Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác an ninh môi trường trên địa bàn thành phố hồ chí minh (nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp lê minh xuân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI&NHÂN VĂN
………………..&………………..

LÊ HOÀNG VIỆT LÂM

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
CÔNG TÁC AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Lê Minh Xuân)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI&NHÂN VĂN
………………..&………………..

LÊ HOÀNG VIỆT LÂM

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
CÔNG TÁC AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Lê Minh Xuân)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC


Mã số

: 60.31.30

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG HÀ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2013


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả

Lê Hồng Việt Lâm


4

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7


PHẦN MỞ ĐẦU

9

1. Lý do chọn đề tài

9

2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

11

2.1. Đối tượng nghiên cứu

11

2.2. Khách thể nghiên cứu

11

2.3. Phạm vi nghiên cứu

12

3. Mục tiêu nghiên cứu

12

3.1. Mục tiêu chung


12

3.2. Mục tiêu cụ thể

12

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

12

5. Phương pháp nghiên cứu

13

5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sẵn có

13

5.2. Phương pháp thu thập thơng tin sơ cấp

14

5.3. Phương pháp chọn mẫu

14

5.3. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích và xử lý thơng tin

15


5.3.1. Phân tích và xử lý thơng tin định lượng

15

5.3.2 Phân tích và xử lý thơng tin định tính

17

6. Kết cấu của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngồi nước

18
19
19

1.1.1. Các đề tài, cơng trình nghiên cứu và báo cáo khoa học liên
quan đến công tác an ninh mơi trường

19

1.1.2. Các đề tài, cơng trình nghiên cứu và báo cáo khoa học liên
quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2. Lý thuyết áp dụng

27
31

1.2.1. Lý thuyết xung đột


32

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

33


5

1.2.3. Lý thuyết kiểm soát xã hội
1.3. Các khái niệm công cụ

34
36

1.3.1. Khái niệm Môi trường

36

1.3.2. Khái niệm An ninh môi trường

37

1.3.4. Khái niệm Doanh nghiệp

38

1.3.5. Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

38


1.4. Căn cứ pháp lý việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp trong công tác an ninh mơi trường

45

1.5. Vai trị và ý nghĩa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp trong cơng tác an inh mơi trường

50

1.5.1. Vai trị việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh
nghiệp

50

1.5.2. Ý nghĩa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong công tác an ninh môi trường

60

1.6. Giả thuyết nghiên cứu

63

1.7. Khung phân tích

64

Chương 2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG CÔNG TÁC AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

65
65

2.1.1. Vài nét sơ lược về Khu chế xuất - Khu cơng nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh

65

2.1.2. Khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân

66

2.1.2.1. Đặc điểm tình hình chung

66

2.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường và đe dọa an ninh
môi trường
2.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

70
71

2.3. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công
tác an ninh môi trường tại khu Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
2.3.1. Thực trạng môi trường sống xung quanh Khu công nghiệp


76


6

Lê Minh Xuân

81

2.3.2. Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Khu
công nghiệp Lê Minh Xuântrong công tác an ninh môi trường

87

2.4. Những yếu tố tác động việc thực hiện Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân trong công
tác an ninh môi trường

97

2.4.1. Nhận thức của người dân về Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trong công tác An ninh môi trường

97

2.4.2. Những tác động có nguyên nhân từ yếu tố pháp luật

103


2.4.3. Chính quyền và các cơ quan chức năng

111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

114

1. Kết luận

114

2. Kiến nghị

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

125

PHỤ LỤC

131


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQG:


An ninh Quốc gia

ANTQ:

An ninh Tổ quốc

ANMT:

An ninh môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

CA:

Công an

CNH – HĐH:

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSR:

Corporate social responsibility
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CTNH:

Chất thải nguy hại


CSMT:

Cảnh sát môi trường

C49:

Cục Cảnh sát Phịng chống tội phạm về
Mơi trường

DN:

Doanh nghiệp

HEPZA:

Ban Quản lý các KCX và CN TP.HCM

KCN:

Khu Công nghiệp

KCX:

Khu Chế xuất

KHKT:

Khoa học kỹ thuật


KSXH:

Kiểm sốt xã hội

LLCA:

Lực lượng Cơng an

MT:

Mơi trường

ONMT:

Ơ nhiễm mơi trường

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sỹ

PC49:

Phịng Cảnh sát Phịng chống tội phạm về
Mơi trường

PL:

Pháp luật

PV:


Phỏng vấn

PVS:

Phỏng vấn sâu

PVV:

Phỏng vấn viên

QLNN:

Quản lý nhà nước


8

TN và MT:

Tài nguyên và Môi trường

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


TPVMT:

Tội phạm về mơi trường

TS:

Tiến sỹ

UBND:

Ủy ban nhân dân

VPPL:

Vi phạm pháp luật

VPHC:

Vi phạm hành chính

XHH:

Xã hội hóa

XLNT:

Xử lý nước thải


9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là tất cả những gì của thiên nhiên và nhân tạo xung quanh con
người, tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Lịch sử đã chỉ ra rằng, trong quá
trình hình thành và phát triển, con người ln biết dựa vào thiên nhiên, tác động,
khai thác thiên nhiên để duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên, quá trình khai
thác, sử dụng thiên nhiên, chính con người đã làm cho môi trường bị cạn kiệt và ô
nhiễm nặng nề, để lại những hậu quả hết sức khơn lường. Chính vì lẽ đó, trong
những thập kỷ gần đây, bảo vệ môi trường và thực hiện công tác an ninh môi trường
là một trong những vấn đề thời đại thuộc về an ninh phi truyền thống được các quốc
gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm.
Đối với Việt Nam, đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh
tế - xã hội, làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Với mục tiêu
phát triển kinh tế bền vững, trong đó “kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”, Việt Nam đã đề ra nhiều quyết
sách quan trọng. Cùng với việc ban hành Luật đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật
Doanh nghiệp... và một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt Nam
đã cam kết thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, ASEM, mở
rộng quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Nhật Bản, ký hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ và đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO)… Điều này đã mang lại cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội cũng như
thách thức mới trong mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển “nhanh” và “nóng” của nền kinh tế, tình
trạng ơ nhiễm môi trường và những hoạt động xâm hại môi trường đang được xã hội
rất quan tâm, trong đó việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong
công tác an ninh môi trường ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Là một trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật lớn nhất của
cả nước, những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có vai trị rất quan trọng trong

sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cùng cả nước thực hiện sự nghiệp công


10

nghiệp hoá – hiện đại hoá nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Trong sự phát triển đó, Đảng bộ và nhân dân Thành phố
luôn ghi nhận và đánh giá rất cao vai trị của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,
đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu cơng nghiệp với những
đóng góp tích cực như: Góp phần làm tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tạo ra nhiều
việc làm mới, tạo điều kiện để đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt...
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động của các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều vấn đề
đang đặt ra, đặc biệt là việc thực hiện CSR trong công tác an ninh môi trường. Từ
khi thành lập đến nay, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Mơi trường, Phịng
cảnh sát Phịng chống tội phạm về Mơi trường (Cơng an thành phố Hồ Chí Minh),
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu chế xuất – cơng nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng ngàn vụ
vi phạm của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nói chung và trong các khu
chế xuất, khu cơng nghiệp nói riêng, điển hình như vụ ơ nhiễm nghiêm trọng tại
kênh Ba Bị, vụ Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hào Dương, Thành Công, Công ty
Steel Yuan… xả nước thải độc hại ra môi trường chưa qua xử lý..., trong đó điển
hình là những hoạt động xâm phạm an ninh môi trường của các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
Thực hiện chủ trương của Thành phố về chương trình cải tạo và chỉnh trang
đô thị, năm 1997, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) đã xây
dựng và phát triển khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trên địa bàn huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với thời gian hoạt động 50 năm nhằm tiếp nhận từ
các quận nội thành những cơ sở sản xuất thuộc các ngành ô nhiễm: Dệt, nhuộm, xi
mạ, thuốc bảo vệ thực vật,... Đây là khu cơng nghiệp nằm ở vị trí phía Tây Nam của
cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn hai xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân

(thuộc huyện Bình Chánh), là đầu mối quan trọng của các tỉnh miền Tây và Đông
Nam Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của mình, trong q trình
hoạt động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân đã xâm hại an
ninh môi trường với nhiều thủ đoạn từ trắng trợn đến tinh vi như: Xả thẳng nước
thải chưa qua xử lý, hoặc có xử lý nước thải cục bộ nhưng khơng đạt tiêu chuẩn, có
doanh nghiệp cịn cho xả lén nước thải ra ngồi mơi trường (mặc dù có hợp đồng


11

dịch vụ xử lý nước thải với khu công nghiệp, khu chế xuất); khơng có giấy phép xả
thải; chưa xử lý khí thải, mùi hơi; chưa đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy
hại; khai thác sử dụng nước ngầm khơng có giấy phép; khơng có biện pháp phịng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; trộn lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông
thường... Tất cả đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xung quanh khu vực khu công nghiệp,
gây nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của Thành phố... Mặt
khác, tình trạng khiếu kiện giữa các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Lê Minh
Xuân cũng diễn ra thường xuyên, như vụ Công ty Nguyên Hưng khiếu nại Công ty
Ngọc Yến sản xuất thải mùi thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường; vụ Công ty Tân
Thành Hòa, Công ty Chyang Shyan tố cáo Công ty sản xuất thuốc trừ sâu An Giang
thường xuyên thải mùi thuốc trừ sâu; Cơng ty Hiệp Lực khiếu kiện Cơng ty Tân
Thành Hịa 3 xả mùi hôi và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bồn áp lực công nghiệp
gây ô nhiễm bụi... đã gây nên những bất ổn khó lường trong q trình hoạt động của
khu cơng nghiệp này. Trước tình hình đó, nhiều cuộc họp giữa các ban ngành có
liên quan đã diễn ra, khơng ít những cuộc tiếp xúc cử tri cũng đã được tiến hành,
nhiều đại biểu hội đồng nhân dân cũng đã lên tiếng trong các kỳ họp, và đặc biệt
đích thân Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Nguyễn Trung Tín đã đi thị sát
và chỉ đạo xử lý tình trạng xâm hại an ninh mơi trường tại khu cơng nghiệp Lê
Minh Xn, song tình hình vẫn khơng được cải thiện mà thậm chí ngày càng có

những diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, việc phịng, chống những hành vi xâm
hại này chưa có các biện pháp xử lý thích đáng, ý thức của người dân chưa cao, sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng cịn q nhiều bất cập, cơng tác thanh tra,
giám sát cịn lỏng lẻo và tồn tại nhiều sơ hở… Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và đề
xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao CSR đối với việc bảo vệ môi trường và thực
hiện công tác an ninh môi trường là một vấn đề mới mẻ, rất quan trọng và cấp bách,
có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị, xã hội lẫn an ninh, quốc phòng.
Xuất phát từ lý do đó, tơi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp trong công tác an ninh mơi trường trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân) để làm Luận văn kết thúc khóa học.


12

2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong công tác an ninh mơi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là người dân trên địa bàn TP.HCM (đang sinh sống tại
khu công nghiệp Lê Minh Xuân).
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng và những yếu tố tác
động việc thực hiện CSR trong công tác ANMT.
- Giới hạn về không gian: Trên địa bàn TP.HCM, điển cứu trường hợp các
DN trong KCN Lê Minh Xuân.
- Giới hạn về thời gian: Từ năm 2007 đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung

Nêu lên thực trạng và phân tích những yếu tố tác động đến việc thực hiện
CSR trong cơng tác ANMT, từ đó đưa ra những khuyến nghị hợp lý, khoa học và
mang những giá trị thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện CSR trong
công tác ANMT của các DN trong KCN Lê Minh Xuân nói riêng và TP.HCM nói
chung.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ khái niệm CSR, khái niệm DN, khái niệm MT, khái niệm ANMT;
- Phân tích làm rõ tính tất yếu và ý nghĩa của việc thực hiện CSR trong công
tác ANMT;
- Làm rõ thực trạng việc thực hiện CSR của các DN trên địa bàn TP.HCM và
tại KCN Lê Minh Xuân;
- Phân tích những yếu tố tác động, đặc biệt là những khó khăn, bất cập trong
q trình xử lý các hành vi xâm phạm ANMT của các DN trên địa bàn;
- Đưa ra một số kết luận và những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực hiện CSR trong công tác ANMT trên địa bàn trong thời gian tới.


13

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài mang những ý nghĩa lý luận và thực tiễn có giá trị.
Qua tìm hiểu đề tài, các cá nhân, tổ chức có liên quan và quan tâm đến những vấn
đề này sẽ có một cách nhìn rõ nét hơn về CSR, đặc biệt là vai trò và ý nghĩa trong
việc thực hiện CSR – vấn đề mà bấy lâu nay các DN ở Việt Nam nói chung và
TP.HCM rất ít quan tâm và dường như chưa thấy hết được những giá trị bền vững
của nó.
Đồng thời, từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của
các DN trong công tác ANMT tại KCN Lê Minh Xuân, những kiến nghị mà tác giả
đưa ra sẽ là những gợi ý, tài liệu tham khảo cần thiết đối với các cơ quan QLNN,

đặc biệt là các cơ quan có nhiệm vụ ban hành, sửa đổi luật hay các cơ quan chuyên
trách trong lĩnh vực BVMT như Công an, Sở TN và MT, Ban Quản lý các KCX,
CN..., từ đó có những giải pháp cần thiết, kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả việc
thực hiện CSR trong công tác ANMT ở TP.HCM nói chung và trong các KCX,
KCN nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đề tài được khoa học, mang tính thuyết phục cao, đảm
bảo độ tin cậy của các dữ liệu và để tạo thành một thể thống nhất trong việc thu thập
và ghi nhận một cách có hiệu quả các thơng tin từ thực tế tại khu vực điển cứu, tác
giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp phân
tích, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu; phương pháp so sánh; phương pháp quan
sát; phương pháp thu thập tư liệu thứ cấp sẵn có; phương pháp thu thập thơng tin
định lượng (được thực hiện bằng công cụ bảng hỏi) và phương pháp thu thập thơng
tin định tính (sử dụng cơng cụ phỏng vấn sâu).
5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sẵn có
Thơng tin thứ cấp được thu thập thơng qua các tư liệu sẵn có tại địa bàn
nghiên cứu, cụ thể là Ban quản lý các KCX và CN TP.HCM (HEPZA); Sở TN và
MT TP.HCM; Cục C49, phòng PC49 (Cơng an TP.HCM); UBND huyện Bình
Chánh, UBND xã Tân Nhật, xã Lê Minh Xuân... Ngoài ra, nguồn tài liệu thứ cấp
cịn là các bài viết trên các tạp chí như: Tạp chí Mơi trường, Tạp chí Xã hội học,
Tạp chí Cơng an nhân dân và các kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế…


14

Thơng qua nguồn tư liệu sẵn có, tác giả đã tiến hành phân tích, nghiên cứu và chắt
lọc những thơng tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tư liệu này được tổng
hợp và đúc kết thành từng nhóm ý chính phục vụ cho đề tài.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng:

Việc thực hiện CSR trong công tác ANMT là hành vi mà chúng ta có thể
quan sát và đo lường được nên đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin
định lượng - dùng bảng anket kết hợp với quan sát.
Phương pháp thu thập thông tin định lượng được thực hiện bằng công cụ
bảng hỏi nhằm đáp ứng cho các mục tiêu về việc tìm hiểu thực trạng MT sống, tình
hình ONMT, nhận thức, hiểu biết của người dân về vấn đề ANMT và tác hại khi
ANMT bị xâm hại... Ngoài ra việc sử dụng bảng hỏi còn hướng tới việc thu thập
những ý kiến phản hồi của người dân về việc thực hiện công tác ANMT của DN,
những kiến nghị, đề xuất của người dân nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
CSR trong công tác ANMT.
- Phương pháp thu thập thông tin định tính:
Với phương pháp thu thập thơng tin định tính, cuộc nghiên cứu sử dụng công
cụ phỏng vấn sâu. Do đây là một lĩnh vực mang tính đặc thù, chỉ những người có
kinh nghiệm chuyên sâu và trực tiếp tham gia xử lý, giải quyết mới có thể đưa ra
những hướng xử lý thích hợp, nên việc tác giả sử dụng phương pháp định tính,
trong đó chú trọng việc phỏng vấn sâu và tham khảo ý kiến chuyên gia sẽ giúp tác
giả thu nhận được những ý kiến xác đáng góp phần cho việc nghiên cứu đề tài được
hoàn thiện, thuyết phục hơn. Mặc dù khơng mang tính đại diện nhưng dữ liệu thu
được sẽ rất chi tiết, phong phú và toàn diện. Chúng sẽ là những minh chứng tốt nhất
để xác định mức độ việc thực hiện CSR, làm rõ những yếu tố tác động đến việc
CSR trong công tác ANMT, đồng thời thu nhận được kiến nghị xác đáng góp phần
nâng cao hiệu quả việc thực hiện CSR trong công tác ANNT, phù hợp với xu hướng
PTBV, hiện đại, văn minh của Thành phố.
5.3. Phương pháp chọn mẫu
Với phương pháp thu thập thông tin định lượng, đề tài áp dụng phương pháp
chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là cách chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản, có chủ đích.


15


Tác giả không dựa trên một khung mẫu nào cả mà chỉ dựa vào các đặc điểm của
mẫu sau đó chọn trên cơ sở những nhóm đã có sẵn. Tiêu chí chọn mẫu là các hộ gia
đình hiện đang sống cạnh, ven hoặc xung quanh khu vực các kênh, rạch có nguồn
nước thải thải ra từ KCN Lê Minh Xuân và hiện đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ơ
nhiễm của KCN này. Dung lượng mẫu gồm 200 đơn vị mẫu. 200 đơn vị mẫu này
được lấy từ danh sách các hộ dân mà cuộc nghiên cứu thu thập được từ các Trưởng
khu phố 5, 6, 7, 8, 12 và 15 thuộc 2 xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân.
Với phương pháp thu thập thơng tin định tính, đề tài sử dụng phương pháp
chọn mẫu phi xác suất theo cách chọn chỉ tiêu với các đặc điểm giống như cách
chọn mẫu trong phương pháp thu thập thông tin định lượng. Dung lượng gồm 02
đơn vị mẫu (01 đơn vị mẫu là người đã và đang trực tiếp tham gia công tác đảm bảo
ANMT và 01 đơn vị mẫu là cán bộ đang công tác tại UBND xã Lê Minh Xuân, phụ
trách những mảng công việc liên quan trực tiếp đến đề tài).
5.3. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích và xử lý thơng tin
5.3.1. Phân tích và xử lý thơng tin định lượng
Những thông tin thu thập được từ bảng hỏi sẽ được xử lí bằng phần mềm
SPSS. Các bước tiến hành gồm:
1. Đối với câu hỏi đóng: Mã hóa, nhập liệu. Đối với câu hỏi mở: Lượng hóa,
mã hóa lại và nhập liệu, sau đó làm sạch dữ liệu và tiến hành xử lí.
2. Xử lí thống kê mơ tả, phân tích tần suất và các mối tương quan.
Các biến đơn được khảo sát nhằm:
- Mô tả mẫu nghiên cứu, bao gồm: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, thời gian sống ở địa phương.
- Mô tả thực trạng MT sống xung quanh KCN LMX.
- Mô tả nhận thức, thái độ của người dân về việc thực hiện CSR của KCN
LMX trong cơng tác BVMT và ANMT.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của KCN Lê Minh
Xuân trong công tác BVMT và ANMT.



16

Phân tích tương quan 2 biến nhằm giải thích rõ các thực trạng nêu trên:
Biến số độc lập

Biến số phụ thuộc
- Nhận thức, đánh giá về thực
trạng MT sống xung quanh KCN
LMX.

- Đặc điểm nhân khẩu xã hội:
Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, thời gian sống ở địa phương

- Nhận thức, thái độ về việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của
KCN Lê Minh Xuân trong công tác
BVMT và ANMT.
- Việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của KCN Lê Minh Xuân trong
công tác BVMT và ANMT.

Biến số độc lập

Biến số phụ thuộc

- Nhận thức, thái độ về thực trạng MT
sống xung quanh KCN Lê Minh Xuân.
- Nhận thức, thái độ về việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của KCN Lê


- Việc thực hiện trách nhiệm xã

Minh Xuân trong công tác BVMT và

hội của KCN Lê Minh Xuân trong

ANMT.

công tác BVMT và ANMT.

- Nhận thức pháp lí đối với việc thực
hiện CSR trong công tác BVMT và
ANMT.


17

Trên cơ sở mối quan hệ giữa 2 biến nêu trên, có thể đưa thêm biến thứ 3 –
biến kiểm tra, nhằm xem xét sự ảnh hưởng giữa 2 biến: Biến độc lập và biến phụ
thuộc có đổi khác khơng dưới các điều kiện của biến kiểm tra:
Biến số độc lập

Biến trung gian

Biến số phụ thuộc

- Nhận thức, đánh giá về thực
trạng MT sống xung quanh KCN
LMX.

- Nhận thức, thái độ về việc thực

- Trình độ học
vấn.

hiện trách nhiệm xã hội của KCN

- Tuổi.

LMX trong công tác BVMT và

- Thời gian sinh

ANMT.

sống ở địa

- Nhận thức pháp lí đối với việc

phương.

- Hành động khi
phát hiện các DN
trong KCN LMX có
hành vi xâm hại, đe
dọa ANMT.

thực hiện CSR trong công tác
BVMT và ANMT.
5.3.2 Phân tích và xử lý thơng tin định tính

Các cuộc PVS sẽ được tiến hành gỡ băng, viết biên bản gỡ băng. Sau đó,
phân tích và đánh giá nội dung thông tin thu được.
Các dữ kiện sẽ được tiếp tục đối chiếu, chọn lọc và trích dẫn làm dẫn chứng,
giải thích, bổ sung, minh họa cho các số liệu định lượng nhằm làm rõ các mục tiêu,
luận điểm nghiên cứu. Việc phân tích và trích dẫn dựa trên các nguyên tắc sau:
- Sử dụng các trích dẫn mang tính đại diện để minh họa cho các quan điểm
hay chuẩn mực được chia sẽ trong đa số người phỏng vấn.
- Phân tích sâu những trích dẫn thể hiện quan điểm đối lập, cá biệt. Quan tâm
đến bối cảnh, đặc điểm nhân khẩu của người được PV... như những biến số độc lập
vơ hình tác động đến quan điểm của người được PV.
- Sử dụng trích dẫn từ nhiều đáp viên khác nhau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 nội dung lớn:


18

Nội dung thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
Ở nội dung này, tác giả đi vào nghiên cứu, xác định lý do chọn đề tài; đối
tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; phương pháp nghiên
cứu; ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài.
Nội dung thứ hai: Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong nội dung này, cuộc nghiên cứu tập trung vào việc tổng quan tình hình
nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước; xác định căn cứ pháp lý việc thực hiện CSR
trong cơng tác ANMT; phân tích vai trị và ý nghĩa việc thực hiện CSR trong công
tác ANMT.
Nội dung thứ ba: Chương 2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG CÔNG TÁC AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sau khi tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khái quát đặc điểm của mẫu nghiên
cứu, tác giả đi vào phân tích, làm rõ việc thực hiện CSR trong công tác ANMT tại
KCN Lê Minh Xuân và xác định, làm rõ những yếu tố tác động việc thực hiện CSR
tại KCN Lê Minh Xuân trong công tác ANMT.
Nội dung thứ tư: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu ở những nội dung trên, tác giả rút ra những kết
luận mang tính khái quát cho tổng thể cuộc nghiên cứu, từ đó đề xuất những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện CSR tại KCN Lê Minh Xuân trong
công tác BVMT và đảm bảo ANMT.


19

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC
1.1.1. Các đề tài, cơng trình nghiên cứu và báo cáo liên quan đến cơng
tác an ninh mơi trường
Do có tầm quan trọng đặc biệt nên công tác ANMT từ lâu đã trở thành một
vấn đề được các nước và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm.
Trong tư duy truyền thống, khái niệm an ninh đồng nghĩa với ANQG, trong
đó lấy việc bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ và duy trì chính thể làm mục tiêu chủ yếu. Sau
thời kỳ chiến tranh lạnh, nội hàm khái niệm ANQG đã được mở rộng. Đó không chỉ
là an ninh quân sự truyền thống mà phải bao gồm cả phương diện MT và kinh tế mà
Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới nhận ra nhu cầu phải sửa đổi
quan niệm về ANQG. Năm 1991, Tổng thống Bush đưa ra sáng kiến thừa nhận an
ninh sinh thái là một bộ phận cấu thành của ANQG. Năm 1994, chính quyền Bin –
Clintơn chấp nhận quan niệm về an ninh sinh thái là một bộ phận trong chiến lược
chung của ANQG và nhấn mạnh: “Vấn đề MT có ảnh hưởng lâu dài đối với lợi ích

quốc gia của chúng ta theo hai hướng: Thứ nhất, sức mạnh MT vượt qua mọi biên
giới và đại dương đe dọa trực tiếp sức khỏe, sự thịnh vượng và việc làm của dân
chúng Mỹ. Thứ hai, giải quyết các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên là một việc làm
hết sức quan trọng để đạt tới sự ổn định chính trị, kinh tế, đồng thời để theo đuổi mục
tiêu chiến lược của chúng ta trên toàn cầu” [27, tr.154].
Một trong những dấu mốc quan trọng phản ánh quan niệm về mối quan hệ
giữa an ninh và MT là Báo cáo Brundland năm 1987 của Ủy ban Toàn cầu về Môi
trường và Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Báo cáo này nêu rằng một trong
hai mối đe dọa lớn đối với con người là mối đe dọa vũ khí hạt nhân và sự tàn phá
MT. Tháng 12 năm 1987, tại phiên họp thứ 42 của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
khái niệm về ANMT đã chính thức được xác lập.
Sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề BVMT và đảm bảo
ANMT được thể hiện rõ ở việc các quốc gia đã tích cực tổ chức và tham gia các hội
nghị quốc tế về MT và ANMT. Các hội nghị này có thể diễn ra trên quy mơ tồn


20

cầu, với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới bàn về những vấn đề chung
nhất về MT và ANMT như Hội nghị Stockhonlm về Môi trường con người năm
1972. Tuyên bố Stockholm năm 1972, mặc dù khơng phải là một ràng buộc mang
tính chất pháp lý song Tuyên bố đã đề ra những nguyên tắc quan trọng nhất đặt nền
móng cho sự phát triển của Luật Quốc tế về BVMT. Hội nghị của Liên hợp quốc về
Môi trường và phát triển năm 1992 cũng là một hội nghị rất quan trọng của toàn thế
giới bàn về vấn đề MT và đảm bảo ANMT. Hội nghị chỉ rõ vấn đề MT không thể
tách rời các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và ANQG. Chương trình nghị sự của
hội nghị (dài hơn 800 trang, với 40 chương) được xem như là một cơ chế buộc các
quốc gia phải hành động để thực thi việc bảo vệ MT, đảm bảo ANMT.
Ngoài ra, để khẳng định tầm quan trọng của vấn đề MT và đảm bảo ANMT,
các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều Công ước quan trọng: Cơng ước về khí

quyển và khí hậu, Cơng ước về bảo vệ đa dạng sinh học (1971), Công ước về
BVMT biển (1982), Cơng ước về kiểm sốt và xử lý nước thải xuyên biên giới...
Một văn kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 01/1992 cũng đã chỉ ra
rằng: “Một số nhân tố bất ổn định mang tính phi quân sự trong lĩnh vực kinh tế xã
hội, chủ nghĩa nhân đạo và sinh thái đã cấu thành uy hiếp đối với an ninh và hịa
bình” [27, tr.32].
Một nghiên cứu được dư luận học giả thế giới đánh giá rất cao chính là cơng
trình Bàn về An ninh phi truyền thống do nhà nghiên cứu người Trung Quốc Lục
Trung Vĩ chủ biên, Nhà xuất bản Thời Sự xuất bản năm 2005 (sau này được Viện
Chiến lược và Khoa học Công an – Bộ Công an dịch làm tài liệu tham khảo). Trong
cơng trình nghiên cứu này, tác giả đi vào nghiên cứu rất nhiều vấn đề thuộc an ninh
phi truyền thống như: An ninh văn hóa, an ninh thông tin, an ninh dân số, vấn đề hải
tặc, vấn đề rửa tiền, vấn đề bệnh dịch truyền nhiễm và vấn đề ANMT. Trong phần
này, bên cạnh việc nghiên cứu nguồn gốc, biểu hiện và đặc điểm của vấn đề
ANMT, tác giả còn chỉ ra những vấn đề MT chủ yếu mà nhân loại phải đối mặt như
khí hậu tồn cầu thay đổi, tầng ozon bị phá hoại và tổn hao, tính đa dạng sinh vật bị
giảm xuống, đất đai hoang mặc hóa, khủng hoảng nguồn nước... Tác giả nhấn
mạnh: “Vấn đề ANMT mang tính xun quốc gia. Nó có phạm vi ảnh hưởng vượt qua
một khu vực, thậm chí mở rộng ra đến toàn cầu”, và: “Sự phá hoại của ANMT đối với


21

ANQG chủ yếu thể hiện trên bốn phương diện sau đây: Cuộc chiến tranh giữa các
quốc gia do sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên gây ra, sự xâm nhập của MT tự
nhiên đối với lĩnh vực sinh tồn của nhân loại, các vấn đề mà sự chuyển dịch quy mô
lớn của di dân sinh thái đem đến cho quốc gia, sức mạnh phá hoại mạnh mẽ của
ngành quân sự ngày càng được coi là uy hiếp hàng đầu của an ninh sinh thái”. Ở
cuối cơng trình này, tác giả cũng đi vào nghiên cứu và phân tích những nhân tố tác
động đến ANMT mà hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt.

Ở nước ta, vấn đề ANMT được đặt ra một cách liên tục và hệ thống trong
hơn 10 năm qua, khi các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nghiên cứu. Tiếng chuông
đầu tiên là ấn phẩm Bàn về An ninh Sinh thái (1998) do Cục Môi trường và Bộ
Quốc phòng phối hợp xuất bản. Với 86 trang, ấn phẩm đã tập hợp 10 bài viết về các
lĩnh vực an ninh sinh thái được chọn lọc từ nhiều nguồn trên thế giới, đã đặt những
viên đá móng đầu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu ANMT của nước ta. Tuy nhiên tác
phẩm này chưa được phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Một số vấn đề về ANMT sau đó được đề cập trong cuốn sách Dân số, Định
cư và Môi trường do Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản (2001), đặc biệt là
trong tài liệu tập huấn của Bộ Công an An ninh môi trường (2003) hay cuốn Xã hội
học Môi trường của tác giả Vũ Cao Đàm (2002). Tác động của biến đổi khí hậu, của
tồn cầu hóa đến ANMT, thậm chí đến ANQG đã được các cơng trình này đề cập
và sau đó được chính các tác giả của những cơng trình này báo cáo tại các hội thảo,
đăng trên các tạp chí và ấn phẩm liên quan. Sau đó, trên trang web của Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng xuất hiện nhiều bài viết bàn về mối liên
quan giữa ANMT với phát triển thủy điện miền Trung – Tây Nguyên, với bảo tồn
đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, với khai thác bauxit và chế biến alumin ở Tây
Nguyên... và đã thu hút được sự chú ý của công luận.
Năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
(thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân) đã tổ chức Hội thảo Quốc gia Phòng, chống tội
phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế,
thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự. Đây được xem là
Hội thảo đầu tiên ở Việt Nam bàn về những vấn đề liên quan đến An ninh phi
truyền thống, trong đó có ANMT. Hội thảo gồm những bài viết tập trung làm rõ


22

nhận thức lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm
truyền thống và tội phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế, kiến

nghị các giải pháp về công tác đào tạo cán bộ, tổ chức lực lượng, quan hệ phối hợp,
các biện pháp đấu tranh... nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng chống các nhóm
tội phạm này trong thời gian tới. Nhiều báo cáo khoa học tham dự Hội thảo đã bàn
đến ANMT như Bàn về An ninh phi truyền thống của TS. Trương Như Vương
(Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an); Tiếp cận vấn đề tội phạm
truyền thống, tội phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế của PGS.
TS. Nguyễn Văn Nhật (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Phòng
ngừa tội phạm); Cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về MT của lực lượng
Cảnh sát Môi trường thời kỳ hội nhập của TS. Nguyễn Xuân Lý (Cục trưởng
C49)... Các báo cáo đã đi vào bàn về vấn đề ANMT với tư cách là một bộ phận cấu
thành quan trọng trong cấu trúc của an ninh phi truyền thống, đồng thời nhấn mạnh
cần phải tập trung giải quyết những vấn đề đó bằng những giải pháp mang tính tổng
hợp.
Để góp phần thảo luận tại Đại hội và đề ra các giải pháp về BVMT, tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), TS. Phạm Khôi Nguyên, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN và MT đã có bài phát
biểu tại Đại hội với chủ đề Công tác bảo vệ MT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Bài phát biểu nhấn
mạnh: “Nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề
suy thối MT gay gắt và nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu khơn lường. Tình trạng
suy thối MT, biến đổi khí hậu, mà nước ta là một trong số ít nước chịu tác động
nặng nhất, có thể sẽ là những biến số quan trọng trong tiến trình phát triển của đất
nước trong những thập niên tới” [60], và: “ONMT nước, không khí đang lan rộng,
có nơi ở mức độ trầm trọng, không những tại các KCN, khu đô thị dân cư đông đúc
mà cả ở những vùng nông thôn...” [60]. Từ đó tác giả khẳng định: “BVMT trong thời
gian tới có ý nghĩa sống cịn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải
đổi mới tư duy, đổi mới cách làm và cần những giải pháp mang tính đột phá” [60].
Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp để Đại hội thảo luận nhằm đề ra các giải



23

pháp thiết thực, cụ thể, thực hiện các mục tiêu về BVMT, ứng phó với biến đổi khí
hậu và góp phần PTBV đất nước.
Tại Hội thảo Quán triệt, vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI vào
giảng dạy các mơn Lý luận chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng do Đại
học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức (tháng 10.2011), tác giả Nguyễn Như Thơ
đã có bài viết Quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ MT trong Nghị quyết Đại
hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết đi sâu vào phân tích khái
niệm PTBV, những nhân tố cấu thành PTBV (kinh tế bền vững, xã hội bền vững,
MT bền vững) trong đó tác giả nhấn mạnh yếu tố MT. Bằng những lập luận dựa
trên quan điểm của Đảng và với cách nhìn khoa học của mình, tác giả đã luận giải
khá hợp lý tính tất yếu của việc BVMT, làm rõ những quan điểm của Đảng tại Đại
hội XI trong việc BVMT, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm BVMT trong quá
trình PTBV của đất nước. Tác giả khẳng định từ trước đến nay chúng ta chưa đánh
giá vấn đề tài nguyên MT dưới góc độ an ninh bởi đây là vấn đề an ninh phi truyền
thống. Cịn trong giai đoạn hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa và thực trạng MT ngày
càng bị đe dọa thì tại Đại hội XI Đảng ta đã nhìn rõ vấn đề nay hơn và đưa nó vào
tầm chiến lược.
Tham gia Hội thảo khoa học Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và
VPPL về BVMT trong KCN, KCX do Bộ Công an – Tổng cục Cảnh sát – Cục C49
tổ chức tại TP. HCM (2009), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Trung Tín đã
có bài viết Chiến lược và kế hoạch BVMT TP. Hồ Chí Minh. Trong bài viết, tác giả
đã xác định: Với mục tiêu xây dựng TP.Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp, phát triển hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT để phát triển Thành phố toàn diện, lâu dài,
trong nhiều năm qua Đảng bộ Thành phố đã luôn xác định BVMT là nhiệm vụ cấp
bách, quan trọng hàng đầu và đã tập trung nhiều nguồn lực, biện pháp và kế hoạch
để giải quyết nhằm BVMT như: Tăng cường công tác QLNN về BVMT; đẩy mạnh
hoạt động xã hội hóa trong BVMT; áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển
biến cơ bản trong đầu tư BVMT; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển

giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho BVMT; kiểm sốt ơ
nhiễm và quản lý chất thải... Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh dù đã cố gắng và
áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt song trên thực tế ONMT và các hoạt động xâm


24

phạm ANMT vẫn diễn ra và có chiều hướng phức tạp, đặc biệt diễn ra ở các KCX,
KCN.
Cũng tại Hội thảo này, Thanh tra Sở TN và MT TP.HCM đã có bài viết Tình
hình VPPL về BVMT và cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
BVMT trong KCX - KCN trên địa bàn TP.HCM. Nội dung chủ yếu mà bài viết đề
cập đến là thực trạng VPPL về BVMT ở các KCX và KCN, trong đó nổi lên là vi
phạm về xử lý nước thải với xu hướng ngày càng tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi
hơn. Đồng thời bài viết cũng nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động
thanh, kiểm tra nhằm đấu tranh với các hoạt động này, từ đó đề xuất những khuyến
nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý và xử lý vi phạm.
Với bài viết Công tác quản lý MT tại các KCX, KCN TP.HCM, tác giả Ngô
Anh Tuấn (Phó Trưởng ban, HEPZA) đã khái qt hóa sự hình thành, phát triển của
các KCX - KCN trên địa bàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của cơng tác BVMT và
tình hình thực hiện cơng tác này của các cơ quan chuyên trách. Tuy nhiên, hoạt
động này vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn như: Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT
chưa hoàn chỉnh; chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng trực tiếp tham gia hoạt
động BVMT chưa rõ ràng và thống nhất; các quy định về cưỡng chế khi bị xử lý vi
phạm hành chính về MT chưa được cụ thể... Từ đó tác giả cũng đưa ra một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này với 02 nhóm giải pháp: Nhóm giải
pháp trước mắt (Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý MT; tập
trung chỉ đạo quyết liệt bộ phận BVMT trong từng KCX, KCN; tập trung hổ trợ các
DN xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định...) và nhóm giải pháp dài hạn
(Hồn thiện mơ hình quản lý MT KCN; triển khai xây dựng hệ thống quan trắc tự

động; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ
xem xét bổ sung, sửa đổi một số văn bản pháp luật, Nghị định... nhằm khắc phục
những hạn chế, vướng mắc trong q trình tiến hành hoạt động này).
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học, tác giả Đỗ Thành Tâm (Đại học Cần
Thơ) đã tiến hành nghiên cứu đề tài Trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân hoạt
động khai thác khoáng sản – Pháp luật và thực tiễn. Đề tài đi vào nghiên cứu những
quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT trong lĩnh vực hoạt động khai thác
khoáng sản với mục đích là nhằm nâng cao hiểu biết về những chính sách và pháp


25

luật mà Nhà nước ta đã đề ra nhằm phục vụ hiệu quả cơng tác BVMT. Tiếp đến là
tìm hiểu vấn đề thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân trên lĩnh vực kinh tế này,
đồng thời đưa ra một số đề xuất đóng góp nhằm phục vụ cho cơng tác xây dựng và
hồn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi vào tìm hiểu một số khái
niệm thuộc về lý luận, nghiên cứu một số quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng
sản, các luận giải của tác giả chỉ tập trung vào một lĩnh vực hạn hẹp mà chưa có một
sự bao quát toàn diện và chưa đề cập đến khái niệm ANMT.
Trong bài Đẩy mạnh quan hệ phối hợp với các cấp, các ngành và hợp tác
quốc tế, góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và VPPL về MT đăng trên
Tạp chí Cảnh sát nhân dân (số 5.2010) của tác giả Lương Minh Thảo, Phó Cục
trưởng Cục C49 đã đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa các cấp,
các ngành và hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội về MT và xem đây là một
hoạt động mang tính tính yếu, khách quan nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn lực lượng, khả năng và biện pháp công tác để giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể. Đó là mối quan hệ phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và các ngành chức năng
trong hoạt động phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại ANMT như xả nước thải,
rác thải của các cơng ty, xí nghiệp; vi phạm quy định về nuôi nhốt, vận chuyển,
buôn bán động vật hoang dã quý hiếm; hoạt động vi phạm quy định về vệ sinh an

toàn thực phẩm hay hoạt động nhập phế liệu, chất thải nguy hại, máy móc, thiết bị
cũ, lạc hậu gây những tác động xấu đến MT và đe dọa ANMT. Từ đó, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp đó như: Xây
dựng và hồn thiện cơ sở pháp lý về mối quan hệ, phối hợp; nâng cao ý thức, trình
độ của cán bộ, chiến sĩ, ý thức tham gia khi tiến hành hoạt động phối hợp; xây dựng
chương trình hợp tác quốc tế, đặc biệt là mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế
như Ngân hàng thế giới, Quỹ MT toàn cầu... để huy động nguồn tài trợ cho hoạt
động phòng chống tội phạm về MT.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây trên các website cũng xuất hiện hàng loạt các
bài viết liên quan đến vấn đề BVMT của các DN, cụ thể như Doanh nghiệp và môi
trường (www.thanhnien.com.vn). Bài viết này nêu lên những ảnh hưởng tiêu cực từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh tới MT, đồng thời chỉ ra những yếu kém trong
công tác QLNN cũng như ý thức BVMT của các DN. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra


×