Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Vai trò phật giáo trong đời sống chính trị xã hội myanmar (từ năm 1948 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


TRẦN THỊ KHÁNH TÂM

VAI TRỊ PHẬT GIÁO TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI MYANMAR
(TỪ NĂM 1948 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


TRẦN THỊ KHÁNH TÂM

VAI TRỊ PHẬT GIÁO TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI MYANMAR
(TỪ NĂM 1948 ĐẾN NAY)

CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn: “Vai trị Phật giáo trong đời sống chính trị
- xã hội Myanmar (từ năm 1948 đến nay) ” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Nếu có vấn đề gì, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Thị Khánh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
trong Khoa Đông Phương học, đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Văn Việt –
Nguyên Trưởng khoa Đông Phương học; TS. Hồ Minh Quang – Trưởng Khoa
Đông Phương học và những giảng viên đã tham gia giảng dạy trong suốt thời
gian học tập, xin cảm ơn Phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin được cảm ơn Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh nơi tôi đang công tác đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn, cảm ơn gia
đình, bạn bè và các anh chị em học viên trong lớp đã luôn động viên chia sẻ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Thị Khánh Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ........................................................................... 2
3. Đối tượng và mục đích: ................................................................................ 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ..................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu:.............................................................. 5
6. Bố cục: ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: MYANMAR TRÊN BẢN ĐỒ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI: ............ 6
1.. Phật giáo ra đời và các hệ phái: ................................................................ 6
2. Phật giáo truyền bá vào Đông Nam Á: ...................................................... 7
2.1. Lịch sử du nhập Phật giáo ở Đông Nam Á: ......................................... 9
2.2.Ảnh hưởng Phật giáo tại các nước Đông Nam Á: .............................. 12
* Vị trí, vai trị cuả Phật giáo trong đời sống văn hóa –xã hội Đơng Nam Á:
............................................................................................................ 12
* Vị trí, vai trị cuả Phật giáo trong đời sống chính trị ở các quốc gia Đơng
Nam Á: ................................................................................................ 16
3. Phật giáo Myanmar dưới các triều đại phong kiến:.................................. 17
3.1. Đất nước, con người và văn hoá Myanmar: .................................. 17
3.1.1. Đôi nét về đất nước Myanmar: ................................................... 17
3.1.2. Dân tộc: ..................................................................................... 22
3.1.3.Văn hóa và tơn giáo Myanmar: ................................................... 26
3.2. Phật giáo truyền bá vào Myanmar dưới các triều đại phong kiến: . 29
Chương II. PHẬT GIÁO MYANMAR TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG
XÂM LƯỢC (1824-1885) VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1886-1947): ........ 44

2.1.Thực dân Anh xâm lược Miến Điện: ..................................................... 44
2.2.Cuộc dấu tranh giành độc lập của nhân dân Myanmar(1885-1947): ...... 50
2.3.Vai trò của Phật giáo trong đấu tranh giành độc lập và bảo vệ văn hoá dân
tộc:.............................................................................................................. 64
Chương III: PHẬT GIÁO MYANMAR TRONG THỜI KỲ ĐỘC LẬP (TỪ NĂM
1948 ĐẾN NAY):........................................................................................... 73
3.1. Bối cảnh chung của đất nước Myanmar từ sau độc lập đến nay: ........... 73
3.2. Đời sống kinh tế - xã hội người dân dưới chế độ quân đội:................... 78
3.3. Tình hình Phật giáo từ sau độc lập đến nay: ......................................... 86


3.3.1. Tổ chức Phật giáo và cuộc sống của Sư tăng:................................. 86
3.3.2. Quan hệ giữa Nhà nước và Phật giáo: ............................................ 90
3.3.2.1. Giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1962: .................................... 90
3.3.2.2. Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1988: .................................... 99
3.3.2.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2010: .................................. 101
3.3.2.4. Những chuyển biến tích cực từ năm 2010 đến nay: ............... 104
KẾT LUẬN ................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118
Tiếng Việt .................................................................................................... 118
Tiếng Anh .................................................................................................... 120
Web .............................................................................................................. 121
PHỤ LỤC........................................................................................................ 1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đông Nam Á bao gồm cả lục địa và hải đảo. Do vị trí đặc biệt của nó,
nằm trên con đường biển thơng thương giữa phương Đông và phương Tây,
giữa hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, nên ngay từ những năm

đầu Cơng ngun, hai nền văn hố này đã có sức lan toả ảnh hưởng của mình
đến vùng đất này.
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, mà đại diện là Phật giáo, một tôn
giáo lớn của Ấn Độ, đối với Đông Nam Á rất mạnh mẽ. Ngay từ những năm
đầu Công nguyên trở đi, Phật giáo đã chiếm vị trí chủ đạo trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể ở các nước Đông Nam Á. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc
tới đời sống văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á mà ở một số nước, cụ thể
Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar thì Phật giáo được xem là quốc giáo
nên có vị trí và vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa -chính trị - xã hội
các nước này. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có một nét văn hóa –chính trị - xã
hội rất riêng, rất độc đáo. Phật giáo đã đóng góp rất lớn trong quá trình xây
dựng và thống nhất nhất nước. Hiện nay, ở Thái Lan và Campuchia, Phật giáo
hoà vào đời sống văn hố xã hội, chính trị. Tuy nhiên, ở Myanmar, Phật giáo
một thời là quốc giáo và đã gắn liền với Myanmar trong quá trình xây dựng
và phong trào giải phóng dân tộc. Nhưng đến năm 1988 (40 năm sau khi
tuyên bố độc lập), các nhà sư đã nổi lên phong trào chống lại chính quyền độc
tài quân sự. Cuộc biểu tình đẫm máu này được thế giới gọi là “ Sự kiện
8888”. Tiếp theo đó, là từ năm 2005 đến 2007, liên tiếp các cuộc biểu tình đã
diển ra mà người dẫn đầu là các nhà sư.
Vậy tại sao là quốc giáo, từng là lực lượng nòng cốt trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc, là niềm vinh dự và gắn liền với cuộc sống của

1


người dân Myanmar mà các nhà sư lại nổi lên phong trào chống lại thế lực
cầm quyền? Do đó, tơi đã chọn đề tài “Vai trò Phật giáo trong đời sống
chính trị - xã hội Myanmar (từ năm 1948 đến nay)” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Tuy Việt Nam là nước ở khu vực Đông Nam Á nhưng giới nghiên cứu
Việt Nam mới quan tâm nghiên cứu về khu vực và các nước trong khu vực
Đông Nam Á từ khoảng vài chục năm cuối thế kỷ XX đến nay.
Tác giả Nguyễn Thế Anh với tác phẩm Lịch sử các quốc gia Đông Nam
Á, xuất bản ở Sài Gòn năm 1972 là một trong những cơng trình sớm nhất đề
cập khái qt lịch sử các nước Đơng Nam Á. Cũng ở Sài Gịn, năm 1974, tác
giả Nguyễn Bích Liên xuất bản cuốn Miến Điện, nêu khái quát về đất nước,
con người, lịch sử của đất nước này.
Các tác giả Huỳnh Văn Tòng với tác phẩm Lịch sử Myanmar,
Singapore và Brunei (Viện Đào tạo mở TP.HCM, nay là Trường Đại học mở
TP.HCM, 1992) có phần khái quát về lịch sử Myanmar. Tác giả Phan Ngọc
Liên (Chủ biên) cùng các cộng sự đã xuất bản cuốn Lược sử Đơng Nam Á,
trình bày khái lược lịch sử các nước trong khu vực từ tiền sử đến cuối thế kỷ
XX, cung cấp một cách nhìn Đơng Nam Á dưới góc nhìn khu vực học. Năm
2005, tác giả Lương Ninh (chủ biên) cùng các cộng sự đã xuất bản cuốn Lịch
sử Đơng Nam Á. Đây là cơng trình về lịch sử Đông Nam Á tương đối đầy đủ,
sâu sắc về lịch sử các nước trong khu vực.
Trước đó, năm 1997 NXB Chính trị quốc gia tổ chức dịch và xuất bản
tác phẩm Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E.Hall, một nhà sử học, giáo sư
người Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch sử Đông Nam Á. Tuy nhiên,

2


nội dung cuốn sách chỉ đề cấp đến giai đoạn sau thế chiến II, đến những năm
50.
Tác giả Vũ Quang Thiện là người đi sâu nghiên cứu Lịch sử Myanmar,
làm việc ở Viện nghiên cứu Đơng Nam Á. Ơng đã xuất bản lại cuốn sách:
“Quá trình phát triển của Myanmar”, NXB Khoa học xã hội, năm 1977 và
Lịch sử Myanmar, NXB Khoa học xã hội, năm 2005. Có thể nói đây là cơng

trình nghiên cứu sâu, phản ảnh khá tồn diện lịch sử của Myanmar từ cổ đại
đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XX. Chúng tôi đã kế thừa được nhiều tài liệu
về lịch sử Myanmar từ hai tác phẩm này.
Ngồi ra, cịn có các tác giả khác nghiên cứu và cơng bố các cơng trình
về Myanmar. Tác giả Lâm Quang Huyên nghiên cứu kinh tế các nước Đông
Nam Á (1), Nguyễn Xuân Tế nghiên cứu thể chế chính trị các nước ASEAN(2),
Mai Ngọc Chừ (3) và Nguyễn Tấn Đắc(4) nghiên cứu về văn hóa Đơng Nam Á,
Trương Sỹ Hùng đi sâu nghiên cứu về tơn giáo, tín ngưỡng, văn hóa Đơng
Nam Á (5), trong đó có phần về Myanmar, Phan Huy Xu – Mai Phú Thanh,
Huỳnh Văn Giáp nghiên cứu về địa lý Đông Nam Á, trong đó có địa lý
Myanmar.
Tịnh Hải pháp sư nghiên cứu Lịch sử Phật giáo thế giới, trong đó tập 2
về Phật giáo Nam truyền, dành một phần quan trọng về Phật giáo Miến Điện
(Myanmar)(6). Tuy nhiên, nguồn tài liệu tác giả sử dụng chủ yếu là tài liệu
tiếng Trung Quốc, phiên âm Hán – Việt và nhiều thuật ngữ về lịch sử, giáo lý
nhà Phật nên một độc giả trẻ như chúng tơi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
đây là cơng trình cung cấp cho chúng tơi nhiều tài liệu và kiến thức về Phật
giáo Myanmar.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, nhất là tác giả

3


Myanmar, chúng tơi gặp rât nhiều khó khăn trong việc sưu tầm, dịch và xử lý
tài liệu. Chúng tôi chỉ sưu tầm được một số sách, tài liệu tiếng Anh của một
số tác giả như: Smith với quyển “Religion and Politics in Burma”, Donald E.
với quyển “Religion and Politics in Burma”, Bruce Mathews với quyển
“Budhhism under military regime: The Iron Heel in Burma”..v.v…
Nói đến Phật giáo ảnh hưởng đến đời sống chính trị - xã hội của các
quốc gia Đơng Nam Á thì đây là một vấn đề khơng mới và đã được nhiều nhà

khoa học đi sâu nghiên cứu nhưng chỉ ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Riêng
Myanmar, cũng có nhiều học giả tìm hiểu, nghiên cứu như đã đề cập bên trên.
Tuy nhiên, các tác giả này chỉ nghiên cứu chủ yếu về Phật giáo hoặc đời sống
chính trị - văn hoá – xã hội ở Myanmar chứ chưa đi sâu tìm hiểu về vai trị
của Phật giáo trong đời sống chính trị - xã hội Myanmar (từ năm 1948 đến
nay).
Bài viết này kế thừa và tổng hợp lại một số nét về Lịch sử Phật giáo và
ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hố, xã hội tại các quốc gia
Đơng Nam Á nói chung của các tác giả đi trước. Đồng thời đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu vai trị của Phật giáo Myanmar trong đời sống chính trị xã hội (từ
năm 1948 đến nay).
3. Đối tượng và mục đích:
Đối tượng nghiên cứu, như tên gọi của đề tài “Vai trò của Phật giáo
trong đời sống chính trị - xã hội Myanmar (từ năm 1948 đến nay)”. Theo
đó, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu khái quát nguồn gốc và đặc điểm của
Phật giáo ở Đơng Nam Á nói chung và Myanmar nói riêng.
Mục đích của luận văn là kế tục những thành quả của người đi trước,
bổ sung thêm những dữ liệu rời rạc về vấn đề, liên kết sắp xếp chúng theo một

4


trật tự khoa học, đồng thời kết hợp với tư duy của bản thân để đưa ra một số ý
kiến về vai trị của Phật giáo trong đời sống chính trị xã hội ở Myanmar từ khi
giành độc lập (1948) đến hiện nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia thì tơn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến
vận mệnh của đất nước. Vì vậy, với đề tài này, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần
cho chúng ta hiểu rõ hơn những ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo trong xã hội
Myanmar hiện nay. Do vậy, luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu:
Phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng xuyên suốt luận văn này
là phương pháp lịch sử, logic và phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh.
Nguồn tại liệu chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu tiếng Việt của các tác giả
trong nước và một số tài liệu nước ngoài được dịch ra tiếng Việt. Chúng tôi
cố gắng sưu tầm tài liệu tiếng Anh và tài liệu Internet nhưng gặp nhiều khó
khăn, hạn chế.
6. Bố cục:
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Myanmar trên bản đồ Phật giáo thế giới.
Chương II: Phật giáo ở Myanmar trong cuộc đấu tranh chống xâm lược
(1824-1885) và giải phóng dân tộc (1886-1947).
Chương III. Phật giáo Myanmar thời kỳ độc lập (từ 1948 đến nay).

5


Chương I: MYANMAR TRÊN BẢN ĐỒ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
1. Phật giáo ra đời và các hệ phái:
Vào thế kỷ 6 TCN, đạo Phật – một trong ba tôn giáo lớn của nhân loại đã ra đời ở Ấn Độ. Khác với các tôn giáo thế giới khác cho rằng thần thánh,
thượng đế, hay đấng cứu thế sáng lập ra như Môhamét của đạo Ixlam (chúng
ta quen gọi là đạo Hồi - đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc), chúa Jesu của đạo
Kytô,… Người sáng lập ra đạo Phật là một con người có thật trong lịch sử
nhân loại.
Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử con vua Sudodana, một tiểu quốc
của người Arya là Kapilavaxta. Tên của ông là Sitdata Gotama (phiên âm Hán
Việt: Tất Đạt Đa), tên tục là Sakia Muni (Sakia nay thuộc Nêpan; Muni nghĩa
là vắng lặng, nhân từ). Sakia Muni tức là người nhân từ từ xứ Sakia (phiên âm
Hán – Việt tức là Phật Thích Ca Mầu ni).
Theo quan niệm của Phật giáo, trước khi là hoàng tử, đức Phật nhân từ

của chúng ta có rất nhiều tiền kiếp (547 tiền kiếp). Trước khi đầu thai thành
hồng

tử,

đức

Phật



tiền

kiếp



con

voi

trắng

6

ngà.

Khi Phật đầu thai làm hồng tử có 108 vị đạo sĩ của Bàlamơn đến cầu nguyện
và nói: lớn lên hồng tử sẽ trở thành một nhà vua anh minh hoặc thành một
nhà hiền triết đắc đạo. Điều này đã làm cho vua cha lo lắng nghĩ mọi cách tổ

chức cuộc sống xa hoa cho con mình. Khi hoàng tử lớn lên, nhà vua lấy vợ
cho và từ đấy mới đỡ lo lắng về việc mà nhà vua khơng muốn xảy ra với đứa
con của mình. Trong một lần được phép vua cha cho đi săn và đây cũng là lần
đầu tiên hoàng tử Sidata Gotama được ra khỏi cung cấm, ông đã rất suy nghĩ
khi gặp những cảnh: người phụ nữ đau đớn vật vã trong khi sinh; một cụ già
chống gậy hành khất dọc đường; người ốm đau tật và những đám tang. Ông

6


ngẫm nghĩ nhằm tìm ra câu hỏi: Tại sao con người lại bị vướng vào vòng sinh
– lão – bệnh – tử? Con người phải làm gì để thốt khỏi sự khổ đau?
Do chưa tìm ra lời giải nên Sitdata Gotama đã quyết định đi tu để tìm ra
chân lý về nỗi khổ và cách giải thốt nỗi khổ. Ơng ngồi thiền dưới một gốc
cây bồ đề trong vòng 6 năm và đã tìm ra chân lý của nỗi khổ đau cũng như
con đường để giải thoát nỗi khổ đau của con người. Ngày phật nhập Niết bàn,
Phật giáo thế giới lấy mốc là năm 624 TCN. Tuy nhiên khoa học lịch sử thì
khẳng định rằng ngày mất của đức Phật là vào năm 544 TCN.
Phật giáo gồm hai phái là Đại thừa, Tiểu thừa. Từ hai phái đó mỗi phái
lại chia thành nhiều tông nên hay gọi là “tông phái”.
+ Đại thừa (cỗ xe lớn): phái này cho rằng con người có thể giác ngộ
bằng tự lực và bằng tha lực tức bằng sự dẫn dắt của người khác, đặc biệt là
của các vị Bồ Tát. Do đó phải “tự giác giác tha, tự độ độ tha” tức mình đã
giác ngộ thì phải giác ngộ người khác. Ở Việt Nam phái Đại thừa cịn gọi là
Bắc tơng.
+ Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): Mỗi người phải lo tu thân, giác ngộ chỉ bằng
tự lực. Ở Việt Nam phái Tiểu thừa cịn gọi là Nam tơng.
2. Phật giáo truyền bá vào Đông Nam Á:
Đông Nam Á là một trong những cái nơi văn hóa cổ xưa nhất của nhân
loại. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và các quốc phương Tây, người ta đã biết

tới Đông Nam Á với những cái tên gắn liền với những sản vật quý giá của nó
như: Nam Dương, Đất vàng, Đảo dừa… Tên gọi Đơng Nam Á thực sự được
sử dụng khi chính quyền Anh quốc chính thức thành lập Bộ chỉ huy quân sự

7


Đông Nam Á năm 1943 và được sử dụng rộng rãi từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai1.
Trong tiến trình phát triển lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã trải qua một
quá trình lâu dài tiếp xúc và giao lưu với văn hóa của các quốc gia khác nhau
trên thế giới, trong đó có cả Trung Hoa và Ấn Độ. Riêng đối với Ấn Độ, các
nước Đông Nam Á tiếp thu cả hai hệ thống hệ giá trị văn hóa tín ngưỡng Phật
giáo và Ấn giáo cùng với thiết chế truyền thống của nó.
Phật giáo tồn tại và liên tục phát triển là cả một quá trình vừa phải đấu
tranh với các tôn giáo khác (như Balamôn giáo, Hin đu giáo...) vừa phải đấu
tranh ngay trong nội bộ Phật giáo về mặt giáo lý, và sau đó Phật giáo đã hình
thành hai giáo phái: Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hynayana) hay
Nguyên thuỷ Nam tông (Theravada).
Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và
căn cứ vào khu vực ảnh hưởng người ta thường gọi Phật giáo Đông Nam Á là
Phật giáo Nam Tơng. Cịn các nước Bắc Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản (kể cả Việt Nam) tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên thường được gọi là
Phật giáo Bắc Tông.
Phật giáo vào Đông Nam Á cắm rễ sâu chắc trong xã hội, lại có ảnh
hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã phải
bản địa hố rất sâu, đã biết hồ đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã
biết dung nạp các yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác. Nói cách khác, Phật
giáo vào từng nước Đơng Nam Á đã bị khúc xạ bởi các tơn giáo, tín ngưỡng
bản địa ở các quốc gia đó. Có thể nói, những học thuyết có tính chất tư biện,

các tín điều khơ khan, các suy tư huyền bí đã phần nào bị rơi rụng, giản lược

1

Nguyễn Tấn Đắc (2010),Văn hóa Đơng Nam Á , NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr32-33.

8


đi để hồ quyện vào nó các tín ngưỡng dân gian bản địa chất phác và đơn
giản. Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo ở Đông Nam Á là tính
chất đơn giản tượng trưng của nghi lễ. Khác với nghi lễ trong chùa chiền Bắc
Tông thường linh thiêng, ồn ào, trọng tâm của người xuất gia đến chùa chiền
ở Nam Tơng là sự hồ quyện giữa Đạo và Đời, sự nỗ lực của con người
không phải là lễ bái mà là toạ thiền, suy tư về nguyên lý của Phật.
2.1. Lịch sử du nhập Phật giáo ở Đông Nam Á:
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm và đã gây ảnh
hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa, chính trị, xã hội của người dân nơi
đây. Tuy nhiên, sự du nhập và ảnh hưởng đó diễn ra trong một khơng gian và
thời gian văn hóa khác nhau và khơng đồng đều.
Những ý kiến liên quan tới sự du nhập của Phật giáo vào Đơng Nam Á
cho tới nay vẫn cịn là vấn đề chưa thống nhất. Ở Myanmar, theo truyền
thuyết, Tapussa và Bhallika – hai vị cư sĩ đầu tiên của Phật giáo đã đến đảnh
lễ Đức phật Thích ca lúc sinh thời và đem tóc của đức Phật đến vùng đất này
từ khi đức Phật còn tại thế, tức là từ thế kỷ VI trước TL. Tuy nhiên, dữ liệu đó
thiếu tính khoa học và ít được các nhà nghiên cứu chấp nhận. Một sự kiện lịch
sử có tính thuyết phục hơn là đoàn truyền giáo thời vua Ashoka (304-322 tr
TL) đến Miến Điện vào thế kỷ III trước TL, đánh dấu sự có mặt của Phật giáo
ở vùng đất này. Nhưng mãi tới thế kỷ XI, Phật giáo Myanmar mới thống nhất
và trở thành quốc giáo ở quốc gia này1.

Hơn nữa, cư dân Đông Nam Á là những con người làm nơng nghiệp,
họ ln mong muốn có cuộc sống thanh bình và ổn định. Làm nơng nghiệp thì
tính thời vụ rất cao và hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên ban ơn mưa móc.
1

Trương Sỹ Hùng (2007): Tơn giáo và văn hóa Đơng Nam Á, NXB: Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.62.

9


Đứng trước tự nhiên, những cư dân ở đây luôn cảm thấy mình nhỏ bé và lo
sợ. Có lẽ vì thế, cư dân Đông Nam Á đã nảy sinh ra nhiều tín ngưỡng để cầu
mong cho cây lúa được tươi tốt, mùa màng bội thu. Mặc dù đã sản sinh ra
nhiều tín ngưỡng, nhưng cư dân Đơng Nam Á vẫn chưa thể sáng tạo ra một
tôn giáo nào để làm hệ tư tưởng thống nhất toàn khu vực. Cho nên, trong lịch
sử hình thành quốc gia, họ ln bỏ ngỏ cho một số tơn giáo vào xã hội mình.
Họ đã từng tiếp nhận Bàlamôn giáo, nhưng chỉ khi Phật giáo đến mới hoàn
toàn chinh phục được cả cư dân ở đây.
Phật giáo du nhập vào Đơng Nam Á hồn tồn không gặp phải sự
chống đối nào đáng kể. Điều này có thể so với Trung Hoa, lúc Phật giáo đến
Trung Hoa thì nhân dân ở đây đã có hệ tư tưởng của Khổng giáo và Lão giáo.
Vì thế, Phật giáo luôn gặp phải sự chống đối, bị cho là thứ ngoại lai, là một
hình thức ma thuật, thậm chí bị nhầm lẫn là giai đoạn phát triển khác của Lão
giáo. Ở Đông Nam Á nhờ vào những thuận lợi về hệ tư tưởng của cư dân ở
đây, nên Phật giáo với những mặt dân chủ, tiến bộ của mình đã mau chóng
hịa nhập dễ dàng vào bản chất khoan hịa, nhân ái của cư dân nông nghiệp
Đông Nam Á. Và đã tạo nên một Phật giáo mang sắc thái Đông Nam Á khác
hẳn với tư tưởng Phật giáo Trung Hoa.
Những ý kiến liên quan tới sự du nhập của Phật giáo vào Đơng Nam Á
cho tới nay vẫn cịn là vấn đề chưa thống nhất. Chỉ biết rằng, Phật giáo vào

Đơng Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời
gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó
cũng khơng đều nhau. Nhưng nhìn chung, Phật giáo được dự đốn du nhập
vào Đông Nam Á khoảng thế kỷ I-II đầu công nguyên. Sau đây là sơ lược lịch
sử du nhập của Phật giáo ở một số nước Đông Nam Á:
- Ở Việt Nam, Phật giáo được biết đến rất sớm và từ thế kỷ thứ I sau TL

10


đã có hẳn trung tâm Phật giáo lớn khơng chỉ làm cơ sở cho Phật giáo trong
nước phát triển mà còn ảnh hưởng đến Phật giáo trong khu vực. Trong
khoảng thời gian này, Phật giáo cũng có mặt ở Thái Lan. Nhưng mãi tới thế
kỷ XIII, dưới tác động của Phật giáo Srilanka, Phật giáo Theraveda Thái Lan
nhanh chóng phát triển và trở thành tơn giáo chính thống có số lượng tín đồ
đơng đảo nhất trong cả nước.
- Indonesia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, khoảng thế kỷ II. Phật
giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là
biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế
kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa. Từ cuối
thế kỷ thứ XIV, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Indonesia làm phai nhạt dần ảnh
hưởng của Phật giáo. Theo số liệu thống kê năm 2000, chỉ có 0.8% người dân
theo Đạo Phật1.
- Ở Campuchia Phật giáo mới có mặt vào khoảng thế kỷ VI. Tại đây, ban
đầu, Phật giáo - bao gồm cả Phật giáo Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa
(Theravada) tích hợp với Bà la mơn giáo, như là một tơn giáo - tín ngưỡng
hơn là tơn giáo triết học. Có lẽ, phải đến thế kỷ XIII, dưới thời Jayavarman
VIII, Phật giáo Theraveda mới trở thành tôn giáo phát triển mạnh mẽ và gần
như duy nhất ở Campuchia.
- Từ Chen la (Chân Lạp), Phật giáo truyền bá vào Lào, muộn nhất là vào

thế kỷ XIV, dưới thời vua Phạ Ngừm. Từ đó về sau Phật giáo ngày càng ăn
sâu vào đời sống tín ngưỡng cộng đồng.
Phật giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con
đường truyền giáo hoặc giao lưu văn hoá, quan hệ thương mại bình thường.
Lúc đầu, Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp thâm nhập vào các nước vùng ven bờ
1

/>
11


biển phía Tây của Đơng Nam Á. Sau đó một số nước tiếp nhận Phật giáo gián
tiếp qua một nước trung gian khác. Đây cũng là một nét đặc biệt của Phật giáo
ở Đông Nam Á.
Chẳng hạn như, Lào tiếp nhận Phật giáo không trực tiếp từ Ấn Độ mà
từ Campuchia, Thái Lan. Trong nhiều con đường tiếp thụ Phật giáo của Thái
Lan và Myanmar có một con đường qua Srilanca. Thời kỳ đầu, Phật giáo đã
qua đường biển từ Ấn Độ vào thẳng nước ta. Nhưng đến khoảng thế kỷ IV V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào.
Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là
quốc giáo ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar và
Campuchia.
Như vậy, nhìn chung, ở Đơng Nam Á, Phật giáo có mặt từ rất sớm. Ban
đầu, Phật giáo ở các nước còn lại ở Đông Nam Á lục địa tiếp nhận nhiều
truyền thống Phật giáo khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình chọn lọc văn
hóa, Phật giáo Mahayana và các tơng phái khác lụi tàn dần, trong khi đó Phật
giáo Theravada ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của cư
dân Đơng Nam Á. Ở Việt Nam, cộng đồng người Việt chủ yếu tiếp nhận Phật
giáo Đại thừa (Bắc Tông), ở Champa từ thế kỷ thứ VII – XII cũng tiếp nhận
Phật giáo Đại thừa.
2.2.Ảnh hưởng Phật giáo tại các nước Đơng Nam Á:

* Vị trí, vai trị cuả Phật giáo trong đời sống văn hóa –xã hội Đơng
Nam Á:
Phật giáo giữ vai trị, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân Đông Nam Á. Ở một số nước như Campuchia, Lào, Thái,
Myanmar... người ta đều khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp nổi trội

12


vào việc xây dựng một nền văn hoá dân tộc thống nhất. Phật giáo gắn liền
với Tổ quốc và Dân tộc.
Có thể nói, ở các nước Đơng Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,
Việt Nam (ảnh hưởng vùng văn hố đồng văn) Nho giáo đã đóng vai trị cơ sở
tư tưởng quan trọng như thế nào thì ở các nước Đông Nam Á lục địa như Thái
Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Phật giáo cũng giữ vai trò quan trọng như
thế. Và hơn thế nữa, xét về phương diện Phật giáo được coi là tơn giáo của cả
nước (Quốc giáo), nó cịn có vai trị quan trọng hơn nhiều trong đời sống mỗi
con người từ nhỏ cho đến lớn, từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi. Con người
khi cất tiếng chào đời được đưa vào chùa tính số đặt tên, đến tuổi trưởng
thành vào chùa tu 3 năm nghĩa vụ, khi lập gia đình vào chùa làm lễ ba xí
(buộc chỉ cổ tay) và khi về cõi Niết bàn, hoả táng để trong chùa. Phật giáo còn
tác động tới đời sống của toàn xã hội từ vua quan cho đến người dân thường,
từ trung ương cho đến các địa phương nhỏ nhất là thơn xóm, bản làng...
Về mặt tổ chức, Phật giáo ở Đông Nam Á với các nước coi nó là tơn
giáo chính, có cả một hệ thống chùa chiền và sư sãi ở từng bản làng, thơn
xóm đến cấp huyện tỉnh và cuối cùng đến cấp trung ương tương ứng với các
cấp chính quyền của triều đình. Các nhà sư Thái Lan, Campuchia, Lào,
Myanmar là người có vai trò đặc biệt lớn lao trong đời sống xã hội. Nhà sư
trở thành tấm gương đạo đức, nhân vật trung tâm, chỗ dựa tinh thần, là người
bảo vệ những giá trị truyền thống của đạo Phật.

Về hoạt động tôn giáo: Có thể nói rằng hầu như quanh năm suốt tháng
từ cộng đồng nhỏ bé ở làng bản đến cộng đồng rộng lớn của cả nước luôn bị
cuốn hút vào các lễ hội, bun than vừa mang tính tơn giáo của đạo Phật vừa có
tính thế tục đậm đà của phong tục xứ sở ở các nước Đông Nam Á.

13


Một trong những biểu hiện cụ thể nhất, sinh động nhất của các tổ chức
và hoạt động Phật giáo là vai trò to lớn của chùa đối với con người. Nếu như
Thiên chúa giáo coi nhà thờ là nơi để con chiên có thể gặp được chúa ở “thế
giới bên kia” (dù chỉ trong ảo tưởng) thì ngơi chùa Phật giáo là nơi các Phật
tử có thể đến đó để thoả mãn nhu cầu đời sống tình cảm tâm linh, hướng về
đức Phật từ bi. Nhưng khác với nhà thờ và khác với các ngôi chùa của Phật
giáo Đại thừa, ngơi chùa ở Đơng Nam Á có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Ở đây,
chùa không chỉ là trung tâm về tơn giáo mà cịn là trung tâm văn hố - xã hội.
Chùa đồng thời là trường học dạy chữ, đạo cho con em nhân dân, là nơi sáng
tác văn chương. Ở Lào, Campuchia một số nhà thơ lớn trưởng thành từ trong
chùa. Chùa là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật, là thư viện, là bệnh viện,
nhà trọ, nơi hội họp quyết định những vấn đề quan trọng của bản mường.
Chùa vừa là nơi thờ Đức Phật vừa là nơi để người dân đến vui chơi hội hè,
mừng được mùa, hơn nữa một số chùa ở một số nước Đơng Nam Á cịn là nơi
để cúng ơng bà tổ tiên và các vị thần địa phương.
Như vậy, ngôi chùa ở Đơng Nam Á trước đây chính là nơi cung cấp tri
thức văn hố nói chung cho con em những người lao động. Ở đây, cái thiêng
liêng, u mặc của tơn giáo huyền bí bị giản lược để hồ quyện một cách tự
nhiên với các sinh hoạt thế tục sôi động của cuộc đời.
Hiện nay, nhà chùa ở nhiều nước Đông Nam Á tổ chức các lớp học
không thu tiền. Ở thủ đơ PhnơmPênh (Campuchia) nhà chùa cịn dành ra một
số phịng cho những sinh viên có hồn cảnh khó khăn đến cư trú.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học nghệ thuật Đơng Nam Á là
khá tồn diện và sâu sắc.
Khi xây dựng nền văn học viết truyền thống ở một số nước Đông Nam

14


Á bên cạnh tiếp nhận các kinh kệ, giáo lý Phật giáo, đã tiếp nhận chữ viết Ấn
Độ, từ đó tiếp nhận cả các đề tài, cốt truyện, tác phẩm văn học Ấn - Phật. Ở
các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar,…văn học có nhiều xu hướng,
nhiều tính chất, trong đó văn học có tính chất Phật giáo chiếm số lượng tác
phẩm đáng kể.
Hệ tư tưởng Phật giáo không chỉ ảnh hưởng tới người sáng tác mà còn
ảnh hưởng sâu đậm đến công chúng thưởng thức văn học. Văn học nhà chùa
mang đậm tính chất Phật giáo đã trở thành một đặc điểm nổi bật của nền văn
học Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar. Giáo lý đạo Phật đã trở thành tư
tưởng chủ đạo trong nhiều áng văn chương. Cho nên, khi tiếp xúc với văn học
Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar thì tính mâu thuẫn, nhất là xung đột,
đấu tranh giai cấp thường không mạnh mẽ bằng các nền văn học ở các quốc
gia Đông Nam Á khác.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa chiền Phật giáo ở khắp các
nước Đông Nam Á thể hiện rõ nét nhất về vị trí của đạo Phật trong đời sống
tinh thần người dân Đông Nam Á. Những ngơi chùa nổi tiếng là cơng trình
kiến trúc đồ sộ như Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) và Thạt
Luổng (Lào), Chùa (Wat) Traimit, Wat Phra Kaew (Thái Lan), Chùa
Shwedagon (Myanmar) đã trở thành niềm tự hào và là biểu tượng thịnh
vượng của đạo Phật Tiểu thừa ở khu vực.
Nhìn chung, Phật giáo ở Đông Nam Á nằm trong một phức hợp văn
hố tơn giáo vừa khá đa dạng vừa hồ hợp vào nhau. Trong đó những tín
ngưỡng dân gian chất phác tràn ngập vào trong kinh kệ thiêng liêng đến mức

có thể che lấp hoặc giảm nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý. Phật giáo
cũng không tồn tại một cách thuần khiết bởi nó thấm đượm những yếu tố của
tín ngưỡng bản địa và tàn dư văn hố của các tơn giáo vào trước nó. Sự đan

15


xen hoà hợp dung nạp giữa các yếu tố văn hố và tơn giáo trên đây đã tạo nên
một gương mặt đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam Á. Cũng chính vì vậy
Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tơn giáo chính và có vai trị hết sức to
lớn trong đời sống văn hố, xã hội Đơng Nam Á.
* Vị trí, vai trị cuả Phật giáo trong đời sống chính trị ở các quốc
gia Đơng Nam Á:
Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên
Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho
việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất
cả sự nỗ lực khơng mệt mỏi trong các hoạt động của mình, Phật giáo trong
thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á đã được đưa lên địa vị
độc tôn và với vai trị đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng
cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết trong nội bộ giai cấp cầm quyền,
thậm chí góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của
vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã
hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp…
Lịch sử Đông Nam Á trung đại đã từng chứng kiến vận mệnh của Phật
giáo gắn liền với sự hưng vong của nhiều vương quốc Đông Nam Á. Khi
quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, cịn khi độc lập
chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự
có mặt của Phật giáo ở Đơng Nam Á đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc
văn hóa riêng của văn hóa Đơng Nam Á. Ngơi chùa ngồi việc là trung tâm
văn hóa của bản làng cịn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo

vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người. Ngày nay, Phật giáo vẫn là
nền tảng văn hóa – xã hội của nhiều quốc gia Đông Nam Á lục địa.

16


Như ở Thái Lan, nhiều triều đại phong kiến đã dựa vào uy tín và sức
mạnh của Phật giáo để củng cố địa vị của mình.
Cịn ở Lào, trải qua nhiều triều đại vua - sư gắn bó mật thiết với nhau
trong việc giải quyết nhiều vấn đề chính trị quốc gia.
Hay ở Campuchia, Phật giáo đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc
văn hóa riêng của nước nhà, ngơi chùa ngồi việc là trung tâm văn hóa của
phum sóc mà cịn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây
dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp,
Angkor.v.v… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất
nước Campuchia.
3. Phật giáo Myanmar dưới các triều đại phong kiến:
3.1 . Đất nước, con người và văn hố Myanmar:
3.1.1. Đơi nét về đất nước Myanmar:
* Vị trí địa lý:
Myanmar nằm trải dài từ chân dãy Hymalaya phía Bắc đến bán đảo
Malaya ở phía Nam và nằm ở phía Tây Bắc bán đảo Đơng Dương, phiá Tây
bán đảo Trung Ấn. Tồn bộ Myanmar nằm trong giới hạn từ 100 đến 280 vĩ
Bắc và từ 920 đến 1010 kinh Đơng. Myanmar có tổng chiều dài biên giới là
5876 km.
Myanmar (trước đây được gọi là Miến Điện hay Burma), phía Đơng
Bắc giáp với Vân Nam, Tây Tạng của Trung Quốc (2185 km), phía Tây giáp
Ấn Độ (1643 km) và Bangladesh (193 km), phía Đơng giáp Thái Lan (1800
km) và Lào ( 235 km); phía Nam giáp vịnh Bengan ( bờ biển dài 1930 km).
Myanmar nằm ở vị trí Tây bán đảo Trung Ấn (Indochina Peninsula) từ 92


17


đến 101 độ kinh Đông và từ 10 đến 28 độ vĩ Bắc, là một quốc gia có diện tích
lớn nhất Đơng Nam Á lục địa với diện tích là 676.577 km2.
Tên nước Miến Điện, theo các nhà sử học và ngơn ngữ học thì tiếng Pali là Ma-la-ma (Macarammà). Tiếng Phạn, “Phạn-ma” (Brah-ma) có nghĩa là
từ Phạm thiên chuyển hóa ra. B biến thành M, H cũng biến thành M nên mẫu
âm cũng chịu ảnh hưởng và biến hóa theo. Người phương Tây gọi Miến Điện
là Burma, Barma, Birmanie, đều là từ Brahma chuyển âm mà thành.
Theo nghiên cứu của nhiều học giả thì 3000 năm trước đây, Miến Điện
đã bắt đầu có tổ chức xã hội. Nhưng do khơng đủ bằng chứng nên bộ mặt xã
hội đó như thế nào, khơng ai có thể khẳng định được.
Về hành chính, hiện nay Myanmar được chia thành:
7 vùng (Region/Division)

Thủ phủ

Eayeyarwady

Pathein

Bago

Bago

Magway

Magwe


Mandalay

Mandalay

Sagaing

Sagaing

Tamin Tharyi

Dawei

Yangon

Yangon

7 Bang (State)

Thủ phủ

Chin

Hakha

Kachin

Myit Kyina

18



Kayin

Pa-an

Kayah

LoiKow

Mon

Mawlamyaing

Rakhine

Sittwe

Shan

Taunggyi

* Địa hình Myanmar:
Lãnh thổ Myanmar chia thành các khu vực nhỏ khác nhau về địa hình,
căn cứ vào cao độ mà chia Myanmar thành 4 khu vực chính:
- Khu vực miền núi ở phía Bắc và phía Tây có độ cao trung bình từ
1.830 m đến gần 6.000m. Khu vực này bao gồm các bang Kachin, Chin và
dãy Arakan. Đây cũng là nơi có những đỉnh núi cao nhất của Myanmar như
núi HkakaboRazi có độ cao 5.982m và các núi Gamlanrazi, núi Sarameti và
núi Victoria.
- Cao nguyên Shan ở phía Đơng có độ cao trung bình 910m. Đây là một

vùng đất hẹp dài 800 km. Vùng phía Nam của cao nguyên trải dài xuống khu
vực Tenasserim, nằm dọc theo phần Đông Nam của bán đảo Malay. Khu vực
này tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Thái Lan, là một phần của Tam giác
vàng nổi tiếng. Ở phía Bắc là bang Shan, phía Nam là bang Kayah. Con sơng
dài nhất Myanmar Salween chảy xiết tạo bậc thềm ngăn cao nguyên Shan với
miền đồng bằng.
- Khu vực trung tâm Myanmar được bao bọc bởi hai con sông lớn là
Salween và Eyayarwady. Khu vực này có các thành phố quan trọng như
Mandalay, Monyma, Magwe, Pakkoku, và thủ đơ hành chính mới Naypidaw
- Khu vực thung lũng thấp và đồng bằng châu thổ nằm ở khu vực hạ

19


×