Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Tư tưởng cái cách của lê thánh tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA
LÊ THÁNH TÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

NGUYỄN QUỲNH TRANG

TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA
LÊ THÁNH TÔNG
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ANH QUỐC



TP. HỒ CHÍ MINH – 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà
trƣờng, Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học, Phòng Sau Đại học, Phòng Tổ
chức Cán bộ, Thƣ viện… Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, sinh hoạt,
nghiên cứu trong suốt khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cơ thuộc Chƣơng trình Sau đại
học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM đã tận
tâm hƣớng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng tri ân Tiến sĩ Nguyễn Anh Quốc – Phó
Trƣởng Khoa Triết học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn TP. HCM, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn cho tôi thực hiện thành
công luận văn thạc sĩ. Trong q trình thực hiện luận văn, tơi ln
đƣợc Thầy động viên, chỉ bảo rất mực tận tình, chu đáo.
Xin trân trọng cảm ơn các thành viên của Hội đồng chấm Luận
văn Thạc sĩ Triết học đã đóng góp ý kiến và dành nhiều ƣu ái cho tôi.
Tôi cũng không qn cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đã ln ủng
hộ, đồng hành và giúp đỡ tơi rất nhiệt tình trong quá trình học tập,
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Nguyễn Quỳnh Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là luận văn do tôi nghiên cứu, thực hiện. Đề tài
luận văn này không trùng lặp với các cơng trình khác. Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu

của luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố.

Ngƣời cam đoan

Nguyễn Quỳnh Trang


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HĨA
- GIÁO DỤC HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH
CỦA LÊ THÁNH TƠNG ........................................................ 13
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH
CỦA LÊ THÁNH TÔNG ........................................................................ 22
1.3. KHÁI QUÁT VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ
THÁNH TÔNG ................................................................ 49

Chƣơng 2
NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ, BÀI HỌC LỊCH
SỬ TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ
THÁNH TÔNG ....................................................................................... 57
2.2. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TƢ
TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG ................................. 107
KẾT LUẬN................................................................................................... 144

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 154


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc,
qua bao thăng trầm, hƣng vong của các triều đại, dân tộc Việt Nam đã hình
thành nên tƣ tƣởng và truyền thống văn hóa quý báu có giá trị. Đó là, truyền
thống u nƣớc, tinh thần đồn kết, và tƣ tƣởng cải cách, canh tân, đổi mới
đất nƣớc.
Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, tƣ tƣởng cải cách, canh tân, đổi
mới đất nƣớc xuất hiện nhƣ một yêu cầu tất yếu của lịch sử, “đã trở thành quy
luật sinh tồn và phát triển của dân tộc ta” [36,18]. Nó xuất hiện ở những thời
điểm, triều đại khác nhau nhƣng mục đích chung là phục vụ yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển đất nƣớc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã từng xuất hiện
nhiều cuộc cải cách của các vƣơng triều nhƣ: Khúc Hạo năm 907, Lý Thái Tổ
đầu thế kỷ XI, Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Lê Thánh Tông
nửa cuối thế kỷ XV, Minh Mệnh nửa đầu thế kỷ XIX…
Trong những cuộc cải cách trên, thì cuộc cải cách của vua Lê Thánh
Tơng là khá thành cơng, có tác động lớn, mà kết quả của nó đã làm chuyển
biến lịch sử phong kiến Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XV. Với sự nắm bắt
nhanh nhạy tình hình thời cuộc, cùng với trí tuệ sáng suốt và khát khao xây
dựng một quốc gia thái bình thịnh trị, Lê Thánh Tơng đã cố gắng vƣợt qua
hạn chế do điều kiện lịch sử và thách thức của thời đại, tiến hành một loạt cải
cách trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thành công của cuộc cải cách
này đã giúp Lê Thánh Tông đƣa Đại Việt thành quốc gia ngang tầm với các
nƣớc trong khu vực và ơng đã ghi tên mình nhƣ một trong những ngôi sao đế

vƣơng sáng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, sự gia nhập vào các tổ chức quốc tế tạo cho
Việt Nam nhiều thời cơ, tuy nhiên, song hành với thuận lợi ấy là những thách


2

thức mà sự hội nhập đặt ra, đó là vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa
phải giữ cho đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc, hịa nhập mà khơng bị hịa tan...
Trƣớc làn sóng đổi mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, đã xuất hiện
nhiều nhân tố mới, kèm theo đó là những bất cập, sự chƣa phù hợp ở một số
lĩnh vực của luật pháp, quy chế hiện hành... điều này đòi hỏi chúng ta phải
tiến hành đổi mới đất nƣớc. Để công cuộc đổi mới đạt đƣợc kết quả tốt nhất
thì một mặt phải khắc phục đƣợc những hạn chế, yếu kém, bất cập mặt khác
phải phát huy đƣợc lợi thế, ƣu điểm, đặc biệt là tiếp thu, kế thừa những bài
học về đổi mới, canh tân đất nƣớc trong lịch sử.
Trải qua hơn 500 năm, nhƣng đến nay bài học về sự thành công trong
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông vẫn thể hiện rõ giá trị vì sự cách tân mang
tính chất thời đại của ơng. Càng đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của Lê
Thánh Tông, chúng ta càng nhận thấy giá trị của nó và cách tiến hành táo bạo,
phù hợp khi áp dụng vào tình hình thực tiễn của đất nƣớc. Vì vậy, việc nghiên
cứu tƣ tƣởng cải cách của vua Lê Thánh Tông không những giúp chúng ta
hiểu sâu sắc tƣ tƣởng tiến bộ của ơng, mà cịn có thể rút ra bài học kinh
nghiệm quý báu góp phần bổ sung cơ sở lý luận cần thiết đối với quá trình đổi
mới ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì những lý do đó, tơi chọn đề tài “Tƣ tƣởng cải cách của Lê
Thánh Tông” làm luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Lê Thánh Tơng – một trong những vị vua có tài, có đức trong lịch sử
các triều đại phong kiến Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lƣợc và lịng u nƣớc

mãnh liệt, ơng đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực, đem lại cho đất nƣớc
nền thái bình, thịnh trị, văn trị vũ cơng vững mạnh. Tƣ tƣởng cải cách và sự
nghiệp của Lê Thánh Tông là đề tài đƣợc các nhà khoa học rất quan tâm


3

nghiên cứu ở những lĩnh vực khác nhau với nhiều cơng trình đã đƣợc cơng
bố.
Thứ nhất, tư tưởng cải cách qua các cơng trình nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp của Lê Thánh Tơng.“Đại Việt sử kí tồn thư” tập 2 (2003), Bản
in nội các quan bản, Nxb. Văn hóa thơng tin Hà Nội, “Việt sử cương mục tiết
yếu” (2000) của Đặng Xuân Bảng, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, và “Khâm
định Việt sử thông giám cương mục” (2009) tập 1, của Viện sử học, Nxb.
Giáo dục (quyển thứ 19 đến quyển 24) đã trình bày cụ thể những hoạt động
cải cách trên mọi lĩnh vực trong 38 năm trị vì của Lê Thánh Tơng, tuy nhiên
các tác phẩm chỉ trình bày dƣới dạng ghi chép những sự kiện riêng lẻ, chứ
không tổng hợp, khái quát trong từng lĩnh vực. Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam
cổ trung đại” của Tiến sĩ sử học Huỳnh Công Bá (2011), Nxb. Thuận Hóa,
nêu một cách khá tồn diện về tình hình nƣớc Đại Việt thời Lê Sơ, trong đó
tác giả cũng đề cập đến những điểm cách tân của Lê Thánh Tông, “Lịch sử
Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884” (2000) của Giáo sƣ Nguyễn Phan
Quang và Tiến sĩ Võ Xn Đàn, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, đã trình bày về điều
kiện lịch sử, văn hóa, xã hội thời Lê, đồng thời khái quát các nét chính trong
lĩnh vực hành chính, quốc phịng, pháp luật, kinh tế dƣới triều Lê Thánh
Tông. “Lược sử Việt Nam” (2009) của Trần Hồng Đức, Nxb. Văn hóa thơng
tin đã khái qt về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông trong những
năm trị vì nhƣ canh nơng, thuế lệ, sửa phong tục, vẽ địa đồ… Tác giả cho
rằng “Những sự văn trị và võ cơng ở nước ta khơng có đời nào thịnh hơn đời
Hồng Đức” [30,304]; để kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông,

Viện văn học đã biên soạn quyển sách “Hồng đế Lê Thánh Tơng – nhà chính
trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn” (1998) do Nguyễn Huệ Chi
(chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội. Tác phẩm tổng hợp, sƣu tầm và
giới thiệu những bài viết của nhiều tác giả trình bày về thân thế, sự nghiệp


4

chấn hƣng đất nƣớc; bảo vệ biên cƣơng, mở mang bờ cõi; sự nghiệp văn hóa,
giáo dục; và sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông.
Các bài viết “Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp rạng rỡ một
thời” (1997) của tác giả Trƣơng Hữu Quýnh, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số
6; “Vài ý kiến về cải cách của Lê Thánh Tơng” (1997) của tác giả Phan Đại
Dỗn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 295, cũng đề cập đến cuộc cải cách của
Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực, nhƣng chỉ giới hạn ở mức độ bài viết, các
tác giả chƣa đi sâu phân tích nội dung cải cách.
Bài viết “Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông – nhà văn hóa lớn của đất
nước Đại Việt” của GS. NGND Nguyễn Đình Chú, tác giả đã phân tích về
những hoạt động của Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục,
pháp luật. Tác giả cho rằng trong mọi chính sách, hành vi, lĩnh vực của Lê
Thánh Tông để đƣa đất nƣớc đến sự cƣờng thịnh sánh ngang các nƣớc trong
khu vực đƣơng thời và để lại một dấu ấn, một mốc son chói lọi trong lịch sử
xây dựng phát triển đất nƣớc, đều thấm đậm chất văn hóa cao đẹp.
Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm và bài viết về con ngƣời, sự nghiệp,
tƣ tƣởng của Lê Thánh Tông nhƣ: “Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam”
(1999) của Phạm Ngô Minh – Lê Duy Anh, Nxb. Đà Nẵng; “Lê Thánh Tông Tao đàn nguyên súy” (1991) của Bùi Văn Nguyên, Nxb. Văn hóa Hà Nội;
“Đại cương lịch sử triết học Việt Nam” (2010) của GS,TS. Nguyễn Hùng
Hậu, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội;“Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo
Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh” (2002) của tác giả Nguyễn Hồi
Văn, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội; “Việt sử lược” (2005) của Trần Quốc

Vƣợng (phiên dịch và chú giải), Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngơn
ngữ Đơng Tây; “Giản yếu sử Việt Nam” (2007) của Đặng Duy Phúc, Nxb. Hà
Nội; “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” (2011) của Đào Duy
Anh, Nxb. Khoa học xã hội; “Lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tiếp cận và bộ


5

phận” (2007) của Phan Huy Lê, Nxb. Giáo dục; “Lịch sử Việt Nam giản yếu”
(2000) do GS. Lƣơng Ninh (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. Bài
viết “Lê Thánh Tông – cuộc đời và sự nghiệp qua nhận xét, đánh giá của một
số nhà sử học nước ngoài” của PGS,TS. Nguyễn Văn Kim đƣợc trích dẫn
trong tác phẩm “Nhật Bản với Châu Á – Những mối liên hệ lịch sử và chuyển
biến kinh tế – xã hội” (2003), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các cơng trình khoa học này đã trình bày và phân tích điều kiện lịch sử
xã hội thời nhà Lê hồi thế kỷ XV, qua đó làm rõ cơ sở hình thành tƣ tƣởng cải
cách của Lê Thánh Tông. Các tác giả cũng nêu lên những lĩnh vực cải cách
của Lê Thánh Tông, nhƣng phần lớn chỉ là dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa
đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể.
Thứ hai, tư tưởng cải cách của Lê Thánh Tông qua các cơng trình
nghiên cứu về chính trị, pháp luật trong lịch sử Việt Nam thời nhà Lê. “Mười
cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam” (2012) của Văn Tạo, Nxb.
Đại học sƣ phạm, tác giả nêu lên 10 cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử
Việt Nam, trong đó có cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng đƣợc
trình bày ở trang 105-145. Tác giả đã phân tích điều kiện lịch sử, xã hội, kinh
tế hình thành cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng và trình bày sơ
qua về cải cách pháp luật, giáo dục khoa cử. Theo nhận định của tác giả về
cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tơng, đó là “Một cuộc cải cách sâu
sắc nhất, thành cơng nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam” [98,106]; “Tổ
chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam” (2006) của ThS. Nguyễn

Minh Tuấn, Nxb. Tƣ pháp Hà Nội, trình bày về cách tổ chức hành chính dƣới
triều Lê, tác giả cho rằng “Về cơ bản, công cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông là
nhằm tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay nhà vua, tăng cường sức mạnh
của bộ máy quan liêu” [116,59]. Đồng thời, tác phẩm cũng khái quát những
điểm nổi bật của Bộ luật Hồng Đức, cụ thể là 4 lĩnh vực pháp luật điển hình:


6

hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, pháp luật tố tụng; “Lịch sử Việt Nam”
(tập 3 thế kỷ XV - XVI) (2007) do Tạ Ngọc Liễn (chủ biên), Nxb. Khoa học
xã hội Hà Nội, tác phẩm trình bày những nét tiêu biểu về điều kiện lịch sử xã
hội thế kỷ XV, và cách tổ chức bộ máy nhà nƣớc, qn đội, quốc phịng,
chính sách đối ngoại, pháp luật, kinh tế thời Lê Thánh Tông; “Gợi mở những
giá trị truyền thống của tư tưởng chính trị pháp lý Việt Nam” (2005) của TS.
Lê Quốc Hùng, Nbx. Tƣ pháp Hà Nội, tác giả khái quát về cuộc cải cách hành
chính và pháp luật của Lê Thánh Tông ở trang 101-113. Tác giả cho rằng
đƣờng lối trị nƣớc kết hợp giữa đức trị và pháp trị là nền tảng để Lê Thánh
Tông tiến hành cuộc cải cách, và “nhiệm vụ trung tâm của cải cách hành
chính là xây dựng cho được một cơ cấu tổ chức hành chính đáp ứng được yêu
cầu độc lập, tự chủ và phát triển” [43,108]. Trên bình diện đức trị, Lê Thánh
Tơng đã dùng lễ nghĩa để giáo dục con ngƣời, từ đó ứng dụng trong giáo dục,
khoa cử. Trên bình diện pháp trị, ơng đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật thống nhất trên cả nƣớc. Và tác giả đánh giá “Lê Thánh Tông là nhà
tư tưởng cách tân vĩ đại” [43,102], “Lê Thánh Tông – vị vua anh minh nhà
cách tân vĩ đại” (2007) của Lê Đức Tiết, Nxb. Tƣ pháp Hà Nội, đã đề cập về
cải cách hành chính, kinh tế, pháp luật, quân sự của Lê Thánh Tông, đồng
thời tác giả phân tích và nhận định một cách sâu sắc về tƣ tƣởng cách tân của
ơng. Theo lời đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản
Việt Nam “Với quan điểm lịch sử, với cách tư duy theo phép biện chứng, căn

cứ vào những sự kiện được ghi chép rải rác trong các nguồn sử liệu quốc gia,
tác giả đã xâu chuỗi lại nhằm giúp người nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá
được sự nghiệp của Lê Thánh Tơng có tính tồn diện và hệ thống hơn”
[112,6]. “Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công
tác cán bộ hiện nay ” (2012) của PGS,TS. Nguyễn Hồi Văn và ThS. Đặng
Duy Thìn, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội. Các tác giả đã trình bày


7

một cách có hệ thống những chính sách, biện pháp thực hiện và kết quả đạt
đƣợc trong việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông, từ đó rút ra
ý nghĩa thực tiễn với cơng tác cán bộ hiện nay ở Việt Nam. Các tác giả cho
rằng chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông “đã trở
thành khuôn phép, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy
nhà nước vững mạnh” [117,5], “Dưới thời Lê Thánh Tông chế độ quan lại
được phát triển đến đỉnh cao bằng hệ thống luật pháp, được thực hiện thường
xuyên, nghiêm túc trong phạm vi toàn quốc” [117,128].
Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của Hồng Việt (2006) Tính dân tộc
và tính nhân văn trong pháp luật thời Lê Sơ (1428 – 1527), Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả đi sâu nghiên cứu sự phát triển của hệ thống pháp luật thời Lê Sơ, phân
tích làm nổi bật tính dân tộc và tính nhân văn thể hiện trong pháp luật, mà chủ
yếu tập trung vào Bộ luật Hồng Đức đƣợc ban hành dƣới triều đại Lê Thánh
Tông. Luận văn thạc sĩ khoa Luật của Lƣơng Văn Tuấn (2008) Những giá trị
đương đại của Bộ luật Hồng Đức, Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả phân tích
những nội dung cơ bản, nhận diện những giá trị đƣơng đại của Bộ luật Hồng
Đức về điều chỉnh các quan hệ hình sự, tố tụng, sở hữu, hợp đồng, thừa kế,
hôn nhân gia đình, các quan hệ liên quan đến quan chế, hoạt động công vụ và
các giá trị về kỹ thuật lập pháp.

Bài viết “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức”
(2004) của Nguyễn Minh Tuấn (Tạp chí khoa học; Đại học quốc gia Hà Nội;
Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, (tr.39-44) phân tích sự ảnh hƣởng
tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức. Tác giả nhận định “Đây là bộ
luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là bộ luật ra đời trong thời điểm
Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc nhất”
[132]. Theo tác giả, triều đại Lê Thánh Tông nhờ việc vận dụng hợp tình, hợp


8

lý giá trị truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc giá trị của Nho
giáo nên đã xây dựng đƣợc Bộ luật Hồng Đức có nét riêng biệt, thể hiện tính
độc đáo mang bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền.
Bài viết “Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức”
(3/2008) của Nguyễn Minh Tuấn trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 33
(118), Hiến kế Lập pháp (tr.49- 51); nói về sự độc đáo của Bộ luật Hồng Đức
trong cách diễn đạt quy phạm pháp luật, theo tác giả phân tích thì các điều
trong Bộ luật Hồng Đức “được xây dựng theo phương thức cả ba bộ phận là
giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay
trong cùng một điều luật” [131], tác giả cũng ca ngợi cách quy định chế tài
của các nhà làm luật triều Lê Thánh Tông, “với mỗi một vi phạm cụ thể thì có
một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được
quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng” [131], tác giả cho rằng các
nhà làm luật triều Lê đã rất khéo léo khi dự kiến các tình huống phát sinh xảy
ra xung quanh một vụ việc nào đó khi ban hành một điều luật nhất định.
Bài viết “Luật Hồng Đức – thực chất và giá trị lịch sử ” của Mai Ƣớc,
in trong tác phẩm “Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX” (2011)
do PGS,TS. Dỗn Chính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật Hà
Nội. Tác giả phân tích những nét tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức, chẳng hạn

nhƣ quy định trách nhiệm bảo vệ đƣờng biên, vùng biển, cửa quan; quy định
việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
định đoạt ruộng đất của ngƣời nông dân; quy định những điều nhằm bảo vệ
quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và ngƣời nghèo… Tác giả đƣa ra nhận xét:
“Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử
hệ thống pháp luật của dân tộc bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước
thời đại, và mang tính nhân văn sâu sắc của người Việt” [13,191-192].


9

Bài viết “Công cuộc cải tổ và xây dựng nhà nước pháp quyền thời kỳ
Lê Thánh Tông” (1992) của Trƣơng Hữu Quýnh trên Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 265. Tác giả đã giới thiệu những nét lớn trong cải tổ chính quyền thời
Lê Thánh Tơng, trình bày từ việc cải tổ cấu trúc, chấn chỉnh quy tắc làm việc
cho đến việc hoàn thiện đội ngũ. Theo tác giả, điều đáng chú ý là “Khi cải tổ
chính quyền của mình Lê Thánh Tông chưa hề mất đi tư tưởng độc lập dân
tộc” [93,3].
Bài viết “Tìm hiểu tư tưởng trị nước của vua Lê Thánh Tông” (2003)
của Phan Quốc Khánh trên Tạp chí Khoa học Xã hội số 61, trình bày và phân
tích những ảnh hƣởng của đức trị (Nho gia) và pháp trị (Pháp gia) đến tƣ
tƣởng của Lê Thánh Tông, tác giả cho rằng tƣ tƣởng trị nƣớc của Lê Thánh
Tông “đã khắc phục những hạn chế của tư tưởng đức trị và tiếp thu những
cái hay của tư tưởng pháp trị” [49,41].
Bài báo khoa học “Chính sách của nhà nước trung ương thời Lê Thánh
Tông đối với bộ máy quản lý cấp xã” (2008), của PGS,TS. Nguyễn Cảnh
Minh và ThS. Phan Ngọc Huyền, Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội. Các tác giả đã trình bày việc cải tổ của Lê Thánh Tông đối với bộ máy
quản lý cấp xã: thay đổi chức danh Xã quan thành Xã trƣởng; tiêu chuẩn bầu
chọn, thực hiện chế độ khảo hạch và quy trách nhiệm đối với Xã trƣởng; đặt

thêm chức danh Thôn trƣởng để cùng Xã trƣởng quản lý làng xã…
Ngày 17-18/3/2007 tại hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Quốc triều
hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam” đƣợc tổ chức tại thành phố Thanh Hóa, các nhà khoa
học đã phân tích những nội dung, giá trị cần kế thừa từ Bộ luật Hồng Đức của
Lê Thánh Tơng để góp phần làm tốt hơn nữa công tác lập pháp, hành pháp
trong việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.


10

Thơng qua các cơng trình ở hƣớng nghiên cứu thứ hai này, chúng ta
thấy rõ đƣợc tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tơng trong các lĩnh vực hành
chính, pháp luật và kinh tế. Qua đó, chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về ý
tƣởng cải cách đất nƣớc của Lê Thánh Tông.
Thứ ba, tư tưởng cải cách của Lê Thánh Tơng qua các cơng trình
nghiên cứu về văn hóa, giáo dục trong lịch sử Việt Nam thời nhà Lê. Bài viết
“Lê Thánh Tông với sự nghiệp giáo dục” (2002) của Nguyễn Đăng Tiến, Tạp
chí Giáo dục số 47 đã chỉ ra những hình thức Lê Thánh Tơng thực hiện để mở
rộng các hoạt động giáo dục, động viên các sĩ tử chăm chỉ học tập. Tác giả
nhận định “Lê Thánh Tơng có cơng lớn đưa nền giáo dục Nho giáo vươn tới
đỉnh cao trong lịch sử giáo dục phong kiến của đất nước ta” [108,11], tác
phẩm “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945”
(1996) của Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên), Nxb. Giáo dục, ở chƣơng 3 trình
bày về giáo dục Việt Nam dƣới thời Lê Sơ; chỉ ra mục đích và nội dung của
giáo dục thời kỳ đó, các tác giả dành riêng từ trang 90-97 để nói về vai trị của
Lê Thánh Tơng đối với giáo dục thời Lê Sơ, đó là việc chăm lo, phát triển
giáo dục, hoàn thiện hệ thống thi cử nhƣ viết “Dụ khuyến học”, lập Bí thƣ
khố, tổ chức và chủ trì nhiều kỳ thi trong nƣớc, soạn 24 điều huấn dụ nhân
dân; và các tác giả đƣa ra nhận định “Lê Thánh Tông là một nhà chính trị lỗi

lạc, một ơng vua tài năng và quyết đoán” [109,95] “Khảo cứu về văn hiến
Đại Việt qua trường hợp Hồng Đế Lê Thánh Tơng” (2011) của tác giả Trần
Trọng Dƣơng, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 6 (89).
Các cơng trình ở hƣớng nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu đƣợc tƣ
tƣởng cải cách của Lê Thánh Tơng trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Để từ đó
thấy đƣợc, tại sao thời Lê Thánh Tơng là thời kỳ nền giáo dục nƣớc ta bƣớc
vào giai đoạn khá hƣng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam.


11

Nhìn chung, về bản thân Lê Thánh Tơng, cùng với tƣ tƣởng cải cách
của ông luôn là đề tài dành đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học
nghiên cứu. Các cơng trình trên đã nghiên cứu khá đầy đủ về con ngƣời và
các lĩnh vực cải cách của Lê Thánh Tông. Kế thừa và tham khảo, tác giả đã
tổng hợp và đi vào nghiên cứu tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tông trên các
lĩnh vực tiêu biểu nhƣ: kinh tế, hành chính, pháp luật, và quốc phịng. Những
cơng trình trên là nguồn tài liệu q giá để tác giả tham khảo và hồn thành
luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống
về tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tơng; từ đó đánh giá, rút ra ý nghĩa lịch sử
của nó.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội và những tiền đề lý luận
hình thành tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tơng.
- Phân tích và trình bày những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng cải cách
của Lê Thánh Tông.
- Làm rõ giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh Tơng,
từ đó rút ra bài học cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả
không thể đi sâu vào trình bày tồn bộ hệ thống nội dung cải cách của Lê
Thánh Tơng, mà chỉ trình bày nội dung cơ bản về tƣ tƣởng cải cách của Lê
Thánh Tông qua các lĩnh vực tiêu biểu nhƣ: kinh tế, hành chính, pháp luật và
quốc phịng.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cùng với


12

đó, tác giả cịn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: phân
tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lịch sử và logic, khái quát để làm sáng
tỏ các vấn đề mà mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, nội dung của luận văn góp phần hệ thống hóa tƣ tƣởng cải
cách của Lê Thánh Tông và làm rõ, chỉ ra ý nghĩa lịch sử của nó.
Về thực tiễn, kết quả của luận văn là một tài liệu bổ ích, có thể làm tài
liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành triết
học quan tâm đến lịch sử tƣ tƣởng cải cách Việt Nam nói chung, tƣ tƣởng cải
cách của Lê Thánh Tơng nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì
nội dung chính luận văn đƣợc kết cấu thành hai chƣơng, năm tiết.


13


Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TƠNG
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, VĂN HĨA – GIÁO
DỤC HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG
Mỗi nhà tƣ tƣởng triết học xuất hiện bao giờ cũng là sản phẩm của
những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, do đó nghiên cứu tƣ tƣởng cải
cách của Lê Thánh Tông không thể không nghiên cứu điều kiện kinh tế – xã
hội cho sự xuất hiện tƣ tƣởng ấy.
Điều kiện về kinh tế cho sự hình thành tƣ tƣởng cải cách của Lê Thánh
Tơng, đó là thời kỳ mà lĩnh vực kinh tế có bƣớc chuyển biến, đặc biệt là tƣ
hữu về đất đai chiếm phần lớn so với đất công.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XV đã xuất hiện bƣớc
chuyển sâu sắc trong quan hệ sở hữu ruộng đất phong kiến. Đây là thời kỳ tan
rã của chế độ kinh tế điền trang, thái ấp với hình thái sở hữu ruộng đất của
tầng lớp quý tộc, thay vào đó là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kinh tế địa
chủ với chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất.
Trƣớc đó, Hồ Quý Ly đã ban hành chế độ hạn điền nhằm hạn chế sở
hữu ruộng đất của quý tộc, sở hữu tƣ nhân của địa chủ đồng thời củng cố sở
hữu nhà nƣớc về đất đai. Tuy nhiên, chế độ hạn điền vẫn chƣa tạo bƣớc
chuyển lớn trong cải cách kinh tế – xã hội. Sau khi hồn thành cơng cuộc giải
phóng đất nƣớc, vua Lê Thái Tổ cho điều tra để nắm chắc tình hình ruộng đất
và tài sản trong nƣớc. Ông quyết định tịch thu toàn bộ ruộng đất của quan lại
nhà Minh, thổ quan theo giặc, quý tộc nhà Trần, các gia đình bị tuyệt tự và
ruộng đất bỏ hoang… sung làm của công. Những ruộng đất mới tịch thu ấy
cùng với ruộng quốc khố, ruộng đất công của xã thôn trƣớc kia để lại, tạo


14


thành bộ phận ruộng đất công, đặt dƣới quyền sở hữu tối cao của nhà nƣớc
phong kiến. “Do đó, trong cơ cấu sở hữu ruộng đất vào đầu thời Lê Sơ, hình
thái sở hữu nhà nƣớc đƣợc mở rộng thêm và chiếm vị trí ƣu thế” [55,345].
Từ đó, vua Lê Thái Tổ ban hành chính sách ruộng đất, sử dụng ruộng
đất thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc dùng để thƣởng cho các công thần trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh, phát cho các quan lại cấp cao trong triều,
chế độ này gọi là lộc điền; giao đất cho các xã để phân cho nhân dân cày cấy
gọi là quân điền; phần còn lại nhà nƣớc quản lý gọi là ruộng quốc khố và đồn
điền.
Trải qua sự suy tàn của chế độ đại điền trang cùng các chính sách kinh
tế và xã hội của Hồ Quý Ly nhƣ phép hạn điền, phép đạc điền, một phần lớn
ruộng đất của vƣơng hầu đại quý tộc, địa chủ thƣờng, nhà chùa đã chuyển
thành công điền. Trong thời nhà Minh đô hộ và trong cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, phần lớn ruộng công bị bọn quan lại hàng đầu và bọn cƣờng
hào chiếm lấy. Năm 1429, Lê Thái Tổ định phép quân điền. “Phàm ruộng
công ai đã nhân loạn ly mà chấp chiếm đều phải trả lại, ruộng đất của các
ngụy quan, ruộng đất trong trại của các thế gia thời Trần mà đã tuyệt nghiệp,
ruộng đất tƣ và chủ nhân lƣu tán hay chết chóc mà bỏ hoang, đều bị sung làm
của công, cùng với ruộng nhà nƣớc thời trƣớc và ruộng đất hoang nhàn, để
làm công sản của nhà nƣớc đem phân cấp cho quan và dân” [1,336-337].
Những biến chuyển về kinh tế từ thời Hồ Quý Ly sang thời Lê Sơ là
điều kiện giúp nhà Lê xây dựng một nhà nƣớc phong kiến tập trung hơn ở
thời trƣớc. Thƣơng nghiệp và kinh tế tiền tệ dần dần phát triển trong thời Lý –
Trần, đến thời Hồ sang thời Lê Sơ càng lay chuyển mạnh nền kinh tế tự
nhiên. Nông nghiệp cũng phát đạt nhờ chính sách trọng nơng đƣợc đặc biệt
chú ý.


15


Trải qua thời Lý – Trần, chế độ tƣ hữu ruộng đất đã phát triển. Số địa
chủ mới và nông dân tự canh có tƣ điền sang thời Lê lại đông thêm. Quan lại
đƣợc cấp ruộng công hoặc mua ruộng tƣ hay lấn đất công mà ruộng đất tƣ
hữu tăng lên. Pháp luật nhà Lê từ đời Lê Nhân Tông đã quy định việc mua
bán, cầm cố và kế thừa ruộng đất rất chu đáo, điều ấy chứng tỏ ruộng đất tƣ
hữu ở thời Lê Sơ đã chiếm một phần tƣơng đối lớn so với diện tích đất cơng.
Do sự điêu tàn của các đại điền trang và phép hạn nô của Hồ Quý Ly,
chế độ nông nô đã suy yếu hẳn. Sang thời Lê Sơ thì ruộng cơng của nhà nƣớc,
ruộng cấp cho các đại quý tộc và quan lại, cho đến ruộng tƣ của địa chủ, đều
do nông dân nghèo lĩnh canh theo chế độ tá điền. Ngƣời lĩnh canh phải nộp
tơ, có khi phải làm việc khơng công cho địa chủ, nhƣng thân phận của họ là tự
do, không phải suốt đời bám chặt lấy đất cày nhƣ nông nô. Quan hệ sản xuất
cơ bản của chế độ phong kiến ở thời Lê Sơ là quan hệ giữa địa chủ và tá điền
[1,337].
Các vua thời Lê rất quan tâm phát triển nông nghiệp, nhƣng thƣơng
nghiệp và thủ cơng nghiệp cịn hạn chế.
Trên cơ sở nền tảng từ thời Lê Thái Tổ, đặc biệt là chế độ quân điền
ban hành năm 1429, Lê Thánh Tông đã kế thừa và đƣa ra biện pháp để phát
triển nền kinh tế đất nƣớc dƣới triều đại mình.
Về điều kiện chính trị – xã hội cho sự ra đời tƣ tƣởng cải cách của Lê
Thánh Tơng, có thể nói ở buổi đầu nhà Lê là thời kỳ mà xã hội Việt Nam có
sự chuyển biến khá mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) thắng
lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt
Nam, thời kỳ xây dựng nhà nƣớc phong kiến tập quyền cao độ, nền độc lập
dân tộc đƣợc khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phƣơng Bắc bị đánh bại
hoàn toàn.


16


Sau đại thắng quân Minh, họa xâm lăng đã bị diệt trừ, đáng lẽ triều
đình nhà Lê đồn kết, hịa thuận để xây dựng đất nƣớc trong nền thái bình bền
vững, nhƣng thực tế lại diễn ra khá phức tạp. Ngay trong những năm đầu trị vì
đất nƣớc của vua Lê Thái Tổ (1428-1433) đã xuất hiện mầm mống khủng
hoảng trong nội bộ triều Lê. Vua Lê Thái Tổ với uy tín lớn vẫn kiểm sốt,
quản lý đƣợc đội ngũ cơng thần và điều hành mọi việc triều chính. Tuy nhiên,
nội bộ cơng thần lại phân hóa thành 2 phe, một là số quan chức xảo quyệt nhƣ
Lê Quốc Khí, Trình Hồnh Bá, Lê Đức Dƣ, Đinh Ban Bản, phe này đã lợi
dụng cơ hội để xu nịnh, xúc xiểm các đại thần và nhà vua; hai là những công
thần trung nghĩa nhƣ Nguyễn Chích, Lê Sát, Lê Ngân, Trần Nguyên Hãn,
Phạm Văn Xảo từng nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử cùng Lê Thái Tổ thuở
hàn vi, vẫn giữ trọn đạo làm tôi, trung với vua nhƣng lần lƣợt đều bị khép vào
tội tử hình vì những nguyên cớ khác nhau, thậm chí có thời gian vua cịn hạ
ngục cả bậc đại công thần Nguyễn Trãi. Nhƣ trong Đại Việt sử ký tồn thƣ
cũng đã có lời bàn về vua Lê Thái Tổ: “Thái Tổ từ khi lên ngơi đến nay, thi
hành chính sự, thực rất khả quan, nhƣ ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở
khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách
vở, mở mang trƣờng học… cũng có thể gọi là có mƣu kế xa rộng, mở mang
cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém” [24,477]. Chính những
hành xử sai lầm của Lê Thái Tổ đã gây ra sự bất bình ở một số cơng thần
trong triều đình và dân chúng. Những nhân tố tiêu cực âm ỉ, ngấm ngầm đợi
cơ hội và khi Lê Thái Tổ từ trần là lúc bọn loạn quan bùng phát, gây nên sóng
gió cho những vua đầu triều thời Lê Sơ.
Năm 1433, Lê Thái Tông lên nối ngôi khi mới 10 tuổi. Đại tƣ đồ Lê
Sát, Tƣ khấu Lê Ngân và Đơ đốc Phạm Vấn làm phụ chính. Nhƣng do khả
năng học hành của các vị phụ chính hạn chế, nên khi tham gia vào cơng việc
triều chính thì thƣờng tỏ thái độ chuyên quyền, ghen ghét ngƣời hiền tài, kết


17


bè cánh, thao túng triều đình. Đến lúc vua Lê Thái Tơng trực tiếp điều hành
triều chính đã nhanh chóng trừ khử bè đảng của bọn quyền thần, nhƣng do ƣa
xu nịnh nên những kẻ mƣu mô, xảo quyệt, cơ hội đã lợi dụng để làm hại
ngƣời tốt, tìm đƣờng tiến thân.
Vua Lê Thái Tơng có bốn ngƣời con trai, lúc đầu ông phong tƣớc kế vị
cho con cả là Nghi Dân. Việc phong tƣớc kế vị cho con trƣởng là thông lệ của
các vƣơng triều phong kiến Việt Nam. Nhƣng chẳng bao lâu sau, do sự tác
động của Thần phi Nguyễn Thị Anh cùng lũ hoạn quan nên Lê Thái Tông phế
truất ngôi kế vị của con cả, và đặt Bang Cơ lên địa vị thừa kế ngôi vua. Nghi
Dân và mẹ đều bị khép tội khi quân, bị giáng xuống làm thứ dân và buộc phải
rời khỏi cung cấm. Những quan, tƣớng ai dám can ngăn, làm trái lệnh vua đều
bị giết chết hoặc mất chức, lƣu đày đi nơi xa. “Hành vi của Lê Thái Tông bị
xem là đi ngƣợc với quan điểm truyền thống của Nho giáo, ngƣợc với đạo lý
lâu đời của ý thức hệ phong kiến, và cũng chính hành động này của ơng là
mầm mống của họa loạn tranh giành ngai vàng về sau” [112,15]. Việc phế lập
Thái tử không nhƣ thông lệ, truyền thống đã tạo cơ hội cho bọn quyền thần
mƣu đồ lợi dụng gây dựng thế lực. Lê Thái Tông đã làm tình hình đất nƣớc,
xã hội lún sâu thêm vào sự rối ren về chính trị.
Lê Thái Tơng chết, Bang Cơ lên ngôi vua khi mới 2 tuổi. Nguyễn Thị
Anh nắm quyền nhiếp chính. Bà cùng với anh trai Nguyễn Phù Lộ và bọn
nịnh quan lập thành phe phái khống chế, chi phối, lũng đoạn mọi cơng việc
triều chính. Nạn tham quan đục ruỗng kèo cột nƣớc nhà. Mấy năm liền mất
mùa, ngƣời tha phƣơng cầu thực, chết đói nhan nhản đầy đƣờng, trộm cƣớp
nổi lên nhƣ ong. Chốn triều đình, ngƣời có đức, có tài xa lánh. Bọn vô tài,
không đức tha hồ nhũng nhiễu dân lành.
Nội bộ suy yếu nên bọn giặc ngoài đƣợc dịp tràn đến. Ở phía Nam và
suốt dọc bờ biển phía Đơng từ Bắc chí Nam, giặc Chiêm Thành kéo đến. Ở



18

phía Tây, giặc Lảo Qua, Bồn Man cũng nổi lên. Nhân dân các vùng suốt từ
Hƣng Hóa, Thanh Hóa đến Nghệ An trong nhiều năm bị khốn đốn vì sự quấy
nhiễu, cƣớp phá, giết ngƣời không chùn tay của những đám cƣớp rừng. Ở
vùng biên giới phía Bắc, bọn xâm lƣợc bành trƣớng muốn quên đi hội thề
Đông Quan. Chúng xúi giục, chia rẽ, lôi kéo một số tù trƣởng phản động nổi
lên chống lại triều đình, đem đất, đem dân làng nộp cho chúng. Nhiều vùng
lãnh thổ của đất nƣớc đã rơi vào tay kẻ thù. “Nguy cơ mất nƣớc vì nạn ngoại
xâm ngày càng lớn dần. Xáo trộn nội bộ cũng đạt đến giới hạn đổ vỡ. Tình
hình xã hội ngày càng khó kiểm sốt” [112,17].
Bài Trung hƣng ký năm Quang Thuận viết về thời kỳ này nhƣ sau:
“…Vua đàn bà mắt quáng buông rèm ngồi chốn thâm kh, bọn họ ngoại
lịng tham, khốc lác hồnh hành khắp cõi, kẻ thân yêu nắm quyền vị, nạn hối
lộ đƣợc cơng khai... Bậc túc nho nhƣ Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du thì đẩy vào
chỗ nhàn, phƣờng dốt đặc ồn ào nhƣ ong đàn nổi dậy, nhƣ chó chuột nhe
răng. Tể thần nhƣ Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt sáu loại súc
vật… Bậc lƣơng thần nhƣ Trịnh Khả, Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi,
ngƣời tài sĩ nhƣ Nguyễn Mộng Tn thì đẩy vào vịng tai họa… Hiền tài là
rƣờng cột của triều đình mà sạch khơng nhƣ qt đất. Văn chƣơng là khí vận
của nhà nƣớc mà im ắng tựa cỏ khô. Bọn xiểm nịnh đƣợc tin dùng, kẻ đao bút
đƣợc tiến cử …” [24,605-606].
Vào cuối năm 1459, Nghi Dân cùng bọn đồ đảng nửa đêm bắc thang
trèo thành, lẻn vào cung cấm giết vua Lê Nhân Tơng và Hồng thái hậu
Nguyễn Thị Anh rồi tự xƣng làm vua. Trong 8 tháng trị vì, do tính tình tàn
bạo, hay chém giết vơ cớ, nên quần thần oán giận. Tháng 6 năm 1460, các
đại thần trong triều đình tổ chức đảo chính, Nghi Dân cùng bọn tay chân đã
bị giết.



19

Con thứ ba của vua Lê Thái Tông là Cung vƣơng Khắc Xƣơng đƣợc
triều thần bàn định tôn lên ngôi vua, nhƣng Khắc Xƣơng đã từ chối. Các quan
liền đem xa giá đến rƣớc ngƣời con út của Lê Thái Tông là Tƣ Thành. Lúc ấy
Tƣ Thành đang ẩn náu tại An Bang cùng mẹ là Thứ phi Ngô Thị Ngọc Dao.
Có thể nói, Tƣ Thành lên làm vua trong điều kiện đất nƣớc suy tàn, nội bộ
triều Lê khủng hoảng, tranh quyền, tƣớc vị diễn ra làm cho lòng dân ốn thán.
Điều đó đặt ra u cầu, nhiệm vụ là phải cải cách, canh tân đất nƣớc để vua
tôi trên dƣới giữ đƣợc tôn nghiêm, phép nƣớc đƣợc kỷ cƣơng. Và bằng những
cải cách phù hợp và táo bạo Tƣ Thành đã đƣa đất nƣớc vƣợt qua bao khó
khăn thách thức.
Khủng hoảng về chính trị và chuyển biến về kinh tế đã làm cho kết cấu
giai cấp ở thời nhà Lê có sự phân hóa khơng ngừng diễn ra. Cơ bản trong xã
hội có 2 giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân. Giai cấp địa chủ
phong kiến đƣợc chia thành 2 tầng lớp chính là quý tộc, quan chức trung, cao
cấp và địa chủ thƣờng. Bộ phận quý tộc dòng họ vua, tuy đƣợc ban cấp nhiều
ruộng đất nhƣng vẫn không thể cấu thành một lực lƣợng có điền trang và thế
lực chính trị ở địa phƣơng. Một số lớn công thần khai quốc đƣợc ban họ vua
(quốc tính) song khơng hình thành một tầng lớp quý tộc. Các quan lại trung,
cao cấp do đƣợc ban nhiều ruộng lộc mà trở thành địa chủ, nhƣng không cách
biệt với các địa chủ thƣờng hoặc nhân dân và phần lớn xuất thân từ khoa cử.
Trong lúc đó, tầng lớp địa chủ thƣờng hầu nhƣ rải rác ra ở các làng, xã, dần
dần trở thành những ngƣời chủ về mọi mặt.
Vào thời Lê Thái Tổ thì những ngƣời có cơng trong cuộc kháng chiến
chống qn Minh đƣợc phong làm các bậc đại cơng thần trong triều đình chủ
yếu là quan võ. Sau này triều đình đã mở rộng khoa thi cử cho mọi ngƣời, vì
vậy, tầng lớp quan lại mới xuất thân từ Nho sĩ ngày càng đông. Điều này làm
xuất hiện mâu thuẫn giữa quan võ với tầng lớp Nho sĩ trong xã hội.



20

Nho giáo đóng vai trị nhƣ dịng tƣ tƣởng chính trong xã hội, nên mọi
hoạt động hay nghi thức, nghi lễ của quan lại, dân chúng đều bị kiểm soát và
hành động theo chuẩn mực Nho giáo. Điều này càng làm cho chính quyền
càng trở nên quan liêu và chuyên chế hơn.
Tầng lớp quan lại là đẳng cấp cầm quyền, cai trị đồng thời cũng là
rƣờng cột của quốc gia. Đây là tầng lớp đƣợc lựa chọn kỹ càng thông qua thi
cử, họ là những ngƣời hiểu biết, đƣợc nhà vua rèn luyện kiểm soát chặt chẽ.
Đây cũng là giai cấp có những đặc quyền, đặc lợi, trong tiêu chuẩn sinh hoạt
đƣợc ban cấp ruộng đất, lƣơng bổng… [14,22].
Do đặc thù nền kinh tế nông nghiệp nên nông dân chiếm số lƣợng đông
đảo nhất trong xã hội. Giai cấp nông dân gồm có 2 bộ phận: một là nơng dân
tự do, gồm những ngƣời có chút ít ruộng đất riêng, bộ phận này không nhiều
và địa vị kinh tế xã hội rất bấp bênh, bởi giai cấp địa chủ luôn tìm cách chiếm
ruộng đất của họ; hai là nơng dân tá điền, gồm những ngƣời lĩnh canh ruộng
đất của nhà nƣớc và địa chủ để sản xuất, đây là bộ phận đông đảo nhất của
giai cấp nông dân, họ bị bóc lột khá nặng và thƣờng có nguy cơ bị đẩy xuống
hàng gia nô hoặc tôi tớ.
Tầng lớp gia nô vốn là tàn dƣ của xã hội trƣớc nhà Lê. Lực lƣợng này
không đáng kể, họ đƣợc bổ sung thêm chút ít bởi những ngƣời bị phá sản phải
bán thân làm gia nô. Gần nhƣ tƣơng đồng địa vị với gia nơ là tơi tớ, gồm
những ngƣời vì nghèo khổ mà phải đi ở đợ với những thời hạn dài ngắn khác
nhau.
Tầng lớp thợ thủ công và thƣơng nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các
giai tầng khác. Tầng lớp này có một lịch sử hình thành khá lâu nhƣng phải
đến thời Lê Sơ thì họ mới là một lực lƣợng xã hội, dù số lƣợng còn rất bé nhỏ.
Họ bị chính sách “Trọng nơng ức thƣơng” của nhà Lê hạn chế hoạt động và
phát triển. Nơ tì cũng là một tầng lớp đáng kể trong xã hội.



×