Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Văn hóa quản lý xã hội của người chăm an giang truyền thống và hiện đại (có so sánh với người chăm ở campuchia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.57 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

NGUYỄN THÀNH NHÂN

VĂN HOÁ QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA NGƢỜI CHĂM AN GIANGTRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
(CÓ SO SÁNH VỚI NGƢỜI CHĂM Ở CAMPUCHIA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60 31 50

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. HOÀNG VĂN VIỆT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


1

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3

I- Lý do chọn đề tài ......................................................................................3
II- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................4


III- Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................7
IV- Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................11
V- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................11
1- Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................11
2- Phạm vi nghiên cứu .............................................................................12
VI- Nguồn tƣ liệu .......................................................................................12
VII- Bố cục luận văn ..................................................................................12
Chƣơng Một CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ..... 14

I- Các khái niệm tiếp cận ..........................................................................14
1- Văn hoá ................................................................................................ 14
2- Quản lý, quản lý xã hội........................................................................16
3- Văn hoá quản lý xã hội ........................................................................18
II- Khái quát cộng đồng ngƣời Chăm An Giang ....................................27
1- Tộc danh ..............................................................................................27
2- Quá trình hình thành tộc ngƣời............................................................28
3- Phân bố dân cƣ ....................................................................................34
4- Đời sống kinh tế ..................................................................................40
5- Đời sống văn hoá .................................................................................43
Chƣơng Hai HỆ THỐNG QUẢN LÝ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƢỜI CHĂM AN GIANG............................................................................................. 55

I- Các khái niệm .........................................................................................55
1- Truyền thống .......................................................................................55
2- Văn hoá truyền thống ..........................................................................55
3- Xã hội truyền thống .............................................................................56
II- Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Chăm An Giang.................57


2


1- Đơn vị kinh tế- xã hội ..........................................................................57
2- Hệ thống quản lý xã hội.......................................................................59
3- Vị trí vai trị của thánh đƣờng .............................................................75
4- Vai trị của gia đình .............................................................................84
Chƣơng Ba HỆ THỐNG QUẢN LÝ XÃ HỘI HIỆN ĐẠI TRONG CỘNG
ĐỒNG CHĂM AN GIANG .............................................................................................. 91

I-Hệ thống tổ chức quản lý xã hội hiện đại .............................................91
1- Hệ thống đơn vị hành chính ................................................................ 92
2- Đảng cầm quyền ..................................................................................93
3- Nhà nƣớc quản lý ................................................................................94
4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân .......................95
II- Sự thích nghi về tổ chức quản lý xã hội của cộng đồng Chăm An
Giang trong bối cảnh cơng nghiệp hố- hiện đại hố ......................................97
1- Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự biến đổi đời sống của cộng đồng
ngƣời Chăm An Giang ......................................................................................97
2- Nhận thức của ngƣời Chăm An Giang về tổ chức hệ thống quản lý xã
hội hiện đại ......................................................................................................109
3- Sự thích nghi giữa tổ chức bộ máy quản lý xã hội truyền thống của
ngƣời Chăm An Giang với hệ thống quản lý xã hội hiện đại .........................114
4- Sự tham gia của ngƣời Chăm An Giang trong quản lý xã hội hiện đại
.........................................................................................................................119
KẾT LUẬN............................................................................................................. 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 134

1- Tài liệu tiếng việt .................................................................................134
2- Tài liệu tiếng nƣớc ngoài .....................................................................143
3- Báo chí ..................................................................................................143
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 145



3

MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
Dân tộc Chăm là dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Mã
Lai- Đa Đảo (Malayo – Polinesien), sống tập trung ở các tỉnh miền Trung nhƣ
Ninh Thuận, Bình Thuận và một số nơi ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
An Giang…
An Giang là tỉnh nằm ở vùng Tây Nam đất nƣớc, có đƣờng biên giới với
Campuchia khoảng 100km và đồng thời cũng là khu vực “nhạy cảm” của đất
nƣớc. An Giang có 4 dân tộc anh em cùng cộng đồng sinh sống lâu đời là dân
tộc Kinh, dân tộc Hoa, dân tộc Chăm và dân tộc Khmer. An Giang là tỉnh có
dân số ngƣời Chăm đơng nhất ở khu vực Tây Nam Bộ.
Ở An Giang, ngƣời Chăm theo đạo Islam, tổ chức xã hội của ngƣời
Chăm thể hiện đậm bản sắc tôn giáo, tộc ngƣời của họ cũng nhƣ mối giao lƣu
văn hóa với các tộc ngƣời láng giềng. Trong suốt thời gian dƣới ách thống trị
của thực dân, đế quốc và chính quyền tay sai, dân tộc Chăm đã đoàn kết cùng
các dân tộc anh em chống xâm lƣợc, giải phóng đất nƣớc, giành chính quyền
về tay nhân dân.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, dƣới sự
lãnh đạo của Đảng ta, cộng đồng ngƣời Chăm bắt tay vào việc xây dựng cuộc
sống mới. Đời sống của họ đã có nhiều biến đổi tích cực và lớn lao.
Trong bối cảnh xã hội công nghiệp hố- hiện đại hóa (CNH-HĐH),
chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, của chính
quyền địa phƣơng các cấp cùng với mức độ ngày càng tăng của giao lƣu
văn hóa tất yếu giữa các tộc ngƣời đã làm biến đổi ít nhiều sinh hoạt vật
chất và tinh thần của ngƣời Chăm. Việc tìm hiểu những biến đổi đời sống
kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội và mức độ thích nghi của cộng đồng



4

ngƣời Chăm An Giang trong không gian xã hội mới là vấn đề cịn ít ngƣời
quan tâm. Đặc biệt là vấn đề biến đổi và thích nghi giữa quản lý xã hội
truyền thống của họ với quản lý của nhà nƣớc.
Vì vậy việc nghiên cứu “văn hố quản lý xã hội của ngƣời Chăm An
Giang- truyền thống và hiện đại (có so sánh với ngƣời Chăm ở Campuchia)”
rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần tìm hiểu thêm nền văn hoá đa
dạng và phong phú của Việt Nam. Đó là lý do cũng là mục đích nghiên cứu
của đề tài luận văn.
II- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ngƣời Chăm sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Campuchia,
Thái Lan, Malaisia, Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Việt Nam..., tập trung đông
nhất là ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Campuchia (trên 270.000 ngƣời), Việt
Nam (trên 160.000 ngƣời), Thái Lan (trên 15.000 ngƣời), Malaisia (trên
10.000 ngƣời). Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về ngƣời Chăm có thể xem là vấn
đề nghiên cứu của khu vực, cũng nhƣ của từng quốc gia có ngƣời Chăm sinh
sống.
Ngƣời Chăm là một trong năm dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam (Chăm,
Churu, Êđê, Giarai, Raglai) thuộc ngữ hệ Malayo- Polinesien (Mã Lai- Đa
Đảo- nhóm tộc ngƣời chiếm trên 55% dân số khu vực Đông Nam Á). Ngƣời
Chăm sinh sống tập trung ở các tỉnh miền Trung nhƣ Ninh Thuận, Bình
Thuận và một số nơi ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang…
Trong lịch sử, ngƣời Chăm từng có nhà nƣớc (Champa), có nền văn
minh phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần và sản xuất vật chất, tổ chức xã
hội của ngƣời Chăm rất đa dạng và phong phú, mang đậm bản sắc tộc ngƣời,
có sự giao lƣu văn hóa với các tộc ngƣời láng giềng, cũng nhƣ mang đậm yếu
tố tôn giáo.



5

Ngƣời Chăm An Giang là hậu duệ của ngƣời Chăm ở miền Trung Việt
Nam. Từ lâu đời, ngƣời Chăm An Giang đã cùng với ngƣời Khmer, Hoa,
Kinh khai khẩn đất hoang, chống lại thú dữ, bệnh tật, giặc ngoại xâm, xây
dựng xóm làng, tạo dựng cuộc sống lâu dài.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc và tay sai,
ngƣời Chăm An Giang đã đoàn kết với các dân tộc anh em chống xâm lƣợc,
tham gia cách mạng, giải phóng q hƣơng.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nƣớc, dƣới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cộng đồng ngƣời Chăm An Giang đã
nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Đời sống kinh tế- văn hốchính trị- xã hội của họ đã có nhiều biến đổi tích cực.
Trong bối cảnh xã hội cơng nghiệp hố- hiện đại hóa hiện nay, các chính
sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, của chính quyền địa
phƣơng, cùng với sự giao lƣu văn hóa ngày càng tăng giữa các tộc ngƣời cũng
nhƣ trong bối cảnh giao lƣu văn hoá với các nƣớc trên thế giới, đã làm biến
đổi ít nhiều sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng ngƣời Chăm.
Việc tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Chăm đã đƣợc
nghiên cứu nhiều trong và ngồi nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề văn hố quản lý xã
hội của ngƣời Chăm nói riêng và của các cộng đồng dân tộc ít ngƣời ở Việt
Nam nói chung ít đƣợc quan tâm. Tổ chức và quản lý xã hội là thuộc tính vốn
có của hoạt động của con ngƣời. Vấn đề đặt ra trƣớc hết là văn hoá quản lý xã
hội thuộc phạm trù nào của văn hoá; thứ hai là ý nghĩa và vai trị của nó đối
với sự phát triển của xã hội đến đâu; thứ ba là mối quan hệ của quản lý xã hội
truyền thống và quản lý xã hội hiện đại thể hiện nhƣ thế nào. Đó là những vấn
đề đặt ra đối với cộng đồng dân cƣ thiểu số ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới
hiện nay.



6

Thực tại hiện nay, hệ thống quản lý xã hội truyền thống (mặc dù đang
mờ nhạt dần) vẫn đang tồn tại bên trong hệ thống quản lý xã hội hiện đại.
Mục đích nghiên cứu đề tài trƣớc hết làm rõ văn hoá quản lý xã hội truyền
thống và văn hoá quản lý xã hội hiện đại, cụ thể ở đây là văn hoá quản lý xã
hội của ngƣời Chăm An Giang. Bên cạnh đó, chúng tơi so sánh văn hố quản
lý xã hội của ngƣời Chăm An Giang với văn hoá quản lý xã hội của ngƣời
Chăm ở Campuchia để có thể xem xét những yếu tố tích cực, những mặt hạn
chế trong văn hoá quản lý xã hội của ngƣời Chăm ở mỗi nƣớc để có hƣớng
tiếp thu và phát triển.
Vì vậy nghiên cứu vấn đề này rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học:
Thứ nhất, cần tìm hiểu và làm rõ đƣợc tổ chức và quản lý xã hội có phải
là một lĩnh vực của văn hố hay khơng.
Thứ hai, cần làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá quản lý xã hội với sự phát
triển của xã hội.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này làm rõ về hệ thống quản lý xã hội truyền
thống của dân tộc Chăm An Giang đang tồn tại bên trong hệ thống quản lý xã
hội hiện đại ở Việt Nam và không chỉ có ở Việt Nam mà đang tồn tại ở các
nƣớc khác trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới (ví dụ nhƣ ngƣời Chăm ở
Campuchia).
Thứ hai, nghiên cứu vấn đề này cho thấy đƣợc những yếu tố nào trong
quản lý xã hội truyền thống của ngƣời Chăm cần đƣợc giữ gìn, bảo tồn và
phát huy, đồng thời biết đƣợc những vấn đề gì trong quản lý xã hội truyền
thống của đồng bào Chăm cần vận động, thuyết phục ngƣời dân chấp nhận hệ
thống quản lý xã hội hiện đại do Nhà nƣớc quản lý.



7

Thứ ba, bản thân là cán bộ đang công tác tại cơ quan của Đảng bộ An
Giang nên tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp bản thân hiểu thấu đáu và góp phần
thực hiện tốt nhiệm vụ cơng tác đƣợc giao cũng nhƣ bản thân hy vọng kết quả
nghiên sẽ góp phần nhỏ vào thực hiện chính sách dân tộc ở địa phƣơng.
Thứ tƣ, nhƣ đã nói các cơng trình nghiên cứu về đời sống vật chất và
tinh thần của ngƣời Chăm đã có rất nhiều, cịn nghiên cứu quản lý xã hội của
ngƣời Chăm dƣới góc độ văn hố ít đƣợc quan tâm, nên kết quả nghiên cứu
đề tài này sẽ có đóng góp về mặt tài liệu nghiên cứu về văn hoá quản lý xã hội
của ngƣời Chăm.
III- Lịch sử nghiên cứu đề tài
1- Về văn hoá Chăm nói chung từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu cơng phu xuất bản thành sách, thể hiện bức tranh khá tồn
diện về lịch sử, văn hố, xã hội của ngƣời Chăm Việt Nam nhƣ: Dân tộc
Chàm lược sử tác giả DoRoHiêm và DoHaMide (năm 1965), Người Chàm
Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam tác giả Nguyễn Văn Luận (năm
1974), Các dân tộc ở Việt Nam (dẫn liệu nhân học- tộc người) của Nguyễn
Đình Khoa (năm 1983), Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long do Mạc
Đƣờng chủ biên (năm 1991), Văn hoá Chăm của nhóm tác giả Phan Xuân
Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (năm 1992), Một số vấn đề về Văn hoá tộc
người ở Nam bộ và Đông Nam Á do Ngô Văn Lệ chủ biên (năm 2003), Đời
sống văn hoá & xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh do Phú Văn Hẳn
chủ biên (năm 2005), Lịch sử ChamPa của Nguyễn Duy Chính (năm 2005),
Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam tác giả Phan Xuân
Viện (năm 2007), Văn hoá- xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại (in lần thứ
3) tác giả Inrasara (năm 2008), Người Chăm xưa và nay tác giả Nguyễn Duy
Hinh (năm 2010)...



8

Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến nhiều
vấn đề của văn hoá Chăm nhƣ: Gia đình và hơn nhân của người Chăm ở Việt
Nam (Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử) của Bá Trung Phụ (năm 1996),
Hiện trạng kinh tế- xã hội của người Chăm tại TP.HCM (luận văn thạc sĩ)
của Huỳnh Ngọc Thu (năm 2002), Hoa văn thổ cẩm của người Chăm (Luận
án tiến sĩ) của Trần Ngọc Khánh (năm 2003), Hệ thống thân tộc, hơn nhân và
gia đình của người Chăm ở Tây Ninh (nghiên cứu trường hợp ở xã Suối Dây,
huyện Tân Châu) (luận văn thạc sĩ) của Lê Nguyễn Minh Tấn (năm 2005),
Họ và tên của cộng đồng người Chăm Islam ở Nam bộ (Luận văn Thạc sĩ) của
Đinh Thị Hồ (năm 2008), Văn hóa mẫu hệ Chăm (luận văn Thạc sĩ) của
Nguyễn Thị Diễm Phƣơng (năm 2009), Văn hóa của người Chăm Islam Nam
Bộ (luận văn Thạc sĩ) của Vũ Thị Thu Huyền (năm 2010)…
Tất cả các cơng trình trên cung cấp kiến thức về lịch sử, phong tục, tập
qn, hơn nhân, gia đình, sinh hoạt văn hố vật chất và tinh thần của ngƣời
Chăm, góp thêm nhiều tài liệu phong phú để tiến hành nghiên cứu sâu các
lĩnh vực văn hoá Chăm.
2- Về văn hoá tín ngƣỡng, tơn giáo của ngƣời Chăm phần lớn các
cơng trình nghiên cứu về văn hố Chăm đều có ít nhiều đề cập đến và có
nhiều cơng trình nghiên cứu cung cấp nhiều tƣ liệu về văn hố tín ngƣỡng
cũng nhƣ tôn giáo của ngƣời Chăm nhƣ: Người Chàm Hồi giáo miền Tây
Nam phần Việt Nam của Nguyễn Văn Luận (năm 1974), Văn hố Chăm của
nhóm tác giả Phan Xn Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (năm 1992), biên
khảo “Một số tập tục người Chăm An Giang” tác giả Lâm Tâm (năm 1993),
Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ do Đỗ Quang Hƣng chủ biên (năm
2001), Những chức năng xã hội của sự thực hành các nghi lễ tôn giáo trong
cộng đồng người Chăm Hồi Giáo (nghiên cứu trường hợp tại An Giang) (luận
văn Thạc sĩ) của tác giả Nguyễn Trung Châu Tuyên (năm 2007)… và rất



9

nhiều bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu. Tất cả đã đi sâu tìm hiểu,
phân tích và khái qt về văn hố tín ngƣỡng cũng nhƣ tơn giáo của ngƣời
Chăm. Đây là những tƣ liệu quý giúp ngƣời nghiên cứu có cái nhìn sâu sắc,
đồng thời có sự phân tích xác đúng khi nghiên cứu về văn hố tín ngƣỡng, tơn
giáo của ngƣời Chăm, đặc biệt là ngƣời Chăm ở Nam Bộ.
3- Về văn hoá quản lý xã hội của ngƣời Chăm Nam Bộ
Văn hoá quản lý xã hội của ngƣời Chăm nói chung cũng đƣợc các cơng
trình nghiên cứu đề cập nhƣng rất ít. Về ngƣời Chăm ở Nam bộ có một số
cơng trình nghiên cứu mang tính khái qt về văn hố quản lý xã hội của
ngƣời Chăm ở các tỉnh phía nam nhƣ:
Sách Ngƣời Chàm Hồi giáo miền tây nam phần Việt Nam của tác giả
Nguyễn Văn Luận (năm 1974).
Địa chí Văn hố Thành phố Hồ Chí Minh Tập IV về Tƣ tƣởng và tín
ngƣỡng do các tác giả Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên (năm
1998).
Sách Đời sống văn hoá và xã hội ngƣời Chăm thành phố Hồ Chí Minh
do Phú Văn Hẳn chủ biên (năm 2005).
Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Mỹ (năm 2008) nghiên cứu về “Văn hoá tổ
chức cộng đồng của ngƣời Chăm ở Nam bộ”…
4- Về văn hoá quản lý xã hội của ngƣời Chăm An Giang
Ngƣời Chăm An Giang là một bộ phận của ngƣời Chăm Nam Bộ. Văn
hoá quản lý xã hội của ngƣời Chăm An Giang đƣợc đề cập rất ít trong sách
Người Chàm Hồi giáo miền tây nam phần Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn
Luận (năm 1974) ở phần nói về Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam. Tác giả
đã đề cập đến tổ chức Ban quản trị tỉnh An Giang trong hệ thống Hiệp hội
Chàm Hồi giáo Việt Nam.



10

Trong biên khảo “Một số tập tục người Chăm An Giang” của Lâm Tâm
(năm 1993), tác giả Lâm Tâm đề cập đến văn hóa quản lý xã hội truyền thống
của ngƣời Chăm An Giang sơ lƣợc và chƣa có tính hệ thống ở phần III “Một
số đặc điểm và tập tục xã hội” với các nội dung nhƣ: tổ chức puk, Paley, bộ
máy lãnh đạo xã, thôn và thánh đƣờng.
Địa chí An Giang (tập 2) do UBND tỉnh An Giang phát hành (năm
2007), trong phần tổ chức xã hội của ngƣời Chăm An Giang có trình bày tổ
chức bộ máy tự quản của paley Chăm và tầng lớp lãnh đạo tôn giáo trong
cộng đồng Chăm theo Islam ở An Giang. Qua đó, cho thấy trong cộng đồng
Chăm An Giang hiện nay đang tồn tại tổ chức quản lý xã hội truyền thống bên
cạnh sự quản lý của chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên, sự trình bày về quản
lý xã hội truyền thống của đồng bào Chăm trong Địa chí An Giang rất sơ
lƣợc, đồng thời không cho thấy đƣợc sự thích nghi của bộ máy tự quản của
paley và tầng lớp lãnh đạo tôn giáo đối với sự quản lý của chính quyền địa
phƣơng ra sao.
Trong luận văn thạc sĩ về “Thực trạng đời sống kinh tế- xã hội- văn hoá
của cộng đồng người Chăm An Giang từ năm 1975 đến nay” (năm 2009),
phần đời sống xã hội của cộng ngƣời Chăm An Giang từ sau năm 1975 đến
nay tác giả Nguyễn Thanh Dung cũng chỉ nêu khái quát về tổ chức Puk, Paley
và bộ máy lãnh đạo xã, thôn, thánh đƣờng của ngƣời Chăm An Giang.
Từ trƣớc đến nay có rất ít cơng trình nghiên cứu hình thức tổ chức cũng
nhƣ cách thức quản lý xã hội truyền thống của ngƣời Chăm An Giang. Nhƣ
vậy, việc nghiên cứu văn hóa quản lý xã hội của ngƣời Chăm An Giang
truyền thống và hiện đại có so sánh với ngƣời Chăm ở Campuchia giáp biên
giới An Giang là một đề tài mới, vẫn chƣa có ai nghiên cứu.



11

IV- Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn này dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin và nền tảng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
để xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ lẫn nhau cũng
nhƣ trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế- chính trị, văn
hố- xã hội ở địa phƣơng để cho thấy sự vận động và xu hƣớng phát triển của
các sự vật, hiện tƣợng.
Để có cái nhìn tồn diện luận văn có sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
liên ngành (văn hóa, chính trị, xã hội).
Bên cạnh đó, để thu thập thơng tin thực tế thì phƣơng pháp điền dã và
điều tra bằng bảng hỏi cũng đƣợc sử dụng trong q trình nghiên cứu. Cụ thể
các cơng việc làm là quan sát, ghi chép, phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay
video…
Ngồi ra, trong luận văn này cịn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
tổng hợp tài liệu nhằm thu thập, phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc tài
liệu và tóm tắt tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài; phƣơng pháp nghiên cứu hệ
thống giúp tìm hiểu và trình bày các vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống
và khoa học.
V- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1- Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là tổ chức và quản lý xã hội của ngƣời Chăm An
Giang. Để làm rõ hơn tổ chức và quản lý xã hội ngƣời Chăm An Giang tác giả
có so sánh với ngƣời Chăm ở Campuchia (tác giả chọn xã Prek Thmey,
huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Campuchia để đi điền dã, khảo sát, phỏng
vấn…).



12

2- Phạm vi nghiên cứu
a- Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là tỉnh An Giang,
tập trung các khu vực cộng đồng ngƣời Chăm An Giang sống tập trung, chủ
yếu ở các xã dọc theo sông Hậu nhƣ: Vĩnh Trƣờng, Đa Phƣớc, Quốc Thái,
Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), Châu Phong (Tân Châu), Khánh Hòa
(Châu Phú), Vĩnh Hanh (Châu Thành), phƣờng Mỹ Long (thành phố Long
Xuyên); và nơi có ngƣời Chăm ở xã Prek Thmey, huyện Koh Thum, tỉnh
Kandal, nƣớc Campuchia.
b- Thời gian nghiên cứu: chủ yếu nghiên cứu cộng đồng ngƣời Chăm
hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hố- hiện đại hố.
VI- Nguồn tƣ liệu
Để tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, học viên sử dụng nhiều nguồn tài
liệu tham khảo khác nhau từ sách nghiên cứu, báo chí, thơng tin từ Internet,
luận văn thạc sĩ, luận án phó tiến sĩ, luận án tiến sĩ, văn bản của Đảng, chính
quyền nhà nƣớc các cấp, các kết quả sƣu khảo, thông tin thu thập qua điền
dã… với cách tiếp cận liên ngành trong so sánh, phân tích, tổng hợp thông tin
phục vụ công tác nghiên cứu.
VII- Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn đƣợc chia làm 3
chƣơng và 6 tiết:
Chƣơng một: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn tiếp cận vấn đề. Chƣơng một
trình bày khái quát về các khái niệm về văn hóa, quản lý, quản lý xã hội và
văn hóa quản lý xã hội, làm rõ văn hóa quản lý xã hội thuộc phạm trù văn
hóa. Bên cạnh đó cịn khái qt về nguồn gốc, q trình hình thành tộc ngƣời
Chăm ở An Giang, phân bố dân cƣ, đời sống kinh tế, đời sống văn hóa của
ngƣời Chăm An giang.



13

Chƣơng hai: Hệ thống quản lý xã hội truyền thống của ngƣời Chăm An
Giang. Chƣơng hai trình bày về lịch sử và hiện tại của tổ chức xã hội truyền
thống của ngƣời Chăm Islam ở An Giang với các nội dung nói về đơn vị kinh
tế- xã hội, hệ thống quản lý xã hội, vị trí vai trị của thánh đƣờng, vai trị của
gia đình.
Chƣơng ba: Hệ thống quản lý xã hội hiện đại trong cộng đồng Chăm An
Giang. Chƣơng ba trình bày về hệ thống tổ chức quản lý hành chính, Đảng
cầm quyền, Nhà nƣớc quản lý, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
nhân dân. Đồng thời phân tích làm rõ sự nhận thức, cách tổ chức và tham gia
của ngƣời Chăm vào hệ thống quản lý xã hội hiện nay ở tỉnh An Giang. Qua
đó cho thấy mối quan hệ biện chứng của quản lý xã hội truyền thống và hiện
đại góp phần duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của cộng
đồng Chăm Islam An Giang.
Bên cạnh đó, trong từng chƣơng, tác giả có so sánh với thực tế của ngƣời
Chăm Islam ở xã Prek Thmey, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Vƣơng quốc
Campuchia để cho thấy sự tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt giữa hai cộng đồng
Chăm Islam ở hai nƣớc có chung biên giới.


14

Chƣơng Một
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ
I- Các khái niệm tiếp cận
1- Văn hoá
Ở phƣơng Đơng, nơi xuất hiện từ văn hố sớm nhất có lẽ là Trung Quốc
với việc sử dụng từ này của Lƣu Hƣớng (năm 77-6 TCN) với ý nghĩa nhƣ một
phƣơng thức giáo hoá con ngƣời- văn trị giáo hoá. Theo tiếng Trung Quốc thì

văn là tốt đẹp, hố là cải biến. Văn hoá hàm ý chỉ sự cải biến để đến với cái
tốt đẹp.
Ở phƣơng Tây, sự phát triển của quan niệm văn hoá khoảng từ thế kỷ III
với việc ngƣời La Mã sử dụng từ “cultura”, “cultus” có nghĩa là gieo trồng để
chỉ khái niệm về “văn chƣơng”, “nhân văn”, “gieo trồng tinh thần” (animi
cultura), với ý nghĩa hƣớng đến cái đẹp.
Ở Việt Nam, từ “văn hoá” xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX
[19,tr.44]. Nhƣng trƣớc đó, trong “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi (năm
1428) đã sử dụng từ “văn hiến” (văn là tốt đẹp, hiến là phép nƣớc) có sự
tƣơng ứng với từ “văn hố” (văn là tốt đẹp, hoá là chuyển hoá, biến cải).
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam có rất nhiều khái niệm về văn hố.
Thống kê hiện nay có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá.
Trong hội nghị quốc tế tại Mexico do Unesco chủ trì (tổ chức từ ngày
26/07 đến ngày 6/08/1982) ngƣời ta đã đƣa ra khoảng 200 định nghĩa về văn
hoá. Trong bản tuyên bố chung, Hội nghị chấp nhận một khái niệm văn hóa
nhƣ sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt
về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã


15

hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những tập tục và tín ngưỡng”.
Theo Trần Quốc Vƣợng thì “Văn hố là sản phẩm do con người sáng
tạo, có từ thuở bình minh của xã hội lồi người.” [104, tr.16]. Cịn Đào Duy
Anh cho rằng “Hai tiếng văn hố chẳng qua là chỉ chung cho tất cả các
phương diện sinh hoạt của lồi người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hố tức
là sinh hoạt.” [1, tr.9].
Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động

thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội của mình” [87, tr.12].
Hồng Văn Việt cho rằng “Văn hoá là tổng hợp hữu cơ các sản phẩm
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lao động và tương tác
với tự nhiên”. Với ý nghĩa văn là cái đẹp, hoá là chuyển hoá, văn hoá hàm ý
chuyển biến đến cái đẹp. Tuy nhiên trong qúa trình đó, khơng phải tất cả mọi
sự vật, hiện tƣợng đều chuyển động theo một hƣớng đến cái đẹp, trong đó có
một số khơng chuyển đến cái đẹp, mà trái ngƣợc với cái đẹp. Do đó khái niệm
văn hố khơng trùng khớp hồn tồn với khái niệm giá trị. Khái niệm văn hoá
rộng hơn khái niệm giá trị, bao hàm khái niệm giá trị.
Các định nghĩa đƣợc đƣa ra dù là khác nhau, nhƣng đều thống nhất xem
văn hóa là tổng hợp sản phẩm vật chất lẫn tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra,
đƣợc hình thành, phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và thế giới tự
nhiên. Trong hoạt động thực tiễn của xã hội lồi ngƣời, văn hóa biểu thị trình
độ phát triển, sức sáng tạo của con ngƣời. Hồ Chí Minh đã tổng kết “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các


16

phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và địi hỏi của sự sinh tồn.”1
2- Quản lý, quản lý xã hội
a-Quản lý
Con ngƣời từ khi biết quy tụ thành nhóm, hình thành bầy đàn đã có sự
phối hợp của các cá thể để duy trì sự sống và do đó đã hình thành sự quản lý

sơ khai. Quản lý xuất hiện khi xã hội con ngƣời hình thành. Quản lý là thuộc
tính vốn có của con ngƣời, xuất phát từ u cầu sắp xếp trật tự xã hội và làm
cho xã hội phát triển.
C.Mác cho rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mơ tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến
một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
vận động của những khí quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”.2
Ngày nay, thuật ngữ quản lý trở nên thiết yếu. Hoạt động quản lý trở nên
phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi
ngƣời. Đó là hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự
phân công và hợp tác để làm một cơng việc nhằm đạt một mục đích chung.
Thuật ngữ quản lý trở nên phổ biến nhƣng chƣa có một định nghĩa thống
nhất. Có quan niệm cho rằng quản lý là tác động liên tục có tổ chức, có định

1
2

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, trang 431
C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.480.


17

hƣớng của chủ thể quản lý (có thể là cá nhân hoặc tổ chức quản lý) lên khách
thể (có thể gọi là đối tƣợng quản lý) về tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, thơng qua một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc,
các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện
cho sự phát triển của đối tƣợng (có thể là ngƣời, vật cụ thể).

Cũng có quan niệm cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm
bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của nhóm.
Hay cũng có quan niệm giản đơn cho rằng quản lý là sự có trách nhiệm về
một việc gì đó.
Mặc dù có nhiều quan niệm, song thuật ngữ quản lý đã đƣợc các nhà
nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý thống nhất ở hai nội dung:
Thứ nhất, quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, tính mục đích của
chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý.
Thứ hai, mục tiêu quản lý là nhằm làm cho đối tƣợng quản lý hoạt động
(vận hành) phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trƣớc.
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên cùng với sự xem xét quản
lý với tƣ cách là một hoạt động, có thể định nghĩa quản lý nhƣ sau: Quản lý là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra [70, tr.3].
b-Quản lý xã hội
Từ khái niệm về văn hoá và quản lý nêu ở các phần trên có thể xác định
quản lý là một phạm trù của văn hoá. Quản lý xã hội là một bộ phận của công
tác quản lý. Do đó, quản lý xã hội là một phạm trù của văn hoá.
Quản lý xã hội là sản phẩm vừa mang tính vật chất vừa mang tính tinh
thần đƣợc con ngƣời hình thành trong lao động thực tiễn. Hoạt động quản lý
xã hội gắn với mọi hoạt động của con ngƣời, thể hiện năng lực, phẩm chất của
con ngƣời, phản ánh sản phẩm đặc trƣng của con ngƣời khi bƣớc vào xã hội


18

cộng đồng. Nó là sản phẩm ở mức độ cao, vừa cho ngƣời vừa cho mình, quản
lý mọi ngƣời để ổn định phát triển xã hội, đồng thời cá nhân ngƣời quản lý
cũng thuộc xã hội đó. Cơ chế quản lý và các thiết chế quản lý đƣợc tạo ra dựa
trên trình độ, năng lực phát triển của con ngƣời để thực hiện các mục tiêu lợi

ích phù hợp với sự phát triển lịch sử.
Quản lý xã hội đƣợc xem là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm duy trì và phát triển xã hội
theo các đặc trƣng và các mục tiêu đƣợc chủ thể quản lý đặt ra. Đối tƣợng
quản lý xã hội là các nhóm ngƣời, các tổ chức, các thiết chế và các cộng đồng
xã hội. Chủ thể quản lý xã hội bao gồm các tập đồn lợi ích xã hội, các giai
tầng, các thiết chế xã hội, sức mạnh truyền thống và tập quán của các dân tộc.
Quản lý xã hội phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan từ đó
hình thành ra các mơ hình quản lý xã hội khác nhau. Nếu dựa trên sự phân
loại theo đơn vị xã hội (cộng đồng là đơn vị xã hội truyền thống, cịn tập đồn
là đơn vị xã hội duy lí, hiện đại) sẽ có hai mơ hình quản lý xã hội truyền
thống và quản lý xã hội hiện đại. Dù trong mơ hình quản lý xã hội nào, quản
lý xã hội đều có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cộng
đồng ngƣời, các dân tộc và quốc gia.
Tóm lại, có thể quan niệm về quản lý xã hội nhƣ sau: “quản lý xã hội là
sự tác động, điều khiển, hướng dẫn, chỉ huy các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật nhằm đạt
được mục đích và đúng với ý định của chủ thể quản lý.” [15, tr.4].
3- Văn hoá quản lý xã hội
Quản lý xã hội là một phạm trù của văn hố. Văn hố quản lý xã hội có
vai trò tạo nên những hệ giá trị, những chuẩn mực xã hội định hƣớng cho con
ngƣời phát triển.


19

Tuy nhiên, cũng cần xác định văn hoá quản lý xã hội thuộc lĩnh vực nào
của văn hoá.
Các học giả phƣơng Tây xác định văn hoá quản lý xã hội thuộc lĩnh vực
văn hoá xã hội.

Các học giả ngƣời Nga xác định trong 3 lĩnh vực văn hoá vật chất, văn
hố tinh thần và văn hố nghệ thuật thì quản lý xã hội thuộc văn hoá tinh thần.
Theo Đào Duy Anh, trong 3 lĩnh vực của văn hố mà ơng nêu ra (văn
hoá sinh hoạt xã hội, văn hoá sinh hoạt kinh tế, văn hố sinh hoạt trí thức) thì
văn hoá quản lý xã hội thuộc văn hoá sinh hoạt xã hội [1, tr.5-tr.10].
Theo Trần Ngọc Thêm, trong 3 lĩnh vực văn hoá nhận thức, văn hoá tổ
chức, văn hoá ứng xử thì văn hố quản lý xã hội thuộc văn hoá tổ chức [87,
tr.16-tr.18] .
Dựa trên khái niệm “Văn hoá là tổng hợp hữu cơ các sản phẩm vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lao động và tương tác với tự
nhiên”, Hoàng Văn Việt xác định văn hoá quản lý xã hội thuộc giao điểm văn
hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Nhƣ vậy, văn hoá quản lý xã hội là một phạm trù của văn hoá, nếu xem
văn hoá đƣợc cấu thành từ hai bộ phận văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần
thì văn hố quản lý xã hội sẽ thuộc giao điểm của văn hoá vật chất và văn
hoá tinh thần (xem Hình 1).

VH
TT

VHQLXH

VH
VC

Hình 1: Văn hố QLXH là giao điểm của văn hoá vật chất (VHVC) và văn hoá tinh thần (VHTT)


20


Văn hóa quản lý xã hội là một bộ phận của văn hóa, do đó văn hóa quản
lý xã hội cũng mang các đặc trƣng của văn hóa, bao gồm: tính hệ thống với
chức năng tổ chức xã hội, góp phần điều chỉnh các quan hệ chính trị- xã hội,
nâng cao chất lƣợng lãnh đạo và quản lý của chủ thể quyền lực; tính giá trị
với chức năng điều tiết xã hội, hƣớng năng lực và phẩm chất con ngƣời vào
những hoạt động tích cực, sáng tạo để thực hiện các giá trị lý tƣởng đã chọn;
tính lịch sử với chức năng giáo dục, thông qua sự giáo dục, tuyên truyền,
quảng bá trong xã hội nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, thông qua rèn
luyện và thực hành của cá nhân, tập thể, cộng đồng góp phần thúc đẩy tính
tích cực chính trị của cơng dân; tính nhân sinh với chức năng giao tiếp, góp
phần đảm bảo thực hiện phát huy dân chủ, đấu tranh chống quan liêu tham
nhũng và mọi biểu hiện suy thối về chính trị.
Trong xu thế phát triển, xã hội tồn tại 2 loại hình: văn hoá quản lý xã hội
truyền thống và văn hoá quản lý xã hội hiện đại.
a-Văn hoá quản lý xã hội truyền thống
Quản lý xã hội xuất hiện đồng thời khi xã hội lồi ngƣời xuất hiện. Khi
đó kinh tế- văn hố- xã hội chƣa phát triển. Trình độ lực lƣợng sản xuất rất
thấp. Tổ chức xã hội theo cộng đồng và nguyên tắc “nhất trí cộng đồng” chi
phối mọi hoạt động, quyết định liên quan đến xã hội.
Ngƣời lãnh đạo là thủ lĩnh, ngƣời phải am hiểu tập tục truyền thống, có
kinh nghiệm, năng lực sản xuất, có tinh thần quản lý. Thủ lĩnh làm việc với
tinh thần tự nguyện, chƣa có tính cha truyền con nối. Ngồi ra, cịn có ban
phụ trợ gồm các trƣởng tộc (ngƣời đứng đầu gia đình, dịng họ).
Hoạt động lãnh đạo đƣợc đảm bảo bằng các luật tục, là một bộ phận của
hệ thống văn hóa truyền thống, ra đời và phổ biến rộng rãi trong các tộc ngƣời
ở Đông Á. Luật tục có giới hạn trong một vùng hoặc một cộng đồng, không


21


dựa trên sự áp đặt mà dựa trên sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân. Cho
đến ngày nay, luật tục vẫn cịn ảnh hƣởng khơng nhỏ đến đời sống tinh thần
của nhiều dân tộc trên thế giới.
Tƣ tƣởng chi phối là tƣ tƣởng mang tính chất tâm linh, dựa vào niềm tin
của con ngƣời vào đấng tối cao, siêu nhiên từ đó đặt ra những lực lƣợng siêu
nhiên, tối thƣợng nhƣ trời, giàng, hệ thống các thần linh…
Ở Châu Á có rất nhiều dân tộc có truyền thống tổ chức xã hội mang tính
chất cộng đồng. Ví dụ nhƣ tộc ngƣời Akha,1 cƣ trú trong các làng ở vùng núi
Tây Bắc Trung Quốc, Đông Myanmar, Tây Lào, Tây Bắc Việt Nam, Bắc Thái
Lan. Xã hội Akha mang tính “quân bình chủ nghĩa”. Các mối quan hệ họ
hàng kiểu gia trƣởng và liên minh hôn nhân ràng buộc họ với cộng đồng của
mình. Làng là đơn vị xã hội cơ bản và các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ
trong các nghi lễ. Mỗi làng có một thủ lĩnh, là ngƣời làm ngôi nhà đầu tiên
trong làng, chức vụ này thƣờng do những ngƣời đàn ông lớn tuổi nắm giữ.
Thủ lĩnh truyền thống này của làng quản lý công việc nội bộ trong làng. Trật
tự xã hội đƣợc xác lập và duy trì dựa trên một hệ thống các luật lệ ứng xử đan
chéo của các mối quan hệ họ hàng, tôn giáo và xã giao (gọi là zah). Khi có
ngƣời vi phạm luật lệ của làng, thủ lĩnh làng cùng với những ngƣời đàn ông
đứng tuổi trong làng là những ngƣời xác định sự trừng phạt. Thủ lĩnh làng
cũng là ngƣời thực hành tôn giáo đầu tiên trong các nghi lễ tại cổng
làng…[84, tr.520- tr.522].

1

Người Akha còn có tên dân tộc học khác như: Ahka, Aka, Ak’a, Akha, Aini, Hami, Houni, Woni,
Edaw, Ikaw, Ikho, Kaw, Kho, Khako, Kho, Ko.


22


Tộc ngƣời Arbor1 có tổ chức xã hội mang đậm tính cộng đồng truyền
thống. Cộng đồng ngƣời Arbor ở Ấn Độ, tập trung bên nhánh các con sông
Siang và Yamne. Sinh kế chính của họ là săn bắn, đánh cá, hái lƣợm, trồng
trọt, trao đổi các sản phẩm. Tôn giáo của ngƣời Arbor đặc trƣng bởi tín
ngƣỡng tin vào các thần linh chủ đạo (uyu) cả thần thiện và thần ác. Mỗi một
làng là một đơn vị tự trị, mọi việc đều do một hội đồng (kebang) giải quyết.
Thành viên của hội đồng bao gồm đại diện của các thị tộc và các thành viên
cá nhân trong làng. Mỗi phƣơng diện hoạt động của làng đều do các kebang
điều hành, bao gồm cả vai trò làm trung gian trong các cuộc tranh chấp trong
làng. Một nhóm các làng tạo thành các bangos và do hội đồng bangos điều
hành. Những tranh chấp giữa các bangos đƣợc một hội đồng lâm thời gồm
những ngƣời lớn tuổi từ các nhóm này giải quyết, hội đồng lâm thời này đƣợc
gọi là bogum kobang. Trật tự đƣợc duy trì thơng qua một hệ thống các luật
tục nhằm giải quyết các vấn đề hôn nhân và gia đình, các quyền về sở hữu tài
sản, về việc tổn hại cá nhân, về thừa kế… Mâu thuẫn giữa các làng đƣợc các
hội đồng bango kiểm sốt, cịn mâu thuẫn giữa các bango thì do các bogum
bokang xử lý [84, tr.45- tr.46].
Trong quản lý xã hội truyền thống, xã hội nông nghiệp đƣợc tổ chức nên
bởi các đơn vị xã hội là các tập hợp ngƣời có tính chất cộng đồng dựa trên
tính trội của truyền thống. Gia đình có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn,
bảo lƣu và truyền thừa các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc. Mối
quan hệ dựa trên sùng bái quyền lực, sùng bái nhà nƣớc, tôn sùng cá nhân,
các mối quan hệ bạn bè, phân biệt đẳng cấp “bầu chủ- ngƣời phụ thuộc”…
giữ vai trị quan trọng (có khi giữ vai trò chi phối) đến các hoạt động xã hội.

1

Tên dân tộc học kháccủa người Arbor là: Abuit, Adi, Tani.



23

Các biểu hiện của văn hoá quản lý xã hội truyền thống tƣơng ứng với các
loại hình thái kinh tế- xã hội: cơng xã ngun thủy (quản lý theo dịng tộc nhƣ
tù trƣởng, bộ tộc, thực phẩm kiếm đƣợc phân chia đều nhau), chế độ chiếm
hữu nô lệ, xã hội phong kiến (chế độ gia trƣởng, tôn ti trật tự, tinh thần gia
giáo, tôn giáo đƣợc xem nhƣ quốc giáo). Ngồi ra cũng có một số tộc ngƣời
quản lý cộng đồng dựa theo tơn giáo hay tín ngƣỡng.
Khi xã hội có giai cấp, hình thành nhà nƣớc, hoạt động quyền lực chính
trị đặt lên hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp lợi ích mang tính đối
kháng thì văn hóa quản lý xã hội đƣợc gọi là văn hóa chính trị. Trong Chính
trị học- Từ điển bách khoa của Nga viết: “Văn hố chính trị là kinh nghiệm
lịch sử, ký ức cộng đồng xã hội và nhóm người trong lĩnh vực chính trị, là
phong tục, tập qn, thói quen và các xu hướng ảnh hưởng đến hành vi của
cá nhân, nhóm cá nhân trong hoạt động chính trị”. Cịn giáo sƣ nhân học
chính trị Nhật Bản Toh Goda nhìn nhận: “Văn hóa chính trị là một hệ thống
hồn chỉnh các tổ chức, giá trị, diễn ngôn, hành vi và hệ thống tín ngưỡng
quyền lực”. Nhƣ vậy, dù có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề khác
nhau, nhƣng nhìn chung theo các nhà khoa học chính trị, nói đến văn hóa
chính trị là nói đến văn hóa truyền thống và hiện đại của cộng đồng xã hội và
nhóm ngƣời trong lĩnh vực chính trị và ảnh hƣởng của nó trong hoạt động
chính trị. Văn hố chính trị là một động thái, luôn phát triển, thƣờng xuyên
đƣợc làm phong phú thêm bởi lịch sử cả trong nội dung lẫn hình thức [29,
tr.1].
Ở các quốc gia phƣơng Đơng, các thành tố của văn hóa chính trị truyền
thống đƣợc xem nhƣ các nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn pháp lý xã hội.
Nó đƣợc biểu hiện qua các luật tục trong cộng đồng, các nguyên tắc quan hệ
chính trị trong xã hội; qua các phong tục tập quán, phƣơng thức sản xuất vật
chất, các cách thức tổ chức xã hội, các hình thức tổ chức nhà nƣớc. Thiết chế



24

văn hóa chính trị truyền thống đƣợc tổ chức theo chiều thẳng đứng, đó là
Trƣởng làng- Trƣởng tộc- Gia đình. Các thiết chế này vẫn cịn duy trì và có
ảnh hƣởng khơng nhỏ đến đời sống kinh tế- văn hố- chính trị- xã hội của các
dân tộc trong xã hội hiện đại.
b-Văn hoá quản lý xã hội hiện đại
Xã hội hiện đại là xã hội phân hố giai cấp, có nhà nƣớc, cùng các biểu
hiện tƣơng ứng với hai loại hình thái kinh tế- xã hội là hình thái kinh tế- xã
hội tƣ bản chủ nghĩa và hình thái kinh tế- xã hội xã hội chủ nghĩa. Văn hoá
quản lý xã hội hiện đại là nói tới văn hóa chính trị hiện đại tƣ bản chủ nghĩa
và văn hóa chính trị hiện đại xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện của văn hóa chính trị hiện đại qua hình thái nhà nƣớc (hình
thức tổ chức quản lý nhà nƣớc). Trên thế giới hiện nay có thể qui lại gồm 4
loại.
Thứ nhất là nhà nƣớc quân chủ chuyên chế. Quân chủ chuyên chế là thể
chế chính trị mà hồng gia nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong
chế độ này. Những phán quyết của tịa án chỉ đƣợc thơng qua khi quốc vƣơng
đồng ý. Chế độ này phổ biến trong thời trung cổ, phong kiến. Các quốc gia
hiện nay còn theo quân chủ chuyến chế trên thế giới là: Brunei, Oman, Qatar,
Ả Rập Saudi và Vatican."Quân chủ chuyên chế" chính là "quân chủ tuyệt
đối".
Thứ hai là nhà nƣớc quân chủ lập hiến. Quân chủ lập hiến (quân chủ hạn
chế) là một hình thức tổ chức nhà nƣớc mà trong đó tồn tại vua nhƣng đa
phần không nắm thực quyền, quyền lực thƣờng nằm trong tay quốc hội do thủ
tƣớng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Trong các nhà nƣớc theo chính thể
qn chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nƣớc đƣợc trao một phần cho
ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, còn một phần đƣợc trao cho một cơ quan cao cấp



×