Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghề đúc đồng ở phú lộc, thị trấn diên khánh, huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.6 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013

Tên cơng trình:
Nghề đúc đồng ở Phú Lộc,
thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hoà

Sinh viên thực hiện:
Thành viên:

Kim I Seul,
Chae Hee Gun,
Kim Hee Jea,
Kim Dong Hyeon,
Lee Soo Kyung,

Người hướng dẫn: ThS. Đào Mục Đích

105VNH 0018 (Nhóm trưởng)
08VNH16
08VNH17
08VNH11
105VNH0033


MỤC LỤC


TÓM TẮT .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ PHÚ LỘC VÀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở
PHÚ LỘC, HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HOÀ ............. 6
1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội của Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hoà ......................................................................................................... 6
1.2

Đôi nét về nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ ........... 7

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐÚC ĐỒNG Ở PHÚ LỘC, HUYỆN DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HOÀ .........................................................................9
2.1. Nguyên liệu đúc đồng………………………………………………………….…..9
2.2. Dụng cụ đúc đồng ............................................................................................... 10
2.3. Lò nấu đồng ........................................................................................................ 15
2.4. Nấu đồng ............................................................................................................ 16
2.5. Nung khn và rót đồng vào khn .................................................................... 16
2.6. Gia cơng nguội .................................................................................................... 18
2.7. Khía cạnh kinh tế của nghề đúc đồng ở Phú Lộc, Diên Khánh ............................ 18
CHƯƠNG 3: NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG Ở HÀN QUỐC VÀ SO
SÁNH VỚI NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TẠI PHÚ LỘC, HUYỆN DIÊN
KHÁNH, TỈNH KHÁNH HOÀ ……………………………………...19
3.1. Sơ lược về nghề đúc đồng ở Hàn Quốc ...................... …………………………..19
3.2. Một số hình ảnh về nghề đúc đồng ở Hàn Quốc trong quá khứ và hiện nay ......... 20
3.3. Điểm khác biệt giữa nghề đúc đồng ở Hàn Quốc và ở Việt Nam .............. ………..23
3.4. Những ưu và nhược điểm của nghề đúc đồng ở Hàn Quốc & Việt Nam hiện nay...24
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 26
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 28
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 29



1

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghề đúc đồng ở khóm Phú Lộc, thị trấn Diên
Khánh, huyện Duyên Khánh, tỉnh Khánh Hồ” của chúng tơi gồm có ba chương và
phần kết luận.
Trong chương một, chúng tơi trình bày một số nét tiêu biểu về vị trí địa lý, đặc
điểm tự nhiên và xã hội của Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ. Bên cạnh
đó, trong chương 1, chúng tôi cũng giời thiệu đôi nét về nghề đúc đồng ở Phú Lộc,
huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
Ở chương thứ hai, chúng tơi mơ tả lại quy trình đúc đồng gồm các công đoạn
như: chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế các loại khuôn đúc đồng, kỹ thuật nung khuôn, các
loại nồi nấu đồng cũng như các dụng cụ được sử dụng trong q trình đúc đồng, cách
nấu đồng, rót đồng vào khuôn và gia công làm nguội. Chúng tôi cũng nêu một vài
khía cạnh kinh tế và văn hố của nghề đúc đồng tại địa phương.
Ở chương thứ ba, chúng tôi giới thiệu đôi nét về nghề đúc đồng Hàn Quốc
trong quá khứ và hiện tại cũng như so sánh các phương pháp đúc đồng hiện nay ở Hàn
Quốc và Việt Nam. Ngồi ra, chúng tơi cũng so sánh những ưu điểm và nhược điểm
của nghề đúc đồng ở Hàn Quốc và ở Việt Nam.
Cuối cùng, phần kết luận, chúng tơi có trình bày những thuận lợi và khó khăn
của nghề đúc đồng ở địa phương, đồng thời đưa ra những kiến nghị của người dân địa
phương để giúp ngành nghề này phát triển hơn.


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ cơng truyền thống. Nghề đúc đồng
là một trong những nghề thủ công được hình thành và phát triển từ lâu đời ở Việt Nam
cũng như ở Hàn Quốc. Với mong muốn tìm hiểu thêm về nghề đúc đồng ở mỗi quốc
gia, về những giá trị văn hoá phi vật thể được bảo tồn ở làng nghề truyền thống ở Việt
Nam, và về đời sống, văn hóa của người Việt nói chung, chúng tơi đã chọn đề tài
“Nghề đúc đồng ở Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh, huyện Dun Khánh, tỉnh Khánh
Hồ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu của nhóm chúng tơi, trong cơng trình nghiên cứu “Những nghề
và làng nghề truyền thống tỉnh Khánh Hoà – Làng nghề đúc đồng Phú Lộc, huyện
Diên Khánh”, tác giả Ngơ Văn Ban đã trình bày về làng nghề đúc đồng ở Phú Lộc,
huyện Diên Khánh. Ngồi ra, cũng cịn có một số bài viết ngắn đăng trên tập san địa
phương, trên báo chí, hoặc trên internet nói về nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện Diên
Khánh. Những bài viết này đã cung cấp cho người đọc những thông tin khái quát về
nghề đúc đồng tại Phú Lộc, Diên Khánh. Chẳng hạn như:
-

Tác giả Nguyễn Viết Trung với bài Làng đúc đồng Phú Lộc Tây đăng trên địa
chỉ />Ngồi ra, cịn có bài viết giới thiệu về nghề đúc đồng ở địa phương như: Làng

nghề đúc đồng trăm tuổi ở Khánh Hòa đăng trên địa chỉ:
/>Bên cạnh đó, tác giả Bích La cũng nêu những trăn trở và khó khăn của người
làm nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện Diên Khánh với hai bài viết : Trăn trở với nghề
truyền thống đăng trên trang và bài viết


3

Đỏ lửa trở lại đăng trên trang />Liên quan tới khía cạnh văn hố của nghề đúc đồng, tác giả Quỳnh Nga &
Minh Đức đã miêu tả một buổi lễ cúng tổ nghề đúc đồng với bài viết Cúng tổ nghề

đúc đồng ở Diên Khánh đăng trên trang />2Fktv.org.vn%2Fweb%2Fktv%2Fview%2F%2Fasset_publisher%2F2Fxp%2Fcontent%2F%25C4%2591am-cuoi-duoinuoc%2F10157%3Bjsessionid%3D50C020058E668BE67A100593DF612671

Nhìn chung, những nghiên cứu và bài viết trên đã cung cấp những đặc điểm
khái quát về nghề đúc đồng ở địa phương và trình bày chỉ một vài khía cạnh văn hố
cũng như những khó khăn của làng nghề. Tuy nhiên chưa có bài viết nào giới thiệu về
nghề đúc đồng truyền thống ở Hàn Quốc và so sánh nghề này với nghề đúc đồng ở
Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là tìm hiểu và nghiên cứu về đặc điểm của nghề đúc đồng
truyền thống ở làng nghề Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ. Qua việc
nghiên cứu làng nghề này, nhóm chúng tơi có thể hiểu thêm về văn hóa, phong tục,
tập quán của cư dân sinh sống ở địa phương cũng như hiểu thêm về các nghề truyền
thống ở Việt Nam. Từ mục đích trên, nhóm chúng tơi đã đi thực tế đến địa phương để
trực tiếp quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu nguyên liệu đúc đồng, cách sử dụng các
dụng cụ để đúc đồng, các công đoạn đúc đồng, cũng như tìm hiểu bí quyết của nghề.
Chúng tơi cũng phỏng vấn các nghệ nhân làm nghề đúc đồng về các khía cạnh văn
hố và kinh tế của nghề, các thuận lợi và khó khăn của người làm nghề đúc đồng, …
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành so sánh nghề đúc đồng truyền thống ở địa phương này
với nghề đúc đồng truyền thống ở Hàn Quốc.


4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau như: phương pháp quan sát, tham dự, và phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp quan sát, tham dự
Nhóm chúng tơi đến những hộ làm nghề đúc đồng để tìm hiểu về nguyên liệu
đúc đồng, cách sử dụng các dụng cụ đúc đồng, các công đoạn đúc đồng, cũng như tìm

hiểu những bí quyết đúc đồng của làng nghề đúc đồng ở khóm Phú Lộc, thị trấn Diên
Khánh, huyện Dun Khánh, tỉnh Khánh Hồ. Nhóm chúng tôi cũng quan sát mọi
hoạt động của đời sống của người dân ở địa phương. Nhóm chúng tơi đã ghi chép tất
cả những gì mình quan sát được vào sổ tay và chụp ảnh để ghi lại mọi công đoạn của
nghề thủ công truyền thống này.

Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhóm chúng tơi tiến hành phỏng vấn các nghệ nhân (những người làm nghề
đúc đồng), những câu hỏi liên quan đến nghề làm đúc đồng và ghi âm tất cả các cuộc
phỏng vấn. Sau đó, chúng tơi tiến hành gỡ băng và ghi lại các câu trả lời.
5. Giới hạn đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn (từ ngày 02/01/2013 đến ngày 12/01/2013) nên
nhóm chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu về nghề đúc đồng ở khóm Phú Lộc, thị trấn
Diên Khánh, huyện Duyên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Sau đó, chúng tơi so sánh nghề
đúc đồng ở địa phương này với nghề đúc đồng truyền thống của Hàn Quốc.
6. Đóng góp mới của đề tài
Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tơi hy vọng sẽ trình bày một cách tương đối
hệ thống và đầy đủ về nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện Diên Khánh. Bên cạnh đó,
chúng tơi cũng giới thiệu một cách khái quát về nghề đúc đồng truyền thống ở Hàn
Quốc trong quá khứ và hiện tại, sự khác nhau giữa nghề đúc đồng ở Hàn Quốc và ở
Việt Nam, những ưu và nhược điểm của nghề đúc đồng của hai quốc gia hiện nay.


5

7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một tư liệu nhỏ về
nghề đúc đồng truyền thống tại Phú Lộc, huyện Diên Khánh – một nghề thủ công
truyền thống cho những người quan tâm đến các nghề thủ công và làng nghề truyền
thống ở Việt Nam, đặc biệt là cho các bạn sinh viên nước ngoài đang theo học tại Việt

Nam muốn đào sâu nghiên cứu tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của Việt Nam.
Chúng tơi cũng hy vọng sau này chúng tơi sẽ có dịp mở rộng nghiên cứu và so sánh về
nghề đúc đồng cũng như các nghề thủ công truyền thống khác giữa Việt Nam và Hàn
Quốc.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi gồm:
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm:
Chương 1: Một số nét chung về Phú Lộc và nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ.
Chương 2: Quy trình đúc đồng và một vài khía cạnh kinh tế của nghề đúc đồng
ở Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
Chương 3: Nghề đúc đồng truyền thống ở Hàn Quốc và so sánh với nghề đúc
đồng tại Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ.

Kết luận
Phụ lục: Trình bày danh sách cộng tác viên tham gia phỏng vấn, giới thiệu một số
hình ảnh của nhóm khi đi nghiên cứu ở địa phương, và nhật ký điền dã của nhóm
nghiên cứu.


6

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ PHÚ LỘC VÀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở PHÚ LỘC,
HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HOÀ
1.1.

Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội của Phú Lộc, huyện Diên Khánh,
tỉnh Khánh Hồ


Hình 1: Bản đồ Huyện Diên Khánh (Nguồn: Internet)

Theo theo Wikipedia và tác giả Ngơ Văn Ban (2010), Phú Lộc nằm ở phía bắc
Thành Diên Khánh và ven sông Cái, Nha Trang. Sông Cái Nha Trang khi chảy qua địa
phận Phú Lộc thì được đặt tên là sông Phú Lộc. Xưa, làng (xã) Phú Lộc có tên là Phú


7

Lộc phụ luỹ xã, thuộc tổng Trung, huyện Hoa Châu, phủ Diên Khánh, trấn Bình Hồ.
Từ năm 1832, Phú Lộc thuộc tỉnh Khánh Hoà, nhập huyện Hoa Châu vào huyện
Phước Điền và lập tổng mới là tổng Trung Châu. Hiện nay, do xu thế phát triển đô thị
ngày càng cao nên thị trấn Diên Khánh chuyển sang mơ hình quản lý Tổ Dân phố: Tổ
Dân phố 9 và 10 (Phú Lộc Đông), Tổ Dân phố 11 (Phú Lộc Tây 1), Tổ Dân phô 12
(Phú Lộc Tây 2). Bốn Tổ Dân phố Phú Lộc nằm trên diện tích đất 196,8 ha, dân số
11.222 người với 1,848 hộ. Phú Lộc có nhiều di tích lịch sử - văn hố, như Văn miếu
Diên Khánh, đình Phú Lộc, miếu Tam Tồ. Miếu Cây ké, Miếu Củ Chi, Miếu Tứ
Chánh, Am Đồng Nhánh (Am và Miếu đều kết hợp phối thờ Bà Thiên Y A NA), hệ
thống chùa làng và hệ thống Nhà thờ Họ. Phú Lộc cũng có nhiều làng nghề truyền
thống như làng nghề đúc đồng, nghề làm nón, nghề làm bánh tráng, nghề làm bún…
1.2.

Đôi nét về nghề đúc đồng ở Phú Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hồ
Theo Ngơ Văn Ban (2010), từ xưa, Phú Lộc có nghề đúc đồng nổi tiếng về

những sản phẩm tinh xảo. Có lẽ do làng ở gần lỵ sở của tỉnh Khánh Hịa, ở một làng
có nhiều đền miếu, chùa chiền, một nơi thuận tiện về giao lưu buôn bán khắp nơi …
nên nhu cầu về vũ khí, về các đồ tế lễ (tế khí), các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày

làm bằng đồng đã được sản xuất và cung cấp cho triều đình, cư dân bản địa, đưa đi
bán khắp nơi. Đến nay, cũng chưa ai biết ông Tổ nghề đúc đồng Diên Khánh là ai và
có từ bao giờ. Nhưng trải qua nhiều đời, trải qua nhiều hưng thịnh, hiện nay, nghề đúc
đồng Diên Khánh tại Phú Lộc vẫn còn tồn tại, tuy khơng phát triển như xưa.
Tại xóm Lị Đúc, diện tích canh tác nông nghiệp không nhiều nên cư dân ở
đây đã biết kết hợp nông nghiệp với ngành nghề thủ cơng để sinh sống. Hiện nay có 3
tộc họ có tiền nhân làm nghề đúc đồng lâu đời là họ Biện, họ Trần và họ Lê. Những
người trong tộc họ này đã truyền lại nghề cho con cháu và những người trong xóm
làm kế sinh nhai cho đến ngày nay.
Trước năm 1975, làng nghề đúc đồng sản xuất phân tán theo từng hộ gia đình.
Việc sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh. Sau năm
1975, Nhà nước có chủ trương tập trung phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng
khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tại các địa phương. Theo chủ


8

trương chính sách đó, năm 1977, làng nghề đúc đồng Phú Lộc thành lập Tổ hợp đúc
đồng và đến năm 1979, Hợp tác xã Cao Thắng ra đời, đã tập hợp được 150 xã viên có
tay nghề tham gia. Từ đó, sản phẩm làm ra đa dạng và phong phú hơn. Ngoài những
sản phẩm dành cho việc thờ phụng như đèn, lư, đài, cổ bồng …, hợp tác xã còn chế
tạo những vật dụng khác, như xoong, nồi, vành xe đạp, lưỡi cày, bánh răng, chi tiết
máy nông cụ, khuôn làm ngói…
Trong những năm 1979-1987, hợp tác xã Đúc Cao Thắng đã có những hoạt
động sản xuất kinh doanh rất phát triển. Hợp tác xã sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ
cho đời sống thường ngày của người dân, phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, tạo
công ăn việc làm ổn định trong làng nghề, nâng cao thu nhập cho xã viên. Từ đó, năm
1982, Hợp tác xã được Thủ Tướng Chính Phủ tặng thưởng Huân chương Lao Động
Hạng Ba.
Từ sau 1988, với chủ trương Nhà Nước xóa bỏ bao cấp, phát triển kinh tế thị

trường, do sức yếu của sự cạnh tranh, nên Hợp tác xã Đúc Cao Thắng gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến việc giải thể Hợp tác xã. Các nghệ nhân trở về làm ăn cá thể theo hộ gia
đình và dù khó khăn, họ vẫn giữ nghề truyền thống của mình cho đến hơm nay.
Năm 2003, Tỉnh Khánh Hồ có chủ trương và chính sách khơi phục, phát triển
các làng nghề trong tỉnh. Do đó, Hợp tác xã đúc đồng với 40 hộ đã ra đời. Hiện nay,
có hơn 1/3 hộ trong Hợp tác xã sản xuất tại nhà những khuôn đúc, cung cấp cho
những hộ nấu đồng làm nên sản phẩm.
Sản phẩm chủ yếu hiện nay của Hợp tác xã sản xuất là các loại chân đèn thờ
(đại, trung, tiểu), lư hương, đài để chén nước, cổ bồng, bình cắm hoa, chng chùa,
phèn la, cúp và các linh vật bằng đồng để thờ cúng, những sản phẩm mỹ nghệ, có thể
đúc những trống đồng nhỏ, tượng Bác Hồ nếu có người đặt, một số sản phẩm phục vụ
cho nơng và cơng nghiệp. Có một số cơ sở trong và ngoài tỉnh đã hợp đồng với Hợp
tác xã sản xuất nhiều mặt hàng mới như một số chi tiết của máy xay cà phê, kẹp đấu
điện bằng nhơm, gang …
Hiện nay, làng nghề gặp khó khăn về nhiều mặt, nhưng những người tâm
huyết vẫn luôn duy trì nghề truyền thống của mình và tiếp tục bồi dưỡng cho những
thế hế sau để làng nghề đúc đồng Phú Lộc vẫn có thể tồn tại và phát triển.


9

CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH ĐÚC ĐỒNG Ở PHÚ LỘC, HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH
KHÁNH HOÀ
2.1. Nguyên liệu đúc đồng
2.1.1. Đồng nát
Đồng nát là những phế liệu bằng đồng, không dùng được nữa trong các gia
đình. Chúng được đem bán cho những người chuyên đi mua đồng nát, chẳng hạn như
đèn đồng hư, lư hương hư, nồi đồng lủng, thau đồng hư, mâm đồng hư, xác đồng, tiền
đồng mẻ, thau nhôm… Nguyên liệu ngồi đồng nát, lị đúc cịn sử dụng một số kim

loại khác như chì, kẽm, thiếc nhơm…

Hình 2: Đồng nát

1

2.1.2. Cách pha chế nguyên liệu
Các thợ đúc pha chế bằng phương pháp thủ công và theo kinh nghiệm. Các
sản phẩm đúc đa số được đúc từ hợp kim đồng, nếu dùng đồng nguyên chất, sản phẩm
có nhiều khiếm khuyết. Do đó, các thợ đúc pha chế thêm các kim loại khác vào đồng
như kẽm, chì, thiếc và nhơm. Kẽm pha vào đồng làm nước đồng trong, tốt, chống mài
mịn. Chì pha vào đồng tạo thuận lợi cho việc chạm mềm ở các hàng mỹ nghệ. Thiếc
và nhôm pha vào đồng giúp cho sản vật đúc được cứng.

2.1.3. Nguyên liệu đốt
1

Tất cả các hình minh hoạ trong cơng trình nghiên cứu này là do nhóm thực tập chụp.
Trừ một số hình đã được chú thích là lấy từ nguồn internet.


10

Các lò đúc thường dùng than hoa (than củi), nhưng hiện nay, các lò đúc đều
dùng nhớt thải của động cơ thổi vào lị để đun nóng nồi đúc. Tuy nhiên, lò cũng phải
cần một số lượng củi đốt để nung khn và đốt lị. Bên cạnh đó, để nung khuôn, người
ta cần dùng rơm. Rơm được phơi khô rồi ủ nước cho hơi mục, khoảng một tuần.

Hình 3: Rơm
2.2. Dụng cụ đúc đồng

2.2.1. Khuôn đúc đồng
Chất liệu để làm khuôn
Sử dụng đất, bông và bột than để làm ra lớp ngồi và lớp trong.

Hình 4: Cát mềm (bên trái) và cát đã trộn nước (bên phải)

Làm khuôn
Người thợ đắp đất sét lên mẫu để tạo ra khuôn trong và khn ngồi.


11

Hình 4: Các nghệ nhân đang làm khn bằng dụng cụ hoặc tay
Các loại khn
Khn đúc đồng có 2 phần là phần bìa và phần thao.
-

Bìa:

Phần bìa là khn ngồi, gồm có 2 lớp: Lớp phủ bìa và lớp lót.



Lớp phủ bìa: Tùy theo từng loại sản phẩm mà tạo lớp phủ bìa
dày hoặc mỏng, thường có độ dày từ 1,5cm đến 4cm. Lớp này
được tạo bằng đất sét pha với trấu.



Lớp lót: Hoa văn được tạo bằng những nguyên liệu: đất, bông

và bột than. Đất gồm đất phù sa (70%) và đất sét (30%). Than
gồm than hoa (than củi) và than trấu. Trộn đất với bột than rồi
trải bông đã thấm nước lên. Dùng tay hay que vót nhọn để chọc
bơng cho lẫn vào hỗn hợp đất, than.

-

Thao: Cịn gọi là cốt. Sau khi tạo khuôn theo mẫu, phủ một lớp đất mịn.

Ngoài lớp đất mịn, phủ lên một lớp đất trấu, sau đó đem phơi nắng cho khơ. Sau khi
khô, lấy cốt ra, dùng dao nhỏ hay lưỡi cưa nạo lớp đất láng bên trong.


12

Hình 5: Các loại khn
Nung khn
Sau khi làm khn và chuẩn bị nguyên liệu đúc xong, để chuẩn bị cho việc rót
đồng vào khn, thợ tiến hành việc nung khn. Khuôn đặt theo thứ tự, khuôn to ở
dưới, khuôn nhỏ ở trên. Sau đó phủ lên một lớp rơm dày khoảng 20cm. Đồng thời với
việc đốt lửa nấu đồng, thợ đốt rơm nung khuôn. Lửa cháy hết rơm, tạo thành một lớp
tro dày, nóng để giữ nhiệt độ cao làm cho khn nhanh chín.

Hình 6: Nung khn


13

2.2.2. Nồi nấu đồng
Nồi bom

Nồi này tận dụng những quả bom không nổ, cưa ngang thân, lấy phần nhỏ,
khoảng 2/3 thân bom. Khi đặt vào lò nấu, nồi bom này được bao bọc bằng một lớp đất
sét để bảo quản, khơng cho lửa trực tiếp vào nồi, để có thể sử dụng được nhiều lần.

Hình 7: Nồi bom

Nồi chuyên
Nồi chứa đồng, múc trong nồi nấu đồng ra để đổ vào khuôn. Nồi làm bằng đất
sét, bột cát và trấu. Nồi có hai quai to được hàn bên cạnh để thợ đúc lót giẻ hoặc dùng
kềm kẹp sắt kẹp vào đó nâng lên khi rót đồng vào khn. Miệng nồi có một chỗ vát
hình lịng máng để đồng chảy qua đó vào khn. Phía trong lịng nồi được phủ một
lớp mồi dày 1cm, gồm than cám trộn với nước đất sét. Tác dụng của lớp mồi này là
khi nung nóng, nồi cùng q trình rót đồng, than sẽ cháy đỏ, nóng lên, giữ được độ
nóng của đồng như khi đồng được múc ra từ nồi nấu đồng, ít bị hạ nhiệt độ.


14

Hình 8: Đang nấu đồng
2.2.3. Các dụng cụ khác
- Gáo múc đồng: Bằng sắt, dùng để múc nước đồng
- Kẹp sắt: Dùng để kẹp các khuôn khi nung đỏ
- Búa: Bằng sắt, có cán gỗ, dùng để tán đồng
- Kìm: Có hai cái càng dùng để cặp

Hình 9: Gáo múc đồng (hình bên trái) và kẹp sắt, búa và kìm (hình bên phải).


15


-

Lưỡi cạo: là thanh thép dài khoảng 20cm, được mài bén hai đầu. Lưỡi cạo

dùng để cạo đồng, cạo bớt đồng thừa, cạo theo đường nét trang trí hay các chữ chìm.

Hình 10: Lưỡi cạo (hình bên trái) và kẹp sắt (hình bên phải)
2.3. Lị nấu đồng
Lị nấu đồng gồm 2 loại: Lị mắt gió và lị chõ.
Lị mắt gió
Đây là loại lị có thể di chuyển được, có khe để đổ đồng trên chảy vào nồi
chuyên, không phải múc. Lò vừa là lò nấu vừa là nồi nấu đồng.
Lò chõ
Lò xây bằng gạch chịu lửa với nước đất sét. Độ dày của lò thường là 10cm và
càng dày càng tốt. Cửa lị ở chính giữa mặt trước, nơi đưa củi hay ống thổi dầu vào.
Mặt sau cũng có cửa nhỏ để cào than ra. Phía trong lịng, dài khoảng 1/5 là ghi lò, làm
giá đỡ nồi nấu đồng. Ở dưới để trống, nơi đốt lửa hay nơi ống thổi dầu vào.

Hình 11: Lị chõ


16

2.4. Nấu đồng
Nấu đồng là việc rất cần sự kỹ lưỡng, phải xem nước đồng đã chảy đều chưa,
vừa độ chưa và tính tốn sao cho nấu vừa đủ để đúc sản phẩm, khơng thừa khơng
thiếu.
Nấu đồng bằng lị mắt gió
Đây là cách nấu đồng theo cách xưa. Người ta xếp than hoa vào nồi cơi sau đó
cứ một lớp than, xếp xen kẽ một lớp đồng, cho đến khi đầy ống cơi. Khi đồng chảy,

than không hề lẫn vào đồng mà nổi lên trên và được vớt đi. Khi đồng chảy hết xuống
nồi cơi, người ta nghiêng lò cho đồng chảy xuống nồi chuyên.

Nấu đồng bằng lò chõ
Đây cũng là cách nấu đồng theo cách xưa. Nồi nấu đồng được đặt vào trung
tâm lò, xung quanh nồi xếp củi. Sau khi nhóm củi cho củi cháy, thợ cho than vào nồi.
Chờ khi than đỏ, thợ cho đồng vào. Nồi nấu đồng khơng cần đậy nắp, chỉ trên miệng
lị đặt một tấm vĩ sắt. Đặt trên tấm vĩ một số nồi chun và đóng cửa lị lại. Nồi
chun được nung cho nóng cùng nhiệt độ, với lị để khi đồng rót vào nồi chun,
đồng khơng bị hạ nhiệt độ.

Hình 12: Nấu đồng bằng lị chõ
2.5. Nung khn và rót đồng vào khuôn
2.5.1. Nung khuôn
Khuôn được nung bằng cách phủ rơm lên trên và đốt. Rơm cháy hết đi còn lại
tro nóng ủ khn cho nóng. Người thợ moi một số lỗ xung quanh đống rơm để cho gỗ
vụn vào đốt nóng thêm và đồng thời qua các lỗ đó, người thợ có thể xem khn chín
đến độ nào.


17

Hình 13: Nung khn

2.5.2. Rót đồng
Khi nước đồng đạt u cầu, đến giai đoạn rót đồng vào khn. Khn nóng
được lấy ra từ đống tro ủ nóng. Người thợ lấy khn ra ngồi bằng chiếc kềm lớn, đặt
vào vị trí rót. Tùy theo độ dày mỏng của sản phẩm mà người thợ để khn nguội
nhiều hay ít. Giai đoạn cuối cùng là chờ sản phẩm nguội để nậy khuôn lấy sản phẩm
ra.


Hình 14: Đổ đồng vào khn

Hình 15: Nậy khn lấy sản phẩm


18

2.6. Gia công nguội
Công đoạn nguội bao gồm việc: tiện, dũa, đánh bóng, kẻ chỉ… Trước đây
cơng đoạn này làm bằng tay, cịn ngày nay có máy chạy bằng mơ tơ điện nên công
việc nhẹ nhàng nhiều. Sản phẩm mới đúc được người thợ đưa vào máy mài để mài
những chỗ dư thừa trên sản phẩm. Sau đó đưa vào khn bàn tiện, tiện cho sản phẩm
theo những hình dạng quy định và kẻ chỉ. Cuối cùng, sản phẩm được chuyển qua cơng
đoạn đánh bóng.

Hình 16: Gia cơng nguội

2.7. Khía cạnh kinh tế của nghề đúc đồng ở Phú Lộc, Diên Khánh
Hiện nay tại Phú Lộc có 40 hộ (với khoảng 100 người lao động) làm nghề đúc
đồng, chiếm khoảng 70% số lao động ở đây. Mỗi tháng một hộ sản xuất đồng có thu
nhập khoảng 5 triệu đồng. Thu nhập này đủ sống đối với họ. Sản phẩm làm ra thường
được tiêu thụ tại Phan Rang, Phú Yên, Bình Định, v.v…
Nghề đúc đồng ở địa phương đã tạo ra khoảng 400 việc làm cho người dân địa
phương. Mức thu nhập bình qn của thợ làm khn đúc đồng là 200.000 đồng một
ngày. Tuy vậy, khi làm cơng việc rót đồng vào khn thì tiền cơng là 400.000 đồng
một ngày. Trong khi đó, thu nhập bình qn của thợ hồ là khoảng 160-170.000 đồng
một ngày. Hiện nay, người làm nghề đúc đồng có việc làm quanh năm trừ một vài
ngày nghỉ Tết. Cao điểm là vào tháng 11 hay tháng 12, nhiều người thợ đúc đồng làm
việc cả ban đêm.

Nhìn chung, nghề đúc đồng đã tạo thu nhập ổn định cho đa số người dân địa
phương. Giúp xố đói giảm nghèo cũng như đóng góp thuế cho ngân sách địa phương.


19

CHƯƠNG 3
NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TRUYỀN THỐNG Ở HÀN QUỐC VÀ SO SÁNH VỚI
NGHỀ ĐÚC ĐỒNG TẠI PHÚ LỘC, HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH
HOÀ
3.1 Sơ lược về nghề đúc đồng ở Hàn Quốc
3.1.1 Lịch sử
Nghề đúc đồng tại Hàn Quốc có một lịch sử lâu đời. Nhiều tác phẩm nghệ
thuật bằng kim loại ở Hàn Quốc được làm ra từ thời đại đồ đồng. Sau đó, nghệ thuật
đúc đồng của Hàn Quốc đã phát triển hơn khi kết hợp với các phương pháp đúc đồng
phức tạp đến từ Trung Quốc. Ngoài ảnh hưởng của Trung Quốc, Hàn Quốc luôn sáng
tạo và phát triển các phương pháp và kỹ năng đúc kim loại. Những tác phẩm nghệ
thuật bằng kim loại của triều đại Silla (57 BC - 935 AD), bao gồm vương miện vàng,
các đồ trang trí khác bằng kim loại quý được sử dụng bởi các thành viên trong hoàng
gia Silla là bằng chứng cho thấy nghệ thuật đúc kim loại ở Hàn Quốc đã đạt được
những thành tựu vượt bực cả ở hai mặt đó là kỹ thuật tinh xảo và vẻ đẹp thẩm mỹ.
Sự ra đời của Phật giáo ở thế kỷ thứ 4, cùng vời với việc đúc các loại đồ nghi
lễ trong Phật giáo (nghệ thuật đúc các loại đồ nghi lễ này đến từ Trung Quốc và Ấn
Độ) cũng góp phần phát triển nghệ thuật đúc kim loại ở Hàn Quốc.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng nghệ thuật đúc kim loại ở Hàn Quốc
cũng phát triển từ thời Tam Quốc (57 BC-668 AD). Đó là thời gian mà ba vương quốc
cổ đại của Hàn Quốc là Koguryo, Baekje và Silla cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh
với nhau. Các tác phẩm nghệ thuật kim loại của thời kỳ này bao gồm vương miện, đồ
trang trí vương miện, bơng tai, vịng tay, nhẫn, thắt lưng đồ trang trí, dây chuyền và
kiếm, cũng như các đồ nghi lễ Phật giáo như lư hương, … Những tác phẩm nghệ thuật

bằng kim loại của Hàn Quốc trong thời kỳ này cho thấy kỹ thuật đúc kim loại của các
nghệ nhân Hàn Quốc đã đạt tới trình độ kỹ thuật và vẻ đẹp thẩm mỹ cao.


20

Hình 16: Hoa tai vào thời kỳ Tam Quốc ở Hàn Quốc (Nguồn: internet)
3.1.2 Các phương pháp đúc đồng
Từ thời kỳ Đồ đồng, Hàn Quốc đã có nhiều sản phẩm (đồ đồng) rất đa dạng và
phong phú. Các loại sản phẩm có thể được chia thành các nhóm như: Đồ trang sức, đồ
nghi lễ Phật giáo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, v.v… Các sản phẩm này khác nhau về
nguyên liệu, cách làm,…
Nói chung, có 3 phương pháp gia cơng đúc đồng đó là:
-

Nung nóng đồng làm cho chúng mềm đi (단금).

-

Nung nóng đồng thành chất lỏng, và sau một khoảng thời gian đồng sẽ cứng lại
(주금). Phương pháp này được sử dụng phổ biến từ xa xưa.

-

Sử dụng các dụng cụ có độ cứng cứng hơn đồng để đục, cắt hoặc khoét đồng
(조금).

3.2 Một số hình ảnh về nghề đúc đồng ở Hàn Quốc trong quá khứ và hiện nay

Làm khuôn

Cách làm khuôn đúc đồng trong quá khứ và hiện nay khơng có gì khác biệt.


21

Hình 17: Làm khn (Nguồn: internet)
Nấu đồng
Trong q khứ, lị nầu đồng có kích cỡ nhỏ hơn cho nên lượng đồng nấu được
ít. Hiện nay, kích cỡ của lị nấu đồng lớn hơn nên lượng đồng nấu cũng nhiều hơn.

Hình 18: Cách nấu đồng trong quá khứ (hình bên trái) và hiện nay (hình bên phải),
(Nguồn: internet)
Đổ đồng vào khn
Trong quá khứ, thợ nấu đồng phải trực tiếp đổ đồng nóng chảy vào khn.
Hiện nay, việc đổ đồng nóng chảy vào khn là do máy móc thực hiện, và người thợ
khi theo dõi máy đổ đồng nóng chảy vào khn cũng phải mặc các loại áo quần bảo
hộ lao động để phịng tránh tai nạn.

Hình 19: Cách đổ đồng vào khn trong q khứ (hình bên trái) và hiện nay (hình
bên phải), (Nguồn: internet)


22

Gia công nguội
Trong quá khứ, công đoạn này do người thợ trực tiếp thực hiện (gia cơng
nguội) nên có thể làm cho sản phẩm bị hư. Hiện nay, công đoạn này do máy móc làm
tự động nên rất chính xác, giảm thiểu số sản phẩm bi hư trong quá trình làm nguội
cũng như giảm thiểu thời gian tối đa (chỉ cần 2 phút để máy đánh bóng các sản phẩm),
và khơng gây độc hại cho người thợ vì khơng hít phải các bụi đồng.


Hình 20: Gia cơng nguội trong q khứ (hình bên trái) và hiện nay (hình bên phải),
(Nguồn: internet)
Thành phẩm

Hình 21: Bộ lư hương, chân đèn (Nguồn: internet)


23

3.3 Điểm khác biệt giữa nghề đúc đồng ở Hàn Quốc và ở Việt Nam hiện nay.
-

Ở Việt Nam, qua khảo sát và nghiên cứu của nhóm chúng tơi, nghề đúc đồng

hầu như vẫn còn được sản xuất trong các hộ gia đình và ở các làng nghề truyền thống.
Trong khi đó, ở Hàn Quốc nghề đúc đồng đã được cơ khi hố và hiện đại hóa. Hầu
như các sản phẩm đồng đều do các nhà máy sản xuất.
-

Khi làm khn đúc đồng, ở Việt Nam vẫn cịn sử dụng đất để làm khn.

Nhưng ở ở Hàn Quốc khơng cịn sử dụng đất mà sử dụng sáp để làm khuôn đúc đồng.
-

Quy trình đúc đồng hiện nay của Hàn Quốc theo phương pháp “Lost wax
casting” gồm các công đoạn sau:
 Làm mơ hình bằng sáp (wax)
Cơng đoạn này giống như cơng đoạn tạo mẫu. Làm mơ hình bằng sáp chứ
khơng phải bằng đất

 Làm khn qua mơ hình
Làm khn qua mơ hình sáp, ngun liệu của khn là thạch cao
 Chia đôi khuôn
Sáp được đặt trong khuôn.
 Nấu đồng và đổ vào vào khuôn
 Làm lạnh
 Phá khuôn và làm nguội.


×