Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Bài giảng benh dong vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.52 KB, 33 trang )

BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÊN CHÓ
1. Demodex canis
Là bệnh ghẻ trứng cá hay còn gọi là mò bao lông trên chó (Demodicidae), là một ký sinh trùng ngoài da
gây viêm nhiễm nang lông. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 8 đôi chân được nhìn thấy trên kính hiển
vi có hình con sâu.
1.1. Phân loại học
- Ngành: Arthropoda
- Lớp: Arachnida
- Bộ: Acrina
- Họ: Demodicidae (Mò bao lông)
- Giống: Demodex
- Loài: Demodex canis
1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Mò nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1-0,3 mm, không có lông. Bốn đôi chân ngắn, tiêu giảm giống như
hình mấu. Đầu ngắn hình móng ngựa gồm có 3 đốt và một đôi kìm.
- Mò ký sinh ở nang bao lông, tuyến nhờn chân lông, lỗ chân lông, gây rụng lông sau gây viêm sung
huyết, nếu viêm nhiễm tái phát thì có mủ.
Hình 1. Demodex ở độ phóng đại (10 x 10)
1.3. Chu kỳ sinh học
Vòng đời của Demodex canis
Quá trình phát triển mò bao lông trải qua 4 giai đoạn:
Trứng Larva Protonymph Nymph Trưởng thành
Giai đoạn này cần 20 đến 35 ngày. Protonymph – nymph – trưởng thành: có 4 đôi chân, mỗi đôi chân có 5
đốt. Giai đoạn Larva thì có 3 đôi chân.
1.4. Triệu chứng - bệnh tích
- Dấu hiệu lâm sàng thường thấy là: Rụng lông, da nhờn, sừng hóa da.
- Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sanh, tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con, dấu
hiệu thường thấy như: Da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xunh quanh mắt hay toàn bộ
cơ thể.
- Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước. Tổn thương
cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.


- Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Trường hợp này thường kết hợp
với viêm nhiễm do các vi trùng cơ hội như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp gây sinh mủ và có
mùi hôi tanh.

Hình 2. Chó nhiễm Demodex rụng hết lông vùng mặt.

Hình 3. Chó nhiễm Demodex rụng hết lông vùng bụng
Hình 4. Demodex toàn thân
1.5. Chẩn đoán
1.5.1. Lâm sàng
Dựa vào triệu chứng bệnh tích. Bệnh do Demodex không gây ra ngứa nhiều, có nhiều chỗ rụng lông xuất
hiện quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở dạng cục bộ rụng lông thành từng vùng không thấy viêm.
Dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ, viêm da có mủ, mùi hôi tanh.
1.5.2. Phòng thí nghiệm
Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng đã mô tả nên kết hợp với phương pháp tập trung bằng cách
dùng dao cạo da ở những vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh cho đến khi rớm máu. Mẫu da cạo được
phết đều lên lame đã nhỏ sẵn 1-2 giọt Lactophenol sau đó đậy lamelle lên và xem sự hiện diện của trứng
hay Demodex dưới kính hiển vi.
2. Sarcoptes scabiei var canis
Đây là một bệnh nhiễm ký sinh trên da gây ngứa dữ dội, có thể lây lan giữa người và động vật do Sarcoptes
scabiei var canis.
2.1. Phân loại học
- Ngành : Arthropoda
- Lớp : Arachnida
- Bộ : Acarina
- Phân bộ : Astigmata (Sarcoptiformes)
- Họ : Sarcoptidae
- Giống : Sarcoptes (Ghẻ)
- Loài : Sarcoptes scabiei canis
2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo

- Ghẻ có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con đực 0,25 mm, con cái 0,4 –
0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều lông tơ, capitulum (đầu)
có hình nón, chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, có 4 đôi chân
ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều
lông tơ. Hậu môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng.
- Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm
môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II, trứng hình bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích
thước 0,15 x 0,1 mm.
Hình 1. Hình dạng Sarcoptes
2.3. Chu kỳ sinh học

Vòng đời Sarcoptes scabiei var canis
Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển:
Trứng -> Larva -> Protonymph -> Deutonymph -> Trưởng thành
Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng. Sau khi giao phối
ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva có 6 đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt
da, sau đó chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành
ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi trường bên ngoài ghẻ dạng
trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ.
2.4. Triệu chứng bệnh tích
Có 3 biểu hiện chính:
- Ngứa
Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hay
thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào
tường hay nằm lăn qua lại dưới đất.
- Rụng lông
Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng
đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể
mới.
- Da đóng vảy

Chổ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy
dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo
như da voi, bóc mùi hôi thối.
Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung
nhọt.

Hình 2. Chó bị rụng lông thành từng mảng lớn
2.5. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng bệnh tích lâm sàng.
- Dựa vào xét nghiệm ghẻ bằng phương pháp tập trung như chẩn đoán Demodex.
3. Nấm ngoài da Dermatophytosis
Nấm có thể xâm nhập mọi lớp da nhưng thường giới hạn ở lớp sừng và vùng lân cận như lông móng.
Những nấm này không xâm nhiễm lớp dưới da và mô bên dưới của lớp da, do tác động kháng nấm của
huyết thanh và dịch cơ thể. Nấm thích hợp cho những mô da có chứa Keratin, cần thiết cho sinh trưởng và
phát triển. Nấm gây bệnh trên động vật thường chia làm 2 loại:
- Nấm gây bệnh thật sự như: Trychophyton, Microsporium.
- Nấm gây bệnh cơ hội gồm các giống như: Candida, Aspergillus, Penicillium. Chúng chỉ gây bệnh khi
sức đề kháng của cơ thể yếu đi.

Nấm da ở cho do
Microsporium

Bào tử nấm Aspergillus fumigatus(40 lần)
3.1. Căn bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu các nguyên nhân sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
- Điều kiện chăm sóc không vệ sinh.
- Suy giảm miễn dịch trong thời kỳ nhiễm bệnh.
- Do lây nhiễm từ thú bệnh sang thú khoẻ mạnh.
- Do sử dụng kháng sinh lâu dài.

- Giống cũng là một yếu tố quan trọng vì những giống chó lông dài thì cũng là điều kiện phát triển thuận
lợi cho sự phát triển của nấm.
3.2. Triệu chứng bệnh tích
- Thời kỳ ủ bệnh 8-10 ngày
- Bệnh tích xuất hiện từ 15-20 ngày hoặc 30 ngày. Trong thời kỳ này nếu sức đề kháng đủ mạnh thì
bệnh có thể tự hết và lông mọc lại từ 2-3 tháng.
- Dấu hiệu của nấm thì rất đa hình đa dạng. Bệnh tích điển hình là có dạng hình đồng xu, đường kính từ
1-8 cm, ở những vùng rụng lông thì có vảy và ban đỏ.
- Những dấu hiệu lâm sàng khác của nấm:
+ Rụng lông có vảy thành đốm trên da, mặt, mắt, môi.
+ Rụng lông toàn thân kèm theo da nhờn, xếp li da.

3.3. Chẩn đoán
- Tại phòng khám:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng như:
+ Rụng lông.
+ Ngứa.
+ Có vảy khô trên da như bị bụi phấn hoặc có những vảy cứng, đôi khi có mủ nếu nhiễn nặng.
- Tại phòng thí nghiệm
Gồm phương pháp nuôi cấy nấm:
Nuôi cấy nấm:
Sau khi chẩn đoán tại phòng khám, nếu nghi ngờ chó bị nhiễm nấm thì lấy mẫu bằng cách: sát trùng vùng
da cần lấy mẫu sau dùng dao cạo vùng da bị nhiễm cho vào đĩa petri. Cấy bệnh phẩm lên môi trường
Sabauroud. Để ở nhiệt độ phòng vài ngày thì nấm men mọc sau 24-48 giờ, nấm mốc mọc sau 3-4 ngày,
nấm da mọc sau 6-15 ngày. Nếu cần cho thêm kháng sinh vào để diệt tạp khuẩn, quan sát hình dạng nấm
mọc sau 15 ngày.
4. Phương pháp điều trị
4.1. Trường hợp chó bị nhiễm Demodex
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.

+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
* Kết hợp với tắm xà phòng diệt ghẻ của anova là NOVA-PINK SHAMPOO tuần tắm 3 lần
4.2. Trường hợp chó bị nhiễm Sarcoptes
Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm. Kết hợp với tắm xà phòng diệt
ghẻ của anova là NOVA-PINK SHAMPOO tuần tắm 3 lần
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
4.3. Trường hợp chó bị nhiễm ghép Demodex và Sarcoptes
Trong trường hợp này thì nên sử dụng cả thuốc NOVA MECTIN 0,25% và NOVA MECTIN 1% để điều trị
cho chó bị nhiễm ghép. Chích thêm kháng sinh NOVA-SEPTRYL 24% or NOVA-PENI-STREPTO chống
nhiễm trùng phụ.
4.4. Trường hợp chó bị nhiễm nấm: Dùng sản phẩm NOVA-PINK SHAMPOO hay NOVA-GREEN
SHAMPOO, dùng cho đến khi heat bệnh
4.5. Trường hợp chó bị nhiễm Demodex, Sarcoptes và có sự viêm nhiễm kế phát:
Trong những trường hợp chó bị viêm nhiễm nặng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội và sinh mủ phát
triển như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas sp… ngoài việc điều trị bằng NOVA MECTIN 0,25% và
NOVA MECTIN 1% còn sử dụng thêm các loại kháng sinh, kháng viêm và thuốc tăng cường sức đề kháng
giúp da nhanh chóng phục hồi.
- Kháng viêm:
+ NOVA-PREDNI-C: 1ml/ 25-30kg thể trọng, tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2lần tùy theo mức độ nhiễm
bệnh

- Thuốc tăng sức đề kháng
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi kgỏi bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
+ NOVA-ATP COMPLEX: 1-2 ml/con/lần, tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1 lần, trong 4-5 ngày.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
4.6. Trường hợp chó có biểu hiện bệnh tích trên da nhưng không tìm thấy Demodex, Sarcoptes.
Trường hợp này vẫn dùng NOVA MECTIN 0,25% hoặc NOVA MECTIN 1%. Ngoài ra còn sử dụng kháng
sinh và thuốc tăng cường sức đề kháng. Với triệu chứng trên da biểu hiện rõ nhưng cạo da xét nghiệm
không tìm thấy tác nhân gây bệnh, vẫn tiến hành biện pháp điều trị như Demodex, Sarcoptes và thu được
kết quả cao.
5. GIUN TRÒN VÀ BỆNH DO GIUN TRÒN GÂY RA
5.1. GIUN ĐŨA (Toxocara canis)
5.1.1. Đặc điểm: Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo. Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi.
5.1.2. Phân loại
+ Họ : Anisakidae
+ Loài: Toxocara canis
5.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Toxocara canis ký sinh ở ruột non, bao tử của chó. Đầu hơi cong về mặt bụng có 3 môi, cánh đầu rộng,
giữa thực quản và dạ dày ruột có dạ dày nhỏ, đây là một đặc điểm của họ Anisakidae. Con đực dài 50-100
mm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi, có 2 spicule dài bằng nhau dài 0,075- 0,085 mm. Giun cái dài 90-180
mm, đuôi thẳng. Trứng hơi tròn kích thước 0,080 - 0,085 x 0,064-0,072 mm. Vỏ trứng dày màu vàng có lợn
cợn như tổ ong.
5.1.4. Chu trình sinh học
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có chứa ấu trùng gây
nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máuvề gan lột xác thành
L3 lên tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần phát triển thành
trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi của thai lột xác thành L3. Khi được
thai nhi nuốt xuống ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác
2 lần thành trưởng thành. Một số ấu trùng do đi lại chỗ mà đóng kén Toxaskar ở chó ăn phải trứng, sẽ trở
thành vật chủ tích trữ của Toxocara. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành.

5.1.5. Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả
giun. Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Chó có triệu chứng thần kinh, co giật. Ấu
trùng di hành qua mặt thận, gan, phổi, não gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất
huyết.
- Bệnh tích:
- Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn
mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata xuất huyết. Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc
5.1.6. Chẩn đoán
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, Willis hoặc trực tiếp, hoặc có thể dựa vào triệu
chứng ói mửa, gầy còm, những lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng.
5.1.7. Điều trị:
- Cần kiểm tra định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần đối với chó con và 3 tháng 1 lần đối với chó mèo trưởng
thành. Khi phát hiện thấy nhiễm định kỳ dùng thuốc để tẩy cho chó mèo.
- Diệt vật chủ gậm nhấm, không cho chó tiếp xúc với cáo, chó sói và các loại thú ăn thịt. Không thả rong
chó.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE
- Khi chó mèo hoặc các loại thú ăn thịt nhiễm giun đũa nên dùng cá loại thuốc sau của công ty ANOVA
như sau:
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.

- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít
nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
5.2. Giun móc (Ancylostoma caninum)
5.2.1. Đặc điểm: Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó mèo.
5.2.2. Phân loại
5.2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo: ký sinh ở ruột non chó, mèo. Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng chia 3
nhánh. Con đực dài 9-12 mm. Đuôi phát triển có túi chitin. Spicule dài bằng nhau dài 0,74 –0,87 mm, đoạn
cuối nhọn. Lái dài 0,13-0,21mm. Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều gồm 2 lớp vỏ. Trứng mới thải ra bên
ngoài trong có 8 tế bào phôi.
Hình 3. Hình dạng trứng giun móc
5.2.4. Chu kỳ phát triển
- Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ tới một vài ngày hình
thành ấu trùng trong trứng. Au trùng chui ra khỏi trứng qua 6-7 ngày, lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây
nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59-0,69 mm, có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu
gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào trong phổi, lột xác lần 3 tạo L4, về ruột lột thành L5 sau 14 -20 ngày
trở thành dạng trưởng thành.
- Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó mèo và gia súc, là đường chui qua da. Gia súc non dễ bị ấu trùng
xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Ấu trùng gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập qua da hơn
là ấu trùng già. Khi xâm nhập qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn của
chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành trưởng
thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua sữa và gây nhiễm cho chó con. Ấu trùng cũng có
thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành dạng trưởng thành. Ở Uncinaria tương tự
như Ancylostoma. Khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành.
5.2.5. Triệu chứng và bệnh tích
- Triệu chứng: Chó có thể chết nếu không được chữa bệnh và chăm sóc tốt mặc dù giun móc không có
nhiều . Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược. Khi nhiễm nặngchó, mèo bỏ ăn, kiết lỵ,
táo bón, phân có lẫn máu.
- Bệnh tích: Mổ khám thấy có nhiều giun cắn sâu vào niêm mạc ruột ở giai đoạn không tràng. Niêm mạc

ruột viêm cata và loét, hoặc xuất huyết chảy máu. Giun móc hút máu và làm chảy máu nên vật thiếu máu
trầm trọng và gầy rạc.
Hình.4. Niêm mạc ruột bị viêm do giun móc cắn ở giai đoạn không tràng
5.2.6. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đoán. Cần xét nghiệm phân tìm trứng
theo phương pháp phù nổi, Willis. Trứng giun móc chó dễ dàng nhận biết qua xét nghiệm. Trứng của giun
móc Ancylostoma giống trứng của Uncinaria, chỉ có điểm khác biệt là trứng của Ancylostoma nhỏ hơn. Ở
chó con khi triệu chứng đã xuất hiện vẫn không thấy trứng giun móc trong ruột. Nếu có 5000 trứng/ gam
phân có dấu hiệu lâm sàng và thiếu máu. Nếu có 11.000 trứng/gam phân coi như nhiễm nặng.
5.2.7. Điều trị:
- Chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc chó, mèo chu đáo. Nếu thấy chó, mèo gầy ốm, thiếu máu cần kiểm
tra phân, hoặc cho chó mèo uống các loại thuốc tẩy giun móc cho chó, mèo.
- Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho có ánh nắng trực tiếp xuống xung quanh nhà sẽ
có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng.
- Có thể định kỳ dùng thuốc trị và phòng cho chó, mèo.
- Nên dùng thuốc cho chó mẹ 1 lần trong khi mang thai và 2 lần sau khi đẻ.
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít
nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
5.3. Giun tim Dirophilaria immitis
5.3.1. Đặc điểm
Do một số loài ký sinh trong động mạch chủ, trong tim, dưới da, trong hốc cơ thể, xung quanh thực quản
và các cơ quan của chó mèo và thú ăn thịt. Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) ký sinh ở động mạch phổi, động
mạch chủ và tim của chó.
5.3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo: Giun có màu trắng ngà mảnh và dài. Con đực 120-180 mm hai spicule

không bằng nhau dài 0,216-0,318 mm và 0,188-0,200 mm. Con cái dài 250-300 mm. Âm hộ cách đầu 1,6-
2,8 mm. Giun đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng Microfilaria dài 0,220-0,290 mm rộng 0,007 mm và có vỏ bọc bên
ngoài.
5.3.3. Chu kỳ sinh học
Cần có sự tham gia của vật chủ trung gian là muỗi Anopheles hyrcanus var sinensis, A. vagus,
Myzorhynchus preudopictus, Stegomyia fasciata, S. albopicta, Culex fatigans, Bọ chét Ctenocephalides
felis, C.canis. Ngoài ra còn có muỗi Aedes và cả ve hút máu. Muỗi hút máu hút cả Microfilaria vào ống
malpighi sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm ( L3) sau đó chuyển lên vòi của muỗi. Khi hút máu gia
súc Microfilaria xâm nhập vào vật chủ di chuyển về tim và động mạch phổi sau 85-120 ngày, sau đó phát
triển thành trưởng thành trong động mạch mất khoảng từ 8-9 tháng. Giun có thể sống trong cơ thể chó từ 3-
5 năm.
5.3.4. Triệu chứng và bệnh tích
- Triệu chứng: Khi nhiễm nặng chó khó thở và kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước
tiểu có máu. Chó ói mửa liệt chân phù thủng và rối loạn hoạt động của tim. Đầu chó hay nghiêng về một
bên. Những nốt sần chứa đầy tương dịch và xung huyết. Máu bị phân giải gây hemoglobin niệu và bilirubin
niệu.
- Bệnh tích: Tâm nhĩ phải nở to, viêm cơ tim gây tắc mạch và nút mạch máu. Thành của tâm thất phải bị
rách. Tổ chức xung quanh thực quản có nhiều khối u, xơ hóa và cứng. Da viêm những chỗ có ấu trùng giun
thường bị xơ hóa.
5.3.5. Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung. Lấy 5-10 ml máu cho vào ống nghiệm, cho
thêm một ít dung dịch chống đông máu. Để yên trong phòng 30 phút hoặc ly tâm trong vòng vài phút. Dưới
đáy ống nghiệm là hồng bạch cầu và huyết thanh Microfilaria thường nằm ở giữa hồng cầu và huyết thanh.
Dùng pipet hút nhẹ lớp dung dịch ở giữa hồng bạch cầu và huyết thanh nhỏ lên lam kiểm tra. Larvae của
Dirofilaria đầu thon, đuôi thẳng chuyển động ngoe nguẩy. Kích thước lớn hơn 0,300 mm, phía ngoài ấu
trùng có màng bọc.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Giun chỉ ở chó mèo khi chẩn đoán nếu dùng kháng nguyên gắn kết để tìm
kháng thể không chính xác. Tạo kháng thể đơn dòng gắn kết sau đó xác định kháng nguyên trong vòng
tuần hoàn cho kết quả chính xác hơn.
5.3.6. Phòng và trị bệnh

- Dùng thuốc trị ấu trùng khi phát hiện chó có nhiễm larva.
- Diệt muỗi và vật chủ trung gian hút máu.
- Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các thuốc bôi thoa…
- Thường xuyên phòng bằng thuốc diệt larva
- Dùng thuốc NOVA-LEVA: 1 ml/ 15 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, 1 liều duy nhất.
+ Thú non dưới 6 tháng tuổi: 2 tháng tẩy giun 1 lần.
+ Thú trên 5 tháng tuổi: 3-4 tháng tẩy giun 1 lần.
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 0,25%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 6 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 4 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần
- Dùng thuốc NOVA MECTIN 1%:
+ Phòng bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 25 kg thể trọng, 2 tháng 1 lần.
+ Trị bệnh: Tiêm dưới da 1ml/ 16 kg thể trọng, tuần 1 lần, trong 3 tuần.
Trong thời gian điều trị cần nhốt thú nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh phụ nhiễm.
- Dùng thuốc NOVA-LEVASOL: 1g/ 8 kg thể trọng. Trộn đều thuốc vào 1 ít thức ăn hoặc pha vào một ít
nước uống.
+ Thú non: Mỗi 2 tháng xổ 1 lần.
+ Thú lớn: Mỗi 6 tháng xổ 1 lần.
BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ
1. Đặc điểm
Bệnh được phát hiện hầu hết khắp nơi trên thế giới. Bệnh viêm gan truyền nhiễm là bệnh chỉ xảy ra
ở loài chó với những biểu hiện gây sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc và đục giác
mạc, gan sưng to. Tử số cao trên chó non.
2. Căn bệnh
- Virus thuộc họ Adenoviridae, AND virus 1 sợi, không vỏ bọc, kích thướt 70-90nm.
- Sức đề kháng: Virus ổn định với dung dịch 0,5 % phenol trong nhiều ngày nhưng bị vô hoạt bởi
formalin 0,2 % trong 24 giờ.
- Đề kháng với chất làm tan lipid và có thể sống sót 10-14 tuần tại nhiệt độ phòng và 6-9 tháng ở 4
0C.
3. Dịch tể

- Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chó non thường cảm nhiễm hơn
cả.
- Nguồn virus chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Virus xâm nhập
chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn,
nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…
- Cơ chế gây bệnh: Sau khi nuôi nhốt, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amydate và mảng
payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là
những cơ quan phủ tạng.
4. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh thì thay đổi từ 2-10 ngày.
- Sốt cao 40 0C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm, đặt biệt niêm mạc miệng, có
thể xuất huyết.
- Viêm hạch amygdate, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu sưng gan, đau đớn vùng
bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da vùng đầu, cổ, thân.
5. Bệnh tích
5.1. Bệnh tích đại thể
- Hạch bạch huyết thủy thủng, sung huyết nhẹ, thường xuất huyết nhẹ.
- Hạch amygdate viêm sưng to.
- Có những đớm đỏ xuất huyết ở màng thanh dịch, mặt ngoài ruột và thường có ít dịch xuất trong
hay màu đỏ của máu trong xoang bụng.
- Gan có thể giữ kích thước bình thường hay sưng to, mềm, dễ vỡ, có sự biến đổi về màu sắc, có
đốm hoại tử.
- Điểm xuất huyết ở vỏ thận ( trên chó non), ở phổi.
- Xuất huyết ở não được ghi nhận ở một ít ca bệnh.
- Lách có thể sưng và xuất huyết.
- Đớm trắng xám có thể gặp ở vùng vỏ thận.
5.2. Bệnh tích vi thể
- Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng các xoang.
- Xuất huyết nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội mô hay trong những tế bào nhu mô gan trong tế
bào Kuffer.

6. Chẩn đoán
- Cần chần đoán phân biệt với bệnh
+ Bệnh Lepto: Viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở lóet miệng vàng da và niêm mạc, tăng số lượng
bạch cầu.
+ Bệnh Carré: Xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, xáo trộn thần kinh, chứng sừng hóa ở mồm và bàn chân.
7. Điều trị
7.1. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
+ NOVASONE: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-D.O.T: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-ENROCIN 10%: 1ml/10kg thể trọng.
7.2. Các liệu pháp hổ trợ:
- Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500
ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
+ NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3
lần
+ NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch,
mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- + NOVA-HEPA B12: 2-5ml/ con/ lần.Tiêm bắp thịt hoặc dưới da, 1 đến 2 ngày tiêm 1 lần cho đến
khi hết bệnh
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE.
8. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
BỆNH LEPTOSPIROSE TRÊN CHÓ
1. Đặc điểm
Bệnh Lepto là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc. Trong thể cấp tính chó bệnh thuờng

có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ói ra máu và phân sậm màu hoặc gây hoàng đản,
nước tiểu vàng sậm tỉ lệ chết có thể đến 60-90%.
Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức. Việt Nam tỷ lệ nhiễm chó tương đối khá cao 80 % cơ
sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân.
2. Căn bệnh
- Virus thuộc 2 họ chính: Spirochaetaceae trong đó hai giống Borrelia và Trepponema gây bệnh.
- Leptospiraceae tiêu biểu là giống Leptospira.
- Trong giống Leptospira người ta thường phân thành 2 loại
- Leptospira interrogans gây bệnh và Leptospira biflexa không gây bệnh.
- Ngày nay người ta biết khoảng 200 serovars Leptospira gây bệnh.
- Sức đề kháng: Đề kháng yếu đối với nhiệt độ. Nếu đun 50-550C /1giờ thì lepto bị diệt. Khi ra
ngoài gặp nước trung tính và chổ rậm (25 0C) mát, Leptospira sống lâu, nhưng nếu pH nhỏ hơn 6,6
thì khó sống, virus sống lâu trong nước tiểu chó.
3. Dịch tễ
- Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp trên chó đực.
- Chất chứa căn bệnh: Máu thường chỉ chứa Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm.
- Dịch não tủy: có thể chứa Leptospira trong khoảng 2 tuần.
- Đường xâm nhập : Leptospira có thể xâm nhiễm qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết
thương ở da.
5. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhiễm Leptospira trong máu, nhân lên mạnh mẽ và gây bại huyết sau đó chúng đến
định vị ở những cơ quan ưa thích, nhất là gan, thận. Chính sự định vị ở 2 cơ quan này giải thích cho
những biểu hiện bệnh học khác nhau. Leptospira trong giai đoạn bại huyết có thể đến những cơ
quan sinh dục gây xáo trộn sinh sản.
6. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 5-15 ngày.
6.1. Dạng cấp tính
Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40-410C và suy nhược nặng. Có thể chia làm
2 thể:
- Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc mắt với nhũng điểm

xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết
trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường.
- Thể hoàng đản : Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần
cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó
thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, thú
chết trong khoảng 5-8 ngày mắc bệnh.

Hình 1. Chó bị tiêu chảy ra máu
6.2. Thể bán cấp tính và mãn tính.
- Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm thận mà một
trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều, chứng khát nước rất nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy.
Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó sẽ chết.
- Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo trộn hô hấp –viêm màng móng mắt, viêm cơ….
7. Bệnh tích
7.1. Thể cấp tính
- Thể thương hàn:
+ Viêm dạ dày ruột xuất huyết.
+ Xuất huyết da và các niêm mạc.
+ Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết
- Thể hoàng đản:
+ Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai.
+ Niêm mạc vàng.
+ Bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết.
7.2. Thể bán, mãn tính.
- Viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính.
- Vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urea trong máu.
Hình 2. Viêm thận mãn tính (a) Thận chó binh thường: (b) thận chó bệnh

Hình 3. Vết lở ở miệng và lưỡi
8. Chẩn đoán: Dựa vào việc nuôi cấy phân lập Leptospira và phương pháp huyết thanh học ta có

thể chẩn đoán chắc chắn hơn.
9. Chẩn đoán phân biệt
- Trong trường hợp hoàng đản cần chẩn đoán phân biệt với trường hợp trúng độc tố nấm mốc
(Aflatoxin) trúng độc chất hoặc do nhiễm vi trùng gây dung huyết mạnh.
- Trong trường hợp xáo trộn tiêu hóa ói mửa và phân có máu cần phân biệt với bệnh Carré,
Parvo.
- Bệnh Carré: Sốt cao, kèm theo triệu chứng viêm phổi tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy
ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn. Vào giai đoạn cuối xuất hiện triệu chứng nổi mụn mủ ở
vùng da mỏng, triệu chứng thần kinh xuất hiện.
- Bệnh Parvo: Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp.
10. Điều trị
10.1. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
+ NOVA-ENROCIN 10%: 1ml/10kg thể trọng, trong 3 ngày
+ NOVA-D.O.T: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVASONE: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-DOXYL 20%: 1ml/10-12kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần, 3-4 ngày.
10.2. Các liệu pháp hổ trợ:
- Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500
ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
+ NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3
lần
+ NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh
mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×