Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kinh nghiệm một số nước Châu Á về xây dựng chính sách và phát triển công nghiệp quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.03 KB, 10 trang )

148

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CƠNG NGHIỆP 4.0 - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Lê Thanh Hà*
TĨM TẮT: Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng cơng
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Tình hình trong nước và quốc tế cho thấy có nhiều điều kiện thuận lợi song cũng
tiềm ẩn rất nhiều thách thức đối với tiến trình phát triển cơng nghiệp của Việt Nam. Trong điều kiện đó,
việc nhìn nhận, đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến để chỉ rõ những bài học cho Việt Nam
trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Từ khóa: chính sách cơng nghiệp, cách mạng cơng nghiệp 4.0
ABSTRACT: Vietnam has been experienced a wide range of robust changes in line with the context of The
Fourth Industrial Revolution. Both domestic and world-wide practices recently have shown that advantages
and challenges going parallely with the development progress of Industry sector in Vietnam. Therefore,
it is essential to consider and assess the involvement and gained lessons of advanced countries in order
to obviously determine the tasks in facilitating and implementing the industry development policies of
Vietnam
Key words: Industry Policy, The Fourth Industrial Revolution

1. SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG NGHIỆP
Chính sách cơng nghiệp hay chính sách phát triển cơng nghiệp là một thuật ngữ có nhiều định
nghĩa khác nhau và có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Chẳng hạn, OECD (1975) cho rằng, chính
sách cơng nghiệp là những chính sách có liên quan tới việc thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả
ngành công nghiệp [9]. Krugman và Obstfeld (1991) lại quan niệm rằng, chính sách cơng nghiệp
là một nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích các nguồn lực vào các lĩnh vực cụ thể mà quan
điểm của chính phủ là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai [6]. Đến năm 2013,
tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, OECD đưa ra một định nghĩa mới mà hiện nay được nhiều chuyên
gia kinh tế cũng như các quốc gia sử dụng, theo đó, một cách tổng hợp thì chính sách cơng nghiệp


là bất kỳ chính sách can thiệp của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thay đổi
cấu trúc của hoạt động kinh tế hướng đến ngành, công nghệ và những nhiệm vụ của chính sách
được kỳ vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng phúc lợi xã hội [10].
2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CƠNG NGHIỆP
2.1. Chính sách cơng nghiệp quốc gia Nhật Bản
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển không chỉ ở trong khu vực châu Á mà cịn
* Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Lê Thanh Hà. Tel.: +84989150498.
E-mail address:


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

149

trên cả thị trường quốc tế. Kinh tế Nhật Bản nhiều năm liền giữ vị trí thứ hai thế giới và chỉ mới
bị Trung Quốc vượt qua là do có chính sách đầu tư vào ngành công nghiệp một cách hợp lý với rất
nhiều các bước đi tương thích trong từng thời kỳ:
- Ngay từ những năm 1960, với việc xác định rõ quốc gia có rất ít tài ngun thiên nhiên,
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách “tái cơ cấu công nghiệp”, điều chỉnh cơ bản cơ cấu
công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành có hàm lượng trí tuệ cao, tiêu tốn ít nguyên
liệu và lao động sống, tập trung phát triển nền công nghiệp theo chiều sâu. Những ngành công
nghiệp được ưu tiên trong giai đoạn này gồm: công nghiệp công nghệ cao về vi mạch, máy tính,
robot; ngành lắp ráp tiên tiến như sản xuất lắp ráp máy bay, máy tự động hóa; ngành thiết kế thời
trang; ngành phân phối và xử lý thông tin.
- Song song với định hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, Chính phủ Nhật thực hiện điều
chỉnh, tổ chức lại một số ngành công nghiệp như sản xuất ô tơ, thép, hóa dầu, khuyến khích các
doanh nghiệp cơng nghiệp trong một ngành sáp nhập, liên kết và hợp tác lẫn nhau. Chính phủ
thơng qua “Luật ổn định cơng nghiệp” và “Luật hồn thiện cơ cấu”, từ đó, thúc đẩy q trình điều
chỉnh cơ cấu cơng nghiệp cả cấp liên ngành và nội bộ ngành; hướng tới việc thu hẹp các hoạt động
như tinh chế nhơm, đóng tàu, phân hóa học và thực hiện phát triển các mặt hàng có hàm lượng

khoa học công nghệ cao.
- Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Nhật Bản cịn đề ra và thực hiện chiến lược phát triển
khoa học kỹ thuật trên cơ sở chuyển từ vay mượn, mua bản quyền công nghệ của nước ngồi sang
tự đảm bảo những cơng nghệ và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật trên nền
tảng khoa học công nghệ của Nhật Bản. Nước này đã chú trọng vào đầu tư cho công tác nghiên
cứu khoa học, chế tạo và thử nghiệm, khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhận bỏ vốn đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển (R & D).
- Điểm nổi bật trong chính sách cơng nghiệp quốc gia Nhật Bản là tính linh hoạt nhằm đáp
ứng với những thay đổi của môi trường kinh tế, môi trường khoa học cơng nghệ trong và ngồi
nước. Chính phủ Nhật Bản cũng đặt chính sách cơng nghiệp quốc gia trong mối quan hệ hữu cơ
với các chính sách tổng thể về kinh tế, xã hội như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách lao động
và việc làm, chính sách thương mại…
- Năm 2013, trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, Nhật Bản đã từng bước triển
khai các chính sách ddeer thúc đẩy CMCN 4.0. Trong năm này, “Chiến lược tồn diện cho khoa
học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạp đã được Nhật Bản đưa ra, trong đó tập trung thúc đẩy thơng
minh hóa, hệ thống hóa và tồn cầu hóa. Việc phổ biến và phát triển cơng nghệ Internet kết nối
vạn vật IoT và CMCN 4.0 đã được Nhật Bản đẩy mạnh qua một loạt các mô hình hợp tác giữa Bộ
Kinh tế, Thương mại và Cơng nghiệp Nhật Bản với các hiệp hội ngành nghề, kết quả là sự ra đời
của “Sáng kiến Chuỗi giá trị ngành công nghiệp” vào tháng 6/2015.
- Song song với việc phát triển CMCN 4.0, Nhật Bản đã đề ra nhiệm vụ thực hiện xây dựng
“Xã hội 5.0”.  Khái niệm “Xã hội 5.0” được đề xuất trong Kế hoạch Khoa học Cơng nghệ lần thứ 5
của Chính phủ Nhật Bản (the 5th Science and Techonology Basic Plan) 2016-2020. Các Kế hoạch
Khoa học Công nghệ của Nhật Bản được xây dựng 5 năm một lần, kể từ lần đầu tiên vào năm 1996,
căn cứ theo Luật Cơ sở về Khoa học và Công nghệ ban hành năm 1995. Theo quan điểm của Nhật
Bản, từ trước đến nay xã hội loài người đã trải qua: “Xã hội 1.0” là Thời kỳ nguyên thủy săn bắn,
“Xã hội 2.0” là Xã hội nông nghiệp, “Xã hội 3.0” là Xã hội công nghiệp, là thời kỳ cơ khí hóa với
đầu máy hơi nước và việc sử dụng điện, “Xã hội 4.0” là Xã hội thông tin, trong đó giá trị gia tăng


150


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

được tạo ra nhờ việc kết nối các tài sản phi vật chất qua mạng internet. Với Xã hội 5.0, có bốn yếu
tố kỹ thuật đóng vai trị quan trọng nhất trí tuệ nhân tạo (AI), big data, tự động hóa (robot) và IoT
(internet vạn vật). Mục tiêu xây dựng Xã hội 5.0 được cụ thể hóa hơn nữa vào tháng 6/2017 với
việc Chính phủ Nhật Bản thơng qua Chiến lược Đầu tư tương lại, hướng xã hội Nhật tới việc có
các khả năng: cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho người có nhu cầu đúng thời điểm, đảm
bảo số lượng và chất lượng; đáp ứng chính xác nhiều nhất nhu cầu của xã hội và tất cả người dân
có thể dễ dàng có được các dịch vụ chất lượng cao, cuộc sống hạnh phúc.
Có thể tóm lược về chính sách hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản cho sự phát triển công nghiệp
quốc gia [8] qua bảng 1 sau:
Bảng 1: Chính sách thúc đẩy cơng nghiệp quốc gia của Nhật Bản
Năm

Chính sách

1936

Thành lập Shoko Chukin Bank - được sở hữu khơng chỉ của chính phủ mà cịn của chính
các SME nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên đóng góp, giúp các
doanh nghiệp chỉ trong 3 ngày có thể vay vốn.

1945
1948
1949

1952
1953


1955
1956
1962

Thời kỳ tái thiết
Từ những năm 1940, ngành cơng nghiệp cơ khí ở Nhật Bản phát triển mạnh và nhu cầu
về những sản phẩm này cao đã khiến những doanh nghiệp lớn phải ký hợp đồng với các
doanh nghiệp nhỏ hơn trong cung cấp các linh phụ kiện thay vì mở rộng sản xuất.
Cải tiến các chính sách SME (tài chính/ tổ chức/ quản lý)
Thành lập Small and Medium Enterprise Agency
Thời kỳ tăng trưởng (giai đoạn 1):
Chính sách nhằm bảo vệ sự tồn tại của các SME
Thành lập National Life Finance Corporation - NLFC (Công ty Tài chính Quốc gia) cung cấp các khoản vay khơng địi hỏi thế chấp cho các SME được lựa chọn.
Luật về Hiệp hội các Doanh nghiệp Hợp tác xã nhỏ và vừa nhằm đẩy mạnh sự liên kết,
hợp tác kinh doanh nhỏ.
Luật về hợp tác với các DNNVV nhằm bảo vệ quyền đàm phán của các doanh nghiệp
nhỏ cũng như tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận được với công nghệ mới và các nguồn
vốn vay.
Luật ổn định hóa các SME trong đó quy định các hoạt động thuộc phạm vi điều tiết các
Hiệp hội SME.
Thành lập Japan Finance Corporation for SMEs - JASME (Công ty Tài chính Nhật Bản
dành cho các SME) có chức năng bảo lãnh các khoản vay của các SME từ các tổ chức
tài chính tư nhân, bảo lãnh các khoản vay tồn đọng, cung cấp các khoản vay với lãi suất
cố định, dài hạn đối với các dự án của các SME mà các tổ chức tài chính tư nhân khó
cung cấp.
Điều chỉnh cơ cấu 2 tầng (khoảng cách giữa các SME và doanh nghiệp lớn)
Luật Phịng chống trì hỗn thanh tốn chi phí thầu phụ và các vấn đề liên quan
Luật Xúc tiến Công nghiệp Chế tạo máy (được chỉnh sửa năm 1961 và 1966). Luật về
Tài chính và Các biện pháp khác nhằm trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó
chính phủ trung ương có thể cho phép các chính quyền địa phương thực hiện cho vay

đối với SME.
Hệ thống hóa chính sách (tài chính/ tổ chức/ quản lý)


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

1963
1970
1972

1973
1984

1985
1999

151

Thời kỳ tăng trưởng (giai đoạn 2)
Chính sách chuyển sang nhằm phát triển, hiện đại hóa các nhà máy và tăng quy mô
doanh nghiệp, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong bối cảnh tự do hóa
thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế (Nhật Bản gia nhập GATT năm 1955, gia nhập
một cách đầy đủ năm 1963).
Ban hành Luật Cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Luật Xúc tiến hiện đại hóa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những luật này là nền tảng để Nhật áp dụng các chính sách
hỗ trợ cơng nghiệp phụ trợ.
Bổ sung chính sách đối với các bất lợi của các SME.
Thành lập Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư kinh doanh nhỏ để giúp tăng cường tính
cơng bằng và tăng cường vốn.
Thời kỳ tăng trưởng ổn định

Trọng tâm chính sách là phát triển các sản phẩm mới và công nghệ mới, thúc đẩy quá
trình hình thành nguồn nhân lực và các biện pháp khác nhằm gia tăng “hàm lượng tri
thức” - tăng cường nguồn lực quản lý.
Thành lập Viện Công nghệ và Quản lý kinh doanh nhỏ.
Thành lập Trung tâm Thông tin kinh doanh nhỏ.
Thành lập Trung tâm thông tin địa phương kinh doanh nhỏ (cấp quận)
Thời kỳ chuyển tiếp (giai đoạn 1)
Thay đổi cơ cấu và sự tích tụ công nghiệp.
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới.
Luật Thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong kinh doanh của các SME.
Sửa đổi Luật Cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Từ
2000

Thời kỳ chuyển tiếp (giai đoạn 2)
Thúc đẩy tăng trưởng năng động linh hoạt và phát triển độc lập của các SME.
Thúc đẩy đổi mới.
Tạo thuận lợi giúp SME thích ứng với sự thay đổi về kinh tế - xã hội.

2013

Chiến lược tồn diện cho khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo

2016

Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ V giai đoạn 2016 - 2020

2017


Chiến lược Đầu tư tương lai

2.2. Chính sách cơng nghiệp quốc gia của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia đặt phát triển văn hóa thành một trong những chính sách trọng điểm
của Nhà nước. Thậm chí, đất nước này còn chủ trương nâng ngành cơng nghiệp văn hóa lên vị
trí dẫn dắt các ngành công nghiệp khác. Năm 2016, Hàn Quốc cùng với Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản
và Thụy Điển đã lọt vào top 5 quốc gia dẫn đầu về các ý tưởng (theo xếp hạng chỉ số sáng tạo
Bloomberg). Để có được vị trí này là cả một hành trình dài của Hàn Quốc với cuộc cách mạng công
nghiệp diễn ra trong nhiều năm làm thay đổi diện mạo đất nước.
- Dấu mốc của chính sách cơng nghiệp quốc gia Hàn Quốc là thập niên 1970 với việc bắt
đầu một nỗ lực dưới sự chỉ đạo của Chính phủ để đẩy mạnh cơng nghiệp nặng và cơng nghiệp hóa
chất. Chính phủ ưu tiên cho các ngành cụ thể, áp dụng cho cả các doanh nghiệp và các tập đoàn
lớn (chaebol). Các hỗ trợ cụ thể được áp dụng đó là Chính phủ cho vay với lãi suất thấp và hỗ trợ


152

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch cơng nghiệp của Chính phủ. Kết quả thu
được là hầu hết các ngành công nghiệp nhận được ưu tiên đề có lợi nhuận tốt, Hàn Quốc có những
doanh nghiệp xuất khẩu lớn các sản phẩm công nghiệp nặng.
- Bước sang thập niên 80, để thích ứng với những điều kiện mới, Hàn Quốc nhanh chóng
từ bỏ việc can thiệp sâu của Chính phủ vào cơng nghiệp để chuyển sang chính sách kinh tế tự do
nhằm thỏa mãn diều kiện trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD.
Hàn Quốc đẩy mạnh tự do hóa cả thương mại và tài chính, tiến hành nhiều cảnh cách chính sách
đối với khu vực tài chính, cơng nghiệp, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tự do
hóa thị trường lao động.
- Hàn Quốc dần thực hiện cải tổ các chaebol vào những năm 90 của thế kỷ trước theo các
hướng: (1) tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn; (2) cải thiện quản trị doanh

nghiệp, tăng trách nhiệm giải trình trước Chính phủ và người dân; (3) thực hiện báo cáo kế tốn
tồn cầu tn theo chuẩn mực kế toán quốc tế và (4) thực hiện luật chống độc quyền và thuế thừa kế
(mức tối đa 50% và thêm 20% nếu là thừa kế từ cổ đông lớn nhất của một doanh nghiệp). Các chính
sách này giúp các chaebol định hình lại theo hướng tập trung hơn, cắt giảm chi nhánh, giảm tỷ số
nợ trên vốn chủ sở hữu, nâng cao sức cạnh tranh theo ngành nghề kinh doanh chính của mình. Các
tập đồn Hàn Quốc ngày nay có sức cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ ở châu Á mà cịn là tồn cầu.
- Cụ thể hóa CMCN 4.0 bằng chiến lược Cải cách công nghiệp sản xuất 3.0. Theo quan điểm
của Hàn Quốc thì Cải cách cơng nghiệp 1.0 là sự thay thế nhập khẩu cho ngành công nghiệp nhẹ,
Cải cách công nghiệp 2.0 tập trung vào thiết bị lắp ráp thì Cải cách cơng nghiệp 3.0 có nhiệm vụ
trọng tâm là tạo ra giá trị mới và tăng khả năng cạnh trah bằng cách đưa công nghệ thơng tin vào
các nhà máy, từ đó nhanh chóng xây dựng hệ thống nhà máy thông minh. Mục tiêu của Chiến lược
Cải cách công nghiệp 3.0 của Hàn Quốc được Chính phủ nước này cụ thể hóa bằng Kế hoạch hành
động thực hiện Chiến lược 3.0 [3] vào tháng 3/2015 với các chiến lược cụ thể:
(1) Mở rộng quá trình sản xuất thông minh, phát triển công nghệ cốt lõi, tăng cường năng lực
các phần mềm cho quản lý và sản xuất
(2) Tạo ra ngành công nghiệp mới đại diện, hướng tới việc xây dựng thêm nhiều nhà máy
thông minh, thương mại hóa và phát triển vật liệu thơng minh, thúc đẩy hoạt động R & D. Hướng
tới việc năm 2020 sẽ có 10.000 nhà máy thơng minh với tổng số vốn khoảng 23 tỷ USD, trong đó,
phần hỗ trợ từ Chính phủ tối đa 10%.
(3) Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và tái cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng xuất khẩu
giá trị cao. Mục tiêu đến 2024 giá trị xuất khẩu quốc gia vượt 1.000 tỷ USD, vượt qua Nhật Bản
để nằm trong top 4 (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức).
2.3. Chính sách cơng nghiệp quốc gia của Trung Quốc
Hệ thống chính sách cơng nghiệp quốc gia Trung Quốc ln được định hình và thực hiện từ
chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua văn kiện đại hội Đảng. Theo đó, chính
sách cơng nghiệp quốc gia Trung Quốc hiện nay tn theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội lần
thứ XII (2012 - 2016) và XIII (2016 - 2020), trong đó, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược
phát triển cơng nghiệp Trung Quốc. Cụ thể hóa nghị quyết được Trung Quốc thể hiện qua kế hoạch
Made in China 2025.



HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

153

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025
- MIC 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến
chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Lấy
cảm hứng từ Chiến lược Industry 4.0 của Đức, dự án “Chế tạo tại TQ 2025” xác định 10 lĩnh vực
trọng điểm lớn về phát triển ngành chế tạo: (1) Công nghệ tin học thế hệ mới;  (2) Máy công cụ
điều khiển số cấp cao và robot; (3) Thiết bị hàng không vũ trụ; (4) Thiết bị công trình biển và tàu
biển cơng nghệ cao; (5) Trang thiết bị giao thơng quỹ đạo tiên tiến;   (6) Ơ tơ tiết kiệm năng lượng
và dùng nguồn năng lượng mới; (7) Thiết bị điện lực; (8) Trang thiết bị nông nghiệp; (9) Vật liệu
mới; (10) Y dược sinh học và thiết bị y tế tính năng cao [7].
Trải qua hơn 3 năm thực hiện, theo đánh giá của Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung
Quốc, MIC 2025 đã góp phần duy trì đà phát triển ổn định của đất nước, cơ cấu nền kinh tế không
ngừng được ưu việt, các ngành mang tính chiến lược như chế tạo cơng nghệ cao có đà phát triển
tốt. MIC 2025 đồng thời giúp nâng cao năng lực sáng tạo, sức cạnh tranh của sản phẩm. Tính tới
hết năm 2018, năng suất của các dự án thí điểm vận hành theo hướng thông minh của nước này
tăng 38% về hiệu suất, đồng thời giá thành vận hành kinh doanh giảm 21%.
Về khung khổ chính sách, MIC 2025 được hoạch định như một chiến lược công nghiệp 10
năm, bổ sung cho các chiến lược phát triển kinh tế cùng giai đoạn và kế hoạch hàng năm. Về tầm
nhìn, MIC 2025 được cho chỉ là giai đoạn 1 của chiến lược dài hơn hơn nữa, bao gồm: 2015-2025:
trở thành cường quốc chế tạo công nghệ; 2025-2035: gia nhập nhóm các cường quốc chế tạo cơng
nghệ tồn cầu hạng trung; 2035-2045: cường quốc hàng đầu thế giới về chế tạo công nghệ.
Như vậy, MIC 2025 có tính liên tục khi kế thừa cách vận hành của chính sách cải cách mở
cửa đã áp dụng thành công của Trung Quốc, như việc đặt trong khung khổ các chiến lược phát
triển kinh tế nói chung; có tầm nhìn dài hạn, có trọng tâm thí điểm, kết hợp về khơng gian và lĩnh
vực ưu tiên. Ví dụ: Thâm Quyến - vốn là điểm sáng về thí điểm đặc khu - trước đây là một trung
tâm chuyên sản xuất hàng nhái sản phẩm của các hãng nổi tiếng trên thế giới thì nay đã trở thành

trung tâm sáng tạo đổi mới và đầu tư công nghệ mới, tập trung vào các ngành cơng nghiệp sáng
tạo. Ngồi sự phát triển nối tiếp trên cùng một khơng gian, có thể thấy rõ tính kết nối liên hồn
giữa nền cơng nghiệp sản xuất truyền thống và CN 4.0 khi cảng Ninh Bô được lựa chọn làm nơi
thí điểm ứng dụng CN 4.0 trong lĩnh vực logistics.
CN 4.0 cũng khơng phải là hồn tồn mới đối với nền sản xuất và chính sách quản lý nhà
nước; vấn đề chỉ là sự thay đổi về nhận thức vốn lại phụ thuộc vào những thành tựu phát triển công
nghệ trong thực tế. Được biết giai đoạn 2010- 2020, Trung Quốc đã hoạch định chiến lược đẩy
mạnh các ngành công nghiệp đang nổi lên (strategic emerging industries), bao gồm: công nghệ
tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường, công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học,
chế tạo thiết bị hiện đại, năng lượng mới, nguyên liệu mới, phương tiện sử dụng năng lượng mới;
với mục tiêu đạt 8% GDP vào năm 2015 và 15% GDP năm 2020. Chiến lược này nhấn mạnh các
ngành công nghiệp năng lượng và mối quan tâm đối với môi trường, vốn là những thách thức hàng
đầu của Trung Quốc phản ánh cách tiếp cận còn hạn chế như đối với những chính sách phát triển
cơng nghệ nói chung do các công nghệ CN 4.0 ở thời điểm này chưa phát triển rõ rệt.
Đối với MIC 2025, mục tiêu và tính thương mại rõ ràng hơn rất nhiều. Cụ thể, MIC 2025
nhắm vào 10 lĩnh vực công nghiệp sau: cơng nghệ thơng tin, tự động hóa và máy móc điều khiển số


154

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

cao cấp, thiết bị hàng không và vũ trụ, thiết bị cơ khí hàng hải và đóng tàu hiện đại, thiết bị đường
sắt, phương tiện tiết kiệm năng lượng, thiết bị điện, nguyên nhiên liệu mới, thiết bị y tế hiện đại
và dược phẩm sinh học, thiết bị nơng nghiệp. Có thể thấy, các lĩnh vực đều gắn với công nghiệp
truyền thống và đều có tính thương mại lớn, thể hiện ở các thị phần mục tiêu được thay đổi (Biểu
đồ 6). Đóng góp kinh tế của chiến lược cũng được thể hiện cụ thể hơn khi đặt mục tiêu chủ đạo là
nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm và nguyên liệu nói trên lên 40% năm 2020 và 70% năm 2025
[5]. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách hy vọng bằng việc thực hiện chiến lược này, các
nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác hiệu quả với các

nền kinh tế phát triển và các lĩnh vực khác như tài chính, y tế, giáo dục đều được hưởng lợi.
3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TRUNG - DÀI HẠN CHO VIỆT NAM
3.1. Khuyến nghị chính sách
Tại Nghị quyết số 23 - NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính
sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng  các
chính sách lớn để phát triển công nghiệp quốc gia trong thời gian tới cũng như trong dài hạn, gồm:
- Chính sách phân bố khơng gian và chuyển dịch cơ cấu ngành cơng nghiệp.
- Chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp ưu tiên.
- Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp.
- Chính sách phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực cơng nghiệp.
- Chính sách khoa học và cơng nghệ cho phát triển cơng nghiệp.
- Chính sách khai thác tài ngun, khống sản và chính sách bảo vệ mơi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu trong q trình phát triển công nghiệp.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển cơng
nghiệp quốc gia.
Từ việc xem xét chính sách cơng nghiệp của một số quốc gia trên thế giới cũng như căn cứ
vào định hướng của Đảng về chính sách cơng nghiệp quốc gia, có thể đưa ra một số khuyến nghị
sau:
- Thứ nhất, chính sách cơng nghiệp được các quốc gia sử dụng rất đa dạng, mục tiêu chung
đều là nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở không ngừng cải thiện năng suất. Tuy nhiên, nội
hàm và công cụ của chính sách phát triển có sự khác nhau trong từng giai đoạn của mỗi quốc gia
- Thứ hai, xây dựng chính sách cơng nghiệp quốc gia cần chú trọng tới bối cảnh toàn cầu và
xu hướng hội nhập của đất nước. Thực tiễn cho thấy các quốc gia có dự báo và thay đổi chính sách
một cách nhanh chóng như Nhật Bản đã thu được nhiều kết quả trong phát triển cơng nghiệp quốc
gia. Xu hướng hiện nay, chính sách công nghiệp ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu để các quốc
gia thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa.
- Thứ ba, chính sách cơng nghiệp quốc gia cần có chọn lọc theo những lĩnh vực có thế mạnh



HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

155

của đất nước cũng như ngành công nghiệp thiết yếu do một quốc gia không thể cạnh tranh với tất
cả các quốc gia khác ở mọi lĩnh vực. Đồng thời, chính sách công nghiệp phải nhất quán, hướng tới
một mục tiêu. Tiêu biểu chính là mơ hình Made in China 2025 của Trung Quốc hay Cải cách công
nghiệp 3.0 của Hàn Quốc.
- Thứ tư, chính sách phát triển cơng nghiệp cần được thích ứng với mơi trường kinh tế trong
nước và quốc tế theo hướng tăng cường nội lực đồng thời tận dụng các nguồn lực bên ngồi; đồng
thời chính sách cơng nghiệp cần đồng bộ trong thực hiện với các chính sách khác như chính sách
thương mại, chính sách phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách nhân lực, chính sách xã hội…
3.2. Giải pháp phát triển một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng
Từ những định hướng và khuyến nghị nêu trên, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với
một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng của đất nước:
Thứ nhất, ngành luyện kim
- Cần thay đổi tư duy và quan điểm rằng luyện kim không phải là ngành công nghiệp mũi
nhọn hay công nghiệp trọng điểm. Thực tế các nước đều cho thấy, nếu ngành luyện kim khơng phát
triển thì quốc gia khơng thể có được nền cơng nghiệp chế tạo tiên tiến, vì hầu hết các ngành kinh
tế đều sử dụng sản phẩm của luyện kim
- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Cơng thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên
cứu khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các
FTA đã ký kết để bảo vệ ngành thép Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thép nhập
khẩu.
- Hỗ trợ Formosa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sau sự cố môi trường để sớm đưa dự án
sản xuất thép giai đoạn 1 vào hoạt động hết công suất trong năm 2019 và hình thành chuỗi ngành
cơng nghiệp sau thép, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm thép của Dự án
Formosa Hà Tĩnh. Thúc đẩy các Dự án trọng điểm ngành thép triển khai đúng kế hoạch: Dự án
thép Nghi Sơn của Công ty cổ phần thép Nghi Sơn và Dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi của Tập

đồn Hịa Phát...
- Chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp chủ động theo dõi sát thơng tin thị trường trong
và ngồi nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; cân đối đủ nguyên liệu, vật tư cho sản
xuất;
Thứ hai, ngành công nghiệp điện tử
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ,
hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhập lậu…) đồng thời tập trung
hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trị dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các
sản phẩm điện - điện tử gia dụng.
- Tiếp tục hỗ trợ hoạt động lắp ráp của Samsung tại Việt Nam; phối hợp với Samsung xây
dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa cung cấp cho hoạt động lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.
- Đẩy mạnh thu hút các tập đoàn cơng nghiệp điện tử đã và đang có xu hướng rời bỏ Trung


156

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

Quốc do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới đầu tư tại Việt Nam. Việc thu hút
cần hướng vào các tập đồn lớn, sử dụng cơng nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường và phù hợp
với trình độ nguồn nhân lực của lao động Việt Nam
Thứ ba, ngành dệt may và da giày
- Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da dày Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu quản lý ngành trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Triển khai các hoạt động thu hút và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, đẩy mạnh hỗ
trợ công nghệ nhuộm nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt vải và nguyên phụ liệu thông qua
việc xây dựng các khu cơng nghiệp tập trung, từ đó đảm bảo ngun tắc xuất xứ sản phẩm dệt may
trong nước nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ các FTAs đã ký kết .
Thứ tư, ngành công nghiệp hỗ trợ

- Trước mắt, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số
111/2015/NĐ-CP liên quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát,
cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực
tiễn.
- Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được phê duyệt tại Quyết
định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu sửa đổi
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển CNHT để
thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển CNHT; Xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT
Việt Nam và cụm liên kết nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa
quốc gia có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam; Triển khai hiệu quả các chương trình kết
nối kinh doanh, liên kết giữa DN Việt Nam với các DN đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp
trong nước và nước ngoài; Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết
các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo cơ
hội thị trường cho các sản phẩm CNHT…
4. KẾT LUẬN
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ
trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp đất nước.
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách
nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0, cần nhanh chóng có những nhận định, đánh giá về tình hình trong
và ngồi nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như khu vực để xây dựng chính sách cơng
nghiệp quốc gia theo hướng bền vững.
Tài liệu tham khảo
1.Ban Kinh tế trung ương Đảng 2017, Chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân.


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA


157

2.Bộ Cơng thương (2018), Báo cáo Định hướng và giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp
Việt Nam.
3.Bộ Tài chính (2017), Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4: Phản ứng chính sách của một số
quốc gia, tại />chitiet;jsessionid=P9pj7r9JFhGJjvCMaycTl9o0Pq5bs4sohhNP83V5BiOL7dj7s_
p D ! - 6 4 6 1 9 7 9 7 1 ! - 1 7 0 6 1 1 6 4 0 0 ? d D o c N a m e = M O F U
CM102482&_afrLoop=49758227126804692#!%40%40%3F_
afrLoop%3D49758227126804692%26dDocName%3DMOFUCM102482%26_adf.ctrlstate%3D9xuwl8b49_4
4.Nguyễn Hồng Hà 2017, Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư: thách thức và cơ hội cho phát
triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Cải cách quốc gia để phát triển, Hà Nội ngày 24/3/2017.
5.Institute for Security and Development Policy (ISDP) 2018, Made in China 2025:
Backgrounder, June 2018, www.isdp.eu
6.Li, L 2017, China’s manufacturing locus in 2025: with a comparison of “Made in China
2025” and “Industry 4.0”, Technological forecasting and social change, Elsevier.
7.Đinh Tiến Minh (2018), Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản,
Hội thảo khoa học: Thực trạng, Định hướng và Giải pháp phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
8.OECD Economic Surveys: Greece 1975.
9.OECD Econimic Surveys 2013.
10.World Economic Forum (WEF) 2018, Readiness for the future of production, Report
2018, Geneva, Switzerland.



×