Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.06 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------- o0o ----------

NGUYỄN THỊ MỸ

GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC"
TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.34:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
m· sè

: 60. 22. 34

Người hướng dẫn khoa học: GS. Phong Lê
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong



Thái Nguyên - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến GS. Phong Lê, thầy đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận


văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo khoa Ngữ Văn, cùng gia
đình, bạn bè người thân đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày... tháng... năm 2009
Nguyễn Thị Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung ......................... 2
2.2. Những bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu ........................ 3
2.3. Xung quanh tập thơ "Việt Bắc" .................................................... 4
2.4. Khảo sát văn bản tập thơ Việt Bắc ............................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 10
Chƣơng 1: "VIỆT BẮC" TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 ............ 11

1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam 1945 đến 1954....................................... 11
1.2. Con đường thơ Tố Hữu từ tập thơ Từ ấy sang tập thơ Việt Bắc ......... 18
1.2.1. Từ tập thơ "Từ ấy"... ............................................................. 18
1.2.2... đến tập thơ "Việt Bắc" ......................................................... 21

Chƣơng 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ“ VIỆT BẮC” ................................... 25

2.1. Khát vọng và niềm vui giải phóng Đất nước qua các chặng đường .... 25
2.1.1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945.......................................... 25
2.1.2. Kháng chiến chín năm ............................................................ 27
2.1.3. Chiến thắng Điện Biên phủ ..................................................... 29
2.2. Cái "tôi" tác giả gắn với cái "ta"quần chúng trong bức tranh nhân dân
kháng chiến .............................................................................................. 31
2.2.1. Hình ảnh người lính ................................................................ 31
2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ ........................................................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.3. Tình yêu quê hương đất nước ............................................................ 53
2.4. Tình cảm gắn bó với lãnh tụ và quê hương cách mạng ...................... 59
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “ VIỆT BẮC” ............................ 72

3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng .................. 72
3.1.1. Thể thơ, câu thơ ...................................................................... 72
3.1.2. Nhạc điệu ................................................................................ 78
3.1.3. Ngơn ngữ, hình ảnh ................................................................ 88
3.1.4. Niêm luật và vần ..................................................................... 92
3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại ........................... 96
KẾT LUẬN................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tố Hữu là tác gia có vị trí đặc biệt trong nền thơ ca cách mạng Việt
Nam thế kỷ 20. Trong hơn nửa thế kỷ qua, thơ ông gắn liền với các giai đoạn, các
mục tiêu của cuộc đấu tranh cách mạng, có sức cổ vũ to lớn với đơng đảo quần
chúng và thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới phê bình, nghiên cứu văn học ở
Việt Nam. Bộ tuyển tập Tố Hữu - Về tác giả và tác phẩm, do Nhà xuất bản Giáo
dục in năm 2003 gồm 929 trang, thuộc loại lớn nhất, đã tuyển chọn những bài
viết, những cơng trình nghiên cứu về giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục và giá trị
nghệ thuật trong thơ ông.
Thế nhưng sau khi chiến tranh kết thúc (1975), cho đến khi đất nước bước
sang thời kỳ đổi mới dường như thơ Tố Hữu có nhạt dần đi vị trí và vai trị của
mình trong nền thơ ca dân tộc. Từ tập thơ Một tiếng đờn (1992), cho đến Ta với
ta (2000) trong đời sống học đường hầu như không có một luận văn nào nghiên
cứu về thơ ơng. Các tác phẩm trước đó trong hành trình sáng tác của ông cũng ít
được nhắc tới. Để bù đắp vào chỗ trống thiếu đó chúng tơi muốn góp một phần
nhỏ bé để nhìn nhận lại giá trị của thơ Tố Hữu nói chung và tập thơ Việt Bắc nói
riêng trong nền thơ ca dân tộc.
1.2.Trong hành trình thơ Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc (1954) và tập thơ Từ ấy
lúc tái bản lần thứ nhất (1959), đã tạo nên hai cuộc tranh luận sơi nổi trong giới
sáng tác và phê bình. Đáng chú ý là cuộc tranh luận về tập thơ Việt Bắc diễn ra
ngay sau 1954, với những ý kiến nghiêng về phủ định nhằm hạ thấp giá trị thơ Tố
Hữu, trên vấn đề đánh giá giá trị hiện thực, tính giai cấp, tính đảng của tập thơ, và
cũng có nhiều ý kiến khẳng định giá trị cơ bản của tập Việt Bắc theo chiều hướng
ngược lại. Do vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu để định lại giá trị của tập thơ với
tiêu đề: Giá trị và vị trí của tập thơ" Việt Bắc" trong hành trình thơ Tố Hữu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




1.3. Tôi được sinh ra và lớn lên ở chiếc nôi quê hương cách mạng, gắn
với cảnh quan thiên nhiên, và những con người bình dị đã làm nên lịch sử. Đó
là mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào; là rừng cọ, đồi chè, bến nước Bình
Ca…những địa danh in đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta trong chín năm
kháng chiến chống thực dân Pháp. Lịch sử nơi đây đã trở thành kỷ niệm gắn
bó sâu nặng với Tố Hữu, và được kết đọng lại trong các vần thơ của ông, trước
hết là tập thơ Việt Bắc.
Là người con của quê hương cách mạng, và là giáo viên một trường phổ
thông mang tên địa danh lịch sử Tân Trào, tơi rất u thích và có nhiều cảm xúc
đối với thơ Tố Hữu, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc, bởi ông đã ghi lại một cách chân
thực những nét đẹp mộc mạc, giản dị của con người và cảnh quan thiên nhiên một
miền sơn cước - nơi tơi sống và cơng tác. Vì vậy nếu đề tài được thực hiện thành
cơng, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần để tác phẩm Việt Bắc mãi mãi nhận được
sự đón đợi và mến mộ của đơng đảo bạn đọc, trong đó có người đọc là các thế hệ
trẻ của quê hương tôi.
2. Lịch sử vấn đề
Trong hơn năm thập kỷ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một đối tượng
nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình
tên tuổi.
2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung
Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạng vào
những năm cuối thời kỳ Mặt trận dân chủ Đơng Dương, cùng với sự đón nhận

nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá cao thơ ông.
Trong bài viết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu ( báo Mới, số 1, ngày 1-5-1939)
tác giả K và T đã khẳng định:“ Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực đem phụng
sự cho lý tưởng”, “ Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ cách mạng có tài”, “nhà
thơ chiến sĩ”, “ nhà thơ của tương lai”…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




Từ sau 1954 cho đến sau 1975, có rất nhiều bài viết về thơ Tố Hữu. Đặc
biệt có ba cơng trình biên khảo chun sâu về thơ ơng. Đó là: Thơ Tố Hữu của Lê
Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của
Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987). Hai
cơng trình đầu tiếp cận thơ Tố Hữu theo phương pháp truyền thống, kết hợp khảo
cứu công phu, khoa học với cảm thụ nghệ thuật tinh tế. Hai tác giả đã lần đầu tiên
nghiên cứu thơ Tố Hữu như một chỉnh thể tồn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát
hiện và đánh giá quý báu theo phương pháp nghiên cứu mác xít.
Cơng trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử tiếp cận thơ Tố Hữu
theo hướng thi pháp học đem đến những cảm nhận và đánh giá mới mẻ về thơ Tố
Hữu khác với cách phân tích truyền thống.
Hà Minh Đức, cũng là một người bền bỉ, chuyên tâm nghiên cứu về thơ
Tố Hữu qua hai Lời giới thiệu công phu cho hai Tuyển tập thơ Tố Hữu vào các
năm 1979 (Nxb Văn học) và 1995 ( Nxb Giáo dục).
Ngồi ra cịn có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở trong và ngoài
nước, tiêu biểu như của Đặng Thai Mai, Hồi Thanh, Hồng Trung Thơng,
Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Đức Phúc,...Nhìn chung các bài nghiên cứu đều có sự

nhìn nhận đánh giá những giá trị cơ bản và nổi bật của thơ Tố Hữu.
2.2. Những bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu
Từ tập thơ đầu tay Từ ấy, đến các tập Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và
Hoa,…đã có hàng trăm bài viết, cơng trình nghiên cứu phê bình phong phú, đa
dạng dọc theo đời thơ Tố Hữu suốt nửa thế kỷ qua.
Tập thơ Từ ấy có các bài viết tiêu biểu của Đặng Thai Mai, Phan Cự Đệ,
Vũ Đức Phúc, Hồi Thanh,…
Tập thơ Việt Bắc có các bài viết tiêu biểu của Vũ Đức Phúc, Hoài Thanh,
Hồng Trung Thơng,..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




Tập thơ Gió lộng có các bài viết tiêu biểu của Hồi Thanh, Lê Đình Kỵ,
Nguyễn Văn Long, Hà Xn Trường…
Các tập thơ khác có các bài viết của Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh,
Hoài Thanh, …
2.3. Xung quanh tập thơ "Việt Bắc"
Có nhiều bài phê bình, đánh giá về tập Việt Bắc, đặc biệt xuất hiện tập
trung trong cuộc tranh luận diễn ra vào năm 1954- 1955 với hai luồng cảm hứng.
Luồng cảm hứng phủ định với những bài viết của Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Lê
Đạt… Hoàng Yến phủ định“chủ nghĩa hiện thực trong tập thơ Việt Bắc". Nhận
xét về bài thơ Bắn Hoàng Yến viết:“ Tác giả đã tổng kết sự việc trên tài liệu chứ
chưa kinh qua thực tế của cuộc sống để tổng kết chất thơ”. “ Khi Tố Hữu nói về
cái Việt Bắc oai hùng, cái đất thần thánh, thiêng liêng của cách mạng thì hơi thơ
đuối, khí thơ đoản, cái nhiệt tình nóng cháy trên kia tưởng như giảm sút đi”...

Cũng như Hoàng Yến, Hoàng Cầm nhận xét:“ Tập thơ Việt Bắc thiếu chất sống
thực tế”, là“ thùng nước lỗng”, là“ khơng hiện thực”, cụ thể khi nhận xét về bài
Cá nước Hoàng Cầm viết: “Tình cảm gặp gỡ giữa anh cán bộ và anh bộ đội cũng
chỉ nhẹ nhàng lớt phớt”. Ở bài Bắn“ Bài thơ tuy có vẻ sơi nổi giục bắn, mà thực ra
bàng quan lạnh lùng”… Lê Đạt nhận xét:“ Tính chất tiểu tư sản và xa thực tế là
hai khuyết điểm căn bản nó cản trở khả năng hiện thực của Tố Hữu. Nó là nguyên
nhân của cái buồn, cái công thức, cái hời hợt rải rác trong tập thơ".
Bác lại các ý kiến trên là những bài viết khẳng định giá trị cơ bản và nổi
bật của tập thơ Việt Bắc, như của Hồi Thanh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Đức Phúc,
Xuân Diệu,… cùng một số bạn đọc. Vũ Đức Phúc nhận xét về tập thơ Việt Bắc,
cụ thể bài thơ Em bé Triều Tiên “những dòng thơ của Tố Hữu, ngồi việc tả
những cảnh thảm thiết, điển hình, có thực, cũng khơng có một chữ nào nói q đi
để làm cho người đọc ghê rợn”. Hoài Thanh khẳng định “Cả tập thơ Việt Bắc xây
dựng trên một tình yêu lớn: tình yêu nước. Giá trị tập thơ, tác dụng tập thơ là ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




đó”. Nguyễn Đình Thi cũng đánh giá cao thơ Tố Hữu“ Thơ Tố Hữu đi vào thực
tế quần chúng”. Xuân Diệu rất nhạy cảm để chỉ ra nét riêng của thơ Tố Hữu là“
Tiếng thơ của tình thương mến” làm nên“ hương vị của thơ Tố Hữu” và là nét
chủ đạo trong phong cách nghệ thuật của ông.
Cuộc thảo luận kết thúc với bài tổng kết của Hồng Trung Thơng về tập
thơ Việt Bắc ( Báo Nhân dân, 11-1955).
Năm 2005, Lại Nguyên Ân tập hợp những bài viết trong cuộc thảo luận,
thành một ấn phẩm sưu tầm và biên soạn có tên: Tư liệu thảo luận 1955 về tập

thơ" Việt Bắc".
Nhìn chung, trong quan niệm văn học và cách phê bình lúc này, tính chất
xã hội học là nét khá đậm, ở cả những ý kiến đề cao lẫn những ý kiến hạ thấp giá
trị tập thơ. Qua hai luồng cảm hứng phủ định và khẳng định giá trị cơ bản của tập
thơ, ta thấy những bài viết mang quan điểm phủ định quy chiếu tác phẩm văn học
vào các nội dung xã hội, chính trị, đồng nhất văn học với chính trị, vận dụng quan
điểm giai cấp một cách máy móc để phân tích văn học. Thậm chí đơi khi cịn
cường điệu, khơng nói đúng những gì tác phẩm vốn có, dẫn đến nhận định mang
tính chủ quan cho rằng thơ Tố Hữu là“ bản chất tiểu tư sản cách mạng, chủ nghĩa
ái quốc trong tập thơ Việt Bắc là chủ nghĩa ái quốc lãng mạn tiểu tư sản”.
Trong cuộc thảo luận này ngoài hai luồng ý kiến ngược nhau như trên,
cũng đã có nhiều bài phê bình thực sự có giá trị, khám phá và phân tích những giá
trị nổi bật của tập thơ Việt Bắc. Để nhìn nhận đúng giá trị, vị trí của tập thơ, ta
phải đặt tập thơ trong hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc đó. Cụ thể là trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954), thơ Tố Hữu giữ một vị trí quan
trọng trong thơ kháng chiến, và được phổ biến rộng rãi, bởi thơ ông đáp ứng được
sớm nhất và tốt nhất cho hai yêu cầu cơ bản của văn học cách mạng và kháng
chiến- đó là dân tộc hoá và đại chúng hoá như đã được đặt ra trong Đề cương về
văn hoá Việt Nam 1943; và hai phương châm: Cách mạng hố tư tưởng và quần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




chúng hố sinh hoạt, trong những năm sau đó khi cả dân tộc bước vào cuộc
kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Trong nền thơ kháng chiến chống
Pháp không có một tên tuổi nhà thơ nào có được vị trí xứng đáng như nhà thơ Tố

Hữu. Các tác giả khác tên tuổi họ thường chỉ gắn với một hoặc vài bài thơ như
Hoàng Lộc với Viếng bạn, Hồng Nguyên với Nhớ, Tân Sắc với Lên Cấm Sơn,
Trần Hữu Thung với Thăm lúa, Hồ Vi với Lời quê, Quang Dũng với Tây
tiến…Riêng Tố Hữu là sự xuất hiện liên tục, đều đặn những bài thơ được quần
chúng yêu mến, cho đến bài thơ dài Việt Bắc được chọn làm tên chung cho tập
thơ gồm 37 bài được ấn hành ngay sau hồ bình lặp lại 1954.
2.4. Khảo sát văn bản tập thơ Việt Bắc
Tìm hiểu giá trị tập thơ Việt Bắc, trên từng bài riêng lẻ, hoặc chung cho cả
tập thơ, chúng ta khơng thể khơng kháo sát q trình nhà thơ sửa chữa trên từng
bài, và thêm bớt qua mỗi lần tái bản; qua đó thấy nhà thơ đã dụng công như thế
nào để cho Việt Bắc luôn luôn đạt được sự hoàn thiện tối ưu trong tiếp nhận và
cảm xúc thẩm mỹ của người đọc. Chưa có điều kiện khảo sát kỹ tất cả các bài; ở
đây chúng tôi mới chỉ nêu hai trường hợp ghi nhận sự sửa chữa cẩn trọng của tác
giả, từ khi in báo, và được đưa vào sách- đó là bài Lên Tây Bắc và bài Lượm.
● Bài Lên Tây Bắc, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ (số 8, 9 ), tháng 1,
2 năm 1949; với mở đầu:
Các anh đi trước, tôi đi sau
Cũng lá che lưng lá lợp đầu
Bỡ ngỡ anh trơng người lính lạ
Theo anh khơng biết để đi đâu

Sáng nay ra trận lên Tây Bắc
Hai đứa ta cùng đi đánh giặc
Tay anh cắp súng vai đeo dao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6





Tơi có gì đâu, chỉ cái xắc
Tơi đi như đứa trẻ thơ ngây
Được mẹ cho theo dự cỗ đầy...
Khi đưa vào tập thơ Việt Bắc, theo văn bản in xong ngày 15.4.1955 bốn
câu thơ đầu đã bị lược bỏ và sáu câu thơ sau rút lại còn bốn câu thơ:
Sáng nay ra trận lên Tây Bắc
Hai đứa ta cùng đi đánh giặc
Tay dao tay súng, gạo đầy bao
Chân cứng đạp rừng gai đá sắc.
● Bài Lượm, đăng lần đầu trên báo Cứu quốc ngày 15.4.1948, với đoạn mở
đầu như sau:
Cháu Nha Trang ra
Gặp chú ở Huế
Chú hỏi : Còn ba?
Cháu rằng: Mặc kệ !
Cháu khơng thương ba?
Có. Nhưng ba sợ
Ba chẳng chịu ra
Ba làm cho nó.

Cháu theo ơng nội
Cháu lên Xuân Trường
Ông theo bộ đội
Ông nội, cháu thương!
Rồi Huế đổ máu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7




Khi đưa vào tập Việt Bắc theo văn bản in xong ngày 15.4.1955, thì 12 câu
thơ đầu được cắt bỏ và bài thơ được bắt đầu từ câu thơ:
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè...
Phần cuối bài Lượm in xong ngày 15.4.1948 như sau:
Thư đề "thượng khẩn"
Chú ngã : Ruột phèo
Chú đã chết
Chết.
Chết thật rồi...
Lượm ơi!
A chú cười
Híp mí
Chú đồng chí
Chắc bây giờ
Chú nửa ngờ
Chú chưa biết
Chú chết...
Chú bé loắt choắt
Phần cuối bài Lượm in xong ngày 15.4.1955 được thay bằng một đoạn thơ khác:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề" Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo!
Đường q vắng vẻ
Lúa trổ địng địng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




Ca- lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồ, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dịng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi cịn khơng?
● Số lượng bài của Việt Bắc từ lần in đầu đến các lần in sau cũng có thay đổi.
* Văn bản in xong ngày 15.4.1955, gồm 24 bài thơ.
* Văn bản in xong tháng 12 năm 1998, gồm 27 bài thơ.
- Thêm: 7 bài thơ ( Đêm xanh, Tình khoai sắn, Trường tơi, Lạnh lạt, Sợ, Bà
bủ, Mưa rơi)
- Bỏ : 4 bài thơ ( Em bé Triều Tiên, Bao giờ hết giặc, Bài ca tháng Mười,
Đời đời nhớ Ơng)

Nhìn vào sự thay đổi này, chúng ta cũng có thể thấy những biến động lớn
của thời cuộc đã quy định chặt chẽ giá trị của tác phẩm như thế nào.
Trên đây là khảo sát bước đầu của chúng tôi (chưa thật đầy đủ) về văn bản
tập thơ Việt Bắc đã được in và sửa chữa ở những thời gian khác nhau. Khi nghiên
cứu chúng tôi dựa theo văn bản in xong tháng 12 năm 1998.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm chỉ rõ những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tập
thơ Việt Bắc, đồng thời khẳng định vai trò của tập thơ Việt Bắc trong nền thơ
ca kháng chiến chống Pháp và rộng ra là nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã được tham khảo và nghiên cứu các tài
liệu sau.
- Toàn bộ thơ ca kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)
- Tập thơ Việt Bắc từ văn bản 1 đến văn bản cuối cùng.
- Trong khi tập trung khảo sát tập thơ Việt Bắc, chúng tôi chú ý hai tập thơ
có mối liên hệ kề cận là tập thơ Từ ấy và tập thơ Gió lộng.
- Các cơng trình, bài viết xung quanh giá trị tập thơ Việt Bắc và về thơ Tố
Hữu nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Việt Bắc.
- Khẳng định vị trí của tập thơ trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh- đối chiếu.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Việt Bắc trong nền thơ Việt Nam từ 1945->1954.
Chương 2: Giá trị nội dung của tập thơ Việt Bắc.
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tập thơ Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




CHƢƠNG I

"VIỆT BẮC" TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954
1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam 1945 đến 1954
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chấm dứt ngót tám mươi năm nô lệ
dưới ách chủ nghĩa thực dân Pháp, mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên Độc lập
Tự do cho dân tộc. Đồng thời giải phóng cho văn học thoát khỏi những quẩn
quanh, bế tắc, chán chường, tuyệt vọng, đem lại một nguồn cảm hứng sáng tạo
lớn lao cho thơ ca. Trước hết đó là nguồn cảm hứng giải phóng, hồi sinh. Trong
bầu khơng khí những ngày đầu cách mạng, hầu hết các nhà thơ từ các xu hướng
nghệ thuật khác nhau đã tập hợp dưới ngọn cờ cách mạng. Chưa nhiều ý thức
nhưng lại rất nhiều cảm xúc, bằng sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, các nhà thơ đã
nhanh chóng nhận ra ý nghĩa lớn lao của thời điểm lịch sử đánh dấu sự hồi sinh dân
tộc trong độc lập tự do.
Cảm hứng nổi bật và bao trùm thơ ca thời kỳ này là niềm vui sướng, tự hào

đến mức say mê, nồng nhiệt trước cuộc“ tái sinh mầu nhiệm”( chữ dùng của Hoài
Thanh) của đất nước và con người Việt Nam. Nguồn sống của thời đại mới khơi
dậy sức sáng tạo cho các nhà thơ. Với hai khúc tráng ca Ngọn quốc kỳ, Hội nghị
non sông, Xuân Diệu đã mở ra chặng đường thơ cách mạng trong sự nghiệp sáng
tác của mình. Với Tố Hữu, nhà thơ hàng đầu của nền thơ cách mạng, thì thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám là một luồng gió lớn cuốn mạnh hồn thơ lên đỉnh cao
của cảm hứng lãng mạn sôi trào. Hơn bất cứ nhà thơ nào khác, ở tác giả Từ ấy, đó
là niềm vui lớn như được dồn tụ vào một điểm hẹn không gian và thời gian: Huế
Tháng Tám (1945). Một năm sau, hòa trong dòng người cuồn cuộn của đêm hội
hoa đăng giữa lịng Hà Nội chào đón một năm ngày độc lập, Tố Hữu lại tràn ngập
một niềm Vui bất tuyệt (1946). Trần Mai Ninh cũng là một cây bút tài năng, giàu
nhiệt huyết từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Nhà thơ da diết những cảm xúc về Tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




quốc trong Tình sơng núi, dữ dội trong Nhớ máu."Trần Mai Ninh người đón trước
và làm kết đọng hai tình cảm lớn của dân tộc, cũng là người đi đầu và sớm nhất
trong việc tự do hóa và làm mới câu thơ..."( Lưu Khánh Thơ )
Đứng trước sự đe dọa của thù trong giặc ngoài, nền thơ ca mới đã thể hiện
rõ nhiệt tình yêu nước chiến đấu, cổ động tồn dân tham gia vào cơng cuộc dựng
nước và giữ nước, đả kích các thế lực tay sai phản động đang điên cuồng tấn cơng
chính quyền cách mạng. Nền thơ kháng chiến đã thực sự bắt đầu cùng với khí thế
giết giặc cứu nước và phong trào Nam tiến sôi nổi ngay sau khi thực dân Pháp
quay lại xâm lược Miền Nam. Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, cả nước bước
vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Trên chặng đường chín

năm ấy, thơ ca đã góp phần tích cực vào cơng cuộc kháng chiến của dân tộc và
xây dựng nên nền móng vững chắc và hết sức cơ bản cho sự phát triển của nền
thơ ca hiện đại.
Trong nền thơ ca kháng chiến, thơ Hồ Chủ tịch có vị trí và ý nghĩa tiêu
biểu. Thơ Bác hướng tới mọi tầng lớp quần chúng nhân dân, khơi dậy sức mạnh
của toàn thể dân tộc. Trong lời kêu gọi của vị lãnh tụ như đã vang vọng lời đáp
của nhân dân. Những bài thơ trữ tình của Bác trong kháng chiến, kết thành chùm
thơ đặc sắc, mở ra một thế giới phong phú, những xúc động tâm tình của vị lãnh
tụ cách mạng, của nhà thơ trong một bối cảnh không gian và lịch sử rộng lớn: đất
nước kháng chiến, thiên thiên đất nước hiện lên đẹp đẽ với những rung cảm trữ
tình, nhưng trung tâm của khung cảnh vẫn là con người, là hình ảnh cuộc kháng
chiến: một tiếng chuông báo tin thắng trận, đội quân du kích đánh giặc trở về, tin
báo tiệp dập dồn chân ngựa...Thơ Bác là sự kết tinh cao nhất hiện thực kháng
chiến, tinh thần kháng chiến.
Cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến tồn dân, tồn diện suốt chín năm
để giành lại và bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc. Cũng như mọi lĩnh vực
hoạt động văn hóa tinh thần khác, thơ ca đã được huy động vào cuộc chiến đấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12




của nhân dân, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
con người Việt Nam kháng chiến. Hoài Thanh nhận xét:" Con người kháng chiến
lo lắng, hồi hộp, chờ đợi, hy vọng, phấn khởi, sống dồn trong một hai năm nhiều
hơn những cuộc sống nhạt kéo dài trong hàng thế kỉ. Do đó thấy cần phải có thơ.
Các nhà thơ làm thơ, anh cán bộ chính trị, anh thơng tin, anh đội viên binh nhì,

các chị phụ nữ, các em thiếu nhi, hết thẩy đều làm thơ. Hầu hết những con người
mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường kháng chiến, trong một cuốn sổ tay nào
đó cũng có ít bài thơ, trong các buổi họp mặt, các buổi liên hoan... trên báo tay,
báo tường, thơ có khi lại cịn nhiều hơn văn xuôi và thơ cũng là phần được công
chúng những tờ báo ấy đọc nhiều hơn cả. Trong cuộc chiến tranh nhân dân của
chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, tiếng thơ, cùng hòa điệu".
Phong trào sáng tác thơ, ca dao, hò, vè của quần chúng phát triển sôi nổi và
rộng khắp: Có thơ của từng giới, từng ngành; có thơ bộ đội, thơ dân công, thơ
quân giới, thơ nông binh…; thơ kết thành từng mảng đề tài: thơ phát động, thơ
trong chiến dịch sông Thao, thơ chiến dịch Điện Biên Phủ… Phong trào thơ quần
chúng là cái nền vững chắc của thơ kháng chiến, là điểm tựa vạm vỡ nâng đỡ cho
mọi tìm tịi của nhà thơ. Hướng đi của thơ kháng chiến là nhằm theo cái hướng
sống chắc nịch được thể hiện giản dị và lành mạnh trong thơ ca quần chúng.
Trong phong trào thơ ca quần chúng nổi bật lên vai trò thơ bộ đội, thơ
“đội viên”, thơ của những người lính thực sự. Thơ trở thành một cơng cụ tự nhận
thức, tự giáo dục, trở thành một hình thức tuyên truyền đầy sức mạnh, khi người
đội viên, chiến sĩ, chủ yếu là những người lính nơng dân ý thức được bản thân
mình, cũng ý thức được quyền làm chủ của mình. Và trong sinh hoạt, thơ bộ đội
đã diễn ra sự giao thoa và đan kết kỳ lạ giữa cuộc sống và văn thơ, giữa ý thức tự
giác và bản năng sáng tạo hồn nhiên, giữa chức năng giáo dục và chức năng giải
trí, giữa yêu cầu kháng chiến hóa văn hóa và yêu cầu văn hóa hóa kháng chiến mà
Hồ Chủ tịch đã đúc kết thành phương châm. Trong những năm đầu của nền thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13





ca dân chủ cộng hòa trẻ tuổi, thơ bộ đội, thơ của người lính là một phong trào thơ
sơi nổi mạnh mẽ, đóng vai trị khai phá, xung kích của nền thơ kháng chiến.
Phương châm dân tộc hoá, đại chúng hóa là xu hướng mà nhiều nhà thơ
đã tìm đến ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến và nó sớm trở thành
khuynh hướng chủ đạo trong thơ ca giai đoạn này, đã thu hút nhiều cây bút thuộc
nhiều thế hệ khác nhau.
Thế hệ nhà thơ trước Cách mạng Tháng Tám cũng chuyển hẳn sang viết
những bài thơ theo lối thơ đại chúng. Xuân Diệu có Bà cụ mù lòa, Tặng làng
Còng và tập thơ Mẹ con được viết trong thời gian đi tham gia phát động quần
chúng ở Thanh Hóa. Chế Lan Viên viết Bữa cơm thường trong bản nhỏ, Nhớ lấy
để trả thù. Lưu Trọng Lư dựa trên các điệu dân ca hát giặm, để viết những bài O
tiếp tế, Tiếng hát tăng gia, Ngò cải đơm hoa... Nguyễn Bính ở Nam Bộ có hai bài
thơ dài Đồng Tháp Mười và Ông lão mài gươm. Tế Hanh kể chuyện Người đàn
bà Ninh Thuận…Ở thế hệ nhà thơ này diễn ra bước ngoặt chuyển biến với rất
nhiều dằn vặt đớn đau của một qúa trình “lột xác”. Mỗi nhà thơ đều gánh vác
những công tác kháng chiến với tinh thần cơng dân tích cực. Những chuyến đi
cùng dân công, cùng bộ đội, những đợt tham gia đấu tranh giảm tô và cải cách
ruộng đất, phương châm “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”
được hưởng ứng một cách tự giác, đã từng bước làm chuyển biến tư tưởng và tình
cảm nhà thơ, tuy nhanh chậm khác nhau. Nhìn chung, ở lớp nhà thơ này, quá
trình nghiền ngẫm tìm tịi để đổi mới hồn thơ cịn kéo dài trên suốt chặng hành
trình kháng chiến, có người viết nhiều, viết khỏe nhưng chưa thật nhuần nhuyễn;
có người viết cịn cầu kỳ, rắc rối; có người viết rất ít, hoặc gần như im lặng. Điều
nhận ra ở đây là thơ của họ đã đến với cuộc sống, phản ánh tâm tư nguyện vọng
của quần chúng một cách chân thành. Tuy thành quả chưa nhiều, nhưng mỗi nhà
thơ đều có những bài thơ có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của nhận thức, xúc
cảm và bút pháp, góp phần vào thành tựu chung của thơ ca cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14




Bộ phận các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến sớm từng bước
khẳng định sức sáng tạo của mình. Họ đã đến được với tiếng nói trữ tình của quần
chúng và đóng góp cho thơ kháng chiến nhiều tác phẩm tiêu biểu. Hồng Trung
Thơng với tập Q hương chiến đấu, Trần Hữu Thung với Đồng tháng năm và
Dặn con, Minh Huệ với bài Đêm nay Bác không ngủ, Hồng Nguyên với Nhớ, Hồ
Vi với Lời quê... Các nhà thơ dân tộc thiểu số như Nơng Quốc Chấn, Bàn tài
Đồn, và nhiều nhà thơ khác đã đem đến cho thơ kháng chiến tiếng thơ độc đáo,
hồn nhiên, mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc... Phần lớn trong số họ được rèn
luyện và trưởng thành từ công tác kháng chiến, từ phong trào văn nghệ quần
chúng. Thực tế lớn lao của kháng chiến, vẻ đẹp lớn lao của những con người đánh
giặc là cảm hứng chủ đạo, thôi thúc họ cầm bút với những trang viết tràn đầy cảm
xúc về tình đồng chí, đồng đội, lịng u q hương, tinh thần chiến đấu, trách
nhiệm cơng dân và lịng trung thành với Tổ quốc.
Thơ kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tinh
thần cơng dân mà bao trùm là tình yêu nước, với những biểu hiện phong phú,
thấm sâu vào mọi mặt trong đời sống của con người kháng chiến. Thế giới của
cái"tôi" trở nên chật hẹp, thậm chí bị coi là lạc lõng, vơ nghĩa khi nó khơng hịa
nhập vào cái "ta" cộng đồng. Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ
dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mạnh mẽ và mới lạ, họ chỉ thực sự
tìm thấy sức mạnh, niềm vui và niềm tin tưởng ở trong đội ngũ đông đảo của tập
thể, của giai cấp và dân tộc.
Cách mạng không chỉ giải phóng cho đơng đảo quần chúng nhân dân mà
còn phải dựa hẳn vào lực lượng quần chúng, phát huy sức mạnh vĩ đại và tiềm
năng cách mạng của quần chúng để thực hiện những sự nghiệp lớn. Quần chúng
nhân dân, mà trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ yếu là công nông binh,

đã trở thành nhân vật chính yếu của lịch sử, do đó trở thành những nhân vật chủ
chốt và tiêu biểu của nền văn học mới. Trong thơ kháng chiến, hình ảnh con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




người quần chúng đã xuất hiện ngay từ buổi đầu và ngày càng đông đảo, đa dạng,
chân thực. Làm biến đổi hẳn các dạng thức của cái "tơi" trữ tình và nhân vật trữ
tình trong thơ lãng mạn trước đây.
Cách mạng và kháng chiến đưa thơ trở về với hiện thực cuộc sống của đất
nước và nhân dân. Giúp các nhà thơ tìm thấy chất thơ trong cuộc sống hàng ngày,
trong sinh hoạt, lao động và đấu tranh của quần chúng. Con đường đi của phong
trào thơ mới trước Cách mạng là con đường thốt ly thực tại, tìm đến cảnh tiên
hay tìm về q khứ vàng son và cịn bao nhiêu những lối thốt ly khác nữa, trong
tình và mộng, trong vũ trụ siêu hình, hoặc trong cái "tơi" cô đơn, cô độc. Nhà thơ
của thời đại mới trước hết là một công dân, một cán bộ, hay chiến sĩ, sống với
cuộc đời thực, với mọi gian khổ, buồn vui, lo lắng, hy vọng của con người kháng
chiến, cùng với đông đảo mọi người. Đời sống như vậy đã tác động và làm biến
đổi cách nhìn, cách nghĩ, điệu cảm xúc của người làm thơ.
Các nhà thơ Việt Nam thời kỳ này tề tựu đông đủ trở thành một lực lượng
mạnh, tràn đầy khí thế sơi nổi, đem hết tâm hồn và nghị lực của mình hịa chung
vào dịng thác lớn thời đại, cố gắng nắm bắt hiện thực mới. Họ đã xây dựng nhiều
hình ảnh đẹp về anh bộ đội, những người lính giản dị mà vơ cùng anh dũng; về
những người mẹ, người phụ nữ cần cù chịu khó và giàu lịng u thương; về
những em bé gan dạ, qn mình vì kháng chiến; về lịng biết ơn sâu sắc với Chủ
tịch Hồ Chí Minh; về những tên đất, tên làng, những trận đánh được phản ánh khá

chi tiết; về những sự việc, chính sách, đường lối kháng chiến được thể hiện khá
nhuần nhị, làm nên diện mạo mới cho nền thơ ca kháng chiến.
Trong nền thơ kháng chiến, tập thơ Việt Bắc là thành công lớn nhất, tiêu
biểu nhất." Chỉ có nhà thơ lớn mới có thể hiểu thấu chất thơ của thời đại mình vì
chất thơ của mọi thời đại trước đó bao giờ cũng dễ hiểu hơn"( H. Hainơ). Tố Hữu
là nhà thơ lớn trước hết theo ý nghĩa ấy. Vậy điều gì đã khiến nhà thơ có được sự
thành cơng. Đó là: Ơng tiếp thu truyền thống thơ ca dân gian, cổ điển của dân tộc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16




một sự tiếp nhận sâu và đa diện, tiếp nhận một cách sáng tạo đầy bản lĩnh những
tinh hoa của thơ ca truyền thống, để góp phần diễn tả một cách sinh động những
tư tưởng, tình cảm mới của thời đại. Những sự kiện lịch sử, cảm xúc rất mới đã
được ghi lại trong tập thơ Việt Bắc với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, chứa
đựng lối nói, lối nghĩ của quần chúng.
Ngòi bút của Tố Hữu tiến lên nối tiếp truyền thống của các nhà thi hào cổ
điển ở bút pháp hết sức tinh tế, chất trữ tình tha thiết, khêu gợi nhiều hơn diễn tả,
chữ đúc lại với nhau. Là nhà thơ tiếp thu những tinh hoa của các thế hệ nhà thơ
nổi tiếng từ trước 1945 như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Xuân Diệu, Huy
Cận, Lưu Trọng Lư...và thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến như
Chính Hữu, Hồng Trung Thơng, Trần Hữu Thung...Ơng là người có tư cách
cùng lúc đại diện cho cả hai thế hệ nhà thơ trong sự gắn bó những gì ưu tú nhất.
Sự kế tục dịng thơ cách mạng của các chiến sĩ cộng sản, nhưng đã được
đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hoá thơ ca đương thời, đem
đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ mới mẻ. Âm hưởng hùng tráng, trong

khơng khí lạc quan hừng hực đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, hình ảnh,
ngơn ngữ, nhịp điệu câu thơ đều thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với non sơng
đất nước và lịng căm thù giặc. Thơ giàu chất liệu hiện thực, cuộc sống đời
thường tràn vào thơ, và làm cho lời thơ gần gũi với tiếng nói hàng ngày, ở giọng
thơ tâm tình, ngơn ngữ giản dị của bản thân hiện thực. Những con người thật đi
vào thơ ông như những nguyên mẫu nhưng vẫn lung linh những nét sáng tạo của
riêng Tố Hữu. Nhà thơ học cách viết lấy người thực, việc thực làm hạt nhân tìm
tứ thơ trong đời sống của nhân dân.
Tố Hữu sử dụng những vần thơ 5 tiếng, 7 tiếng, các loại thơ tự do, cùng
với việc sử dụng vần liên tục... Tố Hữu đã nói: "Ở họ, Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Huy Cận, tôi đã học những sinh lực mới, những hình thức mới để biểu
hiện, những hình thức diễn đạt mới, một ngơn ngữ trực tiếp hơn, thơ hơn, nhân
tình hơn, uyển chuyển hơn". Nhưng cái khác là ở Tố Hữu cịn có những nét mạnh
dạn, những điều đặc sắc mà người khác không thấy. Tác giả nhìn thẳng vào thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17




tế, để tâm hồn mình rung cảm sâu sắc với thực tế, rồi nói lên cảm xúc ấy bằng
những lời tự nhiên, không kiểu cách, đầy sức mạnh của sự thật để diễn tả đúng
nguyện vọng, tâm tình của nhân dân.
Tố Hữu đã thực sự nắm bắt được chất thơ của thời đại và điều quan trọng
đã thể hiện được nó bằng nghệ thuật, thơng qua sự sáng tạo riêng mình. Chất thơ
của hiện thực kháng chiến, Tố Hữu đã lĩnh hội được sớm nhất, nói lên được một
cách giản dị và thấm thía nhất. Xn Diệu đã nói cảm tưởng của mình khi đọc bài
thơ Cá nước của Tố Hữu:" Tơi cịn nhớ cái cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc bài

thơ Cá nước trong số 1 này, một chất gì đó đã sinh ra, cái chất đó chỉ có thể sinh
ra được do tâm hồn người:" Tơi ở Vĩnh Yên lên- Anh trên Sơn Cốt xuống- Gặp
nhau lưng đèo Nhe- Bóng tre trùm mát rượi". Đó là chân thành, chân thành. Đó là
Tố Hữu, Tố Hữu. Chúng tôi, một số thi sĩ đã viết thơ từ trước Cách mạng Tháng
Tám, không phải là chúng tôi không biết sào nấu cho thơm điếc mũi lên, nhưng
chúng tôi đứng lặng trước cái chất tình người này: "Một thống lặng nhìn nhauMắt đã tìm hỏi chuyện- Đơi bộ quần áo nâu- Đã âm thầm thương mến...". Tố
Hữu cịn tìm đến một tâm thế trữ tình mới hướng vào khẳng định, ngợi ca nhân
vật quần chúng bằng cách sáng tạo kiểu trữ tình nhập vai hoặc để cái“ tơi” nhà
thơ lùi lại phía sau làm nổi bật hình ảnh quần chúng".
Vì vậy, Tố Hữu là nhà thơ thời sự thành công nhất trong nền thơ Cách
mạng, có sự khởi đầu tuyệt đẹp từ sau 1945. Chuyện đời vào thơ với tất cả vẻ tươi
tắn, vừa đậm tính dân tộc vừa hiện đại đã truyền cảm trực tiếp vào hàng triệu trái
tim. Điều đó được ghi nhận trong tập thơ Việt Bắc như một bước phát triển mới
sau Từ ấy.
1.2. Con đƣờng thơ Tố Hữu từ tập thơ Từ ấy sang tập thơ Việt Bắc
1.2.1. Từ tập thơ "Từ ấy"...
Từ ấy (1937- 1946) là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là mười năm
hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của một
người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động của xã hội Việt
Nam. Toàn bộ tập thơ thể hiện cuộc đời của một chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi lao vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18




cuộc đấu tranh cách mạng với tất cả tâm hồn và bầu nhiệt huyết của mình. Là sự
biểu hiện một cách chân thực cái " tôi” hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thế

hệ thanh niên khát khao lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa. Nhà thơ hình dung đó là" mặt trời chân lý" và nguyện
được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
( Từ ấy, 1938)

Ánh sáng lý tưởng chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bừng nở một thế giới đầy
hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự giác ngộ lý tưởng ấy tạo nên một
cái“ tơi” trữ tình kiểu mới trong thơ: cái“ tơi” gắn bó với mn người, ở giữa mọi
người" Tơi buộc lịng tơi với mọi người. Để tình trang trải với trăm nơi. Để hồn
tơi với bao hồn khổ. Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Niềm vui tràn trề của
một tâm hồn trong trạng thái bừng ngộ, hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ
thanh niên cách mạng tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê:
Ồ vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân
Cũng như tơi, tất cả tuổi đương xn
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng
( Hy vọng, 1938 )

Những bài thơ đầu của Tố Hữu đã bộc lộ một tâm hồn giàu cảm thông, sẵn
sàng chia sẻ với cảnh ngộ và số phận những con người nhỏ bé. Nhà thơ xúc động
trước cảnh khổ của nhân dân, từ em bé đến cụ già đều phải sống trong cực nhục,
trong đêm tăm tối. Nhờ giác ngộ lý tưởng, nên Tố Hữu nhìn rõ thực trạng bất
công, ngang trái của xã hội. Nhà thơ khơng dừng lại ở sự cảm thơng chia sẻ mà
cịn muốn thức tỉnh ở những con người lao khổ ấy lịng căm hận, ý chí đấu tranh
và niềm tin ở ngày mai.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19




Trong những năm tháng bị giam cầm, người thanh niên ấy ln thấm thía
nỗi cơ đơn vì phải xa phong trào, xa những người đồng chí. Với Từ ấy, ta được
thấy tâm hồn nhạy cảm của ông khi đang nằm lắng nghe sau tầng tầng cửa sắt
những tiếng dội thưa thớt của đời sống hằng ngày bên ngoài:" Dưới đường xa nghe
tiếng guốc đi về”; khi nhà thơ gửi gắm những lời tâm huyết với người bạn tù“ đồng
chí”; khi bâng khuâng“ nhớ người” và “ nhớ đồng”; hoặc khi thét lên cái ý chí đấu
tranh trong những ngày tuyệt thực… Tất cả đều cháy bỏng nỗi khát khao tự do để
được hoạt động.
Suốt ba năm bị giam cầm đày ải trong các nhà tù thực dân, nếm trải nhiều
gian nguy, có lúc đã cận kề bên cái chết, tinh thần và ý chí của người thanh niên
cách mạng được tôi rèn để càng trở nên vững vàng, kiên định. Con cá chột nưa
thể hiện chân thực cuộc đấu tranh nội tâm của người tù để giữ vững khí tiết cách
mạng, được trình bày như một màn kịch với sự xung đột giữa một bên là“ cái bụng”
với một bên là lương tâm của người chiến sĩ, cho dù ở bất kỳ hồn cảnh nào thì
người chiến sĩ vẫn phải giữ cho được ý chí, phẩm chất của người cách mạng.
Trải qua cảnh tù đầy khắc nghiệt, tâm hồn người cách mạng trẻ tuổi vẫn
nguyên vẹn sự nhạy cảm, tinh tế, giàu tình thương và ln tha thiết với cuộc sống.
Nằm trong xà lim Quy Nhơn, tâm hồn nhạy cảm của ơng ln hướng vào cuộc
sống bên ngồi nhà tù, lắng nghe và đón nhận những âm thanh của cuộc sống,
thiên nhiên và con người, từ một tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng guốc đi về, một
tiếng rao đêm ...lọt vào qua cánh cửa nhà tù. Niềm căm hận kiếp tù đày, khát
vọng tự do và ham muốn được hoạt động, tất cả đã dồn tụ để thổi bùng lên một
quyết tâm hành động vượt ngục:

Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó
Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm trường?
( Tiếng hát đi đày, 1942)

Sau khi thoát tù, nhà thơ kêu gọi lứa tuổi trẻ hãy mạnh dạn dấn thân vào
cuộc đấu tranh trong thời điểm mà khí thế cách mạng đang sục sơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20




Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy
Sống trào sinh lực, bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh, dù trong một phút giây
( Đi, 1944 )

Trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám và trong niềm vui
tưng bừng của độc lập tự do, hồn thơ Tố Hữu như được chắp cánh bay bổng trong
cảm hứng lãng mạn say sưa với niềm vui lớn của dân tộc. Huế tháng Tám ghi lại
hình ảnh kinh thành Huế trong giờ phút lịch sử trọng đại ngày 23- 8-1945, khi
chính quyền về tay nhân dân, một hình ảnh thật lớn lao, bay bổng" Ngực lép bốn
nghìn năm, trưa nay cơn gió lạnh, Thổi phồng lên, tim bỗng hóa mặt trời"
Ở Từ ấy Tố Hữu đặt ra nhiều vấn đề trước cuộc đời. Người thanh niên trí
thức, khi tâm hồn bừng sáng lý tưởng cách mạng, đã nhìn cuộc đời từ nhiều phía,
trong tầm xa và chiều sâu, trong quan hệ giữa sự sống và cái chết, cái riêng và cái
chung; dân tộc và thời đại,… Từ ấy mang theo hơi thở và máu thịt của cuộc đời

chung, nhưng trước hết là của tác giả: sôi nổi, trẻ trung và thanh khiết, cái đẹp, cái
cao cả của lý tưởng, của cuộc đời đang đẩy lùi mọi cái xấu xa, vẩn đục. Từ ấy có
phần là tiếng hát, có phần là nỗi niềm tâm sự và có cả tiếng nói quyết tâm của ý
chí trên con đường đấu tranh. Cái“ tơi” của người cộng sản trẻ tuổi ghi dấu ấn
đậm nét. Nói như Hoài Thanh Từ ấy là“ Tiếng ca của một thanh niên, một người
cộng sản”
1.2.2... đến tập thơ "Việt Bắc"
Tập thơ Việt Bắc (1946-1954) thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ
Tố Hữu theo hướng dân tộc và đại chúng, phù hợp với phương châm của nền văn
nghệ mới, như được ghi trong Đề cương về văn hoá Việt Nam- 1943.
Nếu như ở Từ ấy nổi bật và kết tinh giá trị của tập thơ là hình tượng cái
"tơi" trữ tình tác giả - người thanh niên cộng sản, thì đến Việt Bắc là bước chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21




×