Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 79 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN </b>
<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>


---


<b>VŨ NHẬT LỆ </b>


<b>XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, </b>


<b>TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH TRIẾT HỌC </b>


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN </b>
<b>KHOA TRIẾT HỌC </b>


---


<b>VŨ NHẬT LỆ </b>


<b>XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, </b>


<b>TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY</b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH TRIẾT HỌC </b>


Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-X



Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>


Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lan. Các số liệu, tư liệu, tài liệu được
sử dụng trong khóa luận là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.


<i>Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019 </i>


<b>Sinh viên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Để hồn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
tồn thể các thầy cơ trong khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường; em
cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể K60A Triết học là những người bạn tốt
đông hành cùng nhau học tập, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống cùng em.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình em đã tạo điều kiện cho
em để em đạt được những thành quả như ngày hôm nay. Đặc biệt, em xin cảm
ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Lan đã giúp em có thể
hồn thành được khóa luận này.


Trong q trình làm khóa luận, do nhận thức của bản thân cịn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý các thầy cô cùng các bạn để khóa luận của em được hồn chỉnh hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!



<i>Hà Nội, 06 tháng 06 năm 2019 </i>


<b>Sinh viên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1
<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 3 </b>


<b>NỘI DUNG ... 9 </b>


<b>CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA ... 9 </b>


<b>1.1. Quan niệm về làng văn hóa ... 9 </b>


<i>1.1.1. Khái niệm văn hóa ... 9 </i>


<i>1.1.2. Khái niệm làng ... 13 </i>


<i>1.1.3. Phân biệt văn hóa làng và làng văn hóa ... 16 </i>


<b>1.2. Xây dựng làng văn hóa ... 20 </b>


<i>1.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách Nhà nước về xây dựng làng văn </i>
<i>hóa ở Việt Nam hiện nay ... 20 </i>


<i>1.2.2. Tiêu chuẩn của làng văn hóa ... 22 </i>


<i>1.2.3. Nội dung của xây dựng làng văn hóa ... 26 </i>



<b>Tiểu kết chƣơng 1 ... 30 </b>


<b>CHƢƠNG 2:XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, </b>
<b>TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ... 31 </b>


<b>2.1. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên </b>
<b>hiện nay ... 31 </b>


<i>2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Mỹ </i>
<i>Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay ... 31 </i>


<i>2.1.2. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ... </i>
<i> ... 38 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2


<i>2.2.1. Phương hướng và nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, </i>


<i>tỉnh Hưng Yên hiện nay ... 47 </i>


<i>2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ </i>
<i>Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay ... 50 </i>


<b>Tiểu kết chƣơng 2 ... 57 </b>


<b>KẾT LUẬN ... 58 </b>


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 60 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3
<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Việt Nam là một nước nông nghiệp, với khoảng 2/3 dân cư sinh sống ở
khu vực nông thôn và 67,8% (năm 2018 số liệu theo Tổng cục thống kê) lực
lượng lao động của xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế và ổn
định chính trị, xã hội của đất nước. Nhận thức được rõ vai trị, vị trí, tầm quan
trọng của nông thôn qua các thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta, khi đưa ra các
chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội đều đặt nơi đây là khu vực
trọng điểm và giàu tiềm năng để phát triển.


Các hình thức tồn tại của nông thôn Việt Nam được gọi là làng – xã
hay thị trấn, thị tứ nhưng nổi bật lên đó là làng xã – một hình thức được coi
là cơ bản và phổ biến nhất của xã hội nông thôn; là nơi tụ cư của cư dân nơng
thơn. Vì vậy, cứ nhắc đến nơng thơn thì hình ảnh đầu tiên chúng ta nhìn thấy
đó là một bức tranh làng – xã. Cùng với sự tồn tại của làng đó là văn hóa làng
- là sự kết tinh của cả một quá trình lịch sử dân tộc, nơi đây lưu giữ những giá
trị truyền thống vật thể và phi vật thể. Tìm hiểu về làng giúp chúng ta nhìn rõ
được bức tranh tồn cảnh của xã hội nơng thơn.


Vì vậy, cơng cuộc xây dựng làng văn hóa chính là sự kế thừa và phát
triển những tinh hoa của làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với
sự tiến bộ của văn hóa xã hội. Làng là cái nơi của văn hóa; là nơi kết thành
tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa Việt Nam khơng bị đồng hóa bởi các thế
lực xâm lược đơ hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ và biến thành
động lực tinh thần cho công cuộc xây dựng làng văn hóa, xây dựng mơi
trường văn hóa lành mạnh ở nơng thơn, làm nền tảng cho việc giữ gìn và phát


huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

4


khơng cịn nơi bao bọc, tệ nạn, cướp bóc xảy ra khắp nơi, những quy chuẩn
của làng cũng bị phá vỡ. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự xáo
trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng với nhau; làm nảy sinh hàng
loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội ở các vùng nơng thơn.


Chính vì vậy, xây dựng làng văn hóa là nhằm mục đích bảo vệ và phát
huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng, từ đó phát huy những
tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những người
trong làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong
cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra
những giá trị văn hóa mới. Khi đó, làng văn hóa mới thực sự khẳng định được
vai trị, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm
tăng động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.


Mỹ Hào cũng như các địa phương khác trên địa bàn cả nước đã và đang
thực hiện có hiệu quả những chủ trương về xây dựng làng văn hóa của nhà
nước đề ra. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào đã được đông
đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện hưởng ứng; phong trào cho đến
nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện
cịn bộc lộ những vướng mắc về hệ thống lý luận và thực tiễn. Xác định tầm
quan trọng và tính bức thiết của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, vì vậy
tơi chọn đề tài nghiên cứu đó là “Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào,
<i><b>tỉnh Hưng Yên hiện nay" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, nhằm nhận diện và </b></i>
phân tích rõ hơn cơng cuộc xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào hiện nay; từ đó,
đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào, Hưng n.



<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

5


PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ với cơng trình “<i>Nơng thơn Việt Nam trong lịch </i>
<i>sử</i>”, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – xuất bản năm 1978. Ở cơng trình


này, tác giả đã dùng ngịi bút của mình để tái hiện lại lịch sử nơng thơn nước ta
và phân tích rõ những cơ cấu tổ chức ở một số làng Việt Nam truyền thống.


GS. Phan Đại Doãn đã đưa ra cơng trình nghiên cứu <i>“Mấy vấn đề về </i>


<i>làng” </i>và được đăng tải trên <i>Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991</i>. Tác giả đã nêu


bật lên được những vấn đề đặc trưng cơ bản của làng Việt Nam truyền thống,
trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là những đặc trưng chi phối mọi sinh
hoạt của làng xã vùng đó.


PGS.Vũ Ngọc Khánh với cơng trình nghiên cứu là <i>“Làng văn hóa cổ </i>


<i>truyền Việt Nam”</i>, do Nhà xuất bản Văn học được xuất bản năm 2001. Trong


cơng trình này tác giả nghiên cứu về thiết chế “Làng văn hóa” ở các khía cạnh
nguồn gốc, sự ra đời, những nét văn hóa đặc trưng, phong tục, tín ngưỡng, tơn
giáo, nghề truyền thống, con người.


GS. Phan Đại Dỗn với cơng trình <i>“Làng xã Việt Nam - một số vấn đề </i>


<i>kinh tế - xã hội”</i>, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tháng 4/2010.



Tác giả cho rằng, trong giai đoạn mà làng quê phải gặp nhiều thử thách quyết
liệt: truyền thống với đổi mới, dân tộc với hiện đại, quốc gia với quốc tế.
Làng vốn là cơ sở của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, của phong kiến, tất
nhiên phải đổi mới, phải cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng đồng thời, lại
phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hiện
đại hóa, đơ thị hóa là quy luật tất yếu của phát triển, làng quê sẽ bị thu hẹp lại,
nhưng chính nó sẽ là điểm xuất phát của đơ thị hóa. Muốn thế, phải hiểu cụ
thể bản chất của làng Việt.


Bên cạnh đó, cịn rất nhiều cơng trình khoa học như: <i>“Sự biến đổi của </i>


<i>làng xã Việt Nam ngày nay”</i> của Tô Duy Hợp – do Nhà xuất bản Khoa học xã


hội, xuất bản năm 2000; <i>“Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay”</i> của tập thể
tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, xuất bản năm 2001; <i>“Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

6


học xã hội, xuất bản năm 2000; <i>“Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam”</i> của Toan
Ánh – do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1992.


Trên đây là một số các cơng trình tiêu biểu có liên quan đến vấn đề văn
hóa làng và xây dựng làng văn hóa, các tác giả đã tập trung bàn về văn hóa
tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả cũng có đề cập đến hội
làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật
dân gian. Một số cơng trình khơng những có ý kiến nhận xét về di sản của
làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa; mà cịn nêu lên những điểm tích
cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình xây dựng.



Có thể nhận thấy mặc dù có rất nhiều tác giả và nhiều sách viết về vị
trí, vai trị của văn hóa, làng, văn hóa làng, làng văn hóa; song, đối với huyện
Mỹ Hào những vấn đề về xây dựng làng văn hóa đến nay chưa có cơng trình
nghiên cứu nào cụ thể giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận
và thực tiễn xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>
<b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b>


Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về xây dựng làng văn hóa, khóa luận
phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào hiện nay, từ đó
đề xuất những phương hướng và giải pháp xây dựng làng văn hóa ở huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.


<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


Để đạt được những mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm
vụ sau:


- Xác định rõ khái niệm về văn hóa và làng; phân biệt được làng văn
hóa và văn hóa làng; những nội dung trong xây dựng làng văn hóa để làm cơ
sở lý luận chung cho tồn bộ khóa luận.


- Phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào hiện nay, đề
xuất các phương hướng và giải pháp xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

7


Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –


Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa và quan điểm chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, các chính sách
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa,
làng và xây dựng làng văn hóa.


<b>5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


- <i>Đối tượng nghiên cứu:</i> Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh


Hưng Yên hiện nay.


<i>- Phạm vi nghiên cứu:</i> Trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp,


khóa luận chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về làng văn hóa;
đồng thời, đi phân tích thực trạng việc xây dựng làng văn hóa trên địa bàn
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay. Kết hợp đưa ra những phương
hướng, giải pháp cụ thể về việc đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào
hiện nay. Thời gian khảo sát ở 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ 1996 – 2015
là thời gian Mỹ Hào bắt tay vào xây dựng và hoàn thành phong trào xây dựng
làng văn hóa với 100% làng được cơng nhận danh hiệu “làng văn hóa” lần
đầu; giai đoạn thứ hai từ 2015 đến 2018 – đây là mốc thời gian từ sau khi
hoàn thành phong trào và tính đến thời gian hiện tại, các hoạt động rà soát,
thẩm định theo mốc 3 năm 1 lần đề duy trì “làng văn hóa” phù hợp với tình
hình hiện nay.


<b>6. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu
như: phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so
sánh, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp quy nạp - diễn dịch,


phương pháp nghiên cứu văn bản và dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý
luận và thực tiễn khách quan.


<b>7. Ý nghĩa của khóa luận </b>


- Khóa luận góp phần hệ thống hóa lý luận chung về văn hóa làng và
xây dựng làng văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

8
<b>8. Kết cấu của khóa luận </b>


Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục, Khóa luận gồm có 2 chương và 4 tiết :


Chương 1. Lý luận chung về xây dựng làng văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

9
<b>NỘI DUNG </b>


<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA </b>
<b>1.1. Quan niệm về làng văn hóa </b>


<b>1.1.1. Khái niệm văn hóa </b>


Từ khi con người xuất hiện thì văn hóa cũng xuất hiện; nó là sản phẩm
của con người và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong xã hội lồi
người. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, bởi vì văn hóa tồn tại và
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Trong đời


sống thường ngày thì văn hóa được hiểu đó là văn học, nghệ thuật. Bên cạnh
đó, văn hóa cũng tồn tại cả trong ẩm thực, trang phục, cách ứng xử và đức
tin,…Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, văn hóa được tách ra thành một mảng độc
lập và được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên
cứu thuộc lĩnh vực triết học lúc bấy giờ.


Xã hội loài người càng phát triển, con người ta càng đề cao những giá
trị văn hóa, nhất là những văn hóa có liên quan đến cộng đồng. Văn hóa giúp
con người phát triển văn minh hơn, làm thay đổi nhận thức của loài người
trong những hướng tiếp cận mới của xu hướng khoa học cơng nghệ. Văn hóa
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Ở phương Đơng,


từ <i>“văn hóa” </i>đã xuất hiện từ rất sớm, đó là ở trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

10


khác nhau được đưa ra về <i>“Văn hóa”</i>; nhưng hầu hết các tác giả cho rằng văn
hóa là lối sống, là cách ứng xử mà con người học tập được trong suốt quá
trình từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Như vậy ta có thể thấy, quan
niệm phương Tây về văn hóa là một sản phẩm của con người tạo ra; nó gắn
liền với quá trình con người tạo ra vật chất và tinh thần dưới bàn tay lao động.
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; cho rằng bản chất văn hóa được
thể hiện trong chính mối quan hệ biện chứng giữa con người với xã hội, con
người với con người. C.Mác cũng chỉ ra nguồn gốc của văn hóa gắn bó mật
thiết với năng lực sáng tạo của con người và nó bắt nguồn từ lao động của con
người. C.Mác coi “<i>văn hóa là tồn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt </i>


<i>động lao động sáng tạo của con người”</i> [10, tr.42]. Ông coi việc con người



sáng tạo ra giới tự nhiên là tác phẩm của con người, là thực tại của con người;
bằng cách nào đó con người cải biến, nhân hóa thế giới đó với ý nghĩa con
người chính là văn hóa tồn tại trong đó. C.Mác đã đồng nhất văn hóa với
phương thức hoạt động sống của con người, đó là phương thức mà con người
sử dụng cách sáng tạo của chính mình để biến đổi, cải tạo giới tự nhiên theo
quy tắc cái đẹp của con người tự đề ra. Theo C.Mác, hoạt động lao động của
con người không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những nhu cầu sinh lý thường
ngày, mà nó cịn được kết tinh trong cả lối sống, phương thức sống, tính cách,
trí tuệ của con người; nó được biểu hiện ra bên ngồi bằng chính các sản
phẩm vật thể và phi vật thể; được tích lũy lại trong q trình thực tiễn lịch sử
- xã hội. Con người là thước đo của mọi giá trị, cịn văn hóa là thước đo tính
cách, sự sáng tạo của giá trị đó. Bên cạnh đó, Ăngghen cho rằng: “<i>Mỗi bước </i>
<i>tiến trên con đường văn hóa là một bước tiến tự do</i>” [10, tr.146]. Như vậy,


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

11


của giai cấp bị trị; từ đó mà tất yếu cách mạng văn hóa sẽ xảy ra. Lênin gắn
văn hóa với sự phát triển đi lên, đưa ra mục tiêu chính của văn hóa đó là việc
hồn thiện con người về mọi mặt. Lênin viết: <i>“ Văn hóa vơ sản khơng phải </i>


<i>bỗng nhiên mà có, khơng phải do những người tự cho mình là chuyên gia về </i>
<i>văn hóa vơ sản phát minh ra hồn tồn là sự phát triển hợp quy luật mà tổng </i>
<i>số kiến thức mà lồi người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư </i>


<i>bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”</i> [26, tr.361]. Khái


niệm này đã khẳng định sự tất yếu ra đời của văn hóa vơ sản khơng phải tự
nhiên mà sinh ra, nó sinh ra bởi vì chính cái chế độ thối nát của xã hội tư bản
với bọn địa chủ và quan liêu. Văn hóa đó chỉ đường cho con người ta đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa và đi theo cách mạng vơ sản.



Ở Việt Nam, văn hóa được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Đầu
tiên, xét về cội nguồn từ “văn hóa” - theo thư tịch cổ thì từ “văn hóa” ngày
nay mà chúng ta đang sử dụng có nguồn gốc Hán-Việt: từ “văn” mang nghĩa
là nét vẽ, mang tính hình thức bên ngồi; cịn từ “hóa” là sự biến đổi, là giáo
hóa. Ta có thể nhận thấy, đã từ rất lâu về trước người Việt đã ý thức được văn
hóa trong lối sống, cách hành xử, mối quan hệ giữa con người với con người.
Văn hóa đối với người Việt chính là những đường nét mang tính chất răn đe,
giáo dục con người hướng tới những điều tốt đẹp và sống có khn phép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

12


người sáng tạo ra vì cuộc sống. Hồ Chí Minh xác định văn hóa là một sự phát
triển tất yếu của xã hội, là phương thức của hoạt động sống và nó khơng
những được nâng cao cùng với quá trình phát triển đi lên của xã hội, sự sáng
tạo mà còn mang trong mình giá trị nhân văn là vấn đề cốt lõi của văn hóa.


Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa chung về văn hóa, đó là


<i>“Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật </i>
<i>chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một </i>
<i>nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những </i>
<i>lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, </i>
<i>những tập tục và những tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con người khả năng </i>
<i>suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật </i>
<i>đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán dấn thân một cách đạo lý. Chính </i>
<i>nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình </i>
<i>là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của </i>
<i>bản thân, tìm tịi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những </i>



<i>cơng trình vượt trội lên bản thân”</i>[50, tr.23]. Theo quan niệm của UNESCO


thì có hai loại hình di sản văn hóa song song cùng tồn tại, đó là văn hóa hữu
thể và văn hóa vơ hình. Trong đó, văn hóa hữu thể được cho là di sản văn hóa
vật chất, bao gồm những cơng trình kiến trúc mang những nét văn hóa, lịch
sử. Cịn văn hóa vơ hình bao gồm mọi lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật múa
truyền thống, văn học, ẩm thực, y dược, lễ hội, làng nghề,… tất cả là thành tố
thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần. Qua định nghĩa này, văn hóa chính là sự kết
hợp hài hòa của những nét tổng thể của vật chất với tinh thần, giữa trí tuệ và
cảm xúc để tạo nên tính cách xã hội của cả một cộng đồng. Nó được bộc lộ ra
bên ngồi với những loại hình khác nhau mang đặc trưng của cộng đồng đó.
Văn hóa giúp con người hồn thiện bản thân mình, giúp con người tìm ra cái
tơi bản ngã trong họ, để họ không ngừng thay đổi tư duy để phát triển đi lên
tìm ra những cái mới, khơng ngừng sáng tạo ra những thứ vượt thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

13


sáng tạo ra. Văn hóa chính là chiếc chìa khóa của sự phát triển. Suy cho cùng,
mọi hoạt động của con người đều là vì lẽ sinh tồn, vì mục đích của cuộc sống;
tất cả đều phải trải qua thực tiễn và thời gian, được lặp đi, lặp lại tạo thành
thói quen, tập quán và chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất
và tinh thần. Chúng được tích lũy theo thời gian, lưu truyền và nhân rộng từ
đời này qua đời khác thành những kho tàng quý báu mang những giá trị riêng,
mang đặc trưng của mỗi cộng đồng và chúng góp phần làm phong phú thêm
kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam nói riêng, của cả nhân loại nói chung.


<b>1.1.2. Khái niệm làng </b>


Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng có vị trí hết sức đặc
biệt; làng là một đơn vị hành chính nhỏ nhất và cấu thành nên quốc gia dân


tộc Việt – Nhà nước chính là kết quả của sự liên kết giữa các làng lại với
nhau, thống nhất dưới một chế độ. Làng có vai trị gắn kết các cá nhân, gia
đình lại với nhau; làng là nhân tố quyết định quá trình dựng nước và giữ nước
của quốc gia dân tộc, bằng chứng là chúng ta đã đánh bại hết quân xâm lược
để thống nhất đất nước, giữ yên bờ cõi.


Làng là một từ Nôm, là một đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng lại chặt chẽ
nhất và được coi là hồn chỉnh nhất, bởi vì nó có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức
và tục lệ riêng, hồn chỉnh và ổn định qua q trình phát triển lịch sử của đất
nước. Cùng với sự xuất hiện của làng thì văn hóa làng cũng đồng thời xuất
hiện và nó trở thành nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

14


khác nhau về làng, tùy từng vùng với những tập tục riêng mà họ lại gọi tên
khác nhau. Nhưng tóm lại, dù tên gọi khác nhau nhưng làng vẫn có những đặc
điểm chung về cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý của một chế độ xã hội,
hưởng chung lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.


Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra những khái niệm
khác nhau về “làng” của Việt Nam; mặc dù vậy họ vẫn chưa nhất quán về một
quan điểm nào đó. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, <i>“làng xã phải là nơi </i>
<i>đồng quê nhiều gia đình ở quy tụ thành khu vực gọi là xóm, các xóm phân </i>
<i>biệt nhau bằng lũy tre xanh. Trên đường đi vào thường có các cổng xây hoặc </i>
<i>tre, đến đêm tối có thể đóng lại được, để phịng ngừa trộm cướp. Hai, ba, bốn </i>
<i>hoặc có khi là năm, sáu xóm họp thành một thôn gọi là làng”</i> [25, tr.151].
Tác giả đi từ đơn vị nhỏ nhất của làng đó là gia đình rồi đến xóm và sau đó thì
tập hợp thành một làng hay cịn gọi là thơn – tùy thuộc vào cách gọi của từng
địa phương đó. Cịn theo GS. Phan Đại Doãn cho rằng: <i>“Làng là một điểm </i>
<i>dân cư, một hình thức cơng xã nơng thơn, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ </i>



<i>chức xã hội riêng, lệ tục riêng,…rất chặt chẽ và hồn chỉnh”</i>[25, tr.38]. Định


nghĩa này có nét tương đồng với GS. Bùi Xuân Đính khi cho rằng làng chính
là đơn vị tụ cư truyền thống của nơng dân Việt, có địa vực riêng, có cơ sở hạ
tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, tục lệ riêng,… nhưng lại rất chặt chẽ và hoàn
chỉnh. Cả hai đều nói về sự khác biệt của làng với những đơn vị xã hội khác.


Mặc dù đã có rất nhiều cách gọi về làng nhưng chúng ta hãy tạm quy
nó về một cách hiểu, đó là: <i>“Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

15


<i>tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung, miền Nam, tuy gốc gác nguồn gốc cũng </i>
<i>là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với mơi trường sống mới, hình </i>
<i>thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi nhiều khơng cịn nhiều đặc </i>
<i>điểm như làng Bắc Bộ. Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã </i>
<i>nông thôn với những đặc thù riêng của mình, hình thức cơng xã nơng thơn </i>
<i>“nửa kín, nửa mở” những đặc thù riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, </i>
<i>chế độ cơng điền, các loại hình và ngun tắc tổ chức xã hội, lệ, luật tục, tín </i>


<i>ngưỡng, lễ hội của làng”</i>[37, tr.46-47]. Khái niệm này đã khái quát một cách


cụ thể về làng Việt Nam truyền thống, nó đã cho ta có cái nhìn bao qt và
tổng thể về làng. Làng là một sản phẩm của quá trình định cư và cộng cư của
người Việt; từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội hoàn
chỉnh, một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp của nông dân. Khái niệm đã đưa ra
những nguyên nhân hình thành nên một làng Việt - đó là hai nguyên lý cội
nguồn và cùng chỗ để giải thích cho tính thống nhất của tổ chức làng hay tính
độc lập về văn hóa của làng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

16


với nhau, tâm sự nói chuyện cho nhau nghe trong lúc cùng vo gạo, rửa rau…
Còn sân đình chính là nơi cho cánh mày râu tụ tập; đây cũng chính là trung
tâm hành chính, văn hoá xã hội của cả làng; mọi việc quan trọng của làng đều
diễn ra ở đây như hội họp việc làng, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, hội
hè ăn uống, văn hố văn nghệ giải trí. Đó là những giá trị văn hóa mà chỉ tồn
tại ở làng Việt Nam truyền thống, nó mang đậm nét văn hóa của một làng
quê, tính thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa, chính trị; đơi lúc nó chứa đựng
trong đó cả yếu tố tâm linh huyền bí.


Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng làng chính là cội nguồn
cho mọi chuẩn mực về ý thức, phẩm chất nằm tiềm tàng trong mỗi người
Việt; những yếu tố đó đã tạo nên cộng đồng bền chặt là dân tộc Việt với sức
sống mãnh liệt, bền bỉ. Dù đã trải qua những cuộc đấu tranh vô cùng tàn khốc
và ác liệt; đứng trước biết bao kẻ thù mạnh nhưng ta đã không bị khuất phục.
Làng vẫn ở đó, vẫn ln kiên cố để cho ta có nơi cư ngụ, nơi bảo vệ ta, cho ta
thêm sức mạnh để chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược. Cho tới ngày nay, khi
đất nước hịa bình, làng vẫn là lực lượng nịng cốt tạo tiền đề cho sự phát triển
đất nước. Suy cho cùng, làng chính là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt
Nam, làng của người Việt là một mơi trường văn hóa, nó chứa đựng mọi
thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh ra và phát triển, lưu giữ và trao
truyền tới mọi cá thể.


<b>1.1.3. Phân biệt văn hóa làng và làng văn hóa </b>
<b>1.1.3.1. Quan niệm về văn hóa làng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

17



vững chắc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên cho dân tộc, cho đất nước.
Tất cả đó, hình thành nên một nếp sống đẹp, ln tồn tại trong mỗi cá nhân
của cộng đồng Việt đó là văn hóa làng. <i>“Văn hóa làng xã Việt Nam có vị trí </i>


<i>quan trọng trong tiến trình lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc, nó ln </i>
<i>ln bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, ni dưỡng sức sống trường </i>


<i>tồn của văn hóa dân tộc</i>” [30, tr18-19]. Văn hóa làng chính là một hệ thống


những giá trị được hình thành từ rất lâu đời và tồn tại cùng q trình phát triển
của cả dân tộc; nó biểu hiện cho những giá trị vật chất và tinh thần rất đỗi gần
gũi và thân thương. Văn hóa làng Việt Nam truyền thống đã có lịch sử tồn tại
qua hàng ngàn năm phát triển, mang trong mình những ký ức của người dân
Việt, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt - một nền văn hóa của
nhân dân, bộ phận ổn định nhất của văn hóa dân tộc.


Xét tổng thể nước ta thì có sự khác biệt nhất định về văn hóa giữa làng
với làng, giữa làng với nước; nhưng sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền
đã làm cho văn hóa có những điểm tương đồng với nhau về tư tưởng, tín
ngưỡng, về kiến trúc, điêu khắc, giáo dục, thẩm mỹ,… Từng khu vực lại có
những yếu tố, sắc thái văn hóa khác nhau giống như văn hóa làng Nam Bộ
khác với văn hóa làng Bắc Bộ nhưng về tổng thể thì văn hóa làng đều có điểm
tương đồng nhau. Mỗi làng đều tồn tại những quy ước về lệ làng, được thể
hiện qua hương ước làng một cách phong phú, mỗi làng lại có những lễ hội
truyền thống riêng,… tất cả được chắt lọc tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà
trong đó tính cộng đồng làng và tính tự trị của làng được nổi bật lên. Nhà
nghiên cứu Thu Linh có đưa ra quan điểm cho rằng: <i>“Văn hóa làng là một </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

18



về âm tính (trọng tình, tình làng, nghĩa xóm,…), tính tổng hợp và tính linh
hoạt đều tồn tại trong văn hóa làng Việt.


Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt đã chứng tỏ
sức sống mãnh liệt của mình. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái đình
làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với
nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa
xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ
cương, trong sáng và thanh cao.


Văn hóa làng là một trong những tiêu chí để giúp chúng ta xác định và
phân biệt được diện mạo của làng này với làng khác. Văn hóa làng là thành
quả sáng tạo của các thành viên trong cộng đồng làng; họ tham gia tổ chức
thực hiện các hoạt động trong làng mình; đồng thời, họ chính là những người
chiêm ngưỡng và hưởng thụ những giá trị văn hóa do chính họ tạo ra. Vì vậy,
tính nhân văn trong văn hóa làng sẽ càng được tơ đậm ở tính chất cộng đồng,
tính tập thể. Làng là một chủ thể tập thể của văn hóa và thơng qua văn hóa
làng thì chúng ta có thể khám phá được diện mạo văn hóa chung của cả làng
đó. Đây là những điều lý thú giúp chúng ta phân biệt được làng này với làng
khác, sự khẳng định phân biệt này chưa phải đạt đến trình độ khác nhau về
chất. Nhưng thông qua đây cũng cho thấy sự ý thức về sự phân biệt và khẳng
định của người dân trong vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

19


làng Việt nào cũng có, nó trở thành bản sắc, là hằng số của làng - cố hữu và
bất biến.


Ngày nay, khi đất nước đang từng bước phát triển, với lợi thế tiềm năng
là một nước công nghiệp lại càng yêu cầu văn hóa làng cần phải phát huy vai


trị và thế mạnh của nó, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn
hóa làng Việt - phải biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó để xây dựng đất nước
ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân dân được ổn định, chất lượng cuộc sống
được nâng cao. Đó là những giá trị tốt đẹp về nhân cách, văn hóa, lễ hội
truyền thống,… hay chính tình làng nghĩa xóm giống như ông bà ta có câu
“bán anh em xa mua láng giềng gần” - là những giá trị vật chất và tinh thần
mà chỉ tồn tại ở Việt Nam.


<b>1.1.3.2. Quan niệm về làng văn hóa </b>


Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa
làng trong thời đại mới. Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng
làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng
minh, trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một vị trí
hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ
trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc.


Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn
có của văn hóa làng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được ước mơ,
nguyện vọng chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế, đẩy lùi
những yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và văn hóa ở
làng quê nói riêng. Có thể thống nhất với quan niệm của nhà nghiên cứu
Hoàng Anh Nhân cho rằng: <i>“Làng văn hóa được hiểu như là một mơ hình </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

20


hương ước làng. Làng văn hóa là nơi tụ hội mọi đặc điểm tích cực về những
phẩm chất, những nét đẹp văn hóa, lối sống của mọi người dân nơi đó.


Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa của


phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu
cầu cơ bản của người dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân
chủ, bảo đảm cơng bằng xã hội, tăng cường đồn kết và ổn định trong nơng
thơn, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh,… cần
phải đặc biệt chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa.


<b>1.2. Xây dựng làng văn hóa </b>


<b>1.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách Nhà nƣớc về xây dựng </b>
<b>làng văn hóa ở Việt Nam hiện nay </b>


Thực hiện theo cuộc vận động xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” trọng tâm là xây dựng “làng văn hóa” của Đảng
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận
động lớn mang tính tồn dân, tồn diện, với mục đích nâng cao ý thức và
trách nhiệm của mỗi người dân trong quan hệ với gia đình và cộng đồng, mơi
trường tự nhiên và xã hội, theo những tiêu chí hướng tới nâng cao chất lượng
sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

21


là trong việc cưới, việc tang, lễ hội - nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc
vận động văn hóa.


Nghị quyết của Đảng yêu cầu các cấp ủy huy động mọi lực lượng nhân
dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước,
các đồn thể phải tích cực tham gia vào phong trào. Phong trào xây dựng làng
văn hóa phải tạo sự chuyển biến về nhận thức cho khối nhà nước và nhân dân
về vai trị, vị trí của văn hố, kết hợp với nhân tố con người đối với sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phối


hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có; đồng thời, lồng ghép bổ
sung nội dung văn hoá vào các phong trào của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, ở
địa phương. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hố truyền thống, bảo tồn
có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần những
cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và
làm việc theo pháp luật. Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy
tắc về nếp sống văn hố. Huy động nguồn lực của tồn xã hội tham gia các
hoạt động sáng tạo và xây dựng làng văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động
văn hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hố của nhân dân, góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.


Toàn dân đoàn kết xây dựng làng văn hóa là tư tưởng bắt nguồn từ
truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc, từ tư tưởng đoàn kết toàn dân
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đại đồn kết tồn dân tộc của Đảng.
Nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng làng văn hoá” được thể hiện ở
các hoạt động chủ yếu: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giầu chính đáng, xố
đói giảm nghèo; Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; Xây dựng nếp sống
văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; Xây dựng quy
ước văn hóa làng; Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Xây dựng mơi trường
văn hố sạch - đẹp - an toàn; Xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và
nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

22


gắn với phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới. Thường
xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động truyền thống gắn với
triển khai thực hiện phong trào, nhất là gương các tập thể điển hình tiên tiến
trong phong trào xây dựng “Làng văn hóa”. Xây dựng và hồn thiện quy định
về xét tặng danh hiệu “Làng văn hóa”; trong đó làm rõ các tiêu chí, tiêu chuẩn
bình xét, bảo đảm dễ nhớ, dễ thực hiện, bao trùm được tất cả các giá trị cốt lõi


của văn hóa và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng địa phương; rà sốt lại
các phong trào, cuộc vận động có nội dung hoạt động liên quan đến xây dựng
đời sống văn hoá, làm rõ đặc thù của từng phong trào, cuộc vận động để làm
cơ sở định hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương trong thời gian tới
theo mơ hình Ban Chỉ đạo tổng hợp; nghiên cứu cơ chế đưa các nội dung bảo
tồn văn hoá, văn nghệ dân gian vào các hoạt động để đẩy mạnh công tác
truyền thông về phong trào.


Đổi mới công tác kiểm tra; đổi mới hình thức tổ chức giao ban cụm về
thực hiện phong trào, nhằm kịp thời đánh giá, điều chỉnh và tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc ở địa phương. Việc tổ chức các hội nghị giao ban cụm cần hiệu
quả, thiết thực, tránh hình thức, lãng phí; tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp
vụ; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phong trào; tổ chức tuyên truyền
sâu rộng những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những
mô hình hay, cách làm sáng tạo trong phong trào cần nhân rộng.


Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, chủ động xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Phong trào, bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần cho người dân; chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo phong trào
tại địa phương thực hiện nghiêm túc trong kiểm tra, giám sát, phúc tra việc
xét tặng các danh hiệu văn hóa; kiên quyết loại bỏ bệnh hình thức, chạy theo
thành tích trong xét tặng các danh hiệu văn hóa.


<b>1.2.2. Tiêu chuẩn của làng văn hóa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

23


kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phịng. Với mục tiêu đưa


ra cụ thể là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước
hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý;
gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng
cường hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt
chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đưa ra tiêu chuẩn xét duyệt Danh hiệu Làng văn hóa được quy định tại
Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/ 2011 hướng dẫn về tiêu chuẩn
công nhận danh hiệu một Làng văn hóa là:


“ Tiêu chuẩn 1, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:


a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, khơng cịn hộ
đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (dưới đây gọi là bình quân chung);


b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao
hơn mức bình quân chung;


c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng
khoa học - kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát
triển kinh tế;


d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình qn đầu người/năm cao
hơn mức bình qn chung;


đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng.



Tiêu chuẩn 2, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:


a) Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương)
từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

24


c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; khơng có hành vi truyền bá và
hành nghề mê tín dị đoan;


d) Khơng phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; khơng có
người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;


đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được cơng nhận “Gia đình văn hóa”,
trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được cơng nhận 3 năm trở lên;


e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ
cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;


g) Khơng có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc
thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm
chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;


h) Thực hiện tốt cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình;


i) Có nhiều hoạt động đồn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình
cơng cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền


thống ở địa phương.


Tiêu chuẩn 3, môi trường cảnh quan sạch đẹp:


a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi
xử lý tập trung theo quy định;


b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 cơng trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm,
hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;


c) Nhà ở khu dân cư, các cơng trình cơng cộng, nghĩa trang được xây
dựng từng bước theo quy hoạch;


d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người
dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng
cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

25


a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
quy định của địa phương;


b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hịa
được giải quyết tại cộng đồng;


c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân
giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; khơng có khiếu


kiện đơng người trái pháp luật;


d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân
cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ
công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh
hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến
trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.


Tiêu chuẩn 5, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng
đồng:


a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào
“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình
chính sách, người có cơng với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn
mức bình quân chung;


b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào
bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cơ đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật,
nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh” [8].


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

26


ra những phương hướng và giải pháp khắc phục những mặt cịn hạn chế, cịn
thiếu xót; để ra những cách thức phù hợp cho địa phương mình.


<b>1.2.3. Nội dung của xây dựng làng văn hóa </b>


Dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá để xét tiêu chuẩn đạt danh hiệu của
một làng văn hóa Bộ Văn hóa Thể thao va Du lịch đưa ra các nội dung xây
dựng một làng văn hóa thì phải đảm bảo được các nội dung sau đây:



<i>Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát </i>
<i>triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao. </i>


Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu của từng địa phương; cụ thể là để
huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc vận động xây dựng làng văn hóa.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh của từng nơi, các cấp ủy Đảng và
chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của địa phương mình để đưa ra
những hướng phát triển kinh tế cho phù hợp.


Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông
thôn chú trọng đầu tư phát triển theo định hướng mới của nhà nước, đó là phát
triển theo mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các cập lãnh đạo đã và
đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các
giống cây trồng, vật nuôi mới, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm; từ đó nâng cao được giá trị sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ khơi
phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng thương mại - dịch vụ
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng đã có những
chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.


<i>Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở</i> <i>đáp ứng yêu cầu cấp thiết của </i>


<i>cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

27


cộng đồng. Một thực tế là cán bộ xã nói chung chưa được đào tạo cơ bản về
văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, trình độ kiến thức và năng lực cơng tác cịn
yếu về nhiều mặt. Hiện nay, xu hướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các


khoản phụ cấp ngày càng phổ biến ở các địa phương, nhưng cuộc vận động xây
dựng làng văn hóa khơng vì thế mà được quan tâm tạo thêm nguồn cán bộ phục
vụ phong trào. Điều này đòi hỏi cuộc cải cách bộ máy nhà nước phải quan tâm
khắc phục để tạo ra sự vận hành đồng bộ trong chương trình chung.


<i>Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức an ninh của dân. </i>


Xây dựng làng văn hóa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi
cơng dân. Vì vậy, mơ hình làng văn hóa mới, những thiết chế, cách thức tổ
chức hoạt động và mức đóng góp của từng hộ gia đình… phải được nghiên
cứu và thảo luận kỹ lưỡng để giành được sự đồng tình, thống nhất cao trong
cộng đồng làng.


Những thiết chế văn hóa cơ bản như: trường học, nhà văn hóa, thư viện,
câu lạc bộ,… do nhu cầu ở làng xã cần thiết phải thành lập. Các thiết chế văn
hóa này rất cần thiết cho việc khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống trong các cộng đồng làng.


Để duy trì phong tục tín ngưỡng mỗi làng có một số tổ chức của dân đã
tồn tại từ lâu đời. Ngày nay, nhân dân ở một số làng xã đang có u cầu khơi
phục lại một số tổ chức cịn phù hợp và có tác dụng. Thực tế, ở nhiều nơi đã
khôi phục lại một phần các tổ chức ấy để dân tự quản, tự do lo liệu lấy công
việc nội bộ như cúng bái đình chùa, tổ chức tang ma, cưới xin, giải quyết xích
mích, duy trì phong tục đạo đức, ổn định trật tự an ninh theo quy ước của làng.
Lực lượng bảo vệ an ninh làng xóm do dân tự quản lý, có sự chỉ đạo
của chính quyền cấp xã sẽ có nhiều thuận tiện trong công việc. Khả năng tác
chiến mau lẹ, kịp thời, hiệu quả hơn là chờ đợi sự chỉ huy từ cấp trên.


<i>Bốn là, xây dựng quy ước văn hóa của làng văn hóa. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

28


ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để cho bò phá lúa, gà
qué ăn mạ,… đó là những phong tục hay của nơng thơn nước ta trước đây. Từ
sau cách mạng, các chú đem xóa bỏ cả, thế là khơng đúng. Cách mạng chỉ xóa
những cái xấu, cái dở cịn giữ lại cái tốt, cái hay” trích theo bài của tác giả Bùi
Xuân Đính trong bài “<i>Hương ước và pháp luật”, số 1 </i>trên Tạp chí văn hóa
dân gian năm 2000 [19, tr.10-11].


Ngày nay, mặc dù bên cạnh xây dựng pháp luật thống nhất với khẩu
hiệu “sống và làm việu theo hiến pháp và pháp luật”, Đảng và Nhà nước ta
vẫn khuyến khích các làng xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa để phát
huy tinh thần tự quản của nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đặt ra cho thấy cần phải
nhìn nhận lại quy ước văn hóa từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thơn nói riêng.


<i>Năm là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. </i>


Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là sự quyết tâm chiến lược của
Đảng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống nơng thôn hiện nay. Chủ chương trên
đã đem lại cho người dân quyền bàn bạc, quyết định và giám sát tất cả những
gì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thực tế, thông qua việc thực
hiện quy chế dân chủ, nông dân được nhận thức rõ ràng về quyền và nghĩa vụ
của mình trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã hội. Ở nông thôn,
nhiều cộng đồng làng xã đã tự bàn bạc và quyết định góp vốn, góp cơng sức
xây dựng những cơng trình phúc lợi xã hội như đường, điện, nước, nhà ở,
kênh mương, trường, tạo ra đà phát triển mới ở nông thôn.


<i>Sáu là đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa hướng tới </i>
<i>xây dựng làng văn hóa vững mạnh. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

29


được xác định: gia đình thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia
đình; xây dựng gia đình ấm no, hịa thuận, hạnh phúc và tiến bộ; đồn kết,
tương trợ xóm làng; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơng dân với mục đích hướng
tới xây dựng một cộng đồng làng bền chặt và vững mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

30


<b>Tiểu kết chƣơng 1 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

31
<b>CHƢƠNG 2 </b>


<b>XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, </b>


<b>TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP </b>
<b>2.1. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh </b>
<b>Hƣng Yên hiện nay </b>


<b>2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội ở </b>
<b>huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên hiện nay </b>


<b>2.1.1.1. Địa lý tự nhiên </b>


Mỹ Hào là huyện nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và thuộc vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Mỹ Hào nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Hưng n,
trong giới hạn địa lý tọa độ từ 20º53’ đến 20º58’ vĩ độ Bắc, 106º02’ đến
106º10’ kinh độ Đơng. Mỹ Hào có địa giới hành chính, đó là: phía Bắc giáp


huyện Văn Lâm; phía Nam giáp huyện Ân Thi; phía Tây giáp huyện Yên Mỹ;
phía Đơng giáp hai huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (thuộc tỉnh Hải
Dương) [Phụ lục 1].


Là vùng đất được thiên nhiên khá ưu ái với địa hình bằng phẳng, diện
tích tồn tỉnh chủ yếu là đất thịt, khơng có đồi, núi hay biển. Độ dốc nền trung
bình rất nhỏ, từ 0,001% đến 0,008%; hướng dốc chính từ Tây Bắc về Đông
Nam; cao độ nền tự nhiên trung bình từ 2,5m đến 3,5m. Đây là khu vực có cốt
cao độ khá cao trong tỉnh nên ít bị ngập lụt. Mỹ Hào có tổng diện tích tự
nhiên là 7.936 ha với dân số sau quy đổi là 152.605 người (tính đến ngày
31/12/2014); tồn huyện gồm có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
một thị trấn là Bần Yên Nhân và 12 xã trực thuộc đó là Nhân Hịa, Phan Đình
Phùng, Dị Sử, Phùng Chí Kiên, Cẩm Xá, Dương Quang, Bạch Sam, Xuân
Dục, Hưng Long, Minh Đức, Ngọc Lâm, Hịa Phong. Trong đó, thị trấn Bần
Yên Nhân là huyện lỵ của huyện Mỹ Hào được quy hoạch xây dựng là một đô
thị trung tâm tiểu vùng, là vùng kinh tế động lực thứ cấp của Tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

32


mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24ºC, nhiệt độ có tháng cao nhất lên
đến 39ºC. Độ ẩm khơng khí trung bình năm 87,5%. Lượng mưa trung bình
hằng năm ở Mỹ Hào từ 1500 - 1600mm, có năm lượng mưa trung bình lên
đến 2000mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông
nghiệp đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống dân cư
trong huyện và các khu vực dân cư, đô thị lân cận. Ở Mỹ Hào, gió Đơng Bắc
thổi vào mùa đơng vì vậy mà khí hậu thường khô, lạnh, thiếu nước và gió
Đơng Nam thổi vào mùa hè làm khí hậu mát mẻ nhưng mưa nhiều, thường
xuyên có bão và ngập úng. Khí hậu thủy văn khắc nghiệt cũng gây khơng ít
khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn Huyện. Khoảng
thời gian tháng 6, tháng 7 xuất hiện đợt gió khơ nóng, mùa đơng từ tháng 12


đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Nhưng khí hậu tương đối
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong
năm, cây trồng thích nghi sinh trưởng và phát triển rất tốt, cho năng suất cao.


Mỹ Hào chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng thông qua các
phân lưu là sông Bắc Hưng Hải và sông Cửu An. Sông Bắc Hưng Hải chạy
qua ranh giới phía Nam Huyện tại xã Ngọc Lâm, Hưng Long. Sông Cửu An
vốn là phân lưu của sơng Hồng và là một nhánh chính của hệ thống thủy nông
Bắc Hưng Hải, chạy qua ranh giới phía Đơng Nam Huyện với chiều dài
khoảng 4km, hai con sơng này góp phần quan trọng vào việc ổn định lượng
nước tưới tiêu cho nơng nghiệp tồn vùng. Các tuyến sông nội đồng của
Huyện gồm sông Bần Vũ Xá (15km), kênh Trần Thành Ngọ (7,25km) và
sông Cầu Lường giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới
tiêu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, đồng thời bồi đắp phù sa hàng
năm. Ngồi ra, Mỹ Hào cịn có hệ thống hồ, đập, các sông, kênh nội đồng nhỏ
khác, khi cần thiết có sự điều tiết của hệ thống trạm bơm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

33


tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội - Hải
Phòng. Do vậy, Mỹ Hào có điều kiện giao lưu trong vùng Bắc Bộ với các
trung tâm như: Hải Dương, Hà Nội, Hải Phịng, các cảng biển miền Bắc, cảng
hàng khơng quốc tế Nội Bài.


Trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, Mỹ Hào là một cực trong tam giác phát
triển cơng nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh Hưng Yên (Như Quỳnh - Văn
Giang - Phố Nối); là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính của tỉnh
Hưng n. Bên cạnh đó, Mỹ Hào cịn có mối quan hệ mật thiết với các trung
tâm phát triển lân cận như tỉnh Bắc Ninh, vùng phía Tây tỉnh Hải Dương. Mối
quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và tiêu thụ nơng phẩm.



Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận tiện nên việc giao lưu trao
đổi hàng giữa Mỹ Hào với các địa phương trong và ngoài tỉnh khá phát triển.
Mỹ Hào là một trong những nơi cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm cho
thị trường Hà Nội, nên thương nghiệp có điều kiện phát triển, hình thành
những trung tâm buôn bán, những chợ lớn; là cầu nối giao lưu hàng hóa với
các vùng lân cận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

34


giảm sức cơ động của địch trong các cuộc càn quét, lấn chiếm. Điều kiện tự
nhiên kết hợp với tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân Mỹ Hào đã được
Nguyễn Thiện Thuật và các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy khai thác, được
phát huy ở trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Trong
Cách mạng tháng Tám, vùng giáp ranh giữa các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên
Mỹ trở thành an toàn khu vững chắc, bảo đảm an toàn cho cán bộ, đảng viên
của Trung ương Xứ ủy hoạt động chỉ đạo phong trào trong khu vực. Đây cũng
là một khu căn cứ quan trọng, là địa bàn tập kết và xuất kích tấn cơng vào hậu
cứ của địch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Với vị trí
chiến lược đó, Mỹ Hào luôn là địa bàn tranh chấp, giành giật giữa ta và địch,
ln là mục tiêu bình định điểm của thực dân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ trong
suốt cuộc chiến tranh xâm lược [48].


<b>2.1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội </b>


Mỹ Hào là một huyện nhỏ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên. Mỹ Hào
giữ vai trò quan trọng trong mơ hình kinh tế của tồn Tỉnh. Trong những năm
gần đây, Mỹ Hào đã có những bước chuyển mình mới trong việc phát triển
kinh tế, chú trong đầu tư cho giáo dục và văn hóa, cố gắng từng bước để trở
thành một <i>“thị xã cơng nghiệp”</i>. Bên cạnh đó, các vấn đề an sinh xã hội, quốc


phòng – an ninh trên địa bàn huyện luôn giữ ở mức ổn định. Tốc độ phát triển
kinh tế hằng năm của huyện đạt mức khá, những vấn đề cốt lõi và nội bộ được
chú trọng và phát huy. Về lĩnh vực văn hóa, huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ
mà cấp trên giao phó và đạt được nhiều thành tựu. Đời sống nhân dân từ đó
được nâng lên, mức sống của nhân dân trên tồn huyện từ mức trung bình trở
lên. Các vấn đề về tệ nạn xã hội được đẩy lùi, an tồn xã hội được giữ vững.


Tính đến năm 2018, huyện Mỹ Hào đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.


 <i>Tình hình phát triển kinh tế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

35


11,28% so với năm 2017. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 700 tỷ
đồng, tăng 0,67%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt
14.852 tỷ đồng, tăng 10,2%; giá trị thương mại, dịch vụ đạt 7.373 tỷ đồng,
tăng 14,7%. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- thương mại, dịch vụ là: 3,1% - 64,7% - 32,2%. Giá trị hàng xuất khẩu ước
đạt 108 triệu USD, tăng 19% so với năm 2017. Tổng thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn theo chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao đạt 1.292 tỷ 184 triệu đồng, đạt
98% dự toán tỉnh giao, tăng 15% so với năm 2017; tổng chi ngân sách nhà
nước đạt 701 tỷ 907 triệu đồng, tăng 43% so với dự toán tỉnh giao, tăng 15%
so với năm 2017. Huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.


<i>Thứ nhất, tình hình sản xuất nơng nghiệp:</i> có nhiều thuận lợi, khơng có


dịch bệnh xảy ra. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 700 tỷ đồng, tăng
0,67% so với năm 2017. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giá giống với
tổng khối lượng thóc giống 26.259kg, tương đương 470,6ha, kinh phí hỗ trợ


562,850 triệu đồng. Khuyến khích phát triển cây vụ đông, trồng cây rau màu.
Tổ chức thành công Lễ phát động Tết trồng cây xuân Mậu Tuất và thực hiện
tốt kế hoạch trồng cây nhân dân trong toàn huyện, đạt 100% kế hoạch; trồng
được 17 tuyến đường cây, đường hoa tại 12 xã.


<i>Thứ hai, quá trình xây dựng nơng thơn mới:</i> Đến hết năm 2017, 12/12


xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; huyện
đạt 9/9 tiêu chí huyện nơng thơn mới, đã được Thủ tướng Chính phủ cơng
nhận huyện đạt chuẩn nơng thôn mới. Tập trung chỉ đạo 04 xã tổ chức Lễ đón
Bằng cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; chuẩn bị các điều kiện để tổ
chức Lễ đón Bằng cơng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Chỉ
đạo, đôn đốc các xã tiếp tục rà sốt, hồn thiện và nâng cao chất lượng các
tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016 - 2020.


<i>Thứ ba, công tác quản lý tài nguyên và môi trường:</i> Tăng cường công


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

36


xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình tiếp tục được triển khai thực hiện. Tham gia
Hội đồng thẩm định tỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết của 09 dự án trên địa bàn huyện. Phối hợp và tiến hành
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công tác quản lý đất đai và bảo
vệ môi trường trên địa bàn.


<i>Thứ tư, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: </i>Sản


xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, quy mô sản
xuất được mở rộng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
ước đạt 14.852 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Trên địa bàn huyện có


08 làng nghề được công nhận và một số nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển
khá, thu hút hàng nghìn lao động, đem lại thu nhập ổn định cho người lao
động nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; phối
hợp triển khai chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ tại xã Hồ
Phong đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.


<i>Thứ năm, thương mại, dịch vụ:</i> Hàng hóa trên địa bàn huyện đa dạng,


phong phú, giá cả cơ bản ổn định đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tổng giá trị
thương mại, dịch vụ ước đạt 7.373 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2017.
Tiến hành kiểm tra, xử lý kết hợp công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức
pháp luật, nâng cao nhận thức của các cơ sở, cá nhân tham gia hoạt động sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn nhằm bình ổn giá thị trường, không để xảy ra
tình trạng gây sốt giá. Hệ thống chợ trên địa bàn được duy trì hoạt động ổn
định. Mạng lưới và dịch vụ Bưu chính viễn thơng phát triển, hạ tầng kỹ thuật
được đầu tư, chất lượng được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội.


<i>Thứ sáu,các công trình giao thơng, xây dựng cơ bản: </i>Hệ thống giao


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

37


Km20+350-:-Km24+625, đường liên xã Hưng Long - Ngọc Lâm…. Chuẩn bị
đầu tư xây dựng: Đường trục trung tâm giai đoạn II; dự án cải tạo, chỉnh trang
hệ thống thốt nước khu vực nội thị đơ thị Mỹ Hào. Đang hoàn thiện hồ sơ để
phê duyệt 04 dự án trong năm 2018.


Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là
một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao.
Nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang dần


chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nơng nghiệp, nơng
thơn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được
cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo
an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Cơng
nghiệp địa phương tuy cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt
được những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng
cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu,
đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Khối cơng nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên,
sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Ngành du lịch
và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm
năng phục vụ khách du lịch trong và ngồi nước.


 <i>Tình hình văn hóa - xã hội </i>


<i>Thứ nhất, về giáo dục - đào tạo:</i> Thực hiện có hiệu quả cơng tác quản


lý các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, đến nay có 42/46 trường
đạt chuẩn quốc gia, đạt 91,3%; quan tâm xây dựng, bồi dưỡng và phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học, cảnh quan cho các nhà trường. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo
dục, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

38


bệnh lớn và nguy hiểm. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển
khai đúng kế hoạch và hiệu quả; chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên. Công tác tiêm chủng mở rộng và
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được quan tâm.



<i>Thứ ba, các hoạt động văn hóa - thơng tin, thể dục thể thao:</i> Tăng cường


công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền
thông; phối hợp và tiến hành kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ về văn
hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn.Tuyên truyền, tổ chức tốt các hoạt động
thơng tin cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội văn hóa
truyền thống chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của đất nước và địa
phương.Phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được thực hiện với
nhiều hình thức phong phú, gắn với xây dựng nơng thơn mới; duy trì đều đặn
sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng; thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thể dục thể thao quần chúng từng bước
phát triển, có trên 30% dân số thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.


Trên đây là diễn biến tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của huyện
Mỹ Hào tính đến năm 2018 thơng qua <i>Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch </i>


<i>phát triển kinh tế - xã hội </i>của Đảng bộ Huyện Mỹ Hào thông qua ngày


24/12/2018.


<b>2.1.2. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh </b>
<b>Hƣng Yên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

39


những hạng mục nào và được quy định số điểm tương ứng để đánh giá hạng
mục đó; tổng điểm tối đa cho tất cả các hạng mục đó là 100 điểm [phục lục
3]. Điều kiện xét và cơng nhận danh hiệu “Làng văn hóa” được đề cập, đó là:



<i>Thứ nhất là, cơng nhận lần đầu. </i>


a, Chỉ xét những làng, tổ dân phố có đăng ký thi đua.


b, Làng, Tổ dân phố đạt danh hiệu “Làng văn hóa” phải đạt đủ các tiêu
chuẩn quy định trong điều 5 theo thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL.


c, Làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa” phải đạt 90 điểm trở lên theo
quyết định số 01/HD-BCD của tỉnh Hưng Yên về hướng dẫn cách chấm điểm
và xét duyệt danh hiệu “làng văn hóa”.


d, Thời gian xét công nhận danh hiệu “Làng văn hóa” phải từ 2 năm trở
lên kể từ ngày đăng ký.


e, Khi xét cơng nhận “Làng văn hóa” địa phương đạt đủ 90 điểm nhưng
vi phạm một trong những tiêu chí chính dưới đây sẽ khơng được công nhận:


- Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa thấp hơn 80% so với
tổng số hộ gia đình của làng, tổ dân phố hoặc tỷ lệ gia đình văn hóa khơng
được duy trì, năm sau thấp hơn năm trước;


- Có khiếu kiện đơng người trái pháp luật;


- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong năm tăng so với năm trước;


- Có trường hợp vi phạm, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm cấm phổ
biến, tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép dưới mọi hình thức, hành nghề
mê tín dị đoan được phát hiện hoặc bị xử lý;


- Xảy ra trọng án hình sự;



- Thu nhập bình quân đầu người dưới mức trung bình của huyện,
thành phố;


- Chưa xây dựng được nhà văn hóa (hoặc để nhà văn hóa xuống cấp mà
khơng có biện pháp tu sửa);


- Vệ sinh môi trường không đảm bảo, rác thải, nước thải và chất thải
chăn nuôi chưa được thu gom, xử lý theo quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

40


- Những Làng văn hóa đăng ký duy trì danh hiệu sau 3 năm mới xét và
cơng nhận.


- Làng văn hóa đạt từ 90 điểm trở lên theo quyết định số 01/HD-BCD
của tỉnh Hưng Yên về hướng dẫn cách chấm điểm và xét duyệt danh hiệu
“làng văn hóa” nếu khơng vi phạm một trong những tiêu chí chính. (quy định
tại điểm e, khoản 2, mục II của Hướng dẫn 01/HD-BCĐ ngày 28/5/2014).


- Làng văn hóa đạt từ 90 điểm trở lên theo quyết định số 01/HD-BCD
của tỉnh Hưng Yên về hướng dẫn cách chấm điểm và xét duyệt danh hiệu
“làng văn hóa” có những hạn chế nhỏ nhưng khơng thuộc các tiêu chí chính.
(quy định tại điểm e, khoản 2, mục II của Hướng dẫn 01/HD-BCĐ ngày
28/5/2014).


Trên đây là hướng dẫn về các điều kiện xét và công nhận danh hiệu
“làng văn hóa” được Ủy ban nhân tỉnh Hưng Yên thông qua để cho chính
quyền cấp cơ sở căn cứ vào đó mà định hướng được mục tiêu cần phải phấn
đấu; đây là cơ sở tiền đề, cho mọi hoạt động xây dựng và duy trì làng văn hóa


sau này trở nên bền vững. Làng quê sẽ mãi gìn giữ được những đẹp văn hóa,
những giá trị truyền thống tốt đẹp để lưu truyền cho con cháu đời sau; cho thế
hệ sau biết được cội nguồn của mình, dù có đi đến bất cứ phương trời nào
cũng luôn nhớ về cội nguồn, quê hương “nơi chôn rau cắt rốn”. Các nghị
quyết, chỉ thị của Trung ương liên quan đến việc xây dựng làng văn hóa được
Tỉnh ủy triển khai thực hiện trong tồn Đảng bộ.


<b>2.1.2.2. Tổ chức thực hiện duy trì xây dựng làng văn hóa ở huyện </b>
<b>Mỹ Hào </b>


 <i><b>Thực trạng duy trì xây dựng làng văn hóa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

41


tầng lớp nhân dân tham gia vào phong trào xây dựng “làng văn hóa”; đồng
thời, đạt được nhiều kết quả mang tính chủ động, sáng tạo, tác động tích cực
vào nhiều mặt của xã hội. Trong những bước đầu, huyện đã phát huy tính dân
chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, mở rộng ở các làng, tới từng người dân;
từ đó, góp phần củng cố hệ thống chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân huyện đã đề ra. Trong quá
trình triển khai phong trào xây dựng làng văn hóa, đã làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động cán bộ Đảng viên và nhân dân thực hiện phong trào, tạo ra sự
chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn hành động, đã tạo một bước quan
trọng trong việc đẩy lùi những thói hư, tật xấu, hủ tục, lạc hậu góp phần hình
thành nếp sống thói quen phong tục mới tốt đẹp ở các làng, trong phạm vi của
huyện. Phong trào xây dựng làng văn hóa, phát triển cả về chất lượng và số
lượng; các thiết chế và hoạt động văn hóa - thơng tin thể dục thể thao được tăng
cường. Các điển hình tiên tiến gương người tốt việc tốt xuất hiện ngày càng
nhiều. Ta có thể nhận thấy rằng, phong trào xây dựng làng văn hóa được phát
triển phù hợp với dân làng, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình,


hưởng ứng. Từ đó, hướng tới mục đích chung là nâng cao đời sống văn hóa,
bồi dưỡng giáo dục đời sống, xây dựng con người mới, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự an toàn xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

42


hiện công khai, dân chủ. Thông qua những làng đã xây dựng thành cơng làng
văn hóa; cùng với việc tổ chức duy trì, phát huy tốt danh hiệu làng văn hóa,
phong trào đã được lan tỏa rộng khắp trên địa bàn huyện và nhận được những
phản hồi tích cực từ phía quần chúng nhân dân. Xây dựng làng văn hóa nhằm
phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân, của các gia đình trong tổ
chức sản xuất, sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa, đáp ứng yêu cầu thiết thực của
nhân dân, phù hợp với sự đổi mới về cơ chế tổ chức và quản lý kinh tế, chính
trị, xã hội. Mặt khác, xây dựng làng văn hóa để mỗi người dân, gia đình, dịng
họ có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, bảo vệ, gìn giữ phát huy các phong
tục, tập quán tốt đẹp, loại bỏ các hiện tượng mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè,
nghiện hút ma túy… góp phần xây dựng đời sống mới phát triển lành mạnh
và bền vững.


Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào đã tổ chức thành công hội thảo cấp
huyện về chuyên đề xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nhằm tìm ra các
biện pháp tích cực, thiết thực để tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nội
dung của làng văn hóa theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đề
ra theo quyết định số 01/HD-BCD về hướng dẫn cách chấm điểm và xét duyệt
danh hiệu “làng văn hóa” được thơng qua ngày 28/05/2014. Huyện ủy, Ủy ban
nhân dân huyện Mỹ Hào cũng ban hành một số văn bản chỉ thị, nghị quyết, kế
hoạch để chỉ đạo, duy trì và phát triển phong trào xây dựng làng văn hóa.


Qua 17 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 8 khóa XII (2002),
phong trào xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào có những bước phát triển mạnh


mẽ trong nội dung, phương hướng và kết quả. Phong trào xây dựng làng văn
hóa được tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức, nhiều kênh thơng tin
gắn với tuyên truyền nội dung xây dựng, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã
hội, đảm bảo vệ sinh mơi trường. Tỷ lệ làng văn hóa, gia đình văn hóa khơng
ngừng tăng lên và gìn giữ được những nề nếp tốt đẹp truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

43


gắng phấn đấu, những chủ trương của huyện được hoàn thiện và công tác
tuyên truyền tới các làng – xã được mở rộng. Đến năm 1999, tồn huyện đã
có 22/77 làng đạt danh hiệu làng văn hóa (đạt 28.6%); đến năm 2008 có 63/77
làng đạt danh hiệu làng văn hóa (đạt 81,8%); đến năm 2010 đạt 70/77 làng đạt
danh hiệu làng văn hóa (đạt 90,9%); năm 2000 có 13,898 hộ đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hóa (đạt 65,7% số hộ tồn huyện); đến năm 2008 có 17,091 hộ
đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 80,5%. Năm 2001, có 1/13 xã (xã Nhân Hịa ) với
100% số làng được cơng nhận danh hiêu làng văn hóa; đến tháng 12/2008 có
7/13 xã (Nhân Hòa, Dị Sử, Phùng Chí Kiên, Xuân Dục, Minh Đức, Ngọc
Lâm, Hịa Phong) có 100% số làng được cơng nhận làng văn hóa; năm 2015
có 13/13 xã với 100% số làng được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa [xem
phụ lục 2].


Giai đoạn 1996 - 2015, sau 19 năm xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào đã
đạt được nhiều kết quả. Cơng tác xây dựng làng văn hố vẫn được các cấp uỷ
Đảng, Chính quyền đồn thể quan tâm tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền
và thực hiện hiệu quả. Tính đến năm 2015 có 77/77 làng được công nhận danh
hiệu làng văn hoá lần đầu, đạt 100% số làng trong huyện. Từ khi phát động
phong trào xây dựng làng văn hóa cấp cơ sở đến nay, với sự chỉ đạo của các
ban ngành và sự đoàn kết, chung tay xây dựng mơi trường làng văn hóa; Mỹ
Hào đã đạt được những kết quả to lớn về nhiều mặt như tư tưởng chính trị,
cách thức tổ chức quản lý và vận hành. Điều này đã khẳng định, Mỹ Hào đã


thực hiện thắng lợi cuộc vân động xây dựng làng văn hóa, có ý nghĩa không
nhỏ đối với sự nghiệp xây dựng nên văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

44


đã được công nhận làng văn hóa lần đầu và để tiếp tục xét cơng nhận làng văn
hóa cho làng đó vào nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo, công tác này đã đạt được
những kết quả cụ thể như sau:


Công tác xây dựng làng văn hố được các cấp uỷ Đảng, Chính quyền
đồn thể quan tâm tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện hiệu
quả. Công tác đăng ký, thẩm định, phúc tra, công nhận và công nhận lại danh
hiệu các Làng văn hoá đảm bảo đúng quy định; Làng văn hoá sau 3 năm liên
tục phát huy tốt danh hiệu. Năm 2015, tỉ lệ làng văn hóa tăng dần theo từng
năm, đến nay có 77/77 làng văn hóa đạt tỷ lệ 100% tổng số làng của toàn
huyện. Kỳ hạn 2012-2015 có 27 làng đăng ký, trong đó có 25 làng được công
nhận lại; 02 làng do vi phạm một số tiêu chí, khơng đủ điều kiện cơng nhận
[44]. Năm 2016, trong kỳ hạn 2013-2016 có 19 làng đăng ký, trong đó có 18
làng được cơng nhận lại; 01 làng do vi phạm một số tiêu chí, không đủ điều
kiện công nhận [45]. Năm 2017, trong kỳ hạn 2014-2017 có 31 làng đăng ký,
trong đó có 30 làng được công nhận lại; 01 làng đang hồn thiện hồ sơ đề
nghị cơng nhận lại [46].


Thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 28/5/2011 của Bộ
Văn hóa, thể thao và Du lịch; kết hợp với hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày
28/5/2014 của Ban chỉ đạo Tỉnh - hướng dẫn phương pháp chấm điểm và xét
duyệt danh hiệu “làng văn hóa”. Ban Chỉ đạo phong trào “xây dựng làng văn
hoá” trên địa bàn huyện, xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và tổ
chức thực hiện sát với thực tế phong trào, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
tiến độ, thời gian theo kế hoạch đề ra. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Hào giao


Ban chỉ đạo phong trào “xây dựng làng văn hoá” huyện, Phịng Văn hóa và
Thơng tin huyện tổ chức rà soát, hướng dẫn đăng ký và tổ chức thẩm định,
phúc tra kết quả phấn đấu theo đăng ký đối với các Làng văn hoá theo kỳ hạn
(2015-2018) đảm bảo đúng quy định và trình Uỷ ban nhân dân huyện công
nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

45


Ban chỉ đạo huyện thẩm định theo kỳ hạn (2015-2018); trong đó, 26 làng duy
trì thực hiện tốt tiêu chuẩn đủ điều kiện công nhận lại, 01 làng (làng Phú Đa,
Thị trấn Bần) có vụ trọng án hình sự vi phạm tại điểm e, khoản 2, mục II của
Hướng dẫn 01/HD-BCĐ ngày 28/5/2014 của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Hưng Yên quy định những
"Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" của các địa phương đạt đủ 90 điểm
nhưng vi phạm một trong những tiêu chí được quy định tại điểm này sẽ không
đủ điều kiện được công nhận lại [47].


Trên đây là những kết quả của cả quá trình thực hiện phong trào; đồng
thời, thông qua phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn huyện mà các
gia đình trong huyện đã xây dựng được lối sống lành mạnh, cần kiệm, tôn
trọng pháp luật, kỷ cương xã hội và quy ước của cộng đồng, 100% các làng
trong xã đã xây dựng được quy ước làng và duy trì tốt việc tổ chức học tập
làm theo quy ước qua tuyên truyền; điều này đã có tác động tích cực tới giáo
dục truyền thống, giáo dục đạo đức, các phong tục tập quán tốt và ý thức chấp
hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc được nâng lên, xây dựng lối sống lành mạnh, trong sáng, khơi dậy
truyền thống nhân ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các hiện tượng mê tín, dị
đoan từng bước được loại bỏ.


 <i><b>Những khó khăn và thách thức </b></i>



Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của mỗi gia
đình, cá nhân trong làng để có thể xây dựng thành công làng văn hóa cấp
huyện, tồn huyện có 77/77 xã được cơng nhận danh hiệu làng văn hóa. Bên
cạnh những thuận lợi góp phần vào thành quả này, thì vẫn cịn nhiều điểm hạn
chế cần phải khắc phục và đẩy lùi, đó là:


Thứ nhất, một số nơi còn chưa coi trọng chất lượng, một số làng văn
hóa sau khi được cơng nhận, chưa tiếp tục có biện pháp củng cố, phát triển
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, ở một số
nơi cịn có biểu hiện hình thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

46


cưới vẫn cịn, một số cán bộ, cơng chức, viên chức, gia đình văn hóa thiếu
gương mẫu, chưa tự giác thực hiện. Nghĩa trang nhân dân ở một số nơi chậm
được quy hoạch theo quy định.


Thứ ba, các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, hành vi bạo lực, thiếu
tôn trọng luật lệ giao thông, mất vệ sinh, mất trật tự cơng cộng vẫn cịn xảy ra;


Thứ tư, hoạt động văn hoá, văn nghệ của nhân dân ở một số nơi còn
nghèo nàn về nội dung, kém hấp dẫn về hình thức; cơ sở vật chất, trang thiết
bị hoạt động văn hố thơng tin, thể dục thể thao chưa được đầu tư thích hợp.


Thứ năm, một số thành viên trong Ban chỉ đạo huyện, xã, thị trấn và
Ban vận động các làng văn hoá chưa thật sự quan tâm đến phong trào, chưa
thực hiện tốt nhiệm vụ của thành viên được phân công.


Thứ sáu, ban chỉ đạo ở một số cơ sở chưa có kế hoạch kiểm tra, chưa


duy trì kịp thời đánh giá kết quả thực hiện, hoặc cịn hình thức trong sơ tổng
kết, vì vậy chưa xác định bài học kinh nghiệm, phương hướng, giải pháp củng
cố, xây dựng và phát triển phong trào phù hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương trong từng thời điểm.


Thứ bảy, cán bộ thành viên thuộc Ban chỉ đạo cấp cơ sở năng lực còn
yếu, chưa được đào tạo chuẩn hóa cán bộ, vì vậy lúng túng trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ.


Thứ tám, cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho các hoạt động Văn hoá
văn nghệ, thể dục thể thao chưa được sự quan tâm đầu tư thích đáng, nên việc
tổ chức triển khai các hoạt động của phong trào gặp nhiều khó khăn.


Thứ chín, việc biểu dương gương người tốt, việc tốt đối với từng phong
trào còn chưa thường xun, có lúc cịn coi nhẹ, một số ban, ngành chưa thực
sự vào cuộc tích cực và thường xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

47


<b>2.2.1. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa ở huyện </b>
<b>Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên hiện nay </b>


Từ những kết quả sau 4 năm (2015-2018) rà soát thực hiện xây dựng
làng văn hóa ở Mỹ Hào, trong thời gian tới huyện phải cố gắng phát huy, tạo
ra sức mạnh tổng hợp để đưa phong trào xây dựng làng văn hóa ở cấp cơ sở
đạt hiệu quả tốt hơn. Với những phương hướng và nhiệm vụ cho sự nghiệp
xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào như sau:


<i>Thứ nhất, xây dựng đời sống kinh tế phát triển ổn định; kết hợp vận </i>
<i>động quần chúng nhân dân trong làng chung tay xây dựng mơi trường văn </i>


<i>hố sạch - đẹp - an tồn. </i>


Trong q trình triển khai phong trào, các địa phương đặc biệt quan tâm
đến phát triển đời sống kinh tế gia đình; bằng các hình thức hỗ trợ vốn vay, hỗ
trợ giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, đào tạo nghề,…đã tạo
điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế. Ngồi ra, thơng qua các tổ
chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên đứng ra tín chấp giúp hội viên, đồn viên thực hiện xóa đói giảm
nghèo có hiệu quả. Mỹ Hào đã hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ giầu, hộ khá tăng đáng kể, tỷ
lệ hộ nghèo giảm rõ rệt đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,89% [46], diện
mạo các khu dân cư ngày càng đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng lên
rõ rệt cả về vật chất, lẫn tinh thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

48


<i>Thứ hai, đẩy mạnh công tác quản lý, xây dựng và tổ chức các hoạt động </i>
<i>văn hóa cho nhân dân, chú trọng việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn </i>
<i>hóa truyền thống. </i>


Xây dựng làng văn hóa là một cuộc vận động lâu dài và sâu sắc trên quy
mơ lớn; vì vậy địi hỏi phải xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa phù
hợp cho nhân dân. Trong q trình thực hiện phải chú trọng phát huy các giá
trị truyền thống vốn có của làng; đồng thời cũng gìn giữ, bảo tồn những giá trị
truyền thống đó. Với mỗi cá nhân trong cộng đồng làng phải góp cơng, góp
sức, đóng góp cả trí tuệ, nguồn lực,.. vào sự nghiệp xây dựng làng văn hóa.


Hiện nay, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ mới chỉ dừng lại ở
các hội diễn của làng - xã, huyện chưa hình thành được nếp sinh hoạt cộng
đồng; cần phát huy phong trào văn nghệ quần chúng; nhất là văn nghệ truyền


thống dân tộc. Xây dựng các phịng đọc sách, báo để người dân hình thành
văn hóa đọc, tìm hiệu ngọn nguồn về văn hóa, tiếp nhận tri thức được dễ dàng
và nhanh chóng hơn. Ban chỉ đạo xây dựng làng văn hóa bao gồm nhiều
thành viên, cần phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho các thành
viên, từ đó nâng cao được hiệu quả công việc.


Tận dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hố
từ nhân dân đóng góp để xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao từ
huyện đến cơ sở đạt hiệu quả, hình thành các điểm hội họp, sinh hoạt văn hoá,
văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ sở thích của nhân dân. Từng bước
nâng cao, xây dựng, tơn tạo các phịng chức năng, thư viện huyện, sân vận
động, khu luyện tập thể thao, khu vui chơi... đảm bảo đúng tiêu chuẩn nhà văn
hóa cấp; khu Trung tâm Văn hóa Thể thao và du lịch của huyện duy trì hoạt
động tốt, đảm bảo phục vụ hiệu quả các sự kiện chính trị của huyện và nhu
cầu về văn hóa, tinh thần của nhân dân.


<i>Thứ ba là, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

49


nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận về chỉ đạo kịp thời công tác hoạt động
trong phong trào xây dựng làng văn hóa.


Hàng năm ban chỉ đạo huyện ban hành kế hoạch xây dựng làng văn hóa
và đưa ra định hướng triển khai, hướng dẫn cụ thể ban chỉ đạo phong trào cho
cấp cơ sở nắm rõ và thực hiện có hiệu quả phong trào. Các đơn vị căn cứ vào
kế hoạch và phong trào văn hóa và cơng nhận lại danh hiệu sau 3 năm.


Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tới mọi người dân và các hộ gia đình về
văn bản quy định của Nhà nước, để họ có những định hướng phù hợp trong


việc thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa. Tổ chức các lớp tập huấn
nghiệp vụ quản lý và phổ biến các văn bản quản lý văn hóa, dịch vụ văn hóa
nếp sống văn hóa cho cán bộ cơ sở để có được sự thống nhất, nâng cao trình
độ năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo triển khai thực
hiện phong trào phối hợp, kiểm tra đánh giá, thống nhất quy hoạch điểm cụm
thơng tin truyền thơng phục vụ chính trị trên địa bàn huyện.


Tăng mức đầu tư ngân sách Nhà nước cho hoạt động của ban chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện và phong
trào các phường xã, tương ứng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, phù hợp
với yêu cầu của làng văn hóa.


Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, những cơ sở vật
chất trang thiết bị từ huyện tới cơ sở, đảm bảo điều kiện cho hoạt động, đáp
ứng yêu cầu của địa phương, đơn vị.


<i>Thứ tư là, thực hiện phong trào học tập, lao động, sáng tạo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

50


động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xây dựng
người cán bộ công chức, viên chức trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương
mẫu” trong công nhân, viên chức lao động; phong trào “sáng tạo trẻ” của
đoàn viên thanh niên, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo,
xây dựng gia đình hạnh phúc” của các cấp Hội phụ nữ tiếp tục được đẩy mạnh
và duy trì hoạt động tốt. Đây là một phần không thể thiếu trong phong trào
xây dựng làng văn hóa, giúp nhân dân nâng cao được tri thức và hình thành
nên nét đẹp văn hóa. Khi nhận thức được nâng cao, con người ta sẽ bài trừ,
đẩy lùi và không bị sa vào những thói xấu; hình thành những đức tính tốt,
nhận thức được tầm quan trọng trong việc gìn giữ những gía trị truyền thống


của dân tộc, cố gắng vun đắp cũng như xây dựng nó ngày càng lớn mạnh hơn.
<b>2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa ở huyện </b>
<b>Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên hiện nay </b>


Nhằm thực hiện và đạt những chỉ tiêu mang tính định hướng cao đối với
sự phát triển của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào trong thời
gian qua; cần phải nghiên cứu kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, nhằm
vận dụng sáng tạo, đúng với quy luật vận động chung hiện nay của xã hội.


Xây dựng làng văn hóa khơng chỉ là nhiệm vụ của Đảng, của Nhà nước
mà nó là nhiệm vụ của toàn dân, của mỗi cá nhân trong công đồng phải có
trách nhiệm, ý thức được nhiệm vụ của bản thân, khơng thể vì một cá nhân
mà ảnh hưởng xấu đến kết quả của cả một tập thể. Do vậy, trong thời gian tới
cần quan tâm giải quyết một số nội dung cơ bản nhằm tiếp tục phát triển
phong trào xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào. Sau đây là một số giải pháp đưa
ra nhằm làm nâng cao hiệu quả của phong trào:


<i>Một là, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất gắn </i>
<i>với tái cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, </i>
<i>giảm nghèo cho người dân nơng thơn.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

51


tư áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nhằm
tăng giá trị sản xuất; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông sản, đổi
mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong
chế biến.


Tiếp tục thực hiện dồn thửa đổi ruộng đất nơng nghiệp; khuyến khích
tích tụ ruộng đất tạo cánh đồng mẫu lớn, thực hiện cơ giới hóa trong lĩnh vực


nông nghiệp; tiếp tục chuyển đổi trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây hàng
năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiêm cấm làm nhà trên đất chuyển đổi; tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
liên kết chặt chẽ với nông dân, xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa; phát triển hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản.


Đẩy mạnh chuyển đổi sang mơ hình hợp tác xã kiểu mới; tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để giúp các Hợp tác xã tháo
gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các hợp tác xã tổ chức hoạt động có hiệu
quả; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp dễ dàng
tiếp cận về tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường.


Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng; tiếp tục hỗ trợ đầu
tư, xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nơng sản có lợi thế
của tỉnh; phát triển những thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được cấp chứng
nhận; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm
nơng sản; khuyến khích nhân rộng mơ hình kiểm sốt, quản lý chất lượng
nông sản theo chuỗi, áp dụng theo các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP,
đầu tư xây dựng các mơ hình mẫu về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập
cho người dân nông thôn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

52


trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo
chất lượng, kỹ thuật xây dựng các công trình.


Tập trung phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh hoạt


động thu hút đầu tư; tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển
sản xuất kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
các loại hình thương mại dịch vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các làng
nghề trên địa bàn, đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Hòa Phong;
quan tâm quy hoạch và đầu tư để hình thành các cụm cơng nghiệp tập trung
tại xã Phan Đình Phùng, Hịa Phong.


Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại,
hàng không nhãn mác, hàng giả..., kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm,
góp phần ổn định thị trường, tạo môi trường lành mạnh trong sản xuất, kinh
doanh. Khai thác và quản lý có hiệu quả các chợ trên địa bàn.


<i>Hai là, tổ chức xây dựng bộ máy chính trị cấp cơ sở</i> <i>có tư tưởng chính </i>


<i>trị lành mạnh đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc vận động xây dựng làng </i>
<i>văn hóa. </i>


Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính, kiểm sốt
thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết thủ tục hành chính
trên địa bàn. Kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền. Đẩy mạnh
cơng tác thi đua xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; xây dựng
chính quyền điện tử. Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, tính chủ
động, sáng tạo của chính quyền các cấp; tăng cường thanh tra cơng vụ, chấn
chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức công vụ cho
đội ngũ công chức, viên chức, xử lý kịp thời những vi phạm trong q trình
thực thi cơng vụ. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, công
tác hội, thi đua khen thưởng, văn thư, lưu trữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

53



hiệu quả hoạt động của Ban Tiếp công dân; tăng cường đối thoại trong quá
trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, phân loại và xử lý kịp thời các
đơn thư khiếu nại tố cáo, không để vụ việc tồn đọng, kéo dài. Thực hiện tốt
cơng tác quản lý nhà nước về phịng, chống tham nhũng; tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo và
bộ máy giúp việc các cấp. Hoàn thiện bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp,
nhất là cấp huyện, theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức bộ máy và biên chế của Văn phịng Điều phối nơng thơn mới các cấp;
xây dựng bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo theo hướng chuyên nghiệp, chuyên
trách; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các thành viên kiêm nhiệm nhằm giúp bộ máy hoạt động hiệu quả ngày
càng cao.


<i>Ba là, tổ chức xây dựng thiết chế văn hóa, nếp sống văn minh, kỷ </i>
<i>cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật tạo, tổ chức các hoạt động an </i>
<i>ninh ở cơ sở.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

54


trùng tu thường xuyên phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
trong vùng yên tâm lao động sản xuất.


Những phong tục tín ngưỡng trong làng đã có từ lâu đời, nay được
nhân dân trong làng khôi phục và mở rộng cho người dân địa phương khác
biết đến những giá trị văn hóa truyền thống này; những mơ hình này được các
cấp chính quyền cơng nhận và sau đó tổ chức hoạt động, quản lý là do nhân


dân làng đó quản lý, lo liệu. Bên cạnh đó, những cơng việc nội bộ như cúng
bái đình chùa, tổ chức tang ma, cưới xin, giải quyết xích mích, duy trì phong
tục đạo đức, ổn định trật tự an ninh đều được thực hiện theo quy ước của làng.


Toàn dân thực hiện toàn diện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa
phương; duy trì và thực hiện nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; nâng cao
chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng. Xây
dựng vững chắc khu vực phòng thủ huyện; thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng và huấn luyện các lực lượng vũ trang
đảm bảo quân số và chất lượng; tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ, quốc
phòng - an ninh cho các địa phương, ngành. Thực hiện nghiêm quy trình
tuyển chọn và gọi cơng dân nhập ngũ, đảm bảo chất lượng và đạt 100% chỉ
tiêu giao.


Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chủ động nắm
chắc tình hình cơ sở, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững an ninh chính trị,
chú trọng an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Tăng cường mở các đợt cao
điểm phịng ngừa, tấn cơng trấn áp các loại tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội,
phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự công cộng.


<i>Bốn là, tạo điều kiện cho người dân ở làng xây dựng quy ước văn hóa và </i>
<i>thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiêu chí của một làng văn hóa. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

55


phải vận nó một cách sáng tạo và hữu ích nhất; khuyến khích các làng trên địa
bàn xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa để phát huy tinh thần tự quản của
nhân dân ở cơ sở. Thực tiễn đặt ra cho thấy cần phải nhìn nhận lại quy ước
văn hóa từ góc độ văn hóa để nó phục vụ sự nghiệp xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần ở nơng thơn nói riêng.



Triển khai cơng tác xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở theo chiến lược
của Đảng. Nhân dân trong vùng có quyền tự do bàn bạc, quyết định và giám
sát tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Thực tế đã
chứng minh, thông qua quy chế dân chủ mà nông dân đã nhận thức rõ ràng về
quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng làng xã cũng như trong toàn xã
hội; họ biết mình đang ở vị trí nào và có vai trị gì trong cộng đồng để cố
gắng. Ở các làng – xã hiện này, nhiều vấn đề chung có liên quan đến lợi ích
chung của làng, những cơng trình cơng cộng của tập thể thì dân làng tự họp
bàn và quyết định góp vốn, góp cơng góp sức của cá nhân để phục vụ cho tập
thể, từ đây tạo tiền đề phát triển cho nhân dân trong mỗi làng nói riêng và
tồn huyện nói chung.


<i>Năm là, xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và nâng cao chất </i>
<i>lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở; biết lựa chọn các hình thức </i>
<i>phù hợp với nếp sống văn hóa của một làng văn hóa. </i>


Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn
của đất nước và địa phương; tạo điều kiện cho người dân địa phương được
giao lưu, tìm hiểu về những giá trị truyền thống trong khu vực và có một sân
chơi lành mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

56


phù hợp với tất cả các thành phần, lứa tuổi; hoạt động thể dục và tâm năng
dưỡng sinh của người cao tuổi duy trì thường xuyên với các câu lạc bộ,...
hưởng ứng tinh thần của cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại” xây dựng được nếp sống khỏe cho văn hóa làng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

57


<b>Tiểu kết chƣơng 2 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

58
<b>KẾT LUẬN </b>


Làng là đơn vị hành chính nhỏ nhất, nhưng cũng chính từ làng mà cấu
thành nên một quốc gia rộng lớn. Song song cùng tồn tại với làng đó chính là
văn hóa làng, văn hóa làng Việt Nam nói chung và Mỹ Hào nói riêng đó là cội
nguồn, là nơi lưu truyền văn hóa dân tộc; nơi đây ẩn chứa sức mạnh truyền
thống, tinh thần dân tộc và những phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc. Xây dựng
làng văn hóa dựa trên các giá trị truyền thống của văn hóa làng; đó là vấn đề
mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Việc xây dựng làng văn hóa đó
chính là sự tiếp nối các giá trị truyền thống tốt đẹp mà thế hệ cha ông ta ngàn
đời tạo dựng, những giá trị đó sẽ mãi mãi được lưu truyền và được nhân rộng
lên cho nhiều thế hệ trẻ.


Làng văn hóa chính là nội dung văn hóa mà mỗi cộng đồng làng ở nước
ta đã và đang thực hiện, dựa trên cơ sở phát huy những tinh hoa văn hóa của
làng Việt Nam truyền thống kết hợp với những văn hóa hiện đại, tạo nên một
nền văn hóa văn minh phù hợp với tình hình mới hiện nay về mọi mặt như
kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị.


Văn hóa làng rất phong phú và đa dạng, mỗi làng lại có một nét đặc
trưng riêng quy định nên văn hóa của làng đó, như đều có hương ước riêng
của làng. Ngày nay, việc xây dựng làng văn hóa khơng thể làm theo một quy
chuẩn, phải biết áp dụng phù hợp theo tình hình của từng nơi để thực hiện
nhưng quy ước, hương ước mới, những cách thức mới để đưa ra mơ hình văn
hóa phù hợp; để xây dựng nên cộng đồng làng Việt Nam ngày càng vững


mạnh, gia đình ln ấm no hịa thuận, làng xã xanh sạch đẹp và yên vui để
hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh” theo định hướng của xã hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

59


những giá trị của văn hóa làng trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước như hiện nay thì văn hóa làng càng phải được nâng nên và quan tâm
sát sao hơn nữa. Nhờ vào sự nhạy bén, tiếp thu những văn hóa hiện đại và tiên
tiến trên thế giới, rất nhanh chóng chúng ta phải biết kết hợp hài hòa giữa cái
mới với cái cũ; với mục đích thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết đại hội IX về xây dựng
ở nước ta một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.


Xây dựng làng văn hóa là cuộc vận động phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở nơng thơn nước ta hiện nay. Nó góp phần tạo
ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để xây dựng đời sống văn hóa và thực
hiện cơng nghệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Với những kết
quả đạt được trong quá trình xây dựng làng văn hóa, Mỹ Hào đã phát huy
được những nội lực và đạt được những mục tiêu, cùng với phương hướng đã
đề ra; tạo ra chỗ dựa vững chắc về đời sống tinh thần cho người dân. Từ đó,
làng văn hóa trở thành cầu nối giữa nhân dân trên địa bàn với bên ngoài, là
nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của Mỹ Hào trong thời đại mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

60


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Toan Ánh (1992), <i>Nếp cũ – Làng xóm Việt Nam,</i> NXB Thành phố HCM.
2. Toan Ánh (1999), <i>Hương ước hồn quê,</i> NXB Thanh Niên.



3. Ban chấp hành đảng bộ huyện Mỹ Hào(2004), <i>Lịch sử Đảng bộ huyện Mỹ </i>


<i>Hào tập I (1930-1954)</i>, NXB Đại học Sư phạm.


4. Ban chấp hành đảng bộ huyện Mỹ Hào(2005), <i>Lịch sử Đảng bộ huyện Mỹ </i>


<i>Hào tập II(1954-1975)</i>, NXB Đại học Sư phạm.


5. Ban chấp hành đảng bộ huyện Mỹ Hào(2007), <i>Lịch sử Đảng bộ huyện </i>


<i>Mỹ Hào tập III (1975-2005)</i>, NXB Đại học Sư phạm.


6. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2006), <i>Báo cáo về phương </i>


<i>hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010</i> (Văn kiện


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X).


7. Phan Kế Bình (1990), <i>Việt Nam phong tục</i>, NXB TP Hồ Chí Minh.


8. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), Số 12/2011/TT-BVHTTDL,


<i>Thông tư quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ cơng nhận </i>
<i>Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thơn văn hóa”; “Làng văn hóa”, “Ấp </i>
<i>văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân số văn hóa” và tương đương. </i>


9. Đồn Văn Chúc (1997), <i>Văn hóa học</i>, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 50
10. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), <i>Tồn tập, tập 20,</i> NXB Chính trị quốc gia,



Hà Nội, tr.42,146.


11. Phan Đại Doãn (1991), <i>Mấy vấn đề về làng, số 2, </i> Tạp chí Dân tộc học<i>. </i>


12. Phan Đại Doãn (2010), <i>Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội, </i>


NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


13. Đảng bộ huyện Mỹ Hào (2015), <i>Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp </i>
<i>trọng tâm năm 2016. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

61


15. Đảng bộ huyện Mỹ Hào (2017), <i>Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp </i>
<i>trọng tâm năm 2018. </i>


16. Đảng bộ huyện Mỹ Hào (2018), <i>Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch </i>
<i>phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp </i>
<i>trọng tâm năm 2019. </i>


17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Hội nghị Trung ương 8,</i> khóa
XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), <i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ XII</i>, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


19. Bùi Xuân Đính (2000), <i>Hương ước và pháp luật, Tạp chí văn hóa dân </i>



<i>gian, số 1, </i>tr.10-11.


20. Nguyễn Thị Linh Giang (2018), <i>Để Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây </i>


<i>dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, </i>NXB Chính


trị quốc gia, Hà Nội.


21. Tô Huy Hợp (2000), <i>Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay,</i> NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.


22. Tô Huy Hợp (2003), <i>Định hướng phát triển làng xã Đồng bằng sông </i>


<i>Hồng ngày nay,</i> NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.


23. Nguyễn Thừa Hỷ (1978), <i>Nông thôn Việt Nam trong lịch sử</i>, <i>tập 2, </i>NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.


24. Đinh Gia Khánh (1995), <i>Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của </i>


<i>xã hội Việt Nam,</i> NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội.


25. Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia
Hà Nội (2006), <i>Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt,</i> NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, tr.38,151.


26. V.I.Lênin (1977), <i>toàn tập, tập 41</i>, NXB Tiến bộ Matxcova, tr.361.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

62



28. <i> Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3 (2000),</i> NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà


Nội, tr.431.


29. Hồng Anh Nhân (1996), <i>Văn hóa làng và làng văn hóa xứ Thanh</i>, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.44.


30. Lê Đức Quý (2001), <i>Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn </i>


<i>đồng bằng Bắc Bộ, số 6, </i>Tạp chí văn hóa nghệ thuật, tr.18-19.


31. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch huyện Mỹ Hào (2014), <i>Hướng dẫn cách </i>


<i>chấm điểm và xét duyệt danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ </i>
<i>dân phố văn hóa. </i>


32. Tạp chí Cộng sản (2007), <i>Quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trị </i>
<i>nền tảng tinh thần của văn hóa. </i>


33. Hà Văn Tấn (1987), <i>Làng, liên làng và siêu làng – mấy suy nghĩ về </i>


<i>phương pháp, số1</i>, Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.


34. Tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001),<i> Cộng </i>


<i>đồng làng xã Việt Nam hiện nay”</i>, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


35. Hồ Bá Thâm (2013), <i>Văn hóa xã hội thời cơng nghiệp hóa hiện đại hóa,</i>
NXB Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội.



36. Theo Tạp chí Văn hóa (2012), <i>Làng trong văn hóa truyền thống Việt </i>


<i>Nam, số 335. </i>


37. Trần Diễm Thúy (2005), <i>Cơ sở văn hóa Việt Nam</i>, NXB Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội, tr.46-47.


38. <i> Tun bố về những chính sách văn hóa </i>– Hội nghị quốc tế do UNESCO


chủ trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô.


39. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2015), <i>Báo cáo kết quả công tác lãnh </i>
<i>đạo, chỉ đạo điều hành phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao, du </i>
<i>lịch trong năm 2015, phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

63


41. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2017), <i>Báo cáo kết quả công tác lãnh </i>
<i>đạo, chỉ đạo điều hành phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao, du </i>
<i>lịch trong năm 2017, phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo. </i>


42. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2018), <i>Báo cáo kết quả công tác lãnh </i>
<i>đạo, chỉ đạo điều hành phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao, du </i>
<i>lịch trong năm 2018, phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo. </i>


43. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2018), <i>Báo cáo tình hình thực hiện kế </i>
<i>hoạch phát triển kinh tế - xã hội, số 1. </i>


44. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2015), <i>Báo cáo kết quả thực hiện phong </i>


<i>trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2015, phương </i>
<i>hướng nhiệm vụ năm 2016. </i>


45. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2016), <i>Báo cáo kết quả thực hiện phong </i>
<i>trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2016, phương </i>
<i>hướng nhiệm vụ năm 2017. </i>


46. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2017), <i>Báo cáo kết quả thực hiện phong </i>
<i>trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2017, phương </i>
<i>hướng nhiệm vụ năm 2018. </i>


47. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào (2018), <i>Báo cáo kết quả thực hiện phong </i>
<i>trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2017, phương </i>
<i>hướng nhiệm vụ năm 2019. </i>


48. <i> Vị trí địa lý, Điều kiện tự nhiên; Lịch sử hình thành huyện Mỹ Hào</i>, Cổng


thơng tin điện tử tỉnh Hưng Yên, huyện Mỹ Hào.
( Nguồn: )


49. Trần Quốc Vượng (2000), <i>Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm,</i> NXB
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

64
<b>PHỤ LỤC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

65


<b>Phụ lục 2: Danh sách làng văn hóa và những làng kiểm tra thẩm định lại sau 3 năm – Nguồn: Ban Văn hóa Thể thao và </b>
<b>Du lịch huyện Mỹ Hào. </b>



<b>DANH SÁCH LÀNG VĂN HOÁ </b>


<b>VÀ NHỮNG LÀNG KIỂM TRA THẨM ĐỊNH LẠI SAU 3 NĂM </b>
<b>TT </b> <b>Tên Làng - Xã (thị trấn) </b> <b>Năm </b>


<b>công </b>
<b>nhận </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 1 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 2 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 3 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 4 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 5 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>


<b>định </b>
<b>lần 6 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 7 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 8 </b>
<b>Năm </b>
<b>thẩm </b>
<b>định </b>
<b>lần 9 </b>


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


1 Lỗ Xá - Nhân Hoà 1996 2001 2006 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


2 An Tháp - Nhân Hoà 1997 2002 2008


<i>(Nợ)</i>
2011
<b>(Đạt) </b>


2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
3 Yên Tập - Nhân Hoà 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
4 Nghĩa Trang - P.Đ.Phùng 1998 2002 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

66


<i>(Nợ)</i> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>


6 Sài - Dị Sử 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
7 Đào Du - Phùng Chí Kiên 1997 2002 2008



<i>(Nợ)</i>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
8 Ngọc Lập - Phùng Chí Kiên 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
9 Vinh Quang - Hưng Long 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
( Nợ)
2017
<b>(Đạt) </b>
10 Đống Thanh - Hưng Long 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>


2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
11 Phan - Bạch Sam 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
12 Dương Hoà - Minh Đức 1997 2002 2008


<b>(Đạt) </b>


2012
<b>(</b><i>Nợ</i><b>) </b>


2015
<b>(Đạt) </b>


2018
<b>(Đạt) </b>
13 Phú Hữu - Dương Quang 1997 2002 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

67


<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>


15 Bùi Bồng - Dương Quang 1999 2003 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
16 Dương Xá - Dương Quang 1999 2003 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
17 Nghĩa Lộ - Phùng Chí Kiên 1999 2003 2008


<i>(Nợ)</i>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>


18 Rừng - Dị Sử 1999 2003 2008



<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>


19 Bưởi - Dị Sử 1999 2003 2008


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
20 Nhân Vinh - Dị Sử 1999 2003 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
21 Nho Lâm - Ngọc Lâm 1999 2003 2008


<b>(Đạt) </b>
2011


<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
22 Nguyễn Xá - Nhân Hoà 1999 2003 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

68


<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>
24 Hoà Lạc - Hoà Phong 2000 2004 2009


<i><b>(Nợ) </b></i>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
25 Tứ Mỹ - Phùng Chí Kiên 2000 2004 2009


<i><b>(Nợ) </b></i>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
26 Sài Phi - Minh Đức 2000 2004 2009



<i><b>(Nợ) </b></i>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
27 Phú Đa - Thị trấn Bần 2000 2004 2009


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
(<i>Nợ)</i>
28 Cẩm Quan - Cẩm Xá 2000 2004 2009


<b>(Đạt) </b>
2012
(<i>Nợ)</i>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>


29 Trên - Dị Sử 2000 2004 2009


<b>(Đạt) </b>
2012


<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
30 Kim Huy - P.Đ.Phùng 2000 2004 2009


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
31 Thuần Mỹ - Hoà Phong 2001 2005 2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

69


<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>
33 Đọ - Bạch Sam 2001 2005 2009


<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
34 Hoè Lâm - Ngọc Lâm 2001 2006 2009



<b>(Đạt) </b>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
35 Cộng Hoà - Thị trấn Bần 2001 2006 2009


<i><b>(Nợ) </b></i>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Nợ) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
<i><b>Từ năm 2007 thực hiện </b></i>


<i><b>thẩm định lại các làng VH </b></i>
<i><b>công nhận sau 3 năm </b></i>
<i><b> ( Theo quy định mới) </b></i>


<i><b>T.H sau </b></i>
<i><b>3năm </b></i>


36 Phúc Miếu - Hoà Phong 2002 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016


<b>(Đạt) </b>
2019


37 Cẩm Sơn - Cẩm Xá 2002 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


38 Xuân Bản - Xuân Dục 2003 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<i><b>(Nợ) </b></i>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

70


<i><b>(Nợ) </b></i> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>


40 Bùi - Cẩm Xá 2004 2007 2010


<b>(Đạt) </b>
2013
<i><b>(Nợ) </b></i>
2016
<b>(Đạt) </b>


2019


41 Thợ - Dị Sử 2004 2007 2010


<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


42 Vô Ngại - Ngọc Lâm 2004 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


43 Văn Nhuế - Thị trấn Bần 2004 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


44 Phúc Lai - Hoà Phong 2004 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013


<i><b>(Nợ) </b></i>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


45 Vân Dương - Hoà Phong 2005 2008
<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
46 Phúc Bố - Ngọc Lâm 2005 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
47 Vân An - Minh Đức 2005 2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

71


<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>
49 Long Đằng-Phùng Chí Kiên 2005 2008


<i><b>(Nợ) </b></i>


2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
50 Phan Bôi - Dị Sử 2005 2008


<i><b>(Nợ) </b></i>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
51 Tiên Xá II - Cẩm Xá 2005 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014
<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
52 Ngọc Trì - P.Đ.Phùng 2005 2008


<b>(Đạt) </b>
2011
<b>(Đạt) </b>
2014


<b>(Đạt) </b>
2017
<b>(Đạt) </b>
53 Xuân Đào - Xuân Dục 2005 2009


<i><b>(Nợ) </b></i>
2012
<b>(Đạt) </b>
2015
<b>(Đạt) </b>
2018
<b>(Đạt) </b>
54 Tiên Xá I - Cẩm Xá 2006 2010


<i><b>(Nợ) </b></i>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


55 Hoà Đam - Hoà Phong 2006 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


56 Lê Xá - Dương Quang 2006 2010


<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

72
<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>
58 Hoàng Lê - P.Đ.Phùng 2007 2010


<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


59 Xuân Nhân - Xuân Dục 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>
2016
<b>(Đạt) </b>
2019


60 Ngọc Lãng - Ngọc Lâm 2007 2010
<b>(Đạt) </b>
2013
<b>(Đạt) </b>


2016
<b>(Đạt) </b>
2019


61 Ngo - Bạch Sam 2008 2011
<b>(Đạt) </b>


2014
<b>(Đạt) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>
62 Nhuận Trạch - Cẩm Xá 2008 2011


<b>(Đạt) </b>


2014
<b>( Nợ) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>
63 Thịnh Vạn - Minh Đức 2008 2011


<b>(Đạt) </b>


2014
<b>(Đạt) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>


64 Lường - Bạch Sam 2009 2012


<b>(Đạt) </b>


2015
<b>(Đạt) </b>


2018
<b>(Đạt) </b>
65 Yên Xá - P.Đ.Phùng 2009 2012


<b>(Đạt) </b>


2015
<b>(Đạt) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

73
<b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b> <b>(Đạt) </b>
67 Lạc Dục - Hưng Long 2009 2012


<b>(Đạt) </b>


2015
<b>(Đạt) </b>


2018
<b>(Đạt) </b>
68 Mão Chinh - Dương Quang 2010 2013


<b>(Đạt) </b>



2016
<b>( Nợ) </b>


2019


69 Phúc Xá - P.Đ. Phùng 2010 2014
<b>( Nợ) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>
70 Quan Cù - P.Đ. Phùng 2010 2014


<b>(Đạt) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>
71 Phố Bần - Thị trấn bần 2011 2014


<b>(Đạt) </b>


2017
<b>(Đạt) </b>
72 Vinh Xá - Dương Quang 2012 2015


<b>(Đạt) </b>


2018
<b>(Đạt) </b>
73 Thuần Xuyên - Hưng Long 2012 2015



<b>(Nợ) </b>


2018
<b>(Đạt) </b>
74 Tân Hưng - Hưng Long 2012 2015


<b>(Đạt) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

74
<b>(Đạt) </b>


76 Hiển Dương - Dương
Quang


2014 2017
<b>(Đạt) </b>
77 Phố Nối - Thị trấn bần 2014 2017
<b>(Đạt) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79></div>

<!--links-->
Công tác xây dựng gia đinh văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp
  • 58
  • 2
  • 13
  • ×