Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Xây dựng lối sống của thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.84 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


THỊ THANH TH

XÂ DỰNG ỐI SỐNG CỦA THANH NI N
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI

UẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


THỊ THANH TH

XÂ DỰNG ỐI SỐNG CỦA THANH NI N
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: CNXHKH
Mã số: 60.22.85

UẬN VĂN THẠC SĨ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN CHÍ MỸ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


ỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả
THỊ THANH TH


MỤC ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1.

Ý

UẬN VỀ XÂ

DỰNG

ỐI SỐNG CỦA THANH

NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN

ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC................................................................................. 14
1.1.

KHÁI NIỆM LỐI SỐNG VÀ LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN ........ 14

1.1.1. Khái niệm lối sống ................................................................................ 14
1.1.2. Quan niệm về thanh niên và lối sống của thanh niên ........................... 24
1.2. CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA
ĐỐI VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ........ 29
1.2.1. Đặc điểm cơng nghiêph hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay ......... 29
1.2.2. Thanh niên Việt Nam và vai trò của nó trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc .................................................................. 36
1.2.3. Những yêu cầu đặt ra đối với xây dựng lối sống của thanh niên Việt
Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ........................... 45
1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA
THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƢỚC. ...................................................................... 51
1.3.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc tác động đến xây dựng lối
sống của thanh niên Việt Nam ........................................................................ 51
1.3.2. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tác động đến xây
dựng lối sống của thanh niên Việt Nam......................................................... 54
1.3.3. Q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến xây dựng
lối sống của thanh niên Việt Nam .................................................................. 59
1.3.4. Lối sống truyền thống dân tộc tác động đến xây dựng lối sống
của thanh niên Việt Nam hiện nay .................................................................. 62


1.3.5. Cơng cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục tác động đến xây
dựng lối sống của thanh niên Việt Nam..................................................................... 67
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂ

DỰNG ỐI SỐNG CỦA THANH NI N TRONG THỜI KỲ CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở TỈNH ĐỒNG NAI ........................... 73
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ THANH NIÊN Ở TỈNH
ĐỒNG NAI................................................................................................................... 73
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Đồng Nai............................. 73
2.1.2. Đặc điểm của thanh niên ở tỉnh Đồng Nai ...................................................... 80
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN
TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở TỈNH
ĐỒNG NAI NHỮNG NĂM QUA ................................................................. 84
2.2.1. Những thành tựu trong xây dựng lối sống của thanh niên ở tỉnh
Đồng Nai những năm qua ............................................................................... 84
2.2.2. Những hạn chế trong xây dựng lối sống của thanh niên ở tỉnh
Đồng Nai những năm qua và nguyên nhân .................................................... 99
2.3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY .............................................115
2.3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng lối sống của thanh niên trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai...................................................115
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu xây dựng lối sống của thanh niên trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai hiện nay ......................119
KẾT UẬN ...........................................................................................................132
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO .........................................................135


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Lối sống là một trong những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của
con ngƣời và mỗi nền văn hóa. Nó gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị,
tƣ tƣởng và mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Mỗi

xã hội, trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống cũng nhƣ các
thƣớc đo giá trị quyết định trật tự và sự phát triển ổn định của cả cộng đồng,
đồng thời chi phối các mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa
nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con ngƣời với toàn thể đời
sống xã hội.
Con ngƣời tự biểu hiện mình trong hoạt động và thơng qua hoạt động
mà hình thành nên lối sống của mình. Có hoạt động phù hợp với chiều
hƣớng phát triển sẽ hình thành nên lối sống tích cực, lành mạnh và cũng có
hoạt động tiêu cực, phản tiến bộ hình thành nên lối sống vị kỷ, lối sống thực
dụng…làm ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển chung của xã hội. Việc chủ
động xây dựng một lối sống đẹp, lối sống có văn hóa cho xã hội cũng chính
là tạo động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động góp phần xây dựng và phát
triển con ngƣời Việt Nam toàn diện. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định “Mọi hoạt động văn hóa
nhằm xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển tồn diện về chính tri, tƣ
tƣởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng,
lịng nhân ái khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ
hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”[18, tr.38].
Hiện nay, nƣớc ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực
hiện cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa để đẩy nhanh quá trình


2
phát triển đất nƣớc. Trong hơn 25 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của
Đảng, đất nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên,
song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của
cơ chế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của
một bộ phận nhân dân, trong đó có cả thanh niên, đƣợc xem nhƣ là tầng

lớp chịu tác động nhanh nhất, với tƣ cách là bộ phận nhảy cảm nhất trong
cộng đồng dân tộc. Thanh niên Việt Nam là lực lƣợng xã hội to lớn, có vai
trị quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh của dân tộc, là lực lƣợng
chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những cơng việc địi hỏi sự hy sinh,
gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nƣớc
đang có những chủ trƣơng, chính sách xây dựng thanh niên Việt Nam phát
triển về mọi mặt đáp ứng u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ thành cơng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII khẳng định
“Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng
Việt Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không phần
lớn tùy thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng rèn luyện thế
hệ thanh niên”[22, tr.82]. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng khóa X về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên trong thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
đã khẳng định: “Thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, chủ nhân tƣơng
lai của đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Thanh niên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc bồi
dƣỡng, phát huy nguồn lực con ngƣời. Chăm lo phát triển thanh niên vừa


3
là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững
của đất nƣớc”.[25, tr.41-42]
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực
Đơng Nam Bộ, có tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cao trong nƣớc.
Những thành tựu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những

năm qua đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ,
nông nghiệp. Những thành quả ấy là sự nỗ lực của cả nhân dân tỉnh Đồng
Nai nói chung trong đó có phần đóng góp rất quan trọng, to lớn của tầng lớp
thanh niên. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng ngừng thúc đẩy
nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất của thanh niên ngày càng
đƣợc nâng cao. Chính điều đó đã tạo ra sự thay đổi trong lối sống của thanh
niên, theo cả chiều hƣớng tích cực và tiêu cực.
Trong lối sống của thanh niên ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, bên cạnh
những mặt tích cực nhƣ: Nêu cao lịng u nƣớc, có ý thức xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng, có ý chí
vƣơn lên trong học tập và lao động, cơng tác, lập thân, lập nghiệp, làm giàu
chính đáng…vẫn cịn có nhiều bất cập, tiêu cực rất đáng quan tâm, lo lắng:
Một bộ phận thanh niên suy giảm niềm tin, thiếu lý tƣởng hồi bão, chƣa
đƣợc thách thức về bản lĩnh chính trị, dao động về lập trƣờng tƣ tƣởng, có
mầm mống nảy sinh lối sống thực dụng, quá coi trọng vật chất, tình hình tội
phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên có chiều hƣớng gia tăng…Những biểu
hiện đó nếu không đƣợc uốn nắn và khắc phục sẽ là một cản trở lớn không chỉ
đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà cịn đối với sự phát triển
mọi mặt của đời sống con ngƣời và xã hội ở địa phƣơng. Vì vậy việc nghiên
cứu “Xây dựng lối sống của thanh niên trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở tỉnh Đồng Nai”, xác định phƣơng hƣớng và giải pháp để xây dựng


4
lối sống cho thanh niên phù hợp với yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa và xây dựng lối
sống hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng. Vì thế, nó đã thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
Ở nước ngoài, vấn đề lối sống của thanh niên đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm. Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, những vấn đề về thanh
niên và lối sống của thanh niên đã đƣợc giới học giả phƣơng Tây quan tâm
nghiên cứu.
Trƣớc hết, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là những ngƣời xây dựng
nền tảng cho sự ra đời của học thuyết mác xít nghiên cứu về lối sống của
con ngƣời. Ngay trong những tác phẩm ở thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen xây
dựng học thuyết của mình nhƣ: “Tình cảnh của giai cấp lao động ở
Anh”(Ph.Ăngghen), “Hệ tƣ tƣởng Đức”(C.Mác và Ph.Ăngghen), “Tuyên
ngôn của đảng cộng sản”(C.Mác và Ph.Ăngghen), hai ông đã xác lập những
quan điểm khoa học về nghiên cứu lối sống, bản chất và đặc điểm của sự
hình thành và biến đổi của lối sống con ngƣời.
Các cơng trình nghiên cứu về lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu trƣớc đây đã có những đóng góp quan trọng đối với
nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn xây dựng lối sống mới – lối sống
xã hội chủ nghĩa. Trong các cơng trình này, nhiều định nghĩa về khái niệm
lối sống đã đƣợc đề xuất; những đặc trƣng cơ bản của lối sống xã hội chủ
nghĩa đã đƣợc vạch ra; con đƣờng và phƣơng thức xây dựng lối sống xã hội
chủ nghĩa cũng đã đƣợc xác định trên những nét cơ bản. Tiêu biểu cho các
cơng trình này có thể kể đến: Bevxtugieplada (1976) “Thế nào là lối sống xã
hội chủ nghĩa”; Daxepin V.I (1977) “Lối sống xã hội chủ nghĩa và sự phát


5
triển về mặt tinh thần của con người”, tạp chí triết học, (số 1(20)/80);
Belova N.I (1977), “Bàn về khái niệm lối sống”, Matxcơva. Tƣ liệu thông
tin khoa học, Viện khoa học xã hội, 1981; V.L.Đôbrƣniva (1984) “Lối sống
xô viết hôm nay và ngày mai”, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva…Tuy nhiên, các
cơng trình này chủ yếu tiếp cận vấn đề từ phƣơng diện lý luận, ít dựa trên

kết quả của những khảo sát tâm lý xã hội học và lịch sử.
Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên nêu lên tƣ tƣởng về lối sống và lối sống
mới là chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Đời sống mới” của Ngƣời - dƣới
bút hiệu Tân Sinh đƣợc Ủy ban Trung ƣơng vận động “Đời sống mới” xuất
bản vào tháng 3 năm 1947 và sau đó ít lâu, dƣới bút hiệu XYZ, Ngƣời viết
tiếp tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, nhà xuất bản Sự thật in vào năm 1950
– trong cả hai quyển sách này, mặc dù Hồ Chí Minh chƣa nêu ra khái niệm
“lối sống” nhƣng tƣ tƣởng của Ngƣời về lối sống và xây dựng lối sống mới,
tiến bộ đã đƣợc thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng. Chính Ngƣời đã giải thích,
tự mình thực hiện, đồng thời tun truyền, vận động cán bộ và mọi tầng lớp
nhân dân thực hành đời sống mới, tức là thực hành lối sống mới nhƣ chúng ta
nói ngày nay – đó là cách ăn, ở, mặc, cách tăng gia sản xuất, cƣ xử…sao cho
đúng, tốt, đẹp. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lối sống mới và xây dựng lối sống
mới có văn hóa là những chỉ dẫn thiết thực, quan trọng đối với chúng ta ngày
nay trong việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp xây dựng lối sống của con
ngƣời Việt Nam nói chung, của thanh niên Việt Nam nói riêng.
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) mở ra thời kỳ đổi mới. Bƣớc sang
thời kỳ đổi mới đất nƣớc, xây dựng lối sống trở thành nhiệm vụ rất quan
trọng và rất cần thiết, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, vừa mang tính cấp
bách, từ đó việc nghiên cứu lối sống đƣợc triển khai mạnh mẽ theo nhiều
hƣớng, với nhiều đề tài phong phú, đa dạng, có thể khái qt các cơng trình
này theo hai hƣớng nghiên cứu chính nhƣ sau:


6
Hướng thứ nhất, nghiên cứu về lối sống con người Việt Nam nói
chung hoặc của cư dân ở một địa bàn xác định. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên
cứu này có các cơng trình sau: “Xây dựng lối sống theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” – Sài Gịn giải phóng (20/5/1996); Bài viết “Lối sống – nếp sống
– mức sống” (10/05/1998) – Sài Gịn giải phóng; Lê Thanh (2001), “Lối

sống xã hội chủ nghĩa và xu thế tồn cầu hóa”, Nxb. Khoa học xã hội;
GS,TS. Huỳnh Khái Vinh (2001), “Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn
giá trị xã hội”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội; PGS,TS. Trƣơng Minh
Dục, TS.Lê Văn Định (2010) “Văn hóa và lối sống đơ thị Việt Nam – một
cách tiếp cận”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội…Các cơng trình này đã đi
sâu phân tích các phạm trù “Lối sống”, “Nếp sống“, “Mức sống”, “Lối sống
xã hội chủ nghĩa”, “Lối sống đô thị”, chỉ ra sự tác động của các yếu tố kinh
tế, chính trị, xã hội và xu thế tồn cầu hóa đối với quá trình hình thành và
biến đổi của lối sống, phân tích thực trạng, từ đó đƣa ra những phƣơng
hƣớng và giải pháp để xây dựng lối sống mới.
Tác phẩm “Nh ng vấn đề lối sống và tư duy cộng đ ng người Việt
v ng Đông Nam Bộ trong quá tr nh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay”,
do PGS,TS. Trịnh Dỗn Chính chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, xuất bản năm 2013 là một cơng trình khoa học lớn, nghiên cứu một cách
cơng phu, k lƣỡng và có hệ thống cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn của
vấn đề lối sống. Trong cơng trình này, các tác giả đã làm rõ khái niệm “lối
sống”; nêu lên những điều kiện, nhân tố tác động đến lối sống của cộng đồng
ngƣời Việt ở vùng Đơng Nam Bộ; phân tích, làm rõ thực trạng, xu hƣớng
biến đổi, xác định quan điểm và các nhóm giải pháp lớn nhằm hoàn thiện lối
sống của cộng đồng ngƣời Việt ở vùng Đông Nam Bộ thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế của đất nƣớc. Do đó, cơng trình có giá trị to lớn cả về mặt lý
luận và thực tiễn đối với xây dựng lối sống của cƣ dân Đông Nam Bộ - một
địa bàn rộng lớn, có vị trí quan trọng về nhiều mặt của Việt Nam.


7
Hướng thứ hai, nghiên cứu về lối sống của thanh niên Việt Nam. Tiêu
biểu cho hƣớng nghiên cứu này có thể kể đến các tài liệu sau:
Thứ nhất, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nƣớc
Việt Nam về vấn đề thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới

nhƣ: Nghị quyết số 25/NQ-TWcủa Bộ Chính trị (9/2/1991) Về đổi mới và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đây có thể
xem là điểm khởi đầu cho đƣờng lối đổi mới của Đảng về công tác thanh
niên trong thời kỳ đổi mới, nghị quyết đã đánh giá tình hình thanh niên và
công tác thanh niên trong 5 năm qua, chỉ ra những nguyên nhân trong đó
nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan gắn với trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc
và Đoàn, Hội của những diễn biến tiêu cực trong tầng lớp thanh niên, từ đó,
đƣa ra những phƣơng hƣớng lớn trong chính sách thanh niên trong thời kỳ
đổi mới. Tuy nhiên, Nghị quyết số 25/NQ-TW ra đời vào thời điểm đầu
những năm 1990, chƣa thể thấy đƣợc những yếu tố khác sẽ nảy sinh trong
quá trình đổi mới đất nƣớc, nhất là chƣa thấy trƣớc đƣợc tác động của quá
trình hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa đối với đời sống dân tộc nói chung và
đối với thanh niên nói riêng. Đặc biệt là những vấn đề về văn hóa và lối
sống, những tệ nạn xã hội chƣa đƣợc cảnh báo nghiêm khắc. Vì vậy chƣa có
những giải pháp dự phịng, ngăn chặn. Nghị quyết trung ƣơng 4 khóa VII
(14/1/1993) về Công tác thanh niên trong thời kỳ mới, trên cơ sở phân tích
tình hình thanh niên, đánh giá tình hình cơng tác thanh niên trong thời gian
đầu cơng cuộc đổi mới, Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa VII đã đề ra “những
phƣơng hƣớng lớn” trong chính sách thanh niên của Đảng. Hội nghị khẳng
định vị trí quan trọng và vai trị to lớn của thanh niên và cơng tác thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam: “Vấn đề thanh niên phải đƣợc đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lƣợc phát huy nhân tố và nguồn lực con
ngƣời”[22,tr.83]. So với nghị quyết 25/NQ-TW của Bộ Chính trị năm 1991,


8
Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa VII đã chú ý đến việc xây dựng môi trƣờng
xã hội, tạo điều kiện phát triển nhân cách và xây dựng lối sống lành mạnh
cho thanh niên. Nghị quyết viết: “Xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh là
điều kiện phát triển của thế hệ trẻ và cũng là nhiệm vụ của chính thanh

niên”[22, tr.84]. Và gần đây nhất là Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ƣơng khóa X (2008) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên trong thời đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nghị quyết này đã đánh giá tình hình thanh niên Việt Nam sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa VII, tiếp tục khẳng định vai trò to
lớn và tầm quan trọng của thanh niên đối với tƣơng lai của dân tộc và tiền
đồ của cách mạng Việt Nam: “Thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội”[25, tr.41-42]. Đồng thời Nghị quyết vạch ra những giải pháp
tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cịn ban
hành Luật thanh niên (2005), Chiến lược phát triển thanh niên (2003) và
nhiều chính sách về cơng tác thanh niên, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên
rèn luyện, cống hiến và trƣởng thành.
Thứ hai, các nghiên cứu tiếp cận thanh niên, phong trào thanh niên
dƣới góc độ sử học và giáo dục chính trị có những cơng trình: Tập thể tác
giả do Văn Tùng chủ biên (2001) “Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản H
Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam”, Thơng tấn xã Việt Nam
(2002) “Bảy hai năm Đồn thanh niên cộng sản H Chí Minh và phong trào
thanh niên Việt Nam”, Vũ Oanh (1995) “Tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh
niên v mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.


9
PGS,TS. Đồn Đình Nghiệm (1996) “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế
hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới”(Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ)…Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu tiếp cận các
vấn đề thanh niên, phong trào thanh niên…dƣới góc độ sử học hoặc giáo

dục lý tƣởng chính trị đối với thanh niên mà chƣa đi sâu phân tích về lối
sống, văn hóa, định hƣớng giá trị cho thanh niên hiện nay.
Thứ ba, các nghiên cứu tiếp cận vấn đề thanh niên, văn hóa, lối sống
thanh niên dƣới góc độ văn hóa học, xã hội học có những cơng trình tiêu
biểu nhƣ: Chƣơng trình khoa học cấp nhà nƣớc KX-06 về “Văn hóa văn
minh và phát triển” do Nguyễn Hồng Phong chủ trì cũng đặt ra vấn đề
nghiên cứu văn hóa thanh niên, coi đó nhƣ là một nhân tố quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội hiện đại. Năm 2002, Viện Nghiên
cứu thanh niên phối hợp với ban Tuyên giáo Trung uơng đã tiến hành cuộc
“Điều tra khảo sát về thực trạng văn hóa thanh niên”. Trong cơng trình này,
các tác giả đã tập trung khảo sát thực trạng văn hóa của một số nhóm đối
tƣợng là sinh viên, thanh niên nơng thơn, thanh niên cơng nhân. Cịn những
vấn đề lý thuyết về văn hóa thanh niên cũng chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ.
GS,TS Đặng Cảnh Khanh (2006), “Xã hội hóa thanh niên” Nxb. Chính trị
quốc gia. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu, đề cập đến các vấn đề lý luận và
thực tiễn căn bản nhất liên quan tới thanh niên Việt Nam với tính cách là
một nhóm xã hội khơng đồng nhất. Trong đó định hƣớng giá trị, văn hóa,
cấu trúc của thanh niên và phong trào thanh niên đƣợc phân tích trong mối
liên hệ, tƣơng tác đa chiều với một số yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. TS. Lƣơng Thanh Tân (2009), “Giáo dục thẩm mỹ trong việc h nh
thành lối sống văn hóa cho thanh niên v ng đ ng bằng Sông Cửu Long hiện
nay”, Nxb. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả
đã nghiên cứu và luận chứng ba vấn đề chủ chốt của toàn bộ khung lý luận


10
giáo dục thẩm m và lối sống văn hóa. Thứ nhất, mục tiêu giáo dục thẩm m
là hình thành một nhân cách có sự phát triển năng lực hiểu biết, đánh giá,
sáng tạo cái đẹp. Thứ hai, về đặc trƣng của lối sống văn hóa trong thanh
niên, đó là lối sống đúng, sống đẹp đƣợc thể hiện trong mức sống, lẽ sống,

nếp sống của con ngƣời. Thứ ba, tác giả đề cập đến tác động của giáo dục
thẩm m góp phần hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên. Nguyễn Thị
Oanh (2001), “Thanh niên và lối sống”, Nxb Trẻ. Các bài viết trong tác
phẩm tập trung xoay quanh vấn đề của tuổi trẻ và lối sống, đặc biệt tác phẩm
có những bài viết phân tích về cơn lốc tiêu dùng trong lối sống thanh niên,
có bài viết phân tích sâu sắc về tác phong công nghiệp. Tuy chƣa đƣa ra
những giải pháp củ thể nhƣng bài viết đã mở ra một hƣớng: muốn phát huy
tác phong công nghiệp phải gấp rút thay đổi tổ chức và phƣơng pháp giáo
dục. Mặc dù khó khăn nhƣng những ai cổ vũ cho tác phong cơng nghiệp
phải thay đổi từ chính bản thân mình. Gần đây nhất là cơng trình nghiên
cứu của PGS,TS Phạm Hồng Tung: “Thanh niên và lối sống của thanh
niên Việt Nam trong quá tr nh đổi và hội nhập quốc tế”. Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2011. Trong cơng trình tác giả tập trung
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh
niên và lối sống của thanh niên, một số khái niệm liên quan đến thanh niên
và lối sống thanh niên; khảo sát và phân tích thanh niên Việt Nam và lối
sống của thanh niên hơn 25 năm đổi mới đất nƣớc, làm rõ xu hƣớng biến
đổi lối sống thanh niên, chỉ ra yếu tố tác động cơ bản, có tính định hƣớng
trong tiến trình biến đổi lối sống của thanh niên; từ đó đƣa ra những giải
pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến
trình đổi mới đất nƣớc hiện nay.
Cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát
triển kinh tế ở tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết


11
quả tốt đẹp, trong đó có đóng góp rất lớn của thanh niên trong tỉnh. Các
Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, Nghị quyết của tỉnh Đoàn Đồng
Nai đều có đề cập vấn đề thanh niên và xây dựng nguồn lực thanh niên của
tỉnh nhà nhƣ: Tài liệu chuyên đề nghiên cứu nghị quyết đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015; Nghị quyết đại
hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồn Đồng Nai
lần thứ VII (2010); Nghị quyết đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh Đồn Đồng Nai lần thứ VIII (2012); Nghị quyết số 63
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai "Về Công tác thanh niên và xây
dựng tổ chức Đồn TNCS H Chí Minh trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, từ nay đến năm 2010; Chƣơng trình phát triển thanh niên tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
(2012); Đ ng Nai hai mươi lăm năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
(2000); Lịch sử Đồn thanh niên cộng sản H Chí Minh và phong trào
thanh niên tỉnh Đ ng Nai (1930-2000), Nxb. Đồng Nai, 2003…
Nhƣ vậy, có thể thấy cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về đề tài lối sống với số lƣợng các cơng trình nghiên cứu tƣơng đối phong
phú chứa đựng nhiều bài viết có giá trị sâu sắc. Tuy nhiên, chƣa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về lối sống của thanh
niên trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng
Nai. Do vậy, tơi chọn vấn đề
kỳ ơ

ệp ó ,

ệ đạ

s
ó ở tỉ

Đồ

t


tr

t

N ” làm đề tài nghiên cứu

và viết luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý
luận về lối sống và lối sống của thanh niên Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công


12
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực trạng lối sống của thanh niên tỉnh Đồng Nai
trong những năm qua, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp
xây dựng lối sống của thanh niên tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về lối sống và xây
dựng lối sống của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Thứ hai, Phân tích thực trạng xây dựng lối sống của thanh niên ở tỉnh
Đồng Nai trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa những
năm qua.
Thứ ba, Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng lối sống
của thanh niên trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Đồng Nai hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lối sống

của thanh niên.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn việc nghiên cứu về lối sống
của thanh niên ở tỉnh Đồng Nai thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ
năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của luận văn
Luận văn đƣợc triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu chung của luận văn là phƣơng pháp của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời luận
văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích – tổng


13
hợp, đối chiếu – so sánh, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logích…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần tìm hiểu sâu hơn lý luận về lối sống
và xây dựng lối sống của thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đóng góp một số khuyến nghị đối với
việc xây dựng lối sống của thanh niên tại một địa phƣơng, đồng thời có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về vấn đề lối
sống nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm 2 chƣơng, 6 tiết.


14
Chƣơng 1
Ý UẬN VỀ XÂ DỰNG ỐI SỐNG CỦA

THANH NI N VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NUỚC
1.1.

KHÁI NIỆM LỐI SỐNG VÀ LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN

1.1.1. Khái niệm lối sống
Lối sống của con ngƣời là do con ngƣời tạo ra mà con ngƣời vừa là
sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể tạo ra hồn cảnh. Lối sống là một
tổng hịa năng động biện chứng của những nhân tố khách quan và chủ quan,
vật chất và tinh thần, vì thế khái niệm lối sống có tính linh hoạt cao, rất giao
động về nghĩa.
Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhiều
vấn đề thuộc về phạm trù lối sống đã đƣợc xem xét, phân tích cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Trong tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”
(9/1843 – 3/1845), từ “lối sống” và từ “cách sống” đã đƣợc Ph. Ăngghen sử
dụng nhƣ những từ đồng nghĩa và coi đó là cách thức và những hình thức
hoạt động sống đặc trƣng của một nhóm, một tầng lớp xã hội, một giai
cấp[9, tr.473-474]. Nhận thức của Ph.Ăngghen về khái niệm lối sống đƣợc
hình thành trên cơ sở khảo sát thực tiễn hoạt động đời sống của giai cấp lao
động ở Anh trong nửa đầu thế kỷ XIX. Sự khái quát về mặt lý luận hoạt
động đời sống của giai cấp cơng nhân, hình thành khái niệm “lối sống” đƣợc
Ph.Ăngghen thực hiện trong tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở
Anh” có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành học thuyết và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân của chủ nghĩa Mác.
Sau đó, trong tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức”(1845 – 1846), C.Mác và
Ph. Ăngghen dựa vào quan niệm duy vật lịch sử do chính các ơng phát minh
ra cho đến thời điểm đó để phân tích, luận giải một cách duy vật về bản chất



15
của phạm trù “lối sống”, về mối quan hệ giữa lối sống và phƣơng thức sản
xuất, làm rõ thêm ý nghĩa và phạm vi bao quát của khái niệm “lối sống”,
theo đó, lối sống trƣớc hết có ý nghĩa là một phƣơng thức, một hình thức
nhất định của hoạt động đời sống: “một phƣơng thức hoạt động nhất định”,
“một hình thức nhất định của hoạt động sống”, “một phƣơng thức sinh sống
nhất định”.[10, tr.30]
Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh khơng nêu ra
khái niệm “lối sống”. Nhƣng với những điều mà Hồ Chí Minh giải thích về
“đời sống mới” và về chủ trƣơng “thực hành đời sống mới”, từ “cách ăn,
cách mặc, cách đi lại, cách làm việc”[54, tr.95], “cách tăng gia sản
xuất”[54,tr.98] đến “cách ứng xử”[54, tr.99]…của từng ngƣời và của tất cả
mọi ngƣời, của cá nhân, gia đình, làng xã, nhà trƣờng, xí nghiệp, đơn vị bộ
đội…đã thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng tƣ tƣởng của Ngƣời về lối sống,
về đặc điểm hình thành của lối sống. Thực chất, cái mà Hồ Chí Minh gọi là
“đời sống mới”, “thực hành đời sống mới” cũng tức là cái mà ngày nay
chúng ta gọi là “lối sống mới”, “xây dựng lối sống mới”. Do vậy, tƣ tƣởng
của Hồ Chí Minh về “đời sống mới” và về “thực hành đời sống mới” có ý
nghĩa chỉ đạo, sát thực và thiết thực trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong
thực tiễn xây dựng lối sống mới của chúng ta ngày nay.
Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, khái niệm “lối
sống” đƣợc sử dụng lần đầu tiên trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ V của Đảng: “Trong chặng đƣờng trƣớc mắt này, có
những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép chúng ta bƣớc đầu tạo ra
một xã hội đẹp đẽ về lối sống, về quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, một xã hội
trong đó nhân dân lao động cảm thấy hạnh phúc, tuy mức sống chƣa
cao”[16, tr.93]. Nhiều văn kiện của các Đại hội và các Hội nghị Trung ƣơng
sau đó tiếp tục đề cập vấn đề lối sống. Và mặc dù cho đến hiện nay, tuy



16
chƣa có một Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra một định
nghĩa rõ ràng, đầy đủ về nội hàm của khái niệm lối sống với tính cách là một
khái niệm khoa học độc lập, nhƣng từ các quan điểm, định hƣớng của Đảng
về xây dựng con ngƣời mới, lối sống mới – lối sống có văn hóa, có thể thấy,
trong quan niệm của Đảng ta, xây dựng con ngƣời mới thống nhất với xây
dựng lối sống mới. Những yêu cầu, những tiêu chí về xây dựng con ngƣời
mới thực chất cũng chính là những yêu cầu, những tiêu chí về lối sống mới
của con ngƣời. Đó là cách thức, hình thức hoạt động và ứng xử của con
ngƣời Việt Nam (cá nhân và cộng đồng) để đáp ứng nhu cầu sống của mình
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: từ hoạt động lao động sản xuất
kinh doanh, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động chính trị - xã hội đến
hoạt động sinh hoạt, hoạt động giao tiếp. Đó cũng chính là ý nghĩa đặc trƣng
của phạm trù “lối sống”.
Trong các cơng trình của các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài
nghiên cứu về lối sống, do tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu dƣới nhiều góc độ
khác nhau, các tác giả đã từng đề xuất nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm “lối sống”. Dƣới đây chúng tôi chỉ lƣợc khảo một số định nghĩa vừa có
tính tiêu biểu, đƣợc cơng bố ở các tài liệu và cơng trình khoa học lớn, vừa phù
hợp với hƣớng tiếp cận lối sống mà chúng tôi áp dụng trong luận văn này.
Các nhà khoa học ở Liên Xô và Đông Âu trƣớc đây đã thảo luận k
và đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau cho nhiều về khái niệm “lối sống”.
Tập thể tác giả cuốn Cộng sản chủ nghĩa khoa học – sách giáo khoa phƣơng
pháp dùng cho các học viên Trƣờng Đảng cao cấp ở Liên Xô trƣớc đây, định
nghĩa: “Lối sống là một tổng thể những đặc điểm căn bản của hoạt động
sống của xã hội, của các tập đoàn xã hội, của các giai cấp và của các cá nhân
trong điều kiện của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định”[7, tr.337]. Tiến
sĩ triết học V.I. Tolstukh (Liên Xô) định nghĩa: “Lối sống là những hình



17
thức cố định, điển hình của hoạt động cá nhân và tập thể con ngƣời, những
hình thức này nói lên những đặc điểm về giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ
trong lĩnh vực lao động – chính trị, sinh hoạt và giải trí”[73, tr.297]. Qua hai
định nghĩa vừa dẫn, nhận thấy, chúng bổ sung cho nhau, nêu bật đƣợc đặc
trƣng cốt lõi của khái niệm lối sống – đó là những hình thức cơ bản, điển
hình, ổn định của hoạt động sống của chủ thể (cá nhân, cộng đồng), đồng
thời xác định đƣợc lao động nhƣ là nhân tố hàng đầu, nền tảng của hoạt
động sống của con ngƣời.
Trong cuốn Xã hội học Mác - Lênin, dƣới góc độ tiếp cận xã hội học,
tác giả V.Đôbơrianốp (Bungari) định nghĩa: “Lối sống là một cơ cấu và
phẩm chất nhất định của hoạt động sống hàng ngày của con ngƣời nhằm thể
hiện họ về mặt với tƣ cách là những thực thể xã hội”[32, tr.212]. Tác giả này
còn đề nghị rằng: việc nhận thức lối sống nhƣ là một cơ cấu và một phẩm
chất nhất định của hoạt động sống hàng ngày của con ngƣời nhằm thỏa mãn
những nhu cầu cấp thiết và phát triển những nhu cầu mới, nhằm tái sản xuất
những điều kiện cho cuộc sống của mình đòi hỏi phải ấn định những thành
phần của cơ cấu này. Về phần mình, V.Đơbơrianốp cho rằng, những loại hoạt
động sống cơ bản cũng sẽ là những thành phần cơ bản của lối sống xét theo
tính chất khác nhau của hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu tƣơng ứng.
Theo đó, tác giả đã chia hoạt động sống của con ngƣời thành: 1) Hoạt động
lao động sản xuất vật chất; 2) Hoạt động chính trị - xã hội; 3) Hoạt động văn
hóa; 4) Hoạt động tái sinh sản; 5) Hoạt động giao tiếp. [32, tr.218]
Ở Việt Nam, cho đến hiện nay, trong các cơng trình nghiên cứu về
con ngƣời, về văn hóa và lối sống, các tác giả cũng đã đề xuất nhiều quan
niệm, cách lý giải và cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “lối sống”.
Trong đó, định nghĩa lối sống đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả trong các giáo
trình lý luận về văn hóa ở nƣớc ta từ vài ba thập niên gần đây là định nghĩa



18
của tập thể tác giả trong Giáo tr nh lý luận văn hóa và đường lối văn hóa
của Đảng, do GS,TS. Trần Văn Bính chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, xuất bản năm 2000, rằng: “Lối sống là một phạm trù xã hội học
thể hiện toàn bộ hoạt động sống của con ngƣời thuộc các dân tộc, các giai
cấp, các nhóm xã hội trong những điều kiện của một hình thái kinh tế – xã
hội nhất định, biểu hiện trong quan niệm sống, trong toàn bộ các hoạt động
sống của con ngƣời nhƣ lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”[5, tr.190].
Trong Từ điển bách khoa Việt Nam, từ “lối sống” đƣợc định nghĩa là:
“Toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con ngƣời trong một xã hội
nhất định đƣợc xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định. Lối sống bao gồm những mặt cơ bản: lao động vốn là nhu cầu sống
hàng đầu, là giá trị lớn nhất trong bậc thang giá trị xã hội, là điều kiện biểu
thị nội dung xã hội và là nền tảng để phát triển tồn diện cá nhân con ngƣời;
tích tích cực chính trị - xã hội thể hiện sự tham gia của các giai cấp và tầng
lớp xã hội vào các tổ chức xã hội, vào việc quản lý, kiểm tra xã hội và nhà
nƣớc trong các lĩnh vực khác nhau; sinh hoạt tinh thần là các hoạt động liên
quan đến nhu cầu phi sản xuất vật chất nhằm khôi phục và phát triển sức lực
con ngƣời, tổ chức đời sống văn hóa, tinh thần trong thời gian tự do ngồi
lao động sản xuất ở nơi cơng tác; văn hóa – giáo dục là những hoạt động
nâng cao trình độ hiểu biết, học vấn để hoàn thiện đạo đức và trí tuệ, tiếp thu
những giá trị tinh thần, biến các giá trị văn hóa thành bộ phận khăng khít
trong sinh hoạt hàng ngày trở thành cơ sở cho những tiêu chuẩn hành vi phù
hợp với chuẩn mực xã hội”[35, tr.742]
Cả hai định nghĩa vừa dẫn sở dĩ đƣợc lƣu hành rộng rãi trong các giáo
trình và tài liệu khoa học ở Việt Nam trong một thời gian dài bởi nó có ƣu
điểm lớn ở chỗ: vạch ra, xác định rõ sự thống nhất biện chứng giữa hình thái



19
kinh tế - xã hội và lối sống, đặc biệt là lĩnh vực “quan hệ giữa ngƣời với
ngƣời”. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của cả hai định nghĩa này là: 1) Coi
lối sống là một khái niệm thể hiện dƣới hình thức khái qt tồn bộ hoạt
động sống của con ngƣời, tức là đã đồng nhất “lối sống” với “hoạt động
sống”, trong khi hoạt động sống và lối sống không đồng nhất với nhau.
Trong lối sống nổi lên vấn đề cách thức, hình thức hoạt động mà con ngƣời
lựa chọn và áp dụng trong triển khai cuộc sống của mình. 2) Mệnh đề “trong
những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định”, hay “trong
một xã hội nhất định” đƣợc đƣa vào nội hàm của khái niệm lối sống đã làm
cho khái niệm này trở nên mơ hồ, khó hiểu. Bởi nếu lối sống “thể hiện tồn
bộ hoạt động sống” hay “tồn bộ những hình thức hoạt động sống của con
ngƣời” thì khơng cần phải khu biệt “một xã hội nhất định” hay “một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định”. Bất cứ xã hội nào, hình thái kinh tế - xã hội
thì lối sống cũng đều thể hiện toàn bộ những hoạt động sống của con ngƣời
cả. Ngoài những hạn chế chung của cả hai định nghĩa nhƣ vừa nêu, định
nghĩa trong Từ điển bách khoa Việt Nam cịn có thêm 3 điểm hạn chế: Thứ
nhất, dài dịng, tính khái qt thấp; Thứ hai, sự phân định các mặt, các lĩnh
vực biểu hiện cơ bản của lối sống chƣa hợp lý, bởi vì: 1) định nghĩa này đã
phân chia hoạt động tinh thần và hoạt động văn hóa – giáo dục thành hai
lĩnh vực cơ bản biểu hiện lối sống, trong khi lẽ ra, có thể gộp chung hoạt
động tinh thần và hoạt động văn hóa – giáo dục thành một lĩnh vực: hoạt
động văn hóa – tinh thần; 2) định nghĩa này đã không đề cập đến lĩnh vực
hoạt động giao tiếp, trong khi hoạt động giao tiếp là một lĩnh vực biểu hiện
cơ bản lối sống của con ngƣời; Thứ ba, từ điển này sử dụng mệnh đề “tính
tích cực chính trị - xã hội” để chỉ mặt hoạt động chính trị - xã hội của lối
sống là phiến diện, không xác thực. Mặt lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội
của lối sống cũng nhƣ tất cả các mặt, lĩnh vực hoạt động khác của lối sống



20
con ngƣời khơng nhất định và nhất loạt là tích cực, chỉ có tính tích cực. Về
vấn đề này, trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp cơng nhân lao động ở Anh”,
Ph.Ăngghen đã nhận xét rằng, trong giai cấp công nhân Anh, có bộ phận có
lối sống tích cực về mặt chính trị - xã hội nhƣng cũng có nhóm cơng nhân có
lối sống ngƣợc lại.
GS,TS. Huỳnh Khái Vinh trong cuốn sách Nh ng vấn đề thời sự văn
hóa đã đề xuất một định nghĩa cho khái niệm “lối sống” nhƣ sau: “Lối sống
là tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của các hình thức hoạt động
sống của cá nhân và xã hội. Đó là cách thức hoạt động và ứng xử của chủ
thể (cá nhân, tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống: từ ăn, uống, ở, mặc đi lại, tái
tạo nòi giống đến học hành, vui chơi, giao tiếp và thỏa mãn các nhu cầu trí
tuệ, thẩm m …từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia các hoạt động
chính trị, văn hóa, xã hội đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã
hội” [75, tr.192-193]. Định nghĩa này, theo chúng tôi, có ƣu điểm nổi bật là
đã nêu bật đƣợc đặc trƣng cơ bản của khái niệm lối sống - đó là cách thức,
hình thức hoạt động và ứng xử của chủ thể (cá nhân, cộng đồng) để đáp ứng
nhu cầu sống; là tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định trong các cách
thức, hình thức hoạt động và ứng xử của chủ thể.
Trong cơng trình nghiên cứu về lối sống gần đây nhất đã đƣợc xuất
bản thành sách năm 2013 bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội với
tựa đề:“Lối sống và tư duy của cộng đ ng người việt v ng Đông Nam Bộ
trong quá tr nh đổi mới và hội nhập quốc tế” do PGS,TS Dỗn Chính chủ
biên, “khái niệm” lối sống đƣợc định nghĩa là: “phƣơng thức hoạt động sống
của con ngƣời. Đó là cách thức, phƣơng pháp và những hình thức cơ bản,
tiêu biểu, tƣơng đối ổn định của hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng
đƣợc thể hiện trong các hình thức hoạt động cơ bản nhƣ hoạt động lao động
sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động văn hóa – tinh



×