Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Đảng bộ tỉnh ninh thuận lãnh đạo quá trình thực hiện chính sách dân tộc của đảng đối với người chăm giai đoạn 1992 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.42 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM QUỐC LINH

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN LÃNH ĐẠO
Q TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN
TỘC CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM
GIAI ĐOẠN 1992 – 2010

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 - 22 - 56

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ HOA

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, do TS. Võ
Thị Hoa trực tiếp hướng dẫn. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, nếu
có gì sai trái tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Lâm Quốc Linh



2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................11
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ...........................................................................11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................................12
7. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................12
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ Q TRÌNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH NINH THUẬN TRƯỚC NĂM 1992 ......................................................14
1.1. Khái quát về tỉnh Ninh Thuận ............................................................................14

1.2.

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận .........................14

1.1.2.

Điều kiện tự nhiên ..........................................................................16

1.1.3.


Dân số, đặc điểm dân cư, dân tộc ..................................................19

Khái quát về đời sống của người Chăm ở Ninh Thuận ..................................21
1.2.1.

Hoạt động kinh tế ...........................................................................22

1.2.2.

Hoạt động văn hóa - xã hội ............................................................25

Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂM GIAI ĐOẠN 1992 - 2010...............41


3

2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt
Nam ...........................................................................................................................41
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc ...................41
2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ..................................46
2.1.3. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời
kỳ đổi mới ........ ........................................................................................................49
2.2. Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng
bộ Ninh Thuận (1992 - 2010)....................................................................................54
2.2.1. Lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm (1992 2000)

........................................................................................................54
2.2.2. Lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm (2000 -


2010)

........................................................................................................74

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Q TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHĂM GIAI ĐOẠN 1992 - 2010 ............................................................108
3.1. Những thành công và hạn chế ..........................................................................108
3.2. Kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối
với người Chăm.......................................................................................................118
3.3. Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng đối
với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận ..........................................................................124
KẾT LUẬN .............................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................139
PHỤ LỤC ................................................................................................................148


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBSSCC: Ban biên soạn sách chữ Chăm
BBTTW: Ban Bí thư Trung ương
BCHTW: Ban Chấp hành Trung ương
BCHTWĐCSVN: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CSHT: Cơ sở hạ tầng
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTCT: Hệ thống chính trị
TDTT: Thể dục thể thao

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
UBMTTQVN: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc luôn là vấn đề phức tạp và có tính
nhạy cảm về chính trị. Mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành, đặc điểm kinh
tế - văn hóa khác nhau, nên quan hệ giữa các cộng đồng dân tộc rất dễ phát
sinh bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến xung đột, gây tác động xấu đến đời sống
chính trị - xã hội. Vì vậy, đối với bất kỳ một quốc gia nào, việc giải quyết các
vấn đề dân tộc ln giữ vai trị quan trọng, nhất là các quốc gia đa dân tộc thì
điều đó càng được chú trọng hơn.
Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hịa bình, hợp tác cùng phát triển
là xu thế chung, chủ đạo trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Mặc dù
vậy, các cuộc chiến tranh cục bộ, nhất là tình trạng xung đột giữa các dân tộc,
các tôn giáo vẫn thường xuyên diễn ra và ngày càng có tính chất phức tạp, trở
thành vấn đề “nóng” ở nhiều quốc gia, điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh của quốc gia đó mà cịn tác động đến hịa bình, an ninh của
khu vực và thế giới.
Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân
tộc có trình độ phát triển khác nhau, có những đặc trưng kinh tế - văn hóa
riêng, nên Việt Nam ln phải đối đầu trước những âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực chống đối trong và ngoài nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của dân
tộc Việt Nam, gây nên bất ổn về chính trị, về trật tự an tồn xã hội. Các thế

lực chống đối luôn lợi dụng những vấn đề của lịch sử, sự khác biệt giữa các
dân tộc, những thiếu sót trong q trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng… để kích động, tổ chức các hoạt động chống phá. Do đó, vấn đề
đồn kết tồn dân tộc để giữ vững chính trị - an ninh, tập hợp được sức mạnh


6

của toàn thể dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có vai trị hết
sức quan trọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam
trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực
tiễn tình hình các dân tộc của đất nước, đã khơng ngừng bổ sung, hồn thiện
chủ trương, chính sách dân tộc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng
thời kỳ cách mạng; thực hiện đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng
hợp làm nên những thắng lợi quan trọng trong cách mạng Việt Nam hơn 80
năm qua.
Theo nhiều sử liệu cịn lưu lại thì trước đây dân tộc Chăm cư trú trên dải
đất thuộc miền Trung Việt Nam, được gọi là vương quốc Champa. Nhưng
cũng như nhiều quốc gia khác vào thời cổ - trung đại, Champa đã trải qua
nhiều biến cố và vì những biến cố đó mà người dân Champa phải lưu tán ở
nhiều nơi. Trong quá trình đan xen định cư với các dân tộc khác, sự tác động
của những yếu tố: môi trường, kinh tế, xã hội cũng như cùng với xu hướng
phát triển ngày một đi lên của xã hội loài người nói chung mà người Chăm đã
tiếp thu, sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa mới. Điều đặc biệt là trong dân tộc
Chăm ngày nay đã hình thành nên ba nhóm riêng biệt mà người ta quen gọi
mỗi nhóm theo tên gọi của tơn giáo: nhóm Chăm Bàlamơn, nhóm Chăm Bàni,
nhóm Chăm Islam và mỗi nhóm đều thể hiện bản sắc văn hóa riêng, làm cho
nền văn hóa Champa càng thêm phong phú.
Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực vượt bậc của bản thân, nhờ sự đầu
tư và hỗ trợ to lớn theo các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước

như Nghị quyết số 22 - NQ/TW của Bộ Chính trị tháng 11 - 1989, Quyết định
số 72 - QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng tháng 3 - 1990 về phát triển kinh
tế - xã hội miền núi; đặc biệt là Chỉ thị số 121 - CT/TW tháng 10 - 1981 và
Thông tri 03 - TT/TW tháng 10 - 1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
công tác đối với đồng bào Chăm, Chỉ thị số 06 - CT - TTg tháng 2 - 2004 của


7

Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm an ninh - trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới,
đồng bào đã đạt được những thành tựu đáng kể: Kinh tế không ngừng phát
triển, đời sống được cải thiện rõ rệt, đời sống văn hóa có nhiều khởi sắc, giáo
dục và đào tạo có tiến bộ; chính trị, xã hội từng bước được ổn định, đoàn kết
dân tộc ngày càng được củng cố.
Tuy vậy, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chưa tương xứng với tiềm
năng và nhu cầu phát triển của đồng bào Chăm; hệ thống chính trị cơ sở ở
một số nơi còn yếu, lực lượng đảng viên, cán bộ cốt cán người Chăm cịn
mỏng; một số lãnh đạo đảng, chính quyền, đồn thể các cấp chưa nhận thức rõ
tính đặc thù của đồng bào Chăm, lại không thường xuyên chỉ đạo thực hiện
các chủ trương, chính sách và tuyên truyền vận động quần chúng để tránh sự
lợi dụng kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch, nên còn tiềm ẩn một số
nhân tố bất lợi cho khối đại đoàn kết dân tộc mà địch có thể lợi dụng.
Những hạn chế và bất cập nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự
bất cập về nhận thức tính đặc thù tộc người của cán bộ các cấp trong công tác
chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách cũng như vận động, tuyên truyền
quần chúng. Chính sự bất cập này đã tạo khoảng cách giữa mục tiêu và thành
quả phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và
phát triển lực lượng đảng viên và cán bộ người Chăm, hạn chế sự nhích gần
và gắn bó của người Chăm với cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.

Xuất phát từ lý do trên, để làm rõ chính sách của Đảng đối với dân tộc
Chăm tỉnh Ninh Thuận, đồng thời góp phần tìm hiểu một khía cạnh chính
sách của Đảng về một dân tộc trong tổng thể chính sách của Đảng về các dân
tộc ở Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo quá
trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với người Chăm giai đoạn


8

1992 - 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với một bề dày về lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm là một trong những
di sản văn hóa đồ sộ, phong phú trong kho tàng văn hóa của 54 dân tộc Việt
Nam, là một mảng màu làm nên sự đa dạng, sinh động trên bức tranh tồn
cảnh của bản sắc văn hóa Việt Nam. Với nhiều lớp văn hóa tích tụ, bồi đắp
trong q trình lịch sử lâu dài, văn hóa Chăm cho đến nay vẫn luôn là đối
tượng hấp dẫn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tác phẩm Những vấn đề dân tộc học miền Nam Việt Nam (1978) do
Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, là sự tiếp xúc đầu
tiên của các nhà khoa học xã hội Việt Nam với văn hoá Chăm. Đây là cơng
trình khảo sát dân tộc học có giá trị với sức mạnh tổng hợp của nhiều chuyên
ngành khác nhau mà khi nghiên cứu về văn hóa Chăm khơng thể bỏ qua.
Cơng trình Người Chăm ở Thuận Hải (1989) của Phan Xuân Biên, Phan An,
Phan Văn Dốp, đã nêu lên những vấn đề cơ bản về kinh tế nông nghiệp,
ngành nghề thủ công, dân số, tổ chức xã hội truyền thống, hơn nhân gia đình,
tín ngưỡng tơn giáo và q trình hòa nhập của người Chăm trên con đường
xây dựng xã hội XHCN. Đây là cơng trình khảo sát có tính chất tổng hợp về
đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Chăm. Hai năm sau đó, cơng trình
Văn hố Chăm (1991) của Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, nghiên

cứu toàn diện hơn về hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hoá của người
Chăm ở Việt Nam.
Riêng lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm đến như Phan Quốc Anh (2006) Nghi lễ vòng đời người của người Chăm
Ahiêr ở Ninh Thuận. Hồng Minh Đơ (Chủ biên), (2006) Tín ngưỡng, tơn
giáo trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận chứa đựng


9

nhiều tư liệu về chính sách của Đảng - Nhà nước và số liệu báo cáo về tín
ngưỡng, tơn giáo của người Chăm. Qua đó, đưa ra các kiến nghị về chính
sách tơn giáo đối với người Chăm. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên), (2007)
Một số vấn đề cơ bản về tơn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh
Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay. Đồng tác giả Ngơ Thị Chính - Tạ Long
(2007) Ảnh hưởng của các yếu tố tộc người tới phát triển kinh tế - xã hội của
dân tộc Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Inrasara (1999) Các vấn đề văn hoá xã hội Chăm, Văn hoá Chăm nghiên
cứu và đối thoại (2003). Sakaya (2003) Lễ hội người Chăm. Phú Văn Hẳn
(Chủ biên), (2005) Đời sống văn hố và xã hội người Chăm Thành phố Hồ
Chí Minh, đã giới thiệu khái quát về những hoạt động đời sống và sinh hoạt
tôn giáo cũng như những tồn tại, khó khăn của người Chăm ở Thành phố Hồ
Chí Minh đang đối mặt.
Đổng Văn Dinh đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Hà Nội với đề
tài Ảnh hưởng của tín ngưỡng, tơn giáo đối với đời sống tinh thần người
Chăm Ninh Thuận hiện nay - thực trạng và giải pháp (2005). Cơng trình này
đã nêu lên thực trạng và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, tơn giáo đối với đời
sống vật chất và tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận - nhất là đời sống
tinh thần của đồng bào hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.

Hồng Chí Bảo (chủ biên), (2009) Bảo đảm bình đẳng và tăng cường
hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Nội dung của cuốn sách nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan
hệ dân tộc và chính sách dân tộc, đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội
và các quan hệ dân tộc, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn
đề dân tộc, các quan hệ dân tộc, tạo sự cơng bằng bình đẳng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nước ta hiện nay.


10

Riêng về tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách dân tộc, chúng tơi chủ yếu tham khảo các tài liệu như Văn kiện
Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, của Chính phủ, của
Đảng bộ tỉnh… về chính sách dân tộc đối với dân tộc Chăm; các báo cáo của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Dân vận, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận về thực
hiện chính sách dân tộc đối với dân tộc Chăm. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả đã tham khảo trực tiếp Chỉ thị 121 - CT/TW ngày 26 - 10 - 1981 của
Ban Bí thư Trung ương về công tác đối với đồng bào Chăm, Thông tri 03 TT/TW ngày 17 - 10 - 1991 về công tác đối với đồng bào Chăm và Chỉ thị
06/2004/CT - TTg ngày 18 - 2 - 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với
đồng bào Chăm trong tình hình mới. Đặc biệt, chúng tơi đã tham khảo trực
tiếp tồn văn kế hoạch số 2887/KH - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
Thuận theo Chỉ thị 06/2004/CT - TTg ngày 18 - 2 - 2004 của Thủ tướng
Chính phủ và báo cáo sơ kết việc thực hiện kế hoạch này, để làm rõ vai trò
của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã vận dụng các chủ trương, chính sách dân tộc
của Đảng đối với đồng bào Chăm để xây dựng nên Nghị quyết riêng chỉ đạo
công tác dân tộc đối với đồng bào Chăm trong tỉnh.
Ngồi những cơng trình nói trên, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã
thu thập được trong quá trình nghiên cứu tại tỉnh Ninh Thuận. Tác giả đã

phỏng vấn với những người làm công tác quản lý dân tộc ở địa phương, các
chức sắc và một số người dân ở địa phương. Nhìn chung, tổng quan về tình
hình nghiên cứu dân tộc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận trên các lĩnh vực văn hoá,
xã hội, kinh tế, tơn giáo tín ngưỡng… đã được đề cập khá nhiều. Nhưng dưới
khía cạnh Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo q trình thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng đối với người Chăm giai đoạn 1992 - 2010 thì chưa có một
cơng trình chun khảo nào dưới góc độ chun ngành lịch sử Đảng.


11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Thuận về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào Chăm.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi ở tỉnh Ninh Thuận - nơi dân
tộc Chăm sinh sống đông nhất, và đề tài được nghiên cứu giới hạn trong thời
gian từ năm 1992 đến năm 2010.
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của luận văn là làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ thể hiện ở sự
vận dụng chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào Chăm ở Ninh Thuận,
khẳng định sự đóng góp của đồng bào Chăm đối với sự nghiệp xây dựng đất
nước. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm để lãnh đạo tốt chính sách dân tộc của
Đảng đối với đồng bào tại địa phương.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:
- Tìm hiểu đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Chăm Ninh Thuận.
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
Ninh Thuận đối với đồng bào Chăm giai đoạn 1992 - 2010.
- Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào Chăm ở Ninh
Thuận.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc.


12

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là: phương pháp lịch sử, phương
pháp logíc kết hợp với phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đối với những quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, nghiên cứu về chính
sách dân tộc của Đảng đối với dân tộc khơng những phản ánh đặc điểm nơi cư
trú, điều kiện sinh hoạt, sự giao tiếp văn hóa… mà cịn nói lên trình độ phát
triển kinh tế, xã hội của từng dân tộc. Do vậy về chính sách của Đảng đối với
các dân tộc là một trong những chương trình lớn mà Đảng, Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Vì đó là cơ sở nhằm xây dựng ngày càng vững chắc khối đoàn
kết dân tộc và tạo điều kiện giúp đỡ các bộ phận dân tộc thiểu số phát triển
tương đồng với dân tộc đa số trên mọi lĩnh vực.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu, luận văn làm rõ sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chăm
nói riêng, đập tan luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, khẳng định vai trị lãnh đạo
của Đảng trong cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện hóa đất nước, xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Qua việc nghiên cứu sẽ góp phần tạo nguồn tư liệu có hệ thống vào việc
nghiên cứu về chính sách của Đảng đối với các dân tộc ở địa phương. Đề tài
cũng có thể cung cấp cho chính quyền địa phương làm tài liệu tham khảo để
đề ra những chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đồng bào Chăm cùng các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

vươn lên giành thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo.
Đề tài được chia thành 3 chương


13

Chương 1: Khái quát về người Chăm ở Ninh Thuận và q trình thực
hiện chính sách dân tộc đối với người Chăm của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận
trước năm 1992.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc đối với người Chăm giai đoạn 1992 - 2010.
Chương 3: Đánh giá chung về quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đối với người Chăm giai đoạn 1992 2010.


14

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ Q
TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHĂM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN
TRƯỚC NĂM 1992
1.1. Khái quát về tỉnh Ninh Thuận
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh của vùng cực Nam Trung Bộ đã nhiều lần thay
đổi địa giới hành chính. Trong vương quốc Champa xưa, Ninh Thuận và Bình

Thuận (Thuận Thành) thuộc châu Panduranga, nằm ở cực Nam Trung Bộ và
là một trong bốn châu (có giai đoạn là ba châu) của Champa bao gồm:
Amaravati ở phía Bắc từ vùng Bình Trị Thiên đến Quảng Nam; Vijaya từ
Quãng Ngãi đến Bình Định; Kauthara từ Phú Yên đến Khánh Hịa và
Panduranga từ Ninh Thuận đến Bắc Bình Thuận.
Năm 1693, Ninh Thuận là một phủ của Bình Thuận gồm hai huyện của
Yên Phước và Tuy Phong, ranh giới từ Vĩnh Xương (Khánh Hịa) đến Hịa Đa
(Bình Thuận). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) Ninh Thuận vẫn là một phủ
thuộc Bình Thuận nhưng chỉ có hai huyện là Tuy Phước và An Phước. Năm
Đồng Khánh thứ 3 (1888) Ninh Thuận thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm Thành
Thái thứ 13 (1901), Phủ Ninh Thuận đổi thành đạo Ninh Thuận. Đạo Ninh
Thuận bấy giờ gồm ba huyện là An Phước, huyện Thổ và huyện Hán.
Năm Duy Tân thứ 7 (1913), đạo Ninh Thuận đổi làm tỉnh Ninh Thuận,
qua năm 1915 lại cải thành phủ Ninh Thuận thuộc vào tỉnh Khánh Hịa, gồm
có huyện An Phước và 5 tổng là Phú Quý, Kinh Dinh, Mỹ Tường, Vạn Phước
và Đắc Nhơn. Đến năm Khải Định thứ 7 (1922) một lần nữa phần đất Ninh


15

Thuận lại được tách khỏi tỉnh khánh Hòa để lập thành đạo Ninh Thuận. Đến
năm Bảo Đại thứ 7 (1942), đạo Ninh Thuận được cải thành tỉnh Ninh Thuận.
Sau cuộc đảo chánh Nhật ngày 9 - 3 - 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim
cải tổ nền hành chính, Ninh Thuận vẫn giữ làm một tỉnh, đứng đầu là một
viên Tuần vũ, đóng trụ sở tại tịa sứ cũ, ở Phan Rang.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Ninh Thuận được chia thành
ba huyện: Ninh Hải hạ, Ninh Hải thượng và Ninh Sơn. Năm 1958, tỉnh Ninh
Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước
(quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Ngày 6 - 4 - 1960, thành lập
quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận

Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Trước ngày 16 - 4 - 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm
có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.
Sau ngày 30 - 4 - 1975, Ninh thuận được sát nhập với Bình Thuận,
Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.
Đầu tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh
ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp
nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có một thị xã (Phan
Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An phước). Từ 1977 đến 1981, địa
bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và 3 huyện hợp nhất thành 2 huyện là
huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với
thị trấn huyện lỵ Phan Rang. Từ năm 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính
cũ là 1 thị xã và 3 huyện.
Ngày 26 - 12 - 1991, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp
thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh
Thuận. Ngày 1 - 4 - 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi
đó, tỉnh Ninh Thuận gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn,
Ninh Hải, Ninh Phước). Hiện nay, Ninh Thuận có 1 thành phố (Thành phố


16

Phan Rang - Tháp Chàm) và 6 huyện (Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, Bác
Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh miền Trung Việt Nam. Ninh Thuận có diện tích
khoảng 3.358km2 nằm ở vị trí địa lý từ 11018’14’’ đến 12009’15’’ vĩ độ Bắc
và từ 108009’08’’ đến 109014’25’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hịa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Đơng giáp biển Đơng. Là một tỉnh nằm ở vị trí trung điểm giao thông dọc

theo quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất và quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Ninh
Thuận có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, văn hóa và
kinh tế của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam
Ranh 60 km, cách Thành phố Nha Trang 105 km và cách Thành phố Đà Lạt
110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là
vùng núi cao giáp Đà Lạt, Phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển.
Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là
miền Viễn Tây của Việt Nam. Ninh Thuận là một tỉnh đa dạng địa hình: miền
núi, đồng bằng, ven biển. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên
tồn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Đồng bằng
Do đặc điểm của địa hình kiến tạo, vùng đồng bằng Ninh Thuận là một
cái trũng nằm sát hệ thống chân núi Lâm Viên - Lâm Đồng trải dài đến tận
biển. Đồng bằng ở đây được phù sa bồi đắp, một phần là nước mưa xâm thực
mạnh vào các sườn núi tạo nên các “phay” và những dịng sơng lớn mang
theo phù sa lắp dần vùng vịnh. Phần khác do vùng này là một lịng chảo, có


17

núi bao bọc cho nên mặt nước ở đồng bằng này yên lặng, phù sa dễ dàng lắng
đọng không bị cuốn trôi ra biển cả. Qua thời gian lâu dài phù sa đọng lại
thành nhiều lớp lấp đầy vùng vịnh tạo nên đồng bằng ngày nay.
Tuy nhiên, vì khí hậu nơi đây đặc biệt khơ nóng, ít mưa, nên xưa kia việc
khai khẩn trồng trọt trên đồng bằng này gặp rất nhiều trở ngại, nhất là thiếu
nước. Mỗi năm chỉ vào mùa mưa, nơng dân mới có thể cày bừa được và chỉ
thu hoạch một mùa. Diện tích đất nơi đây nhiều nơi cịn bị bỏ hoang vì thời
tiết nắng nóng, khơ cạn.

Tuy nhiên, người dân nơi đây khơng đầu hàng bởi sự tàn phá của thiên
nhiên trên bước đường sinh tồn và phát triển. Trước đây người Chiêm Thành
đã biết xây đắp các cơng trình thủy lợi, ngăn nước sông, nước suối cho chảy
vào các mương rạch xuyên qua các cánh đồng, tăng gia diện tích canh tác và
một số ruộng cấy được hai mùa. Nhờ vậy diện tích canh tác được gia tăng,
sản xuất được nhiều lương thực ni nấng dân làng, hình thành nên làng xóm,
cư dân trù phú và đồng bằng màu mỡ như ngày nay.
Sông ngòi
Ninh Thuận nằm trong địa thế như một bức tranh vĩ đại, bờ thành là
những dãy núi nối tiếp nhau bao quanh, mà cửa thành là bờ biển dài khoảng
25 cây số, từ Ninh Chữ đến Sơn Hải. Địa thế đặc biệt trên đây đã chi phối
nặng nề sự hình thành của sơng ngịi Ninh Thuận. Nước mưa từ trên sườn núi
quanh tỉnh dồn xuống thành các khe suối, tất cả các khe suối này đều chảy
vào rún là khu lịng chảo ở giữa, tạo nên nhiều con sơng rạch như sông Dinh
(sông Cái), sông Pha, sông Ma Lâm, sông Quao, sông Lu và hàng ngàn con
suối khác chằng chịt như lịng bàn tay xịe ngón chảy về đồng bằng như suối
Ma Ty, suối Tía, suối Than, suối Trại Thịt, suối Yahac, suối Dầu, suối Me…
Trong đó chỉ có con sông lớn nhất là sông Dinh, dài khoảng 100 cây số bắt
nguồn từ các dãy núi cao ở Tây Bắc với nguồn chính là sơng Tơ Hạp (Khánh


18

Hòa) rồi chảy qua nhiều khe núi và cuối cùng tạo thành nhiều cửa sông đổ ra
biển Đông.
Đặc điểm của sơng ở đây là ngắn, dốc có nhiều khe đá. Do vậy sơng
ngày thường thì nước cạn khơng sâu lắm, đến mùa mưa thì nước đổ xuống từ
các núi đá chảy xiết, đổ vào lòng chảo, gây nên nhiều cơn lũ lụt. Do đặc điểm
của sông như vậy, nên hầu hết các sông, suối ở Ninh Thuận rất cạn, không thể
dùng làm phương tiện thủy vận được, chỉ dùng vào nông nghiệp mà thôi.

Bờ biển
Ninh Thuận là một tỉnh miền Duyên hải. Bờ biển Ninh Thuận bắt nguồn
từ mũi Cà Tiên giáp giới Cam Ranh ở phía Bắc xuống đến thơn Lạc Nghiệp,
giáp Bình Thuận về phía Nam. Bờ biển Ninh Thuận dài 105km, vùng lãnh hải
18.000km2, có các cửa biển chính như Vĩnh Hy, Khánh Hải, Đơng Hải và Cà
Ná.
Nhìn lên bản đồ Ninh thuận, chúng ta thấy bờ biển theo chiều những
đường thẳng gãy, mỗi chỗ gãy như vậy được đánh dấu bằng một mũi đá nhô
đầu ra biển. Nhiều đoạn bờ biển nằm sát ngay núi, có những ngọn núi cao tới
hơn 1.000m và hình thành nên những con suối nước ngọt chảy từ trên núi
xuống, từ trong núi ra tạo nên những mạch nước ngọt ngầm ngay bờ biển.
Bờ biển Ninh Thuận cao và dốc, có những bãi cát đẹp mịn màng như bãi
Ninh Chữ. Nhưng cũng có bãi đá lơ nhơ nằm sát chân núi như biển Cà Ná…
Bãi biển lại nằm gần với các cửa sơng cho nên rất thuận lợi cho việc tìm nước
ngọt, đào giếng nước ngọt trong chuyến viễn hành của ngư dân biển. Ngoài
những bãi biển đẹp và các cửa sơng nước ngọt, biển Ninh Thuận cịn có
những hịn đảo xếp thẳng hàng, làm bình phong cho bờ phía trong. Đó là đảo
Hịn Trứng, Hịn Chụt, Hịn Tý, Hịn Sam, Hòn Đỏ… (Mỹ Tân - Ninh
Thuận), đảo Hòn Khỉ (Cà Ná - Ninh Thuận)… Tuy vậy đây chỉ là những hịn
đảo nhỏ nằm trên diện tích biển rộng, nên mặt biển ở đây trống trải, cộng với


19

vách núi bao quanh đã chắn gió làm cho bờ biển Ninh Thuận khơng có gió
bão như ở nơi khác, ghe thuyền qua đây ít khi bị tai nạn.
Khí hậu
Khí hậu ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa. Ở
đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 8 năm sau. Nhưng do địa thế khá đặc biệt nên dù mùa mưa kéo dài,

Ninh Thuận vẫn là tỉnh khô hạn. Những dãy núi cao bao quanh đã trở thành
những bức bình phong chắn những luồng gió mùa Đơng - Bắc và Tây - Nam
mang mây và mưa tới Ninh Thuận. Vì vậy, vùng trời Ninh Thuận ln trong
xanh, nắng chói chang và có lượng mưa thấp nhất cả nước. Lượng mưa trung
bình hàng năm 700 - 800 mm, độ ẩm khơng khí từ 75 - 77%, nhiệt độ trung
bình hàng năm từ 26 - 270c.
Với những đặc điểm địa lý, khí hậu như vậy đã làm cho Ninh Thuận trở
thành một vùng khí hậu đặc thù, khác biệt với các vùng khác ở Việt Nam, ít
nhiều góp phần làm cho Ninh thuận có những nét khá riêng về kinh tế, chính
trị và văn hóa.
1.1.3. Dân số, đặc điểm dân cư, dân tộc
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2009, dân số tỉnh
Ninh Thuận có 565.677 người cư trú ở 6 huyện, 1 thành phố với 47 xã, 15
phường, 3 thị trấn, 265 thơn. Trong đó tập trung đơng nhất ở Thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm (162.547 người) và thấp nhất ở huyên Bác Ái (24.350
người). Mật độ dân số là 168 người/km2.
Ngoài người Việt với dân số 393.000 người chiếm 78,3%, hiện nay có
26 dân tộc ít người với tổng số 19.034 hộ với 111.850 người. Trong đó, dân
tộc Chăm 61.359 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh, dân tộc Raglai có
47.596 người chiếm 9,4%. Cịn lại 24 dân tộc thiểu số khác với số lượng
không nhiều (3.119 người) .


20

Ninh Thuận cũng là tỉnh hội đủ các tôn giáo lớn trên thế giới mà ít có địa
phương nào ở Việt Nam có được là Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo,
Hồi giáo, Bàlamơn giáo. Trong đó, Bàlàmơn giáo trong người Chăm chiếm tỷ
lệ gần 60% số người Chăm và là tôn giáo cổ xưa nhất, du nhập sớm nhất vào
Đông Dương.

Người Việt (Kinh) ở Ninh Thuận sống bằng hai nghề chính là ngư
nghiệp và nơng nghiệp. Các làng người Việt làm nghề đánh cá biển trải dọc
suốt 105km bờ biển từ thơn Bình Tiên, xã Cơng Hải (nam vịnh Cam Ranh)
đến vịnh Cà Ná. Đây là cộng đồng ngư dân có nguồn gốc từ Nam - Ngãi Bình - Phú. Họ vẫn giữ được những nét văn hóa dân gian của cư dân ven biển
Trung Bộ như tục thờ cá Ơng, hị và múa bả trạo. Các làng người Việt làm
nông nghiệp đa phần ở đồng bằng, trồng lúa nước, nho, hành, tỏi và những
năm gần đây có thêm nghề chăn ni bị, dê, cừu, ni tơm giống, sản xuất
muối v.v.
Người Chăm ở đồng bằng, từ lâu đời sinh sống bằng nơng nghiệp, nghề
chính là trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn ni bị, dê và cừu.
Kinh tế của vùng nông thôn người Việt cũng như người Chăm cũng cịn nhiều
khó khăn, phụ thuộc vào thời tiết, ngun nhân chính là khơng chủ động nước
do hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện. Ngày nay, người Chăm ở Ninh Thuận
khơng chỉ cịn trồng lúa mà đã phát triển cơ cấu công nông nghiệp, trồng nho,
cây công nghiệp và phát triển chăn ni. Ni cừu, bị và dê là một trong
những thế mạnh của nơng dân Ninh Thuận nói chung và của người Chăm nói
riêng. Ở Ninh Thuận cịn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là làng gốm
Chăm cổ truyền ở Palei Hamu Chrawk (Bầu Trúc) và làng nghề dệt thổ cẩm ở
Palei Chaklaing (Mỹ Nghiệp). Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và
Chính quyền địa phương cùng với bà con Chăm đã tìm mọi cách để duy trì,


21

bảo tồn và phát triển hai làng nghề độc đáo của người Chăm, bởi vì đây
khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả về văn hóa.
Kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng đồng bào Chăm từ sau khi đất nước
đổi mới (1986), nhất là những năm gần đây có sự phát triển rõ rệt. Hạ tầng cơ
sở được xây dựng, 100% các palei (làng) Chăm đã có điện, nước sạch nơng
thơn, hệ thống thủy lợi, đường giao thơng đã hồn chỉnh, tồn bộ các palei đã

được phủ sóng phát thanh truyền hình, 100% các xã vùng đồng bào Chăm đều
có trường học, trạm y tế. Ở các palei Chăm hôm nay, hầu hết các nhà xây kiên
cố, có nhiều nhà tầng. Đội ngũ trí thức người Chăm ngày càng đơng đảo.
Nhưng, để hịa nhập vào dịng chảy của sự phát triển trong văn hóa Chăm
cũng đang diễn ra quá trình giao thoa mạnh, những yếu tố văn hóa truyền
thống đang mất đi, thay vào đó là những yếu tố văn hóa của thời đại.
Người Raglai sinh sống ở miền núi, trồng lúa rẫy, bắp, đậu và chăn ni
bị, dê. Trước đây, người Raglai sống du canh du cư trên các dẻo núi cao,
những năm gần đây đã định canh định cư và đang diễn ra quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa.
1.2.

Khái quát về đời sống của người Chăm ở Ninh Thuận

Ninh Thuận là địa bàn cư trú xưa nhất và hiện nay tập trung người Chăm
đông nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận năm
2010, người Chăm ở Ninh Thuận có số dân là 67.274 người (chiếm 41, 6%
tổng số người Chăm tại Việt Nam), họ sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng, xen kẽ với các dân tộc anh em ở 22 làng (29 thôn) thuộc 13 xã của 6
huyện, 1 Thành phố (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc,
Thuận Nam và Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm); trong đó tập trung đông
nhất là ở huyện Ninh Phước với dân số khoảng 51.527 người.


22

1.2.1. Hoạt động kinh tế
Những hoạt động kinh tế của đồng bào Chăm khá phong phú, đa dạng và
phát triển. Có thể thấy rõ hai hoạt động sản xuất chính của đồng bào Chăm là
nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Về nơng nghiệp
Người Chăm là một cư dân có truyền thống nơng nghiệp. Trong nền kinh
tế truyền thống, người Chăm có một nền nông nghiệp phát triển khá sớm. Từ
lâu đời họ đã biết đắp đặp khai mương để trồng lúa nước mà đến nay vẫn cịn
các dấu vết các cơng trình thủy lợi trên dải đất miền Trung như: đập Do Linh
(Quảng Trị), đập Nha Trinh và đập Marên (Ninh Thuận). Họ cịn có kỹ thuật
canh tác ruộng nước khá cao. Tùy theo loại ruộng như ruộng gò (hamu tanu),
ruộng cát (hamu cwah), ruộng sâu (hamu dhong) mà họ có kỹ thuật canh tác
và sử dụng các loại giống lúa khác nhau. Bên cạnh làm ruộng người Chăm
còn là những người làm vườn giỏi, họ trồng nhiều hoa màu và cây ăn trái.
Trước kia người Chăm còn làm nghề đi biển, họ là những thủy thủ can
trường, là những người bn bán giỏi. Nói chung, kinh tế truyền thống của
người Chăm bao gồm cả nghề nông, nghề đi biển và khai thác rừng. Ba hình
thái kinh tế đó đã góp phần làm cho đời sống kinh tế Chăm phát triển phồn
thịnh và hiện nay còn in dấu ấn đậm nét trong lễ hội Chăm. Tuy nhiên ngày
nay, một số ngành kinh tế truyền thống đã bị mất đi, hiện nay người Chăm
không làm nghề biển. Tuy một số làng Chăm ở Ninh Thuận như Bỉnh Nghĩa,
Tuấn Tú vẫn còn sống gần biển nhưng họ không làm nghề biển mà quay lưng
với biển. Đa số người Chăm ở Ninh Thuận (khoảng hơn 90%) sống bằng
nghề nơng, và một ít làm nghề chăn ni và khai thác rừng. Đến nay họ vẫn
cịn phát huy truyền thống làm lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoạt
động nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo trong đời sống kinh tế của người
Chăm Ninh Thuận hiện nay.


23

Về thủ cơng nghiệp
Người Chăm là một dân tộc ít người ở Việt Nam đã có nghề thủ cơng
như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền, đóng xe trâu, xe bị, chạm vàng sớm nổi

tiếng. Sản phẩm của các nghề thủ công ấy trước đây từng được trao đổi, buôn
bán không chỉ trong phạm vi vương quốc Champa cổ mà còn với nhiều nơi
khác trong vùng. Tìm hiểu về nghề thủ cơng cổ truyền của đồng bào Chăm
vừa có thể góp phần soi sáng những đặc điểm văn hóa truyền thống vừa có
thể rút ra được những kinh nghiệm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội ở vùng Chăm hiện nay.
Tuy nhiên, ngày nay các nghề thủ công trên bị thất truyền. Hiện nay,
người Chăm ở Ninh Thuận chỉ còn lưu giữ lại hai nghề: nghề làm gốm (làng
Bầu Trúc) và nghề dệt (làng Mỹ Nghiệp).
Nghề gốm thủ công, Đồ gốm của người Chăm rất phong phú và đa dạng
về chủng loại. Nhìn chunng, nếu dựa vào chức năng sử dụng để phân loại thì
có thể xếp đồ gốm Chăm vào hai nhóm: đồ đun nấu hoặc để thực hiện đun
nấu như (nồi, trã, lò các loại…) và đồ đựng như (dụ, thạp, khương, lu,
chậu…). Nguyên liệu làm gốm có đất sét và cát. Chúng được trộn đều theo tỷ
lệ ít, nhiều tùy thuộc vào đồ gốm sẽ được làm nhỏ hay lớn.
Nghề gốm Chăm vẫn cịn mang tính tự sản, tự tiêu theo phương thức sản
xuất - kinh doanh khép kín ở mỗi gia đình người thợ từ khâu tìm kiếm nguyên
liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Họ mang sản phẩm do chính mình làm ra đi bán
khắp nơi. Gần đây mới xuất hiện hình thức mua bán nguyên liệu và thầu đồ
gốm.
Ngày nay ở Ninh Thuận còn tồn tại duy nhất một làng gốm Bầu Trúc.
Gốm ở đây là gốm cổ truyền, làm bằng tay, khơng có bàn xoay. Gốm được
trang trí nhiều loại hoa văn như: hoa văn khắc vạch, sóng nước, các hoa văn
hình học… Gốm Bầu Trúc được nung lộ thiên với ít nhiên liệu là củi và rơm


24

nhưng lò gốm vẫn cho ra sản phẩm tròn trịa, nhiều sắc màu khác nhau:
gốm chín đỏ, chín xám, xanh, đen, vàng… Sản phẩm gốm Bầu Trúc có

nhiều loại như: lu, chậu, lò nấu, đồ đựng và các sản phẩm nông nghiệp, đồ
dùng để cúng tế. Sản phẩm gốm được ưa chuộng trên thị trường và được
trao đổi với các cư dân quanh vùng như một số tỉnh miền Trung, miền Nam
và Tây Nguyên nước ta.
Hiện nay, người Chăm Bầu Trúc có đến 90% số người dân cịn làm gốm.
Họ vẫn còn bảo lưu nhiều truyền thống, kỹ thuật cổ xưa chưa có gì biến đổi.
Nghề gốm đang góp phần quan trọng cho kinh tế của người Chăm Bầu Trúc Ninh Thuận [81, tr. 30].
Nghề dệt thổ cẩm, vào đầu thế kỷ XX, nghề dệt vải của người Chăm vẫn
còn phổ biến ở vùng Thuận Hải (Ninh Thuận và Bình Thuận) và hầu hết phụ
nữ Chăm đều biết đến việc kéo sợi, dệt vải. Khác với nghề gốm, nghề dệt thủ
công cổ truyền này đã và đang tồn tại và tiến triển ở các làng Chăm Bàlamôn
và các làng Chăm Bàni, tập trung tiêu biểu nhất vẫn là ở các làng Chăm
Bàlamôn như Mỹ Nghiệp (palei Caklaing), Hữu Đức (palei Hamu Tanran) và
Chương Thiện (palei Hamu Ak).
Trước kia, lao động nghề dệt đóng khung trong mỗi gia đình. Tùy theo
điều kiện và khả năng về nhân lực, tiền vốn và thời gian mà vải dệt có nhiều
hoặc ít ở mỗi gia đình. Gần đây, bắt đầu xuất hiện sự thuê mướn nhân cơng
dưới một vài hình thức: th làm tháng, cơng nhật hoặc khốn ở một số khâu.
Ninh Thuận vẫn còn lưu truyền và phát triển nghề dệt ở làng Chăm Mỹ
Nghiệp. Làng Mỹ nghiệp có hơn 90% hộ gia đình làm nghề dệt. Nghề dệt
Chăm lắm cơng phu, phức tạp từ trồng bông, tách bông, quấn sợi, se chỉ…
cho đến dệt vải. Ngày nay trong kỹ thuật dệt họ đã bỏ qua các khâu trên mà
dệt từ sợi chỉ công nghiệp. Với kỹ thuật dệt đã đạt đến độ tinh xảo, phụ nữ
Chăm Mỹ Nghiệp đã tạo nên nhiều hoa văn và màu sắc đẹp mắt như hoa văn


×