Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GDao trong thi nha toan hoc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.6 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

GS. Đào Trọng Thi - nhà toán học tài năng, nhà


quản lý tâm huyết



Thứ Năm, 23/09/2010, 10:29 SA | Lượt xem: 191


<b>Giới khoa học, đặc biệt giới toán học ở Việt Nam và nhiều</b>


<b>nước trên thế giới cũng rất quen thuộc với tên tuổi của nhà</b>


<b>toán học Đào Trọng Thi, một trong những chuyên gia hàng</b>


<b>đầu về hình học tơpơ của Việt Nam. </b>



Với ông, tư cách, phẩm chất, tài năng của một nhà khoa học, đồng thời cũng là một
nhà quản lý luôn hồ quyện, gắn bó, bổ sung, hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực công tác.


Đào Trọng Thi sinh ngày 23.3.1951, tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình thuộc
dịng họ Đào Trọng nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, hiển vinh ở quê hương danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh
Khiêm - tản cư trong thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Hịa bình lập lại năm 1954, cùng gia đình về tiếp quản Thủ đô, Đào Trọng Thi theo học tại Trường Tiểu học
Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Suốt bậc tiểu học, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi tồn diện. Mặc dù cũng
rất u thích mơn Văn nhưng cậu ln dành cho mơn Tốn sự ưu ái đặc biệt mỗi lần phải chọn lựa môn thi
khi được cử tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cả hai môn được tổ chức vào cùng một thời gian.


Hết bậc tiểu học, Đào Trọng Thi chuyển tới học tại trường cấp II Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại ngôi
trường này, niềm say mê những con số của Đào Trọng Thi càng được bộc lộ rõ nét hơn. Năm 1963, với giải
Nhất mơn Tốn lớp 5 tồn thành phố Hà Nội, cậu ấp ủ mơ ước trở thành một nhà toán học trong tương lai.
Năm 1964, Mỹ leo thang ra miền Bắc, Đào Trọng Thi theo cơ quan bố sơ tán về Vĩnh Phúc. Cậu theo học tại
trường cấp III Yên Lạc. Khác với nhiều bạn cùng trang lứa, Đào Trọng Thi thường dùng thời gian rảnh rỗi
mày mò tự học tiếng Nga để có thể đọc hiểu được một số tài liệu đơn giản. Cùng với niềm hứng thú tự học
ngoại ngữ là niềm say mê tìm hiểu những kiến thức mới trên những trang tạp chí Tốn học và Tuổi trẻ. Chính
tờ tạp chí này đã mở rộng tầm nhìn của cậu về thế giới của những con số, về những người có cùng niềm đam
mê Tốn học như cậu. Cậu tham gia giải các bài toán khó và nhiều lời giải hay của cậu đã được chọn đăng


trên tạp chí Tốn học và Tuổi trẻ. Cái tên Đào Trọng Thi bắt đầu được giới học sinh giỏi Toán chú ý từ đây.
Năm 1965, Đào Trọng Thi được nhà trường cử dự thi và trúng tuyển vào lớp Toán đặc biệt (Khối THPT
chuyên Toán - Tin học hiện nay) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tập trung tại giảng đường 19
Lê Thánh Tông, Hà Nội, cậu cùng với 63 bạn cùng lớp chuyển tới "làng Đại học Tổng hợp" khi đó đang sơ tán
tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái. Với sự giảng dạy đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm lâu năm của
các thầy Khoa Tốn, trong đó có cả những nhà khoa học nổi tiếng như GS. Lê Văn Thiêm, Hồng Tụy, Phan
Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp..., năng khiếu toán học của Đào Trọng Thi được bồi dưỡng và phát triển. Năm
1968, cậu đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Tốn tồn miền Bắc. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trung học phổ
thông, cậu được Nhà nước chọn cử sang Liên Xô học bậc đại học.


Cuối năm 1968, lần đầu tiên đặt chân đến đất nước của Lênin, anh sinh viên Đào Trọng Thi không khỏi xúc
động trước cơ hội được học tập trong một nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Năm đầu tiên đến Liên Xô,
Đào Trọng Thi được phân công học tiếng Nga tại Trường Đại học Belaruxia (Minsk). Trong khi nhiều bạn cịn
phải đánh vật với tiếng Nga thì Đào Trọng Thi, với vốn tiếng Nga tự trang bị khi còn ở trong nước, đã bắt đầu
nghiền ngẫm các cuốn sách chuyên ngành mượn trong thư viện của trường. Kết thúc xuất sắc năm dự bị
tiếng và với thành tích học tập trong nước, Đào Trọng Thi được tuyển chọn vào học tại Khoa Tốn - Cơ,
Trường Đại học Tổng hợp Lơmơnơxốp - một trung tâm khoa học nổi tiếng thế giới. Tại đây, anh đã may mắn
được dự các bài giảng chun đề của nhà tốn học trẻ tuổi A.T. Fơmenko về những thành tựu nghiên cứu
xuất chúng của ông trong lĩnh vực Các phương pháp Tôpô trong phép biến phân hiện đại. Cơ duyên gặp gỡ
với Giáo sư A.T. Fômenko cũng là một động lực thôi thúc anh chọn chuyên ngành hình học vi phân và Tơpơ.
Năm 1974, với tấm bằng đỏ tốt nghiệp đại học cùng hai bài báo khoa học được tặng Giải thưởng sinh viên
nghiên cứu khoa học, Đào Trọng Thi được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Hành trình hồn thành luận án tiến sĩ
của Đào Trọng Thi cũng lại được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo sư A.T. Fơmenco - người thầy đã
từng dìu dắt Đào Trọng Thi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

năm. Được sự chấp thuận và động viên của thầy hướng dẫn, anh tập trung nghiên cứu đề tài: "Thiết lập các
tiêu chuẩn hữu hiệu để xác định các mặt cực tiểu toàn cục" - một vấn đề cịn ít được khai phá, nhất là các kết
quả mang tính tổng thể. Đề tài hóc búa nhưng có nhiều hứa hẹn đã cuốn hút Đào Trọng Thi dốc toàn tâm,
toàn lực nghiên cứu. Trên cơ sở khai thác và kết hợp các ý tưởng và phương pháp luận hiện đại của một vài
chuyên ngành toán học như Đại số, Giải tích lồi và Tơpơ, Đào Trọng Thi đã trở thành người "mở đường" đề


xuất phương phápdạng cỡ. Hơn 3 năm dày công nghiên cứu, Đào Trọng Thi đã cơng bố 7 bài báo trên các
tạp chí tốn học có uy tín bậc nhất trên thế giới. Nghiên cứu của anh làm nền tảng cho việc phát triển và hệ
thống hóa lý thuyết hình học định cỡ do nhiều nhà toán học thuộc các trường phái Nga và phương Tây thực
hiện. Năm 1977, anh đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Hội đồng Khoa học Trường Đại học Tổng hợp
Lômônôxốp đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của anh, đồng thời khẳng định khả năng phát triển thành
luận án tiến sĩ khoa học của đề tài và đề nghị anh tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện cơng trình để bảo vệ học vị
tiến sĩ khoa học.


Trở về nước, Đào Trọng Thi được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phân công giảng dạy tại Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội - ngôi trường đã tạo dựng, vun đắp cho anh hoài bão, niềm say mê cùng những
kiến thức Toán học cần thiết đầu tiên khi cịn là một học sinh phổ thơng chun Toán. Năm 1979, Đào Trọng
Thi được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ mơn Hình học - Tơpơ - Đại số thuộc Khoa Tốn - Cơ. Thời gian này,
ngồi thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy và quản lý được giao, anh tập trung dành thời gian "tấn cơng"
"Bài tốn Plateau tương đối nhiều chiều" đã ấp ủ từ lâu và chuẩn bị bản thảo luận án tiến sĩ khoa học <b>"Các đa</b>
biến tạp và bài tốn biến phân hình học nhiều chiều trên các đa tạp Rieman<b>"</b>. Năm 1982, anh được trở lại
Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp với tư cách là thực tập sinh cao cấp để hoàn thiện và chuẩn bị bảo vệ
luận án tiến sĩ khoa học. Bản luận án đã gây được tiếng vang trong giới tốn học Liên Xơ và thế giới. Trên cơ
sở luận án tiến sĩ khoa học, Đào Trọng Thi cùng với Giáo sư A.T. Fômenko biên soạn cuốn sách chuyên khảo
"Các mặt cực tiểu, các đa biến tạp phân tầng và bài toán Plateau" và đã được nhà xuất bản Nauka (Liên Xô)
phát hành rộng rãi năm 1987. Năm 1991, cuốn sách này đã được nhà xuất bản Hội Toán học Mỹ dịch sang
tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ. Với các thành tựu đạt được trong nghiên cứu toán học, năm 1985, Đào Trọng
Thi được ghi danh vào Từ điển Bách khoa Tồn thư Tốn học Liên Xơ với tư cách là một chuyên gia đầu
ngành của lĩnh vực Bài Plateau nhiều chiều.


Sau khi bảo vệ thành công học vị tiến sĩ khoa học, năm 1984, Đào Trọng Thi trở về Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội tiếp tục thực hiện chức trách của một giảng viên đại học. Năm 1991, khi trịn 40 tuổi, ơng được đặc
cách phong học hàm Giáo sư (khơng qua Phó giáo sư) và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất của
ngành Toán học và của giới khoa học Việt Nam lúc đó. Trong nhiều năm, vừa là một nhà khoa học, vừa là
một cán bộ giảng dạy, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Giáo sư cũng rất tích cực quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ. Dưới sự hướng dẫn


của ông, 7 luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành cơng, nhiều học trị do ông đào tạo nay đã trở thành những
cán bộ chủ chốt của một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu tốn học. Ơng đã viết giáo trình "Hình học giải tích"
và "Giáo trình rút gọn về hình học giải tích" dành cho sinh viên ngành Tốn học và giáo trình "Hình học vi
phân" dành cho sinh viên hệ cử nhân tài năng Tốn học. Trong cơng tác nghiên cứu khoa học, Giáo sư đã
công bố gần 40 công trình khoa học tại các tạp chí tốn học có uy tín trong nước và quốc tế. GS.TSKH Đào
Trọng Thi cũng đã chủ trì thực hiện thành cơng 4 đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, 2 đề tài trọng
điểm ĐHQGHN. Ông là một trong những người tham gia sáng lập hệ cử nhân khoa học tài năng tại Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN - mơ hình đào tạo chất lượng cao đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng
các chuẩn mực quốc tế, đồng thời trực tiếp tham gia giảng dạy đào tạo hệ đặc biệt này từ những ngày đầu ở
giai đoạn thí điểm, kiên trì áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm tăng cường tư duy sáng tạo của sinh
viên. Nhờ những thành công ban đầu trong đào tạo nguồn nhân lực tài năng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
GS. Đào Trọng Thi, ĐHQGHN đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiệm vụ chuẩn bị
dự án mang tầm cỡ quốc gia: Thí điểm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cương vị của người giữ trọng trách cao nhất của ĐHQGHN hiện nay, GS. Đào Trọng Thi trở thành điểm quy
tụ, thống nhất trí tuệ, tài năng, trách nhiệm, tình cảm của hàng nghìn cán bộ nhân viên, hàng chục nghìn học
sinh, sinh viên để cùng nhau kiên trì phấn đấu thực hiện sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó là phát
triển một mơ hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực hiện đại, tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới.


Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và trong công tác lãnh
đạo quản lý, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước. Nhiều cơ quan
và tổ chức khoa học, giáo dục quốc tế cũng đánh giá rất cao những đóng góp của ơng cho sự nghiệp giáo dục
đại học chung của thế giới và đã trao tặng ông nhiều phần thưởng và danh hiệu danh dự./.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×