Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Truyện ngắn akutagawa ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ MỸ LỢI

TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ MỸ LỢI

TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

Chun ngành: CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐOÀN LÊ GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................. 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................11
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................11
CHƯƠNG 1: AKUTAGAWA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN
HỌC THEO VĂN HÓA ................................................................................. 14
1.1. Akutagawa - Chân dung một nhà văn ................................................. 14
1.1.1. Hành trình cuộc đời .......................................................................... 14
1.1.2. Hành trình văn học............................................................................ 19
1.1.3. Vị trí của Akutagawa trên văn đàn Nhật Bản hiện đại ....................... 26
1.2. Phương pháp nghiên cứu văn học theo văn hóa .................................. 31
1.2.1. Mối quan hệ văn học - văn hóa ......................................................... 31
1.2.2. Nghiên cứu văn học theo văn hóa ..................................................... 34
1.2.3. Hướng tiếp cận văn hóa đối với truyện ngắn của Akutagawa ............ 36
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA VÀ
TÍNH CÁCH NHẬT BẢN .............................................................................. 39
2.1. Nhân vật với tư cách là một thực thể văn hóa ..................................... 39
2.2. Những tính cách Nhật Bản ................................................................... 41
2.2.1. Nhân vật phi hiện thực ...................................................................... 42
2.2.2. Bộ mặt kép Nhật Bản ........................................................................ 48

1



Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

2.2.3. Từ con người đánh mất nhân hình đến con người đánh mất nhân tính 58
2.3. Đa điểm nhìn và đa nhận thức ............................................................. 67
2.4. Bối cảnh hình thành tính cách và số phận nhân vật ........................... 76
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN VÀ SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA ........................ 87
3.1. Chất liệu văn học cổ điển ...................................................................... 87
3.2. Chất hiện thực huyền ảo ....................................................................... 98
3.2.1. Từ huyền ảo xa xưa........................................................................... 98
3.2.2. Đến thế giới huyền ảo của Akutagawa ............................................ 100
3.2.3. Khám phá bản chất thật................................................................... 108
3.3. Sắc màu Phật giáo Thiền tông ............................................................. 112
3.3.1. Luật “Nhân - quả”............................................................................ 113
3.3.2. "Tự ngộ" của công án Thiền tông..................................................... 116
3.4. Chân không và niềm bi cảm aware .................................................... 121
3.4.1. Tính chân khơng ............................................................................. 121
3.4.2. Niềm bi cảm sâu lắng...................................................................... 125
KẾT LUẬN ................................................................................................... 132
THƯ MỤC THAM KHẢO ........................................................................... 135
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 142
HÌNH ẢNH VỀ AKUTAGAWA………………………………..……………151
CHÚ THÍCH ................................................................................................. 153

2


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến văn hóa Nhật Bản là phải nói ngay đến văn học. Đó là lĩnh vực
tinh túy nhất, kết tinh nhiều giá trị văn hóa dân tộc nhất mà từ hơn nghìn năm
trước gương mặt Nhật Bản đã trịn nét trên những trang văn của nữ sĩ Murasaki.
Nhật Bản tự hào về xứ sở mặt trời mọc, càng tự hào hơn về những đóng góp trên
lĩnh vực văn học. Ở phương diện này, Nhật Bản chưa bao giờ là đất nước bé nhỏ.
Bằng chứng là từ đầu thế kỉ XI, với Genji monogatari (源氏物語 - Chuyện
Genji) của Murasaki Shikibu, Nhật Bản đã chính thức khai sinh cho nhân loại
một thể loại văn chương mới là tiểu thuyết. Tiếp nối truyền thống đó, một ngàn
năm sau, Nhật Bản lại tiếp tục khẳng định tài năng văn chương và sự cống hiến
của mình cho nền văn học thế giới bằng hai giải Nobel văn học danh giá của
Kawabata Yasunari (1968) và Oe Kenzaburo (1994). Điều này càng chứng tỏ sức
cuốn hút cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ của văn chương Nhật Bản.
Cuốn hút nhưng cũng đầy bí ẩn, Nhật Bản nói chung và văn học Nhật Bản
nói riêng mang đến cho chúng ta (những người ngoại quốc) cảm giác thích thú,
mong muốn được thâm nhập, khám phá. Akutagawa Ryunosuke được xem là
người có cơng mở ra cánh của của văn học hiện đại Nhật Bản. Tên ông được đặt
cho một giải thưởng văn học thường niên rất có uy tín, đóng vai trò quan trọng
trong việc phát hiện các tài năng trẻ. Oe Kenzaburo, trước khi đoạt giải thưởng
Nobel văn học thì lúc cịn trẻ đã được trao giải thưởng Akutagawa.
Một cuộc đời chỉ vẻn vẹn ba mươi lăm năm (1892 - 1927) nhưng những gì
mà con người ấy đã làm được và để lại cho đời thật đáng trân trọng và ngưỡng
mộ. Ở Việt Nam, các tác phẩm của Akutagawa được dịch và giới thiệu khá nhiều

3


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ.
Xu hướng nghiên cứu gần đây ngày càng coi trọng hướng tiếp cận và đi
sâu tìm hiểu các vấn đề khoa học xã hội trên nền tảng cơ sở văn hóa. Có thể nói
việc vận dụng đúng mức những kiến giải văn hóa vào nghiên cứu văn học, xem
sự vận động của tư duy văn học song song và dựa trên nền tảng văn hóa sẽ góp
phần lí giải và hiểu sâu sắc các hiện tượng văn học.
Với kênh liên lạc duy nhất là ngôn ngữ, Akutagawa đã mang đến cho
người đọc sự nếm trải những cung bậc cảm xúc rất "người", đồng thời cảm nhận
được những tầng lớp giá trị văn hóa đặc trưng Nhật Bản. Ở tác phẩm của ông,
không chỉ là bước tiếp nối truyền thống văn hóa - văn học dân tộc mà còn là
những sáng tạo vượt bậc của một tâm hồn mẫn cảm, hiện đại.
Bằng tình cảm yêu mến lẫn cảm phục chúng tôi thực hiện đề tài "Truyện
ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa" với mong muốn đứng từ
góc độ văn hóa quan sát và lý giải hiện tượng văn học độc đáo này của Nhật Bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Công tác dịch thuật Akutagawa tại Việt Nam
Theo nhà nghiên cứu Shimada Akiko (dựa theo nguồn tư liệu của Hội Văn
Bút Nhật Bản (The Japan Pen Club) năm 1997) tác phẩm của Akutagawa được
dịch ra tiếng Việt sớm nhất có lẽ vào khoảng thời gian 1960-1969, gồm các tác
phẩm như: Cổng Rashomon (羅生門 - Rashomon), Cái mũi (鼻 - Hana), Chiếc
mùi soa (ハンケチ- Hankechi), Cháo khoai (芋粥 - Imogayu), Bốn bề bờ bụi
(còn nổi tiếng với tựa đề Trong rừng trúc) (藪の中 - Yabu no naka), Lịng đã trót
u (袈裟と盛遠 - Kesa to Morito), Trinh tiết (オトミの貞操 - Otomi no teiso),
Kappa (河童- Kappa)… Một số người đi tiên phong trong việc dịch Akutagawa

4


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


là các nhà văn Diễm Châu, Doãn Quốc Sĩ, Phong Vũ, Trần Nhật Quang và Trần
Đình Tưởng…1.
Hiện đang có các tuyển tập giới thiệu Akutagawa cùng với nhiều nhà văn
khác, tiêu biểu như:
1. Nhiều tác giả (1986), Vũ nữ It zu, nhiều người dịch, Hội nhà văn - Tác
phẩm mới - Đà Nẵng.
2. Nhiều tác giả (1996), Truyện ngắn hiện đại Nhật Bản, tập 1, 2, Nhật
Chiêu dịch, Trẻ, HCM.
3. Nhiều tác giả (2005), Truyện dịch Đông Tây (6 tập), nhiều người dịch,
Lao động - Thông tin văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây.
4. Akutagawa Ryunosuke, Kinoshita Junji, Dazai Osamu (1999), Hạc chiều:
Tập truyện ngắn chọn lọc văn học Nhật Bản, Trần Nhật Quang dịch, Văn
học.
Nhưng hầu hết các tác phẩm của Akutagawa được giới thiệu một cách hệ
thống với tư cách là một chỉnh thể độc lập, gồm các tập:
1. Akutagawa Ryunosuke (1966), Lã sinh môn, Thụ Nhân dịch, Nhị Nùng,
Sài Gòn.
2. Akutagawa Ryunosuke (1989), Trong rừng trúc, Phong Vũ dịch, Tác
phẩm mới, HN.
3. Akutagawa Ryunosuke (1989), Truyện ngắn chọn lọc - Tập truyện của
Akutagawa, Lê Văn Viện dịch, Văn học, HN.
4. Akutagawa Ryunosuke (2000), Tuyển tập truyện ngắn - Tập truyện của
Akutagawa, Hội nhà văn, HN.

5


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


5. Akutagawa Ryunosuke (2006), Trinh tiết - Tuyển tập truyện ngắn
Akutagawa, Đinh Văn Phước chủ biên, Văn học, HN. Đây là tuyển tập
gồm ba mươi tác phẩm, tuy chỉ mới một phần nhỏ văn nghiệp của ông
song là tuyển tập đã giới thiệu một cách hệ thống và tổng hợp nhất về
Akutagawa.
Có lẽ sau năm 1951 khi phim Rashomon của đạo diễn Kurosawa Akira
dựa trên hai tác phẩm Cổng Rashomon và Bốn bề bờ bụi đoạt giải thưởng chính
ở Đại hội Điện ảnh Venise đã tạo sự chú ý thì cơng tác dịch thuật các tác phẩm
của Akutagawa được phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là ở các nước
phương Tây và sau đó đến Á Châu (trừ Trung Quốc vì đã có từ trước) và châu
Mỹ La Tinh.
2.2. Công tác nghiên cứu Akutagawa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu rất sơi nổi với các nhà nghiên cứu Nhật
Bản học như Phong Vũ, Nguyễn Nam Trân, Hữu Ngọc, Khương Việt Hà...
Phong Vũ có lẽ chịu ảnh hưởng một phần từ các nhà lí luận văn học Nga
nên trong bài "Một đơi nét về Akutagawa và truyện ngắn của ông" (in trong
Tuyển tập truyện ngắn - Tập truyện của Akutagawa, 2000) ông nhấn mạnh đến
khía cạnh "vị nhân sinh", nhận định Akutagawa là một nhà văn hiện thực "với ý
nghĩa hoàn chỉnh của từ đó khơng chỉ trong khái niệm của nghiên cứu văn học
mà cả trong cuộc sống" [80:6]. Ơng có chú ý phân tích năm tác phẩm được xem
là tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Akutagawa nhưng chỉ chú ý khai
thác chủ đề phê phán những thói hư tật xấu của con người, khuynh hướng chuyển
sang phê phán tồn diện xã hội, từ đó nêu lên khía cạnh nhập thế, cùng những
dằn vặt, khổ sở của một nhà văn nhân đạo trước cơn hỗn loạn của xã hội.

6


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


Trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Văn học số 8 (2005) với nhan đề
"Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỉ
XX" Khương Việt Hà giới thiệu Akutagawa với tư cách là người thủ lĩnh văn
phái Tân hiện thực, khái quát các chủ đề chính trong sáng tác của ơng và cho
rằng các tác phẩm đó "phản ánh tinh thần chống chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa
quốc gia và tự do chủ nghĩa"[27:127].
Nhìn chung, cả Phong Vũ và Khương Việt Hà đều chỉ chú ý đến một
Akutagawa hiện thực mà phần nào lãng quên một Akutagawa yêu mến cái đẹp,
lãng mạn, trau chuốt trong hành văn... Hữu Ngọc trong tập sách Dạo chơi vườn
văn Nhật Bản (Văn nghệ, 2006) đánh giá cao tính "hồi nghi và duy mĩ" trong
văn chương của Akutagawa. Đồng thời nhận định sự nghiệp của ơng là q trình
đi tìm cái đẹp, tuy nhiên q trình đó thật đau đớn đến mức nghiền nát cả bản
thân vì cuộc đời khơng thật như mộng tưởng.
Nguyễn Nam Trân trong bài giới thiệu "Akutagawa Ryunosuke từ A đến
R" in trong Trinh tiết - Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa cũng đồng ý với quan
điểm này song ơng có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn. Ơng chú ý đến việc khai
thác các chủ đề truyền thống và những vay mượn, sáng tạo trong kiểu truyện "cố
sự tân biên" như một đặc trưng nghệ thuật của Akutagawa. Bài viết chứng tỏ sự
quan tâm tìm hiểu đến các khía cạnh nghệ thuật lẫn nhân sinh, những dấu ấn từ
văn học truyền thống, văn học ngoại quốc cũng như sự phát triển mạnh mẽ của
văn học vô sản đến quá trình sáng tác của nhà văn.
Gần đây là đề tài nghiên cứu khoa học "Akutagawa - thế giới của ảo và
thực" của Võ Thị Thu Hằng được thực hiện năm 2007. Đây là một nghiên cứu
khá sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Akutagawa xoay quanh hai trục chính là

7


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


ảo và thực, chính là tiếp cận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong các tác phẩm
của nhà văn.
Nhìn chung, sau khi khảo sát chúng tơi nhận thấy các bài viết chỉ chủ yếu
mang tính chất giới thiệu hay nghiên cứu một cách khái quát về cuộc đời, sự
nghiệp và những nét chung nhất trong phong cách truyện ngắn của Akutagawa.
2.3. Nghiên cứu Akutagawa ở Việt Nam từ góc nhìn văn hóa
Mặc dù khơng nêu rõ nhưng các nhà nghiên cứu như Hữu Ngọc, Nguyễn
Nam Trân... khi giới thiệu về Akutagawa đều ít nhiều chỉ ra những yếu tố văn
hóa truyền thống trong tác phẩm của ơng. Đặc biệt Nguyễn Nam Trân chú ý đến
việc khai thác đề tài lấy từ các tập truyện cổ nổi tiếng của Nhật Bản như Konjaku
monogatari (今昔物語 - Kim tích vật ngữ - Truyện bây giờ đã xưa) hay Uji Shui
monogatari (宇治拾遺物語 - Vũ trị thập di vật ngữ - Truyện xưa do quan Uji
Dainagon góp nhặt), kể cả các đề tài Phật giáo hay Ấn Độ, Trung Quốc thời
Đường... Hoặc như Hữu Ngọc nhấn mạnh yếu tố duy mĩ trong tác phẩm của
Akutagawa khiến ta liên tưởng đến truyền thống văn hóa Nhật Bản.
Tuy nhiên, các học giả chỉ dừng lại ở đó. Theo chúng tơi khảo sát thì hầu
như chưa có một cơng trình nào đặt vấn đề nghiên cứu mối tương quan giữa các
tác phẩm của Akutagawa với văn hóa truyền thống Nhật Bản. Các nhà nghiên
cứu có chú ý đến yếu tố truyền thống và sáng tạo của Akutagawa nhưng chưa đi
sâu tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ của văn hóa đề thấy những yếu tố văn hóa
truyền thống như mạch nguồn ni dưỡng và một sức sáng tạo bứt phá rất riêng
được chung đúc bởi tính thời đại mới. Bên cạnh đó việc đi sâu vào phân tích nội
dung tác phẩm trên các phương diện nghệ thuật hay trong sự so sánh đối chiếu
với văn hóa truyền thống, qua đó xác định diện mạo Akutagawa trên văn đàn
Nhật Bản cận đại cũng chưa thật sâu sắc. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên

8


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


cứu của các tác giả đi trước sẽ là những gợi ý rất quan trọng để chúng tôi tham
khảo, học tập và phát triển khi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu cụ thể là truyện ngắn Akutagawa.
Trong tác thể loại văn học (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch...) thì truyện ngắn
với tư cách là một thể tài tự sự, lại giới hạn về dung lượng, ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp, do đó thường nhằm "khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một đặc tính
trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người" [7:361].
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tiến hành khảo sát các tác phẩm viết về nhiều đề tài của
Akutagawa đã được dịch ở Việt Nam. Khi khảo sát các tác phẩm chúng tôi chủ
yếu sử dụng tên truyện được dịch ra tiếng Việt in trong Trinh tiết - Tuyển tập
truyện ngắn Akutagawa và có đối chiếu giữa bản dịch của các dịch giả khác cũng
như một số truyện cổ mà nhà văn đã mượn cốt truyện, tiêu biểu là tập Kim tích
vật ngữ của dịch giả Nguyễn Thị Oanh.
Đề tài nghiên cứu truyện ngắn Akutagawa dưới góc nhìn văn hóa cho nên
chủ yếu khai thác mối tương quan giữa các tác phẩm của ơng với văn hóa truyền
thống Nhật Bản. Để tập trung vào vấn đề này, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu các
phương diện chủ yếu sau: mạch nguồn văn hóa truyền thống và sáng tạo của nhà
văn trên nền chất liệu cổ điển; nhân vật và cá tính Nhật Bản...Với các vấn đề trên
hi vọng góp phần tiếp cận sáng tác của Akutagawa dưới góc độ văn hóa học,
đồng thời so sánh, khu biệt những đặc sắc nghệ thuật của ông với các nhà văn
Nhật Bản khác.

9


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa nên chúng tơi
sử dụng những phương pháp nghiên cứu của văn hóa học kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu văn học.
Cụ thể là một số phương pháp đặc trưng:
1. Phương pháp văn hóa - văn học: nghiên cứu cổ mẫu văn hóa, văn học
Nhật Bản in dấu trong các sáng tác của Akutagawa, tức là truy tìm và lý giải
nguồn gốc văn hóa của các chi tiết, quan niệm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.
2.Phương pháp so sánh: đối chiếu, so sánh giữa các yếu tố văn hóa thể
hiện trong tác phẩm với cội nguồn văn hóa truyền thống để thấy sự tiếp nối đồng
thời là sự sáng tạo nghệ thuật của Akutagawa.
3.Phương pháp thi pháp học: nghiên cứu tác phẩm trên các phương diện
thi pháp (nhân vật, giọng điệu...) để rút ra các đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của
tác giả.
4.Phương pháp liên ngành: vận dụng tổng hợp các tri thức về lịch sử, tôn
giáo, xã hội... cần thiết để lý giải các vấn đề có liên quan.
Bên cạnh đó, khi cần thiết đề tài cịn sử dụng một số phương pháp như
thống kê, phân loại... kèm theo các thao tác tiếp cận tiểu sử, phân tích và đối
chiếu, ... nhằm làm sáng tỏ các luận điểm, luận cứ trong phạm vi nghiên cứu.
4.2. Nguồn tư liệu
Đối với đề tài này chúng tôi đã tiến hành thu thập và khai thác thông tin từ
các nguồn đáng tin cậy như sách, giáo trình, tạp chí chun ngành, tiểu luận,

10


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


nghiên cứu khoa học... Vì đề tài nghiên cứu liên quan đến các tác phẩm của một
nhà văn Nhật Bản nổi tiếng nên cách tiếp cận tốt nhất là từ văn bản gốc và tham
khảo nhiều nguồn tài liệu từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
vì cịn nhiều hạn chế nên trước mắt chúng tôi khai thác chủ yếu qua một số tư
liệu có trong tay thuộc mảng tiếng Việt và tiếng Nhật.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về truyện ngắn của Akutagawa dưới góc
nhìn của văn hóa. Dựa vào hướng tiếp cận đó, đề tài tiến hành nghiên cứu một
cách có hệ thống và tồn diện các tác phẩm của Akutagawa, tìm mối tương quan
giữa chúng với cội nguồn văn hóa Nhật Bản. Khẳng định diện mạo và vị trí của
Akutagawa trên văn đàn Nhật Bản hiện đại, giúp khu biệt ông với các nhà văn
khác.
Hướng tiếp cận mới góp phần mở rộng con đường tiếp nhận các tác phẩm
văn học của các tác giả khác, nâng cấp một hướng nghiên cứu chuyên sâu và
phục vụ thiết thực công tác nghiên cứu văn hóa - văn học.
Với các vấn đề được phân tích và làm sáng tỏ, đề tài có thể giúp người
đọc có cái nhìn sâu hơn, gần với tư tưởng khởi thuỷ của nhà văn vốn được xem là
phức tạp và đầy mâu thuẫn này. Từ đó hi vọng có thể đưa Akutagawa cùng
những tác phẩm của ông đến gần hơn với công chúng yêu văn học.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, Hình ảnh
về Akutagwa, Chú thích, đề tài được xây dựng theo cấu trúc 3 chương như sau:
Chương 1: AKUTAGAWA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN
HỌC THEO VĂN HÓA

11


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi


- Chương này mang tính chất giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của
Akutagawa trong nền văn học Nhật Bản cận đại, từ đó có cái nhìn tổng qt về
tác giả văn học sẽ nghiên cứu cụ thể trong đề tài.
- Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra phần lý thuyết chung về cách tiếp
cận văn học dưới góc nhìn văn hóa, một xu hướng nghiên cứu đang được quan
tâm hiện nay, đồng thời nêu hướng tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm của
Akutagawa.
Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA VÀ
TÍNH CÁCH NHẬT BẢN
- Chương này tập trung đi vào nghiên cứu nhân vật - linh hồn của truyện
ngắn, đồng thời cũng được xem như là người phát ngôn cho tư tưởng tác giả.
- Ở đây nghiên cứu hai dạng nhân vật chính: nhân vật phi hiện thực và con
người thực, thơng qua cái nhìn đa chiều, từ đó thấy được những tính cách và lối
tư duy đặc trưng của con người Nhật Bản.
Chương 3: VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN VÀ SÁNG
TẠO NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA
- Đầu tiên xác định những yếu tố thuộc về văn hóa, văn chương truyền
thống (như các tác phẩm văn học cổ điển, chất huyền ảo, Thiền tông, niềm bi
cảm...) là nguồn mạch nuôi dưỡng các thế hệ nhà văn Nhật Bản, trong đó có
Akutagawa.
- Điều đặc biệt là, hầu hết các sáng tác thành công nhất của Akutagawa
đều được khơi nguồn từ văn hóa truyền thống Nhật Bản.
- Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này cho thấy sáng tạo của
Akutagawa được nâng đỡ trên một nền tảng văn hóa lâu đời nhưng cũng đồng
thời cất cánh bay cao chứ không chịu làm nơ lệ của truyền thống. Đó cũng chính
là sự tiếp nối và phát huy các giá trị truyền thống nơi ông.

12



Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

Tất cả các phương diện nghiên cứu đều tập trung làm nổi bật các đặc trưng
văn hóa truyền thống Nhật Bản, đồng thời cho thấy sự nhìn nhận, đánh giá của
con người Nhật Bản, cụ thể là nhà văn, về nền văn hóa của chính xứ sở mình.

13


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

Chương 1:
AKUTAGAWA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC THEO VĂN HÓA
1.1. Akutagawa - Chân dung một nhà văn
1.1.1. Hành trình cuộc đời
Hành trình cuộc đời của Akutagawa hết sức ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn ba
mươi lăm năm. Thế nhưng trong suốt khoảng thời gian hạn hẹp đó Akutagawa đã
thắp sáng tồn bộ tài năng của mình và nỗ lực băng qua cuộc đời như một vận
động viên chạy nước rút.
1.1.1.1. Cuộc sống ngắn ngủi
Akutagawa Ryunosuke ( 芥川 龍之 介, 1892-1927) sinh ngày 1/3/1892
(năm Minh Trị thứ 25) tại phố Irifune, quận Kyobashi, thành phố Tokyo (nay là
phố Akashi, quận Trung tâm, thành phố Tokyo). Có sự trùng hợp thú vị là ơng
chào đời vào đúng giờ thìn, ngày thìn, tháng thìn, năm thìn nên được đặt tên là
Long (Ryu).
Ơng là trưởng nam trong gia đình nhà Niihara Toshizo (trên có hai chị gái
là Hatsu và Hisa). Cha ông vốn xuất thân bình dân ở làng Kamihata huyện Kuga
tỉnh Yamaguchi, nhưng sở hữu đồng cỏ ở Irifune và Shinshuku, kinh doanh
ngành sữa bò ở Irifune. Mẹ Fuku là con gái của dịng họ Akutagawa. Ơng vừa

chào đời được hơn bảy tháng thì mẹ phát bệnh tâm thần, nhà Akutagawa lại
khơng có con nên ơng được đưa về nhà cậu ruột Akutagawa Michiaki ở phố
Koizumi, quận Honjo. Kể từ đó ơng được người dì đơn thân cả đời là Fuki nuôi
nấng yêu thương. Đến năm 12 tuổi (2 năm sau khi mẹ mất) ơng chính thức trở

14


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

thành con nuôi của nhà Akutagawa.
Akutagawa học rất giỏi và ham mê đọc sách ngay từ nhỏ. Ông được tuyển
thẳng vào cấp 3 nhờ thành tích học tập xuất sắc. Năm 1913, ông tốt nghiệp hạng
2/27, rồi đỗ vào khoa Văn học Anh, Đại học Văn khoa đế quốc Tokyo. Từ đây,
Akutagawa mở rộng mối quan hệ với các văn hữu và có cơ hội tiếp cận với các
bậc văn nhân tiền bối lỗi lạc. Năm 1916, ông tốt nghiệp đại học với luận văn xuất
sắc Nghiên cứu về William Morris, tốt nghiệp hạng 2/20. Cùng năm ông chuyển
đến Kamakura, làm giáo viên Anh văn tạm thời ở trường Hải quân.
Năm 1918 ông kết hôn cùng Tsukamoto Fumi, nhỏ hơn ông 8 tuổi, đang là
học sinh trường nữ Atomi (Tích Kiến) và có với nhau ba cậu con trai, được đặt
theo tên những người bạn thân của ông.
Năm sau, ông thôi làm giáo viên, chính thức trở thành nhân viên của tờ
báo Osaka Mainichi và chuyên tâm vào sáng tác. Cha ruột qua đời, ông chuyển
về quê cũ Tabata, Tokyo và đặt thư phòng mang tên Gakikutsu (Ngạ Quỷ Quật),
sau đổi tên thành Chokoto (Trừng Giang Đường).
Từ tháng 3 đến tháng 7/1921, Akutagawa được biệt phái đi Trung Quốc
với tư cách là thị sát viên hải ngoại của tịa soạn báo Osaka Mainichi. Trên đường
đi ơng lên cơn sốt nên đành ở lại Osaka một tuần, sang đến Thượng Hải thì lại
nhập viện điều dưỡng mất ba tuần. Trong vịng bốn tháng ở Trung Quốc, ơng
phải di chuyển đến rất nhiều nơi như Thượng Hải, Nam Kinh, Cửu Giang, Hán

Khẩu, Bắc Kinh, Đại Đồng… Lịch làm việc dày đặc đó là một trong những
ngun nhân chính khiến ông ốm liệt giường sau khi về nước. Kể từ đây, ma
bệnh cũng bắt đầu gặm nhấm tinh thần và thể xác Akutagawa, khiến ông suy
nhược trầm trọng. Khoảng từ tháng 12 trở đi thì ơng thường xun dùng đến
thuốc ngủ như một nhu yếu phẩm.

15


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

Ông từng liệt kê pha lẫn tự trào tên các loại bệnh mà mình đang mắc phải
như chứng co giật dạ dày, viêm màng ruột, phiền não với chứng mất ngủ, rối loạn
tiêu hóa vì lạm dụng thuốc ngủ, chứng suy nhược thần kinh cũng chuyển biến
ngày càng xấu đi, cuối cùng còn bị dày vò bởi chứng ảo thị và ảo thính. Cũng từ
năm 1921 ơng phải thường xuyên đến lưu trú ở các vùng suối nước nóng như
Yugawara (tỉnh Kanagawa), Karuizawa (tỉnh Nagano) để tịnh dưỡng và điều trị.
Những năm cuối đời, tình trạng sức khoẻ của Akutagawa hoàn toàn suy sụp.
Mệt mỏi với nỗi bất an thường trực và bị dày vò bởi những lí do cơng việc,
gia đình và bệnh tật, Akutagawa từng thổ lộ với người bạn thân Koana Ryuichi
về ý định tự sát của mình. Lúc ấy là tháng 4/1926. Và hơn một năm sau, ơng đã
thực sự tìm đến cái chết vào rạng sáng ngày 24/7/1927 (năm Đại Chính thứ 16)
bằng cách uống cùng lúc hai loại thuốc ngủ (Veronal và Jaaru) với liều lượng chí
mạng. Bên gối có đặt quyển Thánh kinh. Trong di thư Thư gửi một người bạn cũ
(或旧友へ送る手記 - Aru kyuyu e okuru shuki) gửi Kume Masao, ơng bày tỏ lí
do đưa đến sự ra đi này.
“Có lẽ người tự sát, giống như Régnier đã miêu tả, khơng biết lí do gì đưa
anh ta đến chỗ chết. Nó cũng giống như hành vi của ta vẫn thường xuất phát từ
nhiều động cơ phức tạp. Riêng trường hợp của tơi thì chỉ là nỗi lo âu mơ hồ. Làm
như có một sự lo lắng bàng bạc về tương lai. Cậu có thể khơng tin lời tơi nói vì

khơng ai chung quanh đã sống hồn cảnh tương tự của tơi suốt mười năm qua. Vì
thế, dù cậu có coi lời của tôi đây như tiếng hát tan vào cơn gió thoảng, tơi sẽ
chẳng trách cậu đâu.” [74:509]
Tang lễ của ông được tổ chức ở Taninaka saijou. Đại diện đàn anh là
Izumi Kyouka, đại diện bè bạn là Kikuchi Kan, đại diện Hội nhà văn Satomi Ton,
đại diện hậu bối Kojima Seijiro đến đọc điếu văn chia buồn. Tro cốt ông được đặt

16


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

ở chùa Hokkeshuu Jikanji (Pháp Hoa Tôn Từ Nhãn tự). Ngày giỗ ông gọi là
Kappaki (tức ngày 24/7). Cái chết của ơng ít nhiều phản ánh số phận của giới trí
thức đương thời, vì thế gây được sự xúc động mạnh mẽ.
1.1.1.2. Những biến cố đau buồn
Akutagawa sinh ra đúng năm đại ách: cha 42 tuổi, mẹ 33 tuổi. Theo phong
tục Nhật Bản là phải làm lễ từ bỏ. Người nhận ni trong buổi lễ đó là một người
bạn thân của cha ông, tên Matsumura Asamuro. Kể từ đây, những sóng gió cuộc
đời khơng ngừng táp vào cậu bé Akutagawa.
Căn bệnh điên phát lên đột ngột của mẹ khi ông bảy tháng tuổi thực sự là
một biến cố lớn làm xáo trộn cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng
văn chương sau này của ông. Nguyên nhân được cho là chứng trầm uất sau khi
sinh cộng với nỗi đau của bà mẹ vừa mất con gái đầu lòng (chị cả Hatsu chết yểu
khi mới bảy tuổi, trước khi ơng ra đời). Akutagawa chìm sâu trong bóng tối của
bi kịch về một tuổi ấu thơ thiếu bầu sữa và vòng tay âu yếm của mẹ. Bà mất
trong bệnh viện tâm thần khi ông mới mười tuổi.
Vợ chồng cậu ruột Akutagawa nhận ông làm con nuôi nhưng người đích
thân ni nấng và chăm sóc ơng từ nhỏ lại là dì Fuki, em gái của mẹ. Vì lí do nào
đó mà bà ở vậy cả đời khiến người ta nghi ngờ đưa ra thuyết ông là con tư sinh.

Lúc ơng bảy tuổi thì có thêm một người em trai, là con của cha ruột và dì út Fuyu.
Những thể nghiệm đầu đời đầy xáo trộn trong gia đình càng nuôi dưỡng
chủ nghĩa bi quan yếm thế trong ông. Akutagawa luôn che giấu tiết lộ những chi
tiết đời tư của mình. Mãi đến những năm cuối đời, trong Thời trẻ chàng Shinsuke
chùa Daidoji (大導寺信輔の半生 - Daidoji Shinsuke no hansei, 1925) ơng mới
bộc bạch những hồi tưởng chứa đầy tình cảm chân thật của mình về những thăng
trầm thuở nhỏ, lần đầu tiên nhắc đến những kí ức đau buồn cùng những tâm tình

17


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

u sầu về sự ra đi của những người thân trong gia đình (chị gái, mẹ ruột, cha ruột).
Người thầy Natsume Soseki mà ơng hằng u kính cũng từ biệt thế gian khiến
ông bị chấn động mạnh. Cũng trong năm này ơng ra mắt tồn tuyển tập tiểu
thuyết hiện đại Akutagawa Ryunosuke zenshuu (1925, Tân Trào xã xuất bản) kèm
bản lí lịch, trong đó có cơng khai chuyện mình là con ni song vẫn cịn che giấu
bệnh cuồng của mẹ.
Nhưng rồi bi kịch ấy không thể che giấu được mãi, hình bóng người mẹ
xuất hiện trong những dịng tâm sự chứa đầy sự u uất mà ơng đã bộc bạch thống
thiết trong Sổ điểm danh những người đã khuất (点鬼簿 - Tenkibo, 1926) rằng:
“Mẹ tôi là một người điên. Tôi chưa từng được biết thế nào là tình yêu thương
của người mẹ.” [38:189]
Với bốn người nữ trong cuộc đời mang đến cho ơng nhiều tình cảm khác
nhau thì người nữ thứ năm - mối tình đầu cũng để lại cho ơng vết thương lịng
khó phai. Năm 22 tuổi, ông hẹn ước nên duyên cùng cô bạn học cũ Yoshida
Yayoi, một tài nữ tốt nghiệp khoa Anh văn Học viện nữ Seizan, nhưng gia đình
ơng kịch liệt phản đối với lí do khơng tương xứng về gia thế và tuổi tác. Chuyện
tình bất hạnh đó khiến ơng xao lãng việc học và sinh ra chán nản, bi quan. Trong

chuyện tình cảm, được biết là ơng cịn có giao tình phức tạp với ca nữ Shu
Shigeko và Matsumura Mineko. Sự đổ vỡ trong hạnh phúc gia đình của chị gái
Hisa cũng tăng thêm cái nhìn tăm tối về nhân gian.
Ngồi ra, Akutagawa cịn vấp phải tranh chấp trong chuyện xuất bản sách.
Đó là trường hợp xuất bản bộ 5 quyển Văn học Nhật Bản cận đại (近代日本文芸
読本 - Kindai Nihon bungei tokuhon, 1925). Bộ sách mà ông tâm huyết biên
soạn rất được ưa chuộng, song bản thân ông không nhận được thù lao xứng đáng
với công sức bỏ ra cũng như sự rạn nứt quan hệ với các nhà văn từ việc phân chia

18


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

nhuận bút khiến ông hết sức phiền não.
Những năm cuối đời cũng là khoảng thời gian Akutagawa phải chịu nhiều
cú sốc. Không chỉ bản thân ông bệnh tật dày vị mà những bạn văn ơng hết sức
u quý cũng người mất vì lao phổi nặng (Shimizu), người phát điên (Uno Kouji).
Trách nhiệm chăm lo mặt kinh tế cho gia đình càng trở nên nặng nề sau cái chết
của người chú Takeuchi Kenji và bệnh tật của anh họ Tsukamoto Hashima. Rồi
vụ việc anh rể Nishikawa Yutaka tự sát do bị tình nghi phóng hỏa thiêu rụi căn
nhà để nhận bảo hiểm khiến ơng tốn khơng ít sinh lực chạy đơng chạy tây thu
xếp vẹn tồn.
Đặc biệt là những áp lực từ sự chuyển biến mạnh mẽ của các dòng văn
học Nhật Bản đương đại. Hoạt động sáng tác của ơng dần dần giảm sút, khơng
cịn thành cơng nhiều như buổi đầu, văn phong cũng theo đó mà chuyển lệch
sang một thế giới tâm tình chán nản, u sầu. Guồng máy (歯車 - Haguruma, 1927)
là tác phẩm đánh dấu những ngày cuối đời trong vực thẳm tuyệt vọng: “Đó là
một kinh nghiệm mà cả đời tơi chưa hề biết. Tôi hết sức cầm bút để viết tiếp nữa
rồi. Tôi không thể sống mà chịu đau khổ như thế này mãi. Có ai đó chịu đợi tơi

ngủ mà bóp cổ giùm cho tôi chết đi không?” [74:508].
Và rồi chẳng cần đợi ai, Akutagawa đã chính mình làm chuyện đó. Ngọn
đèn đã tắt trước những vần vũ của bão táp cuộc đời.
1.1.2. Hành trình văn học
Bất hạnh nhưng cũng đồng thời là may mắn cho Akutagawa khi ông được
đưa về ni dưỡng ở nhà dịng họ Akutagawa. Nếu như gia đình cha Niihara làm
nghề kinh doanh sữa bị khơng ảnh hưởng mấy đến sự nghiệp của ơng sau này thì
gia đình Akutagawa cho ơng một nền tảng giáo dục rất nghiêm túc. Họ
Akutagawa xưa kia vốn nhiều đời giữ chức hầu lễ trà đạo trong phủ chúa, đến đời

19


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

Michiaki vẫn còn giữ được nề nếp gia phong, cung cách văn nhân tao nhã, yêu
thích hội họa và thi ca, quen biết nhiều các nghệ nhân... Thêm nữa, vùng Honjo
bên cạnh dịng sơng Sumida, từ thời Edo đã được biết đến vốn dĩ là vùng đất
thanh lịch, nơi ẩn cư của các bậc văn nhân mặc khách. Nền nếp gia đình cùng
phong thổ đất Honjo chính là những hạt giống tâm hồn ươm mầm cho tài năng và
cá tính văn chương trong Akutagawa.
Ngay từ thưở nhỏ Akutagawa đã tỏ rõ sự yêu thích văn chương Nhật Bản
thời Edo của các tác giả như Chikamatsu, Bakin, Ikku, Sanba, Izumi... và các
truyện cổ Trung Quốc (Thuỷ hử, Tây du kí, Bát khuyển truyện). Do đó mà ơng có
những am hiểu sâu sắc về văn hóa cổ điển Nhật và Trung, cơ sở cho những tác
phẩm theo kiểu cố sự tân biên sau này. Suốt thời trung học và phổ thông ông hay
lui tới các thư viện Daikyo, Tokoku, các hiệu sách cũ ở khu Kanda đọc ngấu
nghiến các tác phẩm cận đại của Mori Ogai, Natsume Soseki, Rohan, Ichiyo,
Koyo… đồng thời mở rộng mối quan tâm tìm hiểu các tác giả phương tây như
Auguste Strindberg, Anatole France, Henri Louis Bergson, Rudolf Eucken,

Prosper Mérimée.
Ngồi ra, Akutagawa cịn tích cực tham gia các hội thư phòng, học hỏi
kinh nghiệm viết văn từ các bậc tiền bối như Mori Ogai, Natsume Soseki… cũng
như tiếp nhận khơng khí văn chương cận đại 1890 - 1910.
1.1.2.1 Quá trình sáng tác và các tác phẩm
Akutagawa từng mơ ước trở thành một sử gia nhưng sau khi vào ban văn
trường cấp 3 ông kết thân với các bạn học và bị cuốn hút vào thế giới văn chương.
Năm 1913 Akutagawa vào khoa Văn học Anh, Đại học Tokyo và nuôi mộng sáng
tác. Ban đầu ông viết truyện, dịch thuật đăng báo với bút danh Yanagawa
Ryunosuke (柳川隆之介). Tháng 8/1915, nhân chuyến du ngoạn đến Matsueto
ông cảm xúc viết Ấn tượng Matsueto (松江印象 - Matsueto insho) lần đầu tiên
dùng tên thật Akutagawa Ryunosuke. Kể từ đó khơng có sự thay đổi bút danh.
Tác phẩm đầu tay của Akutagawa là Nước dịng sơng Cái (大川の水 -

20


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

Okawa no mizu) đăng trên tạp chí văn học Kokoro no hana (心の花 - Hoa tâm)
số tháng 4, 1914. Đây là một đoản văn trong trẻo hòa lẫn niềm thương nhớ man
mác buồn về một dịng sơng tuổi thơ.
Tiếng tăm của ông trên văn đàn càng nổi tiếng sau hai tác phẩm Cổng
Rashomon (1915) và Cái mũi (1916), được nhà văn nổi danh trong các cây bút
trẻ lúc ấy là Natsume Soseki hết sức ngợi khen. Thời kì đầu các sáng tác của ơng
chủ yếu lấy cảm hứng từ các truyện cổ Nhật Bản như Cháo khoai (1916), Bọn
đạo tặc (偸盗 - Chuuto, 1917), Địa ngục trước mắt (地獄変 - Jigokuhen, 1918),
Lịng đã trót u (1918), Bốn bề bờ bụi (1922)... và khai thác đề tài lấy bối cảnh
truyền thống như Hứng sáng tác (戯作三昧 - Gesaku Zammai, 1917), Cánh
đồng khô (枯野抄 - Karenosho, 1918), Sợi tơ nhện (蜘蛛の糸 - Kumo no ito,

1918), Cậu bé Đỗ Tử Xuân (杜子春 - Toshishun, 1920)...
Chuyến đi Trung Quốc (1921) với tư cách cộng tác viên tờ báo Osaka
Mainichi là cơ hội tiếp cận thực tế đời sống và hình thành những điểm nhìn mới
trong ơng. Ơng dần chuyển sang sáng tác về đề tài cuộc sống hiện tại như Chiếc
xe goòng (トロッコ - Torokko, 1922), Cục đất (一塊の土 - Ikkai no tsuchi,
1924), Ảo ảnh cuộc đời (蜃気楼 - Shinkiro, 1927)... và có nhiều tác phẩm mang
xu hướng tự thuật như Trích sổ tay của Yasukichi (保吉の手帳から- Yasukichi
no techo kara, 1923), Sổ điểm danh những người đã khuất (1926). Kappa (1927)
tuy mang màu sắc huyền ảo nhưng được đánh giá là tác phẩm phê phán mặt trái
xã hội một cách sâu sắc và mạnh mẽ nhất.
Với hơn 300 tác phẩm, trong đó một nửa là truyện ngắn vơ cùng đặc sắc.
Các tác phẩm được đăng tải trên nhiều tạp chí, tờ báo khác nhau như Tân tư trào
(新思潮 - Shinshicho), Văn học đế quốc (帝国文学 - Teikoku bungaku), Nhân
văn (人文 - Jimbun), Tân tiểu thuyết (新小説 - Shin shosetsu), Thế giới văn

21


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

chương (文章世界 - Bunsho sekai), Nhật báo Osaka (大阪毎日新聞 - Osaka
mainichi shimbun), Trung ương công luận (中央公論 - Chuo kouron), Con chim

đỏ (赤い鳥 - Akai tori), Cải tạo (改造 - Kaizou)…
Lúc sinh thời ông xuất bản 8 tập truyện ngắn : Cổng Rashomon (羅生門,
Rashomon - 1917), Thuốc lá và con quỷ (煙草と悪魔 - Tabako to akuma, 1917),
Thầy tuồng múa rối (傀儡師 - Kairaishi, 1919), Đèn kéo quân ( 影燈籠 Kagedoro, 1920), Hoa nở về đêm (夜来の花 - Yarai no hana, 1921), Áo Tết (春
服 - Shunfuku, 1923), Gió Đơng Nam (黄雀風 - Kojafuku, 1924), Cây quạt Hồ
Nam (湖南の扇 - Konan no uchiwa, 1927).
Bên cạnh đó là Tuyển tập truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke (芥川龍之

介 - Akutagawa Ryunosuke, 1925), các tập tùy bút Điểm tâm (点心 - Tenshin,
1922), Tạp thảo (百艸 - Momokusa, 1924), Ngựa, hoa mơ và chim cuốc (梅・
馬・鶯 - Uma, ume, hototogisu, 1926), tập phê bình Nghệ thuật và những điều
khác (芸術とその他 - Geijutsu to sonota, 1919), Văn chương, quá văn chương
(文芸的な、余りに文芸的な - Bungeiteki na, amari ni bungeiteki na, 1927), thi
tập (mang bút hiệu Trừng Giang Đường). Ơng cịn tham gia biên tập sách, dịch
thuật và để lại nhiều di cảo.
1.1.2.2. Bút nhóm "Tân tư trào" (新思潮, Shinshicho)
Akutagawa tham gia làm báo ngay từ rất sớm. Bắt đầu từ năm 10 tuổi
Akutagawa đã cùng các bạn đồng trang lứa phát hành tạp chí truyền tay mang tên
Hi no de kai (日の出界), ông phụ trách biên tập và minh họa. 4 năm sau phát
hành tạp chí truyền tay Ryusei (流星 - Sao băng), sau đổi tên thành Shoko (曙光 Thự quang), ông trở thành người biên tập kiêm phát hành báo.
Tuy nhiên tạp chí cũng là tên bút nhóm gắn kết với vận mệnh và sự nghiệp
của Akutagawa chính là Tân tư trào. Tạp chí Tân tư trào được Osanai Kaoru
sáng lập vào năm 1907 như một tạp chí tổng hợp, chủ yếu dịch thuật và giới thiệu

22


Truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke dưới góc nhìn văn hóa – Đỗ Thị Mỹ Lợi

với công chúng yêu văn chương Nhật Bản các tác phẩm văn học, kịch nghệ
phương Tây. Hoạt động được một năm thì hết vốn nên tạp chí ngưng xuất bản.
Nhưng điều thú vị là các nhóm hoạt động văn học khi có dịp lại thổi luồng sinh
khí và vực nó sống dậy. Tạp chí tái bản lần 2 năm 1910. Đến đầu năm 1914,
Akutagawa cùng các bạn học như Kume Masao, Kikuchi Kan, Yamamoto Yuzo,
Toyoshima Yoshio… tất cả 10 người2 (phần lớn học chung ở Đại học đế quốc
Tokyo) chung tay tái bản lần thứ 3. Ở lần này ông đăng bài dịch tác phẩm
Balthasar của Anatole France. Tháng 2/1916 tạp chí này một lần nữa được tái
bản với sự tham gia của nhóm năm người bạn gồm Akutagawa, Kume, Kikuchi,

Naruse và Matsuoka.
Các nhà văn tham gia bút nhóm lấy lí trí làm vũ khí quan sát, sử dụng khả
năng suy luận của lí trí để phân tích hiện thực xã hội và bản tính con người, đặt
lại những vấn đề mà những dòng văn học khác như phái tự nhiên, phái Shirakaba,
phái duy mỹ đã để vuột mất.
Các văn sĩ này dùng Tân tư trào như một diễn đàn để thí nghiệm, rèn dũa
bút pháp và thể hiện lí tưởng của một trường phái văn học, được gọi là phái Tân
hiện thực (Shin genjitsu). Tạp chí trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của
những người bạn văn có chung chí hướng đồng thời đảm đương vai trò giới thiệu
và chắp cánh cho những nhà văn trẻ. Đến nay tạp chí đã được tục bản khoảng 20
lần.
1.1.2.3. Quan niệm nghệ thuật
Bên cạnh các bài lí luận phê bình thì phần nhiều với tư cách là một nhà
văn, Akutagawa thường chú ý thể hiện quan niệm nghệ thuật thông qua các tác
phẩm. Các tác phẩm ấy phản chiếu thế giới tinh thần của nhà văn, những suy tư,
chiêm nghiệm về nghệ thuật, về cuộc sống - những vấn đề cốt lõi thu hút sự quan
tâm bậc nhất đối với nghệ sĩ.

23


×