Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng phật giáo đến hệ tư tưởng nho giáo của giai cấp phong kiến việt nam từ thế kỷ x đến thế kỷ xv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Tên cơng trình:

Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN BIẾN TỪ HỆ
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN HỆ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO CỦA GIAI
CẤP PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Bùi Văn Thắng, Lớp Lịch sử Việt Nam K34, Khóa 2008- 2012
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Ngọc Thu, Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Trường
Đại học KHXH&NV – ĐH Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh, 2012


MỤC LỤC
------------oo0oo---------TÓM TẮT............................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
NỘI DUNG .......................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: HỆ TƯ TƯỞNG VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO, NHO
GIÁO VÀO VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ X .................................................. 9
1.1. Khái niệm hệ tư tưởng .............................................................................. 9
1.2. Quá trình du nhập của Phật giáo và Nho giáo vào Việt Nam trước thế
kỷ X ................................................................................................................ 17
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN


BIẾN TỪ HỆ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN HỆ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X – THẾ KỶ XV
............................................................................................................................ 39
2.1. Sự lựa chọn hệ tư tưởng thống trị xã hội của các nhà nước Ngô – Đinh
– Tiền Lê đến Lý – Trần (thế kỷ X – nửa đầu XIV) ..................................... 39
2.2. Quá trình chuyển biến nhận thức của giai cấp phong kiến trong sự lựa
chọn từ tư tưởng Phật giáo sang tư tưởng Nho giáo (nửa sau thế kỷ XIV –
đầu thế kỷ XV) ............................................................................................... 94
2.3. Sự phát triển của hệ tư tưởng Nho giáo dưới thời Lê sơ ..................... 112
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN VÀ CHUYỂN BIẾN TỪ HỆ TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN HỆ TƯ
TƯỞNG NHO GIÁO CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN VIỆT NAM TỪ THẾ
KỶ X – THẾ KỶ XV ....................................................................................... 138
3.1. Sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo gắn
liền và được quy định bởi sự phát triển của giai cấp phong kiến Việt Nam
...................................................................................................................... 138
3.2. Trong quá trình phát triển của giai cấp phong kiến, hệ tư tưởng Phật
giáo có xu hướng hòa nhập và cố kết, trong khi hệ tư tưởng Nho giáo có xu
hướng tách rời với tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội ....................... 145
3.3. Sự lựa chọn hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo ở nước ta mang tính tất
yếu lịch sử ..................................................................................................... 149
3.4. Sự phát triển của hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo nằm trong mối quan
hệ Tam giáo và là biểu hiện của q trình Việt hóa các văn hóa ngoại nhập
...................................................................................................................... 153
3.5. Đặc điểm của chế độ quý tộc Phật giáo và chế độ quan liêu Nho giáo ở
Việt Nam ...................................................................................................... 157
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 164
PHỤ LỤC......................................................................................................... 171



TÓM TẮT
Hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo ở Việt Nam thời kỳ trung đại là một vấn
đề lý thú đang được các học giả trong nước lẫn ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải có
một sự am tường về tri thức tổng hợp các lĩnh vực tơn giáo, chính trị, lịch sử, triết
học, văn hóa, văn học… với một trình độ lý luận vững vàng thì mới có thể giải
quyết vấn đề một cách đúng đắn và sâu rộng. Vì vậy, dù cịn là một sinh viên cịn
non nớt về trình độ, nhưng tác giả mong đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu
sâu sắc hơn quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến của các hệ tư tưởng
Phật giáo, Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XV.
Đề tài này nghiên cứu quá trình trên vừa theo một lát cắt ngang của cấu
trúc tổng thể hệ tư tưởng Việt Nam, vừa xem xét hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo
trong mối quan hệ của chúng với các tầng lớp xã hội. Nhiệm vụ đặt ra là phải làm
rõ những đặc trưng cơ bản và quá trình diễn tiến của chúng trong từng thời kỳ
lịch sử từ nhà Ngô đến nhà Lê sơ. Đồng thời phải đem lại một cái nhìn hệ thống,
khái quát về quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến của hệ tư tưởng Phật
giáo, Nho giáo.
Nghiên cứu cho thấy, các yếu tố Phật giáo, Nho giáo đã từng bước xâm
nhập vào trong tư tưởng của giai cấp phong kiến trước khi nó được chọn làm hệ
tư tưởng chính thống của nhà nước, để rồi khi gặp những điều kiện chính trị - xã
hội thuận lợi, chúng đã hình thành nên hệ tư tưởng mới của giai cấp phong kiến
và trở nên phát triển mạnh mẽ. Các yếu tố tư tưởng Phật giáo đã xâm nhập vào
tầng lớp trên người Việt ngay từ thời Bắc thuộc, cho đến thế kỷ X đã thành hình
một hệ tư tưởng thống trị xã hội. Nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ đi từ đa dạng
đến thống nhất với tư cách là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp quý tộc thời
Lý - Trần. Từ cuối thời Trần cho đến thời Hồ, diễn ra sự chuyển biến trong nhận
thức của giai cấp phong kiến từ lựa chọn Phật giáo sang Nho giáo để rồi về sau,
hệ tư tưởng Nho giáo đã thay thế cho Phật giáo với tư cách là hệ tư tưởng chính

thống của giai cấp quan liêu đang thống trị nhà nước và xã hội.
1


Trong quá trình phát triển của mình, hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo đã
chứa đựng những nội dung đa dạng và phong phú. Nội dung của hệ tư tưởng Phật
giáo thời Lý - Trần có hạt nhân là phạm trù “Tâm” và nét đặc sắc của nó là những
tư tưởng đi từ vấn đề thực tại đến nhập thế. Bên cạnh đó, những tư tưởng chính trị
- xã hội cũng được hình thành và trở thành nội dung quan trọng của nó. Trong khi
đó, nội dung của hệ tư tưởng Nho giáo thời Hồ - Lê có sự tương phản sâu sắc.
Một mặt, nó chịu sự Việt hóa mạnh mẽ để rồi tạo nên những tư tưởng mang sắc
thái Việt Nam mà quan trọng nhất là tư tưởng “nhân nghĩa” với một tầm bao quát
rộng lớn. Tư tưởng Nho giáo được cấu trúc lại, tiếp thu các thành tố văn hoá Việt,
tái tạo thành một hệ tư tưởng mang tính dân tộc và thực tiễn. Mặt khác, nó tiếp
thu các tư tưởng Tống Nho và Minh Nho một cách giáo điều, làm cho nội dung
của hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp quan liêu sát hợp với nguyên mẫu hơn, đặt
thuyết “trung quân”, “hiếu đễ” lên hàng đầu.
Cuối cùng, những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành, phát triển và
chuyển biến của hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo bao gồm mấy điểm: 1) Nó gắn
liền và được quy định bởi sự phát triển của giai cấp và chế độ phong kiến Việt
Nam thời trung đại; 2) Trong quá trình phát triển của giai cấp phong kiến hệ tư
tưởng Phật giáo có xu hướng hịa nhập và cố kết, trong khi hệ tư tưởng Nho giáo
có xu hướng tách rời với tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội 3) Sự lựa chọn hệ
tư tưởng Phật giáo và Nho giáo ở nước ta mang tính tất yếu lịch sử; 4) Sự phát
triển của hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo nằm trong mối quan hệ Tam giáo và là
biểu hiện của q trình Việt hóa các văn hóa ngoại nhập.
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, quá trình hình thành, phát triển
và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo đến Nho giáo của giai cấp phong kiến
Việt Nam thời kỳ trung đại vừa biểu hiện cho sự phát triển trình tự từ thấp lên cao
của chế độ phong kiến Việt Nam, vừa là sự hình thành rồi phát triển lên đến đỉnh

cao của hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử tư
tưởng Việt Nam.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tư tưởng Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, nó bao gồm
nhiều khía cạnh như tư tưởng triết học Việt Nam, tư tưởng chính trị xã hội Việt
Nam, các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam… Có những tư tưởng có nguồn
gốc bản địa, song cũng khơng ít tư tưởng được hình thành bởi sự giao thoa giữa
văn hóa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ở một phạm
vi hẹp hơn, một khía cạnh của tư tưởng Việt Nam là vấn đề hệ tư tưởng của giai
cấp phong kiến Việt Nam thời kỳ trung đại, đặt biệt là hệ tư tưởng Phật giáo và
Nho giáo.
Hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được
quan tâm nghiên cứu sâu rộng, có chăng chỉ là những bài viết cơng bố rải rác trên
một số tạp chí chun ngành mà thơi (ngoại trừ cơng trình Sự phát triển của tư
tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của GS.Trần Văn
Giàu). Từ sự cần thiết có một cơng trình bao quát lịch sử hệ tư tưởng Phật giáo và
Nho giáo Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài Quá trình hình thành,
phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo đến hệ tư tưởng Nho giáo của
giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về lịch sử tư
tưởng của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – thế kỷ XV. Điều đó góp
thêm một phần tư liệu cho lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trên tinh thần “ôn cố tri ân”, kết quả đạt được của đề tài sẽ giúp hiểu rõ về
hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền của đất nước ta trong lịch sử cùng những yêu
cầu và vai trị của nó trong từng thời kỳ, từ đó có thể rút ra được nhiều bài học

kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và phát triển hệ tư tưởng ở đất nước ta
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình trong và ngoài nước nghiên cứu về
lịch sử tư tưởng Việt Nam. Vấn đề hệ tư tưởng Việt Nam bước đầu cũng đã được
nghiên cứu.
3


Từ năm 1975 trở về trước có một số cơng trình nghiên cứu sâu rộng về tư
tưởng và hệ tư tưởng Việt Nam, trong đó đáng chú ý như: Tư tưởng Việt Nam
(Nguyễn Đăng Thục, 1964), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (4 tập, Nguyễn Đăng
Thục, 1967- 1970), Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm
vụ lịch sử (GS.Trần Văn Giàu, NXB KHXH 1973), Hệ ý thức tư sản và sự thất
bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử (GS.Trần Văn Giàu, NXB KHXH 1975).
Sau năm 1975, các bài viết và cơng trình nghiên cứu về tư tưởng Việt Nam
ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đáng chú ý là các cơng trình
gần đây như: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (NXB KHXH
– 1999), Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh (NXB Văn hóa Thơng tin và
Viện Văn hóa – 2005), Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ tiền sử đến
thời kỳ dựng nước của Lê Văn Quán (NXB CTQG – 2006), Sự phát triển của tư
tưởng chính trị Việt Nam thế kỷ X – XV của Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2006, Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam
từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý – Trần của Lê Văn Quán (NXB CTQG – 2008), Đại
cương lịch sử triết học Việt Nam của GS.TS.Nguyễn Hùng Hậu (NXB CTQG –
2010), Đại cương lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX của PGS.TS.Nguyễn Hoài Văn (chủ biên) (NXB CTQG – 2010)…
Nhìn chung, các cơng trình trên đã có sự nghiên cứu sâu rộng về lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Họ đã tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, bóc tách thành
nhiều mảng đề tài để nghiên cứu với mức độ nông sâu cũng khác nhau. Đa phần,

họ tiếp cận các tư tưởng với tư cách là một hệ thống lý luận tôn giáo, chứ chưa
nghiên cứu chúng với tư cách là một hệ thống tư tưởng của từng giai cấp.
Các bài viết và các cơng trình nghiên cứu riêng về lĩnh vực hệ tư tưởng,
đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo của giai cấp phong kiến thời kỳ
trung đại ở Việt Nam, vẫn còn chưa nhiều và khi nghiên cứu về nó thì chưa trình
bày thành một hệ thống. Những cơng trình nghiên cứu riêng về lĩnh vực hệ tư
tưởng cho đến nay chỉ thấy mấy tác phẩm sau:
Bộ sách Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng
tháng Tám của GS.Trần Văn Giàu gồm 3 tập:

4


Tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch
sử. NXB KHXH 1973.
Tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử.
NXB KHXH 1975.
Tập 3: Thành công của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
NXB TP Hồ Chí Minh 1993.
Các bài viết thì có: Hệ tư tưởng trước Lý, Hệ tư tưởng Lý, Hệ tư tưởng
Trần, Hệ tư tưởng Lê (Nguyễn Duy Hinh, lần lượt đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử vào thập niên 80), Các hệ tư tưởng và tôn giáo trong xã hội Việt Nam
(Yên Sĩ Phi Lý Thuần - 2004), Sự xác lập triều Lê và sự xác lập lý luận Nho giáo
từ ý niệm Phật giáo đến ý niệm Nho giáo (GS.Yu Insun – 2006), Hệ tư tưởng thời
Lê và vai trị của nó trong quản lý xã hội (Lê Thị Tu – 2009)…
Ngoài ra khi viết về lịch sử tư tưởng Việt Nam có một số tác giả tìm hiểu
một phần nhỏ hoặc tìm hiểu chưa sâu hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo Việt
Nam như : Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt
Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của TS.Nguyễn Thanh Bình (NXB
CTQG – 2007)…

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước trong lĩnh vực này,tác giả nhận thấy cần phải làm rõ hơn về quá trình hình
thành, phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo đến hệ tư tưởng Nho
giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV và đề tài này xin
coi như là một bước khởi đầu tập sự của một sinh viên say mê nghiên cứu khoa
học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích:
Đề tài này làm rõ quá trình hình thành, phát triển của hệ tư tưởng Phật giáo
và hệ tư tưởng Nho giáo và sự chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo sang hệ tư
tưởng Nho giáo từ thế kỷ X - XV, qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản của q
trình đó.

5


3.2. Nhiệm vụ:
- Tập hợp các tư liệu từ những nguồn khác nhau, sau đó chọn lọc, phân
loại và hệ thống theo từng khía cạnh để tiến hành cơng việc nghiên cứu từng nội
dung của đề tài.
- Tìm hiểu chung về khái niệm hệ tư tưởng và nhu cầu xác lập hệ tư tưởng
để quản lý xã hội.
- Tìm hiều chung về quá trình du nhập, truyền bá của Phật giáo và Nho
giáo vào Việt Nam.
- Phân tích, tìm hiểu xã hội Đại Việt từ thế kỷ X - XV để thấy được nhu
cầu xác lập hệ tư tưởng để quản lý xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời
phục dựng sự hình thành, phát triển và tìm hiểu đặc điểm của tầng lớp thống trị
qua từng giai đoạn lịch sử với tư cách là tầng lớp nắm trong tay công cụ lý luận
quản lý xã hội.
- Phân tích, phục dựng sự lựa chọn hệ tư tưởng Phật giáo trong thế kỷ X và

sự phát triển của nó từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIV.
- Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và thực chất sự chuyển biến trong nhận
thức của giai cấp thống trị từ hệ tư tưởng Phật giáo sang hệ tư tưởng Nho giáo.
- Phân tích, phục dựng sự phát triển của hệ tư tưởng Nho giáo từ nửa sau
thế kỷ XIV đến thế kỷ XV.
- Phân tích, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành, phát
triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo sang hệ tư tưởng Nho giáo từ thế kỷ
X - XV.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
4.2. Phương pháp nghiên cứu :
Chủ yếu là phương pháp lịch sử và logic, ngoài ra còn sử dụng phương
pháp liên ngành.
6


 Phương pháp lịch sử: nhằm mô tả đúng và có hệ thống các sự kiện và
diễn biến q trình hình thành, phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo
và Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
 Phương pháp logic: làm rõ mối quan hệ giữa các sự kiện, diễn biến
trong quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến của hệ tư tưởng Phật giáo,
Nho giáo để rồi đi đến xác định những đặc điểm của q trình đó.
 Phương pháp liên ngành: sử dụng những thành tựu nghiên cứu của các
ngành sử học, văn học, văn hóa học, triết học, tơn giáo học nhằm làm nổi rõ quá
trình hình thành, phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng Phật giáo đến hệ tư
tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
5. Giới hạn của đề tài:
5.1. Giới hạn nội dung:

Hệ tư tưởng Việt Nam là một bộ phận của tư tưởng Việt Nam từ xưa đến
nay. Nó là một vấn đề rộng lớn bao gồm hệ thống các tư tưởng và quan điểm về
chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp quyền, tơn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, triết học. Đề
tài chủ yếu tập trung làm rõ hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo của giai cấp thống
trị trong lịch sử Việt Nam trên phương diện chính trị - xã hội.
5.2. Giới hạn thời gian:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo trong
giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài được thực hiện sẽ đem lại cái nhìn hệ thống về tư tưởng Phật giáo
và Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam thời kỳ trung đại. Qua đó, đề tài
làm rõ nội dung và đặc điểm của nó trong từng giai đoạn lịch sử.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm bốn phần, ngồi Phần Tóm tắt, Phần Mở đầu và Phần Kết luận
cịn có Phần Nội dung bao gồm các chương:
Chương I: Hệ tư tưởng và sự du nhập của Phật giáo, Nho giáo vào Việt
Nam trước thế kỉ X
7


Chương II: Quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến từ hệ tư tưởng
Phật giáo đến hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt Nam từ thế kỷ
X đến XV
Chương III: Đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển và chuyển biến
từ hệ tư tưởng Phật giáo đến hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Việt
Nam từ thế kỷ X đến XV.

8



NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HỆ TƯ TƯỞNG VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO, NHO
GIÁO VÀO VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ X
1.1. Khái niệm hệ tư tưởng
1.1.1. Khái niệm chung về hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực triết
học, chính trị và xã hội. Trong các lĩnh vực này, định nghĩa về hệ tư tưởng có
những nội dung tương đối thống nhất. Ở Việt Nam, khái niệm hệ tư tưởng chủ
yếu được tiếp cận theo hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, hệ tư tưởng là “hệ thống
những tư tưởng và quan điểm lý luận thể hiện sự nhận thức và đánh giá hiện thực
xung quanh, xuất phát từ những lợi ích xã hội nhất định. Hệ tư tưởng mang tính
lý luận, nghĩa là được hệ thống hố một cách duy lý, khác với tâm lí xã hội gắn
liền với cảm giác sống của ý thức đời thường. Hệ tư tưởng gồm các tư tưởng và
quan điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, thẩm mĩ,
triết học”1.
Trong Từ điển triết học, hệ tư tưởng được định nghĩa là “hệ thống những
quan điểm và tư tưởng: chính trị, luật pháp, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, triết học.
Hệ tư tưởng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng (Cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng) và với tính cách là kiến trúc thượng tầng, xét cho cùng, phản ánh
những quan hệ kinh tế”2.
Cũng vậy, Giáo trình Triết học Mác – Lênin định nghĩa: Hệ tư tưởng là
trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về
những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về tồn tại xã

1

Từ điển Bách khoa Toàn thư,
/>a2luZD0ma2V5d29yZD1oJWUxJWJiJTg3JTIwdCVjNiViMCUyMHQlYzYlYjAlZTElYmIlOWZuZw==
&page=1

2
M.M.Rodentan, Từ điển triết học, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, bản tiếng Việt, in tại Liên Xô năm 1986,
tr.239.

9


hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội1.
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra các tính chất của hệ tư tưởng là: tính
hệ thống, tính lý luận, tính giai cấp và tính chủ quan.
Tiếp cận từ góc độ các tính chất của hệ tư tưởng, chúng tôi đi đến một định
nghĩa ngắn gọn nhưng khái quát trên cơ sở những quan điểm thống nhất về hệ tư
tưởng trong xã hội có giai cấp như sau:
“Hệ tư tưởng là hệ thống những tư tưởng và quan điểm mang tính lý
luận của một giai cấp nhất định, thể hiện trình độ phản ánh tồn tại xã hội của
giai cấp đó”.
Bên cạnh định nghĩa chung như vậy, tùy từng hệ tư tưởng chính trị, xã hội,
tơn giáo… mà cịn có các định nghĩa với đặc điểm riêng cho từng loại.
Tùy theo góc độ tiếp cận mà ta có thể phân chia hệ tư tưởng thành các loại
khác nhau. Hiện nay các nhà Mácxit đã phân loại hệ tư tưởng theo hai cách:
Cách thứ nhất: Dựa theo tính khoa học, theo trình độ phản ánh tồn tại xã
hội mà hệ tư tưởng được chia thành hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng phi khoa
học. Cả hai loại hệ tư tưởng đều phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh mối quan hệ
vật chất của xã hội, tuy nhiên mỗi loại phản ánh theo chiều hướng đối lập nhau.
Hệ tư tưởng khoa học phản ánh theo chiều hướng khách quan, chính xác trong
khi hệ tư tưởng phi khoa học phản ánh một cách chủ quan, sai lầm, hư ảo hoặc
xuyên tạc.
Cách thứ hai: Dựa theo các hình thái ý thức xã hội, hệ tư tưởng thường
được chia thành hệ tư tưởng chính trị, đạo đức, tơn giáo và triết học. Tùy từng tác

giả mà hệ tư tưởng được phân chia thêm các loại kinh tế, xã hội, thẩm mĩ, khoa
học, nghệ thuật và pháp quyền. Trong các hệ tư tưởng trên thì hệ tư tưởng chính
trị - xã hội và hệ tư tưởng tôn giáo được xem là những hệ tư tưởng chủ yếu nhất,
có tầm quan trọng nhất.
Hệ tư tưởng chính trị - xã hội bao gồm vấn đề kết cấu chính trị - xã hội,
vấn đề nhà nước và pháp quyền, vấn đề chiến tranh và hòa bình, v.v… Hệ tư
1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr.425.

10


tưởng chính trị - xã hội lồng vào, xâm nhập vào và chi phối tất cả các hình thái
khác của ý thức xã hội. Thực tế, hệ tư tưởng chính trị - xã hội đã bao gồm cả vấn
đề pháp quyền.
Theo Giáo trình Chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ tư tưởng chính trị đóng vai trị
chủ đạo và tập trung nhất so với các hệ tư tưởng khác. Dựa trên quan điểm đó,
các học giả Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ tư tưởng chính trị.
Tác giả Trần Ngọc Vương nhấn mạnh, “điểm đặc thù hệ tư tưởng của một
giai cấp hay một triều đại xác định thường được thể hiện tập trung nhất ở phương
diện chính trị - pháp quyền, và ở thời Trung cổ nói chung, thì nét đặc thù hệ tư
tưởng cũng cịn được thể hiện rõ ràng ở các mô thức tôn giáo và văn hóa nữa”1.
Trong tác phẩm Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam, TS.Nguyễn Thanh Bình đã dẫn lại ý kiến của Trần Ngọc Vương và
cũng nhấn mạnh “trong đời sống tinh thần của xã hội, hệ tư tưởng chính trị đóng
vai trị chủ đạo, xâm nhập, chi phối các hình thái ý thức xã hội và thống nhất
chúng trên cơ sở tư tưởng chung”2. Theo đó thì hệ tư tưởng chính trị khơng chỉ
chi phối đến các hệ tư tưởng khác mà rộng hơn, còn quy định phương hướng của

các hình thái ý thức xã hội.
Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô lại cho thấy một cách nhìn
khác. Họ cho rằng, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội, vị trí và vai trị của các hệ tư
tưởng không giống nhau. “Trong xã hội thời cổ, tư tưởng chính trị và tơn giáo đều
có tác dụng chi phối như nhau, còn triết học và nghệ thuật cũng chiếm một địa vị
rõ rệt. Đến thời kỳ xã hội nô lệ tan rã, tôn giáo nhảy lên hàng đầu. Trong thời kỳ
phong kiến, tơn giáo trở thành hình thái tư tưởng hoàn toàn độc chiếm địa vị
thống trị. Tất cả những hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, khoa học nghệ
thuật và triết học, trong thời kỳ phong kiến đều phụ thuộc vào tôn giáo”3. Và

1

Trần Ngọc Vương (2001), “Cấu trúc và diễn tiến hệ tư tưởng ở Việt Nam đầu thời Lý”, in trong Kỷ yếu
hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triều Lý, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, tr.440.
2
TS.Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt
Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3
GS.Công-stăng-ti-nốp (chủ biên) (1951), Ý thức xã hội và các hình thái ý thức xã hội, trích từ chương X
cuốn Duy vật lịch sử, NXB Sự Thật, H.1957, tr.28-29.

11


“trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hệ thống tư tưởng của giai cấp tư sản phần lớn
xuất hiện bằng hình thức chính trị và hình thức pháp luật cơng khai”1.
Chúng tơi cho rằng, sở dĩ có sự khác nhau trong quan niệm của các nhà
nghiên cứu về vị trí và vai trò của các hệ tư tưởng như vậy, là do họ đứng từ
những góc nhìn khác nhau để tiếp cận vấn đề. Các nhà Mácxit Liên Xô xem xét
hệ tư tưởng trong một xã hội truyền thống phương Tây, trong khi đó các nhà

nghiên cứu Việt Nam lại đứng trên góc độ xã hội truyền thống phương Đơng.
Thiết nghĩ, cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng hơn về điều này trong một dịp sau.
Hệ tư tưởng tôn giáo cũng có tầm quan trọng khơng kém so với hệ tư
tưởng chính trị - xã hội. Hệ tư tưởng tôn giáo được định nghĩa là hệ thống những
tư tưởng, quan điểm tôn giáo tồn tại dưới dạng các học thuyết tương đối nhất
quán về thế giới xung quanh, do các nhà tư tưởng tôn giáo (các nhà thần học) xây
dựng nên và truyền bá. Hệ tư tưởng tôn giáo hình thành trong xã hội có giai cấp.
Trong thời trung cổ, nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến các học
thuyết khác như đạo đức học, luật học, triết học, vv… Hệ tư tưởng tôn giáo ngày
nay, dưới một hình thức hiện đại hơn, bao gồm các học thuyết triết học - tơn giáo
và các lí thuyết xã hội khác.2
1.1.2. Hệ tư tưởng Phật giáo và hệ tư tưởng Nho giáo
 Hệ tư tưởng Phật giáo trước hết là hệ tư tưởng tôn giáo, nhưng khi
được giai cấp thống trị tiếp nhận sử dụng vào việc quản lý xã hội và đất
nước, vai trị chính trị của Phật giáo mới trở nên nổi bật
Phật giáo ra đời từ thế kỷ thứ VI TCN do Gautama Siddhatta sáng lập. Đạo
Phật ra đời khi chế độ chiếm nô ở Ấn Độ đang hình thành. Phật giáo ngày càng
phát triển mạnh và trở thành quốc giáo của Ấn Độ trong suốt thế kỷ III TCN đến
thế kỷ V. Phật giáo thờ vị thần cao nhất là Phật Thích Ca (Gautama Siddhatta).
Trải qua một quá trình phát triển ở Ấn Độ cũng như ở các quốc gia khác, Phật
giáo đã tiếp thu và phát triển một hệ thống thần linh bao gồm các vị phật, bồ tát,
1

GS.Công-stăng-ti-nốp (chủ biên), sđd, tr.30.
Từ điển Bách khoa Toàn thư,
/>ma2luZD0ma2V5d29yZD1oJWUxJWJiJTg3K3QlYzYlYjArdCVjNiViMCVlMSViYiU5Zm5n&page=1
2

12



các vị la hán… Những tín đồ của Phật giáo là một lực lượng đông đảo xuất thân
từ mọi tầng lớp xã hội với tên gọi chung là phật tử, trong số đó có một bộ phận
chuyên làm nhiệm vụ tu hành là tầng lớp Tăng già (gọi tắt là tăng). Họ đã xây
dựng nên nhiều chùa tháp để làm nơi thờ cúng và tế lễ. Họ học hành và tụng niệm
các loại giáo lý bao gồm Kinh, Luật và Luận. Như vậy, Phật giáo về bản chất
chính là một tôn giáo. Hệ tư tưởng Phật giáo do vậy, trước hết là hệ tư tưởng tôn
giáo.
Hệ tư tưởng Phật giáo hướng con người đến sự diệt khổ và trình bày cách
thức để diệt khổ, đưa họ đến cõi niết bàn. Niết bàn là cảnh giới tối cao của Phật
giáo mà ý nghĩa của nó là trừ diệt đau khổ, phiền não, giải thoát, tự tại. Tư tưởng
Phật giáo cũng là một tư tưởng hướng con người tới sự bình đẳng. Theo đó, Phật
giáo chủ trương tất cả mọi người, khơng phân biệt đẳng cấp, sang hèn, ai cũng có
thể xuất gia học đạo, ai cũng có thể thành chánh quả. Phật giáo chủ trương các
thuyết duyên khởi, vô thường, vô ngã…
Ngồi ra, hệ tư tưởng Phật giáo cịn chứa đựng ý nghĩa xã hội. Phật giáo ra
đời là để giải quyết tình trạng bất cơng của xã hội và sự đau khổ của con người.
Nó ra đời trong một hồn cảnh lịch sử có sự gia tăng của những mâu thuẫn xã hội
gay gắt do sự phát triển của chế độ chiếm nô đem lại. Trong các kinh tạng Đức
Phật có nhiều đề cập đến chính trị, có đưa ra nhiều phương pháp trị nước cho các
vị vua đến tham vấn, mục đích là làm sao cho nhân dân được ấm no hạnh phúc,
đất nước thái bình thịnh vượng1. “Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của
đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đạo Phật với triết lý nhân
sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào địi
tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ấn Độ đương thời”2.
Tuy nhiên tư tưởng chính trị xã hội của Phật giáo là một tư tưởng chính trị
- xã hội thụ động. Nó chủ trương khơng can thiệp vào các mối quan hệ xã hội,
không đấu tranh chống lại những bất cơng trong xã hội. Nó xoa dịu các mâu
thuẫn xã hội với chủ trương con người phải cải tạo chính mình bằng cách từ bỏ
trần thế, từ bỏ mọi ham muốn để đạt đến cảnh giới niết bàn. Vả lại, trong kinh

1

Xem thêm Tuệ Đạt, Quan điểm chính trị xã hội của Đạo Phật,
/>2
PGS.TS.Dỗn Chính (2010), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.259.

13


Tăng Nhất A Hàm và kinh Trung A Hàm, Đức Phật đã khuyên các tỳ-kheo không
nên thân cận quốc vương và bàn luận về chính trị. “Tư tưởng chính trị thụ động
đã thể hiện một cách khá đầy đủ trong giáo lý nhà Phật. Chính vì vậy, tư tưởng
Phật giáo sơ khai đã được giai cấp thống trị sử dụng và Phật giáo đã được công
nhận là quốc giáo của Ấn Độ từ thế kỷ III TCN, có ảnh hưởng lớn tới đời sống tư
tưởng của nhiều quốc gia phương Đơng thời đó và ngay cả hiện nay”1.
Thực ra, trước và sau khi Phật giáo được các nhà nước Ấn Độ và ngồi Ấn
Độ sử dụng, tư tưởng của nó vẫn chủ yếu là tư tưởng tôn giáo. Và đến khi Phật
giáo được nhà nước sử dụng làm công cụ thống trị thì vai trị chính trị - xã hội của
nó mới thực sự trở nên nổi bật.
 Hệ tư tưởng Nho giáo là hệ tư tưởng chính trị - xã hội, trong q trình
phát triển, nó hình thành nên các khía cạnh tơn giáo nên cũng được coi
là một hệ tư tưởng tôn giáo
Nho giáo do Khổng Tử sáng lập vào thế kỷ thứ VI TCN, bắt đầu bằng việc
chỉnh lý các kinh điển của người xưa rồi nâng các tư tưởng ấy lên thành một
trường phái. Nho giáo đã trải qua các giai đoạn phát triển từ “nguyên thủy” (Nho
giáo Tiên Tần), đến “thần học” (Hán Nho), rồi “Huyền học” (Nam – Bắc triều),
và cuối cùng là “Lý học” (Tống Nho). Từ thời Hán trở đi, Nho giáo trở thành
công cụ tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị.
Ngay từ khi mới ra đời, Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội. Các
tư tưởng chủ yếu của nó được trình bày trong bộ “Tứ Thư” (gồm Luận ngữ, Đại

học, Trung dung và Mạnh tử) và bộ “Ngũ Kinh” (gồm Kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc
và Xuân Thu). Nội dung cơ bản của các tư tưởng ấy là những quan niệm về trật tự
xã hội và cách trị nước. Hệ tư tưởng Nho giáo, do đó, chính là một hệ tư tưởng
chính trị - xã hội.
Về xã hội, Nho giáo cho rằng trật tự xã hội là khơng thể thay đổi. Xã hội
gồm có hai loại người là bậc quân tử và kẻ tiểu nhân. Nho giáo cũng xây dựng
nên một trật tự xã hội lấy thuyết “chính danh” làm nịng cốt, tức là khun mọi
người phải ứng xử đúng với cương vị của mình. Thuyết “chính danh” được cụ thể
1

PTS.Đinh Văn Mậu – PTS.Phạm Hồng Thái (1997), Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, NXB
TP.HCM, TP.HCM, tr.18.

14


hóa bằng thuyết “Tam cương ngũ thường”. “Tam cương” là một quan niệm về
các mối quan hệ trong xã hội, bao gồm các quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng –
vợ. Theo đó, bậc dưới (tơi – con – vợ) phải phục tùng bậc trên (vua – cha –
chồng), và ngược lại, bậc trên phải xứng đáng với chức vị của mình. “Ngũ
thường” là một quan niệm về các đức tính cần phải có của con người để đảm bảo
cho một xã hội có trật tự. Đó là 5 đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín.
Về chính trị, Nho giáo chủ trương cai trị xã hội bằng “Đức trị”. “Đức trị”
là một hệ thống lý luận về “Đạo” cai trị dân bằng lòng nhân từ độ lượng của
người cai trị, chăn dắt muôn dân tu dưỡng đức hạnh của người bị trị1. Trước hết,
Nho giáo đòi hỏi người cầm quyền phải tu rèn đạo đức, đạt được 5 đức tính cần
thiết là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đồng thời phải làm tròn trách nhiệm ở địa vị
của mình, có như vậy mới có thể gây dựng được “nền chính trị của thiên hạ có
đạo”. Sau đó, Nho giáo yêu cầu người cầm quyền phải dùng đạo đức và luân lý
để điều chỉnh xã hội, cai trị muôn dân. Trong pháp luật phải tránh sự hà khắc mà

phải dùng “lễ tiết đức hạnh” để “cảm hóa” họ, dạy cho họ “biết nghĩa vụ biết
nhường nhịn, biết luật pháp mà giữ gìn”.
Trên đây là những nội dung cơ bản của hệ tư tưởng Nho giáo với tư cách
là một hệ tư tưởng chính trị - xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, Nho
giáo đã tiếp thu các tư tưởng khác, hình thành nên các khía cạnh tơn giáo của nó.
Ngay từ giai đoạn nguyên thủy, trong tư tưởng của Nho giáo đã tồn tại
quan niệm về “trời” và “mệnh trời”. Mặc dù bác bỏ sự tồn tại của thánh thần, ma
quỷ song nó lại đề cập đến “trời” như một thế lực siêu nhiên, có tác động tuyệt
đối lên mọi mặt của xã hội. Hình tượng “trời” được tạo ra để người ta tin rằng trật
tự xã hội là không thể thay đổi, là do “mệnh trời”.
Đến thời Hán, Đổng Trọng Thư đã tiếp thu tư tưởng của Pháp gia và Âm
Dương gia vào trong Nho giáo, xây dựng nên một hệ thống thần học cho nó. Ông
phát triển quan niệm về “trời” lên một bước cao hơn với chủ trương “Thiên nhân
cảm ứng”, “quân quyền thần phụ”. Hình tượng “trời” trong tư tưởng Nho giáo lúc
bấy giờ đã phần nào cụ thể hơn, có hình hài hơn, là một vị thần có ý chí và là vị
thần tối cao của cả giới tự nhiên và xã hội lồi người.
1

TS.Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Nhập mơn chính trị học, NXB Tổng hợp TP.HCM, TP.HCM, tr.46.

15


Trong thời Nam – Bắc triều, do tiếp thu tư tưởng Lão – Trang, Nho giáo
trở nên quan niệm thế giới một cách thần bí, huyền hoặc. Sang đời Tống, Nho
giáo lại tiếp thu thêm tư tưởng của Phật giáo và Đạo giáo, do đó, nhiều yếu tố
thần thánh đã được du nhập vào trong tư tưởng của nó.
Các khía cạnh tơn giáo của Nho giáo qua q trình tiếp thu, phát triển như
trên bao gồm các nội dung: Có hệ thống giáo lý mà cơ bản là các bộ “Tư Thư” và
“Ngũ Kinh”; Có đội ngũ tín đồ bao gồm một tầng lớp Nho sĩ đơng đảo; Có quan

niệm về thần thánh, ở đây là quan niệm về “trời”, “mệnh trời”, quan niệm về một
thế giới thần bí; Có nghi lễ thờ cúng.
Nghi lễ thờ cúng ở trên bao gồm việc tế lễ Khổng Tử và các thánh hiền của
đạo Nho, việc tế Giao. Việc tế lễ Khỗng Tử và các tiên Nho được bắt đầu vào
thời Tây Hán, đến thời Tống – Minh nghi lễ cúng tế ở Văn Miếu được quy định
hoàn chỉnh. Lễ Tế Giao vốn xuất hiện từ thời nhà Chu, nhưng đến thời Tây Hán
nó đã trở thành một nghi thức tế trời cơ bản của nhà vua. Tế Giao được tiến hành
là để “tỏ lịng tơn kính và chấp hành nghiêm chỉnh mệnh trời, để cầu trời phù
hộ”1.
 Hệ tư tưởng Phật giáo và hệ tư tưởng Nho giáo là hai trong những hệ tư
tưởng chủ yếu trong thời phong kiến ở Việt Nam
Các hệ tư tưởng Việt Nam thời phong kiến có hai nguồn gốc chủ yếu là
nguồn gốc bản địa và nguồn gốc ngoại nhập. Các tư tưởng bản địa thì có tín
ngưỡng ngun thủy (vật linh, thờ Mẫu…), các giá trị tinh thần truyền thống…
Các tư tưởng ngoại nhập thì có Phật giáo (Ấn Độ), Nho giáo và Đạo giáo (Trung
Quốc) và một số tư tưởng khác từ Đông Nam Á đem đến. Tùy vào từng thời kỳ
lịch sử khác nhau mà hệ tư tưởng này có thể nổi trội hơn hệ tư tưởng kia, song
các hệ tư tưởng có nguồn gốc bản địa vẫn luôn là hệ tư tưởng cơ bản và chủ đạo.
Bên cạnh hệ tư tưởng Việt, các hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo cũng
dần khẳng định vị trí của chúng trong cấu trúc hệ tư tưởng Việt Nam. Chúng trở
thành hai trong số những hệ tư tưởng cơ bản của Việt Nam. Nguyễn Duy Hinh
cho rằng “Về mặt hệ tư tưởng thì rõ ràng đã định hình với ba thành phần cơ bản
1

PGS.Nguyễn Đức Sự (2011), Nho giáo và khía cạnh tơn giáo của Nho giáo, NXB Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội, tr.226.

16



của tư tưởng Việt cổ, tư tưởng Nho giáo và tư tưởng Phật giáo. Tất cả pha trộn
vào nhau theo những liều lượng khác nhau nhưng thống nhất thành hệ tư tưởng
Đại Việt”1. Thực ra trong cấu trúc hệ tư tưởng Đại Việt, “thành phần cơ bản” có
nguồn gốc bản địa của nó cịn có một hệ thống các giá trị tinh thần được tạo ra
trong quá trình dựng nước và giữ nước thời phong kiến, chứ khơng chỉ có tư
tưởng Việt cổ.
Hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo đã có những vai trị quan trọng trong
lịch sử Việt Nam thời kỳ phong kiến. Ở thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng Phật giáo
xâm nhập vào xã hội Việt Nam sâu rộng hơn nhiều so với hệ tư tưởng Nho giáo.
Tuy nhiên hệ tư tưởng Nho giáo vẫn được xem là hệ tư tưởng chính thống vì nó
đã chiếm lĩnh được địa hạt chính trị, trở thành tư tưởng cai trị chủ yếu ở Giao
Châu. Đến thế kỷ X cho đến cuối thời Trần, Phật giáo lại nổi lên trở thành tư
tưởng chính trị - xã hội chủ yếu, đồng thời có những đóng góp quan trọng vào
nền văn hóa nước ta. Từ cuối thời Trần trở đi, Phật giáo lui bước dần trên địa hạt
chính trị, nhường chỗ cho Nho giáo, nhưng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong
các tầng lớp nhân dân. Nho giáo từ đó trở thành cơng cụ lý luận chính thống của
chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2. Quá trình du nhập của Phật giáo và Nho giáo vào Việt Nam trước thế
kỷ X
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam trước thế
kỷ X
1.2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Trải qua hơn nửa thế kỷ nghiên cứu, các nhà sử học và văn hóa học đã
phác thảo được những nét chính yếu nhất của quá trình truyền bá Phật giáo vào
Việt Nam trước thế kỷ X. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khơng ít bất đồng, những ý
kiến, quan điểm trái chiều về vấn đề này. Dưới đây, khi nghiên cứu về quá trình
du nhập của Phật giáo vào Việt Nam trước thế kỷ X, chúng tôi kế thừa thành tựu
của những người đi trước, nhưng quan trọng hơn đó là đưa ra những nhận định
riêng và những ý kiến bàn lại về một số khía cạnh của vấn đề.
1


Nguyễn Duy Hinh (1987), “Hệ tư tưởng trước Lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 5+6), tr.53.

17


Chúng tôi cho rằng nên chia lịch sử du nhập Phật giáo ở Việt Nam trước
thế kỷ X thành 3 giai đoạn như sau:
1) Giai đoạn I (từ thế kỷ III TCN – thế kỷ I): Những tiếp xúc và xâm nhập
bước đầu của Phật giáo Ấn Độ vào Việt Nam
2) Giai đoạn II (từ thế kỷ II – thế kỷ V): Bước phát triển đầu tiên của Phật
giáo ở Giao Châu.
3) Giai đoạn III (từ thế kỷ VI – thế kỷ IX): Phật giáo phát triển thịnh đạt ở
Giao Châu.
 Giai đoạn I (từ thế kỷ III TCN – thế kỷ I):
Ở giai đoạn I dường như Phật giáo chưa thể xâm nhập sâu rộng vào xã hội
Giao Chỉ, mà chỉ thấy xuất hiện ở một số nơi, một số việc mang tính chất ngẫu
nhiên. Vả lại, những bằng chứng cho sự tồn tại của Phật giáo ở Việt Nam trong
những thế kỷ này còn khá mờ nhạt và có nhiều chỗ cần phải bàn lại. Đây cũng là
giai đoạn mà các nhà nghiên cứu tỏ ra bất đồng khi xác định thời điểm Phật giáo
bắt đầu du nhập vào Việt Nam.
Trong giai đoạn này, con đường truyền bá chỉ có một chiều từ Ấn Độ sang,
nội dung giáo lý còn đơn giản, sự xâm nhập vào các tầng lớp nhân dân chưa sâu
rộng. Có thể nói việc truyền bá Phật giáo ở Việt Nam trong giai đoạn này cịn
mang tính giản đơn, bị động mà chưa theo một hệ thống, chưa có cơ sở vững chắc
về mặt xã hội.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán nhiều thời điểm đạo Phật
du nhập vào Việt Nam. Nhìn chung các mốc ấy nằm trong khoảng từ thế kỷ III
TCN đến thế kỷ III TL. Chẳng hạn: Lê Mạnh Thát (thế kỷ III TCN – I TCN),
Nguyễn Lang (thế kỷ I), Thích Thiện Hoa (thế kỷ II – III)… Điều đáng nói là các

mốc trên được lựa chọn trong khoảng thời gian khá lớn (6 thế kỷ).
Các mốc trước thế kỷ I hầu hết được minh chứng bởi các truyền thuyết dân
gian còn lưu lại đến ngày nay như “Truyện nhất dạ trạch” trong Lĩnh Nam trích
quái… Qua phân tích các truyền thuyết trên, Lê Mạnh Thát phỏng đốn: Phật
giáo đã đặt nền móng tại Việt Nam từ thời Hùng Vương, sư dạy đạo đầu tiên là sư

18


Phật Quang, phật tử Việt Nam đầu tiên là Chử Đồng Tử1. Thậm chí Đồng Hồng
Hồn và Trịnh Minh Hiên cịn suy tơn Chử Đồng Tử là ơng tổ của đạo Phật Việt
Nam2.
Qua “Truyện nhất dạ trạch” ta cũng có thể biết được tình hình Phật giáo ở
Việt Nam thời Hùng Vương. Nhân vật Tiên Dung đại diện cho tầng lớp quý tộc,
còn Chử Đồng Tử đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo thời bấy giờ. Truyện cho
biết, sau khi Chử Đồng Tử đi bn, ra ngồi đảo thì mới biết đến Phật giáo, bèn
theo học và trở về truyền đạo cho Tiên Dung. Như vậy, trước Chử Đồng Tử thì
Phật giáo hầu như chưa có sự hiện diện trong cả tầng lớp thống trị lẫn bị trị ở Việt
Nam thời Hùng Vương. Phật giáo lúc bấy giờ mới chỉ xâm nhập được ở các vùng
ven biển chứ chưa xâm nhập sâu vào trong đất liền Việt Nam. Phần lớn người
Việt vẫn chưa biết đến Phật giáo.
Sự kiện Chử Đồng Tử và Tiên Dung lấy nhau nhưng bị vua Hùng đuổi
đánh thể hiện sự đối kháng, khơng thể hịa hợp giữa hai giai cấp thống trị và bị trị.
Kết quả là cả hai đã phải ly khai khỏi giai cấp của mình để rồi trở thành những
thương nhân. Nếu xem Chử Đồng Tử là Phật tử đầu tiên thì có thể khẳng định
rằng, thương nhân chính là những người đầu tiên tiếp xúc với Phật giáo ở Việt
Nam. Điều này phù hợp với thực tế khi mà các nhà sư đã chủ yếu sang Việt Nam
bằng con đường thương mại. Họ trước hết là những người tháp tùng các nhà buôn
Ấn Độ để đem lại sự yên tâm khi thực hiện các chuyến đi bn bán bằng đường
biển. Chính vì vậy họ tiếp xúc thường xuyên trước hết với các thương nhân - đối

tác làm ăn của chủ nhân họ - rồi sau mới đến các tầng lớp khác.
Từ thế kỷ I trở đi ngày càng có nhiều tài liệu chứng minh cho sư tồn tại
của Phật giáo ở Việt Nam. Tài liệu sử học thì có Đại Việt sử ký toàn thư, Hậu
Hán Thư...; tài liệu kinh sách Phật giáo thì có Lý Hoặc Luận, Kinh Tứ Thập Nhị
Chương…; tài liệu dân gian thì có Truyện Man Nương…
Từ những loại tài liệu trên, Nguyễn Lang cho rằng Phật giáo du nhập vào
nước ta bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất. Ông viết: “Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào
hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật giáo phồn vinh và
1

Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập I, NXB Thuận Hóa, Huế.
Đồng Hồng Hồn – Trịnh Minh Hiên, “Thành Nêlê – Đồ Sơn thời Asoka”, tư liệu Việt Nam học Thư
viện trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, KH: VNH3.TB4.165, tr.5.
2

19


quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật du nhập vào nước ta trong thế kỷ đầu của
kỷ nguyên”1. Như vậy, mốc thời gian ơng đưa ra chỉ mang tính cách phỏng đốn
mà chưa có bằng chứng cụ thể. Ơng đi từ chỗ chứng minh sự tồn tại của câu
chuyện Sở Hoài Vương, sách Lý Hoặc Luận và Trung tâm Phật giáo Luy Lâu ở
thế kỷ thứ hai để rồi lùi lại một thế kỷ cho mốc du nhập của Phật giáo vào Việt
Nam.
Ông cũng cho rằng trung tâm Phật giáo Luy Lâu được hình thành ngay từ
thế kỷ I, sớm hơn trung tâm Bành Thành và Lạc Dương. Tuy nhiên, ở thế kỷ I,
Giao Châu đã có trung tâm Phật giáo chưa, điều đó cần bàn lại. Nguyễn Lang
chưa đưa ra được đủ bằng chứng để xác định Luy Lâu ở thế kỷ I đã là một trung
tâm Phật giáo. Ơng chỉ phỏng đốn từ sự viếng thăm của những tăng sỹ Ấn Độ từ
đầu kỷ nguyên dẫn đến hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu vào thời gian

này. Nếu như mốc thời gian Phật giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam của ông, ở
thế kỷ I, là đúng, thì liệu trong khoảng thời gian ngắn chưa đến một thế kỷ có thể
hình thành nên một trung tâm Phật giáo hay khơng? Đó là một điều rất đáng lưu
tâm. Thiết nghĩ, trong thế kỷ I chỉ có thể chứng minh sự hiện diện của Phật giáo ở
trung tâm kinh tế - chính trị Luy Lâu mà thơi. Hai khái niệm “Trung tâm Phật
giáo Luy Lâu” và “Trung tâm kinh tế - chính trị Luy Lâu” là hai khái niệm khác
nhau, không nên đánh đồng. Vả chăng, Phật giáo ở Giao Châu lúc bấy giờ chưa
theo một hệ thống nhất định và còn bị giới hạn trong một số hình thức hết sức hạn
hẹp. Ngay như Nguyễn Lang cũng nhận định: “đạo Phật đây chỉ mới là những
sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ của những người cư sĩ, giới hạn trong sự tụng đọc
tam quy, cúng dường Phật tháp và bố trí cho người đau ốm đói khổ mà thơi, chứ
chưa có sự học hỏi kinh điển và chế độ tăng sĩ”2. Như thế thì Phật giáo chưa phát
triển đến đủ trình độ để biến Luy Lâu trở thành một trung tâm Phật giáo trong thế
kỷ I.
Từ những phân tích trên chúng tơi cho rằng phải sớm lắm là vào thế kỷ II
trung tâm Phật giáo Luy Lâu mới được hình thành.

1
2

Nguyễn Lang (2010), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I, NXB Văn học, Hà Nội, tr.23.
Nguyễn Lang, sđd, tr.26.

20


Trở lại mốc thời gian Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thế kỷ I được hầu
hết các nhà nghiên cứu đồng tình, tuy nhiên khơng thấy đưa thêm được bằng
chứng nào khả dĩ có thể chứng minh điều ấy.
Đến thế kỷ II, III đã có bằng chứng xác thực việc tồn tại của Phật giáo ở

Việt Nam. Soạn giả Thích Thiện Hoa cho rằng nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt
Nam chính là Mâu Bác và khẳng định: “Đạo Phật du nhập đầu tiên vào Việt Nam
trong khoảng cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III”1. Tuy nhiên, so với các cứ liệu
trên kia thì nhận định của Thích Thiện Hoa là khơng chính xác. Mâu Bác là người
Trung Hoa đầu tiên đến Việt Nam học đạo chứ không phải là người đầu tiên
truyền đạo đến Việt Nam. Phật giáo có khả năng đến Việt Nam từ thế kỷ I trở về
trước chứ không phải đợi đến cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III – khoảng thời gian mà
đã chứng thực được sự phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
Tổng hợp các ý kiến trên ta chưa thể xác định được một mốc thời gian
chính xác cho sự du nhập của Phật giáo bắt đầu vào Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có
thể xác định được khoảng thời gian cho sự du nhập đó là khoảng từ thế kỷ III
TCN đến thế kỷ I TL.
Có lẽ nên đề xuất một sự hình dung về quá trình Phật giáo du nhập vào
Việt Nam trong khoảng thế kỷ III TCN – I TL như sau: Phật giáo Ấn Độ có
những tiếp xúc đầu tiên với Việt Nam vào thế kỷ III TCN, lúc này nó chưa tạo
dựng được cơ sở xã hội ở nước ta, chưa xâm nhập sâu vào trong đất liền; trải qua
4 thế kỷ tiếp xúc và xâm nhập, đến thế kỷ I, Phật giáo đã tạo dựng được những cơ
sở đầu tiên. Ở thế kỷ I, quá trình tiếp xúc của Phật giáo mới thực sự đạt được
những kết quả đầu tiên, đó là kết quả của một quá trình lâu dài hàng mấy thế kỷ
(từ thế kỷ III TCN – I TL).
Trong khoảng thời gian này, Phật giáo được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ
vào Việt Nam, trong khi ở Trung Hoa vẫn chưa biết đến Phật giáo. Cũng cần phải
đi đến một nhìn nhận xác đáng rằng, tuy Việt Nam nằm trong vùng giao thoa văn
hóa Trung - Ấn, nhưng chủ đích của các nhà sư Ấn Độ là đến Việt Nam chứ chưa
phải là đến Trung Hoa. Thực ra trong giai đoạn này, sự truyền bá Phật giáo vào
Việt Nam nằm trong q trình “Ấn Độ hóa” ở vùng Đơng Nam Á hơn là Đơng Á.
1

Thích Thiện Hoa (1975), Phật học phổ thơng, Khóa thứ V, Hương Đạo xuất bản, Sài Gòn, tr.40.


21


Phật giáo ban đầu theo chân các nhà sư vốn là tùy tùng của các thuyền
buôn Ấn Độ để rồi dần dần tiếp xúc với cư dân bản địa ở Việt Nam. Những
truyền thuyết cịn để lại cho thấy, có một số nhà sư đã tách khỏi đồn thuyền
bn để truyền đạo ở Việt Nam. Phương thức của họ là lánh đời, họ chọn những
hang núi, những nơi hẻo lánh để tu hành và truyền đạo. Nhà sư Phật Quang ở thế
kỷ thứ III TCN đã tu hành ở một cái am trên núi Quỳnh Viên nằm ở giữa biển là
một ví dụ. Thậm chí đến tận thế kỷ III vẫn cịn tồn tại hình thức này với nhà sư
Khâu Đà La (ông đã lập am tu hành trên núi Phượng Hoàng).
Đến khi Phật giáo bước đầu xâm nhập được vào trong xã hội Việt Nam,
đặc biệt là từ thế kỷ I trở đi, thì các nhà sư Ấn Độ mới chú ý nhiều hơn đến các
vùng đông dân cư, các trung tâm kinh tế - chính trị để truyền đạo. Chính sự tập
trung của các nhà sư Ấn Độ đến Luy Lâu mà hình thành nên trung tâm Phật giáo
Luy Lâu vào thế kỷ thứ II.
Về giáo lý Phật giáo, trong buổi đầu đạo Phật được truyền đến Việt Nam
chỉ với tính cách truyền khẩu mà chưa có kinh sách. Về sau kinh sách Phật giáo
cũng theo các nhà sư đến Việt Nam. Tuy nhiên nội dung giảng dạy mới chỉ dừng
lại ở việc học thuộc các giáo lý kinh Phật mà chưa có sáng tạo. Các nội dung kinh
Phật này kết hợp với tín ngưỡng dân gian một cách chặt chẽ. Nhà sư Phật Quang
khi truyền đạo không chỉ giảng dạy giáo lý Phật giáo mà còn chen lẫn các nội
dung của tín ngưỡng bản địa như việc truyền phép lạ, trao gậy thần và nón thần
cho Chử Đồng Tử. Công việc của Phật Quang cũng là mô - típ chung trong việc
truyền bá đạo Phật ở Việt Nam trong thời kỳ đầu.
 Giai đoạn II (từ thế kỷ II– thế kỷ V):
Nếu như ở giai đoạn I, Phật giáo từ Ấn Độ từng bước xâm nhập vào Việt
Nam và khẳng định sự tồn tại của nó trong xã hội Việt Nam, thì sang giai đoạn
thứ II, Phật giáo đã đạt đến sự phát triển đầu tiên của nó. G.E.Coedès cũng cho
rằng “cơng cuộc thực dân hóa của người Ấn Độ (ở đây là sự truyền bá đạo Phật –


22


ND), phát triển mạnh mẽ trong những thế kỷ II – III sau CN, và đã mang lại kết
quả vào những thế kỷ IV và V”1.
Từ thế kỷ II trở đi, các nhà sư tu hành đắc đạo để lại tên tuổi ở Giao Châu
ngày càng nhiều: Ma-ha-kỳ-vực, Khâu Đà La, Mâu Bác (thế kỷ II), Khương Tăng
Hội, Chi Cương Lương Lâu, Đạo Thanh (thế kỷ III), Đạt Ma Đề Bà, Huệ Thắng,
Huệ Lâm, Thích Đạo Thiền, Đàm Hoằng, Thích Đạo Cao, Thích Pháp Minh (thế
kỷ V)…
Từ những liệt kê tên tuổi các nhà sư ở trên ta có thể phần nào thấy được
tình hình Phật giáo ở Giao Châu trong khoảng thế kỷ II – V. Đội ngũ tăng sỹ ngày
càng đông đảo với nhiều người tu hành đắc đạo. Thành phần xuất thân của các tu
sỹ cũng trở nên đa dạng, họ có thể đến từ Ấn Độ, Trung Á, Trung Quốc hay thậm
chí là ở chính tại Giao Châu. Các nhà sư Ấn Độ và Trung Á trong các thế kỷ II,
III và IV qua truyền đạo ở Giao Châu khá nhiều, tuy nhiên cũng ngày càng thưa
dần theo thời gian. Thay vào đó, các nhà sư Trung Quốc đã dần thế chỗ, nhất là từ
thế kỷ V trở đi.
Đặc biệt hơn, các nhà sư đắc đạo của Giao Châu cũng ngày một nở rộ. Nếu
như ở thế kỷ III, các nhà sư nổi danh người Việt chỉ có Đạo Thanh, thì sang thế
kỷ V đã xuất hiện khá nhiều như Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền, Đạo Cao và Pháp
Minh… Điều đó cho thấy trình độ tiếp nhận Phật giáo của người Giao Châu đã
phát triển cao.
Giai đoạn từ thế kỷ II – V có thể coi là một giai đoạn bước đầu phát triển
hỗn dung ba thành tố văn hóa Việt – Ấn – Hán trong Phật giáo Giao Châu, mà ở
đó cịn biểu hiện rõ nét các đặc trưng của mỗi nền văn hóa chưa hịa quyện hồn
tồn vào nhau. Đây là giai đoạn mà Phật giáo Giao Châu tiếp nhận thêm thành tố
văn hóa Trung Quốc song song với việc tiếp thu và củng cố thành tố văn hóa Ấn
Độ.

Điển hình của sự phát triển hỗn dung này là việc hình thành nên trung tâm
Phật giáo Luy Lâu. Luy Lâu trước hết là một trung tâm hành chính - quân sự kinh tế với thành phần dân cư đông đảo và khá phức tạp. Ở đây không chỉ tập
trung người Việt bản địa, mà cịn tập trung khơng ít người Trung Quốc bao gồm
1

G.E.Coedès (Pháp, 2011), Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.57.

23


×