Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài và xác định nội dung pháp luật nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.88 KB, 8 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

18.
VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
VÀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGỒI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS.Trần Thị Nguyệt(*)

Tóm tắt
Pháp luật nước ngồi khơng thực sự quen thuộc với thẩm phán Việt Nam. Khi vấn
đề áp dụng pháp luật nước ngoài được đặt ra, dù là do đương sự hay do chính Tịa
án khởi xướng, thì Tịa án cũng phải giải quyết các vấn đề: Ai chịu trách nhiệm xác
định nội dung của pháp luật nước ngoài; Nội dung pháp luật nước ngoài được xác
định như thế nào. Bài viết này tập trung làm sáng tỏ thể thức việc áp dụng pháp luật
nước ngoài với các vấn đề căn bản tại sao phải áp dụng pháp luật nước ngoài, việc
xác định nội dung pháp luật nước ngoài, các trường hợp và các u cầu khi áp dụng
pháp luật nước ngồi.
Từ khóa: Pháp luật nước ngoài; Áp dụng pháp luật nước ngoài; Xác định luật
nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Email:
(*)

216


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp dụng pháp luật nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng và nhạy
cảm, đòi hỏi được nghiên cứu sâu sắc, ngày càng có ý nghĩa xã hội và pháp lý trong
bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại
Việt Nam ln là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Bài viết này nhằm nêu rõ những
vướng mắc, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi ở tòa án và trọng tài của Việt Nam hiện nay.

2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
NƯỚC NGOÀI
1.1. Bản chất pháp lý của các quan hệ xã hội trong Tư pháp quốc tế là các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Yếu tố nước ngoài ở đây được xem xét và kết luận
dựa vào một trong ba tiêu chí:
Hoặc là căn cứ vào chủ thể: hai bên khơng cùng quốc tịch hoặc ít nhất một bên là
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hoặc là căn cứ vào khách thể: Khách thể của mối quan hệ dân sự đó ở nước ngồi;
Hoặc là căn cứ vào sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân
sự xảy ra ở nước ngoài.
Xuất phát từ các mối quan hệ xã hội dân sự có tính chất như thế cho nên khi giải
quyết các mối quan hệ này nếu khơng có các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất
trực tiếp điều chỉnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải sử dụng các
quy phạm pháp luật xung đột.
Áp dụng quy phạm pháp luật xung đột là một trong các phương pháp đặc thù và
phổ biến trong Tư pháp quốc tế. Thừa nhận quy phạm pháp luật xung đột cũng là thừa
nhận việc có thể phải áp dụng pháp luật nước ngoài ở một mức độ nhất định được
thừa nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.1
1.2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoàilà một nhu cầu khách quan, tất yếu trong
quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước áp dụng, đảm bảo quyền lợi của
các bên tham gia quan hệ và để thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan
hệ quốc tế. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là phương án

1

Trường Đại học Pháp lý, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1992, trang 52.

217


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

hợp lý nhất có thể đảm bảo trọn vẹn lợi ích mọi khía cạnh2. Nhìn vào tình huống minh
họa dưới đây, ta sẽ thấy rõ việc áp dụng pháp luật nước ngoài thực sự xuất phát từ địi
hỏi của thực tế khách quan đó. Giả sử hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi kết
hơn với nhau theo những điều kiện và nghi thức kết hôn do pháp luật nước sở tại quy
định. Về điều kiện kết hơn thì giữa pháp luật của nước đó và pháp luật của Việt Nam
khơng có gì mâu thuẫn. Nhưng về nghi thức, kết hơn thì có sự khác biệt giữa hai hệ
thống pháp luật này. Và đương sự đã kết hôn theo nghi thức tôn giáo, phù hợp với quy
định của pháp luật nước sở tại. Vấn đề đặt ra là việc kết hơn đó có được thừa nhận tại
Việt Nam hay không. Nếu căn cứ vào pháp luật Việt Nam thì việc kết hơn đó trái pháp
luật Việt Nam về nghi thức kết hôn. Bởi việc kết hôn ở Việt Nam theo nghi thức dân
sự tức là việc kết hôn phải được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì
thế, việc kết hôn theo nghi thức tôn giáo trên sẽ không được công nhận ở Việt Nam.
Thế nhưng cuộc hôn nhân này hoàn toàn phù hợp với pháp luật nơi cuộc kết hơn diễn
ra. Vì vậy nó cần phải được thừa nhận để đảm bảo lợi ích cho các bên cũng như tơn
trọng ý chí của các bên và nhà nước nước ngồi. Nếu cơng nhận việc kết hơn này thì
tức là Việt Nam đã thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài, mà cụ thể ở đây là pháp
luật nước nơi tiến hành kết hôn. Xét thấy, nếu thừa nhận việc kết hơn này thì khơng
những khơng ảnh hưởng gì đến pháp luật Việt Nam vì bản chất quan hệ là một cuộc
hôn nhân đúng nghĩa. Việc áp dụng pháp luật nước ngồi khơng trái ngun tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cuộc kết hơn này được pháp luật Việt Nam cơng nhận

với căn cứ pháp lý đó là nó đã phù hợp với pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, hay
phù hợp với pháp luật nước ngoài.
Một căn cứ nữa của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là pháp luật nước ngoài
chỉ được áp dụng trên cơ sở của sự quy định của các quy phạm pháp luật xung đột
do pháp luật quốc gia hoặc Điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia dẫn chiếu đến.

3. CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGỒI
Việc áp dụng pháp luật nước ngồi như trên đã phân tích là một điều tất yếu trong
khi giải quyết các vụ việc của Tư pháp quốc tế. Tuy vậy, việc áp dụng pháp luật nước
ngồi ln phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm trật tự
pháp luật quốc gia. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng chỉ được thực hiện trong
các trường hợp nhất định. Và trong các trường hợp đó thì việc áp dụng pháp luật nước
2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, 2017.

218


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

ngoài là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của đương sự, chứ khơng phải
là nên áp dụng hay biết thì áp dụng, khơng biết thì khơng áp dụng. Các trường hợp
phải áp dụng pháp luật nước ngồi đó là:
3.1. Phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi quy phạm pháp luật xung đột
thông thường dẫn chiếu đến
Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải
áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngồi trong một tình
huống cụ thể. Như vậy, quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm dẫn chiếu luật hoặc

quy phạm chọn luật áp dụng. Vì thế, khi quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu đến
thi pháp luật nước ngoài phải được áp dụng. Có như vậy thì hiệu lực của quy phạm
mới được tôn trọng và pháp luật mới được thực thi theo đúng quy định, bởi quy phạm
pháp luật xung đột thông thường là quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ra.
Pháp luật nước ngoài khi được quy phạm pháp luật xung đột thông thường dẫn
chiếu đến cần được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài bao gồm cả các quy
phạm pháp luật thực chất lẫn các quy phạm pháp luật xung đột. Nên khi quy phạm
pháp luật xung đột thông thường dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi sẽ có thể dẫn đến
dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
3.2. Phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi quy phạm pháp luật xung đột
thống nhất dẫn chiếu đến
Giống như quy phạm pháp luật xung đột thông thường, các quy phạm pháp luật
xung đột thống nhất dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi thì phải áp dụng pháp luật
nước ngồi, bởi quỵ phạm pháp luật xung đột thống nhất tuy không do Nhà nước xây
dựng nên nhưng do các Nhà nước thỏa thuận xây dựng nên trong các Điều ước quốc
tế song phương hoặc Điều ước quốc tế đa phương, hoặc do Nhà nước chấp thuận tham
gia bằng cách gia nhập các điều ước quốc tế đa phương. Tuy nhiên, ở đây có một sự
khác biệt hết sức quan trọng giữa sự dẫn chiếu của quy phạm pháp luật xung đột thông
thường và quy phạm pháp luật xung đột thống nhất, đó là pháp luật nước nào được
quy phạm pháp luật thống nhất dẫn chiếu đến thì chỉ có nghĩa là phần luật thực định
của pháp luật nước đó chứ khơng phải là tồn bộ hệ thống pháp luật của nước đó bao
gồm cả quy phạm xung đột như khi quy phạm pháp luật xung đột thông thường dẫn
chiếu đến. Vì vậy, đối với quy phạm pháp luật thống nhất khi dẫn chiếu luật không xảy

219


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP


ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba3..
3.3. Phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi các bên trong hợp đồng không
thỏa thuận lựa chọn được áp dụng và lúc này, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định luật áp dụng cho hợp đồng là hệ thống pháp luật có mối liên
hệ gắn bó nhất.
Thơng thường, việc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi sẽ cho quy phạm pháp luật xung đột, hoặc do các đương sự thỏa
thuận lựa chọn khi được phép. Tuy nhiên, nếu các trường hợp trên đã được xem xét
mà vẫn không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ
gắn bó nhất sẽ được viện dẫn để áp dụng. Đây chính là 1 giải pháp nữa đã được áp
dụng. Quốc hội (2015) đã quy định về hợp đồng tại Điều 683 Bộ luật Dân sự Việt Nam
2015:“Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật
của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc sẽ có trách nhiệm xác định pháp luật có mối
quan hệ gắn bó nhất hay pháp luật nơi có mối liên hệ mật thiết nhất. Nếu pháp luật có
mối quan hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nhà nước này là pháp luật nước
ngồi thì dứt khốt pháp luật nước ngồi sẽ được áp dụng. Truyền thống này đã có ở
nhiều quốc gia và đây là một quy định mới của Tư pháp quốc tế Việt Nam nhằm đảm
bảo sẽ luôn xác định được pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc.

4. CÁC YÊU CẦU KHI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
Quốc hội (2015) cũng đã quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài tại Điều 667
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 như sau: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được
áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của
cơ quan có thẩm quyền tại nước đó”. Ở đây, pháp luật nước ngoài khi được áp dụng
cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Bởi pháp luật nước ngoài được xây dựng
trên cơ sở lý luận và thực tiễn của xã hội nước ngồi, vì vậy pháp luật nước ngồi sẽ
phản ánh ý chí cũng như các điều kiện vật chất của xã hội nước ngồi đó. Khi áp dụng
pháp luật nước ngồi mà nước áp dụng khơng đặt pháp luật nước ngoài trong bối cảnh
chung, trong hệ thống thống nhất của nước ngồi thì sẽ làm sai lệch pháp luật nước

ngoài. Như vậy để đảm bảo pháp luật nước ngoài thực sự là pháp luật nước ngồi chứ
khơng phải pháp luật được giải thích theo ý chí chủ quan của người áp dụng, yêu cầu
3

Vũ Thị Phương Lan, Xung đột pháp luật, Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017

220


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

pháp luật nước ngoài phải được áp dụng một cách đầy đủ, đảm bảo pháp luật nước
ngồi được áp dụng và giải thích như nó được áp dụng và được giải thích ở nước đã
ban hành ra nó.

5. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGỒI
Xác định nội dung pháp luật nước ngồi để áp dụng không phải một công việc
đơn giản. Bởi như đã phân tích ở trên, viêc áp dụng pháp luật nước ngồi phải được
áp dụng và giải thích nó được áp dụng nhưng có cách giải thích ở quốc gia được ban
hành ra nó. Trường hợp pháp luật nước ngồi được áp dụng nhưng có cách hiểu khác
nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.
Một vấn đề khó khăn mà các cơ quan có thẩm quyền và các bên đương sự gặp phải khi
áp dụng pháp luật nước ngồi đó là phải xác định pháp luật nước ngoài như thế nào,
ai là người có trách nhiệm tìm hiểu và xác định pháp luật nước ngoài để việc áp dụng
pháp luật nước ngoài đáp ứng được yêu cầu như đã nêu ở trên.
Tại một số quốc gia, pháp luật nước ngoài được như chứng cứ. Nghĩa là áp dụng
pháp luật nước ngồi hay khơng áp dụng pháp luật nước ngồi, đương sự phải thuyết
phục cơ quan nhà nước về sự phù hợp của pháp luật nước ngồi đó. Điều này đặt lên
vai đương sự một trọng trách rất nặng nề. Nếu khơng chứng minh được điều đó thì

cơ quan nhà nước có quyền suy luận pháp luật nước ngồi giống như pháp luật nước
mình, và sẽ áp dụng pháp luật nước mình. Tại Việt Nam, việc xác định áp dụng pháp
luật nước ngoài lần đầu tiên được quy định cụ thể tại Điều 481 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015. Đây là một quy định hồn tồn mới. Theo đó, trường hợp Tịa án Việt Nam áp
dụng pháp luật nước ngồi để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì trách
nhiệm xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:
Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước
ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp
luật nước ngồi đó cho Tịa án đang giải quyết vụ việc. Các đương sự chịu trách nhiệm
về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp. Nếu các đương
sự không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngồi hoặc trong trường hợp
cần thiết, Tịa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện của quốc gia
Việt Nam tại nước ngoài hoặc thông qua Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại
giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp pháp luật nước ngoài.
221


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Trường hợp pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
quy định phải áp dụng pháp luật nước ngồi thì đương sự có quyền cung cấp pháp luật
nước ngồi cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngồi cung cấp pháp luật nước ngồi.
Tịa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chun mơn về pháp luật nước
ngồi cung cấp thơng tin về pháp luật nước ngoài.
Hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngồi
theo quy định trên mà khơng có kết quả thì Tịa án áp dụng pháp luật Việt Nam để giải
quyết vụ việc dân sự đó.

Như vậy, trong trường hợp pháp luật nước ngồi do các bên lựa chọn thì việc xác
định pháp luật nước ngoài trước hết thuộc về trách nhiệm của các bên tham gia quan
hệ đó. Bởi vậy áp dụng pháp luật nước ngoài cuối cùng cũng là để đảm bảo lợi ích của
các đương sự, nên họ khơng thể đứng ngồi cơng việc này. Hơn nữa đây lại là trường
hợp luật do chính các bên lựa chọn nên họ trước khi chọn ít nhiều cũng đã tìm hiểu và
biết về nội dung pháp luật nước ngồi. Vì vậy cũng khơng q khó khăn cho các bên
khi cung cấp về nội dung pháp luật nước ngoài. Thêm vào đó, để đảm bảo tính chính
thống thì phần cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài của các đương sự sẽ được Tịa
án chấp nhận nếu đã có sự thẩm định của Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là do sự dẫn chiếu của quy
phạm pháp luật xung đột trong nước hoặc quy phạm pháp luật xung đột thống nhất
trong các Điều ước quốc tế dẫn chiếu đến, không phải do các bên thỏa thuận, thì việc
xác định pháp luật nước ngồi thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụ
thể là Tòa án và Bộ Tư pháp.
Bởi việc áp dụng pháp luật nước ngoài lúc này là do pháp luật quy định nên cơ
quan có thẩm quyền phải tuân thủ sự quy định đó và để tn thủ được thì cơ quan nhà
nước sẽ phải tự mình xác định pháp luật nước ngoài.
Nếu khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không xác định được nội
dung của pháp luật nước ngồi để áp dụng thì Tịa án sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam
để giải quyết vụ việc. Lúc này, pháp luật Việt Nam được áp dụng với tư cách là pháp
luật của nước có Tịa án hay nguyên tắc Lex fori đã được sử dụng.

222


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

5. KẾT LUẬN
Áp dụng pháp luật nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng và có ý

nghĩa trong giao lưu quốc tế. Việc áp dụng pháp luật nước ngồi xuất phát từ địi hỏi
của thực tiễn khách quan. Việc xác định nội dung pháp luật nước ngoài để giải quyết
tranh chấp dân sự quốc tế đóng vai trị quan trọng đối với Tịa án. Bài viết đã cố gắng
phân tích sâu sắc vấn đề này nhằm giúp cán bộ Tòa án thuận tiện hơn khi vấn đề áp
dụng pháp luật nước ngoài được đặt ra trong khi họ giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Pháp lý, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, 1992

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội, Nhà xuất bản Tư
pháp, 2017.
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015.
4. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015.
5. Đỗ Minh Tuấn, Xác định nội dung pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp dân sự
quốc tế bởi Tòa án, thongtinphapluatdansu.edu.vn.

223



×