Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ hán cao bá quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.72 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
-----------------------------

NGUYỄN THỊ ANH PHA

NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

--------------------

NGUYỄN THỊ ANH PHA

NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Ngọc Quận



Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Quận đã giúp
đỡ tơi tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, Ban chủ nhiệm Khoa Văn học và
Ngôn Ngữ, các thầy cô trong tổ Văn học Trung đại, trong khoa đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ cho chúng tơi được làm và hồn thành luận văn này.
Trong thời gian thực hiện luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ trong Hội Đồng Khoa Học,
Ban chủ nhiệm khoa và những người quan tâm đến đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 2
2.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................. 2
3.2. Những bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cảm hứng trong thơ
của Cao Bá Quát ........................................................................................................ 7
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ................................................................................... 9
4.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 9
4.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 10
5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 10

5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10
6.1. Phương pháp phân tích tác phẩm ....................................................................... 10
6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu ........................................................................ 11
6.3. Phương pháp liên ngành .................................................................................... 11
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn vận dụng nhiều phương pháp khác như:
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích ngơn ngữ... để xây dựng chân dung tác
giả và tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. .................. 11
7. Giới thuyết thuật ngữ ............................................................................................... 11
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 13
THỜI ĐẠI, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP THI CA CỦA CAO BÁ QUÁT .................. 13
1.1. Thời đại ............................................................................................................ 13
1.2. Con người ............................................................................................................. 14
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát ............................................................... 14
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát ......................................................... 15
Chương 2 ........................................................................................................................ 24
CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT ............................ 24
- ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ ............................................................................................. 24
2.1. Khái niệm cảm hứng ............................................................................................. 24
2.2.1. Cảm hứng triết luận thời cuộc ............................................................................ 25
2.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 25
2.2.1.2. Những dạng thức của cảm hứng triết luận thời cuộc trong thơ chữ Hán Cao
Bá Quát ................................................................................................................... 25
Cảm hứng thế thái nhân tình .................................................................................... 34
Cảm hứng về lẽ vô thường theo quan niệm Đạo giáo và Phật giáo........................... 35
2.3. Cảm hứng về người tài tử...................................................................................... 38
2.3.1. Sắc thái thị tài ................................................................................................ 39
2.3.2. Sắc thái tự trào ............................................................................................... 43
2.4. Cảm hứng trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước ................................................. 44

2.6. Cảm hứng thế sự-đời thường................................................................................. 65
2.6.1. Cảm hứng trước hiện thực đời sống cá nhân và mn dân .............................. 66
2.6.2. Cảm hứng về tình cảm với gia quyến ............................................................. 68
2.6.3. Cảm hứng về tình cảm với bằng hữu .............................................................. 71
Chương 3 ........................................................................................................................ 74


NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ..................................................................... 74
THỂ HIỆN CẢM HỨNG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT .......................................... 74
3. 1. Ngôn ngữ thơ chữ Hán Cao Bá Quát .................................................................... 74
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Cao Bá Quát ....................................................... 81
3.2.1. Thơ Cao Bá Quát thể hiện giọng điệu phong phú ........................................... 81
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát ........................ 94
3.3.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................... 94
3.3.2. Thời gian nghệ thuật .................................................................................... 101
KẾT LUẬN................................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 109


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thế kỉ XIX đã khắc ghi sự có mặt của nhiều nhân tài
kì vĩ, trong đó có nhân cách và tài năng lạ thường của một tác gia được người đời
tôn vinh là bậc thánh trên văn đàn nước Việt- Cao Bá Quát. Cao Bá Quát là một tác
gia văn học lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một
khối lượng tác phẩm đồ sộ và vô cùng giá trị. Cao Bá Quát có khả năng sáng tác
phong phú, cả về thơ chữ Hán và chữ Nôm. Nhưng mảng thơ chữ Hán chiếm phần
lớn trong tổng thể sáng tác của ông. Con số 1212 bài thơ sưu tầm được tính vào thời
điểm hiện tại, không kể những tác phẩm đã bị triều đình nhà Nguyễn thiêu hủy sau

thảm họa tru di dịng họ Cao năm 1855, cũng đã đủ khẳng định ông là một cây bút
sáng tác thơ chữ Hán nhiều nhất trong lịch sử văn học nước nhà. Vì thế, việc nghiên
cứu, khảo sát toàn bộ những bài thơ chữ Hán này là một việc vô cùng cần thiết và
cấp bách, là nhân tố khẳng định vị trí, tài năng, nhân cách của con người ơng.
1.2. Từ trước đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thơ Cao Bá
Qt từ nhiều góc độ khác nhau, từ tư tưởng, triết lý sống đến quan niệm văn
chương của ơng...nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu cảm hứng chủ
đạo trong thơ ông đặc biệt là mảng thơ chữ Hán. Nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: "Những cảm hứng chủ đạo trong
thơ chữ Hán Cao Bá Quát".
1.3. Với đề tài "Những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Qt",
chúng tơi mong muốn góp phần nghiên cứu, tìm hiểu, nhận xét xác đáng về cảm
hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán của ông.
1.4. Chúng tôi mong muốn góp phần nhằm giải mã, đưa ra những nhận định
khách quan nhất về hiện tượng Cao Bá Quát. Bởi lẽ, Cao Bá Quát không chỉ là một
nhà thơ tài hoa, lỗi lạc mà còn là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương.
1.5. Chúng tôi cũng ghi nhận một cách xác đáng hơn về bản chất của tư
tưởng và hành động của Cao Bá Quát để đưa ra những đánh giá mang tính khách

1


quan, xứng đáng với tầm vóc lịch sử của một bậc nhân tài lỗi lạc với khả năng sáng
tác dồi dào hiếm thấy nhất từ trước đến nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học lý luận, đề tài cung cấp hướng tiếp cận tác giả và giá trị thơ
Cao Bá Quát từ góc độ khám phá:
+ Những cảm hứng chủ đạo được thể hiện xuyên suốt trong các thi phẩm.
+ Mối quan hệ mật thiết của những cảm hứng chủ đạo đối với những nhân tố

cấu thành các tác phẩm.
+ Sự tiếp biến, chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác theo sự nhận thức của
tác giả- Cao Bá Quát, mà cụ thể ở đây chính là cuộc đời rất nhiều thăng trầm, chịu
ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học và tác động của sự biến thiên lịch sử thời
đại.
Bên cạnh việc góp phần đánh giá vai trị của Cao Bá Quát trong tiến trình
lịch sử văn học dân tộc với tư cách là một tác gia có những đóng góp quan trọng
trong văn học trung đại nói riêng và văn học nước nhà nói chung, đề tài cịn có giá
trị về lí luận thi học trong việc tìm hiểu, nhận định giá trị của các tác giả, tác phẩm
văn học trung đại.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài nằm trong khuynh hướng các cơng trình nghiên cứu về tác giả Cao
Bá Quát từ góc độ lịch sử và thi học, vì thế giúp bổ sung thêm cho các bài giảng về
Cao Bá Quát ở nhiều cấp giảng dạy.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên, học sinh, cho các nghiên cứu tiếp theo và cho những ai quan
tâm đến các vấn đề có liên quan. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần cho việc
tìm hiểu Cao Bá Quát một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Những bài viết, cơng trình nghiên cứu chung về Cao Bá Qt theo
trình tự thời gian:

2


Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu thơ chữ Hán Cao Bá Quát từ trước đến
nay, tập trung theo ba hướng cơ bản sau:
Tập trung tìm hiểu văn bản: Hướng này có một số bài viết và cơng trình
nghiên cứu sau:
- Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1970), Nhóm tuyển dịch gồm Vũ Khiêu và

nhiều người khác, Nxb. Văn học, Hà Nội.
- Thơ văn Cao Bá Quát (1984), Nhóm biên soạn gồm Vũ Khiêu và nhiều
người khác, Nxb. Văn học.
- Nguyễn Ngọc Quận (2004), “Vài nhận xét về tập thơ chữ Hán Cao Bá
Quát”, Cao Bá Quát - Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm nghiên cứu
Quốc học.
- Thái Trọng Lai (2004), “Vấn đề chú thích trong việc dịch thơ Cao Bá
Quát”, Cao Bá Quát – Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học – Trung tâm Nghiên cứu
Quốc học.
- Cũng trong năm 2004, cuốn Cao Bá Quát toàn tập (tập I) ra đời do Trung
tâm Nghiên cứu Quốc học tiến hành một cách công phu trong suốt 5 năm, với sự
góp sức to lớn của đội ngũ các nhà nghiên cứu, dịch thuật hàng đầu nhiều thế hệ,
ghi dấu sự thành công trong việc nghiên cứu, thẩm định và dịch thuật tác phẩm Cao
Bá Quát. Theo công trình khoa học này, thơ văn Cao Bá Qt cịn lại 1327 bài trong
27 bộ sách đã được sưu tầm, đối chiếu giám định tác giả. Với 23 tác phẩm chữ Nôm
(tồn nghi là 8 bài) và 418 bài thơ chữ Hán có phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ và chú
thích.
- Trần Đại Vinh (2004), “Văn bản Cao Chu Thần thi tập”, Cao Bá Quát Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
- Năm 2005, cơng trình Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Quận
“Sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc” được bảo vệ, trong
đó, tác giả đã cho rằng tác phẩm Cao Bá Quát (phần viết bằng chữ Hán) không chỉ
dừng lại ở con số 12 quyển theo cơng bố của nhóm Vũ Khiêu mà xác định con số là
33 đầu sách. Sau khi tiến hành khảo sát, thẩm định số lượng tác phẩm Cao Bá Quát
theo tác giả được xác định cụ thể như sau: Tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm có 2
3


bài phú, 14 câu đối, 11 truyện kí, 18 bài kinh nghĩa, 4 bài kí, 5 bài tự, 1 bài văn tế, 1
bài thuyết, 2 bài văn, 1267 bài thơ; về tác phẩm viết bằng chữ Nơm có 1 bài phú, 10
bài hát nói. Đây có thể nói là cơng trình có sự đầu tư cơng phu, tỉ mỉ và chất lượng.

Đến năm 2009, đề tài Thơ văn Cao Bá Quát của nhóm tác giả do GS. Vũ
Khiêu chủ biên đã được nghiệm thu, đánh dấu một bước phát triển mới trên cơ sở
cơng trình Thơ chữ Hán Cao Bá Qt đã ra đời trước đó (1970), khơng chỉ dịch,
hiệu đính lại các tác phẩm trước mà cịn bổ sung thêm phần các bài viết về Cao Bá
Quát, thơ văn Cao Bá Quát.
Năm 2012 là năm đánh dấu sự thành cơng của sự góp sức của tập thể các nhà
nghiên cứu có uy tín dưới sự chủ biên của GS. Mai Quốc Liên trong công tác văn
bản học tác phẩm Cao Bá Quát với sự ra mắt của bộ Cao Bá Quát toàn tập (tập II).
Như vậy toàn bộ thơ văn chữ Hán và chữ Nôm Cao Bá Quát đã được phiên dịch và
giới thiệu với độc giả. Với 3000 trang in, tập hợp 23 tác phẩm Nôm (kể cả tồn
nghi), hơn 1300 tác phẩm chữ Hán, bao gồm thơ, phú, truyện, kí, sự, tự, thuyết, câu
đối…Đây thực sự là tập đại thành dày dặn nhất, đầy đủ nhất về sự nghiệp thơ văn
Cao Bá Quát từ trước đến nay.
Các bài viết, cơng trình nghiên cứu này tập trung vào tìm kiếm những văn
bản thơ văn nói chung và thơ chữ Hán nói riêng của Cao Bá Quát một cách tốt nhất,
chính xác nhất.
Hướng đi vào tìm hiểu nội dung: Hướng này có các bài viết, cơng trình
nghiên cứu sau:
- Nguyễn Huệ Chi (1961), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao
Bá Quát”, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 6.
- Nguyễn Tài Thư (1980), Cao Bá Quát con người và tư tưởng, Nxb. Khoa
học Xã hội, H.
- Tố Hữu (2001), “Cao Bá Quát - Một khí phách hào hùng, một nhà thơ lỗi
lạc của dân tộc”, Văn nghệ, số 17.
- Nguyễn Huệ Chi (2003), “Tiếp cận nghệ thuật với hai chủ đề độc đáo
trong thơ Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học, Số 5.

4



- Đinh Thị Thái Hà (2003), “Lương tâm và khí phách qua thơ chữ Hán Cao
Bá Quát”, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Phạm Quang Trung (2003), “Bước đầu tìm hiểu quan niệm văn chương của
Cao Bá Quát”, tạp chí Văn học, số 10.
- Nguyễn Kim Châu (2004), “Khơng gian đường đời và sự thể hiện nhận
thức con người phi lí trong thơ Cao Bá Quát”, Cao Bá Quát – Tham luận Hội thảo,
Nxb. Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
- Nguyễn Hữu Sơn (2004), “Cao Bá Quát và những câu hỏi trong thơ”, Văn
nghệ, số 35, 36.
- Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ”,
tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2.
- Hồ Sĩ Hiệp (2005), “Thi tiên trong thơ Thánh Qt”, tạp chí Nghiên cứu
Văn học, số 2.
Những cơng trình này thường đi vào tìm hiểu, phân tích một số bài thơ tiêu
biểu cho khí phách, lương tâm, tình cảm… của Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán.
Hướng đi vào từng bài cụ thể: có một số bài viết và nghiên cứu sau:
- Lê Bảo (1991), “Bài ca cái roi song”, trong sách Những bài thơ hay, Nxb.
Hà Nội.
- Trần Thị Băng Thanh (1998), “Dương phụ hành”, trong sách Giảng văn
Văn học Việt Nam (Văn học dân gian và văn học cổ đại, cận đại), in lần thứ 3, Nxb.
Giáo dục.
- Nguyễn Thu Phương (2001), “Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát với thi
pháp văn học trung đại qua Bài ca ngất ngưởng và Dương phụ hành”, trong sách
Những bài làm văn chọn lọc 11, Nxb. Giáo dục.
- Vũ Dương Quỹ (2001), “Mộng vong nữ”, trong sách Giảng văn chọn lọc –
Văn học Việt Nam (Văn học dân gian và văn học cổ, cận đại), Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội .
- Nguyễn Đức Quyền (2003), “Đề Sát Viện Bùi Cơng n Đài anh ngữ khúc
hậu”, trong sách Bình giảng, bình luận Văn học, Nxb. Giáo dục.

5


- Trịnh Bích Ba (2004), “Đọc bài Dương phụ hành của Cao Bá Quát”, in
trong Cao Bá Quát - Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu
Quốc học.
-Trần Thị Băng Thanh (2004), “Một thống nhìn của Cao Bá Quát: Giữa
đường gặp người đói”, Cao Bá Quát - Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học - Trung
tâm Nghiên cứu Quốc học.
- Mai Quốc Liên (2005), “Một bài thơ kỳ tuyệt, một số phận khác thường”,
Văn nghệ, số 19, 20.
Hướng đi này thường bộc lộ cảm hứng riêng đối với một số bài thơ hoặc
tranh luận về một vấn đề chưa nhất trí.
Tổng thuật lịch sử nghiên cứu chung về vấn đề tác giả tác phẩm Cao Bá
Quát, chúng tơi nhận thấy các bài viết và cơng trình đã nghiên cứu trên nhiều
phương diện: xác định năm sinh, năm mất, bối cảnh thời đại, cơ sở văn hóa - xã hội,
hình tượng con người cá nhân, mối tương quan giữa cuộc đời và tác phẩm, đặc sắc
văn chương và vị trí của Cao Bá Qt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tất
cả các bài viết, cơng trình nghiên cứu trên đều đã đạt được những kết quả nhất định,
giúp người đọc có được hiểu biết chung nhất, cơ bản nhất về Cao Bá Quát. Đánh
giá về tình hình nghiên cứu Cao Bá Quát, tác giả Nguyễn Ngọc Quận trong bài viết
"Tình hình nghiên cứu về Cao Bá Quát sau Cách mạng tháng Tám" [86] đã tổng kết
như sau:
Về tiểu sử - hành trạng Cao Bá Quát: thành quả đáng ghi nhận là
càng về sau, theo thời gian, các nhà nghiên cứu, về cơ bản đã gạt bỏ được những tài
liệu mang tính dã sử, giai thoại và đi sâu vào thơ văn Cao Bá Quát để tái hiện được
tiểu sử - hành trạng của ông ở dạng đáng tin cậy trong tình hình tư liệu còn khá
phức tạp về Cao Bá Quát.
Về tư liệu thơ văn Cao Bá Quát: Một số lượng tác phẩm không
nhiều so với những gì cịn lại của Cao Bá Qt được giới thiệu rộng rãi, trong đó

cũng cịn có những tác phẩm bị nhầm lẫn của các tác giả khác, nhưng đã góp phần
đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu Cao Bá Quát khoa học hơn.

6


Về con người và nội dung thơ văn Cao Bá Quát: Có thể nói về cơ
bản Cao Bá Quát đã được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc độ sử học, văn học, triết
học, và ở mỗi bình diện đều có những đóng góp đáng ghi nhận, đã góp phần khẳng
định được Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử kiệt xuất, một tài năng văn học lỗi lạc
hiếm thấy.
Tiếp thu những ý kiến, thành quả của những công trình trên, chúng tơi đặt
vấn đề nghiên cứu "Những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát" trên
phạm vi 418 bài thơ trong cuốn: Mai Quốc Liên chủ biên (2004), Cao Bá Quát toàn
tập, Tập I, Nxb. Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
3.2. Những bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cảm hứng
trong thơ của Cao Bá Quát
Điểm lại tình hình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề cảm hứng chủ đạo trong thơ
Cao Bá Quát, chúng ta có thể kể ra một số trường hợp sau:
Trong bài nghiên cứu “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong
thơ Cao Bá Quát” [71], tác giả Nguyễn Huệ Chi đã đề cập đến một số nét về cảm
hứng trong thơ Cao Bá Quát:
…cảm hứng về một con người lầm lũi đi không
biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ
như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm
hứng về sự cơ đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng
hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh
ghê gớm: người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng
nhìn lên phía Bắc thì mn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn
mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng mn đợt cũng đã vây

phủ lấy mình.
Nguyễn Huệ Chi cũng nhấn mạnh cảm hứng của Cao Bá Quát trong bài viết
này của mình:
…Và cuộc đối thoại lần thứ hai này với trăng lại là một dịp nữa
giúp cho cảm hứng trữ tình bi thiết mà nhà thơ đang nén lại bỗng lai
láng tuôn trào - cái cảm hứng làm ông thấy “lạnh suốt xương da”,
7


bởi nhắc đến vận hội là nhắc đến một ước mơ xốn xang song khơng
bao giờ cịn được phép biết đến đối với một người tù đày ải:
Tạc dạ kim phong há thiên khuyết,
Bạch lộ, thanh sương hảo xâm cốt,
Nhân sinh hội ngộ an khả thường?
Hữu tửu khả ẩm Trà giang nguyệt!
(Gió vàng đêm qua,
Từ cửa trời thổi xuống.
Móc trắng sương trong lạnh suốt xương da.
Đời người gặp gỡ nhau được mấy?
Có rượu hãy uống với trăng sơng Trà.)”
Từ đó, tác giả đi đến khẳng định “bài này có sự kết hợp chặt chẽ cảm hứng
xót xa về cảnh ngộ bị rơi xuống vực thẳm với cảm hứng bi phẫn không thừa nhận
cảnh ngộ, chống lại cảnh ngộ bất nhân”.
Cũng trong khuynh hướng đưa ra những nhận xét về cảm hứng bi tráng trong
thơ Cao Bá Quát, tác giả Nam Khanh trong bài viết “Cao Bá Quát và cái án giảo
giam hậu” đã cho rằng “…có thể nói Cao Bá Quát đã phần nào nối được với một
trong những cảm hứng chủ đạo của văn chương nhà Nho tài tử trước đó: cảm hứng
về người anh hùng thời loạn. Loạn thế sinh anh hùng. Thời loạn, những giềng mối
cương thường đứt tung, người tài tử khơng cịn chịu khép mình vào khuôn khổ của
những yêu cầu "trung, nghĩa" truyền thống nữa...” giúp cho ta thấy được một phần

về con người Cao Bá Quát, như lời vua nhà Nguyễn là Thiệu Trị từng nói khi chứng
kiến cảnh Cao Chu Thần bị buộc tội vô căn cứ đã thốt lên và nhận định về bộ phận
tác phẩm thi ca mà Cao Bá Quát viết trong ngục: “Trong trường hợp đó, có những
người mất hết tinh thần, gục đầu đợi tội hoặc chờ chết. Nhưng ở Cao, những ngày
trong tù là những ngày sống mãnh liệt. Sức mạnh tinh thần đó vẫn tràn ngập trong
những bài thơ làm trong lúc đó”. Trong bài “Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên
bãi cát”, cũng có nhắc đến một vài phương diện về cảm hứng của Cao Bá Quát:

8


Khúc ca bi tráng của Cao Bá Quát đã đến độ cao trào của cảm
hứng. Trước cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của
cát... phải biết đi tìm sự giải thốt cho số phận:
Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam ba vạn cấp
Phía bắc núi Bắc núi mn trùng,
Phía nam núi Nam sóng mn đợt
Trong “Cao Bá Quát với cuộc hành trình đi tìm lại chính mình” Nguyễn Gia
Nùng có đoạn nhận xét về con người Cao Bá Quát: “Với cái nhìn nhạy bén, trái tim
đa cảm, nặng lòng thương dân, thương nước, thương nhà, thương mình…có lịng
u đời, u thiên nhiên, ước vọng cao cả và tự tin mãnh liệt ở bản thân mình…”,
cho thấy được phần nào những nguồn cảm hứng chủ đạo được thể hiện trong thơ
của Cao Bá Quát.
Như vậy, qua tổng thuật tình hình nghiên cứu về Cao Bá Qt nói chung,
chúng tơi nhận thấy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về con người ơng, về thơ
của ơng, về những góc độ và những vấn đề về cuộc khởi nghĩa thất bại của ông…
Tuy nhiên, vấn đề “Những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát” tuy
đã được một số tác giả đề cập (nhưng rất ít) dưới những khía cạnh, mức độ nơng sâu
khác nhau, nhưng nhìn chung hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào trực

tiếp đi sâu khám phá một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống. Do đó, chúng tơi
lựa chọn đề tài này với mong muốn có những đóng góp thiết thực trong việc nghiên
cứu Cao Bá Quát- một trong những tác gia độc đáo nhất trong lịch sử văn học dân
tộc.
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài trên, luận văn mong muốn có cái nhìn khách quan, khoa học
dựa trên việc khảo sát nghiên cứu một cách bao quát và hệ thống về những cảm
hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Từ đó, cho thấy những đổi mới,
những đóng góp của ơng cho sự phát triển của thơ ca dân tộc.

9


Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu thu được của đề tài sẽ nhằm góp phần đánh
giá những đóng góp và khẳng định vị trí của Cao Bá Qt với sự phát triển thơ
trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
4.2. Nhiệm vụ
Thực hiện đề tài này, chúng tơi có nhiệm vụ tiếp cận, tìm hiểu, phân tích các
tác phẩm thơ Cao Bá Qt từ góc độ các cảm hứng chủ đạo, mà cụ thể là nghiên
cứu cả trên bình diện nội dung cũng như các thủ pháp nghệ thuật thể hiện những
nguồn cảm hứng sáng tác. Mặt khác, đề tài cịn có nhiệm vụ so sánh với một số nhà
thơ đương thời với ông để thấy rõ bản sắc độc đáo của tác giả này.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ thơ chữ Hán của Cao Bá Quát.
Luận văn này dựa vào tư liệu thơ Cao Bá Quát được giới thiệu trong bộ sách Cao
Bá Quát toàn tập, tập I và II của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học do GS. Mai Quốc
Liên chủ biên. [23 và 25]. Theo nhận xét của chúng tôi, đây là bộ sách đã thực hiện
rất tốt cơng tác văn bản; do đó, chúng tơi khơng đặt vấn đề khảo sát văn bản trong

luận văn này nữa.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá Quát hiện có trên phạm vi
cảm hứng sáng tác của tác giả, những cảm hứng chủ đạo, tức có tính chất xun
suốt trong tồn bộ sáng tác của ông thuộc thể loại thơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở văn bản nghệ thuật (các tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát) tiến
hành thống kê, phân loại một số vấn đề theo định hướng, từ đó thâm nhập để phân
tích lý giải về giá trị riêng của thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Chúng tôi sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp phân tích giúp chúng tơi đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể, thẩm
bình những chi tiết, hình ảnh, hình tượng quan trọng, tìm hiểu quan niệm, tư tưởng
để làm nổi bật những cảm hứng chủ đạo của thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
10


6.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi vận dụng phương pháp mày trong quá trình nghiên cứu để thấy
được nét riêng về nguồn cảm hứng sáng tác của Cao Bá Quát với những tác giả
khác cùng thời.
6.3. Phương pháp liên ngành
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn vận dụng nhiều phương pháp khác
như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích ngơn ngữ... để xây dựng chân
dung tác giả và tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
7. Giới thuyết thuật ngữ
*Khái niệm cảm hứng: Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, cảm hứng theo tiếng
Hi Lạp cổ Pathos có nghĩa là một tình cảm sâu sắc, nồng nàn, là trạng thái tình cảm
theo hướng tích cực. Chính từ cảm hứng sâu sắc, nồng nàn đó, địi hỏi con người
(người nghệ sĩ), thúc đẩy người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật.

* Khái niệm cảm hứng sáng tác: Cảm hứng sáng tác là trạng thái tâm lí then
chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn, nhà thơ, là tiền đề quan trọng đầu tiên
trong quá trình sáng tác của nhà văn. Cảm hứng sáng tác qui định nội dung cũng
như hình thức thể hiện tác phẩm. Các biến thể cảm hứng thường thấy: cảm hứng
anh hùng, cảm hứng kịch tính, cảm hứng bi kịch, cảm hứng châm biếm hài hước,
cảm hứng thương cảm, cảm hứng lãng mạn.
Sau khi khảo sát và phân tích các tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát, soi rọi
vào các cách phân loại đó có thể thấy, trong thơ Cao Bá Quát gần như có đầy đủ sự
góp mặt của các nguồn cảm hứng trên. Đó chính là cảm hứng anh hùng, cảm hứng
bi kịch, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng châm biếm hài hước và cảm hứng thương
cảm được biểu hiện lần lượt trong từng yếu tố cảm hứng cụ thể, gồm: cảm hứng
triết luận thời cuộc, cảm hứng về cái đẹp, cảm hứng về người tài tử (tự trào, thị tài),
cảm hứng lữ hành, và cảm hứng thế sự-đời thường.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai
thành 3 chương như sau:
Chương 1. Thời đại, con người và sự nghiệp thi ca của Cao Bá Quát
11


Chương 2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát – đặc điểm và giá trị
Chương 3. Những phương diện nghệ thuật thể hiện cảm hứng thơ chữ Hán Cao Bá
Quát.

12


CHƯƠNG 1
THỜI ĐẠI, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP THI CA CỦA CAO BÁ QUÁT
1.1. Thời đại

Lịch sử Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn
khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi
nghĩa nông dân nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Nhưng ánh hào quang do
người nông dân tạo ra tồn tại không được bao lâu đã bị hủy hoại trong tay vị vua trẻ
Quang Toản ít tài lắm tật, tin tưởng nịnh thần. Đầu thế kỷ XIX (1802), nhờ sự viện
trợ của nhà Thanh, Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn thống nhất giang sơn, thành
lập vương triều Gia Long.
Về chính trị, trong khi đối nội: các thế hệ nhà Nguyễn ln chun chế, độc
đốn, vị kỉ. Mọi quyền hành đều tập trung vào nhà vua: quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp và kiểm soát trong tay. Để củng cố địa vị thống trị của mình, nhà Nguyễn
cịn thực thi nhiều chính sách khắt khe, tổ chức đàn áp và trả thù nhà Tây Sơn một
cách tàn bạo ở khắp nơi tạo nên khơng khí chính trị bức bí trong cả nước. Trên con
đường xây dựng quyền lực, vương triều Nguyễn sẵn sàng gạt bỏ mọi chướng ngại
vật có ý định cản trở mình làm phát sinh mâu thuẫn gay gắt dẫn đến nhiều cuộc đấu
tranh giai cấp. Riêng đối ngoại, triều Nguyễn trước sau vẫn giữ thái độ “thần phục”
nhà Thanh. Nhiều chính sách, thiết chế chính trị, tư tưởng văn hóa xã hội của nhà
Thanh được các vua triều Nguyễn tiếp thu, vận dụng một cách rập khuôn, cứng
nhắc, xem như là khn vàng thước ngọc trong chính sách cai trị, dù rằng những
chính sách của nhà Thanh cũng đã lỗi thời, cổ hũ. Sự thần phục mù quáng này đã
dẫn đến tình trạng ra sức ngăn chặn các trào lưu phát triển của thế giới bấy giờ,
cùng những cải cách mang tính nửa vời, thơ sơ, thiếu căn bản của triều đình làm cho
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng trở nên suy sụp và khốn đốn.
Về văn hóa - tư tưởng, nhà Nguyễn khôi phục và phát triển mạnh hệ tư tưởng
Nho giáo, nâng nó lên vị trí độc tơn trong hệ tư tưởng Nho, Đạo, Phật. Nhà Nguyễn
cho phổ biến rộng rãi những giáo lí “tam cương”, “ngũ thường”, cùng những khẩu
hiệu “trung quân”, “ái quốc” với hi vọng có những con người mang tính cách Nho
giáo để có thể trung thành với triều đình. Tuy nhiên, chế độ chính trị hà khắc, xã hội
rối ren, kinh tế đình đốn, dân chúng bị đẩy vào cảnh trăm bề điêu đứng, đói rét,
bệnh tật, tinh thần hoang mang trong khi tầng lớp vua chúa, quan lại, cường hào lại
13



xa hoa, lãng phí, ra sức vơ vét, bóc lột, hồnh hành đã dẫn đến nơng dân cùng tầng
lớp trí thức bất binh, phẫn nộ. Giới trí thức Nho sĩ cũng có những mối bất mãn sâu
xa, những nỗi thất vọng chua chát với nhà Nguyễn. Giấc mộng công danh tan vỡ.
Họ gửi gắm nỗi niềm thất vọng vào văn thơ. Khơng chỉ thế, các Nho sĩ tiến bộ cịn
hướng đến tầng lớp bình dân, viết về thân phận những kiếp người lầm than, đau khổ
trong xã hội. Văn học Việt Nam giai đoạn này do đó cũng có những chuyển biến để
bắt nhịp cùng thời đại.
1.2. Con người
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát
Cao Bá Quát (1808-1855), tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là
Mẫn Hiên. Ông thuộc người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã
Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình khoa
bảng, nổi tiếng thơng minh, học giỏi ngay từ nhỏ. Người anh song sinh với ông là
Cao Bá Đạt là cha của Cao Bá Nhạ. Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo
khó, nhưng đã nổi tiếng là thần đồng. Năm 1831, thời Minh Mệnh đỗ Á nguyên kỳ
thi hương ở Thăng Long, nhưng về sau bộ duyệt lại đánh xuống cuối bảng. Những
năm 1832, 1835, hai phen ông vào Huế thi hội đều bị hỏng bởi lời văn phóng dật,
khơng chịu khn phép, nhưng cũng từ đó mà tiếng tăm lẫy lừng.
Năm 1841, lúc này ơng mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình,
triệu vào Huế để nhận một chức tập sự "Hành tẩu" ở bộ Lễ, sau thăng chức Lang
trung. Tháng 8 năm đó, ơng được cử làm sơ khảo trường thi Hương Thừa Thiên,
phát hiện một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, mến tài thương người,
ơng đã bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24
quyển. Việc bị phát giác, cả hai đều bị bắt giam, kết vào tội chết, nhưng vua Thiệu
Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Đà Nẵng. Sau gần hai năm bị
giam cầm khổ sở, ơng được triều đình tạm tha, nhưng phải đi xuất dương hiệu lực
(để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào Trí Phú làm trưởng đồn. Phái đồn
ơng đi sứ với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những

hàng xa xỉ cho triều đình. Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến
Việt Nam, và sau đó Cao Bá Quát được gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải
hồi về quê. Trước đây, ông vốn ở phố Hàng Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái
Học), năm 24 tuổi ông vào kinh thi Hội, thì vợ ơng ở nhà đã xin phép cha chồng
14


cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Về Hà
Nội, ơng dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật. Ở đây những lúc
rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp
Xuân Huyên... Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh
(1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và “biên tập vận học”. Được hơn một
tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở
kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật
Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh... và ông đã gia nhập
Mạc Vân Thi xã do hai công khanh này sáng lập.
Tuy nhiên, sau đó, do tính tình cương trực nên khơng được lòng một số quan
lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai
(Sơn Tây cũ). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ
thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm đánh đổ nó.
Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất
sạch, đời sống người dân hết sức đói khổ. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân,
khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức Quốc sư)
cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”. Lúc đầu
quân khởi nghĩa dành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định, nhưng rồi bị
quân triều đình đánh tan. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của
Cao Bá Quát gây một tiếng vang ở khắp nơi và trong nhiều năm người ta còn xúc
động khi nhắc đến Cao Bá Quát. Nhân dân thương tiếc và u q ơng, một người
có tài năng lỗi lạc, có phẩm chất cao q, u nước, thương dân, nhưng bị chế độ
phong kiến vùi dập và hủy hoại.

Sinh thời, Cao Bá Quát đã nổi tiếng với tài văn thơ xuất chúng của mình.
Cao Bá Quát với Nguyễn Văn Siêu, thiên hạ thường gọi là Thần Siêu Thánh Quát.
Tuy nhiên, ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương, các tác
phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã
bị thất lạc khơng ít. Nhưng ơng được lòng dân bảo vệ, ca ngợi tài thơ, lòng dũng
cảm, trí thơng minh và tinh thần thương dân u nước của ông.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát
Với tập đại thành sáng tác vô cùng giá trị của mình, Cao Bá Qt khơng chỉ
trở thành một phong cách lớn của văn chương Việt Nam trung đại mà ông còn được
15


xem là một nhà tư tưởng lớn trên lĩnh vực mĩ học. Sáng tác của ông thể hiện một tư
duy nghệ thuật khoáng đạt, biết tiếp thu tinh hoa của các bậc tiền bối và thu nhận
những cách tân của thời đại, đồng thời cũng bộc lộ những quan niệm nghệ thuật có
rất nhiều điều mới mẻ so với thời đại của ông. Những quan niệm nghệ thuật này
được Cao Bá Quát trình bày xuyên suốt qua nhiều tác phẩm của mình và có những
bước biến chuyển, thay đổi lớn lao trên cả phương diện tư tưởng. Tựu trung lại, có
thể khái qt quan niệm nghệ thuật của ơng thành những điểm cơ bản sau đây:
1.2.2.1. Quan niệm về giá trị của văn học - “văn chương là vật báu ở đời”:
Dù có nhiều lúc vì cuộc đời bất như ý đã khiến Cao Bá Quát ngậm ngùi cho
rằng: Lão khứ văn chương bất tự mưu (Về già, văn chương khơng mưu tính được
việc gì cho mình), hay Thùy nhân bút nghiễn độ niên thoa (Có ai chỉ dùng nghiên
bút mà sống qua năm tháng thoi đưa), nhưng trên hết, theo ông, văn chương vẫn là
thứ vật báu lớn vô giá ở đời. Bàn về tác động mạnh mẽ mà văn chương mang lại
cho con người, trong bài Đông Pha Xích Bích du, ơng viết: Thi tửu phá nhàn
sầu (Thơ và rượu đánh tan nỗi buồn vẩn vơ) và nhấn mạnh sự vô hạn trong sức
mạnh của thi ca: Ngâm lưu khởi sa châu (Tiếng ngâm thơ còn lại làm bãi cát nhổm
dậy). Văn chương do đó trở thành giai điệu của tiếng lòng, là cầu nối của biết bao
khách tri âm, tri kỉ trong thiên hạ, vượt qua cả ngăn cách trùng điệp của khơng gian

và thời gian:
Vì ai mà kẻ ở quanh cái võng ba thước này,
Lại được thấy cảnh sơng núi trùng trùng điệp điệp?
Trong ấy có vô số các bậc thánh hiền, hào kiệt,
Cùng đi lại với ta và thành bạn tri kỷ cả.
(Đề Sát viện Bùi Cơng “n đài anh ngữ” khúc hậu)
Tìm thấy trong văn chương những lẽ sống thật sự cần cho mình và cho đời,
từ đó, nhà thơ cũng đề cao khát vọng về giá trị chân, thiện, mĩ mà văn chương cần
đạt đến qua những quan niệm sâu sắc đánh giá về bản chất, đặc trưng và chức năng
của văn chương.
1.2.2.2. Quan niệm về bản chất, đặc trưng và chức năng của văn học:
Chân- Thiện- Mĩ là những thang giá trị cốt yếu mà văn chương ở mọi thời
đại hướng đến. Dù về cơ bản Cao Bá Quát vẫn chịu nhiều sự chi phối của quan
niệm Nho gia khi tâm niệm: “Làm thơ Tang hỗ để nghĩ đến người thiện, Hát
16


chương Thấp linh vì nhớ đến người hiền. Nghìn năm sau, ai đã nối được âm điệu,
Lịng những muốn trơng làm khuôn mẫu...” nhưng vốn là người yêu tự do, nên văn
chương được ông đề cao mặc nhiên vẫn là thứ mĩ văn theo cách ông quan niệm.
Trong bài tựa đề cuối tập thơ Thương Sơn công thi tập ông viết: “Bàn về thơ, tuy
phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình.” Ở đây, Cao Bá
Quát đã đề cập đến hai nhân tố cơ bản để làm nên sức sống của một tác phẩm nghệ
thuật, đó là hình thức và nội dung. Cụ thể, ông đề cao yếu tố “qui cách” là những
luật lệ thi pháp, câu chữ và vần điệu, là cái đẹp về mặt hình thức, nhưng đồng thời
khẳng định cái căn cốt vẫn chính là ở “tính tình”, nghĩa là thơ phải gắn với tính linh,
là kết quả của tâm chí được hun đúc nên, tức là thơ phải nói lên được những cái sâu
xa nhất trong tâm hồn và chí hướng của người làm thơ trước thời thế, trước vận
mệnh của đất nước và dân tộc mình. Có đặt quan niệm này trong bối cảnh mà tác
giả đang sống- một thời kì mà nhiệm vụ của văn chương trước hết là hướng vào

việc ngợi ca thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vương và sự linh thiêng
của đất trời, thánh thần… thì chúng ta mới nhận thức được hết cái sâu sắc, tiến bộ
trong cách nhìn của bậc thánh thơ Cao Bá Quát mà đúng như giáo sư Huệ Chi đã
từng nhận xét: “Cao Bá Quát đúng là một con người có cái nhìn ít hợp cỡ với khuôn
lồng của chế độ phong kiến” [2]. Coi trọng chữ tình trong thơ ca, xem tính tình là
gốc của thơ, Cao Bá Quát đã đề cập đến một vấn đề cơ bản trong sáng tạo nghệ
thuật- đó là sự rung cảm của người nghệ sĩ. Tình cảm có được bộc lộ dồi dào mới
dần được kết tinh thành những cảm hứng sáng tạo.Trong Thiên cư thuyết, ông
viết: “Đã đành rằng ồn hay tĩnh là tùy từng nơi, khổ hay vui là tùy từng cảnh, song
trông thấy vật mà cảm đến việc, rồi lặng lẽ mà ngậm ngùi cho cái đã qua, âu cũng
bởi chữ tình xui nên như thế!” [52, 346] hay trong Hoa tiên truyện tự, ông cũng đã
đưa ra những nhận xét thể hiện sự đồng cảm của mình:
“Xưa nay nỗi khổ của người ta khơng gì bằng chữ tình, mà cái khó
của đời khơng gì bằng sự gặp gỡ. Đem cái đó mà giải thích ra, theo loại mà suy
rộng ra, thì cái lý trong thiên hạ đã biết được quá nửa rồi. Ta đối với truyện Hoa tiên
có một mối cảm là vì thế và chữ tình được thể hiện sâu sắc, đến như tan hợp, buồn
vui, vị trí cảnh ngộ thực éo le kì lạ, lời nói thì bi tráng, văn viết thì trầm hùng,
những cái đó khác nào như bụi bặm, cám bã mà đem hun đúc thành gạch ngói, giúp
đỡ các tác giả, khiến cho sau này truyện Kim Vân Kiều có thể xuất hiện”.
17


Đề cao chữ tình trong văn chương, Cao Bá Quát hướng đến nhấn mạnh yếu
tố CHÂN trong sáng tác. Với ông, nghệ thuật chân chính không thể là thứ nghệ
thuật cổ hũ, vuốt ve, ru ngủ, đánh lừa quần chúng, mà phải chính là cuộc đời thực
được phản ánh với tất cả những ái, ố, hỉ, nộ của nó. Trong bài Dạ quan Thanh nhân
diễn kịch trường (Đêm xem diễn kịch Tàu), ông mô tả: Trên sân khấu dựng cao,
sáng choang đèn nến. Bỗng có tiếng thét vang làm gió đêm lạnh ngắt. Một trang
tráng sĩ tua tủa râu ria, nghêng ngang áo giáp. Một viên tướng chễm chệ trên mình
ngựa, mắt trừng trừng…” Rồi ơng đặt vấn đề: Khơng lẽ trong cuộc đời khơng có

được những khn mặt thật hay sao, mà người ta lại ham vui trong những bộ mặt
cũ, áo mũ xưa và ông chỉ thẳng những khán thính giả Trung Hoa đang mải mê
nghếch mũi ngồi xem tuồng tích anh hùng lịch sử xa xưa, khơng để ý đến cái nhục
hiện tại ở Hổ Môn, quân đội Anh đã ức hiếp triều đình Mãn Thanh, nhân vụ thuốc
phiện năm 1840. Có thể thấy rằng những quan niệm về yếu tố hiện thực trong sáng
tác văn học vào giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX không được phản ánh đậm nét trong
những cơng trình lí luận tiêu biểu của thời đại, nhưng ta vẫn thấy được sự phản ánh
của nó trong những mệnh đề lí luận đã được các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nêu lên,
trong đó có Cao Bá Qt. Quan niệm “người cùng thì thơ mới hay” vốn đã có từ
lâu, nhưng cũng đã được Cao Bá Qt lật lại vấn đề, ơng nói: “Thơ của người cùng
không phải hết thảy đều hay, cũng như thơ của người đạt chưa hẳn cũng không
hay”. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định nguyên lí thơ phải gắn liền với cuộc sống.
Như thế, quan niệm của Cao Bá Quát đã góp phần đề cao khuynh hướng xem trọng
tình cảm tự nhiên cũng như khuynh hướng mang tính chân thực gần gũi cuộc sống
của thơ văn thời kì cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, và là tiền đề chắc chắn cho
những cơng trình nghệ thuật vị nhân sinh ra đời sau này. Trong bài tựa Truyện Hoa
Tiên, Cao Bá Quát cũng đã đúc kết ngắn gọn một khía cạnh của chức năng thơ ca
đó là: “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy” [52,
348]. Như thế, theo ông sứ mệnh của thơ ca là phải hướng vào việc tìm hiểu và
phản ánh về cuộc đời, về con người, phải đạt được chức năng nhận thức cũng như
có chức năng giáo dục.
Bàn về yếu tố CHÂN trong sáng tạo nghệ thuật, Cao Bá Quát còn mượn
chuyện chọn bạn tâm giao (Kén bạn khơng nên chuộng khí, chuộng khí sẽ khơng
thấy đức tính của người), chuyện uống chè (Uống chè khơng nên ướp hoa, ướp hoa
18


sẽ mất chân vị của chè) để nói chuyện văn chương trong bài "Vị minh tiểu kệ (đồng
Phan Sinh dạ tọa)" [(Bài Kệ uống trà (làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh)].
Ơng coi trọng cái thực, khơng muốn để các mùi thơm khác át mất bản chất thật

hương vị của chè, khơng vì một nắm của hiếm mà bắt mũi mình xem mãi những thứ
khơng thực, từ đó, đi đến kết luận nhất quán trong suy nghĩ về văn chương của đời
mình Áo lịe loẹt khơng làm cho dáng người mạnh mẽ/ Âm điệu rườm rà làm mất
thể thơ Đại nhã. Quan điểm này cũng một lần nữa được tác giả khẳng định trong
bài thơ Phục dụng tiền vận họa Di Xn, đó là Khí phách như Tơ, Hồng bác đừng
cười/ Phong cách bình dị, mộc mạc tưởng khơng có hại gì. Như vậy, đối với Cao Bá
Qt, cái MĨ nằm chính trong sự bình dị, mộc mạc ngun thủy, chứ khơng hề có
trong những âm điệu rườm rà, cầu kì hay trong lối chữ nghĩa lập dị, bởi lẽ Nếu tấm
lịng cầu kì như Mạnh Đơng Dã/ sẽ khiến ngòi bút của bác chỗ nào cũng hoang
mang bất định. (Phục dụng tiền vận họa Di Xuân). Khuôn vàng thước ngọc cho thơ
theo quan niệm của ơng khơng gì khác chính là thuận theo phép tự nhiên của đất
trời và sự nảy nở chân thành, tự nhiên từ tấm lịng thi sĩ Văn tất kỉ xuất (Văn phải tự
mình làm ra). Từ xưa, trong Kinh Dịch đã có câu Tu từ lập kì thành, nghĩa là lựa
chọn từ ngữ biểu cảm phải đứng vững trên sự chân thành của người viết. Kế thừa
quan điểm ấy, Cao Bá Quát đã nâng lên một tầm cao mới, khi ông yêu cầu sự chân
thành còn phải xây dựng trên ý thức tự chủ, cá tính sáng tạo của cá nhân người viết.
Trong bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn Công, ông phê phán cái vướng mắc
còn nặng nề của thơ ca bấy giờ so với thơ phong nhã thể thơ cổ kính trong Kinh Thi
được coi là khn mẫu. Theo ông có đến ba loại người làm thơ như thế. Ông viết:
“người kém thì khổ về nỗi nhân tuần, dễ dãi, người có hào khí thì mắc bệnh nuốt
sống bắt tươi. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc, thì chỉ
muốn vơ vét trăm nhà, thâu tóm mọi thể, thành ra mơ phỏng q nhiều mà phong
cốt chưa cao, tơ điểm có khéo, nhưng tinh thần cịn thấp” [52, 351]. Và ơng tán
thành ý kiến của Khương Tây Minh rằng việc tập cổ của nhiều người như là “ăn
món ăn của cổ nhân mà khơng tiêu hố được” [52, 351]. Cịn đối với văn chương
khoa cử, văn chương tải đạo, quán đạo đương thời của triều Nguyễn thì hơn ai hết,
ơng ln ln phê phán. Trong bài thơ Đề sát viện Bùi Công “Yên đài anh ngữ”
khúc hậu, Cao Bá Quát có kể lại việc tỉnh ngộ của mình sau khi đi hiệu lực cùng
một sứ đoàn ở đất Ba Sơn:
19



Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.
Thuỷ giác lục hợp hà mang mang!
Hướng tích văn chương đẳng nhi hý!
(Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn
Mới cảm thấy vũ trụ bao la.
Chuyện văn chương trước đấy thực là trò trẻ con!)
Đấy chính là nhận thức và cũng là đánh giá của ông về cái văn chương chỉ với
mấy pho sách cũ. Theo ông sự sáng tạo thơ ca nằm ở chỗ không nên bắt chước cổ
nhân, không thể học theo khn phép cũ mà phải tự bản thân mình độc lập sáng tạo.
Và như thế thì chỉ có thể là sáng tạo cái mới, điều này rất phù hợp với quy luật của
sáng tạo nghệ thuật nói chung. Đồng thời, quan niệm “khơng học là hơn” cịn gợi ý
cho sự tự do cá nhân của người nghệ sĩ- điều đó rất có ý nghĩa cho vấn đề phong
cách cá nhân trong văn chương. Cũng từ đây, Cao Bá Quát đã đưa ra những nhận
định sâu sắc về mối quan hệ mật thiết giữa người nghệ sĩ và sáng tác nghệ thuật,
như sau:
1.2.2.3. Quan niệm về mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm và quan niệm
sáng tác của người nghệ sĩ:
Theo Cao Bá Quát, văn thơ cũng chính là người và phẩm chất của nhà thơ rất
quan trọng, vì nó sẽ góp phần quy định phẩm chất thơ. Cao Bá Quát đã chỉ ra mối
quan hệ thống nhất giữa trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất đạo đức của nhà thơ với nghệ
thuật ngơn từ của họ. Và do đó, để đạt đến cái đích sáng tạo tuyệt bích trong văn
chương, người cầm bút phải đạt đến bốn tiêu chí: một là, đi nhiều, vết chân đã in
khắp trên non sơng mn dặm [52, 167], cũng có nghĩa là trải đời nhiều để kim cổ
sự đa tu thức định (việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc [52, 142];
hai là, đọc nhiều, trong bụng chứa đầy sách vở [52, 167], cũng có nghĩa là biết thâu
thái, chắt lọc để giúp cho sức nghĩ của bản thân: "khán thư song nhãn vạn niên
đăng" (xem sách, đôi mắt như ngọn đèn muôn năm - Bệnh trung); ba là, biết sáng
tạo theo đặc trưng của nghệ thuật, lời nói bi tráng, văn viết thì trầm hùng, những cái

đó khác nào như bụi bặm, cám bã mà đã đem hun đúc thành gạch ngói [52, 350];
và bốn là rất cần sự cảm thơng, chia sẻ của người sáng tạo. Đáng kính phục hơn,
khi bộc lộ cảm nghĩ về quan niệm sáng tác văn chương của mình, Cao Bá Qt cịn
đưa ra những nhận định tự chê trách, phê phán những sai lầm của bản thân và nhận
20


×