Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Công tác cập nhật chỉnh lý biến động trên địa bàn thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.88 KB, 32 trang )

6
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nằm cạnh Biển Đông, nông nghiệp
chiếm trên 80% tổng sản phẩm toàn quốc. Do đó đất đai trở thành công cụ sản
xuất vô cùng quý giá, là lãnh thổ quốc gia, là cơ sở sản xuất nông nghiệp, là tư
liệu sản xuất đặt biệt, là đối tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường
sản xuất ra lương thực, là nhân tố quan trong hợp thành môi trường sống. Đất đai
không chỉ quan trọng đối với ngành sản xuất lương thực nuôi sống con người mà
còn quan trọng đối với các ngành khác như: giao thông, xây dựng, lâm nghiệp….
Trước áp lực về tăng dân số, cùng nhịp độ phát triển nền kinh tế thị trường
luôn luôn vận động, phát triển theo hướng nông thôn hóa đô thị như hiện nay, nhất
là các vùng kinh tế trọng điểm dẫn đến nhu cầu về sử dụng đất ngày càng trở nên
cấp thiết. Do đó đất đai luôn bị động theo thời gian về nhiều mặt như: diện tích,
mục đích sử dụng đất, chủ sử dụng… để giúp cơ quan nhà nước quản lý đất đai
được chặt chẽ theo dõi cập nhật thường xuyên thì việc tổ chức thực hiện công tác
cập nhật chỉnh lý biến động đất đai hằng ngày là điều rất cần thiết.
Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp gồm 13 xã, thị với tổng diện tích tự nhiên là
24619.8114 ha, trong đó thị trấn Lấp Vò rộng 449.4745 ha, là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Lấp Vò. Thị trấn Lấp Vò còn là đầu mối giao
thông đường bộ, có Quốc lộ 80 đi ngang, giao thông đường thủy có Kênh Xáng
Lấp Vò.
Từ những điều kiện khách quan đó, sự biến động đai trên địa bàn thị trấn Lấp Vò
diễn ra ngày càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau. Chính vì thế, hiện nay
công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai tại địa phương phải được thực hiện
thường xuyên liên tục nhằm đảm bảo phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất và
người sử dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên và được sự đồng ý của khoa Địa Lí trường
Đại Học Đồng Tháp, em thực hiện đề tài: “Công tác cập nhật chỉnh lý biến động
7
trên địa bàn thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp” nhằm góp phần


quản lý tình hình đất đai trên địa bàn và hiểu rõ về công tác cập nhật chỉnh lý biến
động đất đai của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu và đánh giá nội dung cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn
thị trấn Lấp Vò đồng thời thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng đất để phát hiện và
tiến hành tổ chức chỉnh lý những biến động chưa được đăng kí.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng yên tâm xây dựng đầu tư để phát huy
vốn đất đai một cách có hiệu quả nhất và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước theo
luật qui định tạo cơ sở quản lý, cập nhật theo đúng qui định.
3. Yêu cầu nghiên cứu.
- Chỉnh lý biến động phản ánh đúng hiện trạng thực tế và sửa chửa đồng thời các
sai sót trước đây.
- Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật giữ nguyên được thông tin cũ,
cập nhật thông tin mới.
- Kết quả chỉnh lý biến động phải phù hợp với thực tế của người sử dụng đất hợp
pháp và thuận lợi cho địa phương làm tốt công tác quản lý biến động đất đai.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Biến động đất đai hợp pháp của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất trên
địa bàn thị trấn Lấp Vò.
- Loại hình sử dụng đất, phạm vi sử dụng đất của đối tượng sử dụng đất trên địa
bàn thị trấn Lấp Vò.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động trên địa bàn thị trấn Lấp Vò.
- Số liệu chỉnh lý được thu thập, xử lý, bổ sung cập nhật từ năm 2011 và năm
2012.
- Thời gian nghiên cứu trong vòng 2 tháng từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu
hình thành nên các số liệu thống kê về đất đai. Tùy theo điều kiện, nguồn dữ
8

liệu và khả năng thu thập thông tin; các số liệu thống kê đất đai sẽ được hình
thành bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Phương pháp thống kê trực tiếp: là phương pháp hình thành nên các số liệu
thống kê đất đai dựa trên kết quả đo đạc lập bản đồ và đăng ký đất đai. Điều kiện
để thực hiện thống kê trực tiếp là phải có hồ sơ địa chính được hình thành và cập
nhật từ cấp cơ sở nên công việc thống kê đất đai phải được tiến hành trình tự từ
cấp xã trở lên.Có thể thống kê đất đai theo các cách thức sau:
+ Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu.
+ Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau
khi đăng ký ban đầu.
+ Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc lập bản đồ nhưng chưa đăng ký
ban đầu.
* Phương pháp thống kê gián tiếp: là phương pháp dựa vào nguồn số liệu
trung gian có sẳn để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này
nhìn chung không chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy vậy, nó là phương pháp
để xác định các số liệu thống kê về đất đai đối với những nơi chưa có điều kiện
tiến hành đo đạc lập bản đồ hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được
đăng ký, theo dõi cập nhật. Nó cũng là phương pháp để xác định các số liệu thống
kê đất đai của một vùng hoặc cả nước mà không cần hoặc không có điều kiện tiến
hành tuần tự các bước thống kê trực tiếp từ cơ sở.
Trong đề tài, phương pháp này được ứng dụng để thu thập các số liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; số liệu về hiện trạng sử dụng đất, về biến
độngg đất đai.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trung gian dùng để tổng hợp toàn bộ
hồ sơ đăng ký biến động đất đai và xử lý các số liệu biến động đất đai nhằm
giúp cho việc phân tích và đánh giá được dễ dàng hơn.
Phương pháp phân loại hồ sơ địa chính và các dạng biến động: Trên cơ sở
thu thập số liệu, tài liệu để phân loại hồ sơ địa chính ra từng loại khác nhau về số
tờ bản đồ địa chính, loại hình biến động Sau đó phân ra các dạng biến động.
9

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp này để phân tích các điểu kiện
tự nhiên, kinh tế- xã hội; các nguyên nhân, kết quả của tình hình biến động vả
kết quả của chỉnh lý từng dạng hồ sơ trong công tác quản lý và cập nhật biến
động; từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để đề ra giải pháp khắc phục.
Phương pháp này được dùng để so sánh, đánh giá hiện trạng sử dụng đất
giữa các loại đất.
- Phương pháp bản đồ: phương pháp này được ứng dụng để thu thập bản đồ địa
chính, bản dồ ranh giới hành chính; phân tích biến động đất đai trên cơ sở đối
chiếu giữa các loại bản đồ và biến động đất đai trên thực tế.
Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất
Bộ phận
một cửa
(nhận,
giao hồ
sơ,)
Sổ mục

Bản đồ
địa
chính
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Giấy
chứng
nhận
quyền sử
dụng đất
Sổ địa
chính
Sổ cấp

GCNQ
SDĐ
Trích sao
hồ sơ nội
dung HSĐC
đã chỉnh lý
Thông báo
biến động và
trích sao hố sơ
đã phê duyệt
Kiểm tra hoàn
chỉnh hồ sơ,
nhân bản
Sổ theo
dõi biến
động
Người sử
dụng đất
Cơ quan
thuế
Hồ sơ đi
Hồ sơ về
10
Sơ đồ I. Trình tự chỉnh lý biến động đất đai.
- Bộ phận một cửa kiểm tra và nhận hồ sơ đưa về Văn phòng đăng ký QSDĐ phân
loại hồ sơ.
11
- Văn phòng đăng ký QSDĐ trình ký bản trích sao ( trích lục hoặc trích đo) hồ sơ
địa chính lên Phòng Tài nguyên và môi trường phê duyệt, và những hồ sơ không thuộc
thẩm quyền của Văn phòng đăng ký.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi Thông báo biến động và trích sao hồ sơ đã
phê duyệt về Văn phòng đăng ký QSDĐ để chỉnh lý.
- Văn phòng đăng ký QSDĐ tiếp tục cập nhật vào HSĐC và chỉnh lý: Bản đồ địa
chính, giấy CNQSDĐ, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê, sổ
địa chính.
- Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ, nhân bản và hoàn trả hồ sơ theo đúng ngày qui định
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
12
1.1. Sơ nét về Thị Trấn Lấp Vò
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Lấp Vò có diện tích tự nhiên khoảng 448,37ha, phạm vi quy hoạch điều
chỉnh gồm: Thị trấn Lấp Vò cùng với 02 ấp Bình Hiệp A, Bình Hiệp B; 02 ấp Bình Lợi,
An Thạnh, một phần ấp Bình An và Bình Hoà (thuộc xã Bình Thành).
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông Bắc giáp xã Bình Thạnh Trung.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
- Phía Đông Nam giáp xã Định Yên và xã Bình Thành.
- Phía Tây Nam giáp xã Bình Thành.
- Thị trấn Lấp Vò là trung tâm Hành chính, Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Thương mại – dịch
vụ, Văn hoá, An ninh, Quốc phòng của toàn Huyện.
- Thị trấn Lấp Vò cũng là nơi tập trung chế biến, giao lưu hàng hoá nông sản, thuỷ sản
của vùng và khu vực: TP Cần Thơ, TP Long Xuyên - An Giang và TP Hồ Chí Minh.
1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội
 Quy mô dân số:
Dự báo năm 2025, dân số tăng khoảng 50.000 người (tiêu chí đô thị loại IV)
Danh mục Năm 2002 Năm 2007 Năm 2010 Năm 2025
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,9 1,24 1,14 1,0
Tỷ lệ tăng cơ học (%) 1 2,0 3-5 2-5

Dân số (người) 9.000 28.000 40.000 * 50.000
Bảng 1.1: Dự báo quy mô dân số
Dân số tăng tự nhiên cao trong giai đoạn này là do mở rông địa giới hành chính về
02 phía và tăng cơ học do có sự dịch chuyển lao động trong vùng.
 Quy mô sử dụng đất:
- Quy mô sử dụng đất dài hạn:
Với quy mô dân số 50.000, thị trấn Lấp Vò thuộc đô thị loại IV dự kiến qui mô đất
đai là 1280ha. Được phân bổ như sau:
St
t
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
- Đất dân dụng 630,80 62,5
- Đất các công trình không thuộc thị trấn 30,80 3,1
- Đất ngoài dân dụng 326,90 32,4
13
- Đất khác 7,50 0,70
- Đất dịch vụ du lịch 13,00

0,12
Cộng đất xây dựng đô thị 109,00 100,0
- Đất dự trữ phát triển 271,00
Tổng cộng 1280,00
Bảng 1.2: quy mô sử dụng đất dài hạn
- Quy mô sử dụng đất ngắn hạn:
Trong giai đoạn đầu với dân số dự kiến 40.000dân. Qui mô sử dụng đất được tính toán
như sau:
- Đất dân dụng 491,10ha 61,0%
- Đất các công trình không thuộc thị trấn 30,00ha 3,7%
- Đất ngoài dân dụng 277,05ha 34,4%
- Đất khác 7,50ha 0,9%

- Cộng đất xây dựng đô thị đợt đầu 805,7ha 100,0%
Bảng 1.3: Quy mô sử dụng đất ngắn hạn
 Quy hoạch về hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật:
- Cơ quan hành chính
+ Giử lại các vị trí hiện trạng như công an huyện, phòng tài chánh kế hoạch, … Di dời
trung tâm hành chánh huyện về vị trí mới. Di dời các công trình hành chánh trên trục
đường nối đường HCM về khu vực UBND xã Bình Thành cũ.
+Mở quãng trường trung tâm phục vụ sinh hoạt lễ hội của huyện.
- Khu Trung Tâm Thương Mại Dịch Vụ
+ Chợ Vàm Cống là trung tâm thương mại của khu vực phía nam đô thị
+ Bố trí khu thương mại dịch vụ trên trục nối của đường HCM
+ Phát triển khu chợ Lấp vò là trung tâm thương mại khu vực phía bắc.
- Khu văn hoá, giáo dục , y tế
+ Xây dựng thêm 1 số cơ sở giáo dục mới đáp ứng được nhu cầu.
+ Khu văn hoá TDTT và thư viện huyện thành khu văn hóa TDTT thị trấn.
+ Xây dựng TTVH và khu liên hợp TDTT khu trung tâm đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt văn hoá và TDTT của nhân dân thị trấn và của toàn huyện
+ Xây dựng mới bệnh viện đa khoa qui mô 150 – 200 giường phục vụ toàn huyện và toàn
bộ khu vực về phía bắc sông Xáng Lấp Vò.
- Công viên cây xanh :
14
+ Thị trấn Lấp Vò dự kiến là đô thị loại IV, cùng với việc xây dựng hệ thống hạ tầng , tỷ
lệ cây xanh TDTT đô thị được đảm bảo 10m²/người cho toàn thị trấn.
- Công nghiệp:
+ Giử hiện trạng không phát triển dãy công nghiệp dọc QL80 phía bắc đô thị.
+ Đầu tư phát triển KCN Bắc sông Xáng Lấp Vò và các KCN dọc sông Hậu
- Các khu dân cư:
- Khu 1: gồm các ấp thuộc xã Bình Thành cũ của xã Bình Thành
- Khu 2: gồm 4 ấp Bình Thạnh 1, Bình Thạnh 2, Bình Phú Qưới và Hoà Bình
- Khu 3: gồm 2 ấp Bình Hiệp và Bình Hiệp B xã Bình Thạnh Trung.

- Hệ thống giao thông:
+ Giao thông đối ngoại: Quốc lộ 80, Quốc lộ 54, trục tỉnh lộ dự kiến phía Bắc song
Xáng-Lấp Vò. Trục tỉnh lộ dự kiến phát triển từ huyện lộ.
+ Giao thông đô thị: mở trục đường nối đường Hồ Chí Minh vào trung tâm đô thị, mở
Trục song song với trục QL80, mở các trục sườn nối các trục đường chính đô thị với
nhau.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
* Chiều dài đường chính : 28,20km
* Mật độ đường chính : 2,55km/km²
+ Giao thông thủy: sông Hậu là tuyến giao thong quan trọng của ĐBSCL, ngoài ra còn có
sông Xáng là tuyến giao thong quan trọng của huyện Lấp Vò.
+ Hệ thống bến bãi:
* Bến xe khách đặt ngoài thị trấn trên quốc lộ 80
* Bến xe tải đặt ngoài thị trấn trên quốc lộ 54
* Bến tàu khách hành hoá dài hạn đặt tại bến phà hiện hữu
1.2. Sơ nét về Văn phòng Đăng kí QSDĐ huyện Lấp Vò
* Bộ máy nhà nước
Ủy Ban Nhân Dân huyện Lấp Vò
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lấp

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lấp

Cán bộ Địa chính xã, Thị trấn
15
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nhà nước về Tài nguyên đất đai và môi trường cấp huyện
* Tổ chức bộ máy Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lấp Vò
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND huyện, Phòng TNMT huyện nên VP
ĐKQSDĐ huyện Lấp Vò là một trong những cơ quan hoạt động có hiệu quả đã tạo được
sự tin cậy và lòng tin trong nhân dân.
*Cơ Cấu Nhân Sự

VP ĐKQSDĐ trực thuộc phòng TNMT được chia thành các tổ và bộ phận như sau:
- Tổ thẩm định và chỉnh lý biến động
- Tổ tiếp nhận và trả kết quả
- Bộ phận kế toán và văn thư
- Tổ kỹ thuật
- Tổ đo đạc
Chức năng và nhiệm vụ VP ĐKQSDĐ
* Chức năng
- VP ĐKQSDĐ huyện là cơ quan dịch vụ công, có chức năng tổ chức thực hiện
đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ đại
chính giúp phòng TNMT huyện trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử
dụng đất đai theo qui định của pháp luật. Đồng thời thực hiện việc tiếp nhận các thủ tục
yêu cầu, hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất theo cơ chế “Một cửa” qui
định tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 của Thủ Tướng
chính phủ ban hành.
16
- VP ĐKQSDĐ huyện trực thuộc phòng TNMT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý
của phòng TNMT theo phân cấp quản lý của UBND huyện. VP ĐKQSDĐ huyện hoạt
động có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định hiện hành.
* Nhiệm vụ
- Giúp phòng TNMT huyện làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp
GCN QSDĐ, QSHNƠ và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia
đình, cá nhân và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn với quyền sử dụng
đất ở, cộng đồng dân cư.
- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các
thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp huyện theo trích sao hồ sơ địa chính gốc
đã chỉnh lý do VP ĐKQSDĐ tỉnh gởi tới hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và
chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của UBND các xã, thị trấn.
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng
đất, thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đối với người sử dụng đất là hộ gia đình,

cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
ở, cộng đồng dân cư.
- Lưu trữ, quản lý bản sao hồ sơ cấp GCN QSDĐ, QSHNƠ và tài sản khác gắn
liền với đất và các giấy tờ khác về thủ tục hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về
đất đai.
- Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của
pháp luật thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa
chính, trích sao hồ sơ địa chính.
17
CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Số TT Phân Loại Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Diện tích đất nông nghiệp 17.851,4037 72,51
2 Diện tích đất phi nông nghiệp 6.768,4077 27,49
3 Diện tích đất chưa sử dụng 0 0
Tổng diện tích tự nhiên 24.619,8114 100,00
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất Huyện Lấp Vò
Huyện Lấp Vò có tổng diện tích tựu nhiên là 24.619,8114 ha, trong đó:
- Khu vực đất nông nghiệp là 17.851,4037 ha, chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân sử
dụng chiếm tỷ lệ 72,51% so với diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Khu vực đất phi nông nghiệp là 6.768,4077 ha, chiếm tỷ lệ 27,49% so với diện
tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là đất ở tại nông thôn, đất xây dựng trụ sở làm việc của
các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh quản lý, sử dụng. Đối với
đất công cộng như đất giao thông, đất thuỷ lợi; đất công ích và các công trình công cộng
khác do Uỷ ban nhân dân xã quản lý sử dụng theo quy định.
2.2 Tình hình biến động đất đai
STT
Các loại đất

Năm 2011 Năm 2012 Biến động
Diện tích Diện tích Tăng (+); giảm (-)
1 Đất nông nghiệp 17928.8988 17851.4037 -77.4951
2 Đất phi nông nghiệp
6768.4077 6768.4077 77.4951
3 Đất chưa sử dụng 0 0 0
Bảng 2.2: Biến động đất đai giai đoạn 2011- 2012
- Diện tích tự nhiên: không thay đổi.
- Diện tích đất nông nghiệp: giảm 77,4951 ha so với kết quả thống kê đất đai năm
2010 do đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm chuyển sang
đất công cộng, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc đất ở tại nông thôn.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: tăng 77,4951 ha chủ yếu đất xây dựng các công
trình công cộng (như giao thông, thủy lợi và văn hóa…), đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp, đất an ninh, đất ở tại nông thôn và đất tôn giáo, tín ngưỡng.
18
Nhìn chung kết quả thống kê đất đai năm 2011 so với kết quả thống kê đất đai
năm 2010 có biến động không nhiều. Chủ yếu biến động do một số trường hợp hộ gia
đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây
lâu năm và nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất ở tại nông thôn, đất cơ sở sản xuất kinh
doanh và đất công cộng.… Điều này cho thấy tình hình sử dụng đất ở địa phương đã đi
vào ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Lấp Vò nói riêng và tỉnh
Đồng Tháp nói chung.
2.2.1 Phân loại biến động đất đai
 Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp xã:
Trường hợp này chủ yếu là tranh chấp nhân sự sau khi được hòa giải do phân định ranh
giới chưa rõ, chuyển đổi quyền sử dụng đất, thừa kế hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đối
với hộ gia đình cá nhân, UBND Xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm lập bảng báo cáo
tháng cho UBND cấp huyện (Thị xã, thành phố) sau khi chỉnh lý chính thức vào bộ hồ sơ
lưu tại Xã (phường, thị trấn).
+ Biến động chưa pháp lý hóa:

Sau khi UBND xã ( phường ,thị trấn ) xác nhận hồ sơ biến động lên cấp trên, cán bộ
địa chính lưu trữ vào hồ sơ cập nhật như sau :
Bộ hồ sơ bản sao
- Chuyển thửa biến động lên bản đồ địa chính bằng bút chì
- Vào sổ theo dõi biến động.
+ Biến động đã được pháp lý hóa:
Tùy theo thẩm quyền giải quyết hồ sơ, nếu thuộc thẩm quyền cấp Xã thì cán bộ địa
chính Xã chỉnh lý chính thức, sau đó báo cáo Phòng TN-MT huyện (thị xã, thành phố).
Nếu thẩm quyền thuộc huyện hoặc tỉnh thì Phòng TN-MT sẽ tổng hợp biến động này
thông báo cho cấp Xã (phường ,thị trấn) để được cập nhật chính thức bằng bút đỏ vào
bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính đang lưu tại Xã.
 Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp huyện:
Đăng ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định của pháp luật
khi thực hiện các quyền của người SDĐ và hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài mua bán nhà ở gắn liền quyền SDĐ ở cộng đồng.
19
Lưu trữ quản lý toàn bộ bản sao HSĐC đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa
giới hành chính cấp huyện theo trích sao HSĐC gốc đã chính lý do Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp tỉnh gởi đến.
Phòng TN-MT tập hợp các trường hợp biến động do cấp Xã báo cáo, các thủ tục thuộc
thẩm quyền của mình đã được giải quyết, thông báo của Sở Tài nguyên – Môi trường và
biến động để tiến hành cập nhật chỉnh lý chính thức. Sau đó gửi thông báo theo mẫu về
Sở Tài nguyên- Môi trường thông báo cho các Xã biết để cập nhật, chỉnh lý định kỳ vào
hàng tháng tại UBND Huyện.
+ Biến động chưa pháp lý hóa:
Là biến động thuộc thẩm quyền Tỉnh. Các trường hợp này khi Phòng TN-MT trình
UBND huyện (thị xã, thành phố), Sờ Tài nguyên – Môi trường phải giữ hồ sơ lưu trữ và
cập nhật biến động tạm thời như tại cấp xã
+ Biến động đã được pháp lý hóa:
Nếu thuộc thẩm quyền của cấp huyện thì sau khi trình UBND huyện (thị xã, thành

phố), Phòng TN-MT sẽ chuyển thửa biến động lên bản đồ in và bộ hồ sơ địa chính bằng
bút đỏ. Lập thông tin biến động cho UBND Xã đồng thời báo với Sở Tài nguyên – Môi
trường. Nếu thẩm quyền giải quyết hồ sơ không thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện thì
sau khi nhận thông báo của Sở Tài nguyên- Môi trường (hoặc báo cáo cho UBND xã nếu
có) thì phải tiến hành cập nhật chính thức.
+ Lập số thửa:
Cơ quan địa chính cấp Xã là đơn vị có trách nhiệm lập số thửa mới (nếu tách hoặc
nhập thửa) ở cả trường hợp pháp lý hóa và chưa pháp lý hóa bằng cách:
- Nếu nhập thửa thì sẽ cho số thửa mới là số thửa cuối cùng của tờ bản đồ theo thứ
tự.
- Nếu tách thửa thì một thửa lấy số cũ, các thửa còn lại lấy số thửa là số thửa cuối
cùng của tờ bản đồ theo thứ tự.
Đây là vấn đề phức tạp, do đó để có số liệu thống nhất trong số hồ sơ địa chính. Địa
chính xã phải có trách nhiệm theo dõi và chỉnh lý số thửa trong các loại hồ sơ biến động.
 Thẩm quyền thuộc Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh:
20
Đăng ký SDĐ và chỉnh lý biến động về SDĐ theo quy định của pháp luật khi thực hiện
các quyền của người SDĐ là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người định cư ở nước ngoài (trừ
trường hợp mua nhà ở gắn liền QSDĐ), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
Lập và quản lý toàn bộ HSĐC gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới
hành chính cấp tỉnh cấp bản sao HSĐC gốc cho văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện và
UBND xã, phường, thị trấn.
Chỉnh lý HSĐC gốc khi có biến động SDĐ theo thông báo của cơ quan TNMT chuyển
trích sao HSĐC gốc đã chỉnh lý cho Phòng TN- MT cấp huyện và UBND xã, phường, thị
trấn để chỉnh lý bản sao HSĐC.
Quy trình thực hiện:
Các chủ sử đất đến UBND Xã (phường, thị trấn) để giải quyết các thủ tục như: xin
được giao đất, chuyển quyền sử dụng đất, chỉnh lý giấy chứng nhận, thuê đất là bắt đầu
những thủ tục biến động.
Các cơ quan thụ lý hồ sơ biến động cần phải ghi nhận ngay thông tin vào sổ theo

dõi biến động (ghi bằng bút chì), các thông tin này sẽ được cập nhật chỉnh lý (bằng bút
đỏ) đầy đủ khi thủ tục đã được cấp thẩm quyền cho phép và chủ sử dụng đã làm nghĩa vụ
tài chính.
* Vấn đề đăng ký biến động đất ở địa phương:
- Đăng ký biến động đất nhằm đáp ứng yêu cầu người SDĐ với chính quyền đảm
bảo tính pháp lý chính đáng với hiện trạng người SDĐ. Giúp các cơ quan chức năng quản
lý được tình hình biến động đất đai của địa phương mình.
- Thời gian qua thị trấn Mộc Hóa đã đăng ký biến động được thửa đất với diện tích
là ha trong đó gồm các loại biến động sau:
+ Chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Điều chỉnh diện tích.
+ Chuyển nhượng QSDĐ.
+ Tặng cho QSDĐ.
21
+Thừa kế QSDĐ.
Sơ đồ 2.1: Trình tự đăng kí biến động đất đai
2.2.2 Chỉnh lý bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
- Có thay đổi số hiệu thửa đất.
- Tạo thửa mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Đường giao thông, hệ thống thủy văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới.
- Thay đổi mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chú
thuyết minh trên bản đồ.
Bản đồ địa
chính
Đo vẽ biến
động
Sổ theo dõi
biến động

Giấy
CNQSDĐ
Sổ
CGCNQSD
Đ
Sổ mục kê
Phát sinh
biến động
Sổ địa chính
22
- Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình.
* NGOẠI NGHIỆP:
- Để phục vụ cho công tác chỉnh lý biến động ngoài thực địa thì tài liệu phục vụ cho
công tác ngoại nghiệp bao gồm: thướt đo, dụng cụ đo, bản sao bản đồ địa chính, sổ dã
ngoại, hồ sơ kĩ thuật thửa đất, biên bản xác định ranh giới thửa đất, và giấy tờ liên quan
đến thửa đất. Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký biến động mới tiến hành chỉnh lý trên
bản đồ địa chính gốc. Nơi biến động hình thể, diện tích của từng thửa, việc chỉnh lý được
thể hiện lên trích lục bản đồ. Nơi biến động lớn, nhiều thửa có thể chỉnh lý lên bản đồ địa
chính sau. Sau khi hoàn thiện thủ tục đăng ký mới chỉnh lý chính thức lên BĐĐC gốc.
+ Tách thửa: thửa đất được tách ra hai hoặc nhiều thửa, phải được đo đạc xác định
giữa thực tế và bản đồ kích thướt cạnh cần chia, trước khi tiến hành đo đạc, phải cấm
mốc ranh giới của cạnh thửa đất cần đo với sự thỏa thuận về mốc ranh thửa của các bên
liên quan về quyền sử dụng đất. Tùy theo địa hình, địa vật mà có thể sử dụng các loại
mốc như cộc xi măng, đinh sắt, cộc gỗ sơn. Sau đó sử dụng phương pháp đo mặt đất bằng
thướt dây để đo các cạnh thửa cần chia và chuyển vẽ vị trí, kích thướt thửa đất biến động
lên bản sao bản đồ điạ chính hoặc trích lục bản đồ địa chính. Số thứ tự thửa thêm là số
thửa đánh tiếp theo cuối cùng của tờ bản đồ, các thửa thêm được ghi chú lên bảng liệt kê
thửa thêm của tờ bản đồ để dễ quản lý và tìm kiếm.Tính diện tích các thửa đất mới và các
thửa còn lại.
+ Hợp thửa: Hai hoặc nhiều thửa đất được nhập lại với nhau: xác định các thửa

cần nhập thửa ngoài thực địa và chuyển lên bản đồ. Dùng bút mực màu đỏ đánh dấu chéo
vào đường bờ cần nhập, gạch bỏ số thửa cũ, cho số thửa mới là số thửa cuối cùng của tờ
bản đồ,gạch chéo thửa bỏ, ghi chú vào bảng liệt kê thửa bớt. Tính diện tích thửa mới
nhập.
Trong khu vực có nhiều thửa đất gần nhau mà sự biến động làm thay đổi các ranh
thửa đất, tạo thành những thửa đất mới được xác định ngoài thực địa các điểm cố định
ranh giới khu vực biến động của đường bờ thửa biến động. Tùy theo cạnh mới của khu
vực biến động mà ta sử dụng thướt dây hoặc máy đo cạnh để xác định cạnh của thửa đất
mới. Căn cứ vào kích thướt cạnh, tỷ lệ bản đồ để chuyển vẽ lên bản đồ, liệt kê số thửa
nhập hoặc tách theo khu vực tập trung, tính diện tích.
* NỘI NGHIỆP:
23
Chỉnh lý trên bản đồ địa chính cần căn cứ vào thực tế của BĐĐC khu đất ( trích
lục và đo vẽ bổ sung hoặc trích đo) để chọn ra một trong những cách chỉnh lý sau:
+ Nếu BĐĐC xã, phường và BĐĐC khu đất (đo vẽ bổ sung) cùng tỷ lệ thì sử dụng
bàn kính, chồng ghép, can lại các yếu tố của bản đồ (đo vẽ bổ sung) lên BĐĐC xã,
phường, thị trấn.
+ Nếu BĐĐC xã, phường và BĐĐC khu đất (đo vẽ bổ sung) khác tỷ lệ mà có thể
thu phóng BĐĐC khu đất (đo vẽ bổ sung) đưa vào cùng tỷ lệ với BĐĐC thì thực hiện
thu phóng, sau đó can ghép trên bàn kính.
+ Nếu BĐĐC khu đất (đo vẽ bổ sung) khác tỷ lệ mà không thể thu phóng được thì
dùng cách chuyển vẽ tọa độ, kích thước, phương hướng bằng thước nhựa có chia mm
và compa.
Thực hiện xong khâu chuyển vẽ trên BĐĐC phải kiểm tra lại, đạt yêu cầu thì cập
nhật ngay số liệu vào sổ theo dõi chỉnh lý biến động và biểu kê trên BĐĐC. Ngoài ra có
thể ứng dụng phần mền Famis và Cad để phục vụ công tác chỉnh lí.
2.3. Chỉnh lý hệ thống sổ bộ
- Sổ theo dõi biến động đât đai được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến
động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.
- Sổ theo dõi biến động đất đai đã lập trước ngày thông tư 09 có hiệu lực thi hành thì

được tiếp tục giữ phục vụ tra cứu thông tin. Những biến động về sử dụng đất đăng ký sau
ngày Thông tư 09 có hiệu lực thi hành thì được ghi vào sổ theo dõi biến động đất đai lập
theo quy định tại Thông tư 09.
- Yêu cầu đối với thông tin ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai như sau:
+ Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động về sử dụng đất;
+ Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút;
+ Nội dung biến động ghi vào sổ đối với từng trường hợp được thực hiện
theo hướng dẫn chi tiết tại các trang đầu của mỗi quyển sổ ban hành kèm
theo Thông tư 09.
24
- Về cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính chỉ được thực hiện cho những biến động đã
được cấp GCN hoặc chứng nhận biến động lên GCN đã cấp.
- Việc cập nhật chỉnh lý từng loại biến động quy định như sau:
+ Người được Nhà nước giao đất, cho thuê hoặc chuyển quyền sử dụng đất được
đăng ký trực tiếp vào các dòng còn trống của phần “Đăng ký sử dụng đất” thuộc trang
đăng ký của người đó; nếu người đó chưa có tên trong sở địa chính thì lập trang mới như
quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên – Môi
trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Quyết định số
08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21/7/2006 ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
+ Người sử sụng đất bị thu hồi hoặc chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đã
đăng ký cho người khác thì gạch dòng thửa biến động (bằng mực đỏ) và ghi: số hiệu thửa
biến động; nội dung biến động (loại hình, diện tích biến động và tên người nhận quyền
sử dụng đất); căn cứ pháp lý biến động số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký, thời gian ký văn
bản) vào phần: “những thay đổi trong quá trình sử dụng ”. Phần diện tích chuyển quyền
được đăng ký vào trang đăng ký của người nhận quyền sử dụng.
+ Người sử dụng đất chuyển quyền toàn bộ diện tích đã đăng ký cho người khác
thì người nhận QSDĐ được đăng ký trên trang sổ đã đăng ký cũ.
+ Chủ cũ bằng cách gạch tên chủ cũ (bằng mực đỏ); ghi tên chủ mới, hình thức
chuyển quyền, căn cứ pháp lý chuyển quyền (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký văn bản,

thời gian ký văn bản) vào phần “những thay đổi trong quá trình sử dụng ”. Quy định này
thực hiện cho cả trường hợp đổi tên chủ sử dụng đất đã đăng ký.
+ Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức
hoặc giữa hộ gia đình với các khu dân cư khác thì gạch chéo góc trang những thay đổi
bằng mực đỏ và đăng ký cho người nhận quyền vào quyển khác theo đúng nguyên tắc lập
sổ.
+ Khi có sự thay đổi hình thể thửa đất, mục đích sử dụng thửa đất, thời hạn sử
dụng đất của thửa đất đăng ký thì gạch ngang dòng bằng mực đỏ thửa thay đổi và ghi lại
xuống dòng dưới của trang chủ sử dụng đã đăng ký; ghi chú số hiệu thửa thay đổi và căn
25
cứ pháp lý biến động (số, ký hiệu văn bản, cơ quan ký văn bản, thời gian ký văn bản) vào
phần “những thay đổi trong quá trình sử dụng”.
+ Khi đăng ký thuế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất phải ghi: số giấy
chứng nhận thế chấp hoặc bảo lãnh, nơi thế chấp hoặc bảo lãnh, số hợp đồng thế chấp
hoặc bảo lãnh vào phần “những thay đổi trong quá trình sử dụng”. Khi chấm dứt thế chấp
hoặc bảo lãnh phải gạch ngang dòng ghi tình trạng đang thế chấp hoặc bảo lãnh (bằng
mực đỏ) và ghi “chấm dứt thế chấp hoặc bảo lãnh ngày –tháng –năm” vào khoảng trống
còn lại của dòng này.
+ Khi đăng ký việc cho thuê, cho thuê lại đất phải ghi vào phần “những thay đổi
trong quá trình sử dụng” về các nội dung: số hiệu thửa cho thuê, tên và địa chỉ thường trú
của bên thuê hoặc thuê lại đất, diện tích thuê (nếu thuê một phần của thửa đất), thời hạn
thuê, số hợp đồng thuê đất. Khi chấm dứt việc cho thuê, cho thuê lại phải gạch ngang
dòng ghi tình trạng cho thuê đất (bằng mực đỏ) và ghi chú thêm “đã chấm dứt cho thuê,
cho thuê lại đất ngày- tháng- năm”.
+ Khi đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phải ghi: số hiệu thửa và
diện tích đất góp vốn, tên tổ chức kinh tế nơi góp vốn, số hợp đồng góp vốn vào phần
“những thay đổi trong quá trình sử dụng”. Khi chấm dứt góp vốn phải gạch ngang dòng
ghi việc góp vốn (bằng mực đỏ) và ghi: “chấm dứt góp vốn ngày- tháng –năm” vào
khoảng trống còn lại của dòng này.
+ Khi người sử dụng đất khai báo mất GCNQSDĐ phải ghi “GCN số bị mất

ngày- tháng – năm” vào phần “những thay đổi trong quá trình sử dụng”. Khi cấp lại hay
cấp đổi GCNQSDĐ mới thì gạch (bằng mực đỏ) số của GCNQSDĐ cũ tại cột 10 và ghi
“GCN số đã thu hồi- lý do thu hồi- được cấp lại”, cấp đổi GCN số vào phần “những
thay trong quá trình sử dụng ”.
Cách theo dõi trong sổ khi có biến động:
- Thay đổi tên chủ sử dụng đất thì phải ghi rõ tên chủ sử dụng mới được đăng ký,
nơi thường trú và các nội dung biến động nếu có.
- Nếu thay đổi thời hạn sử dụng phải ghi rõ thời hạn hết sử dụng đất theo quyết
định mới của cấp có thẩm quyền.
26
- Nếu thửa đất biến động hình thể thì được đánh lại số thửa mới và ghi rõ số hiệu
thửa đất mới.
 Phương pháp chỉnh lý sổ mục kê:
Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả các
thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường trong quá trình
đo vẽ bản đồ địa chính. Thông tin thửa đất ghi trên sổ phải phù hợp với hiện trạng sử
đất. Sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi nội dung thông
tin thửa đất so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa cho
thống nhất với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nội dung thông tin thửa đất thể hiện trên Sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự thửa,
tên người sử đất hoặc người được giao quản lý đất, mã loại đối tượng sử dụng đất
hoặc đối tượng quản lý đất, diện tích, mục đích sử dụng đất (bao gồm mục đích sử
dụng đất theo giấy chứng nhận đã cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng
đất đã được xét duyệt, mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai, mục đich
sử dụng đất chi tiết theo yêu cầu thống kê, kiểm kê của từng địa phương).
Nội dung thông tin về đối tượng chiếm đất nhưng không tọa thành thửa đất thể
hiện trên Sổ mục kê đất đai gồm mã đối tượng chiếm đất, tên người được giao quản
lý đất, mã đối tượng quản lý đất và diện tích của từng đối tượng chiếm đất nhưng
không tạo thành thửa đất trên mỗi tờ bản đồ.

Sổ được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính hoặc được in ra từ cơ sở dữ liệu
địa chính. Thông tin thửa đất và các đối tượng chiếm đất khác trên Sổ phải phù hợp
với hiện trạng sử dụng đất. Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi nội
dung thông tin so với hiện trạng khi đo vẽ bản đồ địa chính thì phải được chỉnh sửa
cho thống nhất với Giấy chứng nhận.
Sổ mục kê đất đai được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời
gian lập bản đồ. Thông tin trên mỗi tờ bản đồ được ghi vào một phần gồm các trang
liên tục trong sổ. Khi ghi hết sổ thì lập quyển tiếp theo để ghi cho các tờ bản đồ còn
lại và phải bảo đảm nguyên tắc thông tin của mỗi tờ bản đồ được ghi trọn trong một
27
quyển. Đối với mỗi phần, các trang đầu được sử dụng để ghi thông về thửa đất theo số
thứ tự thửa, tiếp theo để cách số lượng trang bằng một phần ba (1/3) số trang đã vào
Sổ cho tờ bản đồ đó rồi ghi thông tin về các công trình theo tuyến, các đối tượng thủy
văn theo tuyến, các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên
tờ bản đồ.
Trường hợp trích đo địa chính thửa đất hoặc sử dụng sơ đồ, bản đồ không phải là
bản đồ địa chính thì lập riêng Sổ mục kê đất đai để thể hiện thông tin về thửa đất theo
tờ trích đo địa chính, sơ đồ, bản đồ đó; thứ tự thể hiện trong sổ theo thứ tự số hiệu của
tờ trích đo, số hiệu tờ bản đồ, sơ đồ; số hiệu của tờ trích đo được ghi vào cột “Số thứ
tự thửa đất”, ghi số “00” vào cột “Số thứ tự tờ bản đồ”, ghi trích đo địa chính vào cột
“ghi chú”. Nội dung thông tin về thửa đất và thông tin về các công trình theo tuyến và
các đối tượng thủy văn theo tuyến được ghi như quy định đối với bản đồ địa chính.
Sổ mục kê đất đai đã lập từ trước ngày Thông tư 09 có hiệu lực thi hành được xử lý
như sau:
+ Trường hợp Sổ mục kê đất đai đã lập theo bản đồ địa chính trước ngày Thông tư
số 29/2004/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành mà chưa sử dụng để cấp Giấy chứng
nhận thì lập lại sổ mục kê đất đai theo quy định tại Thông tư 09 để sử dụng:
+ Trường hợp Sổ mục kê đất đai đạ lập theo bản đồ điạ chính trước ngày Thông tư
29/2004/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành và đã được sử dụng để cấp giấy chứng
nhận thì lập lại Sổ mục kê đất đai theo quy định tại Thông tư 09 để sử dụng; trong đó

những thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận phải thể hiện mục đích sử dụng thống nhất
với mục đích đã ghi trên Giấy chứng nhận và được thể hiện bằng mã theo quy định tại
Thông tư 09;
+ Đối với những nơi đã lập Sổ mục kê đất đai mà chưa có bản đồ địa chính thì
phải tiếp tục sử dụng và thực hiện chỉnh lý đối với các trường hợp biến động theo
hướng dẫn tại các trang đầu của mỗi quyển Sổ đó; trường hợp thay đổi mục đích sử
dụng đất thì phải thể hiện lại bằng mả theo hướng dẩn lập Sổ mục kê đất đai ban hành
theo Thông tư 09. Khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập lại Sổ mục kê đất đai theo quy
định tại Thông tư 09;
28
+ Trường hợp Sổ mục kê đất đai đã lập cùng với việc lập bản đồ địa chính theo
quy định tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT thì tiếp tục sử dụng Sổ mục kê đất đai đã
lập.
Cách ghi cụ thể vào sổ mục kê đất đai :
- Các nội dung thay đổi phải được gạch ngang bằng mực đỏ.
- Trường hợp chỉ thay đổi loại đất được chỉnh lý bằng cách ghi chuyển loại đất
trên cùng một dòng của thửa đất đã ghi.
- Trường hợp thay đổi tên chủ sử dụng, tăng giảm diện tích của từng thửa đất
được chỉnh lý bằng cách ghi chuyển vị trí đất xuống trang cuối dành cho mỗi tờ bản đồ
và chú thích vào cột ghi chú của dòng thửa đất đã thay đổi.
 Phương pháp chỉnh lý sổ địa chính:
+ Sổ lập theo đơn vị hành chính phường, xã để ghi thông tin về người sử dụng đất
và thông tin sử dụng đất của người đó với thửa đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
+ Sổ địa chính được in theo các nguyên tắc sau đây:
- Sổ địa chính có ba phần. Phần một bao gồm người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp mua nhà ở gắn
với đất ở, tổ chức và cà nhân nước ngoài. Phần hai bao gồm người sử dụng đất là các hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua
nhà ở gắn với đất ở. Phần ba bao gồm người sử dụng đất là người mua căn hộ trong nhà

chung cư.
- Thứ tự của người sử dụng đất thể hiện trong Sổ địa chính được sắp xếp theo thứ
tự cấp Giấy chứng nhận đối với giấy chứng nhận đầu tiên của người đó;
- Mỗi trang sổ để ghi dữ liệu địa chính của mỗi người sử đất gồm tất cả các thửa
đất thuộc quyền sử dụng của người đó; người sử dụng nhiều thửa đất ghi vào một trang
không hết thì ghi vào nhiều trang; cuối trang ghi số trang tiếp theo của người đó, đầu
trang tiếp theo của người đó ghi số trang trước của người đó; trường hợp trang tiếp theo ở
quyển khác thì ghi thêm số hiệu quyển sau số trang.
29
Đối với thửa đất sử dụng chung (trừ nhà chung cư) thì ghi vào trang của từng
người sử dụng đất và ghi diện tích là sử dụng chung.
+ Nội dung thông tin trên Sổ địa chính phải thống nhất với Giấy chứng nhận đã
cấp và được thể hiện theo mẫu Sổ ban hành kèm theo Thông tư 09.
+ Việc lập Sổ địa chính cho cấp xã tại những địa phương đã xây dựng xong hệ
thống dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư 09 được thể hiện như sau:
- Đối với địa phương đã có Sổ địa chính lập trước ngày 02 tháng 12 năm 2004 thì
xử lý như sau:
- Trường hợp hiện trạng sử dụng đất có biến động dưới 30% số thửa về ranh giới
sử dụng đất so với Sổ địa chính đã lập thì tiếp tục sử dụng Sổ địa chính đó ở cấp xã để
cập nhật, chỉnh lý biến động theo thông báo của Văn phòng đăng ký cấp huyện; cách
thức chỉnh lý Sổ thực hiện theo hướng dẫn tại các trang đầu của mỗi quyển Sổ, trong đó
nội dung thông tin về người sử dụng đất và các nội dung khác có thay đổi phải được thể
hiện theo quy định tại khoản 2 mục I thông tư 09;
- Trường hợp hiện trạng sử dụng đất có biến động từ 30% số thửa (về ranh giới
sử dụng đất) trở lên so với Sổ đia chính đã lập thì in Sổ địa chính mới từ cơ sở dữ liệu địa
chính theo quy định của Thông tư 09 cho cấp xã sử dụng.
- Đối với địa phương đã có Sổ địa chính lập theo quy định tại Thông tư số
29/2004/TT-BTNMT thì tiếp tục sử dụng Sổ địa chính đó ở cấp xã.
- Đối với địa phương chưa lập Sổ địa chính trước ngày Thông tư 09 có hiệu lực
thi hành thì in Sổ địa chính mới từ cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Thông tư 09

cho cấp xã sử dụng.
- Việc lập, chỉnh lý Sổ địa chính tại những địa phương đang trong quá trình xây
dựng hệ thống dữ liệu địa chính theo quy định tại Thông tư 09 được thể hiện như sau:
- Địa phương đã lập Sổ địa chính theo quy định trước ngày 02 tháng 12 năm 2004
thì tiếp tục sử dụng Sổ địa chính đó ở cấp xã, huyện, tỉnh; cách thức chỉnh lý Sổ thực
hiện theo hướng dẫn tại các trang đầu của mỗi quyển Sổ, trong đó nội dung thông tin về
30
người sử dụng đất và các nội dung khác có thay đổi phải được thể hiện theo quy định tại
khoản 2 mục I Thông tư 09;
- Địa phương đã có Sổ địa chính lập theo quy định tại Thông tư 29/2004/TT-
BTNMT thì được tiếp tục sử dụng Sổ địa chính đó ở cấp xã, huyện, tỉnh.
- Đối với địa phương đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận trước ngày 02 tháng 12
năm 2004 mà chưa lập Sổ địa chính thì lập ba (03) bộ Sổ địa chính theo mẫu quy định
của Thông tư 09 để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở cấp xã, huyên, tỉnh. Nội dung Sổ
địa chính phải thống nhất với Giấy chứng nhận đã cấp, trong đó thông tin về mục đích sử
dụng đất phải được thễ hiện bằng mã theo quy định tại Thông tư 09; thông tin về nguồn
gốc sử dụng đất phải được xác định để bổ sung căn cứ vào hồ sơ xét duyệt cấp Giấy
chúng nhận và quy định của Pháp luật đất đai hiện hành để thể hiện theo quy định tại
Thông tư 09 để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở cấp xã, huyện, tỉnh. Nội dung sổ địa
chính phải thống nhất với Giấy chứng nhận đã cấp, trong đó thông tin về mục đích sử
dụng đất phải được thể hiện bằng mã theo quy định tại Thông thư 09; thông tin về nguồn
gốc sử dụng đất phải được xác định để bổ sung căn cứ vào hồ sơ xét duyệt cấp Giấy
chứng nhận và quy định của pháp luật đất đai hiện hành để thể hiện theo quy định tại
Thông tư 09.
Mọi trường hợp chỉnh lý được thực hiện sau khi đã làm thủ tục đăng ký biến động
đất đai và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho phép hoặc
chứng nhận biến động trên GCN đã cấp.
Khi chuyển quyền sử dụng toàn bộ diện tích đăng ký cho chủ mới thì chủ mới
được đăng ký ngay trên trang của chủ củ bằng cách ghi tên của chủ mới và các nội
dung bằng mực đỏ, ghi tên chủ mới và căn cứ pháp lý chuyển quyền {số xác nhận, ký

hiệu cơ quan xác nhận, ngày tháng năm xác nhận}, vào phần những thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ cá nhân sang tổ chức
và ngược lại thì gạch chéo góc trang bằng mực đỏ và đăng ký cho chủ mới vào quyển
khác. Số hiệu quyển và số trang đăng ký của chủ mới được ghi vào phần những thay
đổi trong quá trình sử dụng trên trang có biến động của chủ cũ
Khi chuyển quyền sử dụng đất một phần diện tích đất đã đăng ký cho chủ mới thì
gạch dòng thửa chuyển đi bằng mực đỏ và ghi số hiệu thửa biến động, số quyển, số

×