Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ hán cao bá quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.21 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ BÁ AN

ĐặC ĐIểM NộI DUNG NGHệ THUậT
THƠ CHữ HáN CAO Bá QU¸T

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

VINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ BÁ AN

ĐặC ĐIểM NộI DUNG NGHệ THUậT
THƠ CHữ HáN CAO Bá QUáT

Chuyên ngành: Lý LUậN VĂN HọC
MÃ số: 60.22.32

LUN VN THC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


TS. LÊ THỜI TÂN


4

VINH - 2010


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
TS. Lê Thời Tân trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các
GS, PGS, TS Khoa Ngữ Văn, Khoa Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại Học
Vinh; Lãnh đạo UBND huyện Như Xuân - Thanh hóa, Ban Giám đốc Trung
tâm GDTX Như Xuân - Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn gia đình và người thân, cảm ơn sự động viên, khích lệ của
bạn bè và đồng nghiệp.
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Lê Bá An


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................7
2. Đối tượng....................................................................................................7
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................8

5. Lịch sử vấn đề............................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn .....................................................................................19
Chương 1
CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
CAO BÁ QUÁT....................................................................................................20
1.1. Một số phận nhà nho đặc biệt.............................................................20
1.2. Một sự nghiệp văn chương lớn............................................................24
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT.................................28
2.2. Thuật hồi: Niềm riêng tình đời..........................................................47
2.3. Kí sự: Cuộc sống dân tình và sự thực mục sở thị..............................66
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN
CAO BÁ QUÁT....................................................................................................81
3.1. Quan điểm của Cao Bá Quát về nghệ thuật........................................81
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.84
3.2.1. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát...............84
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát..................93
3.3. Các nhóm thi tứ và các thể thơ căn bản trong thơ chữ Hán Cao Bá
Quát................................................................................................................98
3.3.1. Các nhóm thi tứ................................................................................98
3.3.2. Các thể thơ.......................................................................................99
3.3.2.1. Thơ cổ thể..............................................................................100
3.3.2.2. Thơ luật...................................................................................102
KẾT LUẬN........................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................107


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cao Bá Quát là một nhà nho có số phận đặc biệt - “loạn thần tặc
tử” của thời đại phong kiến. Thơ ông bộc lộ tài năng đặc biệt và chí hướng
mưu đồ thay triều đổi đại.
1.2. Từ trước tới nay, Nguyễn Du được coi là người viết thơ chữ Hán nhiều
nhất trong văn học trung đại (Nguyễn Du có 249 bài). Thống kê khảo cứu sáng tác
thơ chữ Hán Cao Bá Quát cho tới nay dù thất tán đi nhiều nhưng số lượng cịn
lại vẫn là rất lớn - gần nghìn rưỡi bài. Một di sản thơ ca lớn như vậy đủ để
cho ta hình dung được một phong cách tác gia, khái quát được một số các đặc
điểm tiêu biểu trên các phương diện nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật.
1.3. Điều đáng mừng là di sản thơ chữ Hán Cao Bá Quát cho đến nay
đã được sưu biên và xuất bản tập trung. Các dịp kỉ niệm ngày mất ngày sinh
và hội thảo chuyên đề được tổ chức khá quy mơ tạo điều kiện cho việc tìm
hiểu tiếp xúc ngày càng sâu rộng hơn đối với tác gia này. Cao Bá Qt cũng
là tác gia có thơ trích giảng trong chương trình trung học.
Đây chính là những lí do khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu này.
2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Các đặc điểm nội dung và đặc
điểm hình thức nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Phạm vi tư liệu khảo sát dựa vào thơ chữ Hán Cao Bá Quát được in rải
rác ở các tập và hiện nay đã có tổng tập.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm chỉ ra các đặc điểm nội dung
nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Từ đó góp phần làm rõ những đóng góp
của Cao Bá Quát đối với tiến trình văn học Việt Nam.


8

4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tơi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp khảo sát - thống kê
- Phương pháp tổng hợp - phân tích
- Phương pháp phối hợp các tri thức khoa học liên ngành.
Tất cả các phương pháp trên được quán triệt trong quan điểm lịch sử để
soi chiếu vấn đề. Qua đó, thấy được cái riêng của tác giả để đánh giá nhận xét
một cách đúng đắn.
5. Lịch sử vấn đề
Cao Bá Qt là nhà thơ tài năng, có khí phách lớn của Văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Cao Bá Quát để lại một sự nghiệp văn chương đồ
sộ được nhiều người đánh giá cao. Tiếc một điều rằng khi ông bị nhà Nguyễn
xem là “loạn thần tặc tử” và kết án tru di tam tộc, thơ văn ông bị cấm đoán
hoặc bị thủ tiêu đi nhiều. Nhưng đến nay di sản vẫn cịn rất lớn (hơn nghìn
rưỡi bài) và chỉ đến được bạn đọc một phần nhỏ. Cao Bá Quát là một nhà thơ
lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. Có thể nói, việc nghiên cứu thơ
văn Cao Bá Quát tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng vẫn chưa thực
sự tương xứng với sự nghiệp thơ văn ông để lại cho đời.
Thơ chữ Hán là một thành công lớn trong sự nghiệp văn chương của
ơng. Hệ thống hóa và phân tích các đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ
Hán Cao Bá Quát là một việc làm cần thiết. Tuy vậy, việc tìm hiểu các đặc
điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát hiện chỉ mới dừng ở
miêu tả phân tích bước đầu. Các nhà nghiên cứu phê bình chủ yếu mới đưa ra
một vài nhận định tổng quát. Vì vậy, việc tìm hiểu “Đặc điểm nội dung nghệ
thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát” vẫn là một công việc có nhiều triển vọng.


9

Đánh giá về thơ chữ Hán Cao Bá Quát, trên trang web http://www.
vietvan.vn Trần Trung viết “Chu Thần - Cao Bá Quát, một hiện tượng hiếm
quý trong thơ trung đại. Mà, có lẽ cho đến nay, người đời vẫn chưa đánh giá
một cách sâu sắc, đích thực.... về ơng - nhất là mảng thơ Hán tự. Nếu gọi ra
điệu hồn riêng trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, có thể khái quát trong
mấy chữ này chăng: Một hồn thơ phóng khống, đơn hậu và cũng đầy kiêu
hãnh, sâu sắc” [46]. Từ trước tới nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Cao Bá Quát. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu về ơng, cịn gặp phải một số khó khăn, đó là
tác phẩm mất mát nhiều. Vì vậy khó có thể nhận định một cách tồn diện, mà
khơng tránh khỏi sự thiên lệch. Hơn nữa một số tác phẩm của ơng chưa rõ
thời gian sáng tác. Đó là chưa kể đến việc chép sai, chép sót, chép nhầm của
người này thành người khác. Hiện nay, các cơng trình nghiên cứu về Cao Bá
Quát, có thể nói cơ bản Cao Bá Quát được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc
độ văn học, sử học, triết học, và ở mỗi bình diện đều có những đóng góp đáng
ghi nhận là khẳng định được Cao Bá Quát - một nhân vật lịch sử kiệt xuất,
một tài năng văn học lỗi lạc…
Tất nhiên, với tầm vóc một Cao Bá Quát được khẳng định như vậy,
nghiên cứu về Cao Bá Quát vẫn còn là những nghiên cứu có tính chất bước
đầu. Riêng về phương diện văn học, chủ yếu là những cơng trình xoay quanh
cuộc đời thăng trầm với con đường khoa cử công danh của Cao Bá Quát, đến
tài thơ lỗi lạc, đến chí khí cứng cỏi, tinh thần phảng kháng quyết liệt, cái nhìn
hiện thực sắc sảo, tiến bộ của ơng về hiện thực đương thời. Nó được thể hiện
rất rõ trong sự nghiệp thơ văn của ơng. Vì thế, các nhà nghiên cứu chỉ mới tập
trung khai thác những vấn đề này. Để xác lập vai trò của Cao Bá Quát trong
tiến trình lịch sử văn học dân tộc với tư cách là một tác gia có những đóng
góp quan trọng trong tiến trình này. Đó cũng là những vấn đề chúng tôi quan


10

tâm theo đuổi với mong ước có những đóng góp thiết thực trong việc nghiên
cứu một trong những tác gia độc đáo nhất trong lịch sử văn học dân tộc.
Cao Bá Quát là nhân vật lịch sử và là một tác gia văn học lớn, từ trước
tới nay, Cao Bá Quát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu, giới thiệu.
Thời kỳ trước năm 1975, có lẽ do tình hình học thuật nói chung có phần thiếu
ổn định do những tác động chính trị xã hội bấy giờ nên việc nghiên cứu Cao
Bá Quát, cũng như nhiều tác gia văn học khác gặp nhiều khó khăn. Về văn
học sử cũng chỉ có vài cơng trình như Việt Nam văn học sử trích yếu (1949)
của Nghiêm Toản, Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ thứ XIX (1951) của
Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng, trong đó cơng trình của Nghiêm
Toản hầu như khơng nhắc gì đến Cao Bá Qt, còn Nguyễn Tường Phượng
và Bùi Hữu Sủng xếp Cao Bá Quát vào “khuynh hướng hưởng lạc” [30, 42],
với cách nhìn nhận khơng có gì mới so với một số nhận định có từ trước đấy.
Thời kỳ 1954 - 1975, đất nước bị chia cắt nhưng nhìn chung ở cả hai
miền, sinh hoạt học thuật đều có bước ổn định, Cao Bá Quát được quan tâm
nghiên cứu giới thiệu, ở miền Nam có phần sớm hơn. Một trong những
nguyên nhân ở miền Nam Cao Bá Quát được quan tâm sớm hơn, theo chúng
tơi, vì ơng là tác giả được giảng dạy ở bậc trung học và có trong chương trình
thi tú tài. Từ sau 1955, gắn với yêu cầu trên, ở miền Nam hàng loạt những
cơng trình khảo luận, luận đề về Cao Bá Quát phục vụ cho luyện thi tú ra đời,
tiêu biểu như “Luận đề về Cao Bá Quát” (1957) của Nguyễn Duy Diễn, “Cao
Bá Quát, thân thế - văn chương luận đề” (1958) của Bằng Phong và Nguyễn
Duy Diễn, “Khảo luận về Cao Bá Quát” (1959) của Doãn Quốc Sỹ và Việt
Tử, “Giảng luận về Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ” (1959) của Lam Giang,
‘Khảo luận thi văn Cao Bá Quát” (1959) và “Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ”
(1960) của Thuần Phong … những bộ văn sử đáng chú ý của giai đoạn này
như Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, quyển 2, (1963) của Phạm Thế


11

Ngũ, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng đều xét Cao Bá
Quát như một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
Đồng thời đó là hàng loạt bài viết về Cao Bá Qt trên các tạp chí có tiếng
đương thời như Văn hoá nguyệt san, Bách khoa thời đại, Văn học, Nghệ thuật,
Sáng tạo, Giáo dục phổ thơng. Nhìn chung thư mục nghiên cứu về Cao Bá Quát
trong giai đoạn này là dồi dào, nhưng đáng tiếc là những đóng góp thật sự về
Cao Bá Quát cả về phương diện lịch sử lẫn văn học vẫn chưa có là bao.
Về phương diện tiểu sử Cao Bá Quát, các tác giả khơng cung cấp thêm
gì mới, hầu hết họ đều dựa vào cuốn Cao Bá Quát danh nhân truyện ký (1940)
của Trúc Khê, một quyển danh nhân truyện ký có xu hướng tiểu sử hoá giai
thoại, để làm căn cứ nhận định, đánh giá về Cao Bá Quát. Có người như Lam
Giang đặt vấn đề rất nghiêm túc về việc phê phán tài liệu nhưng trong tập
khảo luận của mình, ơng lại sử dụng rất nhiều giai thoại để xác định Cao Bá
Quát là một “danh sĩ phong lưu”, một “cuồng sĩ” [12, 25]. Phạm Thế Ngũ
trong bộ văn học sử của mình cũng khơng tránh được vết mịn này. Điều đó
phản ánh những hạn chế nhất định về quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
Phần lớn các tác giả vẫn chịu ảnh hưởng cách nhìn nhận về Cao Bá Quát có từ
trước 1945, tách con người hành động và sáng tác thơ văn thành hai hiện
tượng riêng biệt, như Phạm Văn Sơn quan niệm “văn thơ là một chuyện, hành
động lại là một chuyện khác” [33, 430] và gần như lặp lại nguyên ý tưởng của
Lê Thanh từ năm 1940 trong bài “Hậu tự” sau cuốn Cao Bá Quát danh nhân
truyện ký của Trúc Khê. Phạm Văn Sơn viết tiếp: “Ơng có làm loạn chăng nữa
thì việc này chỉ là một việc nhỏ trong nhiều việc nhỏ khác mà thôi” [34, 432].
Bằng Phong và Nguyễn Duy Diễn cũng viết: “Ấy thế mà vì nhìn nhầm cái tài
từ chương văn nghệ sang cái tài kinh bang tế thế, Cao Bá Quát đã thất bại
thảm thương trong cuộc khởi nghĩa” [32, 142]. Quan điểm và phương pháp tư
tưởng như trên dẫn đến việc khơng chú ý đúng mức đến tính tư tưởng của văn


12

thơ Cao Bá Quát, thực tế các tác giả không tránh được cái nhìn phiến diện về
thơ văn ơng, cuộc đời ơng. Về văn chương, ai cũng nhất trí Cao Bá Quát là
một nhà thơ tài năng, độc đáo, nhưng họ chủ yếu đi vào khía cạnh ngơng
nghênh, tài tử của Cao Bá Quát, và dĩ nhiên các giai thoại văn học về tài ứng
đối chơi chữ của ông lại được xem như những minh hoạ đắc địa. Tính phiến
diện cũng thể hiện khá rõ ở sự lúng túng trong việc cố gắng xếp Cao Bá Quát
vào một khuynh hướng nào đó: lý tưởng, tình cảm, hoặc kiêu hãnh, nhàn hạ,
hưởng lạc, hoặc bi quan, yếm thế… Ở một số cơng trình, các tác giả cố gắng
hướng đến một cái nhìn tồn diện nhưng thực ra cũng khơng tránh được sự
lắp ghép từ những mảng, những mảnh rời vụn có tính chất bề ngồi, chẳng
hạn như cách viết của Lam Giang mà chúng tôi đã nêu, hoặc như của Phạm
Thế Ngũ khi nêu ra mấy khía cạnh tư tưởng Chu Thần qua di văn chữ Nôm:
1. Kiêu ngạo cố cùng; 2. Trào đời phẫn uất; 3. Lãng mạn thanh cao; 4. Hành
lạc yếm thế [27, 551]. Về cuộc đời, tư tưởng và hành động Cao Bá Quát, các
tác giả đều tập trung lý giải, đánh giá con đường và tính chất của hành động
chống triều đình của Cao Bá Quát. Hầu như ai cũng chú ý đến bối cảnh của
thời đại Cao Bá Quát, nhưng rất tiếc vẫn thiếu một quan điểm biện chứng lịch
sử trong mối quan hệ giữa thơ văn với con người Cao Bá Quát để nhìn nhận
đánh giá. Chung quy có hai hướng nhận định chính: một là coi Cao Bá Quát
là người có tài lỗi lạc đến mức ngông nghênh lại không được trọng dụng nên
sinh ra chán nản, bực tức và “khởi loạn” (Hà Như Chi, Nguyễn Anh, Thái
Bạch …); hai là coi Cao Bá Quát là một nhà cách mạng, coi cuộc dấy binh ở
Mỹ Lương là khởi nghĩa (Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Duy Diễn, Doãn Quốc Sỹ
và Việt Tử,…). Cả hai hướng nhận định đều có phần bất cập. Hướng thứ hai
có chú ý đến tư tưởng “cách mạng” qua lý tưởng “Nghiêu Thuấn”, “Võ
Thang” của ơng, nhưng lập luận cịn thiếu thuyết phục vì chưa quan tâm đúng
mức; hoặc chưa có điều kiện để nghiên cứu có tính hệ thống nhân sinh quan


13

tích cực của Cao Bá Quát dẫn đến hành động khởi nghĩa của ơng. Thêm vào
đó, cái nhìn của các tác giả theo hướng này cũng thiếu tính lịch sử khi lý giải
nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa hoặc “dấy loạn” trong thời đại phong kiến ở
Việt Nam.
Trong quá trình đánh giá, chúng ta khơng thể bỏ qua những khó khăn
thực sự, trước hết về mặt tư liệu rất phức tạp như mọi người đều biết, và cũng
nhiều cơng trình khảo luận chỉ nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể là phổ
biến kiến thức, luyện thi… nên cũng không vượt q được tính chất giảng
bình, sơ lược. Tuy vậy về tổng quan, có thể nói q trình nghiên cứu, giới
thiệu về Cao Bá Quát ở miền Nam trước 1975 có những đóng góp nhất định.
Vấn đề Cao Bá Quát được đặt ra liên tục và có tính thời sự. Về mặt tư liệu thơ
văn Cao Bá Quát, ngoài những bản dịch có từ trước Cách mạng tháng Tám,
một số tác giả các cơng trình khảo luận đã dịch và giới thiệu thêm những tác
phẩm khác của ông. Về phương diện này có cơng trình Cao Chu Thần thi tập
trích dịch (1971) của Sa Minh Tạ Khúc Khải - một cơng trình dịch thuật khá
cơng phu gồm 234 tác phẩm vừa văn xuôi, vừa thơ. Tiếc rằng vấn đề công tác
văn bản không được dịch giả đặt ra nên công trình này chưa hồn tồn đáp
ứng sự mong đợi của độc giả. Dù sao, cơ sở tài liệu này đã hơn hẳn so với
trước, tuy nhiên, sau Tạ Thúc Khải khơng có ai đặt vấn đề nghiên cứu về Cao
Bá Quát.
Miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975, cùng với công trình Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam (1960), có thể nói bài viết của Nguyễn Huệ Chi - “Tìm hiểu
nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát” (1961) đã đánh dấu một
hướng nghiên cứu mới trên quan điểm mác xít. Đấy là sự khắc phục cái nhìn
cịn phiến diện từ trước để trên quan điểm mới “xác định được mối liên hệ
vốn rất chặt chẽ giữa thơ văn Cao Bá Quát và cuộc đời chìm nổi của ông”, để
tìm hiểu “tư tưởng thống nhất đã chi phối các quá trình khác nhau của cuộc


14

đời ông” [3, 22]. Quan điểm nghiên cứu này vừa khoa học vừa có ý thức tích
cực trong việc thúc đẩy quá trình nghiên cứu, xử lý tư liệu thơ văn Cao Bá
Quát. Điều đó thể hiện rõ qua các bài viết của Tảo Trang - “Một số tài liệu về
thơ văn Cao Bá Quát” (1963), Chu Thiên - “Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa
Mỹ Lương” (1963), Hoa Bằng - “Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống
triều Nguyễn” (1854 - 1856), Vũ Khiêu - “Đọc Cao Bá Quát nhân 160 năm
ngày sinh của nhà thơ” (1969), bài nói chuyện của Xuân Diệu - “Đọc thơ Cao
Bá Quát” (1971) nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày sinh Cao Bá Quát và lần thứ
100 ngày sinh Trần Tế Xương… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã rất thận
trọng trong việc sử dụng tư liệu thơ văn Cao Bá Quát, nhất là đối với các giai
thoại, và xuất phát từ thơ văn Cao Bá Quát, mặc dù khó tránh khỏi vài trường
hợp cịn vướng mắc, để tìm hiểu nhiều khía cạnh tâm hồn, tư tưởng của Cao
Bá Quát, khẳng định sự nổi dậy của Cao Bá Quát là “cuộc khởi nghĩa trăm
phần trăm” (Hoa Bằng). Có thể nói, lần đầu tiên Cao Bá Qt được nhìn nhận
đúng tầm vóc với tư cách là một nhân vật lịch sử, và lần đầu tiên được hiện
diện chân thực, sinh động là một con người “thành thật trong cuộc đời”, “biết
yêu, biết ghét đúng mức” (Nguyễn Huệ Chi), là con người “chí khí và tâm
huyết” (Xuân Diệu), là nhà thơ có quan niệm văn học đúng đắn và có những
đóng góp mới mẻ trong lịch sử văn học dân tộc. Năm 1970 đánh dấu một
bước tiến mới trong việc nghiên cứu, xử lý và công bố tư liệu thơ văn Cao Bá
Quát với công trình Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, gồm 156 bài, một cơng trình
tập thể, được biên dịch cơng phu cùng với lời giới thiệu 40 trang của Vũ
Khiêu đánh giá cao Cao Bá Quát trên nhiều phương diện. Giáo sư Nguyễn
Lộc xác định: “Chính nhờ giới thiệu rộng rãi thơ chữ Hán của Cao Bá Quát
như thế, nên việc đánh giá nhà thơ trong giới nghiên cứu cũng như đông đảo
cơng chúng mới ngày càng được chính xác” [22, 349]. Sáu năm sau, quyển
sách được tái bản có bổ sung, đây cũng chỉ là cơng trình bước đầu về tư liệu
thơ văn Cao Bá Quát.



15
Tình hình nghiên cứu về Cao Bá Quát sau năm 1975, trong điều kiện
nước nhà thống nhất, Cao Bá Quát được nghiên cứu có quy mơ hơn, nhất
qn về quan điểm và phương pháp nghiên cứu đã được gợi mở ở miền Bắc
trước đó. Những cơng trình văn học sử cũng có những bước tiến đáng kể
trong việc nghiên cứu có tính tồn diện về Cao Bá Qt, tiêu biểu như cơng
trình “Văn học sử” của tập thể tác giả Đại học Sư phạm (1978), của Nguyễn
Lộc (1978), của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1980). Điểm chung ở
các cơng trình văn học sử này là tác giả đã tiếp tục hướng nghiên cứu có từ
trước qua các bài viết của Nguyễn Huệ Chi (1961) và lời giới thiệu của Vũ
Khiêu trong tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1970), đã đi sâu thêm vào những
khía cạnh phong phú của con người và thơ văn Cao Bá Quát. Đặc biệt là
Nguyễn Lộc đã dành một số trang thích đáng, trong khn khổ của một cơng
trình lịch sử văn học, để nghiên cứu về nghệ thuật thơ của Cao Bá Quát một
cách có hệ thống từ quan niệm văn học đến những đặc điểm về phong cách
nghệ thuật của ông. Đây là đóng góp mới xét trong lịch sử nghiên cứu Cao Bá
Qt đến lúc đó. Về cơng trình chuyên biệt, không kể Tác phẩm Cao Bá Quát
(1982) của Nguyễn Nghiệp - một tác phẩm danh nhân truyện ký nhưng có
nhiều đóng góp vì được viết nghiêm túc, đáng kể cịn có cơng trình Cao Bá
Qt, con người và tư tưởng (1980) của Nguyễn Tài Thư. Là nhà nghiên cứu
lịch sử tư tưởng Việt Nam, trong cơng trình này, Nguyễn Tài Thư “chỉ nghiên
cứu về con người và tư tưởng của Cao Bá Quát” [41, 6]. Nhưng nghiên cứu
con người và tư tưởng Cao Bá Quát qua thơ văn, Nguyễn Tài Thư cũng đã có
những đóng góp quan trọng trong lịch sử nghiên cứu Cao Bá Quát trên bình
diện sử học, văn học, vì như ơng cũng xác định “giải quyết được nó sẽ có điều
kiện sáng tỏ những vấn đề khác của Cao Bá Quát” [42, 7]. Quan niệm phương
pháp nghệ thuật của Cao Bá Quát có nguồn gốc ở phương pháp tư duy chung
của ông, tác giả Nguyễn Tài Thư cũng đã chú trọng đi vào nghiên cứu đặc



16
trưng thơ Cao Bá Quát trên bình diện phong cách tư tưởng, sắc thái tình cảm
và ngơn ngữ hình tượng. Về phương diện tư tưởng, Nguyễn Tài Thư đã cố
gắng xác lập đóng góp của Cao Bá Quát trong sự phát triển của lịch sử dân
tộc, tập trung ở khía cạnh là nhà tư tưởng của phong trào nông dân, có quan
niệm tiến bộ về lịch sử và nhân sinh… Nhiều vấn đề trong chun luận này có
lẽ cịn phải bàn luận thêm, nhưng nhìn chung, đặt Cao Bá Quát trong tiến
trình lịch sử tư tưởng của dân tộc để xác định những nét riêng, những đóng
góp mới của Cao Bá Quát là cách làm khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận
cho nghiên cứu toàn diện Cao Bá Quát.
Các cơng trình khác rất đáng chú ý dù khơng phải là cơng trình chun
biệt về Cao Bá Qt, đó là cơng trình Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam
(1995) của Trần Ngọc Vương. Một Cao Bá Quát - tài tử, đã được nói đến khá
nhiều ở miền Nam trước 1975 nhưng với cái nhìn hời hợt, phiến diện. Trần
Đình Hượu trước đó và Trần Ngọc Vương trong cơng trình này đã xác lập
được cái nhìn khoa học trên cơ sở khảo sát các tác giả, trong đó có Cao Bá
Qt, để nêu ra những đặc trưng có tính loại hình học của một kiểu tác giả
giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Từ góc nhìn này, Trần
Ngọc Vương đã ghi nhận “Nguyễn Du và Cao Bá Quát có lẽ là hai tác giả tiêu
biểu nhất” cho loại hình nhà Nho “coi tài năng, trước hết là tài năng văn học,
là thước đo quan trọng” [48, 109] và họ “chỉ có thể lưu lại tên tuổi mình như
và chỉ như những nhà thơ xuất sắc” [49, 110]. Đây là hướng tiếp cận đầy triển
vọng cho phép đi sâu hơn vào việc nghiên cứu Cao Bá Quát trên nhiều bình
diện mà trước hết là một Cao Bá Quát với tư cách là một tác gia văn học có
tính tiêu biểu cho một loại hình, một khuynh hướng văn học đặc sắc trong lịch
sử văn học Việt Nam trung đại.
Năm 2005, Ngơ Thị Anh trong khóa luận tốt nghiệp có tên Hình tượng
con người “dưới đáy” trong sáng tác của Cao Bá Quát (Khoa Ngữ Văn



17
Trường Đại học Vinh), đã tiếp cận và chỉ rõ hình tượng con người dưới đáy
trong sáng tác của Cao Bá Qt. Khóa luận đã nêu được hình tượng con người
dưới đáy trong xã hội thời bấy giờ, và bi kịch dưới đáy của chính Cao Bá
Qt. Đồng thời khóa luận đã khẳng định nghệ thuật biểu hiện con người dưới
đáy, đấy là sự vận dụng thủ pháp tự sự một cách linh hoạt sắc sảo, nghệ thuật
ngôn từ, giọng điệu [1].
Cũng năm 2005, Phạm Thị Hồi Thương trong khóa luận tốt nghiệp với
tên Cảm hứng nhân văn trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát (Khoa Ngữ Văn
Trường Đại học Vinh), đã chỉ ra cảm hứng nhân văn trong thơ chữ Hán của
Cao Bá Quát. Đấy là sự khẳng định mạnh mẽ tài năng và phẩm chất cá nhân,
phê phán xã hội phong kiến thối nát, tình cảm sâu sắc tha thiết đối với gia
đình q hương, lịng đồng cảm mênh mông với những người dân cùng khổ,
niềm trân trọng đối với những biểu hiện nhân văn trong lối sống Âu Tây [44].
Thật mừng và đáng chú ý là công trình Cao Bá Quát về tác gia và tác
phẩm (2007), do Nguyễn Hữu Sơn và Đặng Thị Hảo tuyển chọn và giới thiệu.
Đây là cơng trình sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu các cơng trình nghiên cứu
về Cao Bá Qt. Cơng trình này sưu tầm những bài viết về vấn đề tiểu sử và
văn bản, vấn đề Cao Bá Quát trong bối cảnh thời đại và đặc sắc thơ văn Cao
Bá Qt. Đây là cơng trình tổng hợp, giúp cho việc nghiên cứu và tìm hiểu về
Cao Bá Quát được thuận lợi hơn.
Cao Bá Quát còn được các nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm. Trong
bộ Văn học Việt Nam - Sơ thảo (1971), nhà Việt Nam học người Nga N. I.
Niculin đánh giá rất cao Cao Bá Quát và xác định một nét đáng chú ý của Cao
Bá Quát, coi “Cao Bá Quát (1809 - 1855) là một nhân vật có tính chất tượng
trưng thực sự đứng giữa ngưỡng của một giai đoạn mới trong lịch sử Việt
Nam” [26, 343]. Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp trong Sứ thần Việt Nam
Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán “Vùng Hạ Châu”



18
(1996, 1997) đã sử dụng thêm 7 bản dịch mới thơ do Cao Bá Quát làm trong
khi đi “Dương trình hiệu lực” (Phan Đại Doãn dịch) cùng những bài dịch đã
phổ biến để tìm hiểu khá sâu sắc nhận thức của Cao Bá Quát khi tiếp xúc với
“vũ trụ bao la”. Vấn đề khơng mới nhưng đã giúp có cái nhìn tồn diện hơn
về một bước chuyển quan trọng trong tư tưởng của Cao Bá Quát trong quá
trình tự nhận thức - khám phá của ông.
Đặc biệt một điều rất đáng mừng vào ngày 7/10/2008 tại trung tâm Văn
Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Hội nhà văn Việt Nam và Viện Văn học đã phối
hợp tổ chức Hội thảo khoa học về Cao Bá Quát, nhân kỷ niệm 200 năm ngày
sinh nhà thơ (1808-2008). Tham gia Hội thảo có 14 bản tham luận chủ yếu
tập trung vào 3 chủ đề chính như sau: 1.Cuộc đời, cốt cách, tư tưởng người tri
thức Cao Bá Quát có các bản tham luận: “Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứhai cốt cách và thân phận tri thức trong mở đầu triều Nguyễn” (GS. Phong
Lê); “Cao Bá Quát - nhật ký trong đêm thế kỷ” (nhà văn Xuân Cang); “Thực
chất thái độ của Cao Bá Nhạ đối với Ca Bá Quát qua Tự tình khúc và Trần
tình văn” (TS. Đặng Thị Hảo); “Cao Bá Quát - một hành nhân cô độc của văn
học Việt Nam thế kỷ XIX” (ThS. Quách Thu Hiền): 2. Quan niệm văn học
của Cao Bá Quát có các bản tham luận: “Quan niệm văn học của Cao Bá
Quát” (GS. Trần Đình Sử); “Quan niệm văn chương, học thuật của Cao Bá
Quát” (PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn); “Cao Bá Quát viết phê bình, lý luận” (nhà
thơ Ngô Văn Phú); “Cao Bá Quát với hoa mai’ (nhà thơ Ngô Văn Phú): 3.
Giá trị thơ văn và vị trí Cao Bá Quát trong văn chương và lịch sử có các tham
luận: “Thơ Cao Bá Quát đồng hành cùng chúng ta” (PGS.TS. Phan Văn Các);
“Cao Bá Quát thiên tài kỳ vỹ” (PGS.TS. Mai Quốc Liên); “Từ Thiên Cư
Thuyết đến sự thể hiện con người cá nhân trong thơ Cao Bá Quát” (PGS.TS.
Nguyễn Hữu Sơn); “Cao Bá Quát trong bảo tàng văn học Việt Nam” (TS.
Nguyễn An). Đây là Hội thảo khoa học khẳng định vị trí và vai trị của Cao
Bá Qt trong tiến trình văn học dân tộc.



19
Thật khó có thể bao quát hết được tư liệu nghiên cứu về Cao Bá Quát,
cũng như những vấn đề các nhà nghiên cứu đã đặt ra và giải quyết. Chúng tơi
chỉ dám xem những điều nêu trên là có tính phác thảo về một bức tranh khá
đa dạng của quá trình nghiên cứu, giới thiệu về Cao Bá Quát từ trước tới nay.
Như vậy tình hình nghiên cứu về Cao Bá Qt, các cơng trình chủ yếu tập
trung vào vấn đề lịch sử con người Cao Bá Quát, còn văn chương Cao Bá
Quát chủ yếu tập trung vào việc dịch thuật tác phẩm và vấn đề văn bản. Về
nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán các cơng trình chỉ mới bước đầu tìm hiểu,
cho nên việc đi sâu tìm hiểu phân tích “Đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ chữ
Hán Cao Bá Quát” là rất cần thiết để làm rõ thêm đặc sắc thơ chữ Hán Cao Bá
Quát trong nền Văn học Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu phần Kết luận và phần Tài liệu tham
khảo, phần nội dung gồm có 3 chương.
Chương 1. Con người và sự nghiệp văn chương Cao Bá Quát.
Chương 2. Đặc điểm nội dung thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Chương 3. Đặc điểm hình thức nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.


20
Chương 1

CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
CAO BÁ QUÁT
1.1. Một số phận nhà nho đặc biệt
Cao Bá Quát (1808-1855), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường và Mẫn Hiên.
Người làng Phú Thị, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc (Nay thuộc huyện Gia
Lâm, Hà Nội). Là em sinh đôi với Cao Bá Đạt. Ơng sinh ra trong một gia đình
có truyền thống nho học. Người cha thân sinh ra Cao Bá Quát muốn hai anh

em sau này lớn lên sẽ trở thành trụ cột của triều đình, nên lấy tên của hai hiền
sỹ đời Chu (Trung Quốc) cũng là hai anh em sinh đơi đặt tên cho con mình.
Cao Bá Qt là người thông minh tài giỏi, đậu cử nhân từ rất sớm (khoa Tân
Mão 1831 đời Minh Mệnh), nhưng sau đấy trượt thi Hội. Năm 1841, vào kinh
giữ chức Hành Tẩu ở Bộ Lễ, tháng tám năm đó được cử làm sơ khảo trường
thi Thừa Thiên. Cao Bá Quát cùng với một người bạn là Phan Nhạ dùng muội
đèn chữa lại một số bài văn hay nhưng bị phạm huý. Việc bại lộ, bị hạ ngục
kết tội “Giảo giam hậu” (Chém nhưng giam lại xét sau). Sau được xét lại và
chỉ bị cách chức. Năm 1844 đi “dương trình hiệu lực”, phục dịch phái đồn
của triều đình đi cơng cán ở Hạ Châu (Tân Gia Ba), do tả tham tri Bộ Hộ Đào
Trí Phú dẫn đầu, ơng được đi phục dịch để lấy công chuộc tội. Khi về được
giữ chức cũ một thời gian, sau đó bị thải hồi, ơng trở về sống với gia đình ở
tỉnh thành Thăng Long, thường ngao du xướng hoạ thơ với Trần Văn Vi, Diệp
Xuân Hiên… Năm 1847, Cao Bá Quát lại được triệu vào kinh đô Huế làm
việc ở viện Hàn Lâm. Thời gian này ông thường xướng hoạ thơ văn với các
quan chức tại triều đình như Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn
Hàm Ninh, Bùi Ngọc Quỹ…thời gian này ông đã tận mắt chứng kiến những
cái xấu xa của đám vua quan ở triều đình và ơng khơng tiếc lời châm biếm đả


21
kích họ. Năm 1851, ơng rời kinh đơ Huế đi nhận chức giáo thụ phủ Quốc Oai,
Sơn Tây. Thời gian này vùng Sơn Tây hạn nặng, lại có nạn châu chấu, mất
mùa đời sống nhân dân khó khăn, họ nổi lên chống lại triều đình. Năm 1853
ơng thơi chức giáo thụ, liên lạc với quần chúng nhân dân. Mượn tiếng là phù
Lê, tơn Lê Duy Cự làm minh chủ, cịn ông tự xưng Quốc sư kêu gọi nhân dân
đứng lên khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, Cao Bá Quát chết, dòng họ
Cao bị chu di, kết thúc một sự nghiệp, một cuộc đời sóng gió, nhưng mang
đầy tính nhân văn.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến việt nam, có hai cái án tru di

được thi hành đối với hai con người có tài nhưng cuộc đời đầy sóng gió, chìm
nổi đấy là Nguyễn Trãi và Cao Bá Qt, đây cũng là hai cái án gây nhiều
tranh cải và xót thương trong lịch sử. Cao Bá Quát sống trong một giai đoạn
lịch sử đầy biến động, ông cũng giống như một số nho sỹ tài tử đương thời,
họ thấy được xã hội ấy đang tan vỡ, mọi giá trị bị đứt đoạn khơng thể nào cứu
vãn. Vì vậy, họ khơng kế thừa được những giá trị có sẵn, điểm tựa duy nhất là
chính bản thân mình. Cao Bá Qt là người trong số đó. Cuộc đời sóng gió,
chìm nổi nhiều nhưng Cao không chịu lùi bước trước cuộc đời, trái lại Cao
phản kháng chống lại triều đình một cách cương quyết. Ẩn đằng sau sự phản
kháng ấy là một tấm lòng nồng hậu, bao dung. Cho nên, trong sáng tác văn
chương của ông, đặc biệt là thơ chữ Hán có cái nhìn sắc sảo, cận cảnh về xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Với sự nhạy cảm của một tri thức trước vận mệnh của dân tộc. Trưởng
thành và lớn lên từ Nho học, nhưng ơng khơng chịu khép mình vào khn
khổ ấy. Nhưng chính Nho học đã hình thành một Cao Bá Quát với khí tiết
thanh cao, tâm hồn liêm khiết, ln có ý thức tu dưỡng bản thân. Cho nên
trước hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ, ông phản ứng mạnh mẽ sự tàn bạo của
vua quan, thông cảm sâu sắc với cuộc sống người dân bị áp bức bóc lột. Vua


22
quan bất tài, chỉ lo ăn chơi hưởng thụ. Cuộc sống nhân dân ngày càng nghèo
đói, hạn hán, mất mùa diễn ra liên miên. Triều đình nhà Nguyễn vẫn khơng có
chính sách gì để làm cho cuộc sống của dân được ấm no, hạnh phúc. Hơn nữa
họ lại quay lưng lại với những người tàì, có lịng nhiệt huyết, hết mình vì
nước, vì dân. Cao là người có tài, và muốn đem tài của mình ra giúp dân giúp
nước. Tâm huyết của Cao, nhà Nguyễn không màng tới, và ông khơng tin vào
triều đình nữa. Khơng được triều đình trọng dụng, ơng ln trăn trở về chí
làm trai. Rồi như Nguyễn Cơng Trứ nói:
Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời
(Bài Ca Ngất Ngưỡng)
Hay:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Đi Thi Tự Vịnh)
Tư tưởng ấy đã làm nên một Cao Bá Quát “quyết xoay bach ốc lại lâu
đài”. Cao Bá Quát có một trái tim trong sáng, với một khí tiết thanh cao như
đúng con người Cao.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
(Mười năm bàn đạo ngao du, khó như tìm gươm cổ;
Một đời ta chỉ cúi đầu bái lạy hoa mai)
So với các nhà nho cùng thời đại, Cao có một cuộc đời lận đận, long
đong rất nhiều. Có cuộc sống nghèo khổ từ bé, tuy đậu cử nhân rất sớm (đậu
Á Nguyên, nhưng khi triều đình xét lại bị đánh xuống cuối bảng), nhưng thi
Hội mấy lần đều hỏng. Thi hỏng một phần do cá tính của Cao khơng chịu
khép mình vào khn khổ Nho Giáo, cộng với việc ơng có tài nên nhiều


23
người ghen ghét mà đánh hỏng. Khi làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, khát
khao được gặp người tài, dẫn tới hành động chữa bài thi và bị hạ ngục, bắt
giam. Sau được xét lại thoát chết nhưng từ đấy Cao Bá Quát phải sống chịu
cảnh quản thúc, giam lỏng. Phải phục dich phái đồn của triều đình đi Hạ
Châu để lấy công chuộc tội, sau một thời gian về nước, vì có tài ơng lại được
triệu vào triều làm ở Viện Hàn Lâm, chủ yếu là làm công việc sắp xếp lại thơ
cho vua Tự Đức, một công việc nhàm chán, khơng thích hợp với cá tính của
Cao. Thời gian này ơng làm thơ châm biếm, đả kích khơng tiếc lời đối với
triều đình. Năm 1851 bị đẩy đi làm Giáo thụ phủ Quốc Oai, Sơn Tây một nơi

xa xơi hẻo lánh đối với triều đình lúc bấy giờ. Như hổ được trở về rừng, Cao
đã đứng hoàn toàn về phía quần chúng nhân dân, chống lại nhà Nguyễn. “Các
thiên tai đưa đến sự đói khổ cho dân chúng, cùng sự cai trị thối nát của tham
quan ô lại làm dân chúng oán giận đã là những lý do chính cho sự khởi loạn
của Cao Bá Quát, người sĩ có tính hiên ngang, khơng phục nhà Nguyễn mà
vẫn tưởng nhớ tới nhà Lê” [20]. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương nổ ra, tất cả tâm
huyết một đời của Cao được thể hiện trên lá cờ của nghĩa quân.
Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang.
(Ở Bình Dương và Bồ Bản khơng có những vị vua hiền như Nghiêu Thuấn;
Ở Mục Dã, Minh Điều phải có những vua lập nghiệp bằng cách lật đổ triều
đình mục nát như Võ Vương và Thành Thang).
Do chuẩn bị chưa xong, bị lộ, cuộc khởi nghĩa phải diễn ra trước so với
dự định. Chính vì thế, cuộc khởi nghĩa thất bại, Cao Bá Quát chết trong khi
chiến đấu với quân triều đình, dịng họ Cao bị chu di. “Trước đây, nhiều
người cho rằng Cao Bá Quát là một người khinh bạc, kiêu ngạo và nhất là có
giấc mộng đế vương. Nhưng tác phẩm của ông, không hề thấy một tư tưởng
hay một phong cách nào như thế! Nói đến tình quê hương, tình bạn bè, nghĩa
vợ chồng, Cao Bá Quát lúc nào cũng chân thành tha thiết” [17].


24
Có thể nói suốt đời Cao Bá Quát là cuộc hành trình khơng nghỉ, lúc nao
nức, phấn khởi, tràn đầy hy vọng, khi chán nản ê chề, nhưng kết quả cuối
cùng vẫn khơng tìm được đường đi đúng đắn cho mình, khơng tìm được chính
mình là ai, và phải làm một điều gì để thực hiện khát vọng suốt một đời. Là
một tài năng lớn mà không được trọng dụng, thậm chí bị đẩy ra ngồi lề, bị tù
đầy, tra tấn rồi bị giết hại. Là người giàu lòng yêu nước, thương dân, từng
nhiều lần khóc thương cho số phận những con người nghèo khổ bị đọa đầy
dưới đáy xã hội. Bản án kia chỉ làm sáng tỏ thêm tấm lịng vì dân, vì nước,

×