, tứ thời phụng
thờ.
Có miếu Tiên Cơng rồi mới có Lễ hội Tiên Công, căn cứ vào các cứ
liệu cho thấy, lễ hội có thể ra đời khoảng cuối thế kỷ XVII (từ 1650-1690) với
khơng gian chính ở các xã Cẩm La (trung tâm lễ hội) và các phường Phong
Cốc, Phong Hải, Yên Hải, Nam Hoà ở vùng đảo Hà Nam của Quảng Yên.
Miếu kiến trúc theo kiểu chữ “nhị” (=) gồm ba gian, hai chái tiền
đường và ba gian hậu cung, khám thờ bài vị, bia đá, câu đối, đại tự được
chạm trổ điêu khắc mang dấu ấn thời Nguyễn. Lễ hội “Miếu Tiên Công” vào
ngày 7 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội Tiên Cơng gắn với di tích lịch sử quốc gia miếu Tiên Công (xã
Cẩm La, TX Quảng Yên), là lễ hội dân gian độc đáo ở tỉnh Quảng Ninh .Trên
300 năm nay, cứ vào ngày mùng 6, 7 tháng Giêng hàng năm, người dân các
xã Cẩm La, phường Phong Cốc, Phong Hải và thôn Yên Đông (phường n
Hải), thơn Đồng Cốc - Bến Đị (phường Nam Hồ) lại tổ chức mừng thọ báo


16


hiếu cho cha mẹ thọ tròn 80, 90, 100 tuổi tại gia đình và tổ chức đưa cụ
thượng đến miếu Tiên Cơng lễ Tổ bằng hai hình thức dẫn thọ và rước thọ hay
còn được gọi là “Lễ rước người”.[10.67]
Khoảng vài chục năm gần đây, đời sống được nâng cao, mỗi năm có
khoảng 150 đến hơn 200 cụ thượng thọ trịn 80, 90, 100 tuổi và có khoảng từ
5-8 đồn rước cụ thượng thọ theo hình thức rước cá nhân hoặc rước tập thể,
còn lại các cụ thượng đều được con cháu đưa lên miếu Tiên Cơng lễ Tổ theo
hình thức dẫn thọ.
2.2.2.Công tác chuẩn bị
Lễ hội Tiên Công diễn ra trong khoảng thời gian từ mùng 5 - 7 tháng
Giêng. Tuy nhiên, khoảng ngày 3 - 4 tháng Giêng, vùng đảo Hà Nam đã trở
nên nhộn nhịp bởi các gia đình, dịng họ làm lễ “Ra cỗ họ”. Họ làm cỗ, tổ
chức tế tổ, bày tỏ lòng thành hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trong
những ngày này, gia đình nào có cụ thượng thọ 80 tuổi, 90 tuổi, 100 tuổi đều
có lễ vật tới từ đường cáo tiên tổ và báo cho hội đồng gia tộc biết. Các cụ thọ
80 tuổi trở lên, từ ngày đó đều được phong gọi là “Cụ Thượng” một cách
cung kính. Cụ Thượng mặc áo gấm đỏ hoặc xanh thêu chữ Thọ, ngồi trên ghế
bành trải nệm hoa, cạnh hương án, con cháu, họ hàng, xóm láng, bằng hữu...
đến mừng, từng hàng đứng trước cụ Thượng, trịnh trọng dâng lễ, kính cẩn
quỳ lạy... Sau đó mọi người cùng dự tiệc thọ với cụ Thượng và gia đình, cùng
nhau ngâm thơ, hát dân ca... Chuẩn bị ban thờ cho nghi lễ mừng thọ.[14,44]
Trang trí án gian (hương án) thờ long mã: án gian cổ truyền được sơn
son thếp vàng; một trong những đồ thờ đặc biệt được bày trên hương án là
mâm ngũ quả được trình bày dưới hình dáng con long mã. Long mã (đầu rồng
mình ngựa) rất đẹp và uy nghi, được làm bằng các loại hoa quả, sản vật địa
phương: đầu long mã làm bằng quả đu đủ xanh, răng nanh làm bằng các quả
17



ớt đỏ, râu làm bằng hoa cây móc, mũi bằng quả na, thân và chân làm bằng các
quả chuối, hoa chuối, điểm thêm các quả quýt, đuôi và bờm làm bằng hoa cây
móc và mắt được điểm bằng hai hạt nhãn. Toàn bộ con long mã được đặt trên
một mâm bồng hình chữ nhật sơn son thếp vàng. Theo Phật sử, long mã là
con vật dữ ở biển, được Phật quy y làm đệ tử, giao cho trị thủy ở biển Đơng,
có tên gọi Ananđà. Người dân vùng đảo Hà Nam thờ long mã trong lễ mừng
thượng thọ là tín ngưỡng thờ thần biển cầu mong sức khỏe để chống chọi với
thiên nhiên dữ dằn vùng cửa biển, cầu mong vị thần long mã giúp dân trị thuỷ
để bảo vệ đê điều, giúp cho con cháu đi sông đi biển được an tồn, cơng việc
may mắn. Con long mã cịn có ý nghĩa là mâm ngũ quả, ban đầu các gia đình
tự làm, lâu dần tạo ra những nghệ nhân khéo tay chuyên kết long mã. Khi kết
long mã đẹp hay không con tuỳ thuộc vào vật liệu, tuỳ thuộc vào cảm hứng
của các nghệ nhân thổi hồn vào long mã, biến vị thần biển đồng thời là mâm
ngũ quả thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nhờ vậy mà vào ngày rước
các cụ thượng lên miếu thờ Tiên công, dân làng đứng rất đông hai bên đường
làng không phải chỉ để đón xem các đồn rước mà cịn để xem "chấm điểm"
các con long mã.
Phía trước án gian thờ Long Mãứ đặt một bàn đặt lễ trên có đặt hộp trầu
cau của cụ bà, ống điếu của cụ ông. Hai bên bàn đặt lễ là hai ghế thọ (ghế
ngồi kiểu cổ). Nếu song thọ, tức hai cụ ông và cụ bà đều thượng thọ thì ghế
bên phải nhìn từ ngồi vào là của cụ ơng, ghế bên trái là ghế của cụ bà. Nếu
chỉ cụ ông hoặc cụ bà thượng thọ, thì cụ được thượng thọ ngồi ghế bên phải,
còn cụ chưa thượng thọ ngồi ghế bên trái và cụ chưa được mặc áo thọ. Phía
trên ban thờ (trên cửa chính) thường treo bức đại tự nói vềõ chúc thọ như: ghi
"Đăng thọ tịch" (ngồi chiếu thọ) “Tân xuân khánh tho” ù Hai bên là các câu
đối chúc thọ như:
Thiên định tứ thời xuân tại thủ
18



Nhân cầu ngũ phúc thọ vị tiên.
Tạm dịch là:
Trời định bốn mùa xuân là gốc
Người cầu năm phúc thọ làm đầu.
Hoặc:
Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường
Tạm dịch là:
Trời thêm năm tháng, người thêm thọ
Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà.
Mỗi nhà có nội dung đại tự, câu đối khác nhau.
Phía sau hai ghế thọ của cụ thượng ngồi: một bên đặt biểu tượng chữ
Thọ, một bên đặt một cành đào lớn nở hoa. Hai bên ghế thọ là chậu cúc vạn
thọ, chậu vạn tuế, phía trước dọc theo án gian thờ long mã là hai dãy bát biểu
(của gia tộc); mọi người dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bàn ghế, bắc rạp làm nơi
để các con cháu lễ sống cụ thượng thọ. Cổng ngõ được kết cổng trào có câu
đối và đại tự bằng giấy có nội dung thượng thọ.
Đến chiều mồng 6, các cụ Tiên Thứ Chỉ của các làng Yên Đông, Phong
Cốc, Cẩm La và các dòng họ làm lễ yết tại miếu thờ. Sau đó họp bàn cắt cử cụ
thể từng người tham gia lễ tế. Riêng chủ tế được bình chọn kỹ lưỡng, và
thường được chọn luân phiên hàng năm giữa các thôn Yên Đông, Phong Cốc,
Cẩm La, Trung Bản. Chủ tế phải là người cao tuổi, có sức khỏe, ăn ở đức độ,
có uy tín với làng xã. Cũng trong chiều mồng 6, các cụ Tiên Thứ Chỉ cịn
điểm lại các cụ ơng, cụ bà trịn 80, 90, 100 tuổi ở các làng, chọn 4 cụ Thượng

19



tiêu biểu có sức khỏe để đắp đê tượng trưng ở cửa miếu vào ngày chính hội
(mồng 7 tháng Giêng) và 2 cụ Thượng đánh vật tượng trưng ở miếu Tiên
Công trong nghi lễ của hội.
Đám rước các cụ thượng thọ lên miếu lễ tổ tiên được chuẩn bị thật chu
đáo và trang trọng. Các đám rước ổn định nghi thức đội hình từ tinh mơ bắt
đầu chuyển động theo nhịp trống khẩu và tiếng trống múa kỳ lân dồn dập, thôi
thúc. Đội nữ tân rước cờ, rước bát biểu, đồ tế khí cổ... bước hai hàng dọc
nghiêm trang. Lễ gồm các mâm hoa quả, trầu cau, bánh dày, bánh dẻo, rượu
hồng, thủ lợn... ánh lên đầy vẻ phồn thực. Phường nhạc bát âm tấu réo rắt,
ngân nga. Khói trầm toả thơm nghi ngút, vấn vít quanh mơ hình chữ Thọ
được tô vẽ vàng son. Con cháu đội các mâm lễ vật đi trước, các cụ thượng thọ
đi sau, các cụ già yếu thì được con cháu khiêng bằng võng, che bằng lọng, sau
các cụ là hàng dọc con cháu họ hàng thân thích. Mỗi gia đình dịng họ như
vậy đã tạo thành một đám rước. Các đám rước nhập lại khi đến gần miếu Tiên
Công tạo nên một không khí tưng bừng náo nhiệt.
2.2.3.Phần Lễ
2.2.3.1.Lễ ra cỗ họ
Ngày mồng 3 tháng Giêng, các gia đình trong dịng họ vùng Tứ xã đều
đem lễ vật đến cúng Tổ tại từ đường của dịng họ mình, gọi là lễ Ra cỗ họ ( họ
Lê xóm Cống xã Phong Cốc ra cỗ họ vào ngày mùng 4 tháng giêng).
Lễ ra cỗ họ mang ý nghĩa cầu mong tiên tổ phù hộ cho con cháu trong
dòng họ mạnh khoẻ, làm ăn may mắn, thuận lợi trong cả năm. Lễ ra cỗ họ là
dịp để con cháu tỏ lòng thành hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày
Ra cỗ họ thực sự là một ngày hội lớn trong vùng tứ xã. Từ 8 giờ sáng đến 11
giờ, mỗi gia đình đều có một mâm cỗ hoặc gánh cỗ nườm nượp đến từ đường

20


dòng họ để lễ Tổ. Đúng 12 giờ trưa, các dịng họ đều tổ chức tế Tổ, đây là

một hình thức cúng tiễn tổ tiên trong tết Nguyên đán của từ đường các dòng
họ. Từ ngày làm lễ ra cỗ họ tới đêm ngày mồng 5 tháng Giêng, gia đình có cụ
thượng thọ 80 tuổi, 90 tuổi, 100 tuổi đều có lễ vật tới từ đường cáo tiên tổ và
báo cho hội đồng gia tộc biết gia đình của dịng tộc đã có người được hưởng
phúc lộc của tổ tiên và trời ban tuổi thọ. Tuy chỉ giới hạn trong phạm vi dịng
họ của mình nhưng đã góp phần tạo cho cả vùng đảo Hà Nam trở thành một
ngày hội lớn, ngày hội của đại gia đình các dịng họ Tiên công, đồng thời lễ ra
cỗ họ và lễ mừng thọ tại mỗi gia đình là một hoạt động lễ và hoạt động hội
cấu thành nên lễ hội Tiên công.
Ngày mồng 5, mồng 6 tháng Giêng:
Là những ngày chuẩn bị cho lễ hội. Các trai tráng ở các làng, các giáp
chuẩn bị xới chọi trâu ở đượng Nhọ Nồi gần miếu, xới chọi gà, giúp người già
có kinh nghiệm trồng cây đu, nhiều gia đình cũng chuẩn bị các trị chơi ở khu
vực gần miếu như thả vòng cổ chai, cờ tướng... Cánh thanh niên nam nữ, các
ông bà trung tuổi có giọng hát hay thì luyện tập hát đúm để ngày hội hát đúm
với các làng, thi hát với người chơi hội ở Thuỷ Nguyên. Chiều ngày mồng 6,
các cụ tiên thứ chỉ của các làng Yên Đông, Phong Cốc, Cẩm La và các dòng
họ làm lễ yết tại miếu thờ. Sau đó họp bàn cắt cử chủ tế, bồi tế, đông xướng,
tây xướng và những người chấp sự của đồn tế tứ thơn. Và tế Tiên cơng vào
buổi trưa ngày mồng 7 tháng Giêng, thường là những người trong đội tế của
các dòng họ, am hiểu nghi thức, nghi lễ của một cuộc tế. Riêng chủ tế được
bình chọn kỹ lưỡng. Chủ tế thường được chọn luân phiên hàng năm giữa các
thôn Yên Đông, Phong Cốc, Cẩm La, Trung Bản. Chủ tế phải là người cao
tuổi, có sức khỏe, khơng có tang trở, vợ chồng song tồn, con cái phương
trưởng, có nếp có tẻ (có nam có nữ) gia đình hồ thuận, ăn ở đức độ, có uy tín
với làng xã. Người được chọn làm chủ tế thì con cháu làm mâm cỗ ra từ
21


đường dòng họ cáo với tiên tổ và đến miếu Tiên công tạ Tiên công. Chiều

mồng 6, các cụ tiên thứ chỉ cịn điểm lại các cụ ơng, cụ bà trịn 80, 90 tuổi,
100 tuổi ở các làng, chọn ln bốn cụ Thượng tiêu biểu có sức khoẻ để đắp đê
tượng trưng ở cửa miếu vào ngày chính hội (mồng 7 tháng Giêng) và hai cụ
Thượng đánh vật tượng trưng ở miếu Tiên Công trong nghi lễ của hội. Sau đó,
chỉ huy thanh niên đắp một con đê bằng đất tượng trưng ở cửa miếu để các cụ
thượng thọ đắp đê tượng trưng trong ngày chính hội.
Nghi lễ mừng thọ
Con cháu các gia đình có cụ thượng thọ chuẩn bị lễ phục cho các cụ. Lễ
phục cho cụ ông gồm: khăn xếp màu đen, áo dài bằng vải satanh hoặc lụa
màu xanh, đỏ hoặc vàng có in nhiều hình chữ Thọ, quần trắng, giày vải nhung
màu trắng, gậy chống làm bằng cây trúc hoặc gỗ được trang trí đẹp. Một ống
điếu cổ trang trí đẹp.
Lễ phục cho cụ bà gồm: khăn vấn bằng nhung the đen, áo cánh bên
trong, bên ngoài là áo dài tứ thân màu gụ, áo ngắn dài tay để vận bên ngoài
được may bằng vải nhung the trần hai lớp, tràng hạt đeo cổ, quần được may
bằng vải lụa hoặc satanh màu đen, giầy bằng vải nhung màu xanh, đỏ hoặc
vàng, gậy cầm tay được làm bằng trúc hoặc gỗ được trang trí đẹp và một hộp
đựng trầu cau. Ngày nay, cụ Bà thượng thọ cũng được con cháu sắm trang
phục áo dài bằng sa tanh hoặc lụa màu xanh, đỏ hoặc vàng in trang trí nhiều
chữ Thọ.
Lễ thượng thọ còn được gọi bằng những tên khác là lễ kính xỉ, lễ thiên
tước. Đó thực sự là một lễ hội gia đình, họ tộc. Người ta quan niệm gia tộc
nào có người thượng thọ nghĩa là gia tộc đó ăn ở phúc đức, làm nhiều việc
thiện, lao động sản xuất giỏi nên được các Tiên công phù trợ cho trường thọ.
Bất kể là ai, dù ở chi trên hay chi dưới, người đạt đến tuổi thượng thọ đều

22


được gia tộc kính trọng gọi là "Cụ Thượng" và trở thành tên gọi thứ hai mà

mọi người trong gia tộc sẽ dùng trong giao tiếp với người đạt đến tuổi đó.
Những người hàng trên bậc cha chú của cụ Thượng, khi đến mừng thọ vẫn nói
chúc mừng cụ Thượng. Với người hàng trên đến mừng thọ thì cụ Thượng
nhận lễ xong phải đứng lên rời ghế thọ để mời các bậc hàng trên là cha chú ra
bàn uống nước. Các cụ Thượng đến từ đường được trân trọng, được hội đồng
gia tộc xin ý kiến về nhiều việc của họ tộc như cúng tế, sửa sang từ đường.
Việc tổ chức các công việc hiếu, hỉ, khai trương, khánh thành nhà mới và nhất
định phải mời được cụ Thượng đến dự để lấy may mắn.
Vào dịp này, các con cháu trong gia đình góp phần chi phí cho gia đình
tổ chức lễ thượng thọ. Người có nhiều thì làm kép, gia đình hẹp thì làm đơn,
cịn họ tộc thì giúp các đồ khí tự và nhân lực cho các đồn rước. Mọi người
cho rằng đó là tuổi trời ban ("thiên tước") cho cả gia đình và họ tộc. Lễ
thượng thọ được chuẩn bị chu đáo từ trước tết, có khi trước tết hàng tháng.
Con cháu các cụ phải lên danh sách khách mời, phân hàng thứ bậc để xếp
mâm, dự tính khách mời từ những họ tộc khác, lo chuẩn bị các loại thực
phẩm, lương thực và người làm cỗ để khoản đãi khách. Người dân vùng đảo
Hà Nam (đặc biệt là dân bốn xã: Cẩm La, Phong Cốc, Trung Bản và Yên
Đông) đều cho rằng lễ thượng thọ quan trọng hơn cả lễ cưới và lễ tang. ở đảo
Hà Nam cịn có phong tục người nào đã đạt qua tuổi thượng thọ khi qua đời
thì con cháu rất ít khóc, tang lễ được con cháu tổ chức long trọng, trong suy
nghĩ cha mẹ quy tiên với tâm thế mãn nguyện, đám tang khơng thổi kèn khốc
mà có đội nhạc bát âm cử điệu lưu thuỷ hành vân, khi đưa đám cũng có bát
biểu, cờ ngũ phương như ngày hội. Tục này nay vẫn còn.
Nghi lễ mừng thọ thường được tổ chức như sau: cụ Thượng ngồi trên
ghế thọ (nếu không song thọ vẫn mời ông hoặc bà ngồi với cụ Thượng, nếu cụ

23


Thượng chỉ cịn một mình thì bố trí một ghế cho cụ). Khi con cháu, họ tộc,

khách mời, dân làng đến đông đủ, buổi lễ sẽ được bắt đầu.
Lễ mừng thọ ở gia đình thường diễn ra vào buổi sáng hoặc chiều ngày
mồng 6 tháng Giêng: cụ Thượng vào bàn thờ gia tiên thắp hương lễ tiên tổ rồi
ra ngồi trên ghế thọ. Con cháu xa gần, dòng tộc, láng giềng ngồi ở bàn ghế
trong sân rạp. Người con trưởng lên đọc văn truy ơn cha mẹ, hứa với cha mẹ
giữ trọn đạo hiếu, đồn kết trong gia đình, dịng tộc và xóm giềng, ni dạy
con cháu tốt, phát triển kinh tế gia đình, cám ơn con cháu, họ hàng, lối xóm
đến mừng thọ cụ Thượng. Sau đó, người con trưởng đến lễ sống cụ Thượng.
Tiếp theo đó lần lượt các anh em trong thân tộc, con cháu, bạn bè vào lễ sống
cụ Thượng, chúc thọ cụ Thượng mạnh khoẻ, sống lâu và mừng rượu, hoa quả,
bánh trái. Có người còn làm câu đối mừng thọ. Cụ Thượng phát lộc cho người
vừa mừng thọ cụ, thường là bánh kẹo, hoa quả. Con cháu cụ Thượng mời
khách khứa, bạn bè sau khi mừng thọ ngồi lại ăn trầu, bánh kẹo, uống nước
gọi là hưởng lộc cụ Thượng. Gia đình khá giả thì làm cỗ mời khách, người
thân và con cháu. Thường là từ chiều đến đêm ngày mồng 6, họ hàng thân
thích, con cháu tấp nập đi chúc thọ cụ Thượng, cả một vùng q náo nhiệt
khơng khí của đêm hội Tiên công.
2.2.3.2.Lễ Rước thọ và lễ tế Tiên Công
Sáng sớm ngày mồng 7 tết, từ 5 giờ, các gia đình có cụ thượng thọ đã
có đồn bắt đầu khởi hành đồn rước. Đi đầu đồn rước là ba người đóng giả
các chú tễu múa gậy, múa quạt làm nhiệm vụ dẹp đường, tiếp sau là đội trống
cà rồng não bạt gồm: trống cái, trống con, thanh la, não bạt, mõ. Đi sau đoàn
trống cà rồng là hai hàng cờ ngũ sắc do năm nam thanh niên đầu quấn khăn
đỏ, lưng áo thắt đai (khăn xanh) hoặc năm nữ thanh niên, đầu vấn tóc mặc áo
dài tứ thân, tay giương cao cờ ngũ sắc để điều hành đồn rước. Đó là năm

24


màu cờ dùng để báo hiệu sự di chuyển của đoàn rước. Nếu cờ vàng được

giương phất lên đi đầu nghĩa là đám rước dừng lại, nếu cờ xanh được giương
phất lên thì đồn rước đi về hướng đơng và cờ xanh đi đầu. Cờ tím phất lên
thì đồn rước đi về hướng tây và cờ tím đi đầu. Nếu cờ trắng được phất lên thì
đồn rước đi về hướng bắc và cờ trắng đi đầu. Nếu cờ đỏ được phất lên thì
đồn rước đi về hướng nam và cờ đỏ đi đầu. Các đoàn rước đi từ khắp các ngả
đường làng rồi đều tập trung về miếu Tiên công trong cùng một ngày, cùng
thời điểm. Vì các đường làng chật kín người xem rước, nên các đồn rước cụ
Thượng phải nhìn cờ của nhau để điều chỉnh đi nhanh hay chậm. Đồn rước
cụ Thượng đi sau cứ nhìn cờ đồn đi trước mà điều chỉnh đồn rước của
mình. Đi sau hàng cờ ngũ sắc là hai hàng bát bảo (bát bửu) do mười nữ tú đầu
vấn khăn mỏ quạ, hai dải khăn thắt phía sau gáy, mặc trang phục áo dài tứ
thân, chân đi giày vải, đi nghiêng người, hai hàng quay mặt đối diện nhau. Đi
sau hai hàng bát bảo là đội nhạc bát âm, các nhạc công đội khăn xếp, mặc áo
lương (áo dài the đen) vừa đi vừa chơi khúc nhạc “Lưu thuỷ hành vân". Đi
sau đội nhạc bát âm là những người con gái hoặc dâu hoặc cháu gái nội cụ
Thượng đội hai mâm lễ vật dâng Tiên cơng gồm: một mâm có chai rượu
trắng, một buồng cau, một ít lá trầu, bánh dày hoặc bánh chưng, một con gà
luộc hoặc thịt lợn (thủ lợn và đuôi lợn cài ngang hàm) và một đĩa muối. Một
mâm ngũ quả. Kế sau hai mâm lễ vật là một án gian (hương án) do tám thanh
niên đầu quấn khăn đầu rìu, mặc áo thắt đai màu đỏ, là họ hàng cụ Thượng
khiêng. Trên án gian bày một con long mã được làm bằng hoa, quả, lá, dây
móc; một mâm ngũ quả, hai lộc bình cắm hoa đào hoặc cúc vạn thọ... Sau án
gian, người ta rước chữ Thọ được viết trên khung giấy hoặc khung vải lụa,
tranh vẽ Phúc - Lộc - Thọ. Kế hai bên là các câu đối chúc Thọ. Võng đào của
cụ Thượng đi liền sau chữ Thọ, võng đào được tết bằng các sợi dây đay
nhuộm màu đỏ, võng được trải vải sa tanh, vải lụa hoặc vải nhiễu in hình chữ

25



×