Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm khóa hư lục của trần thái tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.22 KB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC & NGÔN NGỮ

PHẠM THỊ KIM CÚC

KHẢO SÁT TỪ NGỮ ẨN DỤ TRONG TÁC PHẨM
KHĨA HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC & NGÔN NGỮ

PHẠM THỊ KIM CÚC
(Thích Nữ Nguyên Thảo)

KHẢO SÁT TỪ NGỮ ẨN DỤ TRONG TÁC PHẨM
KHĨA HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TƠNG

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ


Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do và ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 8
6. Giới thiệu kết cấu luận văn .............................................................................. 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ TÁC GIẢ TRẦN THÁI TÔNG
1.1.

Khái niệm về ẩn dụ ............................................................................ .... 10

1.2.

Các loại ẩn dụ ........................................................................................... 12

1.3.

Các hình thức dụ trong kinh văn Phật giáo ............................................... 16

1.4.

Trần Thái Tơng và tác phẩm Khóa hư lục ................................................ 24


1.4.1. Hành trạng và sự nghiệp ....................................................................... 24
1.4.1.1. Thân thế hồng đế Trần Thái Tơng......................................... .... 24
1.4.1.2. Vị vua anh minh ..................................................................... .... 25
1.4.1.3. Sự nghiệp sáng tác ................................................................. .... 28
1.4.1.4. Đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm ................................ .... 30
1.4.2. Giới thiệu tác phẩm Khóa hư lục ........................................................ 32
1.4.2.1.

Truyền bản Khóa hư lục ............................................................. 32

1.4.2.2.

Giải thích nhan đề ....................................................................... 37

1.4.2.3.

Sơ lược nội dung ........................................................................ 38

TIỂU KẾT ............................................................................................................ 40

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TRONG KHÓA HƯ LỤC CỦA
TRẦN THÁI TÔNG


2.1. Các loại dụ trong tác phẩm Khóa hư lục ...................................................... 42
2.2.1. Ẩn dụ ......................................................................................................... 43
2.1.2. Thí dụ ................................................................................................... .... 56
2.2. Giá trị biểu đạt và đặc điểm các loại dụ - ẩn dụ trong Khóa hư lục ........ .... 64
2.2.1. Thể hiện giáo lý tư tưởng Phật – Thiền và những vấn đề về bản thể
luận ....................................................................................................................... 65

2.2.1.1. Những hình thức dụ thể hiện tư tưởng Phật – Thiền trong tác
phẩm Khóa hư lục ................................................................................................ 65
2.2.1.2. Những vấn đề bàn về bản thể luận trong Khóa hư lục ..... 76
2.2.2. Những hình thức dụ thể hiện những vấn đề giải thoát luận và con
đường tu chứng .................................................................................................... 79
2.2.2.1. Vấn đề giải thoát luận ....................................................... 79
2.2.2.2. Những con đường tu chứng .............................................. 81
2.2.2.3. Phương thức hành trì tu tập............................................... 85
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 91

CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG ẨN DỤ TRONG KHÓA HƯ LỤC CỦA
TRẦN THÁI TƠNG
3.1. Làm giàu vốn ngơn từ trong tác phẩm văn học Phật giáo Thiền tông ..... .... 93
3.2. Truyền tải giáo lý tư tưởng Phật – Thiền ..................................................... 102
3.3. Giúp người nghe pháp dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thực hành ........................... 111
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 119

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 124


1

DẪN NHẬP
1. Lý do và ý nghĩa khoa học của đề tài
Người Việt thường có lối sống tế nhị, nên ít dám nói lên điều mình muốn nói
mà thường dùng những hình ảnh khác có nét tương đồng về hình thức, cách thức,
phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng, thơng qua đó để bày tỏ những điều muốn đề
cập đến. Đó chính là biện pháp ẩn dụ. Về sau lối nói này được phổ biến khơng chỉ
trong dân gian mà các nhà văn cịn khéo léo vận dụng nó vào trong tác phẩm của

mình, nhằm làm cho lời văn, câu thơ mang nhiều ý nghĩa hơn.
Xưa kia tại xứ Ấn Độ Đức Phật Thích Ca thường dùng lối nói này để khai
thị, giáo huấn đệ tử, mà kinh văn có ghi chép lại. Khi Phật giáo được truyền vào
Việt Nam, Phật giáo nhanh chóng được nhân dân ta đón nhận, bên cạnh tiếp nhận
giáo lý tư tưởng còn tiếp nhận cách biểu đạt trong kinh văn, trong đó có ngơn ngữ
dụ. Vì thế từ ngữ ẩn dụ đã được lan rộng trong mọi tầng lớp xã hội. Trần Thái Tơng
cũng vận dụng từ ngữ ẩn dụ này để trình bày tư tưởng Phật - Thiền qua tác phẩm
Khóa hư lục. Chính những hình thức ẩn dụ đó đã góp phần làm giàu hệ thống từ
vựng và làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên phong phú, đa dạng về mặt ngữ nghĩa.
Nếu sử dụng tốt biện pháp này thì cách thức diễn đạt trong thơ văn chắc chắn sẽ súc
tích, bóng bẩy, truyền cảm, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Nó có khả năng truyền
tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thông điệp của người viết đến người tiếp nhận
văn bản.
Đó là lý do để người viết chọn đề tài “Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác
phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tơng” để nghiên cứu. Thiết nghĩ, đây là đề tài
có ý nghĩa khoa học và thiết thực. Hy vọng rằng nếu đề tài này thực hiện thành công
sẽ giúp những ai quan tâm hiểu sâu hơn về các hình thức dụ - ẩn dụ trong kinh văn
Phật giáo và trong tác phẩm văn học Phật giáo. Kết quả của luận văn hy vọng sẽ là
tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành Văn học và Ngôn ngữ, đối với tăng
ni sinh đang theo học các trường Phật học ở các cấp, cùng những ai quan tâm đến
Thiền học và văn học Phật giáo đời Trần.


2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ văn Lý - Trần là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ
nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau: triết học, văn hóa, văn học và ngơn ngữ
học. Trong đó, tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tơng đến nay đã có nhiều cơng
trình dịch thuật, nghiên cứu với những đóng góp đáng kể. Có thể điểm qua những

thành tựu nghiên cứu về tác phẩm Khoá hư lục của Trần Thái Tông theo các hướng
sau đây:

2.1. Thành tựu về dịch thuật, tác phẩm Khóa hư lục
- Trần Thái Tơng - Khóa hư lục do Nguyễn Đăng Thục dịch và chú thích,
Nxb Khng Việt, Sài gịn, 1972. Tác giả đã dịch và chú thích, đồng thời kèm theo
nguyên văn bản chữ Hán, để người đọc vừa xem bản dịch vừa đối chiếu.
- Khóa hư lục do Đào Duy Anh dịch, chú thích, giới thiệu, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1974. Trước khi cung cấp nguyên tác văn bản cùng bản dịch, người
dịch đã viết phần tổng luận “Tóm tắt về Thiền tông” của nước Đại Việt mà tiêu biểu
nhất là tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm.
- Khoá hư lục trong Thơ văn Lý - Trần, tập 2, của Viện Văn học, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1988. Ở phần đầu bản dịch, biên soạn đã giới thiệu cuộc đời sự
nghiệp hồng đế Trần Thái Tơng và dịch Khóa hư lục sang Việt ngữ. Sách đã chú
thích xuất xứ, chú thích tên người, tên địa danh, chú thích nghĩa của từ, chú thích
điển cố Nho, Phật, Lão và các loại điển cố rút từ nhiều sách, sử khác.
- Thích Thanh Kiểm dịch tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông
(Nguyễn Đăng Thục viết lời Tựa năm 1992), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tái bản 2003.
Người dịch đã dịch và chú giải văn bản, thuật ngữ Phật - Nho - Lão kể cả các vấn đề
liên hệ đến các tác giả Thiền phái Trúc Lâm.
- Lê Mạnh Thát (2004), Tồn tập Trần Thái Tơng, Nxb Tổng hợp Tp. HCM,
đã trình bày hai phần, phần thứ nhất: Nghiên cứu về Trần Thái Tông; phần thứ hai:
Tác phẩm thơ văn Trần Thái Tông. Trong phần hai tác giả dịch sát với nguyên bản,
đồng thời kèm theo nguyên bản Hán văn để người đọc dễ dàng so sánh đối chiếu.


3

2.2. Thành tựu nghiên cứu về Khóa hư lục theo hướng tìm hiểu nội
dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

Có thể nêu ra đây một số bài viết, cơng trình như sau:
- Nguyễn Phạm Hùng, 1995, trong luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn
“Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lý Trần”, sau đó in lại thành chuyên luận “Văn học Lý - Trần nhìn từ thể loại” (1996),
tác giả khẳng định văn học Lý - Trần là giai đoạn văn học viết đầu tiên của Việt
Nam. Về thể loại nghệ thuật thì văn học Lý - Trần tiếp thu của Trung Quốc, nhưng
quá trình sử dụng đã có sự thay đổi phù hợp với sắc thái của dân tộc và tạo ra nét
đặc sắc riêng của Việt Nam. Những thay đổi trong cách biểu cảm của thể loại chính
là do nội dung thể loại qui định. Với đề tài này tác giả góp phần vào việc tìm hiểu
quy luật tiếp nhận ảnh hưởng của các hình thức văn học nước ngoài vào Việt Nam
trong thời quá khứ.
- Nguyễn Phạm Hùng, 1997, “Trần Thái Tông – nhà thơ sám hối”, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 5 đã bàn về các hình thức sám hối mà Trần Thái Tơng nêu
ra trong tác phẩm Khóa hư lục.
- Nguyễn Cơng Lý, 1996, “Thiền học Lý - Trần với bản sắc dân tộc”, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 6, tác giả chỉ ra những nét riêng mang tính đặc thù dân tộc
của Thiền học thời Lý - Trần. Trong đó, tác giả khẳng định Khóa hư lục của Trần
Thái Tơng là một luận thuyết triết lý thể hiện tư tưởng thiền đạo mang chất Đại
Việt.
Nguyễn Công Lý, 1997, Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý –
Trần, Nxb Văn hóa Thơng Tin, Hà Nội đã có giới thiệu về tác phẩm Khóa hư lục
của Trần Thái Tơng.
- Nguyễn Công Lý, 1997, “Về bài tựa sách Thiền tông chỉ nam”, Tạp chí
Hán Nơm, số 2, tác giả nêu lên giá trị lịch sử, văn học và triết luận của bài Tựa. Nội
dung bài Tựa này chính là kim chỉ nam tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần.
- Nguyễn Công Lý, 2001, trong bài viết “Mấy nét đặc sắc về nghệ thuật của
văn học Phật giáo” Tạp chí Hán Nơm, số 4, tác giả cho rằng thơ Thiền đời Trần đã


4


tiếp thu, sử dụng và tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật của thơ luật Đường với những
quy định về niêm, luật, đối, nhịp rất nghiêm ngặt. Nhưng bên cạnh tính quy
phạm trên cịn có tính phá vỡ quy phạm, bất quy phạm. Tác giả trình bày một số đặc
trưng ngơn ngữ nghệ thuật thường gặp của văn học Phật giáo như: Sử dụng khái
niệm, phạm trù triết lý Thiền, mỹ học Thiền; dùng những ẩn dụ với tính ước lệ hóa,
dùng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghịch ngữ, phi lơgíc và sử dụng những
điển cố lấy từ kinh sách của tam giáo.
- Nguyễn Công Lý, 2002, Văn học Phật giáo thời Lý – Trần Diện mạo và đặc
điểm đã trình bày có hệ thống, đầy đủ về những diện mạo và những đặc điểm của
văn học Phật giáo đời Lý - Trần, trong đó có giới thiệu khá kỹ về Trần Thái Tông
và Thiền Tông chỉ nam tự cùng tác phẩm Khóa hư lục.
- Nguyễn Cơng Lý, 2002, trong bài viết “Mấy ý kiến về vấn đề bản thể luận
trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần”, tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, đã
khẳng định bản thể luận là vấn đề lớn, trong bài viết ngắn khó có thể trình bày hết
mà chỉ nêu lên những suy nghĩ bước đầu. Tác giả giới thiệu qua bản thể: “Bản thể
là căn bản tự thể của các pháp, mà các pháp là từ chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật
hiện tượng, dù là to nhỏ, hữu hình, vơ hình, chân thật, hư vọng. Sự vật cũng là vật,
đạo lý cũng là vật, tất thảy đều là pháp cả”. Chính những yếu tố này làm cho triết
lý của thơ văn lung linh, diễm lệ, giàu hình ảnh, gợi nhiều sự hấp dẫn.
- Nguyễn Công Lý, 2002, với bài viết “Mấy ý kiến về vấn đề giải thoát luận
và những con đường tu chứng trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần”, tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 6, cho rằng giải thoát luận là đề cập đến vấn đề tu chứng,
phương pháp tu tập, thiền định và nêu lên mối quan hệ biện chứng qua các phạm trù
như: chân- vọng, sinh - tử, hữu - vô v.v.. Tác giả lập luận chặt chẽ vấn đề giải thốt
luận, từ đó đưa ra nhận định về văn học Phật giáo Lý - Trần đã thể hiện giáo lý nhà
Phật khá đậm nét. Đó chính là một trong những khía cạnh nổi bật để làm nên đặc
điểm của bộ phận văn học này.


5


- Trần Lý Trai, 2004, trong luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Trần Thái Tơng và
Khóa hư lục, đã trình bày giá trị tư tưởng Thiền và thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Khóa hư lục, nhằm làm rõ tinh thần Thiền học trong tác phẩm Khóa hư lục.
- Trần Lý Trai, 2008, trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giá trị văn học trong
tác phẩm của thiền phái Trúc Lâm, đã trình bày giá trị nội dung tư tưởng và giá trị
nghệ thuật trong tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó, tác giả cịn đề cập
đến sự tiếp biến ngôn ngữ kinh điển Phật giáo trong các tác phẩm Thiền phái Trúc
Lâm.

2.3. Thành tựu nghiên cứu về Khóa hư lục theo hướng ngơn ngữ học
- Đồn Thị Thu Vân 1992, “Một vài nhận xét về ngôn ngữ thơ Thiền Lý –
Trần”, Tạp chí Văn học, số 2, tác giả chỉ ra ngôn ngữ thơ Thiền thường dùng ẩn dụ,
mang tính ước lệ, những khái niệm Thiền học, những hình ảnh mang tính nghịch
ngữ.
- Đồn Thị Thu Vân, 1996, với đề tài Khảo sát một số đặc trưng nhệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ X – thế kỷ XIV, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học. Ở chương 2 và chương 3, tác giả nêu một số đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Lý - Trần, khảo sát về ngôn ngữ thơ Thiền Lý - Trần đã đề cập đến
hình tượng con người, hình tượng thiên nhiên ngoại vật, không gian - thời gian nghệ
thuật, thể thơ, kết cấu, cách miêu tả, giọng điệu và so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ
Thiền Lý - Trần với thơ Nho cùng thời cũng như với thơ Thiền Trung Quốc, Nhật
Bản.
- Thích Tâm Thiện, 2000, với đề tài Tìm hiểu ngơn ngữ kinh điển Phật giáo,
trong phần 2 tác giả trình bày các loại hình ngơn ngữ trong kinh điển Phật giáo như:
Ngơn ngữ ẩn dụ, thí dụ; ngôn ngữ biểu tượng, biểu cảm; ngôn ngữ ly niệm, thực tại;
ngơn ngữ thiền định, tư duy. Đó là các ngôn ngữ đặc trưng, tiêu biểu của ngôn ngữ
trong kinh tạng Phật giáo. Tác giả khái quát tất cả các loại hình ngơn ngữ, mỗi loại
đều nêu lên giá trị của nó trong kinh Phật. Ngơn ngữ sử dụng trong kinh điển một
cách thiện xảo để nói lên sự thật của khổ đau và an lạc, của hư ngụy và chân thật

trong đời sống tâm thức của con người, cũng như dùng nó để ngầm giới thiệu một


6

cảnh giới giải thoát khỏi mọi lụy phiền trần thế. Cuối cùng tác giả lại khẳng định
một lần nữa ngôn ngữ ẩn dụ là một đặc trưng trong hệ thống ngôn ngữ kinh tạng
Phật giáo.
- Nguyễn Công Lý, 2011, với bài viết “Ý chỉ đoạn ngữ lục và bài kệ Thị tịch
của Khuông Việt thiền sư”, trong bài kệ Thị tịch đều là những hình ảnh dụ để nhằm
gợi mở tâm thức cùng phương pháp tu tập cho hành giả - người học đạo. Trong bài
viết tác giả đã nêu lại tám cách dụ trong kinh Niết bàn quyển thứ 29 như: Thuận
dụ, nghịch dụ, hiện dụ, phi dụ, tiên dụ, hậu dụ, tiên hậu dụ, biến dụ. Bởi tư tưởng giáo lý nhà Phật là giáo lý Khế cơ, nên với việc sử dụng hình thức dụ sẽ dễ dàng
phù hợp với căn cơ trình độ của từng người, ai cũng có thể hiểu được, nhận thức rồi
vận dụng được với từng mức độ khác nhau.
Có thể nói, từ trước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Trần Thái Tông, về
nội dung tư tưởng, về nghệ thuật của tác phẩm Khố hư lục, nhưng cơng bằng mà
nói, đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về từ ngữ ẩn dụ
trong tác phẩm Khoá hư lục.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích:
- Mục đích chính của luận văn là khảo sát các loại ẩn dụ, tìm hiểu đặc điểm
và chức năng của nó trong tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tơng.
- Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong tác phẩm để nhận ra giá trị
nội dung tư tưởng Thiền Trúc Lâm đời Trần mà hoàng đế - thiền sư Trần Thái Tông
đã thể hiện trong tác phẩm Khoá hư lục.

3.2. Đối tượng
Khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tơng để

qua đó tìm hiểu giá trị và tác dụng của phương thức chuyển nghĩa này, chính qua
hình thức chuyển nghĩa, người đọc có thể tìm hiểu nội dung tư tưởng của thiền phái
Trúc Lâm đời Trần.


7

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về từ ngữ ẩn dụ là vấn đề rộng, bao gồm cả ẩn dụ truyền thống
và ẩn dụ tri nhận. Ở luận văn này, người viết tự giới hạn tìm hiểu từ ngữ ẩn dụ
truyền thống đã được Trần Thái Tông sử dụng trong tác phẩm Khố hư lục. Cịn
việc nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận thể hiện trong tác phẩm, thiết nghĩ đây là một vấn
đề phức tạp, bản thân người viết lại chưa tường tận, nên trong luận văn này chưa
dám đề cập đến, đành xin hẹn dịp khác, khi có đủ điền kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu.
Tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông là văn bản chữ Hán nhưng khi
khảo sát từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm Khố hư lục của Trần Thái Tơng chúng tơi sử
dụng những bản dịch của các dịch giả như bản dịch của: Đào Duy Anh giới thiệu,
phiên dịch và chú giải Trần Thái Tơng – Khố hư lục, 1974, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội; Viện Văn học (1988), Thơ Văn Lý Trần, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội; Thích Thanh Kiểm (dịch), 2003, Khóa hư lục (Trần Thái Tông), Nxb Tôn giáo,
Hà Nội; Lê Mạnh Thát (2004), Tồn tập Trần Thái Tơng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
Khi khảo sát hệ thống từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm, ít nhiều chúng tơi cố
gắng đối sánh với ngun tác, bằng cách lựa chọn những câu thơ, câu văn với
những hình ảnh có xuất hiện từ ngữ ẩn dụ trong tác phẩm Khóa hư lục mà Trần
Thái Tơng đã khéo léo vận dụng nó nhằm thể hiện tư tưởng Thiền để truyền lại cho
đời sau.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nội dung của đề tài, người viết luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: bằng cách thống kê số lượng dụ - ẩn dụ (ẩn
dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ ) được Trần Thái Tông sử dụng trong Khóa hư lục. Kết
quả thống kê sẽ được phân loại phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng, miêu tả và
lý giải, phân tích cụ thể về các loại dụ - ẩn dụ trong tác phẩm thuộc loại hình văn triết bất phân này.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm làm nổi bật những nội dung mang tư
tưởng Thiền - Phật thông qua hệ thống các dụ - ẩn dụ được Trần Thái Tông sử dụng


8

trong Khóa hư lục bằng cách bám vào các văn bản dịch của các dịch giả: Đào Duy
Anh, Thích Thanh Kiểm, Lê Mạnh Thát và bản dịch trong Thơ văn Lý Trần, tập 2,
của Viện Văn học. Khi phân tích các hình ảnh dụ - ẩn dụ trong tác phẩm, chúng tôi
cố gắng rút ra nhận xét, đánh giá nghệ thuật sử dụng từ ngữ ẩn dụ của tác giả trong
việc truyền trao giáo lý tư tưởng Phật - Thiền.
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Trong quá trình thực hiện luận văn, người
viết sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu những đặc điểm từ ngữ ẩn dụ trong
tác phẩm Khóa hư lục nhằm thấy được tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm.
Tùy theo trình độ, căn cơ của đối tượng tham thiền, học Phật mà Trần Thái Tông sử
dụng những lớp từ ngữ ẩn dụ mang tính bình dân hay bác học để chuyển tải những
nội dung tư tưởng Thiền - Phật vốn rất uyên áo để người học đạo dễ thuộc, dễ nhớ
và dễ thực hành. Đồng thời so sánh đối chiếu những hình ảnh ẩn dụ trong tác phẩm
ở nguyên tác và bản dịch.
4. 4. Phương pháp hệ thống: bằng phương pháp này, luận văn sẽ hệ thống, khái quát
những vấn đề nghiên cứu để cơng trình luận văn thành một hệ thống hồn chỉnh,
đảm bảo kết cấu chặt chẽ mang tính lơgíc khoa học.

5. Đóng góp mới của đề tài
Khóa hư lục của Trần Thái Tông là một trong những thành tựu lớn của văn
học trung đại nói chung, của văn học thời Lý - Trần nói riêng. Đây là tác phẩm

mang nội dung tư tưởng Thiền - Phật thuộc thể loại luận thuyết triết lý và thuộc loại
hình văn - triết bất phân của thời trung đại. Trong tác phẩm, tác giả đã khéo léo vận
dụng hệ thống từ ngữ ẩn dụ để chuyển tải những tư tưởng Thiền - Phật. Ẩn dụ là
một hình thức chuyển nghĩa của ngơn ngữ được dùng phổ biến trong đời sống và
trong văn học. Qua đề tài này, luận văn sẽ có những đóng góp sau:
- Nêu lên hệ thống về từ ngữ dụ và ẩn dụ trong kinh văn Phật giáo, cụ thể là
trong tác phẩm Khoá lục lục của Trần Thái Tơng.
- Trình bày những đặc điểm và chức năng của ẩn dụ trong tác phẩm Khóa hư
lục của Trần Thái Tông.


9

6. Giới thiệu kết cấu luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập trình bày những vấn đề chung, trọng tâm của luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài và tác giả Trần Thái
Tông
Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ trong Khóa hư lục của Trần Thái Tơng
Chương 3: Chức năng ẩn dụ trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông
Cuối cùng là Kết luận, Tài liệu tham khảo.
Với kết cấu 3 chương như trên, chương 1 là chương nền tảng để từ đó đi sâu
vào 2 chương trọng tâm (chương 2 và chương 3) khi tìm hiểu đặc điểm và chức
năng ẩn dụ trong tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tơng.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ

TÁC GIẢ TRẦN THÁI TÔNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ẨN DỤ
Từ trước đến nay trong các sách nghiên cứu ngôn ngữ học trong và ngoài
nước, các nhà nghiên cứu thường coi ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên
gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau.
Chúng ta đã biết ẩn dụ được dùng khá rộng rãi trong thơ ca, trong văn xuôi nghệ
thuật kể cả trong văn bản về triết học - tư tưởng. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ẩn dụ.
- Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên của
một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng.” [5, 54]. Đến năm 1981
Đỗ Hữu Châu cho ra cơng trình mới “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt”, giải thích cụ
thể hơn: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn
là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là
phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét
nào đó giống nhau.” [6, 154].
- Đào Thản đã giải thích khá rõ ràng, cụ thể về khái niệm ẩn dụ trong mối
quan hệ với sự so sánh: “Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về
hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối tượng.
Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh
bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh.” [61, 143].
- Nguyễn Lân đưa ra quan điểm: “Ẩn dụ cũng là một cách ví, nhưng khơng
cần dùng đến những tiếng so sánh như: tựa, như, nhường, bằng…” [37, 162].
- Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng,
dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng ra),
giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách
thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng
dùng cho A.


11


Vd:

Giá đành trong nguyệt trên mây,
Hoa sao hoa khéo đọa dày bấy hoa.
(Truyện Kiều)

Hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A)” [ 33, 52].
- Hữu Đạt cho rằng “Ẩn dụ là kiểu so sánh khơng nói thẳng ra. Người tiếp
nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy
chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài
văn bản. Như vậy, thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu
hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngơn ngữ dân tộc” [10, 302].
- Reformatxky A.A. thì “ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là “sự chuyển đổi”, là
trường hợp chuyển nghĩa điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự
giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v..” [56, 45].
Phan Thế Hưng trong bài viết đăng trên tạp chí Ngơn ngữ số 4 và số 7 năm
2007 đã trình bày quan niệm mới của mình về ẩn dụ, trên cơ sở trình bày và phân
tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle và nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó - những
người đã đề xuất quan điểm so sánh trong ẩn dụ cũng như quan điểm cho rằng chủ
đề và phương tiện của ẩn dụ có thể thuộc cùng một loại. Nhiều nhà ngôn ngữ học
đương đại cũng chia sẻ quan điểm này và xem so sánh ngầm như là quy trình cơ
bản để hiểu về ẩn dụ. Phan Thế Hưng đã phân tích và bàn luận theo chiều ngược lại.
Tác giả cho rằng: “Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so
sánh. Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu
bao hàm xếp loại.” Phan Thế Hưng đưa ẩn dụ từ chỗ so sánh ngầm sang cấu trúc
bề sâu của tư duy thông qua dạng câu bao hàm xếp loại: “Ẩn dụ khơng đơn giản
là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của
tư duy.” [ 27, 12]. Nói cách khác, hiểu sự so sánh không phải là trung tâm của việc
hiểu ẩn dụ, mà chính là hiểu được việc xếp loại.

Nguyễn Đức Tồn đưa ra định nghĩa khá đủ về ẩn dụ, nhấn mạnh đến khía
cạnh chuyển nghĩa của ẩn dụ hơn là trói buộc ẩn dụ ở cách dùng từ: “Ẩn dụ là phép
thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng khác loại


12

dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó
cùng có ở chúng” [75, 8].
Thơng qua phần tổng thuật trên, có thể nói ẩn dụ đã thu hút nhiều trong giới
nghiên cứu ngôn ngữ học, mỗi người đều đưa ra nhận định và lập luận về vấn đề hết
sức lơgíc, chặt chẽ, mạch lạc. Do đó, biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong sinh hoạt
đời thường và trong văn học trở nên phong phú, đa dạng về mặt hình thức cũng như
nội dung ý nghĩa của nó.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về ẩn dụ, nhưng những quan niệm này
khơng hề trái ngược nhau về tư tưởng, mà nó bổ sung nhau, làm cho phép ẩn dụ
trong ngôn ngữ trở nên phong phú, đa dạng hơn về mặt ngữ nghĩa.

1.2. CÁC LOẠI ẨN DỤ
1.2.1. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu
Về phân loại ẩn dụ, theo Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau đây:
- Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa
các sự vật. Ví dụ: Những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân
tường, từ mũi trong mũi thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong cánh buồm, cánh
đồng, cánh quạt...là những ẩn dụ chỉ hình thức.
- Ẩn dụ chỉ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức
thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. Ví dụ: Nắm tư tưởng, cắt hộ khẩu chỉ rõ
cách thức nhận thức tư tưởng, cách thức chuyển hộ khẩu cũng giống như cách
chúng ta cắt, nắm một sự vật, vật lí cụ thể nào đó.
- Ẩn dụ chức năng là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa

các sự vật. Ví dụ: Các ẩn dụ chức năng như chốt trong giữ chốt, cửa trong cửa sông,
cửa rừng.
- Ẩn dụ kết quả là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các
sự vật đối với con người. Ví dụ: ấn tượng nặng nề là muốn nói tới tác động của ấn
tượng đối với lí trí, tình cảm của chúng ta cũng giống như một vật nào đó có trọng
lượng lớn mà chúng ta phải mang, phải gánh, làm chúng ta cử động khó khăn, đi
đứng chậm chạp, khơng nhẹ nhàng, thanh thốt.


13

Trong ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ
dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác
của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm. Ví dụ: chua, ngọt,
mặn, cay, chát... là những cảm giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác thính
giác nói chua lt, lời nói ngọt ngào, nói cay quá v.v..
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất khơng phải bao giờ
cũng tách biệt, dứt khốt. Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà thường là một số
nét nghĩa cùng tác động. Ví dụ, trong những từ như: mũi, chân cả hai nét nghĩa hình
dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét nghĩa ẩn dụ của chúng.

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp
Theo Nguyễn Thiện Giáp, ẩn dụ có các kiểu sau:
- Ẩn dụ hình thức. Ví dụ, Bướm, lồi cơn trùng có cánh bay. Cái mắc áo có
hình con bướm cũng được gọi là bướm. Mũi là bộ phận có đặc điểm nhọn, nhô ra.
Phần đất nhô ra cũng được gọi là mũi đất.
- Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác.
Ví dụ:
Giấy đỏ buồn khơng thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.

(Vũ Đình Liên)
- Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó.
Ví dụ, tình cảm khơ khan; lời nói ngọt ngào.
- Ẩn dụ chức năng. Ví dụ, bến trong bến xe, bến tàu điện… khơng giống
nhau về hình dạng, khơng giống nhau về vị trí… với bến sơng, bến đị. Nó chỉ giống
bến sơng, bến đị ở chức năng đầu mối giao thơng.
- Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngồi. Ví dụ, người phụ nữ hay
ghen gọi là Hoạn Thư; người đàn bà đẹp gọi là Tây Thi.
- Ẩn dụ màu sắc. Ví dụ, màu da trời - màu xanh như da trời; màu cánh sen màu hồng như màu của cánh sen; màu cốm - màu xanh như màu của cốm.


14

- Ẩn dụ chuyển tên con vật thành con người. Ví dụ, cún con của mẹ; bồ câu
của anh.
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ, hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên
trong của quả được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề.

1.2.3. Quan niệm của Đinh Trọng Lạc
Đinh Trọng Lạc đã căn cứ vào từ loại và vào chức năng của từ ngữ ẩn dụ, để
chia ẩn dụ ra ba loại:
a) Ẩn dụ định danh: là thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để cung
cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ.
Ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế, má phanh…
b) Ẩn dụ nhận thức: nảy sinh ra do kết quả của việc làm biến chuyển khả
năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ
thể đến trừu tượng.
Ví dụ: những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hòa, vằng vặc
c) Ẩn dụ hình tượng: là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
Ví dụ: “Nàng rằng khoảng vắng đêm trường,

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.”
(Truyện Kiều)
Ở nghĩa gốc, từ hoa là tên gọi cơ quan sinh sản hữu tính của một loại thực vật
thường có màu sắc đẹp và hương thơm. Từ hoa khi thì dùng để ví người phụ nữ
đẹp, khi thì được dùng để ví người tình nhân hào hoa phong nhã, khi lại dùng để ví
người có phẩm chất cao đẹp. Như vậy, hoa đồng nghĩa với tốt đẹp, cao q… Có
thể nói, ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn, nhà
thơ. Bằng những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ
hình tượng tác động vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng cảm thụ sáng
tạo.
Ngồi ẩn dụ đã trình bày trên đây, Đinh Trọng Lạc còn phân biệt ẩn dụ tượng
trưng và ẩn dụ bổ sung.


15

- Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều
từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau. Cơ sở tâm lí học
của nó là sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất của chúng.
Thính giác + nhiệt: Giọng chị ấy ấm hơn
Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá
Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo
Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó
Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng
Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn
- Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái
niệm về cảm giác.
Ví dụ: Nỗi buồn dìu dịu. Những ý nghĩ đắng cay. Cỏ cây một màu khổ não.
Xanh ve mãi lên một niềm hoài vọng. Màu đỏ giận dữ. (Nguyễn Tuân)
Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với giận dữ.

Sự kết hợp đó được thực hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái niệm thì trừu
tượng, một khái niệm thì cụ thể.
Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm của ngơn ngữ thơ. Nó trở thành một phương
tiện tu từ đắc lực trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của
con người.
Ví dụ:
“Tai nương nước giọt mái nhà,
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
Nghe đi rời rạc trong hồn,
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.” [33, 52 -59].
(Buồn đêm mưa - Huy Cận)
Tóm lại, theo Đinh Trọng Lạc, ẩn dụ thực chất là phương thức chuyển nghĩa
theo mối liên tưởng tương đồng giữa hai sự vật, trong đó cái được so sánh gọi tên
thay cho cái so sánh. Đó là cơ chế chuyển từ trường nghĩa này sang một trường
nghĩa khác.


16

Phần trình bày trên là cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn
ngữ học: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp và Đinh Trọng Lạc. Quan niệm cũng
như cách phân loại về ẩn dụ khác nhau nhưng không hề mâu thuẫn, đối lập mà
chúng bổ sung cho nhau giúp đọc giả hiểu đầy đủ và thống nhất về cách phân loại
ẩn dụ. Về loại hình ẩn dụ có nhiều quan điểm đưa ra các kiểu ẩn dụ, nhìn qua bề
mặt văn tự thì khác nhau, nhưng thực chất chúng không khác mà là cách biểu đạt từ
ngữ khác nhau, có chăng thì những ý kiến trên ln bổ sung, làm cho phép ẩn dụ trở
nên phong phú, đa dạng hơn. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và ngữ
văn học đã nhất trí thừa nhận có hai loại ẩn dụ: ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ.
Hình thức ẩn dụ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật thường được sử dụng
như là một phương tiện biểu đạt để lời văn thêm bóng bẩy, tạo phong cách riêng của

tác giả, người đọc vận dụng trí tuệ liên tưởng đến các sự vật, hiện tượng mà trong
bài thơ, bài văn đã dùng những hình ảnh, từ ngữ ẩn dụ, từ đó mới hiểu được dụng ý
mà tác giả gửi gắm đến độc giả. Đinh Trọng Lạc đã khẳng định: “Trong thơ văn, ẩn
dụ có khả năng biểu thị đặc trưng phong cách tác giả, phong cách dân tộc, phong
cách thời đại”. [33, 52- 57].
Điều này, chúng ta sẽ thấy rõ qua tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông.
Tác phẩm ấy, mang đậm tính dân tộc Đại Việt và là nền tảng tư tưởng của văn học
Phật giáo đời Trần và của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần.

1.3. CÁC HÌNH THỨC DỤ TRONG KINH VĂN PHẬT GIÁO
Trong kinh văn nhà Phật, hình ảnh văn chương được sử dụng rộng rãi, những
lối dụ hay còn gọi là pháp dụ. Pháp dụ rất tinh tế đơi khi lấy hình ảnh cụ thể rồi
chen vào những ý nghĩa sâu kín, đơi khi là những câu chuyện xảy ra hàng ngày
nhưng chứa đựng một triết lý sâu sắc, khiến người nghe phải suy nghiệm bằng cả
cuộc đời. Hình thức dụ này có từ khi Phật cịn tại thế cho đến ngày nay, dùng hình
ảnh cụ thể để diễn tả khái niệm trừu tượng là lối quen thuộc trong kinh văn. Mỗi
pháp dụ được Đức Phật đề cập đến như là một thể cách đặc biệt của ngôn từ kinh
tạng, nhờ vậy ý nghĩa sâu sắc của lời giáo huấn dễ làm sống dậy tâm trí người nghe.
Bởi Đức Phật vận dụng các pháp dụ rất sống động, đơn giản như những sự kiện,


17

hiện tượng xảy ra hàng ngày trong cuộc sống và gắn liền với tâm thức, tình cảm của
con người.
Hầu hết trong các thời thuyết pháp, Đức Phật đều dùng các pháp dụ cụ thể,
giúp người nghe pháp dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ suy niệm. Đây là hình thức đặc sắc
được sử dụng phổ quát trong kinh văn Phật giáo. Đức Phật vận dụng các từ ngữ dụ ẩn dụ một cách thiện xảo để nói lên sự thật của khổ đau, an lạc của hư ngụy và chân
thật trong đời sống tâm thức của con người, ngầm giới thiệu một cảnh giới giải
thoát khỏi mọi lụy phiền trần thế.

Ngày nay, dựa trên phân tích ngơn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã thống
nhất rằng ngoài Lục độ tập kinh cịn có hai bản kinh khác, đó là Tạp thí dụ kinh và
Cựu Tạp thí dụ kinh. Bản thân Lục độ tập kinh cũng có những truyện thống nhất với
những truyện trong Cựu tạp thí dụ kinh. Chẳng hạn, truyện 28 và 58 của Lục độ tập
kinh và truyện 9 của Tạp thí dụ kinh. Do vậy, Lục độ tập kinh từ nguyên thủy cũng
thuộc loại truyện thí dụ. Tu-đại-noa kinh lại là một truyện của Lục độ tập kinh. Cho
nên, nó tự bản thân cũng là một truyện thí dụ. Kết luận về sự tồn tại hệ thống kinh
điển thí dụ tại nước ta vào thế kỷ thứ 2 đưa ta đến một nhận định về khả năng du
nhập Phật giáo vào nước ta rất sớm, khi một số truyện loại thí dụ này được ghi trên
tháp Bharhut. [68, 383].
Từ điển Phật học Huệ Quang, Thích Minh Cảnh (chủ biên) giải thích: Thí
dụ: Nêu ra một sự việc hoặc một sự vật có thật, một câu chuyện ngụ ngơn, hay lập
một giả thiết để so sánh thuyết minh hầu giúp cho người dễ dàng hiểu rõ ý nghĩa
nội dung của giáo thuyết.
Tiếng Phạn của Thí dụ có 4 từ: Upama, Drstanta, Udaharana, Avadana.
Upama nghĩa là loại suy, tức biểu thị sự so sánh, tương tự, đồng nhất, như các thí
dụ: Hỏa trạch dụ, Dược thảo dụ…. trong kinh Pháp Hoa; Drstanta và Udaharana
đều là dụng ngữ của Nhân minh, là thí dụ chứng minh thực tế sau khi luận nói một
giáo thuyết nào đó; Avadana là 1 trong 9 thể loại kinh hoặc 12 thể loại kinh. [3,
5424]. Thể loại là hình thức sáng tác văn học nghệ thuật, phân chia theo phương


18

thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ, v.v.. văn học có nhiều loại hình thể
loại tự sự, trữ tình, kịch v.v.. [17, 670].
Theo các bộ từ điển Phật học hiện hành như: Phật Quang đại từ điển, Phật
Quang xuất bản xã, 1989, 08 quyển; Phật học đại từ điển, Thượng Hải thư cục,
1970, 02 quyển; Từ điển Phật học Hán Việt, Hòa thượng Kim Cương Tử chủ biên,
Phân viện Nghiên cứu Phật học – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, 02

tập; Phật học từ điển, Đồn Trung Cịn, Phật học tùng thư, Sài Gịn, 1968, 03 tập,
thì hệ thống tác phẩm kinh điển Phật giáo gồm 12 thể loại như sau:
1. Khế kinh (Ũtras) còn gọi là Khế phạm, Khế tuyến. Kinh văn hợp với căn
cơ của con người với cái lý của pháp nên gọi là khế (khế cơ, khế lý). Vì thế, khế
kinh cịn gọi là hợp kinh. Đó là các khế kinh mà đức Phật đã giảng thuyết được ngài
A Nan nhớ lại và đọc lại trong kỳ hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất, phù hợp
với mọi căn cơ của tất cả mọi hạng người, ai nghe cũng đều được lợi ích.
2. Ứng tụng (Trùng tụng): Ứng tụng Phạn ngữ là Geya, phiên âm là Kỳ
dạ. Thuật ngữ này cịn có tên gọi khác là Trùng tụng, Trùng tụng kệ, dùng để chỉ
một trong 9 và trong 12 bộ kinh. Hình thức của loại kinh điển này là lặp lại nội
dung chủ yếu của phần tản văn đã được trình bày ở trên bằng vận văn (văn vần) để
người nghe, người học Phật dễ nhớ. Trùng tụng, Trùng tụng kệ (Geya): Trùng: lặp
lại; tụng: đọc ca, dùng để chỉ hình thức vừa thuyết giảng bằng văn xi ở trên, lại
vừa dùng kệ tụng bằng văn vần ở dưới để kết luận.
3. Kệ tụng (Phúng tụng): Phạn ngữ là Gathà, phiên âm Hán Việt là Già-tha,
Già-đà, dịch là Kệ tụng hay Phúng tụng. Hình thức vận văn, mỗi bài thường có 4
câu với số chữ nhất định trong một câu (thường lấy 3 đến 8 chữ làm thành một câu,
lấy 4 câu làm thành một bài). Lời của kệ tụng thường đẹp đẽ, bởi tụng là mỹ ca,
dùng nhiều mỹ từ để ngợi ca công đức của chư Phật, Bồ tát, nhằm tóm tắt (đại ý)
của một thời kinh, một cuộc thuyết pháp, hay bày tỏ lòng cảm mến, tin tưởng đối
với Tam bảo. Thuật ngữ Kệ cịn có tên dịch khác là Kiệt, chỉ loại kệ bằng văn vần,
có tính giáo huấn, thâu tóm hết ý nghĩa của Kinh. Trong các văn bản của nhà Phật,
về ý nghĩa, có nhiều loại Kệ: Kệ tụng, Kệ ngộ giải (trình bày điều tỏ ngộ chân lý


19

của người học đạo bằng lời thơ với 4 câu, mang ý sâu sắc, uẩn súc); Kệ tán (dùng
câu kệ để tán thán công đức của người khác); Kệ biệt (chỉ thơ văn nhà Phật nói
chung, làm thơ gọi là kệ, làm văn gọi là biệt). Về hình thức tuỳ theo số chữ trong

câu mà có những tên gọi (định danh) khác nhau, gồm Ngũ chủng kệ và Nhị chủng
kệ. Ngũ chủng kệ (5 loại kệ) mang 5 hình thức: Một là, chỉ câu ngắn từ 2 chữ đến 5
chữ làm thành một câu, lấy 4 câu làm thành một bài; Hai là, chỉ bài kệ 4 câu, có mỗi
câu 6 hoặc 7 chữ; Ba là, chỉ bài kệ 4 câu, mỗi câu có 8 chữ; Bốn là, chỉ bài kệ 4 câu,
mỗi câu 9 chữ đến 26 chữ; Năm là, chỉ bài kệ 4 câu, mỗi câu rất dài có từ 26 chữ trở
lên. Nhị chủng kệ (2 loại kệ) mang hai hình thức: Thơng kệ và Biệt kệ. Thông kệ là
loại kệ tthường gặp trong các văn bản kinh; còn Biệt kệ chỉ loại kệ đặc biệt, dùng để
chỉ một bài kệ tuy lấy 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ v.v.. làm thành một câu và cứ 4
câu hợp thành một hàng dài, nhưng tối đa chỉ đến 32 chữ làm thành một bài kệ. Đây
là phép đếm kinh của người Thiên Trúc, Ấn Độ ngày xưa. Mặc dù Trung Quốc đã
dùng thuật ngữ Kệ tụng, Phúng tụng để dịch thuật ngữ Gathà (Già-đà )trong Phạn
ngữ, nhưng bên cạnh nét nghĩa trên, Phúng tụng cịn có nghĩa rộng hơn, dùng để chỉ
những câu chữ (thường là văn vần) nhằm phúng vịnh, tán thán nghĩa lý thâm diệu
và ca tụng công đức Tam bảo.
4. Như thị ngữ: cịn có tên gọi khác là Như thị thuyết; Bản sự, là một trong
12 bộ kinh. Hai chữ “Như thị” là lời mở đầu của tất cả các bộ kinh Phật do các đại
đệ tử đọc tụng trong ba lần hội nghị kết tập kinh điển, sau khi đức Phật nhập diệt,
nó có nghĩa là “như vầy”, “như thế này” nhằm trình bày và xác tín điều có thực,
bày tỏ sự tin tưởng và thuận theo. Trong Phật giáo nếu tin theo thì nói “như
thị”, cịn khơng tin thì nói“bất như thị”. Chính vì thế, cụm từ mở đầu các văn bản
kinh thường là “Như thị ngã văn” (Chính tơi nghe như vầy / Chính tơi nghe như thế
này). Đây là lời của ngài A-Nan đọc tụng lại nguyên văn lời đức Thế tơn giảng
thuyết khi cịn tại thế nhằm bày tỏ sự xác tín, tránh sự tranh luận trong giáo hội lúc
bấy giờ. Bản sự là thuật ngữ chỉ một trong 12 bộ kinh, Phạn ngữ là Itivrttaka, Hán
ngữ phiên âm là Y-đề-mục-đa-già, dịch Hán Việt là Bản sự (sự việc gốc), Như thị
ngữ (nói như vầy), Như thị thuyết (thuyết như vầy). Thuật ngữ này chỉ phần kinh


20


văn mà đức Phật thuyết giảng về sự tích hạnh nghiệp của các đại đệ tử là Bồ tát,
Thanh văn v.v.. trong đời quá khứ. Bộ luận Hiển Dương có nói rõ “Bản sự là chỉ
phần Như lai nói về các việc đời trước của các thánh đệ tử”. Thuật ngữ này còn
dùng để chỉ một bộ kinh gồm 07 quyển do ngài Huyền Trang đời Đường dịch từ
Phạn ngữ gồm 3 phẩm : Nhất pháp phẩm, Nhị pháp phẩm, Tam pháp phẩm.
5. Bản sinh: Phạn ngữ là Taka, Trung Quốc phiên âm là Xà-đà-già, Hán
Việt dịch là Bản sinh, là một trong 12 bộ kinh (Thập nhị bộ kinh). Nội dung kinh
văn này do đức Thế tơn nói về hạnh nghiệp tu hành của ngài khi còn là Bồ tát.
6. Vị tằng hữu: Phạn ngữ là Adbhuta, Trung Quốc phiên âm là A-phùđà, Hán Việt dịch là Vị tằng hữu, có khi nói cho đủ là Vị tằng hữu pháp (Adbhuta –
dharma phiên âm là A-phù-đà Đạt-ma); Vị tằng hữu kinh, là một trong 12 bộ kinh
với nội dung nói về Phật và Bồ tát thị hiện vơ số thần lực bất khả tư nghì (khơng thể
luận bàn được).
7. Phương quảng: là thuật ngữ, tên chỉ chung các bộ kinh Đại thừa Phật
giáo. Đồng thời đây còn là tên riêng chỉ bộ kinh thứ 10 trong 12 bộ kinh. Bộ này gọi
là Phương quảng kinh. Sách Thắng man bảo quật quyển trung có ghi “Phương
quảng là tên chung của kinh Đại thừa”. Nội dung kinh này ghi nhận lại những cuộc
thảo luận của các vị thánh đệ tử được đức Phật xác nhận là phù hợp với nghĩa lý
thâm diệu do Phật giảng thuyết.
8. Thụ ký: Phạn ngữ là Vyàkarana, phiên âm là Hoà-già-la, chỉ một trong 12
bộ kinh. Nội dung kinh văn này đức Phật ghi nhận đặc biệt cho chúng sinh nào đã
phát tâm tu theo hạnh nghiệp của Phật sau này sẽ được thành Phật và thành Phật ở
thế giới tương lai nào đó.
9. Tự thuyết (Cảm hứng ngữ): Đây là thuật ngữ chỉ một trong 12 bộ
kinh. Tự thuyết kinh ghi chép lại lời đức Thế tơn nói ra trong trường hợp đặc
biệt. Tự thuyết còn được gọi một tên khác là Cảm hứng ngữ.
10. Nhân duyên: Đây là thuật ngữ của nhà Phật, mang ba nét nghĩa: Một là,
một vật sinh ra, cái gì đích thân cho nó cường lực thì gọi là nhân; cái gì thêm thắt
nhược lực vào thì gọi là duyên. Ví dụ: hạt giống (chủng tử) là nhân; mưa móc, nhà



21

nơng… là dun. Nhân và dun này hồ hợp mà sinh ra lúa, thóc và từ thóc mới
chế biến ra gạo. Nhân duyên là gốc của các pháp. Khi chú sớ kinh Lăng
Nghiêm, các vị luận sư đã viết: “Phật giáo lấy nhân dun làm tơng, vì Phật thánh
giáo hố từ cạn đến sâu thuyết về mọi pháp khơng ngồi hai chữ nhân
duyên”. Ngài La Thập đã nói: “Lực mạnh là nhân, lực yếu là duyên”. Ngài Tăng
Triệu cũng nói: “Trước sau tương sinh, đó là nhân; hiện tướng trợ thành, đó là
duyên. Các pháp cần phải có nhân duyên kết hợp lẫn nhau mới thành lập
được”. Hai là, Nhân duyên còn là tên một trong 12 bộ kinh. Bộ kinh này Phạn ngữ
là Nidana (Ni-đà-na), bởi trong các kinh thường có những phần mở đầu giống như
lời tựa, nêu lý do vì sao đức Phật lại thuyết giảng về những vấn đề đó. Các phần này
được gọi là Tự. Tự gồm có hai loại: Thơng tự và Biệt tự. Biệt tự chính là Ni-đà-na
(Nhân duyên). Ba là, đây là một trong Tứ duyên. Ở đây nhân và duyên không tách
biệt, xa rời nhau, nhân cũng tức là duyên. Tứ duyên gồm Nhân duyên (lục căn:
nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý là nhân; lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
là duyên ); Thứ đệ duyên còn gọi là Đẳng vô gián duyên (chỉ tâm, tâm sở pháp cứ
theo thứ tự không hề gián đoạn mà phát khởi lên); Duyên dun cịn có tên gọi khác
là Sở dun dun (chỉ tâm, tâm sở pháp do mượn duyên mà sinh khởi, là sở duyên
của tự tâm); Tăng thượng duyên (chỉ lục căn năng chiếu cảnh phát thức có lực dụng
tăng thượng, lúc các pháp sinh chẳng sinh chướng ngại). Điều này các bộ luận
như Trí độ luận, Duy thức luận đã có trình bày, lý giải rất rõ nghĩa.
11. Thí dụ: Phạn ngữ là Apadana (A-bà-đà-na), Hán dịch là Thí dụ. Đây là
một trong 12 bộ kinh. Nội dung kinh này nêu ra những thí dụ, nhờ những thí dụ này
đã giúp cho người học đạo, nghe kinh hiểu được rõ nghĩa của giáo lý. Thí dụ chính
là lấy cái pháp mình đã biết để làm sáng tỏ cái pháp chưa được biết. Kinh Pháp hoa
văn cú có giải thích “Thí là so sánh, dụ là nói cho hiểu rõ, bằng cách dựa vào cái
này để so sánh với cái kia, dùng cái nơng cạn để nói cái sâu sắc… nói cây đang lay
động để cho biết là có gió; làm quạt hình trịn để ví với mặt trăng. Cho nên gọi là
thí dụ”. Thí dụ có 8 cách thức là: 1. Thuận dụ (thuận theo lẽ thường ở đời, đi từ nhỏ

đến lớn mà nói ra cho rõ ý); 2. Nghịch dụ (hình thức này trái với cách trên, tức đi từ


×