Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đờn ca tài tử một loại hình nghệ thuật đặc sắc của cư dân nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/BỘ MÔN: LỊCH SỬ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013
Tên cơng trình:
ĐỜN CA TÀI TỬ - MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
CỦA CƯ DÂN NAM BỘ
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Bùi Vinh Thiện

Lớp Lịch sử K36, Khóa 2010 – 2014

Thành viên: Nguyễn Thành An

Lớp Lịch sử K36, Khóa 2010 – 2014

Ngơ Minh Nhật

Lớp Lịch sử K36, Khóa 2010 – 2014

Nguyễn Hồng Nhung

Lớp Lịch sử K36, Khóa 2010 – 2014

Người hướng dẫn:
TS. Hồ Sơn Diệp
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa Học Xã hội Nhân Văn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài......................................................................... 1
3. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 3
CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜN
CA TÀI TỬ NAM BỘ ......................................................................................... 4
1.1. Khơng gian văn hóa Nam Bộ và sự ra đời của Đờn ca tài tử ............... 4
1.2. Quá trình phát triển của Đờn ca tài tử Nam Bộ qua các giai đoạn lịch
sử........................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG NHẠC CỤ, CÁC BÀI BẢN VÀ HÌNH THỨC
BIỂU DIỄN CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ ............................................. 18
2.1. Hệ thống nhạc cụ trong Đờn ca tài tử Nam Bộ .................................... 18
2.2. Các bài bản và hình thức biểu diễn của Đờn ca tài tử Nam Bộ ......... 34
CHƯƠNG 3 VAI TRỊ, GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ BẢO TỒN, PHÁT HUY ĐỜN CA TÀI
TỬ NAM BỘ ...................................................................................................... 49
3.1. Vai trò và giá trị văn hóa của Đờn ca tài tử Nam Bộ .......................... 49
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
của Đờn ca tài tử Nam Bộ ............................................................................. 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn một thế kỷ qua, Đờn ca tài tử Nam Bộ đã gắn liền với lịch sử

nghệ thuật dân tộc Việt Nam với một sức sống vô cùng mạnh mẽ và bền gắn
chặt với cư dân Nam Bộ. Sau 20 đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới, sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế – xã hội và sự du nhập của các làn gió nghệ thuật của
phương Tây và một số nước ở phương Đông đã tác động rất lớn đến nghệ thuật
dân tộc của Việt Nam. Nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền bị thế hệ trẻ lãng
quên và có nguy cơ mai một, Đờn ca tài tử Nam Bộ cũng khơng nằm ngồi nguy
cơ ấy. Song trong khi các loại hình dân tộc khác cần có sự đầu tư tài lực của nhà
nước mới có thể duy trì, thì Đờn ca tài tử vẫn hiện diện trong đời sống tinh thần
của cư dân Nam Bộ.
Những năm gần đây, nhằm mục đích bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá
trị của nghệ thuật hết sức độc đáo của Đờn ca tài tử, nên đã có nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm với nhiều đề tài đã thực hiện trên nhiều phương diện, nhiều khía
cạnh khác nhau. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ chun ngành
âm nhạc như nghiên cứu về các bài bản, hay dưới góc độ sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật của Đờn ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt, hiện nay, Bộ Văn hóa Thể thao & Du
lịch đang tiến hành lập hồ sơ trình lên với UNESCO để đưa Đờn ca tài tử trở
thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Để góp vào hoạt động trên,
chúng tơi đã chọn Đờn ca tài tử Nam Bộ để làm cơng trình nghiên cứu khoa học
sinh viên cấp trường năm 2013 với hy vọng, góp thêm một số tư liệu về Đờn ca
tài tử, giúp những người quan tâm có thể hiểu sâu sắc hơn về loại hình nghệ
thuật này, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Cơng trình nghiên cứu dưới góc độ chun ngành âm nhạc:

Tìm hiểu về âm nhạc cải lương của tác giả Đắc Nhẫn, Nxb TPHCM –
1998, là cơng trình nghiên cứu về âm nhạc cải lương. Như chúng ta đã biết, cải



2

lương là một loại hình nghệ thuật dựa trên cơ sở của Đờn ca tài tử. Chính vì vậy,
ở cơng trình này các bài bản của Đờn ca tài tử được nghiên cứu một cách sâu
sắc. Đây chính là nguồn cung cấp các cứ liệu có giá trị, tạo cơ sở cho việc
nghiên cứu về các bài bản trong Đờ ca tài tử Nam Bộ.
Ở cơng trình Nhạc khí trong dàn đờn tài tử Nam Bộ của tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Liêm được đăng trên trang web: www.dacohoailang.com giới thiệu khái
quát về các loại nhạc khí trong Đờn ca tài tử Nam Bộ, cũng như quá trình cải
biến của từng loại nhạc cụ qua các giai đoạn.
Thạc sĩ Huỳnh Khải trong cơng trình nghiên cứu Đờn Kìm trong âm nhạc
tài tử, cải lương được đăng trên trang web: www.huynhkhai.com, công trình này
cung cấp cứ liệu nghiên cứu vai trị của đờn Kìm – một nhạc cụ được coi là nhạc
khí chủ lực trong Đờn ca tài tử.


Cơng trình nghiên cứu dưới góc độ văn hóa nghệ thuật:

Đờn ca tài tử trong khơng gian văn hóa Nam Bộ của GS.TS Trần Văn
Khê được đăng trang web: www.vietbao.vn là một cơng trình nghiên cứu về
những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của Đờn ca tài tử Nam Bộ trong nền
văn hóa dân tộc.
Trong các cơng trình nghiên cứu như Địa chí văn hóa TPHCM do GS.
Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng chủ biên, tập 3, Nxb TPHCM, 1988.
Địa chí Bến Tre của các tác giả Thạch Phương – Đoàn Tú, Nxb Khoa học Xã
hội, 2001, cũng đã nêu những vấn đề về Đờn ca tài tử dưới góc độ sinh hoạt văn
hóa nghệ thuật của các vùng, miền thuộc Nam Bộ nói riêng, cũng như sinh hoạt
văn hóa nghệ thuật trong Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên, cịn có những cơng

trình của nhều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc như: GS Trần Quang Hải,
nhạc sư Vĩnh Bảo, Toan Ánh, Hồ Trường An,… đề cập đến những khía cạnh
nhất định của Đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhìn chung, đây là những cơng trình
nghiên cứu mang tính độc lập, chưa đi sâu nghiên cứu trên phương diện khái
quát, tổng hợp.


3

3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài mà nhóm nghiên cứu đã xác định gồm có ba mục tiêu:
Một là, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật Đờn ca
tài tử Nam Bộ
Hai là, tìm hiểu hệ thống nhạc cụ và các loại hình biểu diễn của Đờn ca
tài tử Nam Bộ.
Ba là, đánh giá giá trị văn hóa của Đờn ca tài tử Nam Bộ và vai trị vị trí
của nó trong cơ cấu văn hóa truyền thống của dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các thao tác
phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài.


4

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ
NAM BỘ
1.1. Khơng gian văn hóa Nam Bộ và sự ra đời của Đờn ca tài tử
1.1.1. Đất và người Nam Bộ

Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi
dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong
phú. Nam Bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm,
nhưng văn hóa của nơng thơn Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.
Địa phận các tình Nam Bộ được hình thành trên vùng châu thổ của hai hệ
thống sơng chính là sơng Cửu Long ở phía tây và sơng Đồng Nai ở phía đơng.
Có thể nói nơi đây là những vùng đất mới, vùng đất Nam Bộ là nơi hội tự của
nhiều kênh rạch, sông ngịi, kinh tế tự nhiên dồi dào. Do vị trí địa lý thuận lợi
nên từ xưa Nam Bộ được xem là một mảnh đất “lành” thu hút nhiều dân tộc đến
cư trú, mỗi cộng đồng người ấy mang trong mình hành trang đến vùng đất mới
là những phong tục, tập quán… của riêng họ. Ngay từ thời kỳ khai phá vùng đất
mới này từ thế kỷ XVII – XVIII, những nét đặc sắc của văn hóa Việt, Khmer,
Hoa, Chăm đã gặp gỡ nhau, đan xen và hòa quyện vào nhau và chính nhu cầu
của cuộc sống, các đồng người này gắn bó mật thiết với nhau, chấp nhận cả
những khác biệt về mặt văn hóa của nhau, từ đó trở thành một nét truyền thống
của văn hóa Nam Bộ.
Nói đến vùng đất Nam Bộ là nói đến những dịng sơng lớn nhỏ đan xen
nhau chằng chịt. Các dịng sơng có khi hiền hịa, có khi dữ tợn theo sự biến đổi
của thời tiết vào những mùa nước nổi, những cánh đồng phì nhiêu bạt ngàn
thẳng cánh cị bay đã hình thành vựa lúa lớn nhất nước ta, đó là vựa lúa đồng
bằng sông Cửu Long. Những bãi biễn đẹp, những vườn cây ăn quả sum xuê bốn
mùa hoa trái, những khu vườn quốc gia, vườn chim, khu bảo tồn thiên nhiên,
khu du lịch, những chợ nổi trên bến dưới thuyền, những ngôi nhà trăm cột,


5

những chùa, đền, thánh thất nguy nga, những lễ hội tín ngưỡng, tơn giáo thu hút
đơng đảo du khách thập phương hành hương đến vùng đất giàu đẹp này du lịch.

Bên cạnh các đặc điểm về tự nhiên và khí hậu của vùng đất giàu có này
thì Nam Bộ cịn là nơi có một nền văn hóa hết sức độc đáo, phong phú và đa
dạng từ thời khẩn hoang vẫn cịn lưu truyền cho tới hiện nay.
Nhờ có điều kiện tự nhiên và môi trường ưu đãi đã tạo cho Nam Bộ
những sắc thái văn hóa tiêu biểu, những tính cách riêng của con người vùng đất
này. Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy là quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với
tốc độ mau lẹ, tạo cho tính cách người Nam Bộ cởi mở, hướng ngoại.
Nhờ có điều kiện tự nhiên và môi trường ưu đãi đã tạo cho Nam Bộ
những sắc thái văn hóa tiêu biểu, những tính cách riêng của con người vùng đất
này. Khi nói tới vùng đất Nam Bộ cũng là nói tới những con người của vùng đất
phương Nam rất dễ thương, với tâm hồn bình dị, trực tính, sống hết mình và rất
giàu đạo nghĩa, dám chơi, dám ăn, dám làm, dám chịu. Người Nam Bộ trọng
đạo nghĩa theo kiểu “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người như thế cũng phi anh
hùng”. Tính cách con người Nam Bộ rạch rịi giữa chính nghĩa và phi nghĩa,
giữa thiện và ác.
Từ thuở đi mở cõi, những cư dân Nam Bộ đã phải đương đầu với mn
vàn hiểm nguy, do đó mà tính cách con người nơi đây nỗi tiếng là cương trực,
dũng cảm. Những đức tính này đã được hun đúc từ những cuộc chiến chống thú
dữ, chống giặc cướp, chống sự truy lùng của quan quân thời phong kiến, chống
lại sự bạo tàn của thực dân xâm lược, trải qua chinh chiến triền miền để trụ lại,
cải tạo vùng đất mới này. Chính sự vật lộn với những khó khăn như vậy nên đã
hình thành tính cách của người dân xứ này “thương người như thể thương thân”.
1.1.2. Đờn ca trong đời sống và lao động sản xuất của người dân Nam Bộ
Đời sống lao động sản xuất của người dân Nam Bộ gắn liền với q trình
lao động nơng nghiệp lúa nước mang bản sắc của miền sông nước phương Nam.
Người dân Nam Bộ quanh năm với cuộc sống lao động cần cù, vất vả từ thời
mới khẩn hoang với mong muốn chinh phục thiên nhiên, đem lại cuộc sống ấm


6


no cho mình. Do đó mà đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ dần được
hình thành trên cơ sở nền tảng của đời sống lao động sản xuất.
Đất mới, con người mới, trên vai không nặng gánh truyền thống hàng
ngàn năm, do đó con người trở nên mạnh bạo hơn, năng động, cởi mở hơn,…
Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân Nam Bộ đã tạo
dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa huynh đệ làm
trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn, thời vận đổi
thay…
Từ xa xưa, lúc mới vào khai khẩn đất hoang, người dân nơi đây đã mang
một tâm hồn với nỗi nhớ lúc xa quê thấm đượm trong lòng mỗi con người. Để
trãi lòng với thiên nhiên, với bạn bè, người dân Nam Bộ đã dùng lời ca tiếng hát
để động viên nhau khi vui, khi buồn, động viên nhau trong lao động sản xuất để
vượt qua gian nan, khó nhọc... Đầu tiên, là những điệu nhạc, lời ca mà họ mang
theo từ vùng Thanh Nghệ - Ngũ Quảng, đặc biệt là những điệu nhạc, lời ca da
diết, sâu thẳm nỗi buồn của “khúc ruột miền trung” phù vợi với tâm trạng của
những người xiêu tán sống xa nơi chôn rau cắt rốn.
Tiếp đó, trải quan q trình lao động sản xuất của cư dân, những điệu
nhạc, lời ca cứ thế ra đời để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân Nam Bộ.
Lần hồi, đờn ca là món ăn tinh thần không thể thiếu của cư dân lao động miền
sông nước Nam Bộ, là tâm tư của những lưu dân chân lấm tay bùn đi khai hoang
mở đất. Tuy nhiên, những điệu nhạc lời ca mà họ mang theo hát hoài đã trở nên
nhàm chán, do vậy người dân phải biến đổi, cải biên, sáng tác thành những làm
điệu mới để phù hợp hơn với nhịp điệu sản xuất và sự thay đổi của thời cuộc.
Trên cơ sở đó, những điệu hị, điệu lý, cải lương, đờn ca tài tử… lần lượt ra đời,
như là kết quả của một quá trình hoạt động tư duy đổi mới, lao động sáng tạo,
trên cở sở kết tinh những tinh túy từ các giai điệu âm nhạc theo các dòng người
tứ xứ về vùng đất.
Nam Bộ phi nhiêu màu mỡ. Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ nhạc Lễ của
triều đình Nguyễn nhưng có sáng tạo cho phù hợp với tâm hồn người phương



7

Nam. Đúng như Nguyễn Đắc Hưng trong tác phẩm Việt Nam văn hóa và con
người có viết: “Nghệ thuật âm nhạc Đờn ca tài tử, sân khấu cải lương, cùng với
hàng trăm điệu hò, điệu lý, bài vè đã tạo nên một nền nghệ thuật vùng đất
phương Nam vô cùng đặc sắc. Vùng đất Nam Bộ ln mở rộng lịng mình đón
khách mn nơi.”[1]
1.1.3. Sự ra đời của Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền
Nam Việt Nam. Thuật ngữ “tài tử” có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, “tài tử”
là những người tài năng (talent), những bậc thầy tham gia trình diễn; thứ hai,
“tài tử” là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những bậc thầy – nhưng
khơng lấy đó làm kế sinh nhai – tham gia biểu diễn (music of the amateurs).[2]
Ý nghĩa chữ “tài tử” ở đây là “người có tài” như câu thơ trong truyện
Kiều “dập dìu tài tử giai nhân”. Cũng có người hiểu lầm chữ “tài tử” ở đây là
không chuyên nghiệp. GS Trần Văn Khê cho rằng, tài tử là người có tài và chỉ
việc khơng dùng nghệ thuật của mình làm kế sinh nhai. Tuy nhiên, khơng phải
vì thế mà trình độ của đờn tài tử lại thấp. Để trở thành người đờn tài tử đúng
nghĩa phải trải qua thời gian tập luyện rất công phu, tập từng chữ nhấn, chữ
chuyền, phải rao sao cho mùi, sắp chữ lời ca sao cho đẹp và luôn tạo cho mình
một phong cách riêng.
Đờn ca tài tử hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Nam Bộ. Thoạt tiên, âm nhạc tài tử xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, rồi các
nhạc sĩ, nhạc quan của Triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương tiến về
phương Nam. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng
Nam, từ đó tiếng đờn, giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng.

1


Nguyễn Đắc Hưng (2009), Việt Nam văn hóa và con người, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, trang 241.

Theo chương trình Tiếng tơ đồng do nghệ sĩ ưu tú Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh thực hiện được đăng trên
trang wed: />
2


8

Nhưng khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi rất nhiều,
thậm chí một số bài bản tuy mang cùng tên mà nét nhạc đã khác xa.
Bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, Đờn
ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đó là
nghệ thuật của đờn và ca, do những
người bình dân, thanh niên nam nữ
nơng thơn Nam Bộ hát ca sau những
giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện
hơn 100 năm trước, là loại hình diễn
tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đờn
kìm, đờn cị, đờn tranh và độc huyền
cầm (gọi là tứ tuyệt). Sau này, có
cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng
phím
Những
Bancây
Đờnguitar
ca tài tử
Nam lõm.
Bộ xưa

Nguồn: http:www.hungvuongdalat.info

người tham gia Đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chịm xóm với nhau. Họ tập
trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Lúc tiền nhân khai phá vùng đất Nam Bộ, điều kiện kinh tế cịn hạn hẹp,
văn hóa chưa được nâng cao và thiếu thốn đủ phương diện; thế nên mỗi câu, mỗi
ca từ trong bài đều mang tính dạy đời. Đờn ca tài tử viết về thế thái nhân tình, về
chồng vợ, bạn bè; một số bài thì ca ngợi tính trung qn ái quốc. Đờn ca tài tử là
một hoạt động âm nhạc mang tính đặc thù của vùng đất Nam Bộ.
Nhắc đến Đờn ca tài tử người ta nghĩ ngay đến xứ miệt vườn, đến vùng
đất phương Nam, là thú giải trí trên ghe thuyền, sơng rạch, bên ánh lửa rừng
khuya bập bùng của các lưu dân. Với người dân Nam Bộ, Đờn ca tài tử đã trở
thành một nét sinh hoạt văn hố truyền thống lâu đời.
1.2. Q trình phát triển của Đờn ca tài tử Nam Bộ qua các giai đoạn
lịch sử
1.2.1. Đờn ca tài tử Nam Bộ trước năm 1975
Lần theo tư liệu của các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ Nam Bộ và
những người yêu nghệ thuật Đờn ca tài tử, người ta có thể biết rằng, kể từ nửa


9

cuối thế kỉ XIX tới nay, Đờn ca tài tử Nam Bộ đã có một q trình phát triển
trên một trăm năm. Con số đó thật nhỏ nhoi so với lịch sử âm nhạc của một quốc
gia đã có tuổi đời hàng ngàn năm. Mặc dù vậy, thể loại âm nhạc này đã có một
sức phát triển thật đáng khâm phục, khơng chỉ bởi tốc độ phát triển nhanh chóng
của nó, mà cả bởi sức chống chọi với bối cảnh khắc nghiệt mà nó phải đương
đầu.
GS Trần Văn Khê cho biết đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định
về niên đại cụ thể của nghệ thuật Đờn ca tài tử. “Theo các bậc thầy trong nghề,

Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhờ các nhạc sĩ,
nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đem theo
truyền thống Ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ
Quảng…”.[3]
Ca Huế là một trong những nguồn gốc hình thành Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Ca Huế là một loại quan nhạc, tức là nhạc để chơi trong nhà quyền quí, hay
trong cung phủ. Dần dần lối nhạc này được ưa thích và truyền bá trong dân gian.
Một số bài bản của Ca Huế lấy từ Nhã nhạc cung đình. Có thể nói, âm nhạc đất
Thần Kinh đã liên quan mật thiết đến Đờn ca tài tử.
Ca Huế vào đất Quảng, tiếp thu lối đờn Quảng rồi vào đến Nam Bộ lại
tiếp tục biến đổi. Một số điển hình cho sự phát triển này như: điệu Lưu Thủy
Thục Giang qua giai đoạn Lưu Thủy Quảng mới trở thành Lưu Thủy Đoản Miền
Nam, Phú Lục Huế chuyển hơi thành Phú Lục Quảng rồi khi vào Nam, bài Phú
Lục Chấn chỉ cịn giữ lại đơi chút của Phú Lục Huế. Riêng bản Nam Ai Nam và
Nam Ai Huế thì tuy trùng tên nhưng nét nhạc đã khác xa cùng nhiều sự biến đổi
khác.
Có thể tóm tắt quá trình hình thành Đờn ca tài tử như sau: Ca Huế đi qua
đất Quảng, cải biến theo lối đờn Quảng. Theo bước chân vào Nam, gặp phong
3

Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, trang 209.


10

trào văn nghệ dân gian là hò, lý, đặc biệt là phong trào đờn ca ở đây sẵn có, hình
thành Đờn ca tài tử với đầy đủ tính chất, đặc trưng.
Có cơng đầu trong việc truyền bá Ca Huế là các nhạc quan cung đình có
tên tuổi như Nguyễn Liên Phong và con trai là Nguyễn Tòng Bá (còn gọi là Tư

Bá), dạy đờn kìm, đờn tranh, đờn tỳ bà khắp lục tỉnh. Ông Phạm Đăng Đờn về ở
Vĩnh Long dạy đờn độc huyền. Ơng Trần Quang Thọ, nhạc cơng cung đình vào
Nam lập nghiệp, khai sinh dịng tộc có bề dày truyền thống Đờn ca Tài tử. Ông
Trần Quang Diệm (1853 – 1927) là bậc thầy đờn tỳ bà.
Dựa theo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân thì Đờn ca tài tử hình thành
vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Lúc này ở Nam Bộ đã hình thành hai nhóm
ca nhạc tài tử là nhóm miền Đơng và nhóm miền Tây, tranh đua với nhau về
nghệ thuật, ra sức cải tiến, nâng cao sáng tác thêm nhiều bài bản mới bổ sung
vào. Trưởng nhóm miền Tây là ông Trần Quan Quờn (Ký Quờn), trưởng nhóm
miền Đông là ông Nguyễn Quang Đại. Nhờ sự giao lưu và thi đua giữa các môn
phái tài tử miền Đông và miền Tây lúc bấy giờ đã góp phần quan trọng vào sự
phát triển của Đờn ca tài tử chẳng những về kỹ thuật đờn, ca, mà cả về phương
diện ghi chép, hệ thống hoá, tu chỉnh những bản nhạc cổ, đào tạo những nghệ sĩ
đờn ca, sáng tác, nhờ đó dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của phong trào sáng tác
mới theo lối cổ nhạc.
Nguyễn Quang Đại là nhạc quan của triều đình Huế, vì bất mãn cảnh
phải phục vụ giặc Lang Sa xâm lược, đã bỏ kinh thành vào Nam sau khi hưởng
ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (khoảng thập niên 1870). Ơng trơi dạt
đến vùng đất Chợ Đào (nơi có gạo Nàng Thơm Chợ Đào, xã Mỹ Lệ, huyện Cần
Đước, tỉnh Long An), mở lớp dạy đờn ca. Trước tới nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu đầy đủ về thân thế và sự nghiệp của nhạc sư, chỉ biết ông sống cùng
thời với ông Trần Quang Diệm. Ông là người Quảng Nam, con thứ ba trong gia
đình, theo cách gọi của dân Nam Bộ là Ba Đại, nhưng nói trại ra là Ba Đợi. Tại
Chợ Đào, ơng Ba Đợi thu nhận những học trị có máu mê đờn ca để truyền dạy
những bài bản cung đình. Nhạc lễ cung đình trang trọng, hồnh tráng đã trở nên


11

dân dã, gần gũi trong môi trường của vùng đất mới khẩn hoang. Từ Cần Đước,

nhạc tài tử được khơi nguồn từ ơng Ba Đợi đã nhanh chóng giao thoa cùng các
dịng nhạc lễ khác ở Nam Bộ, hình thành nên bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử
Nam Bộ từng phát triển rực rỡ trong nửa đầu thế kỷ XX.
Nhạc sư Ba Đợi là người đã hệ thống 20 bài bản tổ, sáng tác nhiều bài
bản khác như bộ Ngũ Châu miền Đông, sáng tác Bát Ngự nghinh giá vua Thành
Thái lúc Người vào Nam. Ông mất tại Sài Gịn, đến nay thì mồ mả xiêu lạc
khơng cịn dấu tích. Sau người dân xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An, nơi
ông từng dừng chân đã rước linh vị ông về thờ phụng, hằng năm đều tổ chức lễ
giỗ long trọng. Có người xem đó là ngày Giỗ tổ Đờn ca tài tử. Ơng được tơn
vinh là Đức nghệ nhân tiền phong nhạc Lễ, nhạc tài tử.
Thành phần tiếp thu và truyền dạy nhạc ban đầu không phải chỉ có các trí
thức gốc miền Trung mà cịn có sự đóng góp rất sớm của trí thức nơng thơn
Nam Bộ, đó là trường hợp Phan Hiển Đạo. Phan Hiển Đạo (1830 – 1872) là
người làng Vĩnh Kim Đông (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang),
dưới triều vua Tự Đức đã đậu tiến sĩ. Trong thời gian lưu học ở Huế, ông đã tiếp
thu âm nhạc nơi đây, am tường nhiều nhạc cụ dân tộc. Sau khi về làm quan tại
q nhà, ơng đã truyền dạy cho nhiều học trị, đặc biệt trong cách chơi đờn cò và
thổi sáo. Theo một số tư liệu, trong số những người từng thọ học thầy Phan Hiển
Đạo có ơng Lê Văn Huệ và Nguyễn Tri Túc, hai ông đã tiếp tục truyền dạy cho
thế hệ con cháu mình.
Ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đã có bài bản tài tử ra đời,
khóc lên nỗi đau mất nước, cảnh mẹ mất con, vợ lìa chồng… Văn Thiên Tường
của ơng Trần Văn Thọ để tưởng nhớ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, ít lâu sau,
khi nhà yêu nước này bị thực dân Pháp giết hại tại Mỹ Tho; Bát ngự của ông Ba
Đợi sáng tác nhân dịp vua Thành Thái vào Sài Gòn (khoảng năm 1898 – 1899),
để tỏ lòng ngưỡng vọng của nhân dân đối với qn vương, vì lịng tơn quân ái
quốc, dẫu họ bị triều đình bỏ rơi trong cuộc chiến 1859 – 1894.


12


Tách ra khỏi nhạc lễ, dàn nhạc tài tử với nhạc dây, khảy, kéo, đã có đủ
điều kiện thể hiện cuộc sống lao động của nhân dân khơng bị bó chết trong một
khn khổ lễ nghi cúng bái. Tính chất thần linh đã mất đi ngay trong giai điệu
của nó. Với sự xuất hiện của lời ca bổ sung cho ngơn ngữ âm nhạc, nhạc tài tử
càng có khả năng phản ảnh hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Trong bài Tứ đại Khổ
sai Côn Hồn của Nguyễn Tùng Bá (tập Bát tài tử, xuất bản ngày 29 – 8 – 1915)
tố cáo thực dân Pháp đầy đọa con người ở chốn “địa ngục trần gian”.
Bài Tứ đại Bài ca đi Tây (tập Thập tài tử xuất bản ngày 15 – 6 – 1915)
kể chuyện một “giáo quan” ở Tân An quyết chí đi Tây để biết xứ sở văn minh
nó ra thế nào, khơng ngờ sang tới nơi “làm té ra bạc ngàn, bị điếm đầm chẳng
còn bao nhiêu” đến khi về nước.
Bài Tứ đại Văn minh của Hoàng Huấn Trai (tập Thập tài tử Đặng Đức
Lợi) cổ động cho phong trào Duy Tân. Bài Tứ đại Cảnh phó ca của Trương Duy
Toản[4], ca ngợi cuộc Minh Tân do Trần Chánh Chiếu chủ trương đồng thời phản
đối thực dân Pháp phế truất vua Thành Thái, một ơng vua có tư tưởng yêu nước
chống Pháp.
Lời ca của nhạc tài tử đã góp phần phản ảnh hiện thực đương thời và
nhiều bài có nội dung yêu nước, tiến bộ. Nhất là sau khi phong trào Duy Tân bị
thực dân Pháp đờn áp, một số chí sĩ bị Pháp bắt đi đày hay quản thúc, tham gia
soạn lời ca thì những bài ca mang ẩn ý chống Pháp lại càng nhiều. Khi Trương
Duy Toản, chiến sĩ của phong trào Duy Tân, bị quản thúc tại làng Nhơn Ái
(Phong Điền, Cần Thơ) đã soạn nhiều bài ca trong đó có bài Hà bất úy như hề,
kể chuyện người thà bị hổ ăn thịt chứ khơng chịu dời đi nơi khác, vì nơi đang ở
khơng có chính trị hà khắc, qua đó nhằm phê phán chính trị của thực dân Pháp.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đờn ca tài tử
cũng giữ vai trò chủ chốt cho phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” ở Nam Bộ.
Nhiều bản tài tử, bài ca mới được sáng tác phục vụ công tác tuyên truyền, địch
vận đã trở thành bất hủ như: Mặt trận Tầm Vu, Chống Bảo Đại… Ngay cả bản
4


Lục Tỉnh Tân Văn, số 24 ngày 30 – 4 – 1908.


13

Dạ cổ hoài lang, tiền thân của bản vọng cổ – “bài ca vua”trên sân khấu cải
lương – cũng được gợi ý từ chủ đề nỗi niềm của người dân mất nước.
Nhạc tài tử đã thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm từ niềm vui trong
lao động, tình yêu, hạnh phúc đến nỗi đau khổ khi ly biệt, nhớ nhung, tang tóc
hay bị áp bức, bóc lột, đầy ải… qua đó có thể gởi gắm được tâm tư, nguyện
vọng của quần chúng nên được đông đảo nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi,
chỉ trong ít năm đã lan ra khắp xứ.
Có thể khẳng định rằng, Đờn ca tài tử được sinh ra từ con người Nam Bộ
và đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Đờn ca tài tử là một sinh hoạt âm nhạc mang
tính truyền thống, là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong các lễ hội, đám tiệc,
thậm chí ở cả một số đám tang. Chính vì sinh ra trong lịng nhân dân nên Đờn ca
tài tử có sức lan tỏa và lâu bền.
Đầu thế kỷ thứ XX, Đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ
thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa
Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho), và Sài Gịn, v.v.. Các nhóm tài
tử khối miền Đơng (ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn và phụ cận), và nhóm tài tử khối
miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được hình thành. Đứng đầu nhóm tài
tử khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều
đình Huế vào sống ở Cần Đước cùng với các nghệ
sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu.
Nếu miền Đơng Nam Bộ có nhạc sư
Nguyễn Quang Đại làm thủ lĩnh thì giới Tài tử Tây
Nam Bộ lại chịu ảnh hưởng của nhạc sư Lê Tài Khị
(1870 – 1948), tục gọi là ông Hai Khị, hay Nhạc

Khị[5], vì ơng chun về Nhạc lễ. Ơng sinh trưởng
trong gia đình nghệ thuật ở Bạc Liêu, cha là ông

Nhạc sĩ Lê Tài Khị
Nguồn: http:www.tranquanghai.info

5

Trong những thập niên trước, người Bạc Liêu ít khi gọi những thầy đờn cổ nhạc là nhạc sư hay nhạc sĩ, mà chỉ

gọi vắn tắt là “nhạc” cộng thêm cái tên của người đó. Từ “nhạc” vừa để chỉ nghề nghiệp vừa để chỉ tính chất
chuyên nghiệp, lâu dần trở thành một thành tố của tên người.


14

Phó tổng Lê Văn An, tức ơng Bầu An có gánh hát bội nổi tiếng miền Tây. Ngoài
chuyên Nhạc lễ, ông cũng chơi đờn theo phong cách Tài tử. Theo cụ Vương
Hồng Sển trong Hồi kí 50 năm mê hát, người đương thời biết đến Nhạc Khị như
một tài năng đặc biệt khi một mình chơi trọn bộ cổ nhạc gồm nhiều nhạc cụ với
tiết tấu nhịp nhàng như trong một dàn nhạc đông người. Công lao to lớn của ông
đối với cổ nhạc miền Nam là đã đào tạo nên những nhạc sư tài danh như Bảy
Kiên, Hai Húa, Ba Lất, Tám Bằng và hai nhạc sĩ sáng tác những bài bản mới
như nhạc sĩ Trần Tấn Trung, tức Mộng Vân, và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cha đẻ của
bản Dạ cổ hồi lang. Ơng được tơn vinh là Hậu tổ tài tử – Cải lương. Riêng
nhóm tài tử khối miền Tây có ơng Trần Quang Quờn tức Ký Quờn người Huế
vào sống ở Vĩnh Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm,
Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư Ba người gốc Quảng Nam. Các nghệ nhân
này là những nhà tiên phong trong những cố gắng biên soạn, sáng tác và giảng
dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của mình. Các nhạc cụ sử dụng trong nhạc

tài tử thường có đờn tranh, cị, kìm, gáo, độc huyền, song lang, và ống tiêu ..v.v..
Khoảng từ năm 1920, đờn guitar phím lõm (hay “lục huyền cầm” hoặc chỉ gọi
đơn giản là “ghi-ta”), hạ uy cầm, và violon (hay vĩ cầm) cũng được thêm vào
trong ban nhạc.
Đờn ca tài tử chính là tiếng lịng của người dân nên trong hai thập kỷ đầu
thế kỷ XX phong trào Đờn ca tài tử đã ngày càng lan rộng và phát triển mạnh
mẽ khắp nơi, từ các thành đô sầm uất cho tới tận những vùng hoang vu vắng vẻ
nhất như Đồng Tháp Mười, Rừng U Minh… Điển hình nhứt là ban nhạc tài tử
của ông Nguyễn Tống Triều, thường gọi là Tư Triều, sinh hoạt đờn ca ở Mỹ Tho
vào khoảng năm 1910. Đây là ban Đờn ca tài tử một thời nổi tiếng ở lục tỉnh
Nam kỳ và đã sản sinh ra nhiều nhạc sĩ, nhiều nghệ sĩ sau này trở thành những
cây đại thụ cho nền cải lương trong cả nước. Đặc biệt là vào khoảng năm 1935,
ở vùng Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay) do sớm tiếp cận với cái nôi của nhạc tài
tử Nam Bộ, nên đã sản sinh ra một trường phái diễn tấu bài vọng cổ theo một


15

phong cách độc nhất vơ
nhị, đó là “Dây đờn
Rạch Giá”, từng làm say
mê giới Đờn ca tài tử
khắp vùng Tây Nam Bộ
một thời.
Trong hai thời kỳ
kháng chiến, vì chiến
tranh ly loạn, phong trào
Đờn ca tài tử ở Nam Bộ
cũng bị lắng xuống. Tuy


Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch ở Tiền Giang.
Nguồn:vannghetiengiang.thoitre.com

nhiên, trong mưa bom lửa đạn, sức sống của loại hình nghệ thuật này vẫn âm
thầm lắng đọng trong lịng người dù khơng được sơi nổi như thời bình. Hiện
nay, ở miền Tây Nam Bộ, số bài bản tài tử được soạn lời mới cổ vũ cho cuộc
kháng chiến giữ nước của quân dân thời bấy giờ vẫn còn lưu truyền đến ngày
nay. Các tài tử thời ấy cũng là chiến sĩ, biến tiếng đờn, lời ca thành gươm giáo
giết giặc.
1.2.2. Đờn ca tài tử từ 1975 đến nay
Sau ngày miền Nam giải phóng, phong trào được khơi dậy, dần dần trở
lại khởi sắc. Phong trào Đờn ca tài tử ngày càng sôi động và lan rộng trên khắp
địa bàn tỉnh, từ nông thôn đến thành thị, từ xã phường đến xóm ấp… từ đám tiệc
ở tư gia đến nhà hàng và tụ điểm văn hóa… đâu đâu cũng vang lên tiếng đờn lời
ca.
Nhạc tài tử đã kế thừa những tinh hoa của truyền thống ca nhạc dân tộc
và tiếp thu có chọn lọc những cái hay từ bên ngoài đưa lại rồi sáng tạo và phát
triển thêm. Trước hết là việc sử dụng, phục hồi và nâng cao các bản dân ca Nam
Bộ như: Lý con sáo, Lý chuồn chuồn, Lý giao duyên, Lý vọng phu… Những bài
dân ca Huế khi lan truyền vào Nam Bộ cũng được cải biên cho phù hợp với tính
chất của miền đất này.


16

Theo thời gian, cùng với sự phát triển cực thịnh của sân khấu cải lương,
phong trào Đờn ca tài tử khơng cịn rầm rộ nhưng vẫn khơng thể thiếu trong đời
sống người dân Nam Bộ, nhất là vùng nông thôn. Đến thời kỳ đổi mới, kinh tế
khởi sắc, xã hội phát triển nhanh, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật du nhập ào
ạt, sân khấu cải lương rực rỡ là thế cũng dần bị đẩy lùi. Đờn ca tài tử chỉ cịn là

“dĩ vãng xa xơi” và thực sự đứng trước nguy cơ mai một. Từ những năm 1990,
các địa phương dần “xốc” lại phong trào đờn ca tài tử nhằm giữ gìn và phát huy
loại hình nghệ thuật đặc sắc này: đưa Đờn ca tài tử vào phục vụ du lịch (sớm
nhất ở Tiền Giang), tổ chức các liên hoan Đờn ca tài tử (hai năm một lần hoặc
diễn ra mỗi năm)… Những năm gần đây, khi Nhà nước có kế hoạch lập hồ sơ
trình UNESCO cơng nhận đờn ca tài tử là Di sản phi vật thể của nhân loại thì
phong trào Đờn ca tài tử đã trở lại thật mạnh mẽ. Hàng loạt liên hoan Đờn ca tài
tử các cấp được tổ chức khắp nơi.
Đờn ca tài tử ngày xưa khơng có thể chế, khơng có tổ chức nhưng ngày
nay nó nằm trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Từ đó được nâng đỡ,
quan tâm và đồng thời cũng đi theo định hướng. Tức là phục vụ yêu cầu nhiệm
vụ chính trị, các lễ hội, lễ lộc ở địa phương. Ví dụ như nói về Bác thì rất nhiều
bài vọng cổ và các thể điệu. Nói về Đảng cũng hàng trăm bài, chủ đề rất phong
phú. Còn đờn ca về cuộc sống lao động dân dã, tình u q hương đất nước,
tình u đơi lứa thì có hàng vơ số bài…

Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ 2012 tại Vĩnh Long.
Nguồn: http:www.tuyengiao.soctrang.gov.com


17

CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NHẠC CỤ, CÁC BÀI BẢN VÀ HÌNH THỨC BIỂU DIỄN
CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
2.1. Hệ thống nhạc cụ trong Đờn ca tài tử Nam Bộ
Người dân Việt Nam ln tự hào có một nền âm nhạc cổ truyền hết sức
đa dạng, phong phú. Nền âm nhạc cổ truyền giàu tính nghệ thuật ấy được thể
hiện bởi những nhạc khí tuy thơ sơ nhưng sức chuyển tải vô cùng to lớn.
Hệ thống nhạc cụ Đờn ca tài tử Nam Bộ được hình thành từ nhiều nguồn

khác nhau, có những nhạc cụ được sinh ra trên đất Việt Nam, có những nhạc cụ
được du nhập từ nhiều nơi trên thế giới nhưng dù chúng có xuất phát từ đâu đi
chăng nữa, điều quan trọng là những nhạc cụ ấy đều thể hiện được những tình
cảm của người dân Việt Nam, của trái tim Việt Nam bằng ngôn ngữ, tiếng nói
của con người Việt Nam đầy nghệ thuật và giàu lòng nhân ái. Thật vậy, Cố giáo
sư Emile Leipf, chuyên gia thanh học đại học piano, sau khi nghiên cứu một số
nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã nhận xét rằng: “dưới dạng đơn sơ, nhạc cụ việt
Nam có hiệu quả và năng suất cao trong lĩnh vực thanh học và khả năng biễu
diễn”[6].
Khác với ca trù miền Bắc hay ca Huế miền Trung mà lời ca quan trọng
hơn tiếng đờn, trong Đờn ca tài tử thì dàn nhạc lại chú ý hơn tiếng ca. Người
nghe chú trọng vào chữ đờn nhấn có gân, cách xếp chữ, sắp câu cho duyên dáng,
cách xuống câu đến xang, hò, xề, xự… ngọt ngào uyển chuyển; cách đờn câu
thong, câu nhồi, câu lợi bay bướm, đa dạng. Tuy nhiên, tiếng ca cũng khơng
kém phần quan trọng. Đờn và ca phải hịa hợp với nhau, hơi ca khơng được đâm
(cịn gọi là đâm hơi), tiếng đờn không được chỏi, rớt nhịp. Điều này thể hiện sự
sáng tạo lạc quan trong làn nghệ thuật của nhân dân Nam Bộ, tạo nên nét đặc
trưng riêng trong văn hóa dân tộc.
Khi mới hình thành, Đờn ca tài tử là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm
4 nhạc cụ chính bao gồm: đờn kìm, đờn cò, đờn tranh và độc huyền cầm (thường
6

Hồi ký Trần Văn Khê (2001), Thủ bút của tác giả, Nhà xuất bản trẻ.


18

được gọi là tứ tuyệt). Và có hai loại nhạc đó là: nhạc lễ tài tử và nhạc tài tử.
Nhạc lễ tài tử chuyên phục vụ các đám tang với tranh, kìm, cị, gáo, sến và tiêu.
Cịn nhạc tài tử thì ngồi những loại nhạc cụ trên cịn có tỳ bà, tam, đoản, bầu,

sáo…Về sau, Đờn ca tài tử có thêm sự góp mặt của các loại đờn khác có nguồn
gốc du nhập từ phương Tây, góp phần làm cho hệ thống các nhạc cụ của quá
trình biểu diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ thêm đa dạng phong phú và sinh động hơn
trong quá trình biễu diễn cũng như tạo thêm hứng thú cho người thưởng thức.
Các loại đờn có thể nhắc đến đó là: guitar phím lõm, đờn sến, đờn hạ uy di,
mandolin kht phím, violon…. Ngồi ra cịn có thêm các loại nhạc khí như
tiêu, sáo trúc, kèn tây… Tuy nhiên, hầu hết những loại nhạc cụ này đã được điều
chỉnh các cung, bậc, thang âm để có thể hồ quyện một cách phù hợp với các
loại nhạc cụ của âm nhạc truyền thống Việt Nam trong q trình hịa tấu biễu
diễn.
Xin nói thêm, khi biễu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến
sự kết hợp của các nhạc cụ có âm sắc khác nhau, nhất là song tấu đờn kìm và
đờn tranh là sự kết hợp giữa tiếng tơ và tiếng sắc, hoặc tam tấu đờn kìm – tranh
– cị, hay kìm – tranh – độc huyền, tranh – cò – độc huyền. Một điểm đặc biệt
của nhạc tài tử nữa đó là lối đờn ngẫu hứng. Người nghệ sĩ dựa trên lòng bản
truyền thống để thêm thắt những nhấn nhá, luyến láy của riêng mình một cách
rất tinh tế dựa trên hơi và điệu của những chữ nhạc chính, nhưng đồng thời phải
hòa hợp với những nghệ sĩ cùng biễu diễn khác. Chính vì thế, mà mỗi lần nghe
lại cùng bản đờn, người nghe ln ln thấy mới lạ và hài hịa, mỗi người đờn
sẽ có chữ riêng cho mình tùy khả năng sáng tạo chữ đờn. Và dĩ nhiên nhịp điệu
vẫn đúng khi dứt nhịp.
Sau đây nhóm nghiên cứu đề tài xin đề cập một số nhạc cụ tiêu biểu
trong hệ thống nhạc cụ đờn ca tài tử:


19

2.1.1. Đờn Kìm
Đã từ lâu rồi đờn Kìm cịn
có tên gọi là Nguyệt cầm, một nhạc cụ

dân tộc được giao cho nhiệm vụ chỉ
huy dàn nhạc được sử dụng rộng rãi
trong dịng nhạc dân gian cũng như
cung đình bác học cổ truyền của người
Việt. Cho tới hiện nay chưa có sách vở
Đờn kim
nào đề cập một cách chuyên sâu và khoa học về đờn Kìm
và nhạc cụ

Nguồn: http:www.tranquanghai.info

mang đậm nét q hương này có nguy cơ bị thất truyền vì có nhiều
người chưa hiểu rõ tính năng và nét độc đáo của nó trong nền âm nhạc Ngũ
Cung Đơng phương, cho rằng đây là một nhạc cụ nhà quê, quá thô thiển, cần
phải được cải tiến hoặc thay thế bằng một loại nhạc cụ khác dù là ngoại lai như
đờn Guitar phím lõm hay đờn Sến. Xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ
XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của
người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Về xuất xứ, trên khắp thế giới kể cả Trung Quốc một nước láng giềng
với nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, cũng khơng thấy có
nhạc cụ nào có cấu trúc giống như đờn Kìm ở Việt Nam, nhất là cách gắn phím,
tra dây. Do đó, ta có thể khẳng định nhạc cụ này hoàn toàn là do nghệ nhân Việt
Nam sáng chế. Nhưng sáng chế hay cải tiến vào thời đại nào thì đến nay chưa
thấy sách vở nào nói đến. Chỉ đến thời Hậu Lê mới thấy rải rác trên sách vở cái
tên nguyệt cầm. Thật vậy, theo An Nam Chí Lược của Lê Tắc năm 1300 có ghi
là “Vua Trần ngự trên điện đoan cung xem ca công kỷ nữ múa hát”[7], khi nói vể
đờn khảy thì quyển này có đề cập tới “đờn tranh, đờn nguyệt, đờn tỳ bà, đờn
thất huyền và đờn song huyền”[8]. Theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ
Theo chương trình Tiếng tơ đồng do nghệ sĩ ưu tú Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh thực hiện được đăng trên
trang wed: />8

Theo chương trình Tiếng tơ đồng do nghệ sĩ ưu tú Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh thực hiện được đăng trên
trang wed: />7


20

đời Lê Cảnh Hưng (1740) “có ơng Vũ Đình Địch và ơng Vũ Chỉ Đồng cũng
thích chơi đờn nguyệt, ơng Vũ Chỉ Đồng thì học điệu Tàu biết đủ các cung bậc
rồi khảy ra tiếng ta, và xen vào các bài đờn đáy, đờn nguyệt, tiếng cứng, tiếng
mềm, dịu dàng hịa hợp với nhau, bụng nghỉ thế nào thì khảy ra thế đó…”[9].
Qua đây ta có thể thấy rằng đờn Kìm là một loại nhạc cụ của dân tộc Việt Nam
ta có xuất xứ từ rất lâu đời và trở thành một trong các loại nhạc cụ chủ đạo trong
hệ thống nhạc cụ Đờn ca tài tử.
Về cấu trúc, đờn Kìm rất hồn chỉnh về phương diện kỹ thuật, tốn học,
âm học, cũng như tượng số học Đông phương. “Đờn Kìm có thùng cộng hưởng
hình trịn đường kính 36cm, bề dày của thùng là 6,4cm, trên thùng có gắn yến
chạm hình con dơi, tượng trưng cho chữ phúc, trên đầu cần có lá đờn dài
khoảng 12cm, tồn bộ đờn kìm dài 108cm, trên đầu cần có gắn con cóc, khoảng
cách dây đờn tính từ miệng dơi đến con cóc thì đờn dài 72cm, cần đờn có gắn 4
trục, trước kia gắn 4 dây, 2 dây chập làm một, hiện nay đờn kìm chỉ gắn 2 dây,
gắn trên 8 phím phát được 9 âm thanh…”[10]. Nhờ có cần tương đối dài và
những phím cao, nhạc cơng có thể tạo được những âm nhấn nhá uyển chuyển,
mềm mại và đờn Kìm đờn được tất cả các bài bản khác nhau trong hệ thống bài
bản tài tử từ Bắc, Hạ, Nam, Oán, đủ để diễn tả hết mọi lời nói tình cảm mà
người ca muốn diễn đạt, mặc dù số lượng dây có phần hạn chế. “Âm thanh đờn
trong, vang, khả năng biểu diễn phong phú, khi sơi nổi lại giịn giã, lúc lại nỉ
non sâu sắc, do đó đờn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hòa tấu nhạc lễ
trang nghiêm, những cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang, cũng như những
cuộc hịa tấu thính phịng thanh nhã với những hình thức diễn tấu khác
nhau:đệm cho hát, hòa tấu độc tấu.”[11]. Điều này cho thấy sự độc đáo trong

việc chế tác nhạc cụ của dân tộc ta, nghĩa là nhạc cụ khơng cần dây nhiều, phím
9

Theo chương trình Tiếng tơ đồng do nghệ sĩ ưu tú Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh thực hiện được đăng trên
trang wed: />10
Theo chương trình Tiếng tơ đồng do nghệ sĩ ưu tú Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh thực hiện được đăng trên
trang wed: />11

Ngọc Phan, Bùi Ngọc Dương (2007), Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục.


21

nhiều như các loại nhạc cụ phương Tây nhưng vẫn chứa đựng dầy đủ âm thanh,
cung bậc trong khi biễu diễn.
Trong Đờn ca tài tử, đờn Kìm giữ một vị trí quan trọng trong dàn nhạc,
người chơi đờn Kìm thường giữ Song lang và trở thành vị trí chủ đạo. Nghĩa là
khi hòa tấu một bài bản nhất định, đờn Kìm ln giữ vị trí nhịp chính chi phối
các loại nhac cụ khác, buộc các nhạc cụ khác phải theo nhịp với đờn Kìm. Điều
này trái ngược với đờn Guitar phím lõm trong loại hình cải lương. Tức trong cải
lương thì Guitar phím lõm là nhạc cụ chủ đạo thường giữ song lang cũng như
giữ nhịp cho dàn nhạc. Càng về sau, hệ thống nhạc cụ của Đờn ca tài tử có thêm
một số nhac cụ mới với những nét đặc thù độc đáo nhưng đờn Kìm vẫn giữ được
vị trí của mình trong dàn nhạc tài tử.
2.1.2. Đờn cị (hay còn gọi là đờn nhị)
Đờn cò hay còn gọi là đờn Nhị, một
nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đờn có 2
dây nên gọi là đờn Nhị. Khi đi tìm lịch sử
hình thành đờn Nhị tại Việt Nam, đa số các
nhà nghiên cứu cho rằng đờn Nhị xuất hiện ở

nước ta vào khoảng thế kỷ thứ X. “Người ta
căn cứ vào những đường hoa văn trên
những bệ đá kê chân một số cột ở chùa Phật

Đờn cò (hay cịn gọi là đờn nhị)
Nguồn: http:www.tranquanghai.info

Tích (Bắc Ninh) có khắc hình một dàn nhạc Phật giáo – một dàn nhạc cung đình
của triều đại sùng Phật thời đó – trong đó có người sử dụng đờn Hồ, là một loại
đờn vĩ. Cây đờn Hồ ấy có nguồn gốc từ Trung Á phải chăng đã biến dạng qua
Trung Hoa trước khi vào Việt Nam” [12]. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc
thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường,
Dao, Giấy, H’Mông…)

12
Nguyễn Thụy Loan. Tạp chí Nghiên Cứu Nghệ Thuật số 1-1979. “Suy nghĩ về sức sống Việt Nam qua những
chặng đường sử nhạc”.


22

Cũng gần với nhận định trên, người ta cho rằng nếu xét về tên gọi thì
Nhị là tên gọi tắt của Nhị huyền (hai dây) hay Nhị huyền cầm (đờn hai dây).
Người Trung Quốc còn gọi Nhị huyền cầm là Nhị Hồ (Erhu) và một dạng Nhị
huyền cầm khác được gọi là Hồ cầm (Huqin). Chữ Hồ ở đây còn có ý nghĩa đờn
này là của “rợ” Hồ từ phương Bắc đã du nhập vào Trung Quốc - Erhu: Er có
nghĩa là hai (số 2), hu có nghĩa là man rợ.
Nhị Hồ sau khi vào Việt Nam đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau
nhưng thông dụng nhất là đờn Nhị và đờn Cị. Gọi là đờn Nhị vì đờn có hai dây;
Ở miền Nam thì gọi là đờn Cị vì ở trên cùng của cần đờn được chế tác như cổ

và mỏ con Cò.
Tuy phổ biến tên gọi đờn Nhị, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đờn
bằng tên khác nhau. “Người Kinh gọi là líu (hay nhị líu để phân biệt với nhị
chính), người Mường gọi là Cị ke, người Nam Bộ gọi là Đờn cị. Hình dáng,
kích cỡ và nguyên liệu làm đờn nhị cũng khác nhau đơi chút tùy theo tộc người
sử dụng nó”[13]
Tuy người ta cho rằng đờn Nhị hay đờn Cò Việt Nam có xuất xứ từ cây
đờn Erhu (Nhị Hồ) hay Huqin (Hồ cầm) của Trung Quốc, nhưng chúng ta đều
thấy rằng qua khối óc và trái tim của những nghệ nhân Việt Nam, từ cây đờn
Erhu kia nay đã thành cây đờn Nhị hay đờn Cò Việt Nam, với âm sắc và điệu
đờn không thể lẫn lộn vào đâu được nếu đem so sánh ngược lại với cây đờn
“Mẹ” của nó.
Có thể khẳng định rằng đờn Nhị là một trong những nhạc khí đa năng
nhất trong kho tàng nhạc khí cổ truyền ở Việt Nam cũng như ở Châu Á. Với tính
năng độc đáo của mình, đa dạng trong thể hiện cộng với âm sắc đặc thù, đờn
Nhị đã phản ánh được tâm tư, tình cảm của người Việt. Do đó, đờn Nhị xuất
hiện trong hầu hết các thể loại âm nhạc từ âm nhạc cổ truyền Việt Nam đến
những sáng tác mới theo hình thức châu Âu, hiện diện đầy đủ với các hình thức
diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu đến hịa tấu, từ thính phịng đến sân khấu,
13

Từ điển Bách khoa Việt Nam. Tập 3 (N-S). NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2003. trang 246.


23

đâu đâu đờn Nhị cũng thể hiện rõ khả năng diễn tấu linh họat của mình mà khó
có một nhạc cụ cổ truyền nào đạt được.
Về cấu tạo, đờn nhị được làm bằng gỗ gụ hay trắc. “Bầu cộng hưởng gọi
là bát nhị. Bát nhị hình ống, rỗng lịng, dài khoảng 13,8 cm, một đầu bịt da trăn

hay da kỳ đà.”[14]
Cần đờn trịn khơng có phím, đầu dưới cắm xun qua bầu đờn, đầu trên
gọi là thủ đờn. Thủ đờn hình đầu con cị, có gán hai trục gỗ trịn để lên dây, có
khi trục đờn được chạm khắc cầu kỳ.
“Ngựa đờn làm bằng tre hay gỗ, dài 1 cm, đặt khoảng giữa mặt da.
Khuyết đờn, hay còn gọi là “cữ đờn”, là một sợ tơ xe néo vào hai dây đờn.”[15]
Cữ đờn có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đờn xuống
là làm ngắn quãng dây phát âm, đờn có giọng cao. Khi dây cữ lên, làm dài
quãng dây phát âm, đờn có giọng trầm.
Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ uốn cong hình cánh cung. Người ta mắc
vĩ như dây cung. Vĩ đờn đặt giữa hai dây, khi đờn vĩ cọ xát dây phát ra âm
thanh.
Là nhạc cụ đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu
đời, trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân
trọng q báu như cổ vật gia bảo. Đờn cị đóng góp một vai trị vơ cùng quan
trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn nhạc dân tộc Việt Nam ta từ xưa
đến nay.
Sở dĩ người dân Nam Bộ gọi là “đờn cị” vì hình dáng giống như con cị,
trục dây có đầu quặp xuống như mỏ cò – cần đờn như cổ cò – thân đờn như con
cò – tiếng đờn nghe lảnh lót như tiếng cị. Trong các dàn nhạc phường bát âm,
ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhạc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc
tổng hợp, dân ca… đều có đờn cị. Ngày nay đờn Nhị có mặt hầu hết trong các

14
15

Ngọc Phan, Bùi Ngọc Dương (2007), Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Tr.8.
Ngọc Phan, Bùi Ngọc Dương (2007), Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, Tr.8, 9.



×