Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá và thân cây đậu biếc clitoria ternatea l fabaceae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.11 MB, 118 trang )

.

i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*

NGUYỄN HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ VÀ THÂN CÂY ĐẬU BIẾC

Clitoria ternatea L. Fabaceae

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

.


.

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*

NGUYỄN HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ VÀ THÂN CÂY ĐẬU BIẾC

Clitoria ternatea L. Fabaceae

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền
Mã số: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN LẸO

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

.


.

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nguyễn Hồng Nhung

.


.

iii

TĨM TẮT
Luận văn thạc sĩ – Khóa 2018-2020
Ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền – Mã số: 8720206
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ VÀ THÂN CÂY ĐẬU BIẾC
(Clitoria ternatea L. Fabaceae)
Nguyễn Hồng Nhung
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Văn Lẹo
Mở đầu và đặt vấn đề
Việc nghiên cứu các chất mang hoạt tính sinh học cao và có khả năng chống oxy hóa có
trong các lồi cây, cỏ tác dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày là vấn đề quan tâm của
tồn xã hội. Gần đây, có một loại cây được sử dụng như một loại cây cảnh đẹp và lạ, đó là
cây Đậu Biếc (Clitoria ternatea L.). Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng để làm cảnh, cây còn
đem lại một số tác dụng chữa bệnh như giải nhiệt, chống nhiễm trùng phổi, ho, viêm lở
ngồi da. Về hóa thực vật, trong cây có sự hiện diện của flavonoid, saponin, alkaloid và
các triterpenoid. Để góp phần tìm hiểu thêm về giá trị mà cây thuốc đem lại, đó là lý do
thực hiện đề tài “Khảo sát thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá và

thân cây Đậu biếc (Clitoria ternatea)”.
Đối tượng
Thân và lá cây Đậu Biếc thu hái tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu vào tháng 10/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa các cao phân đoạn phần trên mặt đất cây Đậu Biếc bằng
phương pháp DPPH. Sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 80%, chiết phân bố
lỏng - lỏng, sắc ký cột pha thuận, sắc ký rây phân tử và các phương pháp tinh chế khác để
phân lập các hợp chất tinh khiết từ phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Xác định
cấu trúc của các chất đã phân lập bằng phương pháp phổ học (UV, MS, NMR).
Kết quả và bàn luận
Ở nồng độ thử nghiệm 100 và 50 µg/ml, các cao có hoạt tính chống oxy hóa giảm dần theo
thứ tự cao ethyl acetat ≈ cao chloroform > cao nước > cao n-hexan. Bột dược liệu (10 kg)
được chiết ngấm kiệt với cồn 80%, cô thu hồi dung môi, loại chlorophyll, chiết phân bố
lỏng-lỏng, loại dung môi thu được cao n-hexan (3,2 g), cao chloroform (26,5 g), cao ethyl
acetat (98,5 g) và cao nước (250,0 g). Từ 50 g cao ethyl acetat qua quá trình phân lập thu
được 5 hợp chất: kaempferol-3-O-neohesperidosid (6700 mg), kaempferol (17,8 mg),
lobatchrosin (12,3 mg), astragalin (1000 mg) và isoquercitrin (22,5 mg). Trong đó, hợp chất
lobatchrosin lần đầu tiên được phân lập từ chi Clitoria. Kaempferol-3-O-neohesperidosid,
lobatchrosin, astragalin khơng có hoạt tính chống oxy hóa . Kaempferol và isoquercitrin có
hoạt tính chống oxy hóa ở mức độ trung bình.
Kết luận
Từ cao phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất đã phân lập được 5
hợp chất: kaempferol-3-O-neohesperidosid (6700 mg), kaempferol (17,2 mg), lobatchrosin
(12,3 mg), astragalin (1030 mg) và isoquercitrin (22,5 mg). Trong đó, hợp chất lobatchrosin
lần đầu tiên được phân lập từ chi Clitoria. Kaempferol-3-O-neohesperidosid, lobatchrosin,
astragalin khơng có hoạt tính chống oxy hóa. Kaempferol và isoquercitrin có hoạt tính chống
oxy hóa trung bình.

.



.

iv

ABSTRACT
Master’s thesis – Academic course: 2018– 2020
Speciality: Pharmacognosy – Traditional Pharmacy Speciality code: 8720206

BIOACTIVITY-GUIDED ISOLATION OF ANTIOXIDANT
CONSTITUENTS FROM THE LEAVES AND THE STEMS OF
BUTTERFLY PEA (CLITORIA TERNATEA L.)
Nguyen Hong Nhung
Supervisors: Dr. Vo Văn Leo
Introduction
Researching substances with high biological activity and antioxidant properties in plants
and grasses that have practical effects in daily life and that is also a concern of the whole
society. Recently, there is a plant that has been used as a beautiful and exotic bonsai, the
tree Pea (Clitoria ternatea L.). However, besides being used as an ornamental, the tree also
offers a number of therapeutic effects such as cooling, preventing lung infections,
coughing, and skin sores. In phytochemical terms, there are flavonoids, saponins, alkaloids
and triterpenoids in the plant. In order to contribute to learning more about the value of this
medicinal plant, the study of the chemical composition of Clitoria ternatea" was carried
out.
Materials
Stems and leaves of Clitoria ternatea L. were collected from Bac Lieu city, Bac Lieu
province in Ortober, 2019.
Methods
The antioxidant activities of extracts, fractions and isolated compounds were tested by
DPPH assay in vitro. Percolation, liquid-liquid distribution, column chromatography,…

and other purification methods were used for extracting and separating. Structure
determination was based on UV, MS and NMR spectrometric methods.
Results and discussion
Screening to choose the highest antioxidant fraction at the concentration of 100 and 50
μg/ml, the antioxidant activities of fractions decrease in order: ethyl acetate fraction,
chloroform fraction, water fraction, n-hexan fraction. Dried aerial parts of Clitoria ternatea
L (10 kg) was extracted with 80% ethanol, solvent was removed by evaporating under
reduced pressure to give the ethanol extract. The extract was diluted with water and
distributed into 4 fractions: n-hexan (3.2 g), chloroform (26.5 g), ethyl acetate (98.5 g) and water
(250.0 g). From the ethyl acetate fraction (the highest antioxidant fraction), 5 compounds:
kaempferol-3-O-neohesperidosid (6700 mg), kaempferol (17.8 mg), lobatchrosin (12.3 mg),
astragalin (1000 mg) and isoquercitrin 22.5 mg). Among them, lobatchrosin have been
isolated from Clitoria genus for the first time. Kaempferol-3-O-neohesperidoside,
lobatchrosin, astragalin have no antioxidant activity. Kaempferol and isoquercitrin has a
medium antioxidant activity.
Conclutions
5 compounds: kaempferol-3-O-neohesperidoside (6700 mg), kaempferol (17.2 mg),
lobatchrosin (12.3 mg), astragalin (1030 mg) and isoquercitrin were isolated from the ethyl
acetate fraction which is the highest antioxidant fraction. According to published data, until
now lobatchrosin have been isolated from Clitoria genus for the first time. Kaempferol-3-Oneohesperidoside, lobatchrosin, astragalin have no antioxidant activity. Kaempferol and
Isoquercirin showed medium antioxidant activity.

.


.

v

MỤC LỤC

TÓM TẮT ............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC..................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm của chi Clitoria .................................................................................... 2
1.1.3. Thực vật học loài Đậu Biếc ................................................................................. 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC LỒI ĐẬU BIẾC ..................... 4
1.3. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẬU BIẾC....................................... 5
1.3.1. Tác dụng dược lý................................................................................................. 5
1.3.2. Công dụng của cây Đậu Biếc ............................................................................ 11
1.4. TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA ........ 12
1.4.1. Đại cương về gốc tự do ..................................................................................... 12
1.4.2. Các chất chống oxy hóa .................................................................................... 12
1.4.3. Thử nghiệm đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro .................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 19
2.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................................... 19
2.1.2. Dung mơi, hóa chất, dụng cụ sử dụng ............................................................... 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 21
2.2.1. Khảo sát thực vật học ........................................................................................ 21
2.2.2. Thử tinh khiết .................................................................................................... 21
2.2.3. Nghiên cứu thành phần hoá học ........................................................................ 21
2.2.4. Thử tác dụng chống oxy hố trên mơ hình DPPH ............................................ 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 27
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC ......................................................... 27

3.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 27
3.1.2. Đặc điểm vi học ................................................................................................ 28

.


.

vi

3.1.3. Soi bột ............................................................................................................... 32
3.2. THỬ TINH KHIẾT ................................................................................................ 32
3.3. HÀM LƯỢNG CHẤT CHIẾT ĐƯỢC ................................................................. 33
3.4. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC .................................................................................... 33
3.4.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật ........................................................... 33
3.4.2. Xác định HTCO của các cao phân đoạn dịch chiết ........................................... 34
3.4.3. Chiết xuất và tách phân đoạn ............................................................................ 36
3.4.4. Phân lập cao CT-E ............................................................................................ 37
3.4.5. Phân lập và kiểm tra độ tinh khiết các hợp chất từ cao CT-E ........................... 40
3.4.6. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được ........................................... 51
3.5. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA CỦA CHẤT TINH KHIẾT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DPPH ................................................................................... 66
CHƯƠNG 4.. BÀN LUẬN................................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 71
PHỤ LỤC........................................................................................................................ PL.1

.



.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số cây trong chi Clitoria [4] ................................................................3
Bảng 2.1. Cách pha mẫu đo của phương pháp DPPH. .............................................25
Bảng 3.1. Kết quả thử tinh khiết của dược liệu Đậu biếc .........................................32
Bảng 3.2. Hàm lượng chất chiết được của dược liệu Đậu biếc.................................33
Bảng 3.3. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật Đậu biếc .....................33
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm HTCO của các cao chiết ..........................................35
Bảng 3.5. Kết quả sắc ký cột nhanh cao CT-E .........................................................38
Bảng 3.6. Kết quả sắc ký cột cổ điển phân đoạn E3.5 ..............................................40
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của CT2 trên UPLC-PDA ........................41
Bảng 3.8. Kết quả sắc ký rây phân tử tủa từ phân đoạn E4 ......................................42
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của CT3 trên UPLC-PDA ........................44
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của CT4 trên UPLC-PDA ......................46
Bảng 3.11. Kết quả sắc ký cột cổ điển phân đoạn E10 .............................................46
Bảng 3.12. Kết quả sắc ký rây phân tử phân đoạn E10.4 .........................................47
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của CT5 trên UPLC-PDA ......................48
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của CT1 trên UPLC-PDA ......................51
Bảng 3.15. Dữ liệu phổ NMR của CT2 ....................................................................53
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của CT3 ....................................................................55
Bảng 3.17. Dữ liệu phổ NMR của CT4 ....................................................................58
Bảng 3.18. Dữ liệu phổ NMR của CT1 ....................................................................61
Bảng 3.19. Dữ liệu phổ NMR của CT5 ....................................................................65
Bảng 3.20. Kết quả thử HTCO của vitamin C ..........................................................31
Bảng 3.21. Kết quả thử HTCO của CT1 ...................................................................31

Bảng 3.22. Kết quả thử HTCO của CT2 ...................................................................31
Bảng 3.23. Kết quả thử HTCO của CT3 ...................................................................32
Bảng 3.24. Kết quả thử HTCO của CT4 ...................................................................32

.


.

viii

Bảng 3.25. Kết quả thử HTCO của CT5 ...................................................................32
Bảng 3.26. Tổng kết HTCO của các chất tinh khiết phân lập được .........................66

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh lồi Đậu biếc................................................................................4
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số flavonoid tiêu biểu phân lập từ Đậu biếc ............5
Hình 1.3. Phản ứng trung hịa gốc DPPH .................................................................16
Hình 2.1. Hình ảnh ngun liệu Đậu biệc thực hiện nghiên cứu ..............................19
Hình 3.1. Hình thái phần trên mặt đất của lồi Đậu biếc ..........................................27
Hình 3.2. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo lá Đậu biếc ........................................................28
Hình 3.3. Vi phẫu chi tiết gân giữa ...........................................................................29
Hình 3.4. Vi phẫu chi tiết phiến lá ............................................................................29
Hình 3.5. Biểu bì lá Đậu biếc ....................................................................................30
Hình 3.6. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo thân Đậu biếc ....................................................31
Hình 3.7. Vi phẫu chi tiết của thân ...........................................................................31
Hình 3.8. Các cấu tử trong bột dược liệu phần trên mặt đất của Đậu biếc ...............32
Hình 3.9. Sắc ký đồ các cao phân đoạn với thuốc thử DPPH ...................................35
Hình 3.10. Sơ đồ phân tách các cao phân đoạn từ dịch chiết lá và thân Đậu biếc ...37
Hình 3.11. Sắc ký đồ các phân đoạn E1 – E14 .........................................................39

Hình 3.12. Sắc ký đồ đánh giá HTCO của các phân đoạn E1 – E14 trên SKLM.....39
Hình 3.13. sắc ký đồ các phân đoạn E3.1 – E3.3 ......................................................41
Hình 3.14. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của CT2 bằng SKLM ...............................41
Hình 3.15. Sắc ký đồ UPLC-PDA kiểm tra độ tinh khiết của CT2 ..........................42
Hình 3.16. Sắc ký đồ các phân đoạn E4.1 – E4.3 .....................................................43
Hình 3.17. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của CT3 bằng SKLM ...............................43
Hình 3.18. Sắc ký đồ UPLC-PDA kiểm tra độ tinh khiết của CT3 ..........................44
Hình 3.19. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của CT4 bằng SKLM ...............................45

.


.

ix

Hình 3.20. Sắc ký đồ UPLC-PDA kiểm tra độ tinh khiết của CT4 ..........................45
Hình 3.21. Sắc ký đồ các phân đoạn E10.1 – E10.7 .................................................47
Hình 3.22. Sắc ký đồ các phân đoạn E10.4.1 – E10.4.2 ...........................................47
Hình 3.23. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của CT5 bằng SKLM ...............................48
Hình 3.24. Sắc ký đồ UPLC-PDA kiểm tra độ tinh khiết của CT5 ..........................49
Hình 3.25. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của CT1 bằng SKLM ...............................50
Hình 3.26. Sắc ký đồ UPLC-PDA kiểm tra độ tinh khiết của CT1 ..........................50
Hình 3.27. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao ethyl acetat của Đậu biếc ...............51
Hình 3.28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của CT2 ........53
Hình 3.29. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của CT3 ........56
Hình 3.30. cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của CT4 .........59
Hình 3.31. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của CT1 ........63
Hình 3.32. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC, COSY chính của CT5 ........66
Hình 3.33. Biểu đồ so sánh IC50 của các chất thể hiện HTCO .................................67


.


.

x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt

Chữ nguyên

br

broad

CPM

chlorpheniramine maleat

CTE

Caov-3

d

doublet

DĐVN


DMSO

Dược điển Việt Nam
Distortionless Enhancement by
Polarization Transfer
Dimethyl sulfoxide

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

DEPT

HSQC

Đỉnh rộng

Cao chiết xuất Clitoria
ternatea
dòng tế bào ung thư buồng
trứng ở người
Đỉnh đôi

Cao chiết ethanol của rễ
Clitoria ternatea

ECTR

HMBC


Ý nghĩa

Heteronuclear Multiple Bond
Correlation
Heteronuclear Single Quantum
Correlation

bào ung thư cổ tử cung ở
người

Hela

HTCO

Hoạt tính chống oxy hóa

IC50

Inhibitory concentration 50%

Nồng độ ức chế 50%

J

Coupling constant

Hằng số ghép

m


multiplet

Đỉnh phức tạp

MS

Mass Spectroscopy

Phổ khối

MIC

nồng độ ức chế tối thiểu

MBC

nồng độ diệt khuẩn tối thiểu

MFC

MDAMB-231
NMR

Nuclear Magnetic Resonance

hoạt tính diệt nấm tối thiểu
ung thư vú phụ thuộc
hormon
ung thư vú không phụ thuộc

hormon
Cộng hưởng từ hạt nhân

ppm

parts per million

Phần triệu

PDA

Photodiode array

Dãy diod quang

MCF-7

.


.

xi

Chữ tắt

Chữ nguyên

Ý nghĩa


s

singlet

SKC

Sắc ký cột

SKĐ

Sắc ký đồ

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STZ

streptozotocin

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử

TDL


Trichosanthes dioica

UV-Vis

Ultraviolet - Visible

Tử ngoại - khả kiến

VLC

Vacuum liquid chromatography

Sắc ký cột chân không

VS

Vanillin-acid sulfuric

.

Đỉnh đơn


.

1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những đất nước có điều kiện tốt khí hậu tốt để thực vật phát
triển và tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm

có giá trị chữa bệnh cho con người. Chính vì vậy, nền y học cổ truyền đã sử dụng
những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên nhằm mục đích chữa bệnh, phịng bệnh,
nâng cao sức khỏe con người.
Trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tật thì sự hiện diện quá mức và mất cân đối
của các gốc tự do (free radical) có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sự tấn công
của các gốc tự do gây ra rất nhiều bệnh khác nhau, thí dụ như sự lão hóa da, suy
giảm miễn dịch, cao huyết áp, ung thư, tiểu đường,…. Sự gia tăng đột ngột các tác
động từ bên ngoài sẽ phá vỡ sự ổn định q trình oxy hóa và khả năng tự “thu dọn”
các gốc tự do của cơ thể, và do đó sẽ dẫn tới các tình trạng bệnh lý. Từ nguyên nhân
trên, nhu cầu về các loại thuốc cũng tăng cao.
Do đó, việc nghiên cứu các chất mang hoạt tính sinh học cao và có khả năng chống
oxy hóa có trong các lồi cây cỏ có tác dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày là
vấn đề quan tâm của tồn xã hội. Gần đây, có một loại cây được sử dụng như một
loại cây cảnh đẹp và lạ, đó là cây Đậu Biếc (Clitoria ternatea L.). Cây này có thể
bắt gặp ở hàng rào, nơi bán cây cảnh, nhà vườn,… Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng
để làm cảnh, cây còn đem lại một số tác dụng chữa bệnh như giải nhiệt, chống
nhiễm trùng phổi, ho, viêm lở ngoài da. Ngồi ra, dịch chiết của hoa cịn được dùng
làm màu thực phẩm [4]. Về hóa thực vật, trong cây có sự hiện diện của flavonoid,
saponin, alkaloid và các triterpenoid. Mặc dù cây đã được trồng ở Việt Nam khá lâu
nhưng gần đây mới được quan tâm về các tác dụng chữa bệnh trong y học.
Để góp phần tìm hiểu thêm về giá trị mà cây thuốc đem lại, đề tài “Khảo sát thành
phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của lá và thân cây Đậu Biếc (Clitoria
ternatea)” được tiến hành với các nội dung sau:
-

Thử tác dụng chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp đánh bắt gốc tự do
DPPH của các cao chiết từ cây Đậu Biếc.

-


Phân lập và xác định cấu trúc của các chất chính từ cao có tác dụng chống
oxy hóa mạnh qua sàng lọc trên mơ hình DPPH.

-

Thử hoạt tính chống oxy hóa của chất tinh khiết thu được sau khi phân lập.

.


.

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống Takhtajan (2009), lồi Đậu Biếc có vị trí phân loại như sau [44]
Giới Plantae (Giới thực vật)
Ngành Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)
Lớp Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)
Phân lớp Rosidea (phân lớp Hoa hồng)
Liên bộ Fabanae (Liên bộ Đậu)
Bộ Fabales (Bộ Đậu)
Họ Fabaceae (Họ Đậu)
Chi Clitoria L.
Loài Clitoria ternatea L. (Đậu Biếc)
1.1.2. Đặc điểm của chi Clitoria
Thảo dược lâu năm hoặc cây bụi nhỏ, thân leo. Lá kép 3 - 7 lá chét; lá kèm khơng
liên tục. Cụm hoa mọc ở nách lá, có 1 hoặc 2 hoa. Hoa to và sặc sỡ; lá bắc kép, liên

tục, lá bắc con tương tự như lá bắc hoặc lớn hơn một chút, hoặc đôi khi là lá chét.
Đài hoa màng, hình ống, 5 thùy; hình mác hoặc hình tam giác, bằng hoặc ngắn hơn
ống. Tràng hoa dài hơn đài hoa, kích thướt lớn, phẳng hoặc đơi khi có dạng nắp, có
nhiều lơng, hình móng vuốt, khơng có viền; cánh và tràng phụ ( keels) ngắn hơn
nhiều. Nhị hoa xếp thành hai bó, hoặc dính chùm; bao phấn một ơ. Bầu có cuống,

.


.

3

có đĩa mật; nhiều nỗn, dài và cong,có lơng. Trái của họ đậu, dài hoặc thn dài, hai
vỏ của nó có thể tách đơi, chứa nhiều hạt trong các khoang. Hạt gần tròn hoặc bầu
dục, quả bế ; rốn hạt nhỏ, ở trung tâm hoặc dưới, khơng có móng hạt. [56]
Bảng 1.1. Một số cây trong chi Clitoria [4]
Tên khoa học
Clitoria hanceana
Hemsl.

Clitoria mariana
L.

Clitoria laureola
Gagnep.

Tên tiếng
Việt
Đậu biếc

Hance

Đậu biếc
hoa tím

Đậu biếc
lơng vàng

Phân bố

Công dụng

Gia Lai, Đăk lăk, Tây Ninh,
Mianma, Trung Quốc,
Campuchia, Thái Lan

Rễ củ làm thuốc trị người già
bị viêm khí quản mạn tính và
các loại mụn nhọt.

Kon Tum, Gia Lai, Đăk lăk,
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà
Rịa- Vũng Tàu, Ấn độ, Trung
Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan.

Rễ, lá, hoa trị cảm mạo, sau
khi đẻ trị đau lưng, rễ dùng
trị sốt xuát huyết, hoa trị thận
hư, đau đầu.


Bình Dương, Đồng Nai, An
Giang. Lào, Campuchia, Thái
Lan

Củ chế một loại nước uống
bổ. dùng trị phù thũng và
dùng trị mụn nhọt

1.1.3. Thực vật học loài Đậu Biếc
1.1.3.1. Đặc điểm về thực vật học của loài Đậu Biếc
Cây thảo leo. Thân và cành mảnh, có lơng. Lá kép lơng chim lẻ, có 5-7 lá chét hình
trái xoan, có lông rải rác ở cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ hoặc trắng, mọc đơn độc ở
nách lá, đài hình ống, cánh cờ có viền giữa màu da cam, nhị 10, xếp 2 bó, bầu có
lơng. Quả màu hung, hình dải, hạt 5- 10, hình thận, dẹt, có những chấm màu lục và
màu đen [4].

.


.

4

Hình 1.1. Hình ảnh lồi Đậu biếc

1.1.3.2. Phân bố - sinh thái
-

Phân bố: Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng,
Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí

Minh. Cịn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippin, Australia. [4]

-

Sinh thái: Loài cây nhiệt đới, mọc ở trảng cỏ, trảng cây bụi và được trồng ở
các vườn gia đình làm cây cảnh từ vùng thấp lên tới vùng cao 1500m. Ra hoa
tháng 6-8, có quả tháng 9-11. [4]

1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HĨA HỌC LỒI ĐẬU BIẾC
Các nghiên cứu về hóa học ở lồi Đậu biếc cho thấy cây chứa triterpen [10] [11],
saponin, alkaloid [50], flavonoid và tannin [58] [35].
Triterpen: gồm taraxerol và taraxeron.
Flavonoid:
gồm
kaempferol,
quercetin,
myricetin,
kaempferol-3-Oneohesperidosid, kaempferol-3-O-neohesperidosid, kaempferol-3-O-monoglucosid,
quercetin-3-O-neohesperidosid, myricetin-3-O-neohesperidosid, kaempferol-3-O
glucosid, myricetin-3-O-rutinosid, delphinidin-3,5-O-diglucosid, malvidin-3-Oglucosid.

.


.

5

Taraxerol


Taraxeron

Các hợp chất khác: acid p-hydroxycinnamic, β-sitosterol.
Cấu trúc của một số flavonoid tiêu biểu được trình bày ở Hình 1.2.

R1 = R3 = H, R2 = OH: Kaempferol
R1 = R2 = OH, R3 = H: Quercetin
R1 = R2 = R3 = OH: Myricetin
R1 = R3 = H, R2 = OH, R = neohesperidose: Kaempferol-3-O-neohesperidose
R1 = R3 = H, R2 = OH, R = glucose: Kaempferol-3-O-glucose
R1 = R2 = R3 = OH, R = neohesperidose: Myricetin-3-O-neohesperidose
R1 = R2 = R3 = OH, R = rutinose: Myricetin-3-O-rutinose
R1 = R2 = OH, R3 = H, R = neohesperidose: Quercetin-3-O-neohesperidose

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số flavonoid tiêu biểu phân lập từ Đậu biếc

1.3. TÁC DỤNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẬU BIẾC
1.3.1. Tác dụng dược lý
1.3.1.1. Tác dụng kháng khuẩn
Cao chiết nước của hạt và mô sẹo đã được dùng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn
chống lại nấm gây bệnh và vi khuẩn bằng kỹ thuật khuêch tán trên đĩa thạch. Kết
quả cho thấy vùng ức chế tối đa (22  0,5 mm) so với E. coli ( NCIM 2645) ở nồng
độ 0,75 mg và tối thiểu ( 14  1,0 mm) với Micrococs flavus ( NCIM 2645). Cao
chiết hạt của Clitoria ternatea cho thấy hoạt tính kháng nấm mạnh mẽ trên tất cả

.


.


6

các loại nấm đã được thử nghiệm nhưng dịch chiết mô sẹo thể hiện hoạt động kháng
nấm cận biên [27].
Tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết methanol của lá, thân, hoa, hạt và rễ của
Clitoria ternatea đã được thử nghiệm in vitro chống lại 12 loại vi khuẩn, 2 loài nấm
men, 3 loại nấm sợi bằng phương pháp khuêch tán thạch và pha loãng nước dùng.
Các chất chiết xuất từ lá và rễ được tìm thấy là có hiệu quả nhất đối với tất cả các
sinh vật được thử nghiệm. Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), MBC (nồng
độ diệt khuẩn tối thiểu) và MFC (hoạt tính diệt nấm tối thiểu) của cao chiết C.
ternatea dao động từ 0,3 mg/ml đến 100,00 mg/ml [17].
Trong số các cao chiết, cao chiết methanol cho thấy có hoạt tính ức chế mạnh hơn
khi so sánh với các cao chiết ether dầu hỏa và ethyl acetat [8].
1.3.1.2. Tác dụng chống ký sinh trùng và diệt cơn trùng
Hoạt tính chống giun của cao chiết ethanol từ hoa, lá, thân và rễ của Clitoria
ternatea cũng được đánh giá trên giun đất Ấn Độ trưởng thành Pheretima
posthuma. Kết quả cho thấy rễ của Clitoria ternatea mất ít thời gian hơn để làm tê
liệt và gây chết cho giun đất. Rễ được chiết xuất lần lượt với ether dầu hỏa,
cloroform, ethyl acetat và methanol và các cao chiết này đã được sàng lọc cho hoạt
động chống giun. Kết quả cho thấy cao chiết methanol của rễ Clitoria ternatea cho
tác dụng mạnh hơn [30].
Tác dụng diệt muỗi của Clitoria ternatea đã được khảo sát trên 3 loại muỗi chính là
Aedes aegypti, Culex quinquefasciatus, và Anopheles stephensi. Trong số các
cao chiết methanol của Clitoria ternatea lá, rễ, hoa và hạt, cao chiết từ hạt có hiệu
quả chống lại larvae của cả 3 các lồi có giá trị LC50 là 65,2; 154,5 và 54,4 ppm,
đối với A. stephensi, A. aegypti, và C. quinquefasciatus tương ứng. Trong số ba
loài thực vật được thử nghiệm, Clitoria ternatea đã cho thấy hoạt động diệt muỗi có
triển vọng nhất [26].


.


.

7

1.3.1.3. Tác dụng hạ sốt và giảm đau chống viêm
Cao chiết ethanol của rễ Clitoria ternatea (ECTR) ở liều 100, 125 và 150 mg/kg đã
được đánh giá cho tác dụng chống dị ứng khi sử dụng clonidine và haloperidol gây
ra bệnh catalepsy ở chuột. Kết quả cho thấy chlorpheniramine maleat (CPM) và
ECTR ức chế clonidine gây ra catalepsy đáng kể khi so sánh với nhóm đối chứng,
trong khi CPM và ECTR không ức chế được xúc tác do haloperidol gây ra [38].
Cao chiết methanol từ rễ cây, ở nồng độ 200-400 mg/kg, chuột có tác dụng ức chế
phù chân chuột do carrageenin và tính thấm mạch máu gây ra bởi acid acetic ở
chuột [31].
Tác dụng giảm đau và chống viêm của cao chiết hoa Clitoria ternatea được thực
hiện trên chuột (mơ hình gây phù chân do carrageenan) và chuột (mơ hình gây viêm
bằng tấm nóng). Kết quả cho thấy cao chiết xuất ether dầu hỏa (60 - 80◦C) có đặc
tính chống viêm và giảm đau đáng kể [40].
1.3.1.4. Tác dụng chống ung thư
Tác dụng gây độc tế bào trong ống nghiệm của cao chiết ether dầu hỏa và cao chiết
ethanol (10, 50, 100, 200, 500 g/ml) từ hoa của Clitoria ternatea đã được nghiên
cứu bằng phương pháp loại trừ thuốc nhuộm xanh trypan. Cả hai cao chiết đều có
hoạt tính gây độc tế bào phụ thuộc liều đáng kể. Đối với cao chiết ether dầu hỏa, ở
nồng độ 10 μg /ml cho thấy giảm 8% số lượng tế bào, tuy nhiên, mức giảm 100%
được quan sát thấy ở nồng độ 500μg/ml. Trong trường hợp cao chiết ethanol, nồng
độ 10 μg /ml làm giảm 1,33% số lượng tế bào, trong khi, ở nồng độ 500μg/ ml làm
giảm 80% số lượng tế bào [21].
Độc tính tế bào của dịch chiết nước và metanol của hoa Clitoria ternatea được đánh

giá trên sáu dòng tế bào có nguồn gốc bình thường và ung thư. Chúng bao gồm
dòng tế bào ung thư vú phụ thuộc hormon (MCF-7), dịng tế bào ung thư vú khơng
phụ thuộc hormon (MDA-MB-231), dòng tế bào ung thư buồng trứng ở người
(Caov-3), dòng tế bào ung thư cổ tử cung ở người (Caov-3), dòng tế bào ung thư cổ
tử cung ở người (Hela), dòng tế bào ung thư gan người (HepG2) và dòng tế bào

.


.

8

nguyên bào sợi bao quy đầu của con người (Hs27). Các hoạt động chống tăng sinh
của các cao chiết được kiểm tra bằng cách sử dụng MTT so màu 3-(4,5dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromid trong khoảng thời gian 24, 48
và 72 giờ. Kết quả cho thấy dịch chiết nước từ Clitoria ternatea có tác dụng đáng
kể (p <0,05) so với MCF-7 với giá trị IC50 là 175,35 μg /ml [9].
Cao chiết ethanol của Clitoria ternatea. được dùng để đánh giá cho các tác dụng
gây độc tế bào và chống oxy hóa trong ống nghiệm. Dịch chiết cho thấy hoạt tính
gây độc tế bào mạnh trong phương pháp loại trừ thuốc nhuộm xanh trypan sử dụng
các dòng tế bào DLA với giá trị EC50 là 305 μg/ml và biểu hiện giảm số lượng tế
bào phụ thuộc liều cho tất cả các nồng độ được kiểm tra (0,0196-10 mg/ml) [37].
1.3.1.5. Tác dụng chống oxy hóa
Các cao chiết với các dung môi khác nhau của lá Clitoria ternatea được đánh giá về
khả năng làm sạch gốc tự do in vitro bằng xét nghiệm gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Tất cả các chất cao chiết đều có hoạt tính quét gốc tự do in vitro
mạnh tăng theo nồng độ dịch chiết. Cao chiết xuất methanol cho thấy có tác dụng
mạnh nhất, tiếp theo là cao cloroform và cao ether dầu hỏa [28].
Các cao chiết xuất xăng, ether, cloroform và metanol của rễ cây Clitoria ternatea có
hoa màu xanh và trắng đã được nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa. Các cao
chiết xăng, ether, cloroform và methanol của rễ của các giống Clitoria ternatea

(CT) có hoa màu xanh và trắng đã ức chế đáng kể gốc tự do DPPH ở nồng độ từ 50
-600 mµg/ml. Cao chiết ether dầu hỏa, cloroform và methanol của rễ cây C.
ternatea hoa màu xanh cho thấy có sự ức chế cao nhất [48].
Cao chiết cánh hoa cịn làm giảm q trình peroxy hóa lipid màng và sự hình thành
nhóm protein carbonyl và ngăn chặn sự giảm nồng độ glutathion trong q trình
oxy hóa do AAPH gây ra bởi hồng cầu [34].
Hoạt tính chống oxy hóa tiềm năng của cao chiết Clitoria ternatea và một cao chiết
có chứa cơng thức gel mắt đã được nghiên cứu. Cao chiết xuất nước được chứng

.


.

9

minh là có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn (được đo bằng DPPH) so với cao
chiết xuất ethanol (giá trị IC50 lần lượt là 1 mg/ml và 4 mg/ml) [18].
1.3.1.6. Tác dụng chống đái tháo đường
Tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết methanol, nước, ether dầu mỏ và
cloroform của lá Clitoria ternatea đã được đánh giá trên mơ hình gây cho chuột bị
tiểu đường cấp tính và bán cấp bởi Streptozotocin. Cao chiết của Clitoria ternatea
(200 và 400 mg/kg) làm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột. Ở liều
400mg/kg cho tác dụng hạ đường huyết đáng kể, liều 200 mg/kg cũng làm giảm
mức glucose.. Kết quả của tác dụng cấp tính của cao chiết methanol, cho thấy liều
200 và 400 mg/kg có tác dụng rất giống nhau, nhưng ở giai đoạn 30 phút ban đầu,
liều 200mg/kg cho thấy mức đường huyết giảm tốt. Tác dụng bán cấp cho thấy việc
sử dụng lâu dài cao chiết liều 200 mg/kg tốt hơn nhiều để kiểm soát mức đường
huyết so với liều 400 mg/kg [6].
Tác dụng hạ đường huyết của cao chiết methanol của lá Clitoria ternatea (200 và

400 mg/kg) đã được nghiên cứu trên chuột bị tiểu đường do alloxan gây ra. Cao
chiết Clitoria ternatea làm giảm mức đường huyết đáng kể (P <0,001) ở chuột mắc
bệnh tiểu đường do alloxan gây ra mười hai giờ sau khi dùng [5].
Tác dụng của cao chiết lá kết hợp của Clitoria ternatea (CTL) và Trichosanthes
dioica (TDL) đã được đánh giá trên chuột Wistar tiểu đường do streptozotocin
(STZ) gây ra. Kết quả cho thấy các cao chiết kết hợp làm giảm đáng kể glucose
huyết thanh (p <0,05) sau 28 ngày điều trị [19].
Cao chiết cồn của rễ cây Clitoria ternatea được đánh giá trong việc ngăn ngừa các
biến chứng có thể liên quan đến vùng đồi thị não CA3 và mô tụy trong mơ hình thí
nghiệm chuột mắc bệnh tiểu đường [25].
1.3.1.7. Tác dụng trên thần kinh trung ương
Hạt và lá của Clitoria ternatea đã được sử dụng rộng rãi như thuốc bổ não và được
cho là để thúc đẩy trí nhớ và trí thơng minh. Tác động của Clitoria ternatea trong
bệnh Alzheimer đã được nghiên cứu để xác định thành phần có hoạt tính sinh học

.


.

10

chính liên quan đến tác động này. Kết quả cho thấy dịch chiết của Clitoria ternatea
có lợi trong bệnh Alzheimer, thông qua nhiều cơ chế. Các hợp chất phân lập và các
dẫn xuất mới có thể sử dụng để cải thiện trí nhớ [39].
Cao chiết xuất Clitoria ternatea (CTE) cho thấy tác dụng tăng cường trí nhớ và giải
lo âu tối đa ở liều 200 và 100 mg/kg, tương ứng. Trong số ba cây (Convolvulus
pluricaulis Chois., Evolvulus alsinoides Linn., họ Convolvulaceae và Clitoria
ternatea Linn., Leguminosae, chất chiết từ Clitoria ternatea (CTE) cho thấy tác
dụng chống trầm cảm đáng kể. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương xảy ra ở mức

liều cao hơn [24].
Hiệu quả của cao cồn của các bộ phận trên không và rễ của Clitoria ternatea ở liều
300 và 500 mg/kg bằng đường uống đã được nghiên cứu trên mơ hình làm mất trí
nhớ do sốc điện ở chuột. Cao chiết xuất ở liều 300 mg/kg tạo ra khả năng lưu giữ bộ
nhớ đáng kể, và các phần gốc được tìm thấy có hiệu quả hơn. Kết quả cho thấy cao
chiết Clitoria ternatea làm tăng hàm lượng acetylcholin trong não chuột và hoạt
tính acetyl cholinesterase, tương tự như thuốc bảo vệ não tiêu chuẩn, Pyritinol [45].
1.3.1.8. Tác dụng trên hệ tiêu hóa
Khả năng chống loét của dịch chiết Clitoria ternatea được đánh giá trong các mơ
hình lt thực nghiệm khác nhau ở chuột. Cao chiết ethanol (liều 200 và 400 mg/
kg) và cao chiết nước (200 và 400 mg/kg) của toàn bộ cây đã được kiểm tra trong
chứng thắt ống môn vị và loét dạ dày do indomethacin gây ra ở chuột. Các thông số
khác nhau như thể tích acid tiết ra ở dạ dày, pH, tổng độ acid, chỉ số loét và các
thông số chống oxy hóa đã được xác định và so sánh giữa các chất chiết xuất, nhóm
kiểm sốt tiêu chuẩn và phương tiện sau khi gây loét. Trong số các liều của cao
chiết cồn khác nhau, ở liều cao cho thấy hoạt động chống loét đáng kể trong thắt
ống môn vị và loét do indomethacin gây ra [36].
1.3.1.9. Tác dụng chống dị ứng và chống hen
Cao chiết ethanol của rễ Clitoria ternatea (ECTR) đã được đánh giá về hoạt tính
chống hen bằng cách sử dụng mơ hình tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan ở

.


.

11

chuột, albumin gây ra thối hóa tế bào mast ở chuột và sốc phản vệ thụ động ở
chuột ở liều (100-150 mg/kg). Kết quả cho thấy ECTR làm giảm đáng kể bạch cầu

bạch cầu sữa và tăng bạch cầu ái toan, bảo vệ chống lại sự thối hóa của albumin
trứng ở chuột và ức chế sự rò rỉ thuốc nhuộm màu xanh trong sốc phản vệ thụ động
ở chuột [46].
1.3.1.10. Tác dụng điều hòa miễn dịch
Tác dụng điều hòa miễn dịch của Clitoria ternatea đối với phản ứng miễn dịch, qua
trung gian tế bào và khơng đặc hiệu có thể được quy cho việc giảm nhạy cảm với tế
bào miễn dịch và thực bào. Các tác giả kết luận rằng các đặc tính chống viêm và
chống oxy hóa của thực vật có thể đóng vai trị chính trong tác dụng điều hòa miễn
dịch [43].
1.3.1.11. Tác dụng lợi tiểu và chống sỏi tiết niệu
Rễ cây Clitoria ternatea hoặc cao chiết của chúng trong cồn 95% cho thấy khơng có
tác dụng lợi tiểu đáng kể ở chó khi dùng đường uống với liều không độc. Liều tiêm
tĩnh mạch dẫn đến sự gia tăng vừa phải sự bài tiết natri và kali trong nước tiểu
nhưng đồng thời, nó có dấu hiệu tổn thương thận [32].
1.3.1.12. Hiệu quả chữa lành vết thương
Tác dụng chữa lành vết thương của cao chiết hạt và rễ cây Clitoria ternatea đã được
nghiên cứu trên mơ hình gây vết thương ở chuột. Chất chiết hạt và rễ cây Clitoria
ternatea đã cải thiện đáng kể việc chữa lành vết thương ở chuột khi dùng bằng
đường uống cũng như bôi tại chỗ như thuốc mỡ. Những tác dụng này tương đương
với thuốc mỡ cotrimoxazole. Phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy Clitoria
ternatea đã ảnh hưởng đến cả ba giai đoạn: giai đoạn viêm, tăng sinh và tái tạo vết
thương [42].
1.3.2. Công dụng của cây Đậu Biếc
-

Rễ dùng giải nhiệt, chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

.



.

12

-

Ở Indonesia, dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Hạt
thường dùng làm thuốc khai vị.

-

Ở Philiipin người ta nghiền hạt và trộn với bitartrat kalium liều gấp đôi sẽ
gây xổ nhanh và đảm bảo vơ hại. Lá dùng đắp chữa rị, mụn mủ, bướu. Dịch
lá dùng chữa viêm mắt.

-

Ở Ấn Độ người ta dùng cây trị nọc rắn cắn.

-

Ở Trung Quốc rễ và hạt được dùng ngoài trị sang thũng [4].

1.4. TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA
1.4.1. Đại cương về gốc tự do
Các nguyên tử được bao quanh bởi các electron quay quanh nguyên tử theo các lớp
gọi là vỏ. Mỗi vỏ cần được lấp đầy bởi một số lượng điện tử được thiết lập. Khi một
cái vỏ đầy; các electron bắt đầu lấp đầy lớp vỏ tiếp theo. Nếu một ngun tử có lớp
vỏ ngồi khơng đầy, nó có thể liên kết với một nguyên tử khác, sử dụng các electron
để hoàn thành lớp vỏ ngoài của nó. Những loại nguyên tử này được gọi là gốc tự do.

Các ngun tử có vỏ ngồi hồn tồn ổn định, nhưng các gốc tự do không ổn định
và trong nỗ lực tạo ra số lượng electron ở lớp vỏ ngoài, chúng phản ứng nhanh với
các chất khác. Khi các phân tử oxy phân tách thành các nguyên tử đơn lẻ có các
electron chưa ghép cặp, chúng trở thành các gốc tự do khơng ổn định tìm kiếm các
ngun tử hoặc phân tử khác để liên kết. Nếu điều này tiếp tục xảy ra, nó bắt đầu
một q trình gọi là stress oxy hóa. Stress oxy hóa có thể làm hỏng các tế bào của
cơ thể, dẫn đến một loạt các bệnh và gây ra các triệu chứng lão hóa, chẳng hạn như
nếp nhăn [13].
1.4.2. Các chất chống oxy hóa
1.4.2.1. Khái niệm chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa là các hợp chất có khả năng làm chậm lại, ngăn cản hoặc
đảo ngược q trình oxy hóa các hợp chất có trong tế bào của cơ thể [16] [22] [41].

.


.

13

Dựa trên nguyên tắc hoạt động, các chất chống oxy hóa được phân thành hai loại:
Các chất chống oxy hóa bậc một và các chất chống oxy hóa bậc hai.
Các chất chống oxy hóa bậc một khử hoặc kết hợp với các gốc tự do do đó kìm hãm
pha khởi phát hoặc bẻ gãy dây chuyền phản ứng của quá trình oxy hóa.
Các chất chống oxy hóa bậc hai kìm hãm sự tạo thành các gốc tự do (hấp thụ các tia
cực tím; tạo phức với các kim loại kích hoạt sự tạo thành gốc tự do như đồng, sắt;
vô hoạt oxy đơn). Hệ thống các chất chống oxy hóa của cơ thể người được cung cấp
bởi hai nguồn: bên trong và bên ngồi.
Các chất chống oxy hóa bên trong bao gồm các protein (ferritin, transferrin,
albumin, protein sốc nhiệt) và các enzym chống oxy hóa (superoxyd dismutase,

glutathion peroxidase, catalase).
Các chống oxy hóa bên ngồi là các cấu tử nhỏ được đưa vào cơ thể qua con đường
thức ăn bao gồm vitamin E, vitamin C, các carotenoid và các hợp chất phenolic [29]
[22] [33], [52]. Các chất này có nhiều trong rau và quả. Chúng được coi là các chất
chống oxy hóa tự nhiên. Việc sử dụng nhiều rau quả là con đường đơn giản và hữu
hiệu nhất để tăng cường hoạt động của hệ thống chống oxy hóa và ngăn ngừa các
bệnh có nguồn gốc stress oxy hóa.
1.4.2.2. Tác động chống oxy hóa của flavonoid
Các flavonoid là những sắc tố phổ biến trong thực vật. Đa số flavonoid điều có tính
chống oxy hóa khá mạnh, tác dụng chống oxy hóa tùy thuộc vào nhóm OH và vị trí
nhóm OH trong khung phân tử. Cơ chế chống oxy hóa của flavonoid là.
Dập tắt gốc tự do.
Tạo phức với ion kim loại khác nhau mà chính các ion này là xúc tác của nhiều
phản ứng oxy hóa .
Tác dụng có lợi của flavonoid sức khỏe con người chủ yếu là hoạt tính chống oxy
hóa mạnh của chúng. Nhiều dẫn chất flavonoid nguồn gốc tự nhiên đã được chứng
minh có tác dụng ức chế hóa trình oxy hóa LDL. Vì vậy, có thể được sử dụng trong

.


×