Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tư tưởng triết học lão tử đặc điểm và ý nghĩa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN NGỌC LAM

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC LÃO TỬ
ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số : 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu và chưa được ai
công bố, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn. Tư liệu trong luận văn là
hồn tồn trung thực. Nếu có gì khơng đúng, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng


TÁC GIẢ

NGUYỄN NGỌC LAM

năm 2013


MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................1
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .........................................3
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................9
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................9
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ...................... 10
Kết cấu của luận văn ..................................................................10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC LÃO TỬ ........................... 11
Bối cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc
hình thành tư tưởng triết học Lão Tử. ......................................11
Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học Lão Tử...............20
Cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử ..........................................32
Kết luận chương 1 ................................................................................... 45
Chương 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, ẢNH HƯỞNG VÀ Ý NGHĨA
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC LÃO TỬ ....................................48
2.1. Nội dung tư tưởng triết học Lão Tử ..........................................48
2.2. Đặc điểm tư tưởng triết học Lão Tử..........................................91

2.3. Ảnh hưởng tư tưởng triết học Lão Tử ..................................... 106
2.4. Ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học Lão Tử ............................... 112
Kết luận chương 2 ................................................................................. 119

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................. 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 126


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia đều xảy ra thực trạng bùng nổ
thông tin, mọi người phải đối mặt với những tình huống phức tạp của xã hội.
Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới vật chất lẫn tinh thần đã thúc đẩy mạnh
mẽ việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới, con người không chỉ
sống trong mối quan hệ tương tác của cộng đồng mà cịn có mối quan hệ
ngồi cộng đồng, sự trao đổi diễn ra và đồng thời với nó là những ảnh hưởng
qua lại, đó là bản chất của q trình giao lưu văn hóa, điều đó nói lên giao
lưu văn hóa là sự trao đổi, thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền
văn hóa. C. Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Những thành quả hoạt động
tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của các dân tộc và tất cả các
dân tộc đều có thể và phải học tập ở các dân tộc khác”. Như vậy, việc học
tập, kế thừa tinh hoa tri thức nhân loại là vấn đề tất yếu, việc giao lưu văn hóa
ngày càng làm cho mọi người phát triển tính tự chủ, sáng tạo, cuộc sống mọi
người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định văn hóa, tư
tưởng là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX) đã khẳng định phát triển văn hóa, tư tưởng gắn

liền với phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Đảm
bảo thực hiện tốt các lĩnh vực trên là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của đất nước.
Trong q trình hội nhập văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam hiện nay, một
mặt chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, mặt khác, chúng ta
phải chọn lọc kế thừa những tinh hoa tư tưởng truyền thống của dân tộc cũng


2

như những giá trị tinh hoa tư tưởng của các nền văn minh trên thế giới, trong
đó có triết học Trung Quốc cổ đại mà Lão Tử là một trong những triết gia đặc
biệt và có ảnh hưởng nhất.
Lão Tử là đại diện xuất sắc của triết học cổ đại phương Đơng nói
chung và triết học Trung Quốc nói riêng. Ông được coi là người sáng lập ra
trường phái triết học Đạo gia – một trong ba trường phái triết học lớn thời
Xuân thu – Chiến quốc. Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo đức kinh, là một
trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung
Quốc. Nó là kiệt tác được cho là của ông, nêu ra nhiều vấn đề triết học quan
trọng. Tư tưởng triết học của Lão Tử là một trong những tinh hoa tạo nên bản
sắc độc đáo của nền văn hóa Trung Quốc và cùng với nền văn hóa vĩ đại này,
ảnh hưởng tư tưởng triết học Lão Tử đã lan tỏa ra nhiều nước của khu vực
Đông Á, Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay.
Tư tưởng triết học Lão Tử hàng nghìn năm qua như một ngơi sao tỏa
sáng trên bầu trời trí tuệ và nhờ có nhãn quan và tài năng vượt trội, ơng góp
phần to lớn vào việc khai sáng nhân loại, rèn luyện đạo lý làm người, góp
phần thúc đẩy lịch sử tiến lên qua những tư tưởng, những phán đoán, những
chiêm nghiệm, những nhận thức và khám phá, những tổng kết và khái quát
sâu sắc về vũ trụ, về nhân sinh, về phép ứng xử, về lối sống vươn tới một xã

hội thanh bình, tốt đẹp, gần gũi chân lý, thuận theo quy luật.
Nghiên cứu, học tập, kế thừa tinh hoa tri thức cổ nói chung và tư tưởng
triết học Lão Tử nói riêng là một cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức,
chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu và đánh giá đúng mức học thuyết, tư tưởng triết
học Lão Tử. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn của tư tưởng triết học
Lão Tử đối với tri thức nhân loại, tôi đã chọn đề tài Tư tưởng triết học Lão


3

Tử - Đặc điểm và ý nghĩa lịch sử làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đạo đức kinh của Lão Tử từ lâu đã là đề tài nghiên cứu, học hỏi, bàn
luận, suy tư, chiêm nghiệm trong lĩnh vực văn học, triết học và tôn giáo học ở
phương Đông cũng như ở phương Tây.
Tại Trung Quốc, Đạo Đức Kinh của Lão Tử đã trở thành một trong
những cuốn sách kinh điển bên cạnh quyển Luận Ngữ. Những triết gia lớn
của Trung Quốc từ cổ đại như Hàn Phi trong sách Hàn Phi Tử có hai thiên
Dụ Lão và Giải Lão là cơng trình chú giải sách Lão Tử (tên gọi khác của Đạo
đức kinh) đầu tiên; Vương Sung (thời Đông Hán), Vương Phu Chi (cuối đời
Minh),…đều xây dựng hệ thống tư tưởng của mình trên cơ sở tư tưởng triết
học của Lão Tử. Những sử gia, văn gia, các học giả lớn đời nhà Hán, nhà
Ngụy như Tư Mã Đàm, Giả Nghị, Tư Mã Thiên, Dương Hùng, Hà Yến,
Vương Bật (tác giả sách Lão Tử chú), nhà thơ đời Tấn như Đào Tiềm, nhiều
nhà thơ thời Nam, Bắc triều và đời Đường đều chịu ảnh hưởng lớn của Lão
Tử. Ngay cả các đại diện Nho giáo thời Tống nho như Chu Đơn Di, Trương
Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy,… cũng dựa trên tư tưởng của Lão Tử để
xây dựng triết học tự nhiên của Nho giáo.
Như vậy, Trung Quốc ngay từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XIX, tư

tưởng triết học của Lão Tử đã khơng chỉ ln được khảo cứu, chú giải mà
cịn trở thành cơ sở quan trọng để một số triết gia, học giả nối tiếp của nhiều
thời đại xây dựng các học thuyết tư tưởng của mình.
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, ở Trung Quốc việc nghiên cứu về triết học
cổ đại vẫn tiếp tục đa dạng và phong phú. Có thể chia việc nghiên cứu tư
tưởng triết học Lão Tử thành hai hướng chính: Một hướng nghiên cứu triết


4

học Lão Tử như một phần trong các nghiên cứu chung về triết học, sử học,
văn học, nghệ thuật. Một hướng khảo cứu Đạo đức kinh, chú giải, bình chú
và phân tích tư tưởng triết học Lão Tử qua việc chú giải đó.
Hướng thứ nhất, do ảnh hưởng tư tưởng triết học của Lão Tử trong các
lĩnh vực và đã trở thành yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Trung
Quốc trong hàng nghìn năm qua, Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia hay Đạo giáo
của Trung Quốc đều vay mượn khá nhiều ở đó, chữ Vơ làm nền tảng cho nó
thấm nhuần cả thi pháp, họa pháp, nhạc pháp, thuật dưỡng sinh, y học, võ
thuật,… nên các nghiên cứu loại này là không thể thống kê hết. Riêng với
việc nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc thì trong những thập kỷ đầu thế
kỷ XX có thể kể đến hai học giả nổi tiếng:
Hồ Thích (1891 – 1962) với tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại
cương xuất bản năm 1917. Trong tác phẩm này ở phần triết học Trung Quốc
thời cổ đại, Hồ Thích đã phân tích các vấn đề quan trọng của triết học Lão Tử
dưới các đề mục: Lão Tử nhà cách mạng, Lão Tử luận Thiên Đạo, Luận về
Vô, Danh và Vô danh, Vô vi,… Sau đó, do ảnh hường của tư tư tưởng triết
học Lão Tử vẫn rất đậm nét trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc ở
giai đoạn sau nên trong tác phẩm khác của ông là cuốn Lịch sử tư tưởng
Trung Quốc thời Trung cổ (viết xong năm 1930 và xuất bản năm 1971), Hồ
Thích tiếp tục phân tích các vấn đề tư tưởng triết học của Lão tử để làm rõ sự

ảnh hưởng của tư tưởng này trong các học thuyết, tư tưởng ở giai đoạn lịch
sử Trung đại Trung Quốc. Những luận giải và phân tích của Hồ Thích về triết
học cổ, trung đại Trung Quốc nói chung và Lão Tử nói riêng được đánh giá
cao và có ảnh hưởng trong giới học thuật Trung quốc và nhiều học giả ở các
quốc gia khác khi nghiên cứu lĩnh vực này.
Cùng thời với Hồ Thích cịn một học giả xuất sắc khác là Phùng Hữu


5

Lan (1895 – 1990). Bộ sách Trung Quốc triết học sử (Quyển I năm 1931,
quyển II năm 1934) đã trở thành bộ sách giáo khoa trọng yếu của bậc đại học
Trung Quốc, bộ sách này không chỉ được đánh giá cao ở Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản mà còn ở cả phương Tây. Khác với Hồ Thích và nhiều học
giả khác, Phùng Hữu Lan cho rằng tác phẩm Đạo đức kinh là tác phẩm được
viết ra vào thời kỳ Chiến quốc sau thời Khổng Tử và cũng không phải do một
tác giả viết nên ông bàn đến tư tưởng trong Đạo đức kinh như một tổng thể tư
tưởng triết học cổ đại Trung Quốc chứ không riêng cho một cá nhân nào.
Theo đó, Phùng Hữu Lan đã phân tích, chú giải các khái niệm Đạo, Đức và
các quy luật phản phục, qn bình trong vũ trụ quan, phân tích các triết lý
sống và thái độ ứng xử trong nhân sinh quan, chính trị quan thể hiện trong
Đạo đức kinh.
Hướng thứ hai bao gồm các hoạt động dịch và chú giải tác phẩm Đạo
đức kinh. Theo Lưu Hồng Khanh thì có 350 bản bình giải bằng tiếng Trung
Quốc hiện cịn được lưu hành và cũng có một số lớn các bản bình giải như
vậy đã bị thất lạc. Bản thư mục Lão Tử in tại Đài Loan năm 1965 có 300
trang giới thiệu những cơng trình xuất bản bằng tiếng Trung Quốc từ lúc bắt
đầu đến năm 1963 và phần thư mục bằng tiếng Nhật dày 90 trang gồm 280
tên sách (từ năm 1550 đến 1962) [25]. Ở Nhật, học giả E. Kimura là học giả
được đánh giá cao với cuốn sách bình luận chú giải về Đạo đức kinh dày 633

trang. Phương pháp bình luận văn bản của ơng được so sánh với phương
pháp bình luận văn bản Kinh thánh rất cặn kẽ của trường Tin Lành ở Đức và
là cơng trình chú giải Đạo đức kinh ưu tú nhất hiện nay.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Lão Tử là một trong những nhà triết học
được người phương Tây ưa thích nhất. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc các
danh tác văn hóa thế giới được dịch sang tiếng nước ngồi có lượng phát hành


6

cao nhất ngồi Kinh thánh chỉ có Đạo đức kinh. Cho dù người phương Tây
biết đến Lão Tử tương đối muộn, mãi đến thế kỷ XIX họ mới biết đến Lão Tử
nhờ sự giới thiệu của các giáo sĩ phương Tây, nhưng với phương Tây Lão tử
không chỉ là nhà kinh điển Trung Quốc được ưa chuộng nhất mà việc nghiên
cứu đa dạng về Lão Tử đã trở thành đặc điểm đặc sắc của Trung Quốc học ở
phương Tây.
Thời gian đầu, việc nghiên cứu tư tưởng Lão Tử của các học giả
phương Tây chủ yếu là sự ghán ghép khiên cưỡng và so sánh giữa Lão Tử
với Cơ Đốc giáo. Đại diện cho giai đoạn này là J.P. Remusat coi giáo lý của
Cơ Đốc giáo là chân lý để đánh giá tư tưởng triết học Lão Tử. Người Châu
Âu biết đến tư tưởng Lão Tử đầu tiên qua bản dịch tiếng La Tinh của
Remusat nhưng bản dịch này khơng chính xác, sau đó phải nhờ Stanislas
Julien – một học trị của Remusat có tư tưởng khác với Remusat đã giới thiệu
Lão Tử qua bản dịch tiếng Pháp thì tư tưởng triết học Lão Tử mới thực sự hấp
dẫn các học giả châu Âu. Hegel trong tập giáo trình triết học đã khẳng định
Lão Tử thực sự là đại biểu tinh thần của thế giới cổ đại phương Đông. Dần về
sau việc nghiên cứu Lão Tử của các học giả phương Tây trở nên đa dạng và có
nhiều khuynh hướng. Có thể kể đến khuynh hướng rõ nhất là đánh giá và phát
huy tư tưởng của Lão Tử theo quan điểm nhân sinh của phương Tây để nhằm
mục đích coi nó là phương thuốc điều trị những căn bệnh cố hữu của phương

Tây. Những học giả tiêu biểu của khuynh hướng này là nhà Hán học người
Đức Richard Wihelm và nhà sử học người Anh, chuyên gia về lịch sử Trung
Quốc Joseph Needdam….Năm 1915, Richard Wihelm đã xuất bản cuốn sách
Lão Tử bằng tiếng Đức trong đó ơng phê phán những vấn đề đang còn tồn tại
trong xã hội phương Tây, cho đó là những căn bệnh nặng mà tư tưởng triết học
của Lão Tử có thể điều trị được. Cùng quan điểm đó, Joseph Needdam coi Lão


7

Tử là phương thuốc cứu rỗi cho phương Tây hiện đại và đồng thời chỉ ra phải
thay đổi tư tưởng bằng triết học của Lão Tử.
Với những học giả này Lão Tử không chỉ chủ yếu là đối tượng nghiên
cứu mà cịn là thơng qua đó để phát triển quan điểm của họ về tình trạng xã
hội phương Tây hiện đại. Một số học giả phương Tây khác lại phát hiện trong
Lão Tử kim chỉ nam cho cuộc sống nhân sinh. Chẳng hạn Herrymon Mauser
cho rằng dùng Đạo có thể khắc phục được bạo lực, chiến tranh.
Tóm lại, thơng qua nghiên cứu Lão Tử, các học giả phương Tây đã thể
hiện vấn đề nhân sinh và xã hội ở phương Tây, mang tính chất thực tiễn. Dần
dần, tính học thuật của các vấn đề nghiên cứu ngày càng tăng khi các học giả
ngày càng chú trọng tới vấn đề hiểu tư tưởng Lão Tử từ nguyên thủy của nó
trong bối cảnh văn hóa, xã hội cổ đại Trung Quốc. Việc nghiên cứu Lão Tử ở
phương Tây còn liên quan đến việc giao lưu văn hóa giữa phương Đơng và
phương Tây.
Về các học giả Việt Nam, người nghiên cứu Lão Tử có thể kể đến đầu
tiên là giáo sư Cao Xuân Huy (1900 – 1983). Những nghiên cứu của ông về
triết học Lão Tử được tập hợp trong phần Đề cương bài giảng triết học cổ đại
Trung Quốc trong cơng trình Tư tưởng phương Đơng gợi những điểm nhìn
tham chiếu. Lão Tử cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu về triết học phương Đơng như Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học

phương Đông gồm 5 tập trong đó phần bình chú về tư tưởng triết học Lão Tử
nằm ở tập 2; Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê, Đại cương triết học Trung Quốc
gồm 2 tập, trong đó phần nghiên cứu về Lão Tử nằm trong phần I tập 1 và
chương II thiên 2 của tập 2; công trình có tính chất giáo trình của nhiều tác
giả do Dỗn Chính chủ biên cũng dành một phần đáng kể trong chương II để
giới thiệu khá hệ thống về các tư tưởng triết học của Lão Tử trong bức tranh


8

chung về tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc.
Phần nghiên cứu triết học Lão Tử ở Việt Nam tập trung ở các cơng
trình chú giải, bình chú tác phẩm Đạo đức kinh. Có thể kể đến một số bản
dịch và chú giải được tin cậy nhiều nhất như bản dịch của Ngô Tất Tố,
Nguyễn Đức Thịnh, Lão Tử triết học khảo cứu [71]; Nghiêm Toản, Lão Tử
Đạo đức kinh [70]; Thu Giang – Nguyễn Duy Cần, Lão Tử Đạo đức kinh
[18]; Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử Đạo đức kinh; Giáp Văn Cường, Lão Tử Đạo
đức huyền bí [27]; Phan Ngọc, Đạo đức kinh dễ hiểu [35].
Cho dù không thể bao quát hết được tình hình nghiên cứu tư tưởng triết
học của Lão Tử do sự phong phú, đa dạng về tác phẩm và tác giả trong suốt
chiều dài lịch sử hàng ngàn năm trải từ Đông sang Tây nhưng nhìn chung có
thể nhận xét sơ nét về tình hình nghiên cứu tư tưởng triết học của Lão Tử.
Nhìn tổng thể, các học giả đều nhìn nhận sự sâu sắc của triết học Lão Tử và
các nghiên cứu về tư tưởng triết học của Lão Tử vẫn có sức hấp dẫn và gợi
mở tiếp tục nghiên cứu. Trọng tâm và mục tiêu của tư tưởng triết học Lão Tử
là hướng đến việc cải tạo nhận thức cho con người. Dù sự nghiên cứu Lão Tử
hơn hai ngàn năm trong nhiều khơng gian, thời gian, trong những tình hình,
chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có khác nhau và cho dù không hẳn
tất cả tư tưởng của Lão Tử đều là chân lý nhưng dường như mỗi học giả, mỗi
thời đại đều vẫn tìm thấy ở tư tưởng triết học Lão Tử những câu trả lời cho

các vấn đề của mình, của xã hội mình và vẫn tìm thấy ở việc nghiên cứu tư
tưởng này ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là từ việc nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ
thống nội dung và đặc điểm tư tưởng triết học Lão Tử, từ đó đánh giá và rút


9

ra ý nghĩa của nó.
3.2.

Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày bối cảnh lịch sử - xã hội thời Xuân thu – Chiến
quốc và tiền đề lý luận hình thành nên tư tưởng triết học Lão Tử.
Thứ hai, trình bày, phân tích nội dung, rút ra những đặc điểm chủ yếu
của tư tưởng triết học Lão Tử, từ đó đánh giá vai trị, ảnh hưởng của nó
trong giai đoạn Xuân thu – Chiến quốc và ý nghĩa trong việc học tập tinh
hoa tri thức nhân loại trong giai đoạn hội nhập, giao lưu văn hóa ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn
Luận văn không đi sâu vào vấn đề bình chú, chú giải về mặt văn bản
hay ngữ nghĩa học của Đạo đức kinh, chỉ kế thừa những bản dịch và bình chú
Đạo đức kinh của các học giả Việt Nam được cho là có uy tín và có giá trị.
Nghiên cứu sâu nội dung tư tưởng triết học của Lão Tử bao gồm: Học
thuyết về Đạo, tư tưởng về Phép biện chứng, học thuyết Vơ vi, từ đó đi vào
nghiên cứu quan điểm của Lão Tử về đạo đức, nhân sinh, chính trị và rút ra ý

nghĩa lịch sử của chúng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó
có sử dụng các phương pháp :
Phương pháp phân tích, trên cơ sở tư liệu các cơng trình chú giải, các
bản dịch đáng tin cậy về tác phẩm Đạo đức kinh, phân tích nội dung tư tưởng
triết học của Lão Tử.


10

Phương pháp hệ thống, đặt tư tưởng triết học Lão Tử trong hệ thống
triết học cổ đại Trung Quốc, lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc và lịch sử
triết học nhân loại.
Phương pháp so sánh, so sánh tư tưởng triết học Trung Quốc với các
tư tưởng triết học khác, đặc biệt là Khổng Tử, Mặc Tử,…
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, trên cơ sở trình bày và phân tích những nội dung
và đặc điểm chủ yếu của tư tưởng triết học Lão Tử từ đó chỉ ra được ảnh
hưởng và ý nghĩa lịch sử của nó trên các lĩnh vực triết học, văn học, tơn
giáo,…luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung cơ bản
về tư tưởng triết học Lão Tử.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua việc đánh giá những giá trị và hạn chế
của tư tưởng triết học Lão Tử, luận văn góp phần rút ra những bài học bổ
ích trong việc học tập tinh hoa tri thức cổ, phục vụ phần nào trong các vấn
đề về học thuật của giới tri thức trẻ hiện nay. Kết quả đề tài luận văn có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu của sinh viên khối ngành
khoa học xã hội.
7. Kết cấu cuả luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 2 chương, 7 tiết.


11

Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC LÃO TỬ
1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến
quốc hình thành tư tưởng triết học Lão Tử
Bối cảnh kinh tế - chính trị thời Xuân thu - Chiến quốc. Từ thời cổ đại,
loài người đã bước vào xã hội văn minh của mình. Ở phương Đông, những
thành tựu văn minh rực rỡ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã được hình thành,
phát triển và được xem như là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại. Thật
vậy, hơn hai ngàn năm trước, trong khi châu Âu cịn nằm trong bóng tối của
sự man rợ, Hy Lạp đang mở rộng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của mình
thì Trung Quốc đã là một xã hội tổ chức tương đối có kỷ cương với nếp sinh
hoạt văn hóa cao nhất từ trước tới nay. Đó là nhận định được nhiều học giả
phương Tây cùng chia sẻ.
Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc là thời đại có nhiều biến cố xã
hội, cộng với tính cạnh tranh khốc liệt, cũng là thời đại mà các trường phái tư
tưởng phát triển mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. Vượt lên trên các triết gia ấy,
Lão Tử cùng Khổng Tử là hai nhân vật nổi bật nhất. Với cuốn Đạo đức kinh,
Lão Tử được coi là người đầu tiên tại Trung Quốc đưa ra quan niệm về vũ
trụ. Những lời trong cuốn sách nhỏ ấy của ông thấm sâu vào dân tộc Trung
Quốc, làm cốt lõi của văn hóa của đất nước này, vừa tạo thú sống cho tao
nhân quân tử vừa như một sự an ủi nhẹ nhàng cho giới bình dân.
Tư tưởng triết học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, là mặt
tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng

cùng những tâm trạng, tình cảm,… của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất


12

định. Do đó, q trình phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Lão Tử
nói riêng và triết học Trung Quốc cổ đại nói chung gắn liền với sự biến đổi
của tính chất sinh hoạt xã hội Trung Quốc cổ đại. Nội dung và đặc điểm của
nền triết học Trung Quốc tất yếu phản ánh và bị chi phối bởi những điều kiện
lịch sử của xã hội ấy.
C. Mác viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ đất, họ là sản
phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình” [40, tr. 156] và khơng ít các nhà
nghiên cứu đã khẳng định: “Phàm đã gọi là một học thuyết quyết khơng thể
là một cái gì từ trên trời rơi xuống. Nếu nghiên cứu tỉ mỉ hơn chúng ta tất sẽ
tìm ra được nhiều nguyên nhân đã xảy ra trước và hậu quả về sau của nó”
[64, tr. 53] Thật vậy, lịch sử triết học hàng ngàn năm đã chứng minh rằng
khơng có một học thuyết, trường phái triết học nào ra đời trên mảnh đất trống
không mà chúng đều hình thành và phát triển trên những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội nhất định. Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm
mống từ thời tiền sử, nhưng phải đến thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc mới
thực sự trở nên có hệ thống. Vì vậy muốn tìm hiểu về nguồn gốc thực tiễn xã
hội, tiền đề lý luận về tư tưởng triết học của Lão Tử, buộc ta phải quay ngược
dòng thời gian để tìm hiểu về bối cảnh xã hội Trung Quốc cổ đại mà cụ thể là
thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc. Có như thế thì mới tránh được sự chủ quan,
võ đốn trong việc tìm hiểu, đánh giá, nhận xét tư tưởng triết học Lão Tử.
Tìm hiểu bối cảnh xã hội Trung Quốc cổ đại, trước hết phải xem xét
những điều kiện địa lý tự nhiên của quốc gia rộng lớn này. Bởi lẽ, lối tư duy,
xu hướng suy nghĩ của một dân tộc thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi những
điều kiện tự nhiên nơi mà dân tộc đó sinh sống. Đất nước Trung Quốc thời kỳ

cổ đại nhỏ bé hơn so với bây giờ nhưng đó là một quốc gia có địa hình rất đa
dạng. Phía Tây với các dãy núi và cao nguyên như dãy Himalaya và Thiên


13

Sơn hình thành nên biên giới tự nhiên với Ấn Độ, các đỉnh núi có tuyết phủ
quanh năm, rất băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh
núi non rất hùng vĩ. Cao nguyên Tây Tạng với độ cao 4000m, rộng lớn với
nhiều hồ nước rải rác khắp bề mặt. Ngược về phía Đơng là vùng đồng bằng
thấp và có đến 14.500km bờ biển giáp với biển Đơng. Phía Bắc có đồng
bằng Hoa Bắc tạo thành từ phù sa lắng động của sơng Hồng Hà, có sa mạc
Taklamakan ở Tây Bắc nổi tiếng với những cơn bão cát kinh hồng. Khơng
chỉ vậy, Trung Quốc cịn có hàng ngàn con sông chảy khắp đất nước, nhưng
quan trọng nhất là hai con sống lớn là sông Dương Tử và sơng Hồng Hà.
Sơng Dương Tử là con sơng rộng lớn quanh co, uốn khúc, có đoạn có nhiều
thác ghềnh, có đoạn lại êm đềm phẳng lặng. Ở vùng thượng lưu, sơng
Hồng Hà chảy qua những hẻm núi sâu, sau đó ở một đoạn trung lưu nó
chảy thành một đường vịng khổng lồ bao quanh cao ngun Hồng Thổ,
cuốn theo một lượng rất lớn đất đỏ trên hành trình của mình. Cả hai con
sơng này đều chảy về hướng Tây Đông, hàng năm đem phù sa về bồi đắp
cho những vùng đồng bằng ở phía Đơng Trung Quốc. Với địa hình đa dạng
và hùng vĩ như vậy, người Trung Quốc tự hào gọi quê hương mình là “Đất
nước trung tâm”. Chính điều đó đã tác động khơng ít đến lối tư duy của con
người Trung Quốc, một lối tư duy độc đáo, sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng
thâm trầm, bay bổng.
Tuy nhiên, điều kiện địa lý có tác động mạnh mẽ nhưng không phải là
điều kiện quyết định. Trung Quốc để trở thành một trong những trung tâm
văn hóa lớn của nhân loại cịn phải có những điều kiện lịch sử - xã hội tác
động và làm nảy sinh những tư tưởng lớn.

Sau Hạ- Thương là nhà Chu, triều đại thứ ba trong thời cổ Trung Quốc,
nhà Chu được thành lập vào khoảng năm 1027 trước Công nguyên, đến năm


14

256 trước Cơng ngun thì bị nhà Tần tiêu diệt, kéo dài trong hơn 770 năm.
Lấy việc dời đô về phía Đơng của nhà Chu làm ranh giới thì thời kỳ đầu của
nhà Chu là Tây Chu, thời kỳ sau là Đông Chu. Đông Chu lại chia ra làm hai
giai đoạn là Xuân thu và Chiến quốc. Thời Tây Chu, khi nhà Chu cịn thịnh,
chế độ tơng pháp và trật tự lễ nghĩa nhà Chu cịn được duy trì. Từ thời Chu
Lệ Vương đến thời Chu U Vương, mâu thuẫn nội bộ nhà Chu ngày càng trở
nên gay gắt. Hơn nữa, do phải thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh
đàn áp sự nổi dậy của chư hầu và chống lại sự xâm lăng của các bộ lạc khác,
nhất là giặc Hiểm Doãn, Tây Nhung cùng với hạn hán liên tiếp xảy ra, nạn
đói lan tràn làm cho nhà Chu lao nhanh tới bước suy vong. Vị trí, quyền lợi
của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội bị đảo lộn. Năm 782 trước Cơng
ngun vì đất Thiểm Tây ln bị giặc Hiểm Dỗn, Tây Nhung đe dọa, nên
Chu Bình Vương phải dời đơ về phía Đơng, đến Lạc Ấp. Xã Hội Trung Quốc
bước vào thời kỳ rất đặc biệt, đó là thời kỳ Xuân thu.
Thời Xuân thu – Chiến quốc, cùng với kinh tế phát triển và dân số tăng
trưởng, giữa các nước lớn đã triển khai những cuộc giành giật quyết liệt giành
quyền bá chủ. Tình hình xã hội có sự chuyển biến rất lớn. Trong sản xuất nông
nghiệp xuất hiện các nông cụ làm bằng sắt. Thời đại đồ sắt tương ứng với giai
đoạn mà sản xuất sắt là dạng phức tạp nhất trong nghề kim khí. Độ bền lớn
cùng với sự phổ biến của các loại quặng sắt làm cho sắt trở nên đáng mong
muốn hơn và rẻ hơn so với đồng và sắt được chấp nhận như là kim loại được
sử dụng nhiều nhất. Trong khảo cổ học thời đại đồ sắt là một giai đoạn phát
triển trong lịch sử phát triển của loài người. Phát minh mới về kỹ thuật khai
thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến cơng

cụ, vũ khí và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là thời kỳ này hệ thống
thủy lợi đã trải khắp khu vực Trường Giang, diện tích canh tác đất đai nhờ vậy


15

mà được mở rộng. Song song đó kỹ thuật trồng trọt cũng được cải tiến, tạo
điều kiện tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Do việc sử dụng công cụ bằng sắt trở nên phổ biến cùng với việc mở
rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, sự phân công trong sản xuất thủ
công nghiệp cũng đạt tới mức chuyên nghiệp cao hơn, thúc đẩy một loạt các
ngành nghề thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện sắt, luyện rèn, nghề
đúc, nghề mộc, nghề làm gốm,…
Trên cơ sở phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng
phát triển hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện. Trong xã hội đã hình thành một
tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực. Trong số họ đã có
nhiều người kết giao với các chư hầu và cơng khanh đại phu, gây nhiều ảnh
hưởng đối với chính trị đương thời. Tuy nhiên, do tình trạng xã hội đang rối
ren, phương tiện giao thông thô sơ, lãnh thổ chia năm xẻ bảy do nạn cát cứ,
đi lại rất khó khăn, nên việc kinh doanh phải do những người tháo vát và lòng
quả cảm đảm đương. Hơn thế nữa, nghề buôn bán ở Trung Quốc lúc bấy giờ
bị coi là nghề rẻ mạt nhất theo quan niệm “nông bản, thương mạt”, nên nó
cũng chưa thật sự phổ biến rộng rãi. Nhưng chính sự hình thành của thương
nghiệp, bn bán đã tạo ra trong cơ cấu giai cấp xã hội một tầng lớp mới. Từ
tầng lớp này dần dần xuất hiện một loại quý tộc mới với thế lực ngày càng
mạnh, tìm cách tranh giành quyền lực với giới quý tộc cũ.
Về tình hình chính trị, nếu như thời Tây Chu chế độ tơng pháp “phong
hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính
trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng tích cực giữ cho nhà Chu một thời
gian dài ổn định và hưng thịnh, thì đến thời Xuân thu – Chiến quốc chế độ

tơng pháp nhà Chu khơng cịn được coi trọng, đầu mối các quan hệ kinh tế,
chính trị, quận sự giữa thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo,


16

huyết thống ngày càng ít giá trị đi, trật tự lễ nghĩa nhà Chu khơng cịn được
tơn trọng như trước. Thiên tử nhà Chu hầu như khơng cịn quyền uy gì với
các nước chư hầu. Thiên tử khơng cịn khả năng xét xử được những cuộc
tranh chấp của các nước chư hầu. Các lãnh chúa vừa và nhỏ xưa nay vẫn dựa
vào quyền uy của thiên tử giờ đây trở nên thất vọng. Nhiều nước chư hầu
mượn danh nghĩa khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu đề ra khẩu hiệu
“tông vương bài di” để đua nhau động binh mở rộng thế lực và đất đai, thơn
tính các nước nhỏ, tranh giành vị trí bá chủ thiên hạ. Thời Xuân thu có
khoảng 242 năm mà đã xảy ra gần 500 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Đầu thời
Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân thu chỉ cịn hơn 100 nước
[65, tr. 108]. Trong đó có những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ tranh
nhau làm bá thiên hạ là Tề, Tống, Sở, Tấn, Ngô, Việt, Tần. Những quốc gia
này hùng mạnh và làm minh chủ các nước khác là vì các vua trị vì dùng cách
cai trị theo chính sách bá đạo dựa trên sức mạnh bạo lực đối lập với cách cai
trị vương đạo lấy nhân nghĩa, “lấy đức thu phục người và chủ giáo hóa
người” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng). Mới đầu, cục diện “ngũ bá” gồm có
Hồn Cơng nước Tề, Văn Cơng nước Tấn, Mục Công nước Tần, Trang
Vương nước Sở. Cuối Xuân thu có Ngơ Vương Phù Sai và Việt Vương Câu
Tiễn.
Việc các nước gây chiến thơn tính lẫn nhau cũng như các lãnh chúa
bóc lột tàn khốc dân chúng khơng những dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt
các nước chư hầu nhỏ mà còn phá hoại lễ nghĩa nhà Chu, phá hoại trật tự
triều hội, triều cống, chinh phạt giữa các nước chư hầu làm cho mâu thuẫn
trong giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt và sự rối loạn trong xã hội

ngày càng tăng. Đặc biệt những nghi lễ chặt chẽ, tơn nghiêm trước đây đã
góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến lúc này


17

cũng bị xem thường. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy
đồi ở thời kỳ Xuân thu biểu hiện ra trong các tệ nạn xã hội như : tiếm ngôi
việt vị, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ của
chư hầu. Cùng với nạn tiếm ngôi việt vị, chế độ triều cống cũng bị các chư
hầu tự ý hủy bỏ. Thậm chí các nước lớn cịn mượn danh thiên tử bắt các nước
nhỏ cống nạp và lệ thuộc mình. Theo Tử Sản (? – 522 trước Công nguyên) là nhà cải cách kinh tế, xã hội, chính trị quan trọng của nước Trịnh thời Xuân
thu, mỗi lần nước Trịnh cống nạp cho nước Tấn “phải dùng đến một trăm xe
chở lụa và da thú, mà một trăm xe thì phải cần đến cả ngàn người”. Trong xã
hội, cảnh tôi giết vua, con hại cha, anh em vợ chồng chia lìa thường xảy ra.
Tình trạng đó, theo Khổng Tử khơng chỉ diễn ra một sớm một chiều mà nó đã
âm ỉ, mục ruỗng từ lâu. Chế độ lễ nghi của nhà Chu dần trở thành các nghi
thức sáo rỗng. Việc tang viếng, tế lễ, chúc mừng trở thành thủ đoạn ngoại
giao chứ khơng cịn là lễ nghĩa của quan hệ gia tộc và trật tự xã hội nữa. Đó
đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô lệ. Tất cả tình hình
ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu – Chiến quốc lên đến đỉnh cao,
đưa chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc lao nhanh đến giờ phút cáo chung.
Đặc điểm văn hóa – khoa học thời Xuân thu - Chiến quốc. Cùng với
thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, những tri thức về khoa học, văn hóa khá
phong phú của nhân dân Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc như thiên
văn, địa lý, cơ học, y học, sinh vật học, văn học,… đã góp phần khơng chỉ
thúc đẩy q trình sản xuất xã hội phát triển mà còn là những tiền đề làm nảy
sinh những tư tưởng triết học ở Trung Quốc cổ đại.
Về thiên văn học, vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, nhà thiên văn
Trung Hoa là Thạch Thân đã sáng tạo ra bảng tổng mục về các vì sao bao

gồm 800 tinh tú. Những biên niên sử ở thế kỷ II trước Cơng ngun đã nói về


18

những cuộc du hành trên bộ, trong đó người Trung Quốc cổ đã biết sáng chế
và sử dụng la bàn. Cuốn Cam Thạch tinh kinh là cuốn ghi chép về các hành
tinh cổ nhất trên thế giới mà người Trung Quốc đã tạo ra. Dựa theo vị trí của
28 ngơi sao trên xích đạo thiên cầu lúc bấy giờ, người ta phân chia toàn bộ
bầu trời thành 28 “túc”. Theo vị trí mặt trời đối chiếu với các “túc”, người ta
phân biệt được các tiết của một năm như lập xuân, xuân phân; lập thu, thu
phân; lập hạ, hạ chí; lập đơng, đơng chí.
Trên lĩnh vực y học, vào thời Chiến quốc, những tri thức y học cổ đại
Trung Quốc đã kinh qua nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú và lâu dài
được tổng kết lại trong các cuốn sách y học hết sức quan trọng như Hoàng đế
nội kinh, Thần nông bổn thảo kinh. Các nhà y học Trung Quốc thời kỳ này đã
biết giải phẩu cơ thể người, biết các cơ quan nội tạng và hệ thống tuần hồn
khá rõ. Họ cịn đi sâu nghiên cứu các ngun nhân của bệnh tật, các phương
pháp chẩn đoán bệnh như nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch. Đồng thời họ cũng biết
áp dụng các phương pháp trị bệnh như châm cứu, bấm huyệt, sắc thuốc uống
bằng các lá cây. Họ cũng có lưu ý tới các phương pháp chăm sóc sức khỏe
như việc giữ vệ sinh và thuật dưỡng sinh,…
Về toán học, người Trung Quốc cổ đại cũng đã đạt được một trình độ
khá cao. Ngay vào thời Chiến quốc, các nhà bác học Trung Hoa đã biết rằng
trong một tam giác vng, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình
phương của hai cạnh góc vng. Họ cũng đã biết tính tốn diện tích của các
hình, biết về các phép đo lường,…
Về nông học và sinh vật học, những điều ghi chép trong Kinh Thi,
trong tuyển tập thi ca gổm 305 bài, được sưu tập và sáng tác trong khoảng
thời gian 500 năm, từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân thu, là một trong

những cuốn sách cổ nhất của Trung Quốc, đã nhắc tới hơn 200 loài thảo mộc,


19

chứng tỏ sự phong phú về tri thức sinh vật học của người Trung Quốc cổ xưa.
Trên cơ sở kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nhiều thế hệ, người Trung
Quốc cổ đại đã xây dựng được cả hệ thống canh tác chuyên canh, chu kỳ
thường là ba năm, phương pháp bón phân cho đất, phương pháp trồng trọt
theo thời vụ và kỹ thuật dẫn thủy nhập điền.
Về văn học, thời Tần đã để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, trong
đó phải kể đến các tác phẩm như Kinh Thi, Sở Từ. Kinh Thi gồm có ba bộ
phận: phong, nhã, tụng. Đây là một cơng trình sáng tác tập thể, do nhiều thi
nhân của nhiều thế hệ khác nhau viết nên, trong đó căn bản là sáng tác của
nhân dân lao động. Nó phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, phong tục, tập
qn, đời sống, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc từ thời
Tây Chu đến cuối thời Xuân thu. Tiếp theo Kinh Thi là bộ Sở Từ của nhà thơ
yêu nước Khuất Nguyên (340 – 278 trước Công nguyên). Sở Từ là tập dân ca
nước Sở tiếp thu nhiều ảnh hưởng tốt của Kinh Thi, phản ánh đặc điểm của
thời Chiến quốc và của địa phương nước Sở. Sở Từ gồm có Cửu ca, Chiêu
hồn, Thiên uẩn, Cửu chương và Ly tao.
Về sử học, thời cổ đại Trung Quốc người ta đã viết nên nhiều bộ sử có
giá trị. Xuân Thu là bộ biên niên sử vào hạng xưa nhất thế giới, phản ánh sinh
động tình hình loạn lạc từ thời Xuân thu qua thời Chiến quốc. Nhưng Xn
Thu khơng chỉ có giá trị về mặt sử học, nhất là quan điểm chính danh, định
phận của Khổng Tử. Sau Xuân Thu là Tả Truyện, cũng là một bộ sử viết về
thời Xuân thu, Quốc Ngữ cũng là cuốn sách ghi chép các sự kiện về thời
Xuân thu nhưng Quốc Ngữ khác với Tả Truyện ở chỗ nó chép sử theo địa
phương, theo khu vực và theo từng nước.
Hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn lâu dài của nhân dân lao

động, những tri thức khoa học mà nhân dân Trung Quốc đạt được đã góp


20

phần thúc đẩy, phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
Trung Quốc cổ đại. Hơn thế nữa nó cịn góp phần phát triển trình độ nhận
thức, làm cho thế giới quan triết học nảy nở và phát triển.
Như vậy ta thấy dựa trên hoàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội mà hình
thành nên các học thuyết triết học, dù các triết thuyết có khác nhau và khó có
thể thống nhất thì nó vẫn có xuất phát điểm là hồn cảnh thực tiễn như nhau.
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Trung Quốc cổ đại là một tất
yếu - đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại, đúng như
C.Mác viết: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ đất. Họ là sản phẩm
của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, q giá nhất
và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”.
Tư tưởng triết học Lão Tử ra đời cũng khơng nằm ngồi những điều
kiện lịch sử - xã hội khách quan, trong tác phẩm Đạo đức kinh ta thấy rõ
những tư tưởng triết lý của ông tuy huyền ảo, thâm sâu nhưng mục đích
cuối cùng vẫn là hướng dẫn con người đến với bình yên, hướng đến cuộc
sống yên ổn và thanh bình, có lẽ đó là mơ ước lớn nhất của Lão Tử nói
riêng và của nhân dân Trung Quốc sống trong cảnh loạn lạc thời Xuân thu –
Chiến quốc.
1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng triết học của Lão Tử
Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật chất phác và tư tưởng vô thần thời Ân
Thương và Tây Chu.
Không chỉ xuất phát từ những điều kiện lịch sử - xã hội thời Xuân thu –
Chiến quốc mà tư tưởng triết học Lão Tử cịn có xuất phát điểm là sự kế thừa
những tiền đề lý luận của thời trước, cụ thể là thời Ân Thương – Tây Chu.
Từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, đặc biệt là cuối thời Tây Chu,

xã hội nô lệ Trung Quốc đã bắt đầu có sự khủng hoảng. Các ngành sản xuất


21

như nông nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do việc phát hiện và sử
dụng đồ sắt ngày càng rộng rãi hơn. Hệ thống thủy lợi và canh tác ngày càng
hồn thiện. Ruộng đất do nơng dân cơng xã tự khai khẩn tăng thêm. Trong xã
hội dần dần hình thành tầng lớp chiếm hữu tài sản mới. Các cuộc chiến tranh
giữa bộ tộc Chu với các bộ tộc khác để cướp ruộng đất, của cải và quyền bá
chủ thiên hạ diễn ra liên miên và ngày càng tàn khốc. Sự phản kháng của giai
cấp nô lệ và nông nô chống giai cấp thống trị ngày càng trở nên mạnh mẽ và
quyết liệt hơn. Thời kỳ này, dưới sự tác động của đời sống xã hội, những tri
thức khoa học, nhất là thiên văn học, y học, nông học phát triển mạnh mẽ hơn
trước và đạt được những thành tựu đáng kể. Với sự biến đổi sâu sắc trong đời
sống chính trị xã hội, thế giới quan thần bí và tín ngưỡng tơn giáo cũ giữ vai
trị thống trị đời sống tinh thần xã hội đã bắt đầu lung lay. Nội bộ giai cấp
quý tộc nổ ra cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cũ với tư tưởng mới có xu hướng
tiến bộ.
Cuối thời Tây Chu đã xuất hiện những nhà tư tưởng có quan điểm hồi
nghi, phê phán những tín điều tơn giáo duy tâm, phê phán thế giới quan thần
bí. Từ chỗ lên án sự xấu xa tàn bạo, vạch trần thủ đoạn lừa mị đối với nhân
dân của bọn quý tộc, tăng lữ hai đời Thương, Chu – những kẻ được coi là
“thiên tử” – thay mặt cho trời thi hành mệnh lệnh của trời cai trị dân chúng
trên mặt đất – họ đã chuyển sang nghi ngờ và phê phán Thượng đế, một thế
lực mà trước đây người ta hết lịng tin tưởng, sùng kính. Đây là bước tiến bộ
vượt bậc mang tính chất mở đường cho tư tưởng duy vật, vơ thần ra đời. Họ
nói rằng Thượng đế đã mất hết ý chí cơng minh sáng láng. Nếu Thượng đế là
anh minh sao chẳng nghiêm trị bọn bất nhân, độc ác và tại sao không hề đồng
cảm với nỗi thống khổ của muôn dân? Như thế, cái gọi là “thiên mệnh” và

phẩm chất tốt lành, thưởng hiền phạt ác của Thượng đế chẳng qua chỉ là luận


22

điệu lừa mị của bọn quý tộc thống trị trên mặt đất đối với nhân dân mà thơi.
Trong cơn ốn giận vì bị Thượng đế hắt hủi, họ đã than vãn và nguyền rủa:
“Hỡi Thượng đế tối cao vĩ đại! Sao ơng chẳng hề thơng cảm với sự đau khổ,
đói rét và sự chết dần chết mòn của dân? Khắp nơi trong nước tràn lan sự
cướp bóc!”. (Kinh Thi, VI,2). “Chúng tơi ln vì nghĩa vụ đã được quy định
bởi thiên tử nhà Chu, suốt ngày cày cấy trên cánh đồng, không một ai giúp
cho chúng tôi….Hỡi trời cao thăm thẳm, khi nào chúng tôi mới được sống an
nhàn?” (Kinh Thi, VI, 2). Từ sự hồi nghi tín ngưỡng tơn giáo và sự phê phán
Thượng đế, một mặt họ đã đi tới kết tội, lên án sự xấu xa, bạo ngược của bọn
quý tộc thống trị trên trần gian, và mặt khác, họ đã khẳng định rõ vai trò, ý
nghĩa quyết định của hoạt động thực tiễn con người trong đời sống xã hội.
Tất cả các nhà vô thần luận đương thời đều rút ra một bài học lịch sử sâu sắc
rằng, quần chúng lao động còn quan trọng hơn cả quỷ thần. Nếu giai cấp
thống trị không được nhân dân lao động cung cấp của cải vật chất, cũng như
khơng được nhân dân ủng hộ thì dù họ có quyền lực và sùng bái quỷ thần như
thế nào đi nữa cũng bị lật đổ.
Thời kỳ đó, trong giai cấp thống trị cũng đã xuất hiện một số nhà tư
tưởng q tộc và các học giả chính thống có những quan điểm tiến bộ. Xuất
phát từ thực tiễn của khoa học, họ đã kịch liệt phê phán các thứ mê tín tơn giáo
duy tâm chủ nghĩa chun sùng bái quỷ thần. Họ cũng đã bác bỏ thuật chiêm
tinh và bói tốn đang rất thịnh hành đương thời. Từ đó, họ tin rằng trong cuộc
sống, con người ta có thể tự mình làm chủ được vận mệnh của mình, khơng
cần có sự phù hộ của quỷ thần nào cả. Họ cho rằng, trong đời sống chỉ cần con
người ta ra sức sản xuất nông nghiệp và biết tiêu dùng tiết kiệm thì có thể đề
phịng được những điều bất trắc, rủi ro và bệnh tật. Cúng tế và đồng bống

không hề mang lại lợi ích gì cho con người. Một số học giả lại thẳng thắn vạch


×